Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số giải pháp chỉ đạo hoạt động câu lạc bộ học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường tiểu học bình minh, tĩnh gia, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
SKKN “Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ học sinh ở
trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh Gia Thanh Hóa”
Nội dung
A - MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận
II - Thực trạng:
1. Đặc điểm tình hình nhà trường
2.

Kết quả, hiệu quả của thực trạng:

Trang
1
3

4
5

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
1.Tuyên truyền trong CBGV, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai
trò của CLB và tổ chức các hoạt động của CLB trong quá trình đổi
mới căn bản, toàn diện Giáo dục hiện nay:
2.Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thành lập và tổ chức thành lập các
CLB trường Tiểu học Bình Minh:
3. Bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ
4. Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, huy động

6


8
12

các nguồn lực và tạo điều kiện để tổ chức và duy trì hoạt động của 14
các CLB HS
5. Chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng và đánh giá hoạt động của
các CLB:
IV. Hiệu quả
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. Kết luận:
II . Đề xuất:

17
18
19
20

1


A- MỞ ĐẦU
I-

Lý do chọn đề tài:

Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị sô
40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” ( THTT- HSTC) trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008 – 2013. Cùng với các cuộc vận động và phong trào lớn khác,
phong trào thi đua " Xây dựng THTT- HSTC" đã tác động sâu sắc tới toàn ngành

giáo dục. Hiệu ứng xã hội của phong trào này là rất to lớn bởi mục tiêu chủ yếu
của nó là nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong xu hướng hội
nhập toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo
dục toàn diện học sinh, ngoài việc giảng dạy theo chương trình giảng dạy của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, nhà trường cần phải tạo sân chơi cho các em bằng các
hoạt động giáo dục khác. Trong khuôn khổ giờ học trên lớp, các em không bộc
lộ, phát triển được năng khiếu của mình. Mô hình các Câu lạc bộ (CLB) trong
trường học là một cách làm mới, bước đầu cho thấy những hiệu quả khả quan, là
một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo
điều kiện cho các học sinh thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối
đa khả năng của mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính
bản thân, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn
luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng
tạo và phẩm chất cá tính,thể hiện mình và phục vụ cho xã hội.
Hoạt động câu lạc bộ trong trường Tiểu học sẽ giúp các em rèn kỹ năng
sống, bởi vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các
em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành
những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống
cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Tổ chức
CLB theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện
khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học
sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản
thân và phát triển năng khiếu, tạo ra một môi trường học tập cho các em ở lứa
tuổi tiểu học có thể phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ… cũng như hình
thành các kỹ năng để các em có thể hội nhập với xã hội trong giai đoạn phát
triển. Mỗi hình thức CLB lại mang một ý nghĩa tích cực khác nhau, góp phần bổ
trợ cho học sinh trong học tập và cuộc sống. Có thể nói, nhiều CLB đã là nơi
2



chắp cánh cho những tài năng trong tương lai. Lợi ích của các CLB là vừa cho
học sinh có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường yêu thích, vừa giúp các
em tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè. Thông qua hoạt động của các
CLB, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu
nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh.
Chính vì thế, việc phát triển các CLB trong trường học luôn được nhà
trường tạo mọi điều kiện. Các em học sinh khi tham gia vào CLB không chỉ bổ
sung được các kiến thức của nhiều môn học khác nhau mà còn tự tin, năng động,
giao tiếp tốt hơn cũng như rèn luyện sức khoẻ. Hơn nữa, chính từ trong những
CLB này những nhân tố xuất sắc, có tố chất trong nhiều lĩnh vực học tập, nghệ
thuật… sẽ được phát hiện và bồi dưỡng đúng đắn để các em bộc lộ và phát huy
hết những năng khiếu của bản thân.
Tuy nhiên, làm thế nào để phát huy vai trò của các CLB học sinh trong nhà
trường luôn là một bài toán khó. Là người luôn trăn trở với việc nâng cao chất
lượng Giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi đã chọn “Một số giải pháp chỉ đạo
hoạt động của các Câu lạc bộ học sinh ở trường Tiểu học Bình Minh Tĩnh
Gia Thanh Hóa” để nghiên cứu, chia sẻ cùng đồng nghiệp và tiếp tục rút kinh
nghiệp trong công tác quản lý.
II- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo hoạt động của
các CLB tại trường Tiểu học Bình Minh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
III- Đối tượng nghiên cứu: Công tác chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng
trong việc thành lập và tổ chức hoạt động các CLB học sinh, việc phát hiện và
bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học Bình Minh- Tĩnh Gia- Thanh
Hóa trong những năm gần đây, kể từ năm học 2015-2016.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, kiểm tra, đánh giá

- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
B- NỘI DUNG
I-Cơ sở lý luận:

3


Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner - ĐH
Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ,
toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm.
Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập với những khả năng riêng biệt. Các em thể
hiện tốt năng lực của mình khi được phát triển trong môi trường giáo dục toàn
diện về thể chất - trí tuệ - cảm xúc.
Trong lịch sử giáo dục thế giới, CLB sở thích của học sinh trong các
trường học đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Các trường
đều có tổ chức các CLB để học sinh có thể tham gia và phát huy năng khiếu và
đam mê của mình. Ở Việt Nam, các nhà trường cũng đã quan tâm tổ chức các
CLB các môn học, CLB thể dục thể thao... để tạo sân chơi cho học sinh. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động của
các CLB sở thích của học sinh chưa cao, các CLB chưa thu hút được sự quan
tâm, tham gia của giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh.
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch
số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động và
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” và hướng dẫn số 1592/SGDĐT-GDTH ngày 26/8/2015 của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016
đối với giáo dục tiểu học, Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia hướng dẫn các trường Tiểu
học thành lập Câu lạc bộ . Với mục đích: Việc thành lập các câu lạc bộ nhằm tổ

chức các hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện phát triển năng lực, năng khiếu
cũng như niềm đam mê môn học của học sinh trong nhà trường đồng thời giúp
các em rèn luyện kỹ năng cơ bản trong học tập và hòa nhập xã hội. Hoạt động
câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở
thích, nhu cầu, năng khiếu…dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm
tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau, giữa học
sinh với các thầy, cô giáo và những người xung quanh. Hoạt động câu lạc bộ tạo
cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về lĩnh vực
mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng
hợp tác, làm việc nhóm…. Câu lạc bộ được hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể tổ chức với nhiều lĩnh
vực khác nhau như: CLB Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh…

4


Giáo dục CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là
công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm
mỹ cho HS. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh
nhận thức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành.
Qua các loại hình sinh hoạt khác nhau của CLB, Học sinh có dịp giúp
nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải
thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo,
tính tích cực xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường học đường lành
mạnh.
Trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của từng đối tượng học sinh với
những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu lạc bộ có trách nhiệm từng bước
thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt trong học tập, lao động
và vui chơi cho HS. Đồng thời giúp các em rèn luyện những kỹ năng cơ bản

trong học tập và trong quan hệ xã hội.
II- Thực trạng của việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và hoạt động các câu lạc bộ ở trường
Tiểu học Bình Minh:
1. Đặc điểm tình hình nhà trường :
Trường Tiểu học Bình Minh đóng chân ở thôn Yên Cầu xã Bình Minh,
huyện Tĩnh Gia. Đây là một xã vùng đồng màu, giáp trung tâm huyện, đời sống
người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy
hải sản. Năm 2015, xã Bình Minh là xã đầu tiên của huyện chỉ đạo xây dựng
điểm Nông thôn mới. Trong 19 tiêu chí của xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn
mới, tiêu chí về giáo duc là một tiêu chí quan trọng, được Đảng ủy, chính quyền
địa phương chỉ đạo tập trung xây dựng. Đây vừa là trách nhiệm lớn nhưng
cũng là một yếu tố thuận lợi về công tác chỉ đạo trong việc xây dựng và phát
triển công tác Giáo dục của các đơn vị nhà trường nói riêng, của xã nhà nói
chung.
Trong 2 năm học gần đây, trường Tiểu học Bình Minh khá ổn định về tình
hình cán bộ giáo viên với biên chế 26 người, trong đó có 22 đồng chí là Đảng
viên; tỷ lệ trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100 %, trong đó trên chuẩn là
85 %, độ tuổi trung bình của cán bộ giáo viên- nhân viên là 38 tuổi. Nhà trường
có 3 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 20 lượt giáo viên đạt giáo viên giỏi
cấp huyện, đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiêm cao, yêu nghề mến trẻ,
luôn nỗ lực trong công việc.
5


Nhằm tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong độ tuổi đều được đến trường,
nhà trường đã tham mưu với chính quyền địa phơng và huy động tốt công tác xã
hội hóa giáo dục để đầu tư xây dựng phong lớp học, trang bị cơ sở vật chất đáp
ứng yêu cầu dạy - học trong tình hình mới. Hiện nay, Trường tiểu học Bình
Minh có 17 phong học và phòng chức năng, đảm bảo 1 phòng học/ lớp.

Những năm học gần đây, trường Tiểu học Bình Minh duy trì ở 470- 480
học sinh ở tất cả các khối lớp, trong đó, có khá đông học sinh đến từ các xã lân
cận như Hải Hòa, Thị trấn, Hải Thanh,.. Chính sự phong phú về đặc điểm vùng
miền của học sinh đã tạo nên sự giao thoa văn hóa tích cực trong nhà trường.
2. Thực trạng của việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện và hoạt động các câu lạc bộ học sinh ở trường
Tiểu học Bình Minh:
Qua thống kê, kết quả chất lượng Giáo dục toàn diện của học sinh trường
Tiểu học Bình Minh một số năm học gần dây được thể hiện như sau:
Năm học
2011- 2012
2012- 2013
2013- 2014

Số HS
472
491
478

Chất lượng đại trà

Chất lượng mũi nhọn

TB trở lên

Khá, giỏi

Cấp huyện

Cấp Tỉnh


98 %
98,5%
98%

55.6
58.5
58.7

24
33
35

4
13
14

Qua đó, có thể thấy: Chất lượng học sinh đại trà tương đối ổn định, tuy
nhiên số học sinh chưa đạt yêu cầu còn nhiều. Chất lượng học sinh giỏi ( Học
sinh năng khiếu ) qua các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh tuy có tăng năm sau cao
hơn năm trước song chưa tạo ra sự đột phá, chưa tạo sự chuyển biến mạnh về
chất, tăng về lượng như mong muốn.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các phong trào hoạt động VHVN- TDTT hay các
phong trào khác còn khá khiêm tốn, thậm chí còn cầm chừng, chưa dấy lên
thành phong trào có chiều sâu. Và tất nhiên, chưa tạo được hiệu ứng tích cực,
chưa phát huy được vai trò của các hoạt động đó trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện ở nhà trường trong những năm học đó.
Vậy, làm thế nào để tạo được sự chuyển biến mạnh về chất, tăng về lượng
của chất lượng giáo dục nhà trường trong cả 3 yếu tố: Chất lượng giáo dục đại
trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn và trong các phong trào hoạt động Giáo dục

Ngoài giờ lên lớp? Ý tưởng thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ học
sinh trường Tiểu học Bình Minh được tôi đưa ra đã tạo được sự thống nhất cao
trong Cấp ủy, Ban giám hiệu, tập thể Hội đồng Sư phạm nhà trường và đặc biệt,
được các em học sinh và các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ và hưởng ứng
6


mạnh mẽ, được thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2014-2015, qua 3 năm học đi vào
hoạt động 2015-2016 đến nay đã đem lại những kết quả rất đáng phấn khởi.
III. Các giải pháp chỉ đạo hoạt động của Câu lạc bộ học sinh và tổ chức
thực hiện:
1. Tuyên truyền trong CBGV, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trò của
CLB và tổ chức các hoạt động của CLB trong quá trình đổi mới căn bản,
toàn diện Giáo dục hiện nay:
Như chúng ta đã biết, mỗi em học sinh trong từng lớp đều có một khả
năng tiếp thu và tư duy khác nhau. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng
khiếu là trách nhiệm của mỗi giáo viên, của nhà trường. Làm thế nào để có thể
phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phá triển năng khiếu
đó là một việc làm thật sự không hề đơn giản. Nó đòi hỏi trách nhiệm, năng lực
và sự tâm huyết của mỗi giáo viên.
Trong những năm học trước 2014- 2015, các kỳ thi học sinh giỏi của bậc
tiểu học các cấp thường xuyên được tổ chức. Ngày 03/11/2014, Bộ GD & ĐT đã
có chỉ thị số 5105/ CT- BGD ĐT V/v chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm
ở bậc Giáo dục Tiểu học. Trong đó, nói rõ: Không tổ chức các kỳ thi học sinh
giỏi bậc tiểu học. Vậy làm thế nào để tổ chức tốt công tác phát hiện và bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu, làm thế nào để tạo cho các em những sân chơi để
bộc lộ và phát triển năng lực bản thân là một câu hỏi khiến tôi luôn trăn trở.
Đứng trước thực tế đó, ngay cuối học kỳ I- năm học 2014- 2015, tôi đã
mạnh dạn đưa ý tưởng thành lập các CLB học sinh trong nhà trường, được cấp
ủy, BGH và Phụ huynh, học sinh đồng tình ủng hộ. Song khi đưa ra Hội đồng

Sư phạm thì còn rất nhiều ý kiến băn khoăn. Ai sẽ phụ trách CLB nào? Kinh phí
hoạt động ra sao?
Trước hết, phải hiểu về vai trò, ý nghĩa của CLB học sinh trong nhà
trường. Để giúp CBGV, phụ huynh và học sinh hiểu rõ về vai trò của CLB, tôi
đã mạnh dạn tổ chức tuyên truyền về vai trò, vị trí của CLB trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục hiện nay. Qua đó, việc thành lập và tổ chức hoạt động của
các CLB nhằm:
- Tạo sân chơi bổ ích và lành mạnh, giúp học sinh phát triển năng khiếu,
nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng
mũi nhọn. Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng
vào thực tiễn, thúc đẩy, tăng cường vai trò của học sinh đối với cộng đồng, thực
hiện các quyền trẻ em đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia.

7


- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những giá trị và năng lực
cần thiết của con người Việt Nam mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
Nhà trường sẽ tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các câu lạc bộ phù hợp
với khả năng của mình thông qua việc khảo sát. Hỗ trợ cơ sở vật chất và làm hậu
phương vững chắc cho các em. Nhà trường cũng như giáo viên là đại diện pháp
lý cho các em sinh hoạt câu lạc bộ, cũng như khi tham gia các cuộc giao lưu.
Tuy còn nhiều bỡ ngỡ, song bước đầu, việc tuyên truyền về việc tổ chức
thành lập các CLB trường tiểu học Bình Minh đã thành công. Tôi tiếp tục hoàn
thiện kế hoạch thành lập và tổ chức hoạt động các CLB.
2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thành lập và tổ chức thành lập các CLB
trường Tiểu học Bình Minh:
Nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc nâng
cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh; tạo sự thoải mái, thân thiện phấn

khởi cho học sinh và giáo viên. Vì vậy, khi lập kế hoạch, tôi đã chú ý:
- Nội dung kế hoạch phải cụ thể, khoa học.
- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo
dục trong trường tiểu học.
- Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp.
- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt
động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
- Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động của câu lạc bộ để
theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá.
Việc thành lập các CLB học sinh được thực hiện theo quy trình sau:
- Bước 1: Rà soát nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ mục tiêu kế hoạch
của nhà trường, xác định loại hình câu lạc bộ.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động,
hình thức tổ chức. Bước này có thể do nhà giáo dục, cũng có thể giao quyền tự
chủ cho học sinh tự xây dựng.
- Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc
hoạt động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy hoạt động, thống nhất lịch
sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
- Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, công
việc, có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi.
- Bước 5: Nếu là những câu lạc bộ hoạt động dài hạn, cần có kế hoạch nhận
xét, đánh giá, bầu lại Ban quản lý hoặc chủ nhiệm câu lạc bộ theo định kỳ (nên
một năm một lần).
8


Cần lưu ý, khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ
chức các buổi sinh hoạt CLB cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Tham gia trên
tinh thần tự nguyện; không phân biệt đối xử; đảm bảo sự công bằng; phát huy
tính sáng tạo; tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh; bình đẳng giới; đảm bảo

quyền trẻ em; học sinh là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB.
Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh về Đức, trí, thể, mỹ; từ
nhu cầu nguyện vọng của học sinh; nhất là, căn cứ vào năng lực, sở trường của
mỗi CBGV trong nhà trường, tôi quyết định sẽ xây dựng 5 CLB học sinh trong
nhà trường. Bao gồm: CLB nhà toán học trẻ tuổi dành cho những em yêu thích
môn Toán; CLB Em yêu Tiếng Việt dành cho những học sinh có năng khiếu và
tố chất học Tiếng Việt; CLB em yêu Khoa học là nơi tập trung các em học sinh
yêu thích môn học và khám phá các hiện tượng tự nhiên; CLB English là nơi tập
trung các học sinh có khả năng và yêu thích môn Tiếng Anh; CLB Nghệ thuật
dành cho các em học sinh yêu thích Mỹ thuật, Âm nhạc, khiêu vũ, dẫn chương
trình; CLB Thể thao là địa chỉ cho những em yêu thích thể thao, nhất là bóng
đá. Sau một thời gian tích cực và khẩn trương chuẩn bị, các CLB học sinh
trường Tiểu học Bình Minh chính thức ra mắt nhân kỷ niệm 33 năm ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11/2015.
Một số hình ảnh trong lễ ra mắt các CLB học sinh ngày 20/11/2015.

Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại lễ ra mắt CLB học sinh

9


Các CLB học sinh

Câu lạc bộ Tiếng Anh English

10


CLB Nghệ thuật biểu diễn thời trang


CLB Nghệ thuật làm hoa giấy và vẽ tranh

CLB Em yêu khoa học với những thí nghiệm thú vị

11


CLB Thể dục Thể thao với màn biểu diễn Aerobic

Câu lạc bộ Toán học trong lễ ra mắt

Ngày hội của các CLB học sinh trường TH Bình Minh
12


3. Bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, các ủy viên, thư ký CLB do các thành viên
CLB bầu ra, là giáo viên cốt cán của nhà trường phụ trách, các thành viên còn
lại của các câu lạc bộ là các em học sinh. Chính vì vậy việc bồi dưỡng năng lực
cho ban chủ nhiệm câu lạc bộ là rất cần thiết. Nội dung bồi dưỡng đó là: Năng
lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều hành hoạt động các câu lạc bộ ...
Để bồi dưỡng năng lực cho ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, tôi đã có kế
hoạch cụ thể, đã tổ chức các buổi tập huấn, các buổi thảo luận về cách tổ chức
và điều hành hoạt động của từng câu lạc bộ. Đồng thời, tôi đã chỉ đạo tổ chức
giao lưu các câu lạc bộ nhằm tạo sân chơi cho các em học hỏi lẫn nhau. Qua
những việc làm như vậy các em học sinh trong ban chủ nhiệm các câu lạc bộ rất
tự tin trong mọi hoạt động và chất lượng các buổi sinh hoạt các câu lạc bộ ngày
một tốt và có hiệu quả hơn.
Năm học 2015-2016: CLB Toán gồm 147 thành viên, phân công cô giáo
Vũ Thị Thụy, Lê Thị Lam; CLB Em yêu Tiếng Việt có 125 em tham gia, phân

công giáo viên Nguyễn Thị Cúc, Lê Thị Xuân; CLB English gồm 151 học sinh,
phân công giáo viên Trần Ngọc Tú, Nguyễn Thị Hoa; CLB Nghệ thuật có 134
học sinh phân công giáo viên Hoàng Thị Lê, Vũ Văn Điệp; CLB Em yêu khoa
học có 124 học sinh do cô Lê Thị Hà và cô Nguyễn Thị Hoa phụ trách; CLB
TDTT: thầy Nguyễn Trọng Hùng, cô Lê Thị Hoa, là những thành viên cố vấn,
trực tiếp phụ trách các câu lạc bộ. Cấp ủy, BGH nhà trường phân công cô
Nguyễn Thị Nhâm- phó bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng nhà trường tham mưu
cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức hoạt động giao lưu của
các câu lạc bộ trong nhà trường. Sau khi phân công phụ trách, mỗi thành viên
phụ trách sẽ có khung nội quy hoạt động, chương trình giao lưu. Tôi đã chỉ đạo
công tác chuẩn bị ra mắt các CLB thật tỉ mỉ, quy mô để tạo khí thế và nhất là, để
mỗi GV, mỗi phụ huynh và học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa và thấy
được hiệu quả khi học sinh tham gia các CLB.
Với kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết, tâm huyết và trách nhiệm, các giáo
viên phụ trách CLB đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động hiệu quả. Trong
đó: các CLB Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh vừa giúp học sinh củng cố vững chắc
kiến thức, phát hiện và bồi dưỡng học sinh năng khiếu, vừa tạo ra các sân chơi
học tập lành mạnh” Học mà chơi, chơi mà học “ cho học sinh; CLB Em yêu
khoa học giúp học sinh hiểu và ưa thích khám phá về những hiện tượng thiên
13


nhiên đơn giản; CLB Nghệ thuật giúp các em được bộc lộ năng khiếu nghệ
thuật và tham gia các hoạt động giao lưu; CLB TDTT cho các em được rèn
luyện sức khỏe và tham gia các hoạt động GD thể chất.

Ban chủ nhiệm CLB học sinh trường TH Bình Minh

Một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là xác định nội dung và tổ chức hoạt
động của mỗi CLB. Khi xác định được chủ đề thì mới xác định được toàn bộ

công việc chuẩn bị kèm theo. Một buổi sinh hoạt chỉ nên nhằm vào một chủ đề,
thậm chí một chủ đề có thể sinh hoạt nhiều buổi.
-Xác định hình thức thể hiện: Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Hoạt động rèn kỹ năng giao tiếp.
+ Luyện tập phát triển: Toán, tiếng Việt, Tiếng Anh…
+ Diễn giảng: Đây là dạng nói chuyện chuyên đề.
+ Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên Câu lạc bộ cùng tham gia
thảo luận để làm sáng tỏ một quan điểm, một nhận định,…
+ Sinh hoạt văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
+ Giới thiệu sách báo, trưng bày triển lãm.
+ Sinh hoạt ngoài Câu lạc bộ kết hợp với những hoạt động thể dục thể thao,
tham quan du lịch.
- Tổ chức giao lưu: Gồm 3 phần
+ Phần 1: Kỹ năng giao tiếp: Giới thiệu về mình, ban bè, thầy cô, người
thân, lớp, trường gia đình và xã hội…
+ Phần 2: Giao lưu về môn học theo chuẩn KTKN.
14


+ Phần 3: Giao lưu về năng khiếu: Phát triển năng khiếu cá nhân thuộc
các lĩnh vực

Một buổi sinh hoạt CLB Tiếng Việt kết hợp tham quan tại di tích Lịch sử Ngã Ba
Đồng Lộc ( Hà Tĩnh ) tháng 5/ 2016.

4.Chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, huy động các nguồn
lực và tạo điều kiện để tổ chức và duy trì hoạt động của các CLB HS:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn các câu lạc bộ phù
hợp với khả năng của mình thông qua việc khảo sát. Hỗ trợ cơ sở vật chất và
làm hậu phương vững chắc cho các em. Nhà trường cũng như giáo viên là

đại diện pháp lý cho các em sinh hoạt câu lạc bộ, cũng như khi tham gia các
cuộc giao lưu.
Để tạo không khí thi đua cho các em đạt thành tích cao, tôi đã chỉ đạo tổ
chức các cuộc giao lưu trong trường cũng như cho các em tham gia các cuộc
giao lưu cụm trường, huyện, ..Ngoài ra nhà trường luôn liên hệ, trao đổi với phụ
huynh về lợi ích của câu lạc bộ, từ đó khuyến khích các em tham gia.
Trước hết, để tránh hiện tượng “ Đầu voi đôi chuột”, tôi thường xuyên
đưa nội dung hoạt động của các CLB đánh giá từng tuần, từng tháng. Luôn theo
dõi, tạo điều kiện, cùng trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong việc thực hiện
kế hoạch và tổ chức hoạt động của từng CLB với các giáo viên phụ trách. Đồng
thời, dành thời gian để tham gia một số buổi hoạt động của các CLB.
15


Hoạt động của CLB TDTT trường Tiểu học Bình Minh

CLB Nghệ thuật khiêu vũ tại Hội thi Phụ trách sao giỏi cấp huyện NH 2015- 2016

Bên cạnh đó, tôi đã kêu gọi các tổ chức cá nhân hảo tâm, phụ huynh của
các thành viên CLB đóng góp hỗ trợ kinh phí để tổ chức hoạt động của các
CLB. Mỗi CLB đều có kinh phí hoạt động, tuy chưa nhiều nhưng đảm bảo để tổ
chức các sân chơi, in ấn tài liệu, thi đua khen thưởng và những hoạt động bên lề
khác. Riêng năm học 2015-2016: kinh phí hoạt động CLB là 15.600 000 đồng;
năm học 2016- 2017: 18.900 000 đồng
Việc phối hợp với các tổ chức trong nhà trường hết sức quan trọng. Cụ thể:
cấp ủy, BGH trực tiếp chỉ đạo, Chuyên môn nhà trường phê duyệt kế hoạch hoạt
động, Đội TNTP và ban Văn Thể Mỹ hỗ trợ công tác tổ chức, Hội CMHS tạo
điều kiện hỗ trợ kinh phí, Hội Khuyến học quan tâm khuyến học khuyến tài,…
16



Trong việc phân công các CBGV phụ trách các CLB cũng luôn có sự chia
sẻ và hỗ trợ nhau trong công việc. Ví dụ : CLB Tiếng Việt và CLB Nghệ thuật
cùng tái hiện lại những tiểu phẩm “Từ trang sách nhà trường”, Câu lạc bộ Tiếng
Anh phối hợp CLB nghệ thuật để mang đến những màn biểu diễn thời trang
mang màu sắc các dân tộc trên thế giới,…Sự hỗ trợ này không chỉ đem lại hiệu
quả cao trong công việc mà còn tạo nên sự đoàn kết mạnh mẽ, tinh thần làm việc
hăng say hết mình của mỗi thành viên phụ trách và phát huy tốt nhất vai trò của
mỗi CLB cũng như năng lực, sở trường của mỗi thành viên, mỗi CLB.

CLB Nghệ thuật đã hỗ trợ CLB Toán tại Giao lưu CLB Toán các trường Tiểu học cụm Trung
tâm năm học 2015- 2016

Liên đội phối hợp cùng CLB Nghệ thuật tại Hội thi Chúng em kể chuyện bác Hồ do Đoàn TN
CS Hồ Chí Minh huyện Tĩnh Gia tổ chức tháng 3/ 2015.

5. Chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng và đánh giá hoạt động của các CLB:
17


Là một mắt xích quan trọng của chu trình quan lý nói chung, công tác đánh
giá và thi đua khen thưởng rất quan trọng. Trong việc chỉ đạo tổ chức hoạt động
của các CLB, bên cạnh việc giao ban hàng tuần, hàng tháng, tôi cùng BGH đã
tham dự một số buổi sinh hoạt CLB để nhắc nhở, chấn chỉnh và khảo sát chất
lượng hoạt động. Từ đó, uốn nắn kịp thời những CLB hoạt động còn cầm chừng,
hình thức. Đồng thời đề xuất những cá nhân, tập thể CLB hoạt động hiệu quả,
có chiều sâu và tích cực. Hằng năm, nhà trường luôn tạo điều kiện để biểu
dương, khen thưởng những Giáo viên, học sinh có thành tích trong hoạt động
của các Câu lạc bộ nói riêng và trong thực hiện nhiệm vụ năm học học nói
chung.


Đoàn Giáo viên- Học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện tham quan
Quê Bác ( Tháng 5/2016)

IV- Hiệu quả:
Sau hơn 2 năm học 2015-2016, 2016- 2017 triển khai thực hiện, mô hình
hoạt đông CLB ở trường Tiểu học Bình Minh đã phát huy hiệu quả tích cực
trong việc nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện, trong công tác đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
Chất lượng đại trà
Năm học
2015- 2016

Số HS
505

Hoàn thành

SL
504

%
99.8 %

Học sinh được khen thưởng

SL
303

%

65
18


2016- 2017
520
520
100%
356
68.5
*Năm học 2015- 2016:
+ Cấp tỉnh: 02 giải TDTT( 01 giải nhì đôi nam; đạt giải 3 đơn nam và đôi nam
+ Cấp huyện: 01 em đạt giải Nhì phụ trách sao giỏi; 02 giải 3; 5 giải KK TDTT
+ Cấp cụm:
- Về tập thể: Đạt giải nhất trong cuộc giao lưu CLB Toán lớp 5 cụm Trung tâm.
-Về cá nhân: 05 em đạt giải (3 xuất sắc, 2 nổi bật).
- Công tác chỉ đạo chuyên môn: Xếp thứ 2 cấp huyện.
- Liên đội: Vững mạnh xuất sắc, được nhận bằng khen của TW Đoàn.
- Chữ thập đỏ : Nhận bằng khen của Liên ngành cấp tỉnh.
* Năm học 2016- 2017:
Nhà trường 9 em tham gia giao lưu các Câu lạc bộ học sinh khối lớp 5;
+ Phần giao lưu đồng đội: 6 thành viên tham gia, đạt giải Nhất với số điểm tuyệt
đối 30/30 trong thời gian 9 phút.
+ Phần giao lưu cá nhân:
- Câu lạc bộ Tiếng Việt: Có 4 em; 01 nhất, 01 nhì, 01 ba, 01 KK.
- Câu lạc bộ Toán: đạt 01 nhì.; 01 ba ; 02 KK
- Câu lạc bộ Tiếng Anh: 02 nhì; 01 ba; 1 KK
-Liên đội : Được nhận cờ của TW Đoàn về các thành tích trong hoạt động công tác
Đội và phong trào Thanh thiếu nhi.
- Công tác chỉ đạo Chuyên môn: xếp thứ 3 toàn huyện.

Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài giờ lên lớp được nhà trường quan
tâm.Trong hai năm học, nhà trường tổ chức rất nhiều hoạt động như: Tổ chức
các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao theo chủ đề, chủ điểm
trong năm học (chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của
đất nước, địa phương, ngày truyền thống của ngành, ngày kỷ niệm thành lập
trường...); Tổ chức các hoạt động tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa của đất
nước, quê hương qua các cuộc thi, hội thi, tham quan, đền ơn, đáp nghĩa; Tổ
chức thành công các sân chơi, các cuộc giao lưu cho các CLB.

C-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
I-Kết luận:
Từ thực tiễn chỉ đạo hoạt động CLB ở trường Tiểu học Bình Minh trong
những năm học qua, tôi đã rút ra một số kết luận sau đây:
19


Thứ nhất, tổ chức các hoạt động CLB cho học sinh nhằm đạt mục tiêu giáo
dục toàn diện và góp phần thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục
trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Thứ hai, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai
trò, vị trí của các CLB trong nhà trường hiện nay.
Thứ ba, Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các CLB ngắn hạn, dài
hạn sẽ giúp cho người cán bộ quản lý có cái nhìn bao quát về các hoạt động diễn
ra trong một năm học, từ đó có sự phân phối nguồn lực một cách hợp lý cho các
hoạt động giáo dục, các bộ phận, các cá nhân có sự chủ động trong việc chuẩn bị
cho các hoạt động đã được dự kiến. Kế hoạch cần cụ thể và chi tiết đến từng nội
dung công việc từng ngày, từng tuần, tháng, triển khai tới toàn thể giáo viên, học
sinh. Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của
Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa học,
rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em, các hoạt động luôn thay đổi

về nội dung, hình thức để các em không nhàm chán. Hình thức tổ chức cần khoa
học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học”
của các em học sinh.
Thứ tư, việc tổ chức và duy trì hoạt động cần duy trì mọi lúc mọi nơi,
phối kết hợp cả trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể khác ở
trong thôn, xã, có sự trao đổi và bàn biện pháp giải quyết, xây dựng tốt các
phong trào.
Thứ năm, cần làm tốt việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các CLB
cũng như công tác thi đua khen thưởng để kịp thời biểu dương, khen thưởng
những cá nhân có thành tích trong việc tổ chức và hoạt động các CLB.
II- Kiến nghị, đề xuất :
1/ Phòng Giáo dục : Tiếp tục tổ chức các cuộc giao lưu CLB dưới nhiều hình
thức khác nhau để tạo sân chơi cho các CLB của các nhà trường tham gia giao
lưu, học hỏi. Trong đó, chỉ đạo các cuộc giao lưu CLB điểm để các nhà trường
học hỏi, rút kinh nghiệm.
2/ Hội CMHS và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường : Quan tâm
tạo điều kiện cả về thời gian và vật chất để hỗ trợ hoạt động của các Câu lạc bộ.
Với sáng kiến "Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động câu lạc bộ cho học
sinh trường Tiểu học Bình Minh", chắc chắn rằng sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Hiện nay, năm học 2017- 2018, do điều động của tổ chức, tôi đã luân
20


chuyển công tác đến trường Tiểu học Trúc Lâm. Với kinh nghiệm chỉ đạo hoạt
động CLB mà tôi đã rút ra trong quá trình công tác tại trường TH Bình Minh, tôi
rất muốn nhận được lời góp ý đánh giá của Hội đồng KH ngành và các đồng
nghiệp để tôi tiếp tục vận dụng tại môi trường công tác mới.
Xác nhận của HĐKH nhà trường Thanh Hóa, ngày 17 tháng 4 năm
2018
Tôi xin cam đoan với hội đồng khoa

học các cấp sáng kiến này là do tôi
nghiên cứu và viết không copy, không
sao chép người khác
Người thực hiện

Đỗ Thị Thu

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các văn bản chỉ đạo hiện hành của Ngành về việc tổ chức thành lập và tổ
chức hoạt động của các CLB học sinh.
- Các tài liệu tâm lý học, Giáo dục học.
- Các tạp chí Giáo dục Tiểu học.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:. ĐỖ THỊ THU
Chức vụ và đơn vị công tác:Hiệu trưởng trường Tiểu học Trúc Lâm.

TT

Tên đề tài SKKN


Một số biện pháp chỉ đạo dạy
1.

học sinh lớp 4,5 giải các bài
toán điển hình.

2.

Một số biện pháp chỉ đạo dạy
học phân môn Tập làm văn
lớp 5.
Một số giải pháp phát huy vai
trò của Chi bộ trong công tác

3.

bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Đảng ở trường Tiểu học Bình

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)


Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng GD
& ĐT

B

2007-2008

Phòng GD
& ĐT

B

2008-2009

Phòng GD
& ĐT

B

2011- 2012

Sở GD &
ĐT Thanh
Hóa

C


2013-2014

Minh

4.

Một số giải pháp xây dựng
phong trào "trường học thân
thiện, học sinh tích cực" ở
trường Tiểu học Bình MinhTĩnh Gia- Thanh Hóa..

23


24



×