Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG tác xã hội hóa GIÁO dục TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐT CÁI NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON TT CÁI NƯỚC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÓA GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
Theo Nghị quyết của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã khẳng định: “Xã hội hóa giáo dục là vận
động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển
giáo dục, nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và sự phát triển về
thể chất và tinh thần của nhân dân”. Đó chính là cơ sở muốn phát triển giáo dục phải
gắn liền với quá trình xã hội hóa giáo dục.
Đối với giáo dục mầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát
triển của bậc học. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xã hội hóa
giáo dục mầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em trong độ tuổi đến trường,
phục vụ mục tiêu hình thành nhân cách của trẻ, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập và
nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non đã và đang phát
triển mạnh mẽ cả về chiều rộng, chiều sâu với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Thực tiễn giáo dục mầm non trong những năm qua, có thể khẳng định đây là bậc học
được xã hội hóa cao hơn so với các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Vì vai trò của bậc học mầm non là bậc học nền tảng cho các bậc học sau này như Bác
Hồ đã nói: “Mẫu giáo tốt mở đầu cho ngành giáo dục tốt”.


 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

1


Muốn phát huy vai trò quan trọng đó thì việc huy động các nguồn lực là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý giáo dục. Khi xây dựng kế
hoạch phát triển giáo dục, một yêu cầu chính của nhà quản lý giáo dục là phải đóng
vai trò tích cực trong việc quyết định những yêu cầu về nguồn lực. Tiếp đó, phải hành
động để huy động cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực cho giáo dục như:
Nguồn lực vật chất bao gồm: tài lực, vật lực, nhân lực, đất đai, trường lớp, trang thiết
bị dạy và học…; Nguồn lực phi vật chất bao gồm: việc tạo ra môi trường giáo dục
thống nhất, các yếu tố tinh thần (sự ủng hộ chủ trương giáo dục, sự vận động người
khác ủng hộ, ý thức trách nhiệm đối với người tham gia vào các hoạt động giáo dục và
quản lý giáo dục, sự tư vấn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm…). Nhưng trong thực tế
hiện nay, một số nhà quản lý cấp cơ sở chưa lưu tâm đúng mức để khai thác nguồn lực
này. Trong đó có bản thân tôi do ngại bị từ chối, cha mẹ học sinh phàn nàn, không
muốn đóng góp sẽ cho trẻ nghỉ học…
Do đó, dù trong những năm qua, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường
đã bước đầu đạt kết quả nhất định, chủ trương xã hội hóa giáo dục được đa số cha mẹ
học sinh ủng hộ và tự nguyện tham gia, phối hợp hỗ trợ nhà trường trong công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ. Với sức mạnh của nguồn lực từ cha mẹ học sinh, công tác xã
hội hóa của nhà trường đã khởi sắc nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển giáo
dục của nhà trường. Vì vậy, để đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục mầm non,
tạo dựng cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu mong đợi của cha mẹ
học sinh và xã hội, là người cán bộ quản lý nhà trường, tôi cần phải mạnh dạn suy
nghĩ và thực hiện “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong
trường mầm non” đạt hiệu quả cao hơn.

II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
Sáng kiến này được thực hiện thường xuyên tại trường Mầm non thị trấn Cái
Nước và có thể áp dụng vào các trường mầm non, mẫu giáo khác. Khi thực hiện các

 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

2


trường có thể điều chỉnh, bổ sung những biện pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương, đơn vị để công tác xã hội hóa giáo dục mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Những thực trạng của nhà trường:
- Về tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh:
Đầu năm học 2012-2013, trường Mầm non thị trấn Cái Nước (tại điểm tập
trung) có tổng số 646 cháu/20 lớp ( trong đó: 2 nhóm trẻ, 5 lớp mầm, 6 lớp chồi, 7 lớp
lá)/26 giáo viên (trong đó: sơ cấp 1, trung cấp 5, cao đẳng và đại học 20)
- Về cơ sở vật chất:
Đến thời điểm tháng 8-2012, nhà trường vẫn còn khó khăn về cơ sở vật chất, cụ
thể như: một số phòng học bị bong tróc vôi, dột nước. Phòng làm việc của Ban giám
hiệu, các bộ phận, các hoạt động của nhà trường đều dồn chung vào một phòng (kho)
chỉ có diện tích 26,5m2 ( 3 cán bộ quản lý, chủ tịch công đoàn làm việc và tiếp khách
chung một cái bàn làm việc 1mx 2m) rất chật chội, phức tạp..., điểm trường cơ sở 3
chưa có sân chơi, đồ chơi ngoài trời, chưa có hàng rào bao quanh khuôn viên trường.
- Về công tác huy động xã hội hóa giáo dục:
Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường còn có những hạn chế như: Ban
giám hiệu chưa quan tâm xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể công tác xã hội hóa giáo
dục, công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa thực

hiện đúng mức dẫn đến một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân chưa nhận thức
đúng đắn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ đối với giáo dục mầm non. Đảng ủy, chính
quyền địa phương chưa có những văn bản cụ thể về phát triển giáo dục, sức lan tỏa
yếu. Vì vậy, các đoàn thể, các mạnh thường quân, các đơn vị đóng trên địa bàn chưa
có nhiều đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nhà trường.
Từ những thực trạng trên, tôi đã thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong
nhà trường với các biện pháp sau:
 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

3


2. Các biện pháp thực hiện:
a. Hiệu trưởng trong nhà trường phải thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng để làm tốt vai trò của mình trong môi trường giáo dục địa phương:
Nếu không có sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội thì
trường mầm non, mẫu giáo khó có thể thực hiện tốt vai trò của mình và khó hoàn
thành các mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Mối liên kết gia đìnhnhà trường - xã hội tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất đối với trẻ. Hiệu
trưởng trường mầm non là người liên kết gia đình với nhà trường và xã hội thông qua
việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng; tổ chức các hoạt động của nhà trường
để cộng đồng và gia đình cùng tham gia bằng việc hiểu rõ, đáp ứng các yêu cầu chính
đáng của gia đình, cộng đồng với nhà trường; cung cấp cho giáo viên cách thức làm
việc với gia đình và cộng đồng; cung cấp cho cha mẹ trẻ và cộng đồng những kiến
thức về chăm sóc, giáo dục trẻ. Do vậy, hiệu trưởng trong nhà trường phải thường
xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuẩn mực đạo đức lối sống, về chính trị, chuyên
môn nghiệp vụ... để làm tốt vai trò của nhà quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò đại
diện, vai trò liên lạc hoặc giao dịch, vai trò phổ biến thông tin, vai trò thương thuyết,
đàm phán để có đủ năng lực và nghệ thuật thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục

trong nhà trường.
b. Tổ chức tốt công tác tuyên truyền với nội dung thiết thực và dưới nhiều
hình thức:
Trước tiên, đó là tuyên truyền đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng, chuyên môn nhà trường để thông
báo rõ chủ trương mục đích huy động xã hội hóa giáo dục để họ thấy được kế hoạch
của hiệu trưởng là cần thiết và đúng đắn nên có sự thống nhất, từ đó họ sẵn sàng ra
sức ủng hộ không ngại khó khăn, trở ngại trong việc tuyên truyền xã hội hóa giáo dục
đến từng cha mẹ học sinh, vì họ hiểu rằng: nếu thiếu thốn về cơ sở vật chất, đồ dùng
trang thiết bị dạy và học, môi trường sư phạm không đảm bảo... thì hiệu quả công tác,
 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

4


giáo dục sẽ không cao, uy tín của nhà trường sẽ giảm sút. Ngược lại nếu nhà trường có
điều kiện tốt thì bản thân mỗi thành viên trong nhà trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn
trong công việc, hiệu quả công tác giáo dục sẽ cao hơn và uy tín của nhà trường sẽ
được nhân lên, từ đó sẽ được cộng đồng đồng tình ủng hộ.
Đối với lãnh đạo, nhân dân địa phương, các đơn vị, các mạnh thường quân
trên địa bàn: tạo mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo địa phương, xây dựng kế hoạch
phát triển nhà trường thật cụ thể và thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội
để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Từ kế hoạch
đó, công tác xã hội hóa giáo dục mới được địa phương quan tâm hỗ trợ, công tác xã
hội hóa mới trở thành nghị quyết của Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Từ đó
nhà trường có cơ sở xây dựng kế hoạch hành động và cũng từ nghị quyết đó mới huy
động được sức mạnh tổng hợp các ban ngành đoàn thể, mới kêu gọi được sự đóng góp
của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, đặc

biệt là sự đồng thuận đóng góp của cha mẹ học sinh. Thông qua hội nghị cha mẹ học
sinh và bảng thông tin của trường, nhà trường tuyên dương kịp thời những cá nhân
điển hình để gây nhân phong trào.
c. Tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ trẻ, lãnh đạo Đảng, chính quyền và
cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín, chất lượng của nhà trường:
Bằng sự năng động sáng tạo, tự thân vận động, phát huy nội lực để nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường. Có kế hoạch sử dụng các nguồn lực được huy
động một cách hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Mỗi giáo viên phải chăm
sóc, giáo dục trẻ bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm như người mẹ hiền
thứ hai của trẻ để cha mẹ học sinh sẵn sàng đóng góp công sức, tiền của cho sự nghiệp
giáo dục khi con em của họ thật sự được học tập trong môi trường giáo dục lành
mạnh, thân thiện, có hiệu quả.
Muốn tạo được uy tín cao đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương và
cộng đồng, nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ để
 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

5


nâng cao chất lượng giảng dạy và gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, lối sống. Tập
thể nhà trường phải luôn đoàn kết, xây dựng hệ thống chính trị trong nhà trường vững
mạnh để tạo niềm tin cho cha mẹ học sinh. Niềm tin ấy chính là cơ sở quan trọng để
cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm ủng hộ.
Thực hiện dân chủ công khai trong quản lý nhà trường; thực hiện sử dụng các
nguồn huy động công khai minh bạch theo đúng Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học
sinh, tránh để cha mẹ học sinh hiểu lầm, luôn lắng nghe ý kiến của cha mẹ học sinh,
lãnh đạo địa phương, tạo được sự đồng thuận trong toàn thành viên Ban đại diện cha
mẹ học sinh, sự quan tâm đồng thuận của lãnh đạo địa phương để thúc đẩy công tác xã

hội hóa giáo dục trong nhà trường phát triển mạnh.
d. Tăng cường sự phối hợp thường xuyên giữa giáo viên và cha mẹ học sinh:
Giáo viên có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà
trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Nhà trường chú trọng việc
thường xuyên liên lạc giữa giáo viên và cha mẹ học sinh qua sổ bé ngoan của trẻ, trao
đổi thông tin trực tiếp hàng ngày, qua các góc tuyên truyền của lớp, qua các cuộc họp
cha mẹ học sinh của lớp..., giáo viên tìm hiểu nguyện vọng của cha mẹ học sinh, chia sẽ
với họ về mối quan tâm lo lắng về tình hình học tập, vui chơi, sinh hoạt của trẻ trong
nhà trường và nêu rõ những cố gắng của giáo viên trong quá trình chăm sóc, giáo dục
trẻ để tạo niềm tin vững chắc của cha mẹ học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm và kế
hoạch phát triển của nhà trường. Giáo viên yêu cầu cha mẹ học sinh lựa chọn đại diện
cha mẹ học sinh từ các lớp là những người có nhiệt tâm để kề vai sát cánh cùng xây
dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin
hai chiều giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
e. Tận dụng những kinh nghiệm và tri thức của cha mẹ học sinh để vận
động tham gia vào hoạt động của nhà trường và tham gia huy động cộng đồng:
Khảo sát tiềm năng của cha mẹ học sinh và có chủ ý tận dụng các tiềm năng
này. Xác định kỹ nguyên nhân của thực trạng những năm học trước vì sao cha mẹ học
 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

6


sinh và cộng đồng không (hoặc ít) ủng hộ cho nhà trường để sàng lọc, đúc rút những
kinh nghiệm cho công tác quản lý của mình, ví dụ như: công tác tuyên truyền của nhà
trường chưa tốt, việc thực hiện công tác dân chủ hóa trong nhà trường còn mang tính
hình thức, công tác phối kết hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường chưa chặt chẽ,
chưa có sự đồng thuận cao. Nhà trường chưa tạo được uy tín với cha mẹ học sinh, lãnh

đạo địa phương bằng chính sự phát huy nội lực của mình, chưa tạo được thương hiệu
của nhà trường. Việc sử dụng các nguồn huy động chưa hiệu quả hoặc sai mục đích....
Khi được cha mẹ học sinh trực tiếp đóng góp, phê bình nhà trường một điều gì
đó chứng tỏ họ đã thật sự rất quan tâm đến nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục
của nhà trường đã phát triển tốt. Vì vậy, hiệu trưởng phải tôn trọng và lắng nghe ý kiến
của họ để có thêm một lực lượng tư vấn giáo dục đắc lực trong nhà trường.
Khi được đóng góp chân tình và rút ra những nguyên nhân thất bại là hiệu
trưởng đã được bài học vô cùng quý giá để xây dựng lại kế hoạch thực hiện bằng nội
lực, tạo nét mới nhằm thu hút, kêu gọi cha mẹ học sinh ủng hộ nhiệt tình.
f. Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương
và phòng Giáo dục - Đào tạo để có sự giúp đỡ tích cực đối với
nhà trường và tổ chức tốt huy động cộng đồng:
Cái khó của việc tham mưu là làm sao để biến được những nhu cầu hợp lý của
nhà trường thành nghị quyết, quyết định của lãnh đạo, đặc biệt trong công tác xã hội
hóa giáo dục. Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch với các nội dung tham mưu như: kế
hoạch dài hạn, thường xuyên với kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch thời cơ. Trong quá
trình tham mưu cần chú ý những khâu cơ bản: khâu đề xuất, khâu giúp lãnh đạo tổ
chức thực hiện, khâu giúp lãnh đạo theo dõi, kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm.
Chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp. Tuy nhiên, việc tham mưu
cũng cần có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu lặt vặt theo vụ việc, phải biết lựa
chọn thời gian, không gian phù hợp và thích ứng. Mỗi lần được bố trí làm việc phải

 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

7


lựa chọn kỹ nội dung để trình bày một cách toàn diện, trọng tâm. Sau khi được lãnh

đạo chấp thuận, khi thực hiện xong phải báo cáo thông tin về kết quả thực hiện.
Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất,
gặp gỡ giáo viên nhà trường. Báo cáo đúng định kỳ về những hoạt động của nhà
trường và xin ý kiến chỉ đạo những vấn đề ngoài tầm giải quyết của hiệu trưởng. Luôn
tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, không trông chờ khi nhà
trường gặp khó khăn. Phải kiên trì, tham mưu một lần chưa được phải gặp nhiều lần.
Trình bày với một đồng chí chủ chốt chưa xong, tìm gặp nhiều đồng chí khác trong
cấp ủy, chính quyền để được tập thể địa phương ủng hộ, đồng tình với đề xuất của nhà
trường. Từ đó nội dung tham mưu sẽ trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện
bằng các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị của địa phương để làm cơ sở vận động
cộng đồng quan tâm ủng hộ.
h. Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và lực lượng xã hội:
Quan tâm đến nguyên tắc lợi ích trong huy động cộng đồng, biết tận dụng thời
cơ và biết làm những việc có ích cho cộng đồng dưới các hình thức, chủ động tham
gia các hoạt động của địa phương khi được yêu cầu, tạo được không khí vui tươi, sôi
nổi trong hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường, tạo mối quan hệ mật thiết với
đoàn thể, chính quyền địa phương...
Liên kết phối hợp các phong trào, các kế hoạch, các hoạt động của nhà trường
bằng việc ký cam kết trách nhiệm như: phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kế hoạch phòng cháy chữa
cháy, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường..., với các ban ngành đoàn thể
có liên quan như: UBND thị trấn, hội phụ nữ, trạm y tế, đoàn ủy, công an địa phương,
Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia
phối hợp thực hiện.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI:

 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ


8


* Kết quả:
Từ đầu năm học đến nay, cùng với việc tham mưu, khắc phục khó khăn, sửa
chữa, mua sắm đồ dùng, nâng cấp cơ sở vật chất..., cảnh quan sư phạm và các hoạt
động của nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, cụ thể như:
+ Được Phòng Giáo dục cấp 60 bộ bàn ghế gỗ (học sinh) đúng quy cách.
+ Đã hoàn thành việc nâng cấp, xây mới văn phòng làm việc của Ban giám
hiệu rộng rãi, thoáng mát, tiện nghi hơn (mỗi cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng đều
có bàn làm việc, máy vi tính riêng). Sửa chữa, quét vôi, chống dột các phòng học, mua
sắm bàn làm việc... với tổng số tiền là: 72.600.000 đồng (được phòng Giáo dục cho
phép trích từ nguồn học phí của nhà trường).
+ Ngoài khoản thu học phí bắt buộc (trừ các gia đình thuộc diện miễn giảm),
cha mẹ học sinh tự nguyện tham gia đóng góp quỹ hội 42.560.000 đồng (do Ban đại
diện cha mẹ học sinh quản lý), mua sắm một số đồ chơi trong lớp, sổ sách và đồ dùng
học tập của trẻ số tiền 79.500.000 đồng. Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ sửa chữa
nhỏ và ủng hộ các phong trào, các hoạt động của nhà trường như: các ngày lễ hội, các
hội thi của cô và trẻ, thuê nhân viên quét dọn nhà vệ sinh, sân trường... Đặc biệt, qua
hội nghị cha mẹ học sinh Ban đại diện đã vận động cha mẹ học sinh tham gia đóng
góp ( trừ hộ nghèo, cận nghèo) mỗi hộ gia đình là 100.000 đồng để xây cổng rào điểm
trường cơ sở 3 và nơi đậu xe của cha mẹ học sinh chờ đưa- rước trẻ điểm trường cơ sở
1, được chính quyền địa phương đồng thuận, cha mẹ học sinh nhất trí, số tiền thu được
gần 60.000.000 đồng. Ngoài ra, một số cha mẹ học sinh ủng hộ cho nhà trường một số
hiện vật, đồ dùng khác như: ghế đá, những đồ dùng sẵn có, đã qua sử dụng để giáo
viên tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ...; trung tâm y tế huyện và trạm y tế thị trấn phối
kết hợp chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: cho trẻ uống vắcxin, tiêm ngừa, phun thuốc
và cấp thuốc để diệt khuẩn, tẩy rửa phòng lớp, đồ dùng đồ chơi của trẻ...và quan trọng
nhất là sự ủng hộ về tinh thần như: sự đồng thuận, quan tâm thăm hỏi, tham gia các
phong trào của nhà trường, quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt, vui chơi của trẻ... với

 Sáng kiến kinh nghiệm

 Đoàn Thị Huệ

9


kết quả đó đã thể hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường đã phát triển, vì
vậy nên cần phấn đấu tiếp tục phát huy trong thời gian tới như: tham mưu phòng Giáo
dục xin đầu tư kinh phí mua thêm đồ chơi ngoài trời..., đề xuất Ban đại diện cha mẹ
học sinh hỗ trợ mua sắm đồ dùng sinh hoạt của trẻ điểm trường cơ sở 2 và thúc đẩy
việc tiến hành xây dựng cổng rào, nơi đậu xe theo kế hoạch xã hội hóa của nhà trường đã
phối hợp triển khai huy động.
* Hiệu quả:
Qua triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong
nhà trường, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích
của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích
chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả cộng đồng. Phải nói rõ huy động cho ai,
để làm gì và đặc biệt chú ý phải đặt lợi ích tập thể lên trên hết. Có như vậy mới huy
động cộng đồng tham gia một cách hiệu quả.
Mọi vấn đề khi đưa ra bàn bạc cũng như khi tiến hành đều phải rõ ràng,
có công khai, có kiểm tra chặt chẽ và nên thực hiện nguyên tắc “Phụ huynh biết, phụ
huynh bàn, phụ huynh làm, phụ huynh kiểm tra” các hoạt động xã hội hóa giáo dục để
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu
quả thiết thực.
Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để
đưa ra chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải
xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng.
Khi thực hiện công tác huy động xã hội hóa giáo dục một mặt làm văn

bản (là con đường chính thức), mặt khác phải tích cực làm công tác tham mưu đối
thoại, có như vậy mới tạo được sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ngành liên quan.

 Sáng kiến kinh nghiệm

10
 Đoàn Thị Huệ


Khi thực hiện không chỉ chạy theo cơ sở vật chất mà phải chú trọng quản
lý tốt công việc nhà trường, trước hết là chất lượng giáo dục của nhà trường phải luôn
được giữ vững và nâng cao đó là nền tảng cho việc huy động mọi nhân lực, tài lực hỗ
trợ cho nhà trường.
Tóm lại, muốn làm tốt công tác huy động xã hội hóa giáo dục trước hết
hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng chính nội lực của mình, phải tạo
uy tín với cộng đồng bằng việc nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng có hiệu quả
nguồn huy động, trân trọng sự đóng góp của cộng đồng, quan tâm chăm lo đến mọi
đối tượng học sinh, đồng thời phải chăm lo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học tạo được môi trường học tập cho trẻ mới được phụ huynh và cộng đồng quan tâm
ủng hộ, công tác xã hội hóa giáo dục mới lâu bền và liên tục.
V. ĐÁNH GIÁ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG SÁNG KIẾN:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được thực hiện đạt hiệu quả đáng kể trong
trường Mầm non thị trấn Cái Nước. Qua áp dụng đã mang lại lợi ích cho nhà trường
và học sinh về cơ sở vật chất lẫn tinh thần nên đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Sức lan tỏa mạnh, ảnh hưởng tích cực đến tập thể nhà
trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương và cộng đồng tham gia
hưởng ứng, ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường, góp phần cùng với
nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non phát triển ngang tầm với các bậc học
khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Cấp ủy, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo cần có những
chủ trương, văn bản liên ngành để chỉ đạo cụ thể về công tác xã hội hóa giáo dục để
nhà trường làm cơ sở huy động cộng đồng tham gia xã hội hóa giáo dục.

 Sáng kiến kinh nghiệm

11
 Đoàn Thị Huệ


Nhà nước và địa phương quan tâm hỗ trợ kinh phí cho giáo dục nói chung, giáo
dục mầm non nói riêng. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học
để nhà trường tổ chức lớp bán trú nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Địa phương nên kết hợp với nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động sao cho phù
hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và đơn vị.

Cái Nước, ngày 20 tháng 12 năm 2012
Ý kiến xác nhận

Người viết sáng kiến

của Thủ trưởng đơn vị

Đoàn Thị Huệ

 Sáng kiến kinh nghiệm

12
 Đoàn Thị Huệ




×