Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở trường tiểu học nam ngạn TP thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.65 KB, 21 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh kinh
tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và phát triển kinh tế, tri thức... . Giáo dục - Đào tạo có một vị trí cực
kì quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển giáo dục - đào tạo
là sự nghiệp của toàn xã hội, cả nước trở thành một xã hội học tập, mỗi người
phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ
phát triển, hình thức Giáo dục - Đào tạo luôn phải phù hợp với nhu cầu học tập
của mọi người. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học luôn là điều trăn trở
của mỗi người làm công tác giáo dục. Giáo dục - Đào tạo phải cân đối theo
hướng dạy chữ, dạy người và dạy nghề.
Thấu suốt quan điểm đó, trong nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục để đáp ứng tầm quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Trong đó, xã hội hóa giáo dục không chỉ là biện pháp mang tính tình thế, mà là
tư tưởng thời đại, là biện pháp chiến lược để đưa giáo dục - đào tạo lên tầm cao
mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ cách thực hiện sự nghiệp
giáo dục theo tinh thần XHH. Tiếp đó, Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) khẳng định
“Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức
xây dưng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Nghị quyết Đại
hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo
đồng thời xác định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào
tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định
rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng
các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi
mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội
vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn


bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hay mới nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Các
quan điểm định hướng đó được cụ thể hóa bằng Luật giáo dục, Điều lệ trường

1


Tiểu học, Luật phổ cập giáo dục tiểu học tạo hành lang pháp lý cho việc xã hội
hóa giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Việc làm tốt xã hội hóa giáo
dục cũng là thực hiện một trong 5 tiêu chuẩn cần để xây dựng trường tiểu học
đạt chuẩn quốc gia mà phát triển giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ
thống giáo dục phổ thông.
Thực tiễn ngày nay, xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển rộng khắp cả
nước. Đa số các xã, phường, quận, huyện đã thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo
dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và ngày càng chứng tỏ tính đúng
đắn của chủ trương này, càng chứng minh cho một biện pháp có hiệu quả cao
trong việc phát triển sự nghiêp GD & ĐT. Song trong thực tế xã hội hóa giáo
dục chưa thực sự đồng bộ trở thành phong trào quần chúng, các tổ chức xã hội
trong địa bàn dân cư chưa nhận thức một cách đầy đủ và có ý thức trách nhiệm
tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.Vì vậy, việc xác
định các biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của người quản lý
trường tiểu học là rất cần thiết.
Bản thân là phó Hiệu trưởng trường tiểu học là người cùng với hiệu trưởng,
quản lý chỉ đạo và trực tiếp tham gia các hoat động giáo dục trong nhà trường.
Để nhận thức một cách đúng đắn vai trò trách nhiệm của người tham mưu, chỉ
đạo cùng với Hiệu trưởng trên cơ sở đó đề xuất một số Biện pháp chỉ đạo, thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn dân cư có hiệu quả, góp phần
nâng cao hơn chất lượng giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, tôi
mạnh dạn nêu ra : “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở

Trường Tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hoá” .
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề công tác xã hội hoá giáo dục và thực trạng
của công tác xã hội hoá giáo dục trong trường tiểu học nói chung.
- Tìm hiểu thực trạng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học nói
chung và tại trường Tiểu học Nam Ngạn Thành phố Thanh Hoá nói riêng.
- Phân tích và đề ra một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại
trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu thực trạng vấn đề xã hội hoá giáo dục của trường Tiểu học
Nam Ngạn trong những năm gần đây.
- Đề tài phân tích, điều tra việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong
những năm vừa qua và tổng kết một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác xã
hội hoá giáo dục trong nhà trường trong những năm sắp tới.

2


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đã thực hiện sử dụng các phương pháp nghiên
cứu đó là:
- Phương pháp nghiên cưú xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề xã hội hoá giáo dục
trong trường tiểu học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin về công tác xã hội
hoá giáo dục trong những năm gần đây của nhà trường.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thực nghiệm, kiểm tra kết quả.
2. NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Sự tồn tại và
phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế xã

hội và ngược lại. Với chức năng của mình, giáo dục có vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ xa xưa, xã hội loài người coi giáo dục là công
cụ, là phương tiện để cải biến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi
vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển tiếp theo của xã hội. Chính vì
vậy, nghị quyết TW II khoá VII cho thấy Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm
đến công tác giáo dục, coi Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước, thường xuyên có những chính sách và Biện
pháp để thúc đẩy sự phát triển giáo dục.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ: Các vấn đề chính
sách xã hội, đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, nhà nước giữ vai trò
nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức
trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết
các vấn đề xã hội.
Xã hội hóa giáo dục là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp
nhân dân đối với việc tạo lập và xây dựng môi trường, kinh tế xã hội lành mạnh
và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.
Xã hội hóa giáo dục còn là việc mở rộng các nguồn đầu tư khai thác tiềm
năng về nhân lực, tài lực, vật lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục phát triển
nhanh hơn có chất lượng cao hơn.
Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm bớt trách nhiệm của nhà nước
mà trái lại tăng cường trách nhiệm, vai trò của nhà nước cao hơn nữa thể hiện ở
chỗ có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên công tác xã hội hóa của Đảng, sự
quản lý chặt chẽ của nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục.

3


Ở nước ta hiện nay, việc tiến hành xã hội hóa giáo dục có một vai trò hết sức
quan trọng bởi vì:

Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm mở rộng tạo cơ hội cho mọi người
trong xã hội được học tập nâng cao trình độ, từ đó giúp cho công việc hàng ngày
đạt hiệu quả hơn tăng thu nhập cho người lao động.
Khi nền kinh tế phát triển, thì nhà nước vẫn cần phải huy động mọi tổ chức,
thành viên trong xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Chủ trương xã hội hóa
giáo dục không chỉ thực hiện ở một thời điểm mà diễn ra lâu dài bởi vì giáo dục
là sự nghiệp lâu dài của nhân dân là nhiệm vụ là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân.
Bên cạnh đó, Điều 11 - Luật giáo dục đã xác định rõ về xã hội hóa sự
nghiệp giáo dục: Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo
sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành
mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà nước giữ vai
trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại
hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều
kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nội dung chủ yếu của công tác xã hội hóa giáo dục thực chất là nội dung
của việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục và
đào tạo:
Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội tạo theo nhiều hình thức,
nhiều loại hình đào tạo làm cho nền giáo dục của chúng ta trở thành một nền
giáo dục giành cho mọi người, tạo cơ hội để cho mọi lứa tuổi đều có điều kiện
học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội ta thành một xã hội
học tập.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh vận động toàn dân chăm sóc thế
hệ trẻ, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở
gia đình và giáo dục ngoài xã hội.
Trong những năm vừa qua mặc dù Đảng, nhà nước đã không ngừng đầu tư
cho giáo dục nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục.
Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước và mở rộng các nguồn
đầu tư khác cho giáo dục là tất yếu.

2.2 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Khác với những năm trước đây, bậc học Tiểu học chưa được mọi người quan
tâm chăm lo đầu tư đúng mức bởi chưa xác định đây chính là bậc học nền tảng,

4


l cỏi gc cỏc em hc sinh hc tt hn cỏc bc hc tip theo. Trong nhng
nm gn õy, thc trng v cụng tỏc xó hi húa cỏc trng Tiu hc ang cú
chiu hng tt, mang li hiu qu cao cho cht lng giỏo dc.
Cỏc nh trng nh lm tt cụng tỏc xó hi húa giỏo dc nờn ó xõy dng
Phong tro dy tt - hc tt. c bit, trong thi i cụng ngh thụng tin, nhiu
trng c ph huynh h tr mua c mỏy chiu a nng; mỏy tớnh xỏch tay;
thnh lp c phũng mỏy vi tớnh phc v tt hn cho vic ng dng cụng ngh
thụng tin trong dy - hc.
Cng nh lm tt cụng tỏc xó hi hoỏ giỏo dc m nhiu trng c u t
bi cỏc d ỏn ln hay nhõn dõn a phng úng gúp xõy dng phũng hc; lm
c sõn bờ tụng, quy hoch h thng bn hoa, cõy xanh sõn trng; xõy cỏc
phũng chc nng, xõy c phũng c chung; mua sm bn gh giỏo viờn, hc
sinh; xõy dng th vin chun, lm c nhiu b dựng dy hc cú giỏ tr;
mua sm nhiu dng c ph tr khỏc phc v tt hn quỏ trỡnh giỏo dc nh õm
li, loa i, ti vi, n ooc- gan....
Tuy nhiờn, cụng tỏc xó hi húa giỏo dc cng cũn khụng ớt khú khn nh
vic nhn thc ca mt b phn cỏn b giỏo viờn v cụng tỏc xó hi húa giỏo
dc cha y dn n cha coi trng cụng tỏc xó hi húa giỏo dc; vn cú
nhng ph huynh cha quan tõm n vic hc ca con em cũn phú mc cho nh
trng. Mt b phn lónh o a phng cha thc s quan tõm n cụng tỏc
xó hi húa giỏo dc; Mt s trng, mt s a phng cha lm tt vn cụng
khai kinh phớ h tr t cụng tỏc XHHGD, cha thc hin quy ch dõn ch hoỏ

trng hc nờn vn cũn ý kin thiu ng tỡnh t phớa nhõn dõn núi chung v
ph huynh hc sinh núi riờng nh hng ớt nhiu n hiu qu cụng tỏc
XHHGD.
Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục ở trờng Tiểu
học Nam Ngn, Thành phố Thanh Hóa.
* c im tỡnh hỡnh chung:
- Tỡnh hỡnh a phng:
Trng Tiu hc Nam Ngn úng trờn a bn phng Nam Ngn TP
Thanh Hoỏ phớa ụng giỏp huyn Hong Hoỏ, phớa Tõy giỏp phng Trng
Thi, phớa Nam giỏp xó ụng Hng, phớa Bc giỏp phng Hm Rng. Phng
Nam Ngn cú din tớch 245,95 ha; dõn s: 11.350 ngi chia lm 17 khi ph v
1 khu dõn c mt bng 08 Nam Ngan khụng phi l mt phng trung tõm ca
Thnh ph Thanh Hoỏ nhng hin nay cú tc phỏt trin kinh t - xó hi
nhanh v mnh ca Thnh ph. Trờn a bn cú mt s cụng ty, d ỏn nh: Cụng

5


ty XD thương mại Miền Trung, Công ty Taxi Mai Linh, chi nhánh công ty xăng
dầu… hiện nay phường đang có những dự án, công trình xây dựng lớn của nhà
nước như: xây dựng cảng, XD khu du lịch, trung tâm thuơng mại…
Những năm gần đây kinh tế địa phương ngày một phát triển, điện, đường,
trường, trạm đã được xây dựng và lắp đặt kiên cố hoá. Do đó phường Nam Ngạn
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị và là nơi
đào tạo một lượng công dân lớn của TP Thanh Hoá mà các nhà trường phải đảm
nhiệm. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, người
dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề kinh tế đan xen nông - bán nông nghiệp,
địa bàn rộng nên ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em, chất
lượng giáo dục muốn đảm bảo cần phải có sự nỗ lực rất lớn của cán bộ giáo viên
các nhà trường.

- Tình hình nhà trường:
TrườngTiểu học Nam Ngạn trước đây là trường cấp 1 Nam Ngạn được thành
lập năm 1968 đến năm 1976 được sát nhập với trường cấp 2 Nam Ngạn gọi là
trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn, đến tháng 10 năm 1995 được tách ra thành
trường tiểu học Nam Ngạn. Từ khi thành lập đến nay, trường luôn phát triển và
trưởng thành vững mạnh. Trường có diện tích 3579 m 2. Năm 2001 nhà trường
nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của bộ trưởng Bộ thương binh xã hội Nguyễn Thị
Hằng đã xây mới một dãy phòng học 2 tầng với 10 phòng học. Năm 2010 nhà
trường tiếp tục được địa phương cho xây mới một một khu nhà hiệu bộ 3 tầng
với đầy đủ các phòng làm việc cho các BGH và phòng họp cho Hội đồng giáo
dục nhà trường, phòng chức năng... Cải tạo khuôn viên sân trường thoáng mát,
được lát gạch sạch sẽ và có trên 50% diện tích được cây xanh che bóng mát để
nhà trường có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc
biệt, năm học 2014- 2015 nhà trường đã huy động nguồn xã hội hoá từ phụ
huynh học sinh và giáo viên đã lát gạch toàn bộ phía sân sau của trường tạo
thêm sân chơi có nhiều bóng mát cho học sinh. Với cơ sở vật chất tương đối
khang trang nhà trường đã đảm bảo cho việc dạy học đạt kết quả tốt. Do đó
trong những năm qua trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp Thành phố, cấp
Tỉnh. Song những năm gần đây, do việc thực hiện chương trình giáo dục mới với
quy định học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày thì vấn đề phòng học, phòng bếp,
phòng ăn, phòng ở bán trú của học sinh lại trở thành vấn đề bức bách mà địa
phương và lãnh đạo nhà trường phải quan tâm.
- Đội ngũ:
BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG

6


Trình
Số năm

Trình
Độ
độ
giữ chức
Họ và tên
Chức danh
độ
tuổi
chuyên
vụ hiện
quản lí
môn
hành
Hoàng Thị Loan
Hiệu trưởng
53
ĐHSP TCQL
2
Lê Thị Nụ
P. Hiệu trưởng
52
ĐHSP TCQL
11
Hoàng thị Hương P. Hiệu trưởng
38
ĐHSP
2
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Số lượng GV Số lượng GV Số lượng GV
Tổng số GV

Ghi chú
trên chuẩn
đạt chuẩn
dưới chuẩn
Nam
Nữ
ĐH

THSP
10 +2, THHC
1
15
14
1
1
0
TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
Chi bộ đảng
SL đảng
SL đoàn viên
SL đoàn viên
SL đảng
Ghi chú
viên chính
thanh niên
công đoàn
viên dự bị
thức
14
0

3
19
HỌC SINH (Năm học 2015 - 2016)
HS diện
HS
HS hộ
Khối
Số học
Đội
gia đình
HS hộ
Số lớp
khuyết
khó
lớp
sinh
viên
chính
nghèo
tật
khăn
sách
1
2
55
0
1
1
2
2

2
55
0
0
1
2
3
2
58
48
0
0
2
3
4
1
27
27
0
0
2
2
5
2
41
41
0
0
2
2

Tổng
9
236
116
0
1
8
11
Công tác tư tưởng, nhận thức.
- Nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Nam Ngạn về công tác
xã hội hoá giáo dục.
Kết quả điều tra nhận thức của cán bộ giáo viên trường TH Nam Ngạn về
công tác xã hội hoá giáo dục như sau:
Bảng 1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vấn đề xã hội hoá giáo dục.
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan Quan trọng Không quan

7


trọng
SL TL

SL

TL

trọng

SL
TL

Góp phần nâng cao chất
10 100
0
0
0
0
lượng giáo dục và đào tạo
Tạo ra một xã hội học tập
góp phần nâng cao dân trí,
2
9
90
1
10
0
0
đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Phục vụ đắc lực cho sự
3 phát triển kinh tế - Xã hội
8
80
2
20
0
0
của địa phương.

Là con đường để thực hiện
4 dân chủ hoá công tác giáo
10 100
0
0
0
0
dục.
Bảng 2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của Ban giám hiệu trong
việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục:
Mức độ
Rất quan
Không
TT
Nội dung
Quan trọng
trọng
quan trọng
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Vai trò của BGH trong
1 công tác xã hội hoá
9
90
1
10

0
0
giáo dục
Vai trò của giáo viên
2 trong công tác xã hội
1
10
1
10
8
80
hoá giáo dục.
Vai trò của các tổ chức
đoàn thể trong nhà
3
2
20
3
30
5
50
trường trong việc thực
hiện công tác XHHGD
Thông qua kết quả điều tra nhận thức của 10 đồng chí giáo viên trong nhà
trường bằng hệ thống phiếu đối với công tác xã hội hoá giáo dục cho thấy rất
rõ các đồng chí giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác xã
hội hóa giáo dục. Đặc biệt, qua điều tra nhận thấy 90 % các đồng chí giáo viên
đều cho rằng Ban giám hiệu nhà trường có vai trò rất quan trọng trong công tác
xã hội hóa giáo dục.
Có được nhận thức đúng đắn đó là do đội ngũ giáo viên đã được trẻ hóa,

các đồng chí giáo viên được đào tạo chính quy (chuẩn và trên chuẩn) có năng
1

8


lực công tác vững vàng. Hầu hết các đồng chí giáo viên đều nhiệt tình, có ý
thức phấn đấu, đều là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người có ảnh hưởng nhiều
nhất tới học sinh, là cầu nối trực tiếp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
- Nhận thức của cán bộ quản lí về vấn đề xã hội hóa giáo dục
Ban giám hiệu nhà trường có ý thức phấn đấu tự học tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực quản lý, luôn xác định
được vai trò của mình trong công tác và nhận thức được rằng một trong những
điều kiện quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường là công tác xã hội hoá
giáo dục. Với nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục tôi cùng với
BGH đã tham mưu với Đảng uỷ , Chính quyền … cùng địa phương xây dựng kế
hoạch về công tác xã hội hoá giáo dục trong từng năm học khoá học cùng với kế
họach phát triển của nhà trường từng bước đem lại hiệu quả. Sự chỉ đạo thực
hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm gần đây đã có tác động rất
lớn đến nhận thức của từng giáo viên trong nhà trường . Đặc biệt là hội cha mẹ
học sinh của nhà trường đã tin tưởng tuyệt đối vào công tác xã hội hóa giáo dục ,
phối kết hợp chặt chẽ để cùng nhà trường giáo dục học sinh, củng cố tăng cường
cơ sở vật chất, xây dựng khuôn viên phục vụ cho việc dạy và học.
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM NGẠN
* Việc chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của Ban giám
hiệu trường Tiểu học Nam Ngạn được thể hiện cụ thể như sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch
Muốn thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì khâu xây dựng kế
hoạch là khâu rất quan trọng được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm, vì đây là

khâu định hướng, hoạch định cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân những công việc
cụ thể cần làm trong từng giai đoạn trong năm học.
Song song với việc xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng nhà trường
cùng với các đồng chí phụ trách đoàn thể như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn đội căn
cứ vào tình hình đặc điểm của địa phương, phụ huynh, học sinh và kế hoạch
phát triển của nhà trường để bàn bạc, cùng xây dựng kế hoạch (Hiệu trưởng,
Ban giám hiệu đóng vai trò chủ đạo ) hoạch định những công việc cần làm về
công tác xã hội hóa giáo dục với mục đích, nội dung, các biện pháp thực hiện .
Sau khi xây dựng được kế hoạch cụ thể, Hiệu trưởng, Ban giám hiệu tranh
thủ ý kiến (sự ủng hộ) của Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường, Chủ tịch
HĐGD phường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường .
- Công tác tham mưu với tổ chức chính quyền địa phương.

9


Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với chính quyền tổ chức Đại hội giáo
dục cấp phường theo đúng thời gian qui định và duy trì sinh hoạt định kì của
BCH Hội đồng giáo dục phường. Ban giám hiệu phối hợp với Chủ tịch hội đồng
giáo dục dự thảo báo cáo, nội dung xã hội hóa giáo dục của kì Đại hội và các
buổi sinh hoạt của BCH theo định kì
- Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện
Tổ chức chỉ đạo đến các tổ chức đoàn thể, đến giáo viên chủ nhiệm về kế
hoạch công tác xã hội hóa giáo dục chung của nhà trường: yêu cầu các tổ chức
đoàn thể, giáo viên phụ trách lớp căn cứ vào kế hoạch chung và đặc điểm tình
hình tổ chức lớp của mình phụ trách để xây dựng kế hoạch. (Ví dụ như: hoàn
cảnh gia đình, lực học, hạnh kiểm...) Đặc biệt là phải nêu các Biện pháp thực
hiện cụ thể cho từng nội dung, từng giai đoạn để Hiệu trưởng, Ban giám hiệu
duyệt trước khi thực hiện.
Tổ chức họp phụ huynh học sinh toàn trường: Thời gian tiến hành: 3

lần/năm học. (đầu năm, cuối kì một và cuối năm).
* Cách tiến hành:
Hiệu trưởng, Ban giám hiệu thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh
về mục tiêu, nội dung và phương pháp cần triển khai trong kì họp ( Phó Hiệu
trưởng và Hiệu trưởng chủ trì).
Ban đại diện CMHS nhà trường tổ chức hội nghị triển khai nội dung đến
tất cả Chi hội trưởng các lớp. Chi hội trưởng phụ huynh đại diện các lớp, bàn
bạc thảo luận, thống nhất các biện pháp và ra nghị quyết triển khai.( Trưởng Ban
đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và ban giám hiệu nhà trường chủ trì)
Tổ chức hội nghị phụ huynh theo đơn vị lớp (Chi hội trưởng phụ huynh
của lớp và giáo viên Phụ trách lớp chủ trì).
-Công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện.
BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc các tổ chức đoàn thể, giáo
viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách các khu phố, Ban chi hội phụ huynh học
sinh các lớp và Hội cha mẹ học sinh nhà trường trong quá trình thực hiện kế
hoạch thông qua những việc làm cụ thể để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế
hoạch đề ra.
- Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục.
Mối quan hệ giữa trường Tiểu học với địa phương chỉ được củng cố khi
các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình phát triển giáo dục ở địa phương.
Đó là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và

10


cũng thể hiện được quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng được tham gia vào
quá trình thực hiện dân chủ hóa giáo dục .
- Huy động toàn dân, các tổ chức đoàn thể tham gia thực hiện các chỉ tiêu
của kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường, thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu

học.
Trong những năm qua, trường Tiểu học Nam Ngạn đã thu hút được rất
nhiều lực lượng xã hội ở địa phương tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, cụ
thể: Đảng ủy, HĐND, UBND phường Nam Ngạn; Các ban ngành cơ quan, đoàn
thể như: Cơ quan Bảo hiểm y tế, Bảo Việt; Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên
cộng sản HCM, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học, Hội CTĐ
tham gia.
Các tổ chức làm giáo dục như: Hội đồng giáo dục cơ sở, Ban đại diện cha
mẹ học sinh, Hội bảo trợ học đường, Hội khuyến học, Quĩ khuyến khích tài
năng trẻ, Quĩ học sinh nghèo vượt khó…
Các gia đình , các cá nhân có uy tín, các nhà hảo tâm, hội đồng hương hỗ
trợ cả về vật chất và tinh thần.
Chính vì thế, trong những năm vừa qua, phường Nam Ngạn đã đạt tiêu
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, không có học sinh bỏ học và học
sinh lưu ban ở tiểu học, chất lượng dạy và học đạt kết quả tốt :
Năm 2012 - 2013 2013-2014 2014 - 2015
học
183 HS
208 HS
223 HS
SL
%
SL
%
SL
%
Các nội dung
Số trẻ em đi học đúng độ tuổi
183
99

206
99
223 100
Số học sinh bỏ học
0
0
0
0
0
0
Số học sinh lên lớp
183 100 208 100
223 100
Số học sinh học HTCT tiểu học
25
100
44
100
43
100
Số học sinh giỏi toàn trường , HS 137
74
156
75
184 82,5
được khen
HS giỏi cấp Tỉnh
1
0,4
3

1,2
HS giỏi cấp TP
30
12
44
17,3
Hiệu quả đào tạo
183 100 208 100
223 100
Số HS học 2 buổi/ngày
183 100 208 100
223 100
Kết quả của việc xã hội hóa giáo dục đã góp phần tích cực vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu
học được giữ vững và từng bước phát triển vững chắc. Tỉ lệ học sinh học hết tiểu
học trong 4 năm qua liên tục đạt 100% không có học sinh bỏ học. Chất lượng
mũi nhọn được chú ý để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh.

11


Số học sinh giỏi các cấp mỗi năm một tăng. Chất lượng các môn học năng khiếu
như: Ngoại ngữ; Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học ngày càng được coi trọng. Hầu như
các kì thi năng khiếu các cấp tổ chức trường đều có đủ số lượng học sinh tham
gia và tỉ lệ đạt giải. Năm học 2014-2015 trường có học sinh tham gia thi kể
chuyện đạt giải ba cụm. Đặc biệt, năm học 2015- 2016 trường đã đạt giải nhì
cụm về Liên hoan tiếng hát và kể chuyện học sinh tiểu học để lại ấn tượng tốt
trong hội thi.
- Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình đào tạo để nâng
cao chất lượng, gắn nhà trường với cuộc sống địa phương, gắn lí thuyết với

thực tiễn.
Nhà trường đã có các hoạt động tuyên truyền về mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục Tiểu học, khuyến khích các lực lượng xã hội ở phường
Nam Ngạn tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, hưởng ứng mục tiêu đào tạo
của nhà trường trên cơ sở của chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của
địa phương.
Thông qua các kì họp phụ huynh, qua sổ liên lạc điện tử, gia đình đã tham
gia bàn bạc thống nhất với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường về mục tiêu cần
đạt trong năm học dựa trên khả năng của từng em, sau đó hai bên cam kết trách
nhiệm. Mục tiêu xây dựng như vậy có tác dụng định hướng sát thực cho sự phát
triển của từng học sinh đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm không chỉ của nhà
trường, gia đình mà còn chính bản thân của trẻ.
- Các lực lượng xã hội đã cung cấp tư liệu hoặc trực tiếp tham gia biên
soạn nội dung giáo dục về địa phương.
Các bậc phụ huynh ủng hộ cho nhà trường các tài liệu tham khảo về nội
dung, phương pháp giảng dạy ở tiểu học như: sách báo, tranh ảnh, các mô hình,
vật thật.... phục vụ cho nội dung giảng dạy trong nhà trường. Một số phụ huynh
có năng khiếu đã tham gia dàn dựng các tiết mục văn nghệ giúp cô và trò phát
hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu cho nhà trường.
-Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh là lĩnh vực mà các lực lượng xã
hội ở phường Nam Ngạn có ưu thế:
Trưởng khu phố, các đoàn thể xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, giáo viên về hưu, cựu chiến binh, phụ lão... đã tham gia tích
cực và có hiệu quả vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tùy theo ưu thế của
từng tổ chức, từng cá nhân và sự tham mưu phối hợp của nhà trường để các tổ
chức, cá nhân tham gia vào tất cả các lĩnh vực hay từng lĩnh vực nhằm giáo dục
đạo đức cho học sinh. Chẳng hạn: Hội phụ huynh đã đảm nhận việc giáo dục

12



học sinh cá biệt. Đoàn thanh niên đã huấn luyện thể dục thể thao cho học sinh
năng khiếu, làm trọng tài, tổ chức hội khỏe phù đổng. Ngoài ra, Hội cựu chiến
binh đã tham gia giáo dục truyền thống nhằm nâng cao nhận thức và rèn luyện
kỹ năng cho học sinh, giáo dục các em học tập phẩm chất, tác phong anh bộ đội
cụ Hồ qua các buổi nói chuyện, mít tinh, kỉ niệm. Hội cựu chiến binh phối hợp
với Đoàn thanh niên đảm nhiệm việc giáo dục truyền thống, tổ chức sinh hoạt
đội và các hoạt động giáo dục ngoại khóa ở địa phương tổ chức chào mừng ngày
26/3; 19/5; 22/12; 3,4 tháng 4 chiến thắng Hàm rồng Nam Nam Ngạn...
- Các lực lượng xã hội còn tham gia cùng nhà trường làm tốt công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho giáo viên, học sinh
Các tổ chức y tế đã tham gia khám sức khỏe định kì cho học sinh, tham gia
giảng dạy, phổ biến công tác chăm sóc giữ gìn vệ sinh và sức khỏe cho học sinh,
tham gia chương trinh "Vệ sinh học đường". Thực tế ở phường Nam Ngạn các
lực lượng y tế, các gia đình cán bộ về hưu đã thực hiện những nhiệm vụ giáo
dục hỗ trợ nhiều cho giáo viên.
- Các lực lượng xã hội đã tham gia đánh giá nhà trường
Trong cơ cấu của Hội đồng giáo dục có tiểu ban theo dõi chất lượng nên
đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường cũng được các lực lượng xã hội ở
phường Nam Ngạn tham gia tích cực. Nội dung đánh giá là kết quả xếp loại học
lực, hạnh kiểm, tỉ lệ học sinh lên lớp, bỏ học, học sinh hoàn thành chương trình
tiểu học so với chỉ tiêu đầu năm.
Đặc biệt, các lực lượng xã hội như hội phụ huynh đã tham gia đánh giá
từng mặt của hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó sự đánh giá về phẩm
chất đạo đức, năng lực chuyên môn của nhà giáo so với nhu cầu thực tiễn của
địa phương, trên cơ sở đó kiến nghị, góp ý với nhà trường điều chỉnh phương
thức giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả ngoài của giáo dục nhà trường.
Tiểu ban giáo dục cơ sở bao gồm trưởng phố, trưởng các đoàn thể: thanh
niên, phụ nữ, cựu chiến binh, hội phụ lão đã tham gia đánh giá đạo đức của học
sinh trong thời gian ở ngoài nhà trường (các tháng hè, ngày nghỉ tết)

Hội cha mẹ học sinh đã được nhà trường trưng cầu ý kiến khi đánh giá học
sinh, chính nhờ có những ý kiến đa dạng và thông tin đầy đủ về hành vi và thái
độ đạo đức của từng em ( ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội) thông qua sổ liên
lạc điện tử, gặp trực tiếp mà giáo viên có thể kết luận, xếp loại đánh giá từng em
một cách công bằng và xác thực.
- Các lực lượng xã hội đã tham gia vào quá trình quản lý học sinh:

13


Các lực lượng xã hội ở phường Nam Ngạn có trách nhiệm tham gia vào quá
trình hình thành nhân cách học sinh ngoài nhà trường. Hội đồng giáo dục
phường phân công cụ thể cho các tiểu ban giáo dục cơ sở quản lí và giáo dục
học sinh trên địa bàn. tuy nhiên gia đình vẫn là lực lượng có vai trò quan trọng
nhất trong quản lí con em mình về mọi phương diện. Gia đình cùng các lực
lượng xã hội quản lí phần nối tiếp của quá trình đào tạo trong nhà trường, tạo
thành một quá trình khép kín không chỉ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo mà còn giúp công tác đánh giá kết quả thêm chính xác, kịp thời. Không chỉ
quản lí học sinh, cán bộ lãnh đạo địa phương (thành phần của HĐGD xã) còn
thực hiện chức năng giám sát hoạt động đại hội giáo dục trong nhà trường.
* Huy động các tổ chức xã hội và từng người dân sống trên địa bàn
tham gia xây dựng môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh, kết hợp giáo
dục giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội .
Nhà trường đã phát huy sức mạnh của quần chúng, xây dựng môi trường
giáo dục thuận lợi, làm cho các lực lượng xã hội phát huy trí tuệ chăm lo thế hệ
trẻ tạo cơ hội cho mọi người được biết, được bàn, được giáo dục.
Mặt trận tổ quốc phối hợp tổ chức các hình thức tuyên truyền nội dung
công ước quốc tế về quyền trẻ em, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
trong nhân dân . phối hợp với phòng lao động thương binh xã hội nhận đỡ đầu
trẻ em nghèo, mô côi, không nơi nương tựa. Phối hợp với các tổ chức có hiệu

quả “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”.
Cùng với ngành văn hóa phối hợp chỉ đạo cuộc vận động “Xây dựng nếp sống
văn minh, gia đình văn hóa” đẩy mạnh phong trào “Người lớn mẫu mực trẻ em
chăm ngoan” góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, tạo đà cho xã hội phát triển .
Hội liên hiệp phụ nữ với vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền , hướng
dẫn giúp chị em có những kiến thức như dạy con tốt, phòng chống trẻ em suy
dinh dưỡng với tư cách người mẹ, người chị trong gia đình, tích cực tham gia
phong trào “Nuôi con khỏe dạy con ngoan”. Hội phụ nữ của phường duy trì việc
chăm sóc đỡ đầu cho các cháu học sinh hư nhanh chóng tiến bộ, tuyên truyền
sâu rộng về phòng chống tệ nạn xã hội phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
Đoàn thanh niên cộng sản HCM cùng với ngành văn hóa - thể thao đóng
vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể ở
các khu dân cư và trong dịp hè. Các mô hình “Thanh niên tình nguyện”; "Chi
hội giáo dục viên”; "Trung tâm giáo dục cộng đồng” bước đầu đã có những
chuyển biến đáng kể, thu hút các em có hoàn cảnh đặc biệt thay đổi nếp sống
tiếp tục theo học lớp tình thương do phường tổ chức.

14


Bằng những hành động cụ thể khu phố có vai trò quan trọng trong cuộc
vận động xây dựng nếp sống văn minh, khu phố tự quản, hạn chế những ảnh
hưởng xấu đối với trẻ. Công an có trách nhiệm uốn nắn, hạn chế những hành vi
chưa phù hợp với mức chuẩn mức đạo đức và pháp luật, giúp các em phát triển
đúng hướng. Công đoàn đã vận động cán bộ, công nhân viên nuôi dạy con, vận
động các cơ quan xí nghiệp, động viên, khen thưởng GV và HS có thành tích
cao trong học tập. Đặc biệt công đoàn nhà trường đã hưởng ứng sôi nổi cuộc vận
động: “Kỉ cương tình thương, trách nhiệm”, phong trào “Giỏi việc nước, đảm
việc nhà”; phong trào “Dạy tốt- học tốt” tạo môi trường giáo dục thuận lợi.
Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, hội Chữ thập đỏ, Phòng lao động Thương

binh xã hội, y tế đã quan tâm, chăm sóc sức khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng,
trợ cấp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức ngăn chặn các tệ nạn xã hội,
ma túy xâm phạm học đường.
Hội cha mẹ học sinh thường xuyên kết hợp với nhà trường trong việc quản
lí giáo dục học sinh. Gia đình đã tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện
như: Tạo góc học tập, đôn đốc, nhắc nhở việc rèn luyện đạo đức, lao động giúp
đỡ gia đình, đảm bảo giờ tự học, kiểm tra bài vở thường xuyên, liên hệ với nhà
trường thông qua sổ liên lạc, các kì họp phụ huynh. Hội cha mẹ học sinh luôn
quan tâm giáo dục con cái, liên kết chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục
gia đình. Xây dựng được cơ chế hoạt động, thực hiện các qui ước, nội dung cam
kết các lực lượng xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học. Kết hợp ba
môi trường giáo dục Gia đình - Nhà trường - Xã hội là một nội dung được quan
tâm đặc biệt trong quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học
Nam Ngạn.
2.4. Hiệu quả của việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của
Trường Tiểu học Nam Ngạn trong những năm gần đây
- Cơ sở vật chất : Bằng công tác XHHGD, đơn vị đã thu được một số kết
quả như sau :
Năm học 2009 - 2010: Nhà trường được địa phương mua sắm thêm cho
100 bộ bàn ghế, một máy tính xách tay và được cấp trên cấp cho 1 máy chiếu đa
năng.Phụ huynh của nhà trường đóng góp cải tạo sân chơi, bãi tập, trồng mới hệ
thống bồn hoa cây cảnh tạo khuôn viên xanh - sạch - đẹp; mua sắm 15 máy vi
tính cho học sinh và 1 máy chiếu đa năng, 1 máy tính xách tay.
Năm học 2010 - 2011: Nhà trường được TP và địa phương phối hợp đầu
tư xây dựng khu nhà hiệu bộ 3 tầng với diện tích 400 m 2, cấp thêm 1 máy chiếu
đa năng, 20 bộ bàn ghế trang bị cho phòng học Tiếng Anh. Nhà trường còn huy

15



động phụ huynh học sinh đóng góp mua toàn bộ trang thiết bị bán trú với trị giá
hàng chục triệu đồng. Hội cha mẹ học sinh nhà trường sắm hệ thống âm li, loa
đài hiện đại phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường đã vinh dự
được cộng nhận là trường chuẩn Quốc gia mức độ I.
Năm học 2014- 2015 Ban giám hiệu đã tham mưu, vận động Hội cha mẹ
học sinh và giáo viên trong toàn trường đóng góp lát gạch toàn bộ sân phía sau
dãy lớp học trị giá 45 triệu đồng tạo nên cảnh quan sạch đẹp cho học sinh vui
chơi. Tham mưu với UBND Phường xây dựng sân khấu với số tiền là là 21triệu
đồng. Đặc biệt, năm học 2015- 2016 nhà trường đã tham mưu với Hội cha mẹ
học sinh đóng góp bằng nguồn xã hội hoá giáo dục đã mua thêm được 5 máy
tính bàn và 1máy tính xách tay, 1 máy chiếu phục vụ cho công tác dạy và học.
Vận động cán bộ giáo viên ủng hộ cùng với phụ huynh đầu tư xây dựng thêm
khu vực phục vụ bán trú với tổng số tiền là 97 triệu đồng. Với quyết tâm cao của
Ban giám hiệu cùng với tập thể giáo viên nhà trường, năm học 2015- 2016 nhà
trường đang tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng thư viện chuẩn kêu gọi, vận
động cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh đóng góp hoàn thiện các tiêu
chuẩn theo qui định để nhà trường sớm được công nhận nhà trường có thư viện
đạt chuẩn.
Tuy vậy, với quy mô phát triển của nhà trường duy trì cho hơn 200 học
sinh học tập mỗi năm, và để hoàn thiện các tiêu chí của một trường Tiểu học đạt
chuẩn Quốc gia mức độ I được công nhận lại vào những năm sau trên một
khuôn viên nhỏ hẹp như trường TH Nam Ngan thì vấn đề đầu tư quy hoạch là
vấn đề cần thiết, nhà trường cần tiếp tục làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, mở rộng khuôn viên, tiếp tục đầu tư cho
việc xây dựng thêm các phòng đa năng phục vụ cho dạy và học của nhà trường.
- Kết quả của việc huy động gia đình, cộng đồng tham gia nâng cao
chất lượng dạy học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở trường
Tiểu học Nam Ngạn.
KẾT QUẢ XẾP LOẠI CÁC NĂM THEO THÔNG TƯ 30 NHƯ SAU:
Năm học

Tổng số Học sinh HTvề Kiến Học sinh đạt về phẩm
HS
thức kĩ năng
chất năng lực
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
2014- 2015
223
223
100
223
100
2015- 2016
236
236
100
236
100
( học kỳ I)

16


Đại hội giáo dục còn là con đường hữu hiệu biện pháp tổng hợp sự nhất
trí của xã hội đối với việc chăm lo phát triển giáo dục - đào tạo. Trong đó nhà
trường đóng vai trò là chủ đạo, nòng cốt để xây dựng mội trường giáo dục lành
mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong xây dựng và phát triển
giáo dục - đào tạo.

Tham mưu để xây dựng được quĩ khuyến học, sử dụng hợp lý công khai
hóa các quĩ hỗ trợ giáo dục nhằm khuyến khích học sinh có thành tích cao trong
học tập, tu dưỡng, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, động viên truyền thống
hiếu học, trọng thầy trong từng gia đình, từng khu phố của địa phương.
Tập thể nhà trường phải thật sự đoàn kết, tâm huyết năng động, đứng đầu
là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn. Ban giám hiệu nhà trường
phải nhận thức đầy đủ về quan điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng
và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, thấy được vai trò trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng và phát triển giáo dục - đạo tạo. Tổ chức và xây dựng tập
thể nhà trường thành một khối đoàn kết, phát huy năng lực của mỗi người.
Đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở các lớp, tổng phụ trách Đội, bởi chính
họ là đầu mối thiết lập quan hệ nhà trường với quần chúng ngoài nhà trường
trong quá trình triển khai các nội dung xã hội hóa giáo dục.
Các đoàn thể trong nhà trường, đội ngũ giáo viên phải được phổ biến,
thấm nhuần tinh thần của xã hội hóa giáo dục để làm tôt vai trò tham mưu cho
Đảng, chính quyền sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương,
giúp phát hiện và phát huy thế mạnh của các bậc phụ huynh học sinh, cùng khai
thác các nguồn tiềm năng, quan tâm chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường.
Tiến hành đổi mới các nội dung và phương pháp giảng dạy, xây dựng kỉ
cương, nề nếp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường làm cho việc
chỉ đạo xã hội hóa giáo dục thực sự có hiệu quả. Chỉ đạo xã hội hóa giáo dục
cần gắn liền với các nội dung chỉ đạo khác, nhất là chỉ đạo dạy học.
Tóm lại : Việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học Nam
Ngạn đã được triển khai đúng hướng và đạt được một số kết quả đáng kể. Tuy
nhiên, xã hội hóa giáo dục là một quá trình khó khăn phức tạp không thể có
ngay được kết quả to lớn và hoàn thiện. Thực tế cho thấy để xây dựng và phát
triển trường tiểu học đòi hỏi người người cán bộ quản lý phải tìm kiếm biện
pháp thích hợp để thực hiện xã hội hóa giáo dục trong điều kiện kinh tế - xã hội
của địa phương nhằm đưa nhà trường phát triển hơn nữa để đáp ứng với nhu cầu


17


hiện nay. Qua nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu
học Nam Ngạn vẫn còn một số hạn chế sau:
Do tình hình ngân sách của phường còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế
của nhân dân phát triển không đồng đều, nên việc đầu tư kinh phí còn ít, tiến độ
chậm và chưa đồng bộ.
Việc xây dựng quĩ khuyến học của hội khuyến học phường còn dè dặt nên
mức thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích trong học tập còn quá ít,
bên cạnh đó còn một số gia đình phụ huynh học sinh ỷ lại với điều kiện hoàn
cảnh của mình phó mặc con em cho nhà trường và xã hội.
3. KẾT LUẬN
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ chiến lược
mà Đảng, Nhà nước đã đề ra cho toàn Ngành giáo dục trong giai đoạn sắp tới, để
khẳng định được vị thế của Ngành giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, Nghị
quyết TW2 đã nhấn mạnh : "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển". Giáo
dục là sự nghiệp của quần chúng, sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân,
mọi người phải được hưởng quyền lợi giáo dục có trách nhiệm vun đắp, xây
dựng cho sự nghiệp giáo dục. Đúng như lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy:
" Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong"
Trường tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hóa trong các năm qua thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục đạt được kết quả đáng kể là do:
Sự nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò công tác xã hội hóa giáo dục của
lãnh đạo và tập thể giáo viên nhà trường, của chính quyền địa phương và nhân
dân phường Nam Ngạn hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục,
nó bao gồm: quyền lợi, nghĩa vụ đối với sự nghiệp giáo dục. Từ đó mỗi tổ chức,
cá nhân nỗ lực tham gia công tác phát triển giáo dục của nhà trường.
Nhà trường đã có những biện pháp đúng đắn, phù hợp với thực tế của địa

phương, của nhà trường vì thế đã có tác động mạnh mẽ đến lãnh đạo Đảng,
chính quyền, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh học sinh phường Nam Ngạn, nên
đã thể hiện tốt vai trò chủ đạo trong sự phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương.
Đã ưu tiên từng bước đầu tư, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện cơ sở vật
chất, góp phần giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường đã
thực cuốn hút được các lực lượng tham gia vào công tác giáo dục, tích cực đóng
góp sức người, sức của để phát triển giáo dục tại đơn vị. Hầu hết cha mẹ học
sinh đã quan tâm, có trách nhiệm, tạo điều kiện cho con cái học hành tốt hơn,
phụ huynh học sinh sẵn sàng tham gia các hoạt động của nhà trường. Mọi gia
đình trong phường đã chú ý nhiều hơn đến việc xây dựng gia đình văn hóa, phố

18


văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển toàn diện của trẻ em. Môi
trường giáo dục ngày càng trong sạch hơn, lành mạnh hơn. Tập thể giáo viên
thực sự đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp phát triển giáo dục
của nhà trường, học sinh học tập chăm ngoan hơn.
*ĐỀ NGHỊ
Để công tác xã hội hóa giáo dục thực sự có chất lượng, có tác dụng thúc
đẩy nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục tại các trường
Tiểu học nói riêng. Ban Giám Hiệu trường tiểu học Nam Ngạn -Thành phố
Thanh Hóa, tôi xin đề xuất một số Biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo
dục trong các trường tiểu học như sau:
- Đối với Thành Uỷ, HĐND, UBND Thành phố, ngành GD - ĐT Thành phố
Thanh Hoá, các cấp các ngành có liên quan của Thành phố một số vấn đề sau:
Các cấp lãnh đạo TP cần sát sao và phối hợp với địa phương chặt chẽ hơn nữa
tới việc quy hoạch hệ thống trường lớp, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học ở các nhà trường.
- Đối với các cấp lãnh đạo địa phương cần nắm bắt kịp thời chủ trương xã

hội hóa giáo dục, có kế hoạch triển khai các nội dung đến mọi tầng lớp nhân dân
địa phương làm cho xã hội hóa giáo dục trở thành “Ý Đảng lòng dân”
- Đối với các cấp lãnh đạo ngành giáo dục cần chỉ đạo sát sao việc lập quỹ
giáo dục, quản lí tốt các nguồn lực huy động cộng đồng, giám sát tốt việc sử
dụng quĩ đúng mục đích, đảm bảo lợi ích cho cả nhà trường và cộng đồng xã
hội.
- Chính quyền địa phương phải phối hợp với nhà trường để có biện pháp xử
lí các đối tượng vi phạm luật giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
- Đối với nhà trường : Lập kế họạch XHHGD phải gắn với kế hoạch phát
triển giáo dục của địa phương, đưa nội dung XHHGD vào nhiệm vụ trọng tâm
của kế hoạch phát triển kinh tế- chính trị - xã hội của địa phương; Tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh học
sinh và các tầng lớp nhân dân về công tác XHHGD; Tham mưu tích cực cho
UBND phường thành lập quỹ hỗ trợ tài năng giáo dục để khen thưởng cho
những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, học sinh nghèo vượt khó
học giỏi.
Công tác xã hội hoá giáo dục ngày nay đang được coi là con đường để thực
hiện thắng lợi chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước. Đối với
giáo dục Tiểu học thì đây là một việc làm cần thiết. Nghiên cứu, triển khai và
thực hiện công tác này là một vấn đề đã, đang và sẽ được nhiều người, nhiều lực

19


lượng xã hội quan tâm. Bản thân rất mong được sự góp ý của cấp lãnh đạo và
đồng nghiệp để có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc thực hiện công
tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường đạt hiệu qủa cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Lê Thị Nụ

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................
1.1 Lý do chọn đề tài .........................................................................................
1.2 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................
1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................

1
1
2
3
3

20


PHẦN 2
NỘI DUNG.....................................................................................
3

2.1 Cơ sở lý luận vấn đề xã hội hoá giáo dục.................................................... 3
2.2 Thực trạng chung của công tác xã hội hoá giáo dục .................................. 4
ở trường tiểu học
Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục ở trường ................................ 5
tiểu học Nam Ngạn Thành phố Thanh Hoá
2.3 Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục .........................
6
ở trường tiểu học Nam Ngạn
2.4 Hiệu quả của việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục .......................... 7
của trường TH Nam Ngạn trong những năm gần đây
PHẦN 3

KẾT LUẬN- ĐỀ NGHỊ

... ......................................................... 18

21



×