Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong nhà trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.7 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRIỆU SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
BỘ MÔN THỂ DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Người thực hiện: Lê Thị Hải
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Thọ Cường
SKKN thuộc lĩnh vực (môn) : Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2017
1


MỤC LỤC.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


12
13
14
15

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU.
1.1.Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
3.1. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Danh mục SKKN .

TRANG
3
3
4
4
4
4

4
5
5
13
13
14
15
16
17

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Thể dục thể thao trong trường học là bộ phận quan trọng trong phong trào
thể dục thể thao nói chung, và là một mặt của giáo dục toàn diện nhân cách của
học sinh nói riêng. Chính vì vậy, trong giai đoạn mới giáo dục thể chất trong
trường học cần được tăng cường hơn nữa để góp phần đào tạo nên những con
người mới đủ thể lực, sức khỏe đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của xã
hội. Nhiều hoạt động thể dục thể thao, Hội Khỏe Phù Đổng các cấp được tổ
chức quy mô lớn tại khắp các địa phương trên toàn quốc và đạt kết quả cao, là
minh chứng sinh động cho thấy kết quả phong trào thể dục thể thao tại các cơ
sở giáo dục phát triển mạnh và sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội.
Giáo dục trong nhà trường giúp các em phát triển toàn diện đức, trí, thể,
mỹ. Trong đó, vai trò của trí dục và thể dục như nhau, không nên xem nhẹ môn
nào. Thể dục thể thao đúng cách giúp ích rất nhiều cho việc học văn hóa trên
lớp. Nhưng lâu nay, cả thầy và trò đều làm ngược lại, ưu tiên các môn văn hóa.
Mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất để thầy và trò học tập còn rất khiêm tốn, nếu
không muốn nói là lạc hậu. Không được coi trọng dẫn đến không được đầu tư,

không đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Các em muốn học nhiều môn thể
thao tự chọn, phù hợp thể trạng của mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn,
phương tiện thiếu thốn, tài liệu về môn học dành cho học sinh chưa có[1].
Từ trường hợp cụ thể này, chúng ta có thể thấy ngay suy nghĩ, nhận thức
lệch lạc của nhiều người về giáo dục toàn diện. Các môn văn, toán là môn chính
mới cần đầu tư; còn môn thể dục là môn phụ. Tư tưởng của người lớn đã vậy,
làm sao học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực trong học tập bộ môn thể dục?
Thể dục là môn học có tính đặc thù, trong dạy học, lâu nay học sinh tiếp
thu được bài học, làm được các thao tác kỷ thuật của từng bài tập, từng động tác
đều nhờ cậy, phụ thuộc tất cả vào những yếu tố trực quan, hình ảnh, động tác kỷ
thuật, cách chỉ dẫn, truyền đạt của người thầy. Trong khi đó, chương trình hiện
tại có nhiều nội dung học mới, thời lượng dành tập luyện nhiều hơn, vả lại khả
năng nhận thức, trí nhớ, quan sát của mỗi em khác nhau nên chỉ được nghe và
xem qua các động tác, kỹ thuật, cách chỉ dẫn… của thầy, từ một đến vài lần thì
nhiều em không thể nhớ và thực hành tốt các nội dung bài học [2].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: http://m baomoi.com
[2]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn: http://m baomoi.com
- Ở mục 1.1: Đoạn “Giáo dục trong nhà trường… học sinh chưa có” tác giả tham khảo
nguyên văn từ TLTK số 1.
- Tương tự ở mục 1.1: Đoạn (Thể dục là môn học… nội dung bài học” tác giả tham khảo
nguyên văn từ TLTK số 2.

3


Từ những tác động tốt của việc tập luyện thể dục thể thao đã đem lại sức

khỏe và tinh thần cho con người, thì giáo dục thể chất cho học sinh nói chung và
học sinh tiểu học nói riêng hiện nay vần còn tồn tại nhiều bất cập. Những hạn
chế trong nhận thức, ngăn cản khả năng phát triển toàn diện của các em. Thực tế
trên đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc chăm lo sức khỏe thể chất, tạo điều kiện để các em có thể nhận thức
đúng tầm quan trọng của giáo dục thể chất, phát huy tối đa tiềm năng vốn có của
mình, hình thành nên những phẩm chất, đạo đức, nhân cách, lối sống đúng, đẹp.
Và, đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể
dục trong Trường Tiểu học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng giờ học giáo dục thể chất qua các bài tập luyện thể dục
thể thao.
- Giúp các em rèn luyện thân thể và có sức khỏe tốt; rèn luyện sự nhanh nhẹn,
khéo léo, tự tin, tính sáng tạo trong học tập, trong thi đấu cũng như trong cuộc
sống.
- Lựa chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để tham dự HKPĐ các cấp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Là học sinh trong trường tiểu học Thọ Cường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kích thích và tạo đà để cho các em phát huy năng khiếu của mình
và ham thích học môn thể dục.
- Phương pháp sử dụng trò chơi.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp tổ chức thi đua, thi đấu.
- Phương pháp nhận xét đánh giá học sinh trong từng tiết dạy cụ thể.
- Phương pháp tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ TDTT trong nhà trường
cũng như ở địa bàn khu dân cư.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sức khỏe thể chất là cơ sở quan trọng của sức khỏe tinh thần và trí tuệ con

người. Vì vậy, phát triển giáo dục thể chất ở trường học góp phần nâng cao sức
khỏe cho học sinh nói riêng và phát triển toàn diện nhân cách nói chung được
coi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển thể dục thể
thao nước ta. Giáo dục thể chất tạo tiền đề cho học sinh bộc lộ năng khiếu thể
chất cũng như rèn luyện phát triển thể lực và trí tuệ. Thông qua giáo dục thể
chất, rèn luyện cho học sinh nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói
quen tự giác, học sinh được học tập căn bản về tinh thần kỷ luật, thái độ cư xử
tốt đẹp với nhau trong sinh hoạt thể dục thể thao.
Phân môn thể dục có nhiệm vụ quan trọng đến sự hình thành ở người học
những nhân cách sống của con người lao động mới, trong thời đại mới mà mục
tiêu giáo dục của đảng ta là đào tạo con người: tự chủ- năng động- sáng tạo, có
năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra
4


Đối với học sinh, sức khỏe là một đảm bảo cho quá trình học tập. Trong
nhà trường, giáo dục thể chất cũng là một trong những nội dung chương trình
giảng dạy; trong đó môn thể dục là một môn học chính khóa nhằm góp phần rèn
luyện thể chất cho học sinh, vì:
- Về mặt đạo đức: Tập luyện thể dục thể thao tác động trực tiếp đến đạo
đức của học sinh. Lòng kiên trì, sự nhẫn nại, tự tin,sáng tạo; tính kỷ luật, trung
thực; biết giúp đỡ bạn trong tập luyện sẽ giúp các em rất nhiều khi đối mặt với
khó khăn sẽ không chùn bước mà kiên nhẫn tìm giải pháp để vượt qua.
- Về thể lực: Thông qua các bài tập luyện thể dục, giúp các em rèn luyện
thân thể và có sức khỏe tốt dảm bảo cho các môn học văn hóa khác trên lớp;
giúp các em rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức bền…
Vậy làm thế nào để Thầy dạy tốt, trò học tốt môn thể dục. Đây là điều
trăn trở đối với giáo viên dạy môn thể dục nói chung và đối với tôi nói riêng. Từ
suy nghĩ làm thế nào để học sinh yêu thích môn của mình dạy, môn học thường
được xem nhẹ hơn các môn học văn hóa khác. Đây là một công việc rất khó

khăn, vì vậy trong năm học qua tôi đã áp dụng nhiều biện pháp, phương pháp
như tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu hứng thú và các phương tiện
đồ dùng trực quan, sân bãi và dụng cụ tập luyện…, và từ đó định hướng rõ rệt
những động tác cần đạt cũng như cách thức, lựa chọn phương pháp phù hợp để
đạt được mục tiêu bài dạy một cách có hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Thuận lợi:
Phong trào TDTT ngày càng hoạt động mạnh mẽ ở trong nhà trường cũng
như ở địa phương, các giải thể thao như cờ vua, bóng đá, ném bóng, bật xa, chạy
60m, đá cầu…ở cấp tiểu học trong các kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng các cấp được
học sinh tham gia tích cực.
- Khó khăn:
Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm trọng trong giáo dục thể chất,
sợ con mệt khi vận động nhiều nên tìm cách xin cho con mình được miễn học
thể dục thay vì khuyến khích con vận động
Lịch học các môn văn hóa kín trong tuần: 9 buổi/ tuần, nên các câu lạc bộ
không có thời gian để hoạt động.
Phong trào thể dục thể thao chưa phát triển mạnh và sâu rộng trong toàn
trường và các khu dân cư.
Các em muốn học nhiều môn thể thao tự chọn, phù hợp thể trạng của
mình nhưng điều kiện sân bãi nghèo nàn, phương tiện thiếu thốn, tài liệu về môn
học thể dục dành cho học sinh chưa có.
Dụng cụ tập luyện chưa đáp ứng được yêu cầu.
2. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Từ thực trạng nêu trên, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi để đưa ra một số
biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn thể dục trong trường
Tiểu học như sau:
- Giải pháp 1: Nâng cao vai trò của người giáo viên.
5



Công cụ lao động của người giáo viên là hệ thống những tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết, nhiệt huyết với nghề, sự gần gũi với các em( vừa là
người bạn ngoài đời, vừa là cô giáo trên lớp…). Từ trang phục, cách truyền đạt,
hướng dẫn các em trong từng tiết dạy cũng như trong các cuộc giao lưu thi đấu...
Người giáo viên ở bất kì vị trí nào cũng đều phải chuẩn trong mắt học sinh. Bởi
vì, nhân cách người giáo viên với tất cả vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ đạo đức, có ý
nghĩa to lớn có tính quyết định trong giáo dục.
Dẫn chứng: Học sinh của tôi, chỉ cần thoáng thấy bóng cô giáo thể dục ở
bất cứ đâu( ở sân trường hoặc ở sân tập các xóm, khu dân cư nơi các em đang
tập luyện TDTT thì đã nghe thấy tiếng gọi từ xa: Cô ơi! Vào đánh bóng, đá
cầu… với các em. Cô ơi! Chiều nay, cô có đi đánh bóng không ạ!. Chiều nay đi
đánh bóng nhé cô. Hoặc có những em khi gia đình có chuyện vui buồn ở nhà
cũng đều tâm sự với cô. Đó là cái được qua sự gần gũi, tâm huyết mà tôi truyền
đến các em lòng chan hòa, sự chia sẽ chân tình qua từng tiết dạy và tình yêu thể
thao giúp các em gần gũi nhau hơn.
Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong học tập cũng như tập luyện; nắm vững nội dung bài
học, thực hiện các động tác một cách chính xác, hoàn hảo, không có dấu hiệu
mệt mỏi, chán nản, tập luyện cho có, cho xong mà phải đảm bảo tốt chất lượng
giờ học, yêu thích và hăng say môn thể dục. Muốn đạt được những yêu cầu trên,
cần phải có những phương pháp sau:
- Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ từng nội dung từng hình thức lên
lớp của mỗi tiết dạy cụ thể. Giáo viên phải tập mẫu từng động tác, thao tác
nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước
khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì yêu cầu phải
chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu
trong trí nhớ các em. Khi giảng giải phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn,
chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh để minh họa làm
tăng sự chú ý cho các em trong buổi tập luyện.

- Do đặc điểm của học sinh tiểu học có tính hiếu động, ít tập trung, ít chú
ý; nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Nên
trong các tiết học thể dục tôi thường thông qua một số biện pháp dưới dạng trò
chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Với các hình thức thi đua thay đổi trong
các tiết học sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản trong tập luyện.
Ví dụ: + Luyện tập ném bóng: có thể cho học sinh thi ném trúng đích, hoặc thi ai
ném xa hơn…
+ Tập luyện nhảy dây: có thể tổ chức thi đồng loạt cả lớp,thi nam với nữ,
thi các tổ, nhóm với nhau…
+ Tập luyện đá cầu: cho các em thi tâng cầu giữa các tổ, lớp, khối với
nhau; hoặc tổ chức trận thi đá cầu giao hữa giữa các đội với nhau…
Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen
thưởng động viên các em, ở mỗi nội dung thi đua, giáo viên luôn đưa ra lời
nhận xét; khen thưởng, khuyến khích các em sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức
6


tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi
một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay.
Ngoài ra các phương tiện giáo dục khác như đồ dùng dạy học, các phương
tiện kỹ thuật… cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng hiệu quả
giáo dục. Tuy nhiên, cho dù phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại đến đâu chăng
nữa thì vai trò người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên phải
vận dụng, sử dụng các phương tiện dạy học một cách linh hoạt trong mọi hoàn
cảnh thì bài dạy mới đạt hiệu quả cao; vừa đảm bảo chất lượng giáo dục một giờ
học, vừa mang tính khoa học phù hợp với hoàn cảnh.
- Giải pháp 2: Hình thành động cơ học tập môn học thể dục cho học sinh.
Sức khỏe là vốn quý của con người. Có sức khỏe là có tất cả. Vậy làm gì
để có sức khỏe?. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu
và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Môn

học thể dục làm được điều này, nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi
trong học tập, lao động và trong các sinh hoạt khác[3]. Vì chỉ có tiết học thể
dụcthể thao các em mới có những phút giây bộc lộ hết tâm tư tình cảm, tính cách
đối với bản thân, cô giáo, bạn bè…Qua các bài học đã giúp các em hiểu và tập
luyện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật động tác góp phần vào việc nâng cao
sức khỏe. Các em hiểu được vấn đề này thì hình thành động cơ học tập, tạo được
sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học thể dục đến các em học sinh.
Tìm hiểu đặc đểm sức khỏe, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Căn cứ đặc
điểm phát triển tố chất cơ thể: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, linh hoạt, khéo
léo…của học sinh để có những bài tập, lượng vận động phù hợp.
Tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm
hiểu khả năng vận động của các em có sức khỏe tốt, có sức khỏe yếu, hay bệnh
tật…để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh năng
khiếu giáo viên tăng độ khó về kỹ thuật, yêu cầu cao về thành tích và lồng ghép
luật thi đấu của môn tập vào tiết tập luyện; còn đối với học sinh yếu, khuyết tật,
tôi hướng dẫn cán sự, tổ trưởng, các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ các em trong
các buổi tập luyện trên lớp, không để các em nghỉ, mà phải tổ chức cho các em
tập với cường độ nhẹ ,động viên khích lệ, tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn
cho các em làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua với hình thức
nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một
tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khỏe cùng các bạn,
tạo nên sự hưng phấn cho cả lớp, kích thích các em say mê tập luyện, nâng cao
sức khỏe đảm bảo việc học tập các môn học tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[3]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet
- Nguồn:
- Ở mục 2.3: Giải pháp 2: Đoạn (Sức khỏe… các sinh hoạt khác” tác giả tham khảo nguyên
văn từ TLTK số 3, đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra


7


Với việc làm này tôi nhận thấy các em đã thay đổi được nhận thức, đã tích
cực tập luyện thể dục thể thao hơn, hứng thú và say mê hơn với môn học thể dục
vì đã có được những tiết học đúng với khả năng, lượng vận động phù hợp với
bản thân. Sức khỏe được duy trì và tăng cường, kết quả học tập cũng được nâng
lên.
* Minh chứng cụ thể:
- Môn đá cầu tự chọn ở khối lớp 4, lớp 5 khoảng 21 học sinh tâng cầu một
lần trên 100 quả; 60 học sinh tâng trên dưới 50 quả một lần, 40 học sinh tâng
cầu từ 20 quả đến trên dưới 50 quả, 10 học sinh còn lại tâng được 10 quả trở lên.
- Thi giao lưu kết quả hòa với các anh chị học sinh cấp 2
- Môn cờ vua học sinh khối 2,3 đánh thắng học sinh lớp 4,5.
- Giải pháp 3: Sử dụng triệt để các phương tiện đồ dùng dạy học.
Trong quá trình dạy học môn thể dục, việc sử dụng các phương pháp dạy
học không thể tách rời với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Vì các phương
tiện dạy học sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn luyện các kỹ năng,
kỹ xảo giúp cơ thể phát triển cân đối toàn diện. Do đó, giáo viên cần chuẩn bị tốt
và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học như còi, tranh ảnh, đồ dùng hiện có, đồ
dùng tự làm…
Ví dụ: - Tiết học đá cầu học sinh phải có đủ cầu để tập luyện.
- Tiết học ném bóng .Yêu cầu phải có đủ số lượng bóng.
- Tiết học nhảy dây cá nhân. Yêu cầu học sinh mỗi em phải có một dây nhảy.
- Tiết học bài thể dục với hoa hoặc với cờ. Yêu cầu học sinh phải có đủ dụng cụ
học tập.
- Trò chơi nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị sân, kẻ sân chơi
trước….
Cũng có nhiều người cho rằng sử dụng đồ dùng dạy học môn thể dục đơn
giản, nhưng thực tế thì để có được một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên

phải đầu tư nhiều công sức, vất vả vì: học sinh rất hiếu động, các em luôn muốn
đùa nghịch, tìm tòi khám phá; Các em thích ra sân thể dục để vui đùa, để thể
hiện mình, mà sân dành cho tập luyện thì rộng…Ví dụ, tiết học ném bóng. Nếu
giáo viên không chuẩn bị sân bãi tốt và quản lý dụng cụ hợp lý thì rất dễ gây
chấn thương do các em đùa nghịch trên sân hoặc tiết học bật xa ( có hố nhảy ).
Nếu giáo viên không chú ý thì dễ dẫn đến các em nhảy tự do, em nọ nhảy chồng
lên em kia thì hậu quả không thể lường trước được.
Như vậy có thể thấy rằng đồ dùng dạy học trong phân môn thể dục rất
quan trọng và không thể thiếu được. Vậy làm thế nào để thế nào để thực hiện
một cách có hiệu quả khi mà các đồ dùng được cấp về trường qua thời gian 1-2
năm sử dụng đã bị hỏng. Trong khi đó thư viện nhà trường chưa bổ sung mà
môn học thì rất cần. Tôi đã suy nghĩ và cùng các em dùng nhiều biện pháp và
phương pháp để thay thế và sử dụng vào tiết học có hiệu quả đó là:
+ Tiết học tung và bắt bóng theo nhóm. Yêu cầu phải có đủ số lượng bóng
để chia nhóm cho các em tập luyện. Tôi thay thế bóng chuyền da bằng bóng
chuyền hơi, bóng nhựa…
8


+ Tiết học phát cầu. Yêu cầu phải kẻ sân; đảm bảo cột, lưới theo quy định
thì mới kích thích các em tập phát cầu một cách có hiệu quả. Tôi dùng cầu lông
gà, lông vịt do các em tự làm( cô giáo hướng dẫn phần đế cầu thì dùng săm xe
cũ cắt thành 3 miếng hình tròn- cắt vỏ lon bia thành 4-5 cái hình tròn, đục thủng
ở giữa cùng với đinh luồn từ dưới lên, sau đó lấy ghim ghim lại- phần đuôi cầu
dùng lông gà lông vịt nhà các em tự có đem đến và lấy 3 cái cột vào bằng dây
nịt nhỏ); hoặc phục hồi đế cầu được cấp đã bị hỏng và chỉ cần làm thêm phần
đuôi cầu thay thế bằng lông gà.
+ Tiết học nhảy dây cá nhân, mỗi em phải có đủ số dây thì các em mới
hoạt động có hiệu quả qua hình thức thi nhảy dây đồng loạt. Tôi thay thế bằng
dây thừng, dây chão, dây cước …

+ Tiết học cờ vua( ngoại khóa dành cho học sinh năng khiếu, học sinh
trong câu lạc bộ cờ vua). Dùng bàn cờ bằng giấy rất dễ hỏng, nên tôi thay thế
bằng phông bạt, bìa các tông hoặc làm bằng bàn gỗ ép( nhờ thợ mộc- phụ huynh
của học sinh cắt khung), sau đó tôi kẻ bàn cờ và cùng các em tô màu trên bàn
cờ.
+ Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đã đưa công nghệ thông tin
vào quá trình giảng dạy như: băng đĩa, video…để kích thích các em tham gia
tập luyện:
- Cho các em xem băng hình về các VĐV Việt nam thi đấu để các em cảm
nhận, hình dung được môn học, yêu thích môn học và cố gắng tập luyện hơn.
- Minh họa những nội dung tập luyện bằng những hình ảnh cụ thể để các
em hình dung, tiếp thu nhanh và hiệu quả hơn, hay những động tác do các em
thực hiện được ghi lại, để cùng nhau theo dõi, phân tích đánh giá những ưu
khuyết điểm của động tác đó và cùng sửa chữa cho nhau. Những hình ảnh này
đã kích thích, gây hứng thú trong học tập cho các em làm không khí tiết học
thêm vui vẻ, sôi động nên tác động rất tốt đến kết quả học tập của các em.
Như vậy có thể thấy dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để
vì nó dễ tạo hưng phấn cho học sinh khi tham gia tập luyện thể dục thể thao
cũng như học môn thể dục. Trong quá trình giảng dạy tôi đã cùng các em học
sinh tự nghiên cứu, sáng tạo các phương tiện đồ dùng đã phần nào khắc phục
được sự thiếu hụt đồ dùng trong phân môn thể dục đông thời đáp ứng được tiết
dạy có hiệu quả cao, tạo cho môn học thêm sinh động, học sinh tích cực tham
gia tập luyện TDTT.
- Giải pháp 4: Thành lập các câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường học.
Để tìm hiểu học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, ngay từ đầu
lớp 1, 2 thông qua các trò chơi, các buổi tập luyện trên lớp…, tôi đã tìm hiểu và
chọn lọc được những học sinh có năng kkiếu về môn đá cầu, điền kinh, cờ vua,
bóng đá, bóng ném…để xây dựng Câu lạc bộ ngay trong trường học và ở các
xóm, khu dân cư nơi các em sinh sống và hoạt động, để các em có thời gian có
địa điểm có điều kiện tập luyện môn thể thao yêu thích.

Như chúng ta đã biết các buổi học văn hóa chiếm hầu hết thời gian học
tập của các em trên lớp( 9 buổi/tuần), đó là chưa kể học thêm ở các lớp bồi
9


dưỡng khác. Mà tập luyện thể dục thể thao thường xuyên thì mới đem lại hiệu
quả cao; vậy phải bố trí thời gian như thế nào để các em tham gia tập luyện đạt
kết quả cao mà không ảnh hưởng đến thời gian học các môn văn hóa trên lớp.
Đó là vấn đề nan giải mà tất cả giáo viên thể dục thường trăn trở khi tham gia
bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về môn thể dục. Vậy nên, tôi thường đan xen
vào các buổi tập chính khóa trên lớp; vào các buổi nghỉ học trong tuần( chiều
thứ 5); các buổi thứ 7; chủ nhật, tranh thủ cho các em tập ở các địa điểm sân tập
trong trường, nhà văn hóa các xóm, và trên sân gia đình, miễn là nơi tập đó đủ
điều kiện cho các em tập luyện và tổ chức giao lưu, thi đấu một cách say mê,
hứng thú và đạt kết qủa cao cho buổi tập luyện.
Ngoài ra tôi còn tổ chức cho các em trong câu lạc bộ tham gia thi đấu giao
lưu với các anh chị học sinh cấp 2. Mỗi câu lạc bộ có một trưởng nhóm chủ đạo
thay giáo viên ghi lại các hoạt động của nhóm sau đó báo cáo với giáo viên.
Giáo viên lên lịch cụ thể cho từng câu lạc bộ hoạt động và hướng dẫn phân công
cụ thể từng công việc cho từng nhóm để các em nắm bắt và hoạt động có hiệu
quả. Như vậy không chỉ các em tham gia các câu lạc bộ, mà chính phong trào
TDTT phát triển mạnh kết hợp giáo viên tham gia cùng với học sinh ở các cơ sở
thôn xóm đã kéo theo rất nhiều học sinh không nằm trong câu lạc bộ( học sinh ở
tất cả các khối lớp 1- 5) cũng hào hứng tham gia. Và không chỉ có vậy, đông đảo
các phụ huynh cũng hưởng ứng theo các con cháu họ ( bố tập cho con đá cầu sau
đổi thành hai cầu thủ của nhau ; ông tập cho cháu đánh cờ vua sau thành đối thủ
của cháu).Phong trào đó cũng theo đà phát triển mạnh lên, dần dần lấy lại được
niềm say mê, nhận thức về lợi ích tập luyện thể dục thể thao. Tạo ra một không
khí sôi động, phấn khởi, nhiệt huyết khi tham gia phong trào TDTT toàn dân.
- Giải pháp 5: Nâng cao tinh thần thi đấu.

Trong tập luyện, thi đấu vừa là trò chơi vừa là cách để học sinh tự thể hiện
và bộc lộ hết khả năng, năng khiếu vốn có của các em, nên tôi thường tổ chức
thi đua, thi đấu cao độ cho từng học sinh, từng đội, từng nhóm; thi giữa lớp này
với lớp kia, thậm chí thi đấu giao lưu với các anh chị học THCS, thi với cả các
bác các chú ở xung quanh địa điểm sân tập đến xem và cổ vũ ( vì địa điểm tập
luyện lúc thì ở sân trường, lúc thì ở nhà văn hóa các xóm, ở sân bóng cộng
đồng). Qua những trận thi đấu giao lưu và học hỏi như vậy các em được va
chạm, được tiếp xúc, được thách đấu, được trực tiếp vào cuộc. Đó là động lực
tạo đà cho các em thể hiện hết tài năng, năng khiếu và rèn luyện tâm lý vững
vàng, nâng cao bản lĩnh, sự tự tin trong cuộc sống.
Những kỹ năng, kỹ xảo vận động được thực hiện có hiệu quả qua những
nội dung tập luyện, thi đấu khác nhau đều có ý nghĩa giáo dục cho học sinh.
Giáo viên phải nắm bắt, trang bị cách ứng xử, quán triệt về nhận thức trong thi
đấu vì trong thi đấu các em bộc lộ hết bản chất của mình ( ưu, nhược điểm phát
triển mạnh trong cuộc thi), có rất nhiều học sinh có tính hiếu thắng ( hiếu thắng
quá độ) vì bạn trong đội của mình làm không tốt nên ảnh hưởng tới kết quả trận
đấu đội mình bị thua, dễ dẫn đến xung đột đánh, chửi bạn…

10


Ví dụ: Học sinh Lê Văn Minh lớp 3A, sau khi đội của mình bị thua đã
quay sang đấm bạn Hải Anh vì không chú ý nên chạy cướp cờ chậm, ảnh hưởng
đến kết quả của đội) hoặc khi thi đấu đội mình bị dẫn thua trước, cũng dẫn đến
bức xúc suốt buổi tập. Nên giáo viên phải quan sát kịp thời, chấn chỉnh ngay
những hành vi tự phát của học sinh; nêu cao vai trò đồng đội, tính kên nhẫn, tinh
thần lạc quan trong thi đấu; giúp học sinh hiểu được: Thi đấu không nên mang
nặng tính ganh đua, cần thể hiện tinh thần đấu tranh, quyết tâm dành thắng lợi...
Các phẩm chất đạo đức tốt dần dần được hình thành trong tập luyện và thi đấu
sẽ là cơ sở để tiếp thu nâng cao từng bước theo yêu cầu của nội dung chương

trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo của các cấp học tiếp theo.
Như vậy, thi dấu thể dục thể thao là hình thức có ý nghĩa giáo dục, giáo
dưỡng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thức nội dung thi đấu thể
dục thể thao ở từng lớp học rất phong phú và đa dạng: có thể dưới dạng trò chơi
vận động, thi theo nhóm, theo tổ, lớp. Bài thi đấu là hình thức kiểm tra và xác
định xem cách sử dụng các phương pháp giảng dạy đã hợp lý chưa. Qua bài thi
đấu sẽ tạo cho học sinh cách làm quen dần với các phẩm chất đạo đức, tính tự
tin, khiêm tốn, dũng cảm, có nghị lực, có trách nhiệm trong tập luyện và vui
chơi.
Minh chứng cụ thể: Trong một buổi tham gia thi đấu cùng học sinh tiểu học với
các anh chi cấp 2 - ( Nam Anh lớp 4C rất nhiều lần không trung thực trong thi
đấu thường được tôi nhắc nhở) là một học sinh có tinh hiếu thắng cao độ, khi
cầu của đối phương phát sang chạm vạch và bay ra ngoài , đối phương và trọng
tài không nhận thấy cầu chạm vạch và cho điểm về đội của em, nhưng tôi liền
đính chính là cầu chạm vạch và chấp nhận mất điểm đó- Nam Anh liền nói Cô
mà thật thà như thế thì chỉ có thua thôi, tôi liền giải thích: “ trong TDTT điều
quan trọng là phải trung thực, chơi đẹp thể hiện mình là con người vì tinh thần
thể thao là trên hết , thua thắng không quan trọng mà thể hiện mình như thế nào
trong trận đấu”, sau nhiều lần quán triệt và nhắc nhở, tình trạng đó không còn tái
diễn nữa…Vài hôm sau, tôi nhận được hồi đáp từ một học sinh nữ( Thảo Vân
lớp 4C) trong buổi thi tâng cầu, tôi ngồi đếm và bị góc khuất che nên không thấy
quả cuối cùng nên vẫn tính cho em thêm một quả, Thảo Vân liền quay lại thông
báo với cô là quả đó em đá trượt. Không chỉ em Thảo Vân mà còn rất nhiều em
khác cũng nhận thức được tính trung thực qua các lần nhắc nhở trong từng bài
học trên lớp. Đó là điều một giáo viên thể dục như tôi cảm thấy rất hạnh phúc, tự
hào khi truyền được tinh thần thể thao vào thông điệp cuộc sống, chạm tới trái
tim và suy nghĩ hành động của các em học sinh trong học tập cũng như trong
cuộc sống sau này một niềm tin, sự trung thực, dũng cảm ...
- Giải pháp 6: Thực hiện tốt cách đánh giá và nhận xét học sinh.
Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư 30 ngày 28/8/2014 và Thông

tư 22 số 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22/9/2016 có hiệu lực thi hành kể từ ngày
06/11/2016. Nội dung nổi bật của Thông tư là chuyển đánh giá thường xuyên từ
chấm điểm sang nhận xét. Thực hiện hóa tinh thần đổi mới của Nghị quyết 29NQ/TƯ về “ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; thực hiện giải
11


pháp “ Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất
lượng giáo dục, bảo đảm trung thực khách quan”; giúp cho giáo viên dễ dàng
hơn trong việc đánh giá học sinh; giúp cho phụ huynh có cơ hội nắm bắt được rõ
ràng hơn mức độ đạt được của con em mình, từ đó kịp thời phối hợp với nhà
trường trong quá trình giáo dục học sinh[4].
Sau khi tập huấn và nhiên cứu về thông tư 30 và thông tư 22 về đánh giá
học sinh tiểu học bằng nhận xét. Môn thể dục là một môn đặc thù, hoạt động
chính là ngoài trời nên việc nhận xét trực tiếp bằng lời rất quan trọng và hữu
hiệu nhất đối với các em. Vì vậy trong các giờ học tôi thường đưa ra các câu
nhận xét như: Hôm nay em làm tốt lắm; em tự tin hơn một chút nữa là được; cô
thấy hôm nay em tiến bộ rất nhiều; cô biết em sẽ làm được; cố gắng lên cô tin ở
em hoặc có thể cho cả lớp khen học sinh đó chưa hoàn thành giờ học trước
nhưng ở tiết học hôm nay mặc dù thành tích chỉ nhỉnh hơn một chút( có sự cố
gắng cao) bằng lời nhận xét của giáo viên: cả lớp có thấy bạn mình hôm nay làm
tốt không?, cố gắng em sẽ đạt được kết quả tốt; cô biết em có khả năng mà, tự
tin lên…
Ví dụ :+ Đối với học sinh chậm tiến bộ tôi thường đưa ra câu nhận xét: cô biết
là em sẽ làm được; em hãy kiên trì mỗi ngày tập một chút là em sẽ tâng được
cầu; em đừng lo lắng, không ai mới đầu tập đều giỏi được cả, hôm nay chưa đạt
thì ngày mai ngày kia sẽ tập được; em hãy cố gắng lên nhé …
Minh chứng: Em Kiên C lớp 4B không bao giờ tâng được quá 2 quả, vậy
mà bằng sự động viên, khích lệ của cô cộng với sự cố gắng không ngừng của
em; đến hôm nay em đã có thể tâng được 8 quả/ 1 lần…
+ Đối với học sinh thiếu tự tin, bằng lời nói trực tiếp : em hãy bình tĩnh hít

thở thật sâu và tự tin hơn một chút nữa là em sẽ làm được; cô luôn tin ở em; hôm
nay em làm cô rất ngạc nhiên…
Minh chứng: Em Lan lớp 5A là học sinh từ những buổi đầu không những
không tâng được cầu mà tâng còn không trúng vào cầu, và chính từ lời động
viên khích lệ kịp thời bằng niềm tin , sự chân thành, kết quả đến cuối học kỳ 2
em Lan đã tâng trên dưới 100 quả- một điều không chỉ em ấy dám tin vào mình
mà cả các bạn trong lớp phải thán phục, nhìn nhận em với một cái nhìn một cách
đánh giá khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[4]. Tài liệu tập huấn: Hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn thể dục.
- Thông tư 30 ngày 28/8/2014.
- Thông tư 22 ngày 22/9/2016. Số 22/2016/TT- BGDDT. Có hiệu lực từ ngày
06/11/2016.
- Thông tư Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Có hiệu lực ngày
15/10/2014. (Số: 03/VBHN- BGDDT).
- Ở mục 2.3: Giải pháp 6: Đoạn (Bộ giáo dục… học sinh” tác giả tham khảo nguyên văn từ
TLTK số 4, đoạn tiếp theo do tác giả tự viết ra

12


+ Đối với học sinh có năng khiếu, tôi thường khích lệ các em: cô rất tự
hào về em; em rất có năng khiếu về môn này; hãy phát huy để tham gia dự thi
HKPĐ nhé; với năng khiếu và sự cố gắng này chắc chắn cô trò mình sẽ đạt giải
cao trong HKPĐ cấp huyện và cao hơn nữa…
Minh chứng: em Tâm, Nam Anh, Thảo Vân lớp 4C, Cường, Nam lớp 5B
đủ tự tin thi đấu giao lưu Đá cầu với các anh chị cấp 2 ( do cô giáo tổ chức)
Những lời nhận xét trực tiếp, tích cực của tôi đối với học sinh luôn có sức
mạnh tạo dựng niềm tin, truyền cảm hứng đến các em trong các tiết học vì tôi

hiểu rằng mỗi học sinh đều có thể thành công, nếu các em đều có thể học được
và gieo ý nghĩ ấy mỗi ngày bằng những lời nói khích lệ động viên chân thành từ
cô giáo trong mỗi bài giảng thì tôi tin rằng các em sẽ từng bước trưởng thành và
tự tin hơn trong học tập.
Về việc khen thưởng học sinh theo thông tư 22 ( khen thưởng các học sinh
tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá- Phần III Hướng dẫn cách thức đánh
giá học sinh tiểu học theo thông tư 22) đã mang lại cho phân môn thể dục những
chuyển biến mới với những kết quả khích lệ thành tích học tập của các em học
sinh, vì trong quá trình tập luyện thể dục thể thao các em được bộc lộ năng khiếu
vốn có của mình và cuối năm sự cố gắng tập luyện cộng với năng khiếu đã được
nhà trường và cô giáo công nhận kết quả dành cho môn thể dục.Từ điểm mới
của Thông tư đã giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi trong việc khen
thưởng học sinh, đồng thời kích thích tạo đà cho học sinh hứng thú với môn học
thể dục hơn, vì các em được học môn học yêu thích và được khen thưởng bằng
chính kết quả của sự cố gắng vượt bậc về năng khiếu của môn học.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây tôi đã trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ
môn thể dục trong trường Tiểu học. Với cách làm này, chất lượng của trường tôi
đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả năm học 2016- 2017 đạt được như sau:
+ Bộ môn thể dục đã thành lập được:
- 1 Câu lạc bộ Đá cầu( Khối 4,5: 18 HS)
- 1 Câu lạc bộ Cờ vua( Khối 1,2,3: 8 HS- Khối 4,5: 10 HS)
- 1 Câu lạc bộ Điền kinh có 30 HS(8 HS môn bật xa, 6 HS ném bóng, 16 HS
môn chạy 60m).
- 100% học sinh tham gia tích cực vào môn học thể dục.
- Có 1 học sinh được tặng giấy khen( tiến bộ vượt bậc về môn thể dục)
- Có 98 học sinh hoàn thành tốt( T): 27 %.
- Có 263 học sinh hoàn thành(H): 73 %.
Qua thời gian đưa sáng kiến kinh nghiệm vào hoạt động, tôi thấy đã hội tụ
được các điểm mới như sau:

* Có tính mới:
- Các câu lạc bộ TDTT trong trường được thành lập và hoạt động có hiệu
quả.
- Bám sát và thực hiện tốt theo thông tư 30 và thông tư 22.
* Tính khả thi:
13


- SKKN được áp dụng phù hợp với tất cả các em học sinh tiểu học.
* Tính hiệu quả:
- Hiệu quả về kinh tế: Không tốn nhiều về vật chất mà tinh thần, sức khỏe
của con người được nâng lên rõ rệt.
- Hiệu quả về mặt xã hội: Các câu lạc bộ TDTT hoạt động và phát triển
mạnh ở tại địa bàn thôn xóm, thu hút nhiều tầng lớp học sinh và phụ huynh
hưởng ứng tham gia tập luyện thể dục thể thao ngày càng đông. Dẫn đến nhận
thức về lợi ích của tập luyện thể dục thể thao quan trọng trong học tập cũng như
trong đời sống lao động của con người.
Những biện pháp, phương pháp và những kinh nghiệm qua các hoạt động
của các câu lạc bộ ở từng lớp, từng khu dân cư, những trò chơi kết hợp phương
pháp thi đấu và những nhận xét , khích lệ, động viên trực tiếp và kịp thời đối với
từng em học sinh, và đặc biệt hơn nữa các em được công nhận là học sinh giỏi
về môn thể dục ( Thông tư 30 và Thông tư 22) đã đem lại sự phấn khởi, vui
mừng cho phân môn thể dục nói riêng và các môn học khác nói chung.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Với kết quả được ghi nhận ở trên, việc thực hiện Thông tư 30 và Thông tư
22 có hiệu quả , kết hợp với việc thực hiện các phương pháp giảng dạy vào các
tiết học của môn thể dục, thành lập các câu lạc bộ hoạt động ngay ở từng khối
lớp và ở tại các khu dân cư…. Sự hứng thú với môn học của các em được tăng
lên, giờ học thể dục mệt mỏi trước đây được thay bằng không khí sôi động, vui

vẻ trong học tập cũng như trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Sức khỏe
của các em được củng cố, tăng cường với việc có nhiều em tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên và có nhiều học sinh tham gia vào câu lạc bộ đá cầu, điền
kinh, bóng đá, cờ vua…; kết quả của môn học thể dục có nhiều tiến triển và khả
quan hơn rất nhiều.
Những nội dung và biện pháp thực hiện ở trên, cùng với kết quả đã được
ghi nhận trong năm học 2016-2017, tôi thấy việc kết hợp các phương pháp dạy
học và đặc biệt là khi đưa các câu lạc bộ vào hoạt động tại các khối lớp ở trường
học và ở tại các khu dân cư, và điều quan trọng là cùng với sự đổi mới của
Thông tư 30 và Thông tư 22 đã được giáo viên và học sinh thực hiện một cách
triệt để vào các tiết học thể dục; qua từng buổi tập, buổi thi đấu đã thu hút được
sự chú ý của học sinh làm cho không khí thêm sinh động, hào hứng, sôi nổi, để
học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ, tư duy và đưa vào nội dung của bài
học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. TDTT trong nhà trường phát triển mạnh
kéo theo sự lan tỏa đến các phụ huynh, các khu dân cư trên toàn xã, một phong
trào sôi động về tập luyện thể dục thể thao vì họ được tập cùng với con cháu của
mình ( lúc đầu thì tập cho cháu đánh cờ, sau thì là đối thủ của cháu trong trận
đấu; lúc thì bố tập cho con đá cầu, rồi lâu dần thành thói quen khi chiều lại cùng
con căng lưới đá cầu với nhau…). Đó là sự thành công nhất trong sự nghiệp
giảng dạy của người giáo viên dạy bộ môn thể dục như tôi nói riêng và bộ môn
giáo dục thể chất trong các nhà trường nói chung.
14


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm vào giảng
dạy; với điều kiện, thời gian, khả năng còn hạn chế. Những gì tôi trình bày ở
trên còn thiếu sót mong được đồng nghiệp góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị.
Để có học sinh kế cận cho các mùa giải tiếp theo và đạt giải cao trong các

kỳ thi HKPĐ, hằng năm nên tổ chức thi thể dục thể thao cấp huyện, cấp tỉnh để
chọn lọc và bồi dưỡng các em có năng khiếu môn thể dục được tham gia HKPĐ
được nhiều hơn.
Tạo điều kiện trang cấp dụng cụ tập luyện cho môn học thể dục để các em
có đầy đủ phương tiện học tập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là skkn của
mình viết, không sao chép nội
dung của người khác

Lê Thị Hải.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

TÊN TÀI LIỆU

TÁC GIẢ

NĂM
XUẤT
BẢN

1


Thông tư 30

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

2014

2

Thông tư 22

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

2016

3

Số: 03/Văn bản hợp nhất-BGDDT.
Thông Tư Ban Hành Quy Định Đánh
Giá Học Sinh Tiểu Học

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

2016

4

Tham khảo một số tài liệu trên mạng
internet


Nguồn: http//m baomoi.
com

2016

Tham khảo một số tài liệu trên mạng
internet

Nguồn: http//gdtc.edu.vn

2016

3

16


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hải
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Thọ Cường

TT

Tên đề tài SKKN

1.


Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giảng dạy môn đá
cầu

2.

Một số biện pháp an toàn trong
giờ học ném bóng ở lớp 4,5

3.

Bồi dưỡng đội tuyển đá cầu
qua ứng dụng công nghệ thông
tin

4.

Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả giảng dạy bộ môn thể
dục trong trường tiểu học

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Phòng
GD&ĐT
Huyện Triệu
Sơn

Phòng
GD&ĐT
Huyện Triệu
Sơn
Phòng
GD&ĐT
Huyện Triệu
Sơn
Phòng
GD&ĐT
Huyện Triệu
Sơn

Kết quả
đánh
giá xếp
loại
Xếp loại
C

Năm
học
đánh
giá xếp
loại
20122013

Xếp loại
C


20142015

Xếp loại
B

20152016

Xếp loại
A

20162017

(A, B, hoặc
C)

17


18



×