Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 4 ở trường tiểu học nga tiến thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH LỚP TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA TIẾN THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP .

Người thực hiện: Mai Thị Quản
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động ngoài giờ lên
lớp

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới
đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông, dưới nhiều hình thức khác
nhau. Ở Việt Nam để nâng cao chất lương toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang
được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là
cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: “Học để biết, học để làm, học để khẳng định
mình và học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang
chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần
thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được


đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người
học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo
nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã
được tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoại khóa ở trường. Trong những
năm học vừa qua, các trường học đã chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh.
Kĩ năng sống sẽ được hình thành một cách tự nhiên và hiệu quả trong những
môi trường hoạt động cụ thể. Nếu chỉ từ bài giảng, các em không thể tự hình thành
kĩ năng sống cho mình mà chỉ hình dung chung chung về nó. Hơn nữa giáo dục kĩ
năng sống không phải là sự áp đặt mà giáo viên dạy phải có kiến thức về tâm lí, về
kĩ năng sống. Và quan trong hơn hết là phải có sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và các tổ chức xã hội.
Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong nội
dung cơ bản của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, yêu cầu rèn kĩ năng sống cho học sinh ngày càng được chú trọng hơn và từ
năm học 2010-2011 đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trương đưa việc giáo
dục kĩ năng sống vào giảng dạy đại trà cho tất cả các cấp học. Sau 5 năm triển khai
các nhà trường đã có rất nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức tạo môi trường để
giáo dục đạo đức, lối sống cho các em, rèn luyện cho các em những kĩ năng sống
cần thiết.
Là giáo viên phụ trách lớp, qua nhiÒu năm thực hiện, tôi đã tổ chức thực hiện
nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và bước
đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Đồng thời với yêu cầu mới về Hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2017 - 2018, đó là "Tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả
và thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, trong đó có tăng
cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Nhà trường chủ động
phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ
năng sống cho học sinh", thể hiện rõ trong công văn số 4323 /BGDĐT-GDTH. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong năm học bản thân tôi luôn trăn trở phải làm gì

2


để học sinh có được những kĩ năng tốt nhất, trong năm học vừa qua tôi đã thực hiện
và có một kinh nghiệm nhỏ “ Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4
ở trường TH Nga TiÕn thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. Xin đưa ra
mong đồng nghiệp góp ý để công tác giảng dạy ngày càng tốt hơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
- Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp
học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen
ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật…
- Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ,
độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại cho các em vốn tự tin ban đầu để
trang bị cho các em những kĩ năng cần thiết làm hành trang bước vào đời.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

- Một số biểu hiện kĩ năng sống của học sinh lớp 4A -Trường Tiểu học Nga
TiÕn .
- Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4A- Trường Tiểu học
Nga TiÕn thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1.4.1 Nghiên cứu lí luận
Tìm đọc tài liệu có liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Khảo sát thực tế học sinh: Qua hai đợt ( đầu năm và cuối học kì 1)
1.4.3. Phương pháp quan sát:

Quan sát hoạt động học tập (Xem các em có tích cực tham gia vào các hoạt
động hay không? Có kĩ năng giao tiếp hay không?...)
Quan sát hoạt động vui chơi (Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian
lận khi tham gia trò chơi…).
Quan sát hoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói
chuyện với bạn bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt
xấu với mọi người…).
1.4.4. Sử dụng phương pháp thực hành: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông
qua các hoạt động để học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ
đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, làm tốt
công tác xã hội hóa trong việc giáo dục kĩ năng sống.
1.4.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục: Phân tích các
nguyên nhân dẫn đến học sinh thiếu kĩ năng sống. Tổng hợp các biện pháp giáo dục
của giáo viên.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm :

2.1.1. Khái niệm về Kĩ năng sống:
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại
ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, kĩ năng sống là những khả năng tâm lí - xã hội để
tương tác với người khác và giải quyết những vấn đề, những tình huống của cuộc
sống hàng ngày một cách có hiệu quả.
Có quan niệm cho rằng kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi người
cho những hành vi thích hợp và tícrh cực, giúp cho bản thân giải quyết có hiệu quả
với những đòi hỏi và thử thách của cuộc sống.

Như vậy, kĩ năng sống là tập hợp những kĩ năng giúp con người làm chủ bản
thân và ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Bản chất của kĩ năng
sống là kĩ năng tự quản lý bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực
trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Kĩ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp
ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Là
những kĩ năng giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức,
nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại và tương lai.
Hay nói ngắn gọn Kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta
phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong
cuộc sống. Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong
não bộ của con người. Nó có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục
hoặc rèn luyện của con người.
2.1.2. Phân loại kĩ năng sống:
Theo UNESCO, ta có thể phân loại kĩ năng sống như sau:
a. Dựa vào môi trường sống: Gồm có các nhóm sau:
* Kĩ năng sống tại trường học
* Kĩ năng sống tại gia đình
* Kĩ năng sống tại nơi làm việc
b. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức khoẻ: Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức khoẻ, ta
có thể phân kỹ năng sống thành 3 nhóm:
4


* Kĩ năng nhận thức: Gồm có Kĩ năng cơ bản và kĩ năng nâng cao.

- Kĩ năng cơ bản gồm: Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy,
nhảy, v.v…
- Kĩ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kĩ năng cơ bản dưới một
dạng thức lớn hơn. Nó bao gồm: Các kĩ năng tư duy logic, tư duy phê phán, giải

quyết vấn đề, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái
niệm, đặt câu hỏi, xác định giá trị, v.v…
* Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều
chỉnh.
* Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: Bao gồm kĩ năng giao tiếp; tính quyết
đoán, kĩ năng thương thuyết/từ chối, lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm,
nhận biết sự thiện cảm của người khác v.v…
Ở Tiểu học, đối với các lớp đầu cấp (lớp 1,2, 3), kĩ năng cơ bản được xem
trọng, còn các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) nâng dần cho các em về kĩ năng nâng cao.
Theo đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2 nhóm kĩ năng sống sau đây:
+ Nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống.
+ Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động – vui chơi, giải trí.
Như vậy, kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho
cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lý
bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và
làm việc hiệu quả... Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của
mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả
năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống.
2.1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực
hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá
trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này
do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp (theo chương trình, kế
hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong
phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và
cả thời gian nghỉ hè, khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được
thực hiện mọi nơi, mọi lúc.
Nội dung của giáo dục ngoài giờ lên lớp rất phong phú và đa dạng thể hiện
qua các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, nghiên

cứu khoa học….chủ yếu thể hiện thông qua 3 hình thức cơ bản như: Tiết chào cờ
5


đầu tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt tập thể; dạy tích hợp trong các môn
học; hoạt động giáo dục theo chủ điểm, tham quan, du lịch nhờ đó các kiến thức tiếp
thu ở trên lớp có cơ hội được bổ sung, áp dụng, mở rộng thêm trên thực tế, đồng
thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập nội khóa.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.2.1. Thực trạng:
2.2.1.1. Về nhà trường:
Năm học 2017-2018, tôi được phân công chủ nhiÖm và giảng dạy lớp 4A gồm
29 học sinh, trường có 10 lớp. Nhiều năm liền trường luôn đạt danh hiệu trường tiên
tiến vµ đÕn nay trêng đ· đ¹t Trêng chuÈn Quèc gia møc đé II. Trong
hoạt động chuyên môn dạy và học, Nhà trường thường xuyên nghiên cứu, cải tiến
nâng cao chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh,
không ngừng đổi mới PPDH phù hợp với nội dung chương trình. Và đặc biệt chú
trọng đến việc "Giáo dục kỹ năng sống" cho học sinh. Nhà trường coi đây là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Đẩy
mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân
cách cho học sinh. Mỗi giáo viên trong nhà trường không chỉ nâng cao chất lượng
chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình
cảm của học sinh.
2.2.1.2.Về giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu
khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên cha tạo
sự hứng thú của học sinh.

2.2.1.3. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng
tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong
cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
- Phần lớn học sinh trong lớp chưa tự tin, nhút nhát khi trình bầy ý kiến của
mình trước lớp, hay trước đông người.
- Các em không có các kĩ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân.
- Các em không có thói quen hợp tác với bạn.
- Một số học sinh lại quá hiếu động dễ bị quá khích không tự kiểm soát được
hành động của bản thân dẫn đến gây lộn với bạn như: em Linh, TuÊn, Trêng,
Hiếu,.....
2.2.1.4. Về phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng
thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con
em mình chỉ cần học giỏi kiến thức.
6


Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng
cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong
gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế,
xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng:
- Học sinh chưa được chú trọng rèn các kĩ năng sống trong cuộc sống cũng
như quá trình học tập và rèn luyện ở trường.
- Các em ít được tham gia các hoạt động tập thể, ít có cơ hội giao tiếp trước
đám đông.

- Người lớn như: bố mẹ, ông bà,... luôn dành phần chăm sóc các em, không
cho các em tự chăm sóc bản thân như: vệ sinh cá nhân, chuẩn bị trang phục, đồ dùng
học tập,...hoặc làm hộ các em khi thấy các em làm chậm, làm không sạch, không
ưng ý.
2.2.3. Kết quả thực trạng trên
Qua khảo sát học sinh trong tháng 9 năm học 2017 – 2018 với 29 học sinh của
lớp:
Các kĩ năng
cơ bản
Kĩ năng hợp tác
Kĩ năng tự kiểm
soát, tự tin, tự lập
Kĩ năng thấu hiểu
Kĩ năng giao tiếp

SL
14
12

%
48,2
41,4

Mức độ đạt
Đạt
SL
%
10
34,5
9

31

10
10

34,5
34,5

10
10

Tốt

34,5
34,5

Chưa đạt
SL
%
5
17,3
8
27,6
9
9

31
31

Từ kết quả của thực trang trên tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp thực hiện.

2.3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

2.3.1. Giải pháp 1: Tự đinh hướng về việc dạy trẻ kĩ năng sống cho học sinh.
Đầu năm học, tôi tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên đề Rèn kĩ năng sống cho
học sinh Tiểu học, về thực trạng và giải pháp ở nhà trường trong việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh bậc Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; Qua đó giúp
tôi hiểu được rằng chương trình học chính khóa thường cho trẻ tiếp xúc từ từ các
kiến thức văn hóa trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được
cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kĩ năng nhận thức, cảm
xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kĩ năng giao tiếp xã hội và các
hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả
năng tập trung vào việc học một cách tốt nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học
sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng
7


dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú
trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của
lớp của trường. Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được
trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao
tiếp kém qua đó góp phần tích lũy KNS cho các em.
- Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạo
đức ở tiết 2. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh
kiểm của học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ
phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, “diễn đàn” ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi
năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện KNS được triển khai. Phối hợp với tổng phụ
trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm
hàng tháng. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân

gian vào hoạt động ngoài giờ, qua đó mà rèn luyện KNS cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công,
thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp, luân phiên nhau cho các em làm
lớp trưởng, tổ trưởng, không nên trong năm học chỉ để một em làm lớp trưởng. Với
học sinh tiêu học, thày cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn
luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm
gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về các ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong
lời nói và việc làm. Giáo dục KNS cho học sinh sẽ khó hơn khi chính thầy cô không
phải là một tấm gương.
- Tham mưu với nhà trường cần tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó
mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt
động giáo dục trong tuần qua của giáo viên trực, triển khai kế hoạch tuần tới của
Ban giám hiệu nhà trường mà cần thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng
tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt
lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn
nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi… do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp
đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm.
- Xây dựng trường, lớp an toàn – xanh - sạch - đẹp. Trong đó cần chú trọng tạo môi
trường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu khẩu
hiệu ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
ở các em. Ngoài ra, cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà
trường để cùng góp phần giáo dục KNS cho các em.
2.3.2. Giải pháp 2: Xác định những kĩ năng sống cơ bản cần dạy cho học sinh:

8


Đối với tâm sinh lí trẻ em bậc Tiểu học thì có nhiều kĩ năng quan trọng mà trẻ
cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Qua thực tế cho thấy các kĩ năng
quan trọng nhất đối với trẻ phải học là:

- Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập
- Khả năng thấu hiểu
- Kĩ năng giao tiếp
Việc xác định được những kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa
chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy học sinh. Nội dung của những kĩ năng
cơ bản mà giáo viên cần dạy cho học sinh là:
Kĩ năng sống tự tin: Một trong những kĩ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú
tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ, cần giúp trẻ cảm nhận được mình là
ai trong mối quan hệ với những người khác.
Kĩ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu truyện, bài hát giáo viên giúp
trẻ học bằng cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với
các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông, chia
sẻ và cùng làm việc với các bạn. Các em được thể hiện mình, có thể tâm sự, bày tỏ
những suy nghĩ, băn khoăn, lo sợ, nỗi buồn với người thân, bạn bè.
Kĩ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kĩ năng
quan trọng nhất cần có ở các em vào giai đoạn này là sự khát khao được học; được
tìm hiểu, được khám phá thế giới xung quanh.
Kĩ năng giao tiếp: giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý
tưởng của mình cho người khác hiểu, học sinh cần cảm nhận được vị trí, kiến thức
của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một trong những kĩ năng cơ bản và khá
quan trọng đối với trẻ.
Ngoài ra, giáo viên cần dạy cho học sinh nghi thức văn hóa trong ăn uống, kĩ
năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập, biết sử dụng những đồ dùng vật dụng
thông thường, biết giúp gia đình những công việc phù hợp, v.v…
2.3.3. Giải pháp 3: Xác định nội dung, nhiệm vụ cơ bản trong việc dạy học sinh
kĩ năng sống.
Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực của học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục
chăm sóc các em một cách thích hợp như: Giúp các em phát triển đồng đều các lĩnh

vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm,…Phát huy tính tích cực của các em,
giúp các em hứng thú, chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiên thức, kĩ
năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau. Cần giúp các em có được
những mối liên kết cần thiết với những bạn khác trong lớp, các em biết chia sẻ chăm
sóc lẫn nhau, biết lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình, giúp các em
luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Giáo viên cần chuẩn bị cho
học sinh sự tự tin thoải mái trong mọi trường hợp. Thường xuyên liên hệ với phụ
huynh để kịp thời nắm bắt tình hình của các em, trao đổi với phụ huynh những nội
dung và biện pháp chăm sóc, giáo dục các em tại nhà, bàn bạc cách giải quyết
những khó khăn gặp phải.
9


Trong chương trình các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp
4, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cuộc sống, chương
trình còn giáo dục kỹ năng sống cho HS rất bài bản, tỉ mỉ và cụ thể. Vì vậy, là giáo
viên trực tiếp dạy lớp 4, tôi đã nắm bắt được nội dung, hình thức, và các kỹ năng
sống cần dạy cho học sinh trong chương trình GDNGLL. Cụ thể như sau:
THỜI
GIAN

- Tháng
9

- Tháng
10

CHỦ
ĐIỂM


- Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên
trường.
Mái
- Phát động phong trào quyên góp
trường sách GK, vở tặng các bạn có hoàn
thân yêu cảnh khó khăn.
của em - Tổ chức cuộc thi “ An toàn giao
thông”.
Vòng
tay bạn


Tháng
11
Tôn sư
trọng
đạo

Tháng
12
Tháng 1

GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC HOẠT ĐỘNG

Uống
nước
nhớ
nguồn
Ngày

Tết quê
em

- Tổ chức câu lạc bộ: “Học mà vui,
vui mà học”.
- Kể chuyện về tấm gương bạn tốt.
- Phát động phong trào Chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Tập văn nghệ, biểu diễn văn
nghệ.
- Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày
20/11.
- Tổ chức hội thi văn nghệ: Tiếng
hát mừng thầy cô.
- Tìm hiểu về truyền thống quân
đội, nghe nói chuyện về anh bộ đội
Cụ Hồ
- Tập hát những bài hát về anh bộ
đội.
- Tiểu phẩm “Lì xì”
- Kể chuyện món ăn ngày tết quê
em.

Mừng
Đảng
Tháng 2
mừng
xuân.

- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về

truyền thống địa phương.
- Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày
3/2, nghe nói chuyện về các vị anh
hùng dân tộc.

Tháng 3 Biết ơn

- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị

CHỦ ĐỀ GDKNS

- Kỹ năng lắng
nghe tích cực
- Kỹ năng thể hiện sự
cảm thông.
- Kĩ năng làm chủ
bản thân.
- Kỹ năng thể hiện sự
tự tin.
- Kỹ năng đảm nhận
trách nhiệm
- Kĩ năng hoạt động
đội, nhóm
- Kĩ năng hợp tác. . .
- Kỹ năng đảm nhận
trách nhiệm
- Kĩ năng hoạt động
đội, nhóm
- Kĩ năng hợp tác.
- Kỹ năng sáng tạo.

- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng lắng
nghe tích cực.
- Kỹ năng văn nghệ.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng lắng
nghe tích cực.
- Kỹ năng quan tâm
đến người khác.
- Kỹ năng lắng
nghe tích cực.
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng điều
khiển các hoạt
động tập thể.
- Kĩ năng xác định
10


n anh hựng dõn tc.
giỏ tr.
- Giao lu vn ngh - trũ chi dõn - K nng sỏng to.
m v cụ
gian.
- K nng gii quyt
vn . . .
- T chc cuc thi su tm tranh - K nng xỏc nh
Hũa bỡnh
Thỏng 4
nh, t liu v cuc sng ca thiu giỏ tr

hu
nhi cỏc nc trờn th gii.
- K nng th hin s
ngh
- T chc hi thi: Mỳa hỏt tp th t tin. . .
- Sinh hot tp th k nim ngy - K nng lng
Thỏng 5
sinh nht Bỏc: Nghe k chuyn v nghe tớch cc
Kớnh
Bỏc H. Tỡm hiu v Bỏc H vi - K nng th hin s
yờu
thiu nhi Vit Nam.
t tin.
Bỏc H
- T chc hi thi: Chỳng em k - K nng giao tip.
chuyn Bỏc H.
2.3.4. Gii phỏp 4: Giỳp tr phỏt trin k nng sng qua hot ng ngoi gi lờn
lp:
Hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp giỳp hc sinh b sung, cng c v hon
thin tri thc ó c hc trờn lp; giỳp cỏc em cú nhng hiu bit mi. Nhng tri
thc hc sinh tip thu c trong gi lờn lp l tri thc c bn nht. Nu khụng
c cng c, b sung thỡ nhng tri thc ú khú cú th duy trỡ c lõu bn. Vỡ vy,
hot ng ngoi gi lờn lp s giỳp cho hc sinh vic cng c tri thc ó hc, ng
thi tng cng cho hc sinh s hiu bit thờm v t nhiờn, xó hi, v con ngi.
thc hin c nhng yờu cu trờn, di ch o ca S GD&T, Phũng GD&T
huyn Nga Sn, Ban giỏm hiu trng Tiu hc Nga Tiến, tụi ó lm cho hc sinh
nhn thc c tm quan trng ca vic giỏo dc k nng sng trong nh trng.
Giỏo viờn cn nh hng mc tiờu cho cỏc em phn u nh: on kt; Thõn thin;
Trung thc; Tớch cc; Sỏng to; Chia s; Khỏt vng vn lờn;
õy chớnh l nhng quy tc sng v nhng k nng sng cn thit i vi hc

sinh. Qua cỏc hot ng ngoi gi lờn lp s tng cng giỏo dc cỏc em v nhn
thc, v thỏi , rốn luyn k nng, hnh vi.
* Nhim v giỏo dc v nhn thc:
Hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp to c hi cho hc sinh c tip xỳc,
c lm quen vi nhng hot ng : khoa hc k thut, lao ng sn xut, vn
hoỏ ngh thut, th dc th thao, kinh doanh, xó hi, nhõn o, giỳp cỏc em cú
iu kin vn dng nhng tri thc ó hc vo thc tin cuc sng v lm phong phỳ
vn hiu bit ca cỏc em. T ú mt s i c thnh lp trong lp phự hp vi
nng lc, s thớch ca hc sinh nhm phỏt trin kh nng giỏo dc k nng cho
hoc sinh nh:
- i trt t: Thành lập ội trật tự của lớp ngay từ ầu năm học
gồm có 5 em, do các em tự bầu ra. Cử 1 bạn làm nhóm trởng, 1 bạn
làm làm nhóm phó chỉ ạo theo dõi, hớng dẫn cho các bạn trong lớp
11


về mọi hoạt. Kể cả các trò chơi trong các giờ ra chơi các em tự tổ
chức về cách chơi, luật chơi sao cho các em ợc thoải mái, vui
vẻ, oàn kết yêu quý lẫn nhau hơn, ặc biệt là rèn cho các em kỹ
năng tổ chức, kỹ năng nói mạnh dạn hơn. Đội trật tự hớng dẫn giúp
cho các bạn về việc ra về, ến trờng dắt xe cho các bạn, hớng dẫn
ể các bạn không i hàng ba, hàng bốn, nhờng ờng cho bạn, cho
các em.
Hng ngy cỏc em cú trỏch nhim nhc nh cỏc bn trong lp thc hin hnh
vi ng x vn húa, chp hnh an ton giao thụng, khụng lm ựn tc cng trng.
- i sao : Các bạn trong ội cờ ỏ cũng ợc em tự bầu ra 3 bạn
ể theo dừi thi ua v cỏc n np trong lp, trong nh trng: i hc ỳng gi,
nền nếp xếp hàng ra vào lớp, v sinh cỏ nhõn, tp th dc, tỏc phong , n
mc, cỏch ng x hng ngy, tham gia phong tro thi ua v hng tun ỏnh giỏ
xp loi cm c thi ua vo tit sinh hot.

- i tuyờn truyn ca lp : Lớp bầu ra 5 bạn trong ội tuyên truyền,
sỏng th hai hng tun, hng thỏng, vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm 2/9;
20/10; 20/11; 26/3; 8/3 ; 30/4; 1/5, cỏc em tuyờn truyn n cỏc bn
mt s ni dung theo ch , ch im trong thỏng theo chng trỡnh hot ng
ca nh trng, ca Liờn i.
T nhng hot ng trờn, cỏc em s nhn thc c vai trũ, nhim v ca
ngi hc sinh, ngi i viờn, nhi ng, ngi con trong gia ỡnh.
* Nhim v giỏo dc v thỏi :
õy l nhim v khú khn nhng vụ cựng quan trng i vi hc sinh Tiu
hc núi chung v hc sinh lp 4 núi riờng. Bi vỡ, mi thỏi , tỡnh cm ỳng n
vi ụng b, cha m, ngi thõn i vi quờ hng, t nc, phi
c giỏo dc t la tui ny, cho nờn nhim v ny ũi hi hot ng giỏo dc
ngoi gi lờn lp phi to iu kin tt bi dng thỏi tớch cc ca cỏc em i
vi bn thõn, bn bố, vi cụng vic v vi cng ng. Th nờn, tụi ó ch ng phi
hp cựng Tng ph trỏch i t chc nhiu hỡnh thc hot ng phong phỳ nh:
- Thng xuyờn t chc cho hc sinh quột dn i tng nim ca xó, ving
vo cỏc ngy l trng i nh 2/9, 22/12, 30/4, 27/7,... Sắp ến ngày kỷ
niệm lớp tôi phụ trách và một số lớp khác thờng ợc nhà trờng cử lên
khu tợng Đài của xã ể quét dọn vệ sinh. Học sinh nh thờng lệ trớc
khi vào quét ều nghiêm trang thắp hơng tởng niệm, rồi tôi mới hớng dẫn cho các em quét, nhổ cỏ, lau chùi xung quanh khu vực ể
bát hơng, nhiều học sinh rất muốn biết một số liệt sỹ hy sinh ở
õu, hy sinh nh thế nào. Có nhiều liệt sỹ nhà trờng và chúng tôi
không thể biết hết ợc và ã mời các bác trong hội cựu chiến binh
12


xã Nga Tiến về nói chuyện truyền thống về các thơng binh, liệt sỹ
ca xã nh vào ngày 22/12 hàng năm. Qua ú giỏo dc truyn thng yờu
quờ hng t nc, lũng bit n cỏc thng binh, lit s, lũng t ho dõn tc v rốn
kỹ nng t xỏc nh giỏ tr, bit c nhng gỡ cho l quan trng, ý ngha i vi

bn thõn mỡnh, cú tỏc dng nh hng cho suy ngh, hnh ng v li sng.

Hc sinh lp 4A ang quột dn i tng nim cỏc lit s

- Tng sỏch, tng qun ỏo, dng c hc tp, quyờn gúp tin ng h cho ng
bo vựng l, bn cú hon cnh khú khn trong t, trong lp, trong trng,; T ú
giỏo dc cho cỏc em lũng nhõn ỏi, s ng cm vi khú khn ca ngi khỏc, bit s
chia vi cỏc bn trong lp, trong trng, vi Hi ngi khuyt tt,
Vi nhng hot ng thit thc nh th, hc sinh s ngy mt yờu quý nhng
ngi thõn, thy cụ, bn bố, mi ngi xung quanh, bit tụn trng v bo tn cỏc di
tớch vn húa, di tớch lch s,

13


Quyên góp tặng quà cho bạn nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán 2018

* Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng, hành vi:
Thói quen hành vi và kĩ năng chỉ được hình thành thuận lợi khi các em có điều
kiện tham gia các hoạt động. Trong khi tham gia các hoạt động các em sẽ gặp những
tình huống cụ thể của cuộc sống buộc phải tự tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức
lực của mình. Từ đó giúp các em hiểu, biết cách làm và cách tự điều chỉnh hành vi
cho phù hợp với chuẩn mực.
+ Khi mới thực hiện yêu cầu này, tôi tổ chức cho các em tham gia xử lý các
tình huống cho trước và chọn cách xử lý tốt nhất, hay nhất để giới thiệu cho cả lớp
tham khảo trong các giờ sinh hoạt. Những tình huống tôi đưa ra là những tình huống
hết sức đời thường, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày và đôi khi làm ảnh hưởng
đến trẻ nếu các em không được làm quen, không được trang bị.
Ví dụ:
* Để rèn kĩ năng tránh bị xâm hại tôi đưa ra các tình huống sau:

1- Em ở nhà một mình, có một người lạ đến nhà, nói là bạn của mẹ và rủ em đi
chơi. Khi đó em sẽ làm gì?
2- Trên đường đi học về, trời nắng nóng, bỗng có một người lạ rủ em vào quán
uống nước. Khi đó em sẽ trả lời như thế nào?
3- Chủ chật, em cùng bạn đi chơi, không may gặp nguy hiểm ( bị bắt cóc, ngã
gãy tay,...) thì em sẽ làm gì?
4- Một người quen lớn tuổi hơn, rủ cùng xem phim của “người lớn” trên điện
thoại di động. Em sẽ làm gì?.
5- Một hôm em và bạn đang trên đường đi học bỗng có một người đi cùng
chiều rủ em và bạn lên xe máy để đưa tới trường. Bạn em liền nhảy lên xe người đó
ngồi. Trong tình hống đó em sẽ xử lí như thế nào?
14


* rốn k nng x lớ tỡnh hung cú th xy ra trong cuc sng hng ngy,
tụi cú th a ra cỏc vớ d sau:
1- Trờn ng i hc v khụng may gp tri ma to cú sm chp, em s lm
nh th no?
2- Trong lp em cú mt s bn i hc bng xe p. Em thy cỏc bn thng
ốo hai, ba bn v i thnh hai, ba hng vỡ cho ú l ng lng khụng nguy him.
Khi ú em núi gỡ vi cỏc bn (hoc em s lm gỡ?). Theo em phi i nh th no
m bo an ton khi tham gia giao thụng?
3- Vo gia tra hố, núng bc, bn r em i ra sụng tm. Em s lm gỡ? Em
cn lm gỡ trỏnh b ui nc?
4- Khụng may gp ha hon em s lm gỡ?
Trong tình huống này, học sinh trong nhà trờng, ặc biệt là
học sinh lớp 4A ã ợc tập huấn cùng với Hội chữ thập ỏ của nhà trờng ngay từ ầu năm học về cách phòng cháy, xử lý một số tình
huống xảy ra.
5- Mt ngi nh em chuyn mt gúi hng n tn tay ụng A cỏch ú khong
1 cõy s v tr tin cụng cho em n Hai trm nghỡn ng. Em cm thy gúi hng ú

cú gỡ khụng minh bch khụng? Em s lm gỡ?
Trong thc t khụng ớt ln cỏc em ó gp phi nhng tỡnh hung tng t nh
vy, nhng khụng bit x lý th no, cú em s lm thinh b i, khụng quan tõm, cú
em li o khúc, cú em xụng lờn lm m , cú bn gi kớn trong lũng, õm thm chu
ng ú l nhng biu hin ca vic thiu k nng sng. Nhng qua cuc thi,
khụng nhng rốn cho cỏc em k nng giao tip, s t tin trc ụng ngi m cỏc
em cũn a ra nhiu cỏch x lý, trong ú cú nhng cỏch x lý rt hay v sỏng to.
T ú giỳp cỏc em cú c cỏc k nng x lớ, gii quyt cỏc tỡnh hung trong cuc
sng hng ngy.
+ Chỳng ta cn nhc nh hc sinh phi nh s in thoi ca b m, ngi
thõn v s in thoi khn khi cn thit (cu thng -115, cu ha - 114, cnh sỏt113,...). Vỡ trong thc t, khi tụi hi hc sinh trong lp cú rt nhiu em khụng nh s
in thoi ca b m. khc phc nhc im ny ca cỏc em, tụi t chc cho hc
sinh thi vit s in thoi ca ngi thõn, s in thoi khn. Vic nh s in thoi
rt cn thit. Nú giỳp cho cỏc em tỡm c s giỳp kp thi khi khụng may gp
nguy him.
+ T chc ký cam kt chp hnh Lut Giao thụng, khụng buụn bỏn, tng tr,
s dng phỏo n giỏo dc vic chp hnh Phỏp lut. u nm hc, tụi cho cỏc em
kớ cam kt chp hnh v thc hin ni quy ca nh trng, ca lp. T ú, tụi rốn
cho cỏc em k nng sng cú quy tc, cú k lut, cú trỏch nhim vi bn thõn, gia ỡnh
v xó hi.
+ T chc cỏc hỡnh thc giao lu vi Cu chin binh ca xó vo dp 22/12.
Qua hot ng ny khụng ch rốn k nng sng quy c, n np, ý thc t chc , k
lut theo tỏc phong anh b i cho hc sinh m cũn giỏo dc cho cỏc em lũng t ho
dõn tc.
15


Cùng với nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi là nhiệm vụ rèn cho
học sinh những kĩ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng
tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với

mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội biết tự thể hiện bản thân
trước tập thể. Một số hoạt động cụ thể đã được tôi tổ chức cho học sinh tham gia
giữa các tổ, các nhóm trong lớp như:
- Tổ chức vẽ tranh (vào tháng 9, tháng 10)
- Thi các trò chơi dân gian(tháng 1, tháng 2)
- Thi Tiếng hát họa mi (tháng 11)
- Trưng bày sản phẩm khéo tay (tháng 4)
- Tổ chức Thi buộc tóc, tết tóc cho em bé để rèn kĩ năng phục vụ, tự phục vụ.
Đây là một việc làm hết sức đơn giản nhưng trong thực tế hiện nay nhiều học sinh
chưa biết làm và chưa từng làm bao giờ vì người lớn thường làm thay, hoặc
những gia đình khó khăn bố mẹ mải lo làm ăn ít quan tâm con cái, nhiều học sinh
cứ để đầu bù tóc rối đi học. Với hoạt động này sẽ giúp các em không chỉ biết tự lo
cho bản thân mà còn biết giúp bố mẹ lo cho em nhỏ.
- Tạo điều kiện cho các em tự thể hiện với vai trò là người lĩnh xướng, điều
hành hoạt động như: người quản trò, thay nhau làm làm lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm
trưởng để rèn cho học sinh sự mạnh dạn trước tập thể, tập cho học sinh lên kế hoạch
hoạt động cho nhóm, tổ, cho lớp.
-Tổ chức và cho học sinh tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường, Liên
đội tổ chức như: Thể dục- Thể thao, tìm hiểu An toàn giao thông; Liên hoan văn
nghệ, câu l¹c bé “Häc vui- vui häc”,

16


Häc sinh líp 4A đang häc
câu l¹c bé .
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian: nhảy dây, đá cầu, chơi ô ăn
quan, nhảy bao bố,…

Trò chơi: BÞt m¾t b¾t dª.


Trò chơi: Trång nô, trång hoa.

- Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động thực tế để rèn kĩ năng
chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân bằng cách hướng dẫn các em cách rửa tay đúng
17


quy định và tổ chức cho các em tự rửa tay hàng ngày, mang khẩu trang để phòng
chống dịch bệnh về đường hô hấp, ngủ màn để đề phòng các bệnh do muỗi đốt, ăn
chín uống sôi để đề phòng các hoặc bệnh về đường tiêu hóa,....
- Tổ chức cho các em trang rtí lớp học tham gia lao động dọn vệ sinh
lớp học, sân trường hàng ngày, hàng tuần trên khu vực được phân công cho lớp; tự
làm và gắn biển tên cho cây; trồng và chăm sóc bồn cây của lớp; đồng thời lớp còn
phát động phong trào “Trường học không rác, lớp học không rác” hay phong trào
"Trường lớp xanh, sạch, đẹp" để rèn các em thói quen giữ vệ sinh trường lớp và môi
trường sống xung quanh em. Từ đó hình thành cho các em lòng yêu lao động và biết
quý trong người lao động.

Học sinh lớp 4A đang trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh

Thông qua các hoạt động trên, học sinh không chỉ được rèn luyện sự nhanh
nhẹn, hoạt bát qua các trò chơi, biết tự chăm sóc bản thân, biết các kĩ năng lao động
đơn giản phù hợp với lứa tuổi mà còn được rèn những kĩ năng tham gia hoạt động
tập thể, kĩ năng tổ chức những hoạt động chung, biết phối hợp với các bạn cùng
thực hiện hoạt động chung, nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ, tự tin, chủ động
trong công việc và khi giao tiếp với mọi ngườ

18



Học sinh lớp 4A đang quét dọn sân trường, cổng trường

Học sinh lớp 4A đang chăm sóc vườn cây thuốc nam

Giải pháp 5: Giáo viên chủ nhiệm vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động,
các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục
tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Để đa dạng hóa các hình thức hoạt động NGLL và thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục kỹ năng sống cho HS tôi luôn "làm mới" các hình thức thực hiện từng chủ đề
của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đa dạng hoá các loại
19


hình hoạt động của hoạt động GD ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia.
- Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê khám
phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ
chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình
thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
*Sau đây tôi đưa ra một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 4:
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề,
chủ điểm của từng tháng và có kịch bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu
đáo về cả hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó.
Khi tiến hành tổ chức một HĐNGLL cần phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải đạt
được.
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị

về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động.
Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên đôn đốc,
kiểm tra sự chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành hoạt động.
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản,
tự điều khiển, còn giáo viên nên đóng vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các
em.
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả
hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức
hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để bước
chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động: Rung chuông vàng
Chủ đề: An toàn giao thông
Học sinh lớp 4
a) Mục đích: Giúp các em hiểu và thực hiện tốt luật giao thông, tuyên truyền
người thân thực hiện tốt luật giao thông.
Hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tham gia giao thông, mạnh dạn,
thích giao tiếp, độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả
năng tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể.
Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học, học
mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp.
b) Chuẩn bị:
* Học sinh: Bảng con, phấn, khăn lau bảng.
* Giáo viên:
- Chuẩn bị nội dung câu hỏi, đáp án.
- Phân công học sinh dẫn chương trình.
c) Nội dung:
20



Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm?
Đáp án: Đặc điểm của biển báo nguy hiểm là:
- Hình tam giác
- Viền màu đỏ nền vàng.
- Ở giữa có vẽ màu đen biểu thị nội dung nguy hiểm cần biết.
Câu 2: Đường sắt là đường dành cho phương tiện giao thông nào?
Đáp án: Đường sắt là đường dành cho tàu hỏa.
Câu 3: Em hiểu thế nào là đường xã?
Đáp án: Đường xã là đường nối các thôn trong xã.
Câu 4: Khi ngồi sau xe máy em cần nhớ điều gì?
Đáp án: Khi ngồi sau xe máy em cần đội mũ bảo hiểm và nhắc người lớn đội
mũ bảo hiểm.
Câu 5: Khi đi ô tô khách, ô tô buýt em cần nhớ điều gì?
Đáp án:
- Chỉ lên, xuống xe khi xe đã dừng hẳn, đỗ hẳn và lên từng người, không chen
lấn nhau.
- Không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa xe
- Không ném vật bỏ ra ngoài
Câu 6: Khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang ta cần chú ý điều gì?
Đáp án:
- Nơi không có rào chắn,phải đứng cách đường ray ngoài cùng 5m.
- Nơi có rào chắn,đứng cách rào chắn ít nhất 1m để phòng tai nạn.
- Không cố ý vượt qua đường sắt khi tàu sắp chạy đến hoặc khi rào chắn đã
đóng.
- Không chạy chơi tren đường sắt.
- Không ném đá lên tàu.
Câu 7: Bạn hãy kể tên các loai đường giao thông?
Đáp án:Các loại đường giao thông.
- Đường bộ .

- Đường sắt.
- Đường thủy.
- Đường hàng không.
Câu 8: Đường hàng không dành cho phương tiện giao thông nào?
Đáp án: Máy bay
Câu 9: Khi đi bộ và qua đường ta cần chú ý gì?
Đáp án: Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè hoặc sát mép đường bên phải nơi không
có vỉa hè.
- Khi đi qua đường phải đi vào vạch đi bộ qua đường. Nếu không có vạch đi bộ qua
đường phải chọn nơi an toàn quan sát kĩ xe trên đường rồi mới đi được.
Trên đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp mà tôi thường
xuyên tổ chức tại lớp trong các giờ sinh hoạt, hoạt động này đã thu hút 100% các em
trong toàn lớp tham gia, nó tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn
giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người
phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
21


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Từ những cố gắng thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, được sự
đồng thuận hợp tác của đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc phụ huynh đã
giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy kĩ năng sống cho học sinh đó là:
- Tất cả học sinh đều được giáo viên tạo điều kiện khuyến khích, khơi dậy
tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, được rèn luyện
khả năng tự học, tự phục vụ, được rèn luyện kĩ năng tự lập, tự nhận thức; kĩ năng
vận động thông qua hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh.
- Học sinh rất hào hứng với hoạt động. Nó đã thu hút các em; khuyến khích
các em cố gắng vươn lên, tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng tham gia và có cơ
hội trình bày, trao đổi và nhận xét lẫn nhau. Từ đó giúp các em hình thành và có các

kĩ năng sống cơ bản như khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin và tạo
không khí thi đua lành mạnh.
- Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đã giúp các em tự điều
chỉnh, bổ sung, trao đổi, hợp tác tốt hơn. Qua đó, giáo dục các em những kĩ năng
thực hiện những công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, thực
hiện các bài thể dục, trò chơi, các hành vi ứng xử với mọi người trong gia đình,
trong nhà trường và xã hội. Những kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng tổ
chức hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt
động chung, nâng cao ý thức tự chủ, chủ động và giao tiếp với mọi người, sống hòa
đồng với bạn bè.
- Giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua
các hành vi từ đó hình thành được các kĩ năng, học sinh sống có trách nhiệm hơn và
biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó các sức ép, thách thức trong cuộc sống,
thúc đẩy hành vi mang tính xã hội. Học sinh tỏ ra cởi mở hơn trong mối quan hệ
giữa thầy - trò, hứng thú, tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập. Sau khi được quan
tâm giáo dục kĩ năng sống học sinh xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối
với bản thân, gia đình và xã hội.
- Học sinh được rèn kĩ năng kiểm soát bản thân, tính tự tin thông qua các
hoạt động hát, múa, thể dục thể thao,…
- Các em được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe,
đảm bào an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo thường xuyên.
* Kết quả cụ thể
T«i đ· khảo sát học sinh trong tháng 3 năm học 2017 – 2018 với 29 học sinh của
lớp:
Các kĩ năng
Mức độ đạt
cơ bản
Tốt
Đạt
Chưa đạt

SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng hợp tác
28
96,6
1
3,4
0
0
Kĩ năng tự kiểm
27
93,1
2
6,9
0
0
soát, tự tin, tự lập
Kĩ năng thấu hiểu
25
86,2
4
13,8
0
0
22



Kĩ năng giao tiếp
26
89,7
3
10,3
0
0
Về phía học sinh:
- 100% Học sinh đi học đều, đúng giờ, biết yêu thương bạn bè, biết giúp đỡ ,
chia xẻ với bạn, lớp học đoàn kết, học sinh luôn cảm thấy "Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui"
- Hầu hết các em tự tin khi trình bày ý kiến của mình trong nhóm, tổ, hay
trước lớp.
- 100% các em thích tham gia các hoạt động tập thể.
- 100% các em biết tự chăm sóc bản thân.
- Lớp đã đạt giải Nhì trong Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11.
Về phía giáo viên:
- Giáo viên gần gũi trò chuyện với học sinh, sẵn sàng trả lời những câu hỏi
vụn vặt của các em, giải quyết hợp lí, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các
học sinh trong lớp.
- Mạnh dạn, tự tin điều khiển các hoạt động.
- Chủ động xây dựng được kế hoạch hoạt động riêng cho lớp.
- Hiệu quả lớn nhất là đã huy động được sự tham gia của cha mẹ các em, của
các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học
sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. KẾT LUẬN:


Trong công cuộc đổi mới toàn diện và căn bản nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế thì Giáo
dục và Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa về con
người Việt Nam, trong đó có đề cao vài trò của giáo dục kĩ năng sống.
Việc trang bị kĩ năng sống cho học sinh không phải là một chuyện đơn giản,
không thể ngày một, ngày hai là thành công, mà phải thực hiện xuyên suốt, liên tục
cả quá trình và luôn đổi mới hình thức tổ chức để lôi cuốn các em tham gia vào các
hoạt động.
Qua kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thấy để thực
hiện thành công việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, chúng ta cần:
- Tạo cơ hội cho các em nói lên suy nghĩ của mình thông qua các hoạt động
chung của lớp.
- Không tạo cho các em thói quen kiêu ngạo., không dọa nạt, hay bắt các em
hứa hẹn: Vì mỗi lần dọa nạt là chúng ta làm cho trẻ sợ hãi, điều này chỉ có hại cho
đứa trẻ mà không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn. Sự hứa hẹn hay dọa nạt không có
ý nghĩa đối với trẻ em vì các em luôn cảm thấy cắn rứt nếu không làm được như đã
hứa.
- Ngoài việc thực hiện đầy đủ các hoạt động chỉ đạo của nhà trường, giáo viên
chủ nhiệm cần có sáng kiến tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động phù hợp cho lớp
mình phụ trách, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động để gây hứng thú cho
học sinh.
- Cần phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.
23


- Mỗi giáo viên cần có sự kiên trì áp dụng các biện pháp dạy học tích cực,
cùng với tấm lòng yêu thương học sinh, có tinh thần trách nhiệm với công việc và
đặc biệt có tinh thần trách nhiệm với "sản phẩm" mình làm ra, đó là học sinh thì tôi
tin rằng chúng ta sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

3.2. KIẾN NGHỊ:

3.2.1. Đối với giáo viên:
- Mỗi giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống.
- Quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Trong quá trình dạy giáo viên nên lồng ghép dạy kĩ năng sống trong các môn
học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tích cực học hỏi để nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp.
3.2.2. Đối với nhà trường:
Tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa, các buổi nói chuyện chuyên đề
liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh.
- Tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
3.2.3. Đối với địa phương:
- Cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, khuôn viên để nhà trường có thể tổ chức
tốt các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã cần chung tay phối hợp với nhà trường
trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Ðây là sáng kiến của bản thân được đúc rút qua quá trình giáo dục học sinh.
Phạm vi đề tài còn khiêm tốn, chỉ áp dụng cho học sinh lớp tôi phụ trách. Do trình
độ còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ, tham
gia đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn
thiện hơn, thành công hơn và đi vào thực tế trong giáo dục học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác

Người viết

Mai ThÞ
Qu¶n

24


MỤC LỤC
Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2

Nội dung
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu


Trang
2
2
3
3
3

Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm

4

Cơ sở lí luận cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm .
Các giải pháp thực hiện.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục SKKN đã được Hội đồng SKKN ngành
GD&ĐT Huyện xếp loại từ C trở lên

4
5
6
18
19
19

20
21
22

25


×