Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SKKN biện pháp giúp học sinh lớp 5a trường tiểu học đông sơn sửa lỗi dùng từ, đặt câu trong văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 23 trang )

PHÒNG
PHÒNG GIÁO
GIÁO DỤC
DỤC VÀ
VÀ ĐÀO
ĐÀO TẠO
TẠO BỈM
BỈM SƠN
SƠN

TRƯỜNG TH ĐÔNG
SƠN TH ĐÔNG SƠN
TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5A - TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐÔNG SƠN SỬA LỖI DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU
TRONG VĂN MIÊU TẢ

Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông Sơn
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt

BỈM SƠN, NĂM 2018


T
T


MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU
I

Lí do chọn đề tài.

1

II

Mục đích nghiên cứu

1

III Đối tượng nghiên cứu

2

IV Phương pháp nghiên cứu

2

B. NỘI DUNG
I

Cơ sở lí luận


2

1.

Một số đặc điểm của từ và câu

2

2.

Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học

4

3.

Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5

4

II

Thực trạng vấn đề

5

1

Thuận lợi


5

2

Khó khăn

5

3

Kết quả của thực trạng

6

4

Nguyên nhân

8

III Các biện pháp giải quyết vấn đề

8

1.

Biện pháp 1

8


2.

Biện pháp 2

10

3.

Biện pháp 3

10

4.

Biện pháp 4

14

IV Kết quả

18

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I

Kết luận

19

II


Kiến nghị

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài.
Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học
Tiểu học. Tập làm văn giúp cho học sinh tạo ra văn bản nói và viết theo các
phong cách chức năng ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn
bản. Nhiệm vụ cụ thể của phân môn Tập làm văn bao gồm:
- Cung cấp kiến thức và hình thành,phát triển các kĩ năng bộ phận, góp
phần hình thành và phát triển năng lực tạo lập, sản sinh ngôn bản.
- Cung cấp tri thức về các dạng nghi thức lời nói, rèn kĩ năng nói theo các
nghi thức đó.
- Rèn kĩ năng nói, viết các ngôn bản thông thường và một số văn bản nghệ
thuật như kể chuyện, miêu tả.
- Rèn các kĩ năng đặc thù phù hợp với mỗi dạng bài, kiểu bài Tập làm văn
(như kĩ năng quan sát trong văn miêu tả; kĩ năng xây dựng cốt cốt truyện, chi
tiết, tình tiết trong văn kể chuyện).
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy
logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân
cách cho học sinh.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, phần lớn nội dung kiến thức dành
cho văn miêu tả: Tả cảnh, tả người, tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối... Là lớp cuối
cấp nên các em chính thức được học môn Tập làm văn thông qua việc phát triển
các câu trả lời thành đoạn, thành bài văn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em đã
bắt đầu tiếp thu khái niệm về một bài Tập làm văn viết, đồng thời được học

tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng một bài Tập làm văn viết hoàn
chỉnh. Có thể nói, đây chính là giai đoạn nền tảng để các em có thể học tốt môn
Tập làm văn viết ở các cấp học tiếp theo.
Trong thực tế dạy học tại lớp 5A-Trường Tiểu học Đông Sơn, tôiđọc rất
nhiều bài văn miêu tả của học sinh thể hiện được khả năng tái hiện đời sống, tư
duy linh hoạt, sáng tạo và trí tưởng tượngphong phú của các em. Tuy nhiên,
những lỗi mà các em mắc phải khi làm mộtbài Tập làm văn miêu tả cũng không
ít, trong đó các lỗi mà học sinh thường gặp nhiềunhất chính là lỗi dùng từ, đặt
câu. Về phần cá nhân, tôi nhận thấy rằng,để dạy và học phân môn Tập làm văn
được tốt thì việc nghiên cứu các lỗi vềdùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn
của học sinh là công việc rất cần thiết. Việc làm này giúp cho giáo viên cũng
như các bậc phụ huynh có thể phát hiện ra nhữnghạn chế của học sinh khi làm
bài Tập làm văn, từ đó có phương pháp dạy họcTập làm văn nói chung và dạng
bài văn miêu tả nói riêng cho các em phù hợp và hiệu quả hơn.
Chính vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu các lỗi dùng từ
đặt câu trong văn miêu tả của học sinh lớp tôi chủnhiệm, tôi xin trình bày nội
dung này dưới dạng văn bản với tiêu đề: Một số biện pháp giúp học sinh lớp
5A, trường Tiểu học Đông Sơn sửa lỗi dùng từ đặt câu trong văn miêu tả.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các bài tập làm văn viết của học sinh lớp
5, tôi đã thống kê, khảo sát, phân tích, từ đó tìm ra các lỗi dùng từ, đặt câu mà
1


học sinh thường mắc phải, nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó. Từ đó góp
phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và dạy học
Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học.
- Giúp học sinh có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan
sát, tìm tòi khám phá.
- Giúp giáo viên tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong

giảng dạy Tập làm văn nói chung và giảng dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng: Các lỗi dùng từ, đặt câu trong bài Tập làm văn miêu tả của
học sinh lớp 5; Nguyên nhân và cách chữa các lỗi đó.
-Phạm vi: Thống kê, phân loại, chữa lỗi dùng từ và đặt câu trong c¸c bµi
tËp lµm v¨nmiêu tả của học sinh Tiểu học lớp 5A trường Tiểu học Đông Sơn
năm học 2017- 2018.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp khảo sát, phân tích thực trạng:
+ Khảo sát bài kiểm tra giữa kì 1 năm học 2017- 2018 của khối 5.
+ Khảo sát các bài tập làm văn miêu tả của lớp 5A.
- Tổng hợp số liệu.
- Phương pháp khảo nghiệm, áp dụng vào thực tế: Vận dụng kinh nghiệm
giảng dạy mảng kiến thức vào thực tế.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Một số đăc điểm của từ và câu
1.1 Khái niệm từ
Từ là đơn vị hiển nhiên của ngôn ngữ. Về mặt ngữ pháp, có thể hiểu từlà
đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và hoạt động tự do trong câu.
Từ có những đặc điểm:
- Có hình thức âm và ý nghĩa.
- Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc.
- Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ.
Từ có hai chức năng cơ bản:
- Chức năng biểu nghĩa (biểu thị sự vật, hiện tượng…).
- Chức năng tạo câu.
Tóm lại, từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất

biến,mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo
nhấtđịnh, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt
nhỏnhất để tạo câu.[2]
1.2 Khái niệm câu
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kếtthúc
mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn kèm theo thái độ của người nóihoặc biểu
2


thị thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện truyền đạt tưtưởng, tình
cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
Câu là đơn vị dùng từ đúng hơn là dùng ngữ mà cấu tạo bên trong
quátrình tư duy thông báo, nó có nghĩa là hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp,
cótính chất độc lập. Câu là một tập hợp từ được nối với nhau để diễn tả một ý
tưởng tươngđối trọn vẹn. Khi nói phải ngắt giọng với câu, khi viết phải đánh dấu
cuối câubằng một trong các dấu “.”, “?”, “!”.Có rất nhiều định nghĩa về câu, từ
những định nghĩa trên ta đi đến mộtđịnh nghĩa tương đối đầy đủ về câu: Câu là
một đơn vị ngôn ngữ được cấu tạobằng một cụm từ chứa đựng một nòng cốt cú
pháp nhất định, diễn tả một nộidung thông báo hoàn chỉnh và có quan hệ với
thực tế khách quan.[2]
1.3 Quy tắc sử dụng từ:
1.3.1 Dùng từ phải đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
Từ là một đơn vị có nhiều bình diện, trong đó không thể thiếu mặt
âmthanh và hình thức cấu tạo. Chonên, khi viết văn bản cần ghi lại đúng âm
thanh và hình thức cấu tạo của từđược sử dụng. Nếu không sẽ không biểu hiện
được chính xác và không làmcho người đọc văn bản lĩnh hội được chính xác nội
dung, ý nghĩa.
1.3.2 Dùng từ phải đúng về nghĩa
Nghĩa của từ bao gồm cả nghĩa sự vật cả nghĩa biểu thái, bao gồm cả
nghĩa đen, nghĩa bóng (nghĩa chuyển đổi,nghĩa phát sinh). Đây là hiện tượng

nhiều nghĩa của từ. Khi muốn sử dụngmột từ theo cách chuyển đổi ý nghĩa, cần
phải dựa vào nghĩa đen, nghĩa gốccủa từ, giữ được mối liên hệ với nghĩa gốc.
Nếu không việc dùng từ sẽ mắc lỗi.
1.3.3 Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp
Các từ khi được dùng trong câu, trong văn bản luôn luôn có mối quanhệ
với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp. Vì thế, khi dùng từ trong văn bản cần thiết
lậpcho đúng các quan hệ kết hợp của các từ, vì các quan hệ này do bản chất
ngữnghĩa – ngữ pháp của các từ quy định. Nếu không sẽ mắc lỗi khi dùng từ.
1.3.4 Dùng từ phải đúng phong cách ngôn ngữ
Mỗi phong cách ngôn ngữ văn bản được sử dụng trong một phạm vinhất
định của cuộc sống xã hội và nhằm thực hiện một chức năng nhất định,hướng tới
một mục tiêu giao tiếp nhất định. Vì thế, khi dùng từtrong văn bản cần ý thức rõ
về phong cách văn bản để dùng từ cho đúng vàphù hợp. Nếu không sẽ mắc lỗi
về phong cách.
1.3.5 Dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống của văn bản.
1.3.6 Dùng từ cần tránh hiện tượng lặp, thừa từ không cần thiết và bệnh
sáorỗng công thức.Dẫnđến những câu văn “đao to búa lớn” mà chung chung,
nội dung nghèo nàn. [2]
1.4 Quy tắc thành lập câu
1.4.1 Phải viết đúng quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt
- Đầy đủ thành phần câu.
- Đảm bảo đúng trật tự từ trong câu (do tiếng Việt là ngôn ngữđược loại
hình đơn lập có đặc điểm quan trọng là từ không biến hình).
3


1.4.2 Câu phải có quan hệ ngữ nghĩa phù hợp với tư duy người Việt
Tức là, các nét nghĩa trong câu không mâu thuẫn nhau, thể hiện:
- Phản ánh đúng quan hệ trong thế giới khách quan.
- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế câu phải hợp logic.

- Quan hệ giữa các thành phần đẳng lập là quan hệ đồng loại (cùng
mộtphạm trù ngữ nghĩa).
1.4.3. Câu phải có thông tin mới: đây là một yêu cầu đủ để đặt câu đúng.
1.4.4. Câu phâỉ đánh dấu câu phù hợp:
Đây là yêu cầu quan trọng để làmcho các quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa
được tách bạch, rõ ràng, tránh chongười đọc có thể hiểu sai ý nghĩa của câu.
1.4.5 Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản.
1.4.6 Phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
1.4.7 Phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. [2]
2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học
Trẻ em là một thực thể hồn nhiên, vô tư và tiềm tàng khả năng pháttriển.
Các em tiếp xúc với xung quanh, với xã hội và đánh giá, nhận xét mốiquan hệ
đó theo chuẩn mực của bản thân. Tất cả hiện tại và tương lai trướcmắt các em
vừa đơn giản nhưng cũng hết sức bí ẩn và hấp dẫn đối với các em.
Dạy Tập làm văn cho học sinh tiểu học là cần thiết, phù hợp với tâm lícủa
trẻ: ưa tìm tòi, thích quan sát, khám phá và nhận xét cuộc sống xung quanh.
Đối với học sinh lớp 5, các em đã có vốn sống nhấtđịnh, đã bước đầu biết
phân tích mối quan hệ giữa người với người trongnhững môi trường khác nhau,
có thể thể hiện những sự kiện mà các em đãquan sát thấy trong cuộc sống bằng
ngôn từ của chính các em.
Mặt khác, bước vào giai đoạn này (thời kì từ 10 đến 11 tuổi), sự cânbằng
trong cơ thể trẻ đang bị phá vỡ, các em dễ xúc động cao. Tình trạngdâng cao
cảm xúc khiến cho trẻ ở độ tuổi này có sự thay đổi đáng kể. Nếunhư ở giai đoạn
trước, hoạt động sáng tạo mà trẻ yêu thích là vẽ thì ở giaiđoạn này lại là hoạt
động sáng tạo bằng lời. Ở giai đoạn này, trẻ yêu thíchsáng tạo văn học, điều này
thể hiện qua những trang văn miêu tả của các em.Những trang văn của trẻ là một
thế giới trong sáng vô ngần mà ở đó ta sẽ thấynhững cái vừa đơn giản vừa mới
lạ, hiểu và sẻ chia những cảm xúc, nhữngrung động, những lời đề nghị hết sức
thân ái và xúc động mà đôi khi chúng takhông để ý, thờ ơ…
3. Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 5

Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 bao gồm những kiểu bài sau:
- Nói, viết phục vụ cuộc sống hàng ngày gồm 16 tiết.
- Miêu tả cảnh (18 tiết).
- Miêu tả người (15 tiết).
- Ôn tập tả đồ vật (4 tiết).
- Ôn tập tả cây cối (3 tiết).
- Ôn tập tả đồ vật (3 tiết).
Như vậy, dạng văn miêu tả chiếm thời lượng chủ yếu trong chương trình
phân môn Tập làm văn lớp 5.Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả
những đối tượng màcác em yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình,
4


học sinh phải gửigắm tình yêu thương của mình với những gì mình miêu tả. Bài
văn có đảm bảo yêu cầu này không còn phụ thuộc vào cách dùng từ, đặt câu của
học sinh.
Sau khi tìm hiểu những vấn đề về đặc điểm của từvà câu, quy tắc thành
lập câu, quy tắc sử dụng từ... Đây là một trong số nhữngvấn đề rất quan trọng để
thấy được những quy tắc chuẩn và các lỗi mà họcsinh dễ nhầm lẫn. Từ đó làm
cơ sở khoa học để nghiên cứu khảo sát thựctrạng các lỗi dùng từ, đặt câu trong
bài Tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5và tìm ra các nguyên nhân, biện pháp
khắc phục. Qua đó góp phần nâng caokhả năng dùng từ, đặt câu trong bài Tập
làm văn viết cho học sinh lớp 5.
II. Thực trạng vấn đề.
1. Thuận lợi.
Trường Tiểu học Đông Sơn nằm phía Đông Bắc của thị xã. Hiện tại nhà
trường đã có khu phòng học 2 tầng, khu nhà hiệu bộ, khu nhà bán trú...được
thiết kế đúng tiêu chuẩn phù hợp với học sinh tiểu học. Nhìn chung cơ sở vật
chất đảm bảo cho việc dạy và học.Chất lượng học sinh của trường luôn được
chú trọng và nâng cao do Ban giám hiệu nhà trường có năng lực chuyên môn và

năng lực quản lí tốt. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường đều có trình
độ chuẩn trở lên, nhiệt tình trong công tác. Các em học sinh chăm ngoan, tích
cực tham gia các hoạt động học tập. Năm học 2013 - 2014 và năm học 2014 2015 trường đạt được nhiều thành tích xuất sắc và được UBND tỉnh Thanh Hóa
trao cờ thi đua, năm học 2015 - 2016 nhà trường vinh dự được Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng khen, đến năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Đông Sơn đã
chính thức được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
2. Khó khăn.
2.1. Về học sinh.
Trong năm học này, tôi được phân công dạy lớp 5A, lớp có 38 em học
sinh. Chất lượng học sinh trong lớp được đánh giá là đều hơn so với lớp 5B và
5C. Nhiều học sinh trong lớp là con em các gia đình thuần nông, gia đình công
nhân và gia đình buôn bán nhỏ lẻ của thôn Sơn Nam, thôn Trường Sơn..., một số
em bố mẹ đi làm ăn xa nhà phải ở nhà với ông bà như em Duy Bình, em
Nguyên... Một số em bố mẹ đi làm trong nhà máy Giày da, Công ty May 10 từ
sáng sớm đến tối mới về như em: Trần Hiếu, Nhật, Gia Bảo, Quyết...sự quan
tâm của cha mẹ còn hạn chế phần nào làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của
học sinh. Nhiều em được gia đình cho sử dụng các thiết bị điện tử thông minh tự
do như: điện thoại, máy tính... các em nghiện các trò chơi trên mạng xã hội, ít
quan tâm, ít giao tiếp với môi trường xung quanh nên vốn từ hạn chế, kĩ năng
giao tiếp kém.
Mặt khác, học sinh lớp 5 thuộc lứa tuổi từ 11 đến 12 tuổi, là giai đoạn có
nhiều biến đổi tâm lí, hoạt động. Ở lứa tuổi này, nhận thức của học sinh có
những đặc điểm sau:
+ Về tri giác: vẫn còn mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không
chủ động, do đó nhiều khi các em phân biệt đối tượng trong bài Tập làm văn viết
của mình bị nhầm lẫn.
5


+ Về tư duy: tư duy của các em còn mang màu sắc cụ thể và hình thức

bằng cách dựa vào các đặc điểm của đối tượng, hiện tượng và chi tiết của sự
việc, hiện tượng cụ thể.
+ Về trí nhớ: về phát triển trí nhớ từ ngữ- logic vẫn còn chịu ảnh hưởng
của trí nhớ máy móc, làm được bài tập ứng dụng là do làm đi làm lại nhiều lần,
làm được lúc đó nhưng thời gian sau thì lại quên.
+ Về khả năng chú ý: chú ý có chủ định phát triển hơn,nhưng một khi giờ
học không hấp dẫn thì chú ý có chủ định lại không bền.
+ Về khả năng tưởng tượng: khả năng tưởng tượng phát triển phong phú mang
tính hiện thực hơn. Tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức.
2.2 Về giáo viên.
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và khảo sát bài kiểm tra của lớp 5C và 5B
tại trường tiểu học Đông Sơn, tôi nhận thấy mỗi giáo viên đều làm đúng vai trò
hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tiếp cận kiến thức trong sách giáo khoa. Tuy nhiên
do thời lượng 1 tiết học có hạn mà số lượng học sinh đông nên giáo viên chưa thể
chữa hết lỗi dùng từ đặt câu cho từng học sinh trong mỗi bài văn miêu tả.
3. Kết quả của thực trạng.
Giữa học kì I của năm học này tôi đã tổng hợp kết quả 38 bài kiểm tra
viết môn Tiếng việt của học sinh trong lớp. Kết quả làm bài như sau:
Tổng số
38

Điểm 9 - 10

Điểm 7- 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

SL


TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

26,3

15

39,6

10

26,3

3

7,8


Qua bảng tổng hợp ta thấy được kết quả học sinh đạt được còn thấp. Hầu hết
các em làm bài đúng yêu cầu trọng tâm, bố cục bài văn rõ ràng nhưng vấn đề còn
tồn tại đó là nhiều em mắc lỗi về cách dùng từ đặt câu khi viết bài văn miêu tả.
Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã thu các bài tập làm văn viết của học sinh,
bài kiểm tra định kì giữa kì 1 năm học 2017 - 2018 của học sinh lớp 5A để thống
kê các lỗi dùng từ, đặt câu của các em:
Sĩ số học sinh trong lớp là: 38 em
Số lượng bài được tổng hợp là: 114 bài
Các lỗi dùng từ, đặt câu mà học sinh mắc phải được thống kê như sau:
Bảng thống kê lỗi dùng từ
Lỗi
Số lượng

STT

Tỉ lệ

1

Lặp từ

25

43,1%

2

Dùng từ không đúng nghĩa


15

25,9%

3

Kết hợp từ

10

17,2%

4

Dùng từ không hợp phong cách

8

13,8%

5

Tổng

58 lỗi

100%
6



Qua bảng thống kê trên, tôi thấy học sinh mắc nhiềulỗi về lặp từ (25 lỗi
lặp từ, chiếm 43,1% tổng số lỗi dùng từ), làm cho câu văn rườm rà, tối nghĩa.
Ví dụ: Em Trần Phương Linh đã lặp lại cụm từ “của mình” ở hai câu liên tiếp.

Ví dụ nàycho thấy: Học sinh mắc cả lỗi về dùng từkhông đúng nghĩa,
nhầm lẫn từ đồng nghĩa: thị xã và thị thành.
Bảng thống kê lỗi đặt câu
STT
1
2
3
4
5

Lỗi
Câu thiếu thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ
Câu sai nghĩa
Câu không rõ nghĩa
Câu thiếu dấu câu hoặc sai dấu câu
Câu không tương hợp giữa các thành phần diễn đạt
Tổng

Số lượng
18
10
9
2
12
51 lỗi


Tỉ lệ
35,2%
19,6%
17,6%
3,9%
23,7%
100%

Từ bảng thống kê trên ta có thể nhận ra ở lớp 5A học sinh ít mắc lỗi về sử
dụng dấu câu, nhưng lỗi về viết câu thiếu thành phần chính lại tương đối nhiều.
Ví dụ: Em Đặng Hà Linh viết câu thiếu vị ngữ:

Với phạm vi hạn hẹp của bản Sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ tổng hợp
những lỗi dùng từ, đặt câu trong bài văn miêu tả mà học sinh lớp 5A mắc phảivà
các ví dụ cụ thể tôi sẽ trình bày kết hợp với phần biện pháp sửa lỗi. Tuy nhiên
nhìn vào những con số thống kê trên chúng ta có thể thấy số lỗi dùng từ, đặt câu
mà học sinh mắc phải trong bài văn miêu tả của học sinh là tương đối nhiều.
Đây là hạn chế đối với quá trình dạy học Tập làm văn.
7


4. Nguyên nhân:
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế trên gồm:
- Vốn kiến thức và kinh nghiệm viết văn miêu tả còn hạn chế, nhiều em
chưa phân biệt được kể khác với miêu tả.
- Học sinh chưa có được kĩ năng quan sát sự vật thực tế, kĩ năng quan sát
không được rèn luyện thường xuyên, quá trình quan sát hời hợt thiếu định
hướng, thiếu tinh tế, khả năng liên tưởng còn hạn hẹp.
- Vốn từ của học sinh còn nghèo nàn, không hiểu nghĩa từ, dùng sai từ
đồng nghĩa.

- Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc trong quá trình miêu tả.
- Giáo viên chưa có biện pháp giúp học sinh khắc phục lỗi.
- Chương trình sách giáo khoa hiện hành xây dựng chưa liền mạch còn có
nhiều bất cập khiến học sinh khó tiếp cận.
Có nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng
trên. Vì vậy việc tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục các lỗi đó là
việc làm rất cần thiết và quan trọng.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
Để giúp học sinh sửa được lỗi dùng từ đặt câu trong bài văn miêu tả nói
riêng và góp phần năng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn nói
chung, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
1.Biện pháp 1: Làm giàu vốn từ cho học sinh bằng thực tế cuộc sống
hằng ngày xung quanh các em
Làm giàu vốn từ cho học sinh là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của việc dạy
Tiếng Việt ở tiểu học, nhiệm vụ này không phải riêng của giáo viên mà cần có sự
chung tay góp sức của cả cha mẹ các em. Hiện nay nhiều em học sinh lớp 5
không phân biệt và gọi đúng tên một số sự vật gần gũi trong đời sống xung quanh.
Ví dụ: Không phân biệt được rau đay và rau mồng tơi, không phân biệt
được củ gừng và củ nghệ...
Chính vì vậy, trong cuộc họp cha mẹ học sinh lần thứ nhất, tôi đã trao đổi
những vấn đề học sinh còn hạn chế về kĩ năng dùng từ, kĩ năng viết câu và cha
mẹ học sinh thống nhất cao một số vấn đề:
- Cha mẹ dành thời gian quan tâm tới các con nhiều hơn.
- Không cho con sử dụng điện thoại, máy tính một cách tự do, khuyến
khích động viên các con ngoài giờ học ở trường nên tham gia các hoạt động bên
ngoài như: giúp bố mẹ làm việc gia đình, chơi thể thao, chăm sóc cây rau...
Rất nhiều gia đình đã dành thời gian đưa con đi tham quanxung quanh thị xã
vào dịp cuối tuần: Ví dụ: Gia đình em Phùng Anh, Gia đình em Bảo Châu...
Ở trường, tôi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tôi cho các em
tham quan phong cảnh của thị xã Bỉm Sơn và các danh lam thắng cảnh trên mọi

miền đất nước cũng như các nước khác qua màn ảnh nhỏ. Hoạt động này, tôi
lồng ghép vào phần liên hệ thực tế của các bài học, các môn học thích hợp.
Ngoài ra, các em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích như:
- Chăm sóc vườn hoa, dọn vệ sinh môi trường.
8


- Tham gia sinh hoạt tập thể, tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe
toàn dân...v.v

Học sinh lớp 5A tham quan vườn hoa nhà trường

Cô và trò cùng tham gia chạyOlympic

Các em tham gia buổi Sinh hoạt tập thể

Tất cả các hoạt động trên đều giúp học sinh có điều kiện quan sát trực tiếp
môi trường sống xung quanh các em. Một nguyên tắc quan trọng của khi dạy học văn miêu tả là phải đảm bảo yêu cầu quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả,
9


chính nguyên tắc này đã giúp các em tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết, từ đó các
em làm giàu vốn từ cho bản thân mình.
2.Biện pháp 2: Làm giàu vốn từ cho học sinh qua việc dạy tích hợp
các môn học
Tôi nghiên cứu kĩ nội dung, cấu trúc chương trình của môn Tiếng Việt nói
chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, bám sát yêu cầu của chuẩn kiến thức
kĩ năng và công văn 5842/BGDĐT ngày 1/9/2011 về giảm tải chương trình Tiểu
học để thiết kế bài dạy sao cho đảm bảo việc dạy và học có hiệu quả, phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi của học sinh của địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.

Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học được xây dựng theo
quan điểm đổi mới phương pháp dạy học nên các phân môn Tập đọc, Chính tả,
Kể chuyện, Luyện từ và câu được sắp xếp trước môn Tập làm văn, nó cung cấp
ngữ liệu, cung cấp từ ngữ cho phân môn Tập làm văn. Chính vì vậy tôi chú
trọng mở rộng vốn từ và rèn cách dùng từ cho học sinh trong tất cả các tiết học
của môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó,tôi còn dạy lồng ghép kĩ năng này cho học
sinh ở tất cả các môn như: Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức...
Sự phối hợp đồng bộ giữa các môn học là điều kiện quan trọng nhất phải
thực hiện để nâng cao chất lượng toàn diện của học sinh.
3. Biện pháp 3: Biện pháp tổng hợp và phân tích miêu tả
lỗi sai trong bài văn
Trong các tiết Tập làm văn, đầu tiên học sinh phải chuẩn bị kĩ lưỡng,phải
được giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn ngay từ lúc tìm ý lập dàn bài, để khilàm bài
văn viết học sinh không bị mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
Việc chữa các lỗi trong bài văn của học sinh được tôi tổ chức một cáchcẩn
thận, tỉ mỉ. Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi, tôi thực hiện các bước:
- Đưa ra các lỗi sai điển hình
- Chỉ ra chỗ sai
- Xác định nguyên nhân dẫn đến chỗ sai
- Đối chiếu lỗi sai và lỗi đã được sửa để rút ra những lưu ý cần thiết.
- Khi chữa lỗi, tôi tôn trọng ý định của người viết,tuyệt nhiên không biến
đổi các câu sai thành câu hoàn toàn khác.
3.1 Các lỗi về dùng từ
3.1.1Lỗi lặp từ
Ví dụ: Em Trần Phương Linh đã lặp lại cụm từ “của mình” ở hai câu liên tiếp.

10


Nguyên nhân của loại lỗi này là do vốn từ của học sinh còn chưa

phongphú, học sinh chưa biết cách sử dụng các từ ngữ khác để thay thế cho
phùhợp, tránh sự lặp lại nhàm chán.Để sửa những lỗi câu tương tự câu trên, ta có
thể bỏ bớt cụm từ “của mình” ở câu thứ nhất dùnglặp hoặc thay thế nó bằng đại
từ hay từ đồng nghĩa.
Câu trên có thể sửa là: Mỗi người, ai cũng có nơi chôn rau cắt rốn,nơi đó
là quê hương ruột thịt của mình.
3.1.2 Dùng từ không đúng nghĩa
Ví dụ 1: Em Phùng Hoàng Anh đã dùng từ “êm ái”trong câu: Ngôi nhà
êm ái của gia đình em là như thế đó.Tôi đã cho em phân biệt nghĩa của từ: êm
ái, êm ấm, đầm ấm và tự chọn từ thay thế cho phù hợp.

Ví dụ 2: Trong đoạn văn tả quê hương của em Trần Phương Linh có viết:
“Dù là thị xã, nhưng không kém gì thị thành.”
Ta chưa vội bàn về cấu trúc ngữ pháp, xét về cách dùng từ, em Linh đã
dùng hai từ đồng nghĩa trong một câu.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắm được ý nghĩacủa
từ, hoặc nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa với nhau. Thêm vào đó, dođặc điểm
lứa tuổi của các em hay bắt chước cách dùng từ của người lớnnhưng không hiểu
rõ nghĩa nên thường áp dụng sai vào quá trình viết câu.
Cách chữa loại lỗi này là thay thế các từ dùng sai bằng những từ phù
hợp.Ý trên chữa lại là: “Dù là thị xã nhưng không kém gì thành phố.”
3.1.3 Lỗi kết hợp từ
Ví dụ: Em Long Nhậtviết đoạn văn tả cánh đồng lúa, ngoài lỗi lặp từ:
cánh đồng lúa em còn dùng kết hợp từ thì không hợp lí với cấu trúc ngữ pháp
của câu.Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không biết cách phối
hợpcác từ theo đúng quan hệ ngữ pháp, tư duy các em còn đơn giản, cácem
không biết nó có phù hợp hay không.

11



Câu trên được sửa lại như sau: bỏ các từ “thì”kết hợp không đúng trong
các câu, lược bớt từ cánh đồng sắp xếp lại câu văn để tránh lủng củng về ý.
Viết lại đoạn văn:Bỉm Sơn quê em cũng có cánh đồng lúa rộng bát ngát.
Vào vụ thu hoạch, cả cánh đồng rực rỡ như tấm thảm vàng khổng lồ. Trên các
thửa ruộng, cô bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa. Ai ai cũng cười đùa vui vẻ.
3.1.4 Lỗi dùng từ không hợp phong cách
Ví dụ: Tôi được tặng một con gấu bông vào dịp sinh nhật đấy. Bây giờ tôi
xin tả lại con gấu bông nhé.
(Trần Quỳnh Châu - Lớp 5A)
Các từ “nhé”, “bây giờ”, trong các câu trên chỉ thíchhợp với khẩu ngữ
trong giao tiếp hàng ngày, không phù hợp với ngôn ngữtrong bài văn viết.
Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh không nắmvững phong cách ngôn
ngữ trong từng loại văn bản. Cách chữa các lỗi này làbỏ những từ không hợp
phong cách văn bản hoặc thay thế bằng các từ ngữkhác cho phù hợp.
3.2 Các lỗi về đặt câu
3.2.1 Câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ:
Câu thiếu thành phần chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi nhiều khi học sinhnhầm
đối tượng mới chỉ ở tư duy chưa được thực hiện hóa ở câu với chủ ngữ.Câu
thiếu vị ngữ khi học sinh không hiểu phần lớn các danh từ có“cái, những...” mở
đầu là danh từ không xác định, muốn xác định ta phải thêm định ngữ ở sau.
Ví dụ: Em Đinh Hiếu đã viết câu thiếu vị ngữ: Tiếng cười tiếng nói của
các bác ngư dân đang dong buồm chuẩn bị đưa thuyền về đất liền.

Với trường hợp này, có thể sửa lại câu như sau:
Cách 1: Bỏ cụm từ tiếng nói tiếng cười của, câu hoàn chỉnh là:
Các bác ngư dân đang dong buồm chuẩn bị đưa thuyền về đất liền.
Cách 2: Thêm vị ngữ cho câu, câu hoàn chỉnh là:
12



Tiếng cười, tiếng nói của các bác ngư dân đang dong buồm chuẩn bị đưa
thuyền về đất liềnrộn vang trên mặt biển.
Ví dụ 2: Em Phương Linh đã viết câu thiếu chủ ngữ:
Dù là thị xã nhưng không kém gì thành thị.
Học sinh vừa dùng từ sai vừa đặt câu thiếu chủ ngữ, lỗi này sửa như sau:
Dù nơi đây là thị xã nhưng không kém gì thành phố.
(Ví dụ này đã phân tích ở mục 3.1.2 )
Ví dụ 3: Em Phùng Hoàng Anh đã viết câu thiếu cả hai thành phần chính.
Chẳng có lâu đài biệt thự và đồ đạc sang trọng. Chỉ bình dị thế thôi.
Lỗi này do học sinh ngắt câu không đúng dẫn đến câu thiếu thành phần
chính.Sửa lại như sau: Chẳng phải lâu đài hay biệt thự và chẳng có đồ đạc sang
trọng, chỉ bình dị thế thôi, nhưng em yêu ngôi nhà êm đềm này lắm.
Khi sửa lỗi này lưu ý luôn học sinh cách sử dụng dấu câu.
3.2.2 Câu sai nghĩa
Ví dụ: Em Hà Phương viết: Em rất thích ăn cây vải do ông bà trồng.
Nguyên nhân của những câu sai trên là do học sinh thiếu kiến thức thực
tế. Vì vậy để chữa những lỗi này cần sửa những chi tiết phi thực tế trong câu.
Câu sửa lại là: Em rất thích ăn quả của cây vải do ông bà trồng.
3.2.3 Câu không rõ nghĩa
Ví dụ: Em Vũ Hồng Minh đã viết:
Nguyên nhân của lỗi này là do cách diễn đạt lủng củng, không biết sắp
xếp các ý hợp lí.
Đoạn văn này có thể sửa lại như sau:
Em sinh ra và lớn lên tại ngôi nhà ở khu phố I, phường Đông Sơn, thị xã
Bỉm Sơn.Nơi ấy có ngôi nhà yêu dấu. Ngôi nhà dù nhỏ nhưng đầm ấm và chứa
đựng biết bao sự yêu thương của bố mẹ dành cho hai chị em.
3.2.4 Lỗi câu không phù hợp với câu khác trong văn bản
Ví dụ: Mẹ em có nước da trắng và rất yêu em. sáng nào mẹ cũng thức dậy
thật sớm nấu cơm cho cả nhà.

(Vũ Huyền Trang - Lớp 5A)
Ở ví dụ trên, hai vị ngữ của câu thứ nhất; ý câu thứ nhất và câu thứ 2
không đồng nhất cách diễn đạt, miêu tả đặc điểm ngoại hình lẫn sang tả phẩm
chất của mẹ. Lỗi này làm cho câu văn lủng củng không liên kết ý.
3.2.5 Lỗi câu không phù hợp với phong cách
Ví dụ: Cây bưởi nhà em có rất chi là nhiều quả.
(Vũ Huy Hiếu - Lớp 5A)
Ở ví dụ trên, cụm từ “rất chi là” không phù hợp với phong cách viếtvăn
của học sinh tiểu học. Tùy từng bài viết cụ thể mà chúng ta có thể bỏ đihoặc
thay thế bằng cụm từ, câu khác cho phù hợp.
Ví dụ này sửa lại: Cây bưởi nhà em có rất nhiều quả.

13


4. Biện pháp 4: Các dạng bài tập hạn chế lỗi dùng từ và đặt câu trong
văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Để rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh, tôi chú trọng đến các nhóm
bài tập sau:
4.1 Nhóm các bài tập nêu nghĩa của từ
Để tăng vốn từ cho học sinh tiểu học phải cung cấp những từ mới chocác
em do đó công việc đầu tiên của người giáo viên là phải làm cho học sinhhiểu
nghĩa của từ. Nó là nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình phát triểnngôn ngữ
của trẻ.
Để dạy nghĩa từ, trước hết, giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải
thíchphù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. Một số
biệnpháp giải nghĩa:
- Giải nghĩa bằng trực quan (sử dụng vật thật, tranh ảnh, hình ảnh trên
màn hình…).
- Giải nghĩa bằng ngữ cảnh: Đặt từ vào văn cảnh để làm bộc lộ nghĩa của từ.

Ví dụ: Để giải nghĩa từ sôi động, giáo viên đưa ra câu Chúng em nhảy
theo bản nhạc sôi động.
- Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác.
- Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Ví dụ:Tìm từ trái nghĩa với từ phúc hậu.
Hình thức thiết kế các bài tập này:
(phần này, tôi kết hợp trình bày ở mục 4.2)
+ Bài tập cho sẵn cả nội dung (nghĩa từ) và tên gọi (từ) chỉ yêu cầu
họcsinh phát hiện ra sự tương ứng giữa chúng (bài tập nối cột).
+ Bài tập cho sẵn nội dung từ yêu cầu tìm tên gọi (điền từ vào chỗ trống).
4.2 Nhómcác bài tập hệ thống hóa vốn từ
Cơ sở của các bài tập này là do từ có quan hệ ngữ nghĩa -trường nghĩa,do
quy luật tồn tại của từ trong ý thức con người. Từ trong đầu óc con ngườiđược
sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định. Toàn bộ loại bài tập hệthống
hóa vốn từ yêu cầu học sinh tìm những từ theo một dấu hiệu chung nàođó. Phổ
biến nhất là mở rộng vốn từ theo chủ đề.
+ Đưa ra bài tập liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó.
Ví dụ:Tìm những từ cùng nghĩa với từ đất nướctrong các từ dưới đây.
Non sông, làng quê, hòa bình, trái đất, giang sơn, hải đảo, núi non, tổ quốc.
+ Đưa ra bài tập liên tưởng theo các lớp từ vựng.
Ví dụ:
- Tìm từ cùngnghĩa với từ: dũng cảm
- Tìm từ chỉ màu sắc của lúa qua từng thời kì phát triển (xanh lá mạ,
xanh rờn, xanh rì, vàng nhạt, vàng tươi, vàng rộm)
- Tìm từ trái nghĩa với từ: đoàn kết
+ Bài tập tìm các từ có cùng cấu tạo.
Ví dụ: Tìm từ ghép có tiếng hảivới nghĩa là biển.
Giải các bài tập hệ thống hóa vốn từ, học sinh sẽ xây dựng được những
14



nhóm từ khác nhau. Yêu cầu giáo viên cần có vốn từ cần thiết và biết phânloại
các từ. Các bài tập đưa ra vừa sức với học sinh tiểu học, có sức cuốn hútgây ở
học sinh hứng thú.
4.3Nhóm các bài tập sử dụng từ
Mục đích cuối cùng của dạy từ là để học sinh sử dụng được từ tronghoạt
động nói năng và trong việc viết văn. Qua khảo sát cho thấy học sinh tiểuhọc
hiểu được nghĩa từ nhưng không biết sử dụng sao cho hợp lí, đạt hiệu quảgiáo
tiếp và lỗi dùng từ sai xảy ra rất nhiều. Để hạn chế tối đa tình trạng nàytrong các
giờ Luyện từ và câu, giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm các bài tập sửdụng
từ. Các bài tập này sẽ rèn luyện cho học sinh kỹ năng dùng từ bởi lẽ đểlàm được
các bài tập này học sinh phải vận dụng các quan hệ ngôn ngữ, quanhệ liên tưởng
để lựa chọn và kết hợp từ. Các bài tập sử dụng từ sẽ giúp họcsinh nắm nghĩa và
khả năng kết hợp của từ do đó hạn chế được lỗi dùng từ sainghĩa, sai ngữ pháp.
4.3.1 Các bài tập điền từ
Kiểu bài tập này được sử dụng nhiều.
- Cho trước các từ, yêu cầu học sinh tìm trong số các từ đã cho nhữngtừ
thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn, bài cho sẵn.
Ví dụ: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (cây đa, gốc
đa, cành cây, chiếc lá,nó)
Buổi chiều ở quê, gió mát, bọn em rủ nhau ra…(gốc đa)…ngồi trò chuyện.
trên...(cành cây)…, chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc vui tươi. Gió thổi nhè
nhẹ làm lay động những...(chiếc lá)…xanh tươi như các nhạc công đang dạo
nhạc cho cô ca sĩ chim hót.
Hằng ngày, chúng em chạy nhảy quanh...(gốc cây)…và tưởng như…(cây
đa)…là bác bảo vệ làng. Từ đó mỗi lần về thăm nội, bọn em đều ra đầu làng
thăm...(cây đa)..hiền lành. (Nó)…làm cho chúng em thêm yêu thiên nhiên và quê
hương mình.
(Cây đa quê hương - Minh Kim Trúc)
Bài tập này vừa giúp học sinh mở rộng vốn từ đồng thời giúp học sinhbiết

chọn từ để liên kết câu trong đoạn văn mà không bị lặp từ.
- Không cho trước các từ mà để học sinh tự tìm trong vốn từ của mìnhrồi
điền vào.
Ví dụ: Tìm từ chỉ màu đỏ khác nhau điền vào chỗ trống:
Mặt trời …(đỏ rực) …trên cao
Em ăn chùm mận…(đỏ au)…ngọt giòn
Trạng nguyên…(đỏ thẫm)…ngoài vườn
Hoa hồng …(đỏ chói)…bướm chờn vờn bay
Mặt người say rượu… (đỏ gay)
Quả ớt…(đỏ chót)…trên cây gọi
Em thơ …(đỏ mọng)… môi cười
Trường em mái ngói…(đỏ tươi)…bốn mùa
Chín rồi…( đỏ gạch)… mai cua
(Đỏ vàng)… xôi gấc mẹ mua hằng ngày
Lá cờ …(đỏ thắm)… tung bay
15


Lung linh tia nắng ban mai… (đỏ hồng)
Phù xa…(đỏ quạch)…ngoài sông
Đất đai trù phú ấm lòng người dân. [3].
Bài tập này giúp học sinh mở rộng vốn từ và biết cách dùng từ đồng
nghĩa, gần nghĩa phù hợp với đặc điểm sự vật miêu tả.
Khi hướng dẫn làm bài tập này, giáo viên thao tác:
+ Hướng dẫn học sinh nắm nghĩa các từ đã cho.
+ Xem xét kĩ đoạn văn, câu văn hoặc câu thơ có chỗ trống.
+ Học sinh đọc lần lượt từng câu của đoạn văn cho sẵn, dừng lại ở
chỗtrống, cân nhắc xem có thể điền từ nào để cho câu văn đúng nghĩa, phù
hợpvới toàn đoạn.
+ Học sinh đọc lại toàn đoạn để kiểm tra, thấy nghĩa của câu, của bàiđều

thích hợp thì bài tập đã được giải đúng.
4.3.2 Bài tập tạo ngữ
Bài tập này nhằm luyện cho học sinh biết kết hợp từ.
- Bài tập cho sẵn hai dãy yếu tố, yêu cầu học sinh chọn từng yếu tố
củadãy này ghép với một hoặc một số yếu tố của dãy kia cho thích hợp.
Ví dụ: Nối từ ở cột A với từ ở cột B cho phù hợp
A
B
cũi
ngựa
chuồng
chim
tàu
chó
tổ
lợn
- Bài tập yêu cầu học sinh tự tìm thêm từ mới có khả năng kết hợp vớitừ
đã cho.
Ví dụ : Tìm từ đặt trước hoặc sau từ học tậpđể tạo thành những cụmtừ có
nghĩa.
Chẳng hạn: Học tập tốt, chăm chỉ học tập, học tập chuyên cần…
Bài tập này yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn từ tích lũy được từ cuộc
sốngđể kết hợp từ đúng.
4.3.3 Bài tập dùng từ đặt câu
Đây cũng là một dạng bài giúp học sinh rèn kĩ năng viết câu đúng ngữ
pháp, diễn đạt rõ nội dung ý nghĩa của câu.
- Với một hoặc một số từ cho trước, yêu cầu học sinh tự đặt câu.
Ví dụ: Đặt ba câu với các từ sau: êm ái, đầm ấm, êm đềm.
Khi đặt câu, học sinh sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình về nghĩa của từ,
cách thức kết hợp từ với nhau. Từ đó học sinh mới viết câu miêu tả đúng đặc

điểm, tính chất của sự vật hiện tượng.

16


Ví dụ: Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn
văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
Bài tập 3- trang 88(SGK Tiếng Việt 5, tập 2)
- Trong khi cho học sinh làm các bài thực hành viết câu, giáo viên
phảihướng dẫn các em thói quen xác định yêu cầu của đề bài hay chính là việc
trảlời ba câu hỏi:
+ Yêu cầu của đề bài thuộc dạng gì?
+ Với dạng yêu cầu đó thì câu cần viết đã được biết trước các yếu tốgì?
(Ví dụ: Biết trước cấu trúc ngữ pháp, chủ ngữ, vị ngữ, ý...)
+ Cần bổ sung các yếu tố nào để hoàn thiện câu.
- Với mỗi loại bài tập cần hình thành cho học sinh cách khái quát đểgiải
quyết được vấn đề.
Ví dụ: Dạy phân tích thành phần câu, mô hình khái quát để giải quyếtloại
bài tập này là:
+ Tìm nội dung thông báo chính của câu.
+ Tìm chủ thể thông báo, nội dung thông báo có liên quan tới chủ
thểthông báo.
+ Xác định những từ đảm nhiệm vai trò chủ thể thông báo và nội
dungthông báo có liên quan tới chủ thể thông báo. Đối chiếu những từ ấy
xemchúng giữ chức năng gì?
Ví dụ: Dạy đặt câu.
+ Xác định nội dung chính của câu sẽ đặt.
+ Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu.
+ Tìm từ để diễn đạt nội dung của câu và tuân theo cấu trúc ngữ phápđã
định.

+ Diễn đạt thành câu hoàn thiện.
+ Kiểm tra và sửa chữa câu vừa đặt.
- Để học sinh ham thích rèn luyện viết câu và viết câu có hiệu quả thìcần
cho học sinh thực hành viết câu với:
+ Các dạng bài khác nhau: đặt câu, điền từ, viết đoạn...
+ Đưa ra các tình huống giáo tiếp đa dạng trong thực tiễn đời sống.
- Việc sửa lỗi câu còn được tổ chức một cách cần thận, tỉ mỉ. Khihướng
dẫn học sinh sửa lỗi câu, giáo viên cần:
+ Đưa ra các câu có lỗi sai điển hình.
+ Chỉ ra lỗi sai.
+ Xác định nguyên nhân dẫn đến lỗi sai.
+ Đối chiếu câu đã sửa và câu sai, rút ra lưu ý khi viết câu.
- Dạy viết câu không chỉ gói gọn trong phạm vi phân môn Luyện từ
vàcâu, các phân môn khác của môn Tiếng Việt mà ở tất cả các môn học.
Đồngthời phối hợp rèn kỹ năng viết câu với các kỹ năng sử dụng từ.
17


- Thường xuyên đánh giá chất lượng viết câu của học sinh và khảo sátđịnh
ký vở viết các môn của học sinh để xác định học sinh đang yếu về phầnnào. Từ
đó xác định nguyên nhân và có biện pháp khắc phục.
Trên đây là một số biện pháp hạn chế lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh tôi
áp dụng với các em học sinh lớp 5A. Những biện pháp này sẽ giúp các em thực
hành từ ngữ, từ đó làmphong phú vốn từ, mở rộng vốn từ, nâng cao khả năng
giải nghĩa từ và biếtcách hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm. Đồng thời thông
qua một số nhữngbài tập thực hành viết câu sẽ giúp cho học sinh hoàn thiện kĩ
năng viết câuđúng. Nhờ vậy các em sẽ hạn chế được tối đa các lỗi dùng từ, đặt
câu trongbài Tập làm văn miêu tả của mình.
IV. Kết quả.
Trên đây là một thử nghiệm của bản thân tôi trong năm học 2017- 2018.

Giữa học kì II năm học này, tôi đã tổng hợp kết quả 38 bài kiểm tra viết môn
Tiếng việtcủa học sinh trong lớp.
Kết quả bài làm của học sinh so với chất lượng giữa kì I đã có sự chuyển
biến.Kết quả làm bài như sau:
Tổng số
38

Điểm 9 - 10
SL
TL
33
86,84

Điểm 7- 8
SL
TL
13,16
5

Điểm 5 - 6
SL
TL
0

Điểm dưới 5
SL
TL
0

Diễn biến chất lượng phân môn tập làm văn sau khi áp dụng đề tài này

thật đáng phấn khởi:
Học sinh làm bài đúng yêu cầu, đúng thể loại, bố cục bài văn rõ ràng, viết
câu đúng cấu trúc ngữ pháp, lỗi dùng từ đặt câu không đáng kể.
Vốn dĩ các em rất ngại học phân môn Tập làm văn nhưng đến thời điểm
này, các em rất hứng thú, các em làm bài đúng thời gian quy định, nội dung bài
có chất lượng, bộc lộ tư tưởng tình cảm đối với sự vật được miêu tả.
* Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng một số biện pháp giúp học sinh dùng từ đặt câu vào thực
tế đạt kết quả khả quan, tôi nhận thấy:
- Giáo viên phải coi trọng việc dạy các tiết học về văn miêu tả. Học sinh
cần nắm vững kiến thức để phân biệt miêu tả khác với kể thông qua các bài học.
- Tổ chức dạy trên lớp có sự lồng ghép, gợi mở kiến thức.
- Giáo viên tìm hiểu nghiên cứu, thống kê các dạng bài tập về dùng từ đặt
câu để phục vụ việc giảng dạy.
- Các em học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, tích cực học
tập và rèn luyện, chăm đọc sách, báo, để làm giàu vốn từ giúp các em học tốt
môn Tiếng Việt.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
18


1. Kết luận
Trong khuôn khổ của bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mới chỉ tiến
hành điều trathực trạng các lỗi trong bài tập làm văn miêu tả của học sinh lớp 5A
- Trường Tiểu học Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Đây là một trường màthành phần
học sinh bao gồm cả nông thôn và thành thị. Kết quả thống kêchưa thể đánh giá
chất lượng bài văn miêu tả của học sinh trong lớp nói chung và chất lượng phân
môn Tập làm văn nói riêng, nhưng nó cũng phản ánh thực trạng những lỗi mà
học sinh thường mắc phảitrong bài văn miêu tả.
Tôi nhận thấyviệc nghiên cứu các lỗi trong bài văn viết, tìm ra nguyên

nhân và biện phápsửa các lỗi này là việc làm hết sức cần thiết.Tôi mong muốn
rằng, nghiên cứu này sẽ đem lại hiệu quả cao trong việcnâng cao chất lượng dạy
và học văn miêu tả ở trong nhà trường tiểu học.Cũng chính việc nghiên cứu đề
tài này sẽ giúp tôi nắm vững kiến thứcvề phân môn Tập làm văn và tự trang bị
cho mình những tri thức phong phú,đầy đủ hơn.
Tôi cũng mong rằng, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho cácem học
sinh, giúp các em hệ thống được những lỗi sai cơ bản, nguyên nhân vàcách khắc
phục. Từ đó, các em có những bài văn hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp, các ý
trong bài liên kết chặt chẽ, giàu hình ảnh.
2. Kiến nghị
2.1Đối với BGH nhà trường:
Tổ chức các buổi chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm dạy học về phân môn
Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung để giáo viên được học hỏi
nâng cao trình độ chuyên mộn nghiệp vụ.
2.2 Đối với giáo viên:
Giáo viên cần phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, cần nắm
bắt rõ năng lực học tập của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự
học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Thường xuyên học tập, học hỏi những
kinh nghiệm ở đồng nghiệp, linh hoạt trong cách dạy để kết quả cao hơn.
Bỉm Sơn, ngày 09 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNGNGƯỜI VIẾT
(Tôi xin cam kết SKKN của bản thân,
không sao chép.)

Lê Thị Luyến

19



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài kiểm tra Tiếng việt, (tờ số 3) giữa kì I, năm học 2017 - 2018, khối
5, Vở Tập làm văn lớp 5A. trường TH Đông Sơn, TX Bỉm Sơn.
2. Lê Phương Nga (1998), Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học. Nhà xuất bản
Giáo dục.
3. Trang điện tử Tài liệu.vn
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1- Nhà
xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5, tập 1- Nhà
xuất bản giáo dục
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5, tập 1 - Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
7. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học TV ở Tiểu
học. Nhà xuất bản Đại học QG Hà Nội.
8. Lê Hữu Tỉnh - Trần mạnh Hưởng (1999), Giải đáp 88 câu hỏi về giảng
dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhà xuất bản giáo dục.
9. Bộ GD và ĐT - Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
(2011). Dạy học đảm bảo chất lượng môn Tiếng Việt.

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Luyến
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Đông Sơn, TX Bỉm Sơn.
TT


1.
2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

A


1998 - 1999

A

1999 - 2000

Một vài kinh nghiệm giúp HS lớp
5 so sánh số thập phân.
Tìm hiểu phương pháp dạy số
thập phân cho HS lớp 5.
Kinh nghiệm giúp HS lớp 1 luyện
nói trong chương trình Tiếng Việt
lớp 1.

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.
Phòng GD & ĐT
Thạch Thành
Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

A

2003 - 2004

Tìm hiểu phương pháp dạy phép
chia ở Tiểu học.
Kinh nghiệm dạy nội dung phân
số trong chương trình Toán lớp 4.


Sở GD&ĐT Tỉnh
Thanh Hóa.

C

2004 - 2005

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

A

2007 - 2008

Kinh nghiệm “Rèn chữ - giữ vở”
cho HS lớp 3.
Kinh nghiệm dạy nội dung phân
số cho HS lớp 4 tại trường Tiểu
học Thành Tâm - huyện Thạch
Thành
Kinh nghiệm giúp HS lớp 5 phân
biệt từ đồng âm với từ nhiều
nghĩa.

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

B


2008 - 2009

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

A

2010 - 2011

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

B

2011 - 2012

Phòng GD & ĐT
Thạch Thành.

B

2015 - 2016

Phòng GD&ĐT
Bỉm Sơn.

A

2016 - 2017


Sở GD&ĐT
Thanh Hóa.

C

2016 - 2017

Một số KN rèn kĩ năng sống cho
9. HS trong môn Đạo đức lớp 5 ở
trường Tiểu học FDS.
Một số biện pháp giúp HS lớp 5A,
10
trường TH Đông Sơn phân biệt từ
.
đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Một số biện pháp giúp HS lớp 5A,
11. trường TH Đông Sơn phân biệt từ
đồng âm với từ nhiều nghĩa.

21



×