Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao khả năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.

1

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lí luận.

3

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

3


2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

4

2.3.1. Giáo viên thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nghiêm túc.

4

2.3.2. Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt văn miêu tả.

5

2.3.3. Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh.

13

2.3.4. Nâng cao khả năng viết văn qua các phân môn khác trong Tiếng
Việt

14

2.3.5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo
dục.

15

2.3.6. Làm tốt công tác khen thưởng, khích lệ học sinh

16


2.3.7. Tham mưu cho nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa, rèn kĩ năng sống

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

16

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.

18

3.2. Kiến nghị.

18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai
đoạn hiện nay phương hướng chung là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chính vì vậy phải nâng cao chất lượng đào tạo. Trong hệ thống
giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng nhất, được xem là
cơ sở ban đầu đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Giáo dục Tiểu học giúp học
sinh phát triển toàn diện về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,

tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác giáo dục Tiểu học nhằm giúp
học sinh hoàn thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài
về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên
Trung học cơ sở.
Một trong những môn học đóng góp vai trò quan trọng trong trường Tiểu
học là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học vừa là bộ môn khoa học vừa
là phương tiện để học sinh nắm chắc kiến thức. Các phân môn trong Tiếng Việt
đều có mục đích, vai trò nhất định nhằm phát triển trí tuệ, thẩm mĩ cho người
học. Dạy học Tập làm văn, đặc biệt dạy văn miêu tả cũng không nằm ngoài mục
đích đó. Thông qua miêu tả người nghe, người đọc có thể hình dung được rõ nét
vật được miêu tả. Mặt khác văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc
thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và đời sống một cách tinh
tế hơn, sâu sắc hơn.
Như chúng ta đã biết nhận thức của học sinh Tiểu học là nhận thức cảm
tính, thường thiên về trực quan hình ảnh, các em thích quan sát, nhân xét sự vật,
hiện tượng bằng con mắt thật của mình. Văn miêu tả sẽ giúp các em phát triển
điều đó, các em có thể giao hoà với thiên nhiên, với thế giới xung quanh, các em
sẽ thấy yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp hơn.
Thông qua dạy miêu tả, việc giao tiếp hằng ngày của các em thuận lợi
hơn, tăng khả năng sử dụng tiếng phổ thông và tạo điều kiện học tập tốt cho các
môn học khác. Có lẽ vì lí do đó, văn miêu tả được đưa vào nhà trường ngay từ
bậc Tiểu học. Từ lớp 2, tuy chưa có riêng các tiết học cụ thể thể văn miêu tả như
các lớp 4, 5 nhưng trong các bài tập của tiết Tập làm văn thì khi dạy dạng bài
quan sát tranh, trả lời câu hỏi; tả ngắn về một số sự vật có liên quan đến mỗi chủ
điểm, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Khi dạy các dạng bài tập này,
người giáo viên không thể xem nhẹ, coi đây giống như việc giải quyết các bài
tập thông thường mà phải hướng dẫn cho các em theo một quy trình đầy đủ, đảm
bảo, giúp các em có thói quen quan sát, biết rung cảm vào đối tượng miêu tả,
2



biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, tạo tiền đề để các em học tốt cách
làm các bài văn miêu tả ở lớp trên.
Cũng như một số giáo viên lớp 2 khác, tôi suy nghĩ nhiều về cách dạy viết
văn miêu tả cho học sinh. Đặc biệt rèn cho học sinh không chỉ biết câu văn theo
gợi ý mà còn phải viết hay. Làm thế nào để các em biết quan sát sự vật, hiện
tượng một cách tinh tế, người đọc sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi
bài văn? Cần sửa cho học sinh viết chuẩn các câu, không viết sai tiếng do yếu tố
vùng miền, tuyệt đối không viết câu sai cú pháp, diễn đạt ý không trọn vẹn. Từ
việc viết đúng các em sẽ biết viết hay, biết đưa những hình ảnh so sánh, nhân
hoá vào miêu tả để bài văn sinh động hơn. Do thấy việc viết văn miêu tả của học
sinh vẫn còn nhiều vướng mắc. Tôi nhận thấy việc giúp học sinh viết văn hay là
việc làm hết sức cần thiết. Xuất phát từ những trăn trở này tôi đã đi sâu vào
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng viết
văn cho học sinh lớp 2 qua nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp nâng cao khả
năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài với mục đích đề xuất một số biện pháp thích hợp, có
tính khả thi về việc giúp học sinh nâng cao khả năng viết văn, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục cho học sinh để đáp ứng với mục tiêu cấp học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của vấn đề là các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp
2 làm tốt văn miêu tả.
Học sinh lớp 2B. Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu lí luận phương pháp dạy học.
- Quan sát, phỏng vấn.
- Khảo sát, điều tra thực tiễn.
- Dạy thực nghiệm.

- Phân tích, hệ thống hoá, tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết
trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các
em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình
thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: nghe
- nói - đọc - viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng
trên. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các
em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, việc diễn đạt ngôn ngữ hạn chế. Bên
cạnh đó còn có khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh
ở địa bàn dân cư. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học
phân môn Tập làm văn nói riêng.
Như đã nói ở trên, dạy học về miêu tả ở lớp 2 chưa có tiết học riêng mà
chỉ thông qua các bài tập và được chia làm hai phần rõ ràng:
+ Văn kể: Kể về người, kể về con vật
+ Văn tả: Tả cảnh, tả con vật, tả biển, tả cây cối, tả con người
Vì vậy muốn tổ chức dạy tốt cho học sinh, giáo viên cần nắm vững bản
chất của kĩ năng viết văn, hiểu rõ về quá trình dạy viết văn miêu tả.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Học sinh
Đầu năm học 2017 - 2018, tôi được phân công giảng dạy lớp 2B. Trường
Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy.
Lớp tôi giảng dạy có 36 em. Năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh

trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, tiếp thu nhanh vẫn
còn một số em yếu về thể chất, kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước
quên sau. Qua nghiên cứu tôi thấy các em mắc lỗi viết văn là do:
Học sinh mới từ lớp 1 lên có 1 số em kỹ năng đọc viết chưa thành thạo,
vốn từ còn ít, chưa biết cách sử dụng dấu câu khi viết văn, diễn đạt câu văn chưa
hoàn chỉnh.
Bài văn của các em còn mang tính kể lể, liệt kê, khô khan, thiếu hình ảnh
cảm xúc. Từ đó, bài làm của học sinh chỉ đơn thuần như theo kiểu viết đủ ý, dập
khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, không thể hiện được cảm xúc riêng. Do đó,
học sinh cảm thấy ngại khi học Tập làm văn, nhất là học dạng văn miêu tả dẫn
đến chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 2 còn chưa cao.
4


Do đặc trưng vùng miền, ảnh hưởng phương ngữ, nghèo vốn từ, chưa
biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, viết câu sai ngữ pháp.
Do sự chủ quan của học sinh trong việc viết văn, không có sự chuẩn bị
trước cho tiết học Tập làm văn. Khi viết chỉ có câu trả lời, liệt kê không có từ
ngữ để miêu tả, dùng từ lặp nhiều.
Học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập trong
nhóm cũng như trước lớp, thể hiện rõ khi trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Qua thực tế khảo sát làm văn miêu tả đầu năm ở lớp 2B như sau:
Kết quả
Sĩ số

36

Viết đoạn văn tốt

Biết viết đoạn văn


Chưa viết được đoạn
văn

SL

TL

SL

TL

SL

TL

8

22,2

18

50

10

27,8

b. Gia đình
Nhiều phụ huynh chưa thực sự chú ý đến việc học tập của con em mình.

Phụ huynh chưa mua đầy đủ đồ dùng học tập, chưa xây dựng góc học tập, chưa
thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của học sinh. Đặc biệt các bậc phụ
huynh chưa có thói quen hướng dẫn con chuẩn bị bài tập làm văn ở nhà trước
khi học bài mới.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nghiêm túc
Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Vì vậy giáo viên cần phải có
kiến thức chuyên sâu, nắm vững phương pháp dạy học, cấu trúc chương trình.
Bản thân giáo viên là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nếu người
giáo viên có vốn kiến thức về dạy văn miêu tả còn mơ hồ, hời hợt là một điều khó
để có thể giúp các em học tốt. Chính vì vậy, muốn học sinh học tốt thì bản thân
người giáo viên phải luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, nắm chắc,
chuyên sâu về việc dạy viết văn miêu tả, về phương pháp dạy học sao cho phù
hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên cần xác định đúng vị trí, mục tiêu của mỗi
bài học. Mỗi giáo viên luôn tích lũy kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy, dự giờ
đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm về phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học.
Người giáo viên phải luôn tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng
dạy, cụ thể trong việc xây dựng bài sao cho phù hợp sát với đối tượng học sinh
của mình. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học: Thiết kế, hướng dẫn học sinh
thực hiện các hoạt động học tập bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù
5


hợp với mỗi bài tập, với trình độ của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tham gia
học tập một cách chủ động, sáng tạo. Giáo viên chuẩn bị và sử dụng tốt các đồ
dùng dạy học trong khi quan sát đối tượng miêu tả như tranh ảnh, vật thật, không
gian quan sát.
Bản thân tôi đã quan tâm, chú ý việc đọc các tài liệu, sách báo. Tôi ghi lại
những bài văn, đoạn văn hay vào nhật kí để làm tài liệu phục vụ giảng dạy.

Ví dụ 1: Ảnh Bác Hồ lớp em được treo long trọng phía trên tấm bảng,
dưới lá quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh Bác có mái tóc bạc phơ và bộ râu
hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào, vầng trán Bác cao, lộ rõ vẻ
thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ
dạy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (Văn mẫu lớp 2)
Ví dụ 2: Các chàng Dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã
nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến nửa lưng, hở
cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô
Hoài)
2.3.2. Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt văn miêu tả
2.3.2.1 Phân tích đề bài
Cũng như tất cả các bài tập ở môn học khác, để làm được một bài văn
hoàn chỉnh, bước đầu tiên các em phải làm là phân tích đề bài. Giáo viên hướng
dẫn các em tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu đề ra. Đọc kĩ đề sẽ giúp học sinh hiểu yêu
cầu của đề bài, nắm được thể loại văn, xác định đúng đối tượng miêu tả và trọng
tâm miêu tả. Thông qua việc làm này bài làm của các em sẽ làm bài tốt hơn,
chắc chắn hơn. Mặt khác, việc giúp học sinh phân tích đề còn tạo cho các em có
thói quen làm việc khoa học, có trình tự, tạo tiền đề để học sinh có thể học tốt
hơn Tập làm văn ở các lớp trên.
Thông thường đề bài Tập làm văn ở lớp 2 chỉ là một bài tập của tiết học.
Đầu tiên tôi yêu cầu các em đọc kĩ yêu cầu bài tập, xác định các từ trọng tâm
của đề bài, giáo viên gạch chân dưới các từ đó và hướng dẫn học sinh về thể
loại, kiểu bài, nội dung miêu tả, trọng tâm miêu tả.
Ví dụ 1: Tuần 15 – Bài tập 3 (TV2, tập 1- trang 126)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc
anh, chị, em họ) của em.
Giáo viên hướng dẫn các em xác định yêu cầu của đề bài như sau:
+ Em hãy đọc kĩ yêu cầu bài tập và cho biết đề bài yêu cầu gì? Viết một
đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em
họ) của em.

+ Hãy kể tên các anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ của em? (HS
nêu)
+ Em sẽ chọn ai để tả? (HS nêu)
6


+ Kể về anh, vậy em kể về những điều gì? (Kể đôi nét về hình dáng, tính
tình, những việc anh thường làm …)
+ Kể hình dáng của anh, em kể những gì?(Vóc dáng, tuổi, làn da, mái tóc, …)
+ Kể những việc làm ở nhà của anh, em định kể những gì? (Việc anh
thường làm, sự nhường nhịn của anh đối với em …)
+ Diễn đạt tình cảm đối với anh, em sẽ nói như thế nào? (Em rất thương
anh…)
Ví dụ 2:

Tuần 21 – Bài tập 3a (TV2, tập 2- trang 30)

Viết từ 2,3 câu về một loài chim mà em thích.
- Tương tự như tiết trước, giáo viên cho HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp
đọc thầm theo. Dùng một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh nắm vững đề bài:
+ Đề bài yêu cầu gì? (Viết từ 2,3 câu về một loài chim mà em thích).
+ Hãy kể tên các loài chim mà em biết? (HS kể)
+ Em sẽ chọn loài chim gì để tả? (HS nêu)
+ Kể về loài chim đó, em sẽ kể những đặc điểm gì? (Kể đôi nét về hoạt
động, thói quen của loài chim; hình dáng; tình cảm của em dành cho loài chim
đó…)
2.3.2.2 Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả và ghi sổ tay
những điều quan sát
*Quan sát đối tượng miêu tả (trực tiếp hoặc gián tiếp)
Như đã nói, nhận thức của học sinh là nhận thức cảm tính, thiên về trực

quan hình ảnh. Vì vậy khi làm bài văn miêu tả, việc các em quan sát trực tiếp sự
vật rất quan trọng. Tôi luôn khích lệ học sinh quan sát bằng nhiều giác quan như
thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và nhìn sự vật bằng cách nhìn
thẩm mĩ. Có như vậy, khi sự vật được đưa vào miêu tả sẽ đẹp, sẽ sinh động hơn.
Miêu tả là phản ánh những hình ảnh có thực vào trong bài văn nhưng tôi
luôn hướng các em phải có sự lựa chọn, biết chắt lọc, không nên kể liệt kê, kể khô
khan, thấy cái gì viết cái đó mà phải tìm ra cái tinh tế, đặc biệt của sự vật để miêu
tả.
Trong khi học sinh quan sát, tôi hướng dẫn các em quan sát kĩ đối tượng,
chú ý đến từng chi tiết nhỏ, hiểu và phát hiện các chi tiết đặc điểm của nó.
Ví dụ 1: Tuần 16- Bài tập 2 ( TV2, tập 1 - trang 137)
“Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết”.
Để tránh việc áp đặt cho học sinh, trước tiên tôi cho các em kể về các con
vật nuôi mà em biết. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh quan sát một con vật nuôi,
tôi chuẩn bị sẵn một con mèo thật tôi đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý:
+ Con mèo màu gì? (Lông mèo màu mun/ đen …)
7


+ Dùng tay sờ vào bộ lông, em thấy thế nào? (Mềm, mượt/ rất thích…)
+ Mắt mèo như thế nào? (Mắt tròn, xanh biếc/ trông như hai hòn bi)
+ Miệng mèo to hay nhỏ? (Miệng nhỏ, có ria mép...)
+ Bàn chân chú mèo như thế nào? (Bốn chân nhỏ có móng vuốt, bàn chân
mềm, di chuyển nhẹ nhàng…)
+ Lúc ngủ trông nó thế nào? (Nằm phơi nắng ngoài sân, vùi đầu vào
trong, co mình lại, hai mắt lim dim....)
Để kết quả quan sát được phong phú hơn tôi gợi ý học sinh tả cảnh vật
xung quanh bằng một số câu hỏi gợi ý:
+ Cảnh vật xung quanh như thế nào? (Hàng cau thẳng tắp, đu dưa theo
gió/ Những bông hoa hồng toả hương thơm ngào ngạt như vui đùa cùng ông

mặt trời...)
+ Bầu trời như thế nào? (Nền trời xanh thẳm/ Ông mặt trời tỏa ánh nắng
chói chang/ Chị gió múa reo…)
Ngoài việc quan sát trực tiếp sự vật thì tưởng tượng trong văn miêu tả cũng
đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà sự vật được miêu tả sẽ sinh
động hơn, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hiện lên luôn sống động. Khi quan
sát tôi đã hướng dẫn các em quan sát phải gắn liền với so sánh, liên tưởng, phải
tìm ra những nét tương đồng, độc đáo của sự vật gắn liền với tình cảm của người
tả.
Ví dụ 2: Tuần 26 “Tả ngắn về biển” (Bài tập 2 -TV2, tập 2, trang 76).
Về trực quan hình ảnh mà nói, biển là một sự vật trừu tượng, học sinh khó
tưởng tượng đặc biệt là học sinh miền núi. Nếu đưa biển ra để so sánh với sông,
suối, ao, hồ để hình thành khái niệm về biển cho các em cũng không rõ nét. Mặt
khác, không thể đưa học sinh đi quan sát trực tiếp biển được. Do vậy, tôi dùng
tranh ảnh vẽ cảnh biển để các em quan sát, tưởng tượng để miêu tả. Tôi đã
hướng dẫn các em như sau:
+ Tranh vẽ cảnh biển vào lúc nào? (Tranh vẽ cảnh biển vào buổi sáng)
+ Em thấy mặt biển như thế nào? (Mặt biển rộng/ mênh mông…)
+ Nước biển màu gì? (Biển khoác chiếc áo màu xanh/ nước biển xanh
biếc tung bọt trắng …)
+ Trên mặt biển có những gì? (Sóng biển, những cánh buồm đang lướt
sóng...)
+ Sóng như thế nào? (Sóng biển nhấp nhô/ Sóng biển tung bọt trắng xóa.
…)
+ Em đã nghe thấy tiếng sóng biển chưa? Tiếng sóng biển như thế nào?
(Sóng biển vỗ rì rầm ...)
8


Tả cảnh biển không chỉ tả những gì về biển mà tôi còn hướng dẫn học

sinh tả những vạn vật xung quanh như: Mây, ông mặt trời, bãi cát, chim…
+ Bầu trời như thế nào? (Bầu trời xanh thẳm/ Những đám mây trắng bồng
bềnh trôi/ Từng đàn hải âu đang chao lượn...)
Ví dụ 3: Tuần 28 “Tả ngắn về cây cối” (Bài tập 2,3 -TV2, tập 2, trang
90).
Qua bài tập này, học sinh sẽ nắm được hình dáng, đặc điểm, mùi vị của
quả măng cụt thông qua nội dung bài đọc. Nhưng nếu chỉ dựa vào bài đọc này
thì học sinh chỉ hiểu trừu tượng, chưa sát thực tế vì nhiều học sinh chưa thấy và
chưa được ăn quả măng cụt.
Vào tiết học buổi chiều tôi đã chọn cho các em quan sát một loại quả thật,
gần gũi với các em như quả cam. Sau đó tôi cũng đưa ra hệ thống câu hỏi để các
em trả lời rồi viết thành đoạn văn.
+ Quả hình gì? (Quả cam hình tròn)
+ Quả to bằng chừng nào? (Quả to bằng nắm tay)
+ Quả màu gì? (Quả màu cam)
+ Cuống nó như thế nào? (Cuống nó nhỏ, màu xanh)
+ Ruột quả cam màu gì? (Ruột màu cam/ vàng nhạt...)
+ Các múi như thế nào? (Các múi xếp chồng lên nhau, phía ngoài có
màng...)
+ Mùi vị quả cam ra sao? (Quả cam ăn ngọt lịm/ ngọt đậm... )
* Ghi sổ tay những điều quan sát
Quan sát sự vật là một việc làm rất quan trọng nhưng để biết chắt lọc, ghi
lại những điều đã quan sát một cách cụ thể là một việc làm khó. Do vậy sau khi
gợi ý cho học sinh trả lời miệng lần lượt theo câu hỏi tôi cho học sinh ghi chép
lại vào vở những điều quan sát được theo hệ thống câu hỏi một cách vắn tắt, ghi
những ý quan trọng để phục vụ cho việc viết đoạn văn. Tôi nhắc nhở học sinh
ghi theo hệ thống, logic, không ghi lộn xộn để khi viết đoạn văn các em sẽ sắp
xếp các ý theo trình tự.
- Việc làm đầu tiên, giáo viên cho học sinh đến điểm cần quan sát sự vật
được miêu tả bằng tranh ảnh phóng to hoặc vật thật.

- Thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý, giáo viên hướng dẫn học sinh quan
sát bằng các giác quan, hiểu và phát hiện các chi tiết đặc điểm của đối tượng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát phải có sự lựa chọn, không nên thấy cái gì
là tả cái đó mà phải tìm ra nét đặc biệt, độc đáo chủ yếu của sự vật, hiện tượng,
tránh liệt kê, kể khô khan.
- Yêu cầu các em ghi chép tóm tắt những điều quan sát được.
9


Ví dụ: Tuần 21 – Bài tập 3 (TV2, tập 2- trang 30)
Viết từ 2,3 câu về một loài chim mà em thích.
- Để học sinh có thể thực hiện tốt bài tập ở tiết này, tôi đã giao nhiệm vụ
cho các em quan sát kĩ về hình dáng, màu sắc, thói quen, hoạt động của một loài
chim và ghi chép lại điều đã quan sát bằng các câu hỏi gợi ý:
+ Em định tả loài chim gì?
+ Loài chim ấy có bộ lông màu gì?
+ Hai chân nó như thế nào?
+ Mỏ chim giống cái gì?
+ Tiếng hót của chim nghe thế nào?
+ Hằng ngày, chim thường làm gì?
+ Em có tình cảm như thế nào với loài chim đó?
2.3.2.3 Tăng khả năng sử dụng vốn từ và dùng các biện pháp nghệ thuật
trong miêu tả
* Hướng dẫn học sinh tích luỹ, mở rộng vốn từ
Như ta đã biết vốn từ của học sinh lớp 2 rất ít thậm chí có thể nói là nghèo
nàn. Do vậy khi làm văn các em chưa có và chưa biết lựa chọn từ ngữ để miêu
tả. Xuất phát từ lí do đó tôi thấy việc mở rộng vốn từ cho học sinh là việc làm
rất quan trọng và cần thiết, việc làm này cần được tiến hành thường xuyên và
mang tính lâu dài. Có thể kết hợp với các phân môn khác trong môn Tiếng Việt
để cung cấp nhiều vốn từ cho học sinh.

Tôi đã áp dụng một vài cách khi dạy Tập làm văn và thấy hiệu quả của
việc làm đó tương đối tốt.
Ví dụ 1: Tuần 31 – Bài tập 3 ((TV2, tập 2- trang 114)
Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ.
Khi tả về hình dáng Bác Hồ, các em học sinh chưa biết cách chọn từ.
Nhiều học sinh miêu tả “Vầng trán Bác to” hay “Tóc Bác trắng phau”, “Da Bác
trắng muốt”. Từ việc chọn từ không hợp lí, câu văn các em miêu tả sẽ không hay
khiến người đọc sẽ hiểu sai nội dung các em muốn tả. Tôi hướng dẫn học sinh
như sau:
+ Để miêu tả vầng trán của Bác Hồ các em có thể thay thế từ to bằng từ
nào cho hợp lí? (cao, rộng)
+ Em có thể lựa chọn từ ngữ nào hay hơn để miêu tả tóc của Bác? (bạc
phơ)
+ Từ trắng muốt có dùng để chỉ màu da của Bác hay không? Ta có thể
thay thế từ nào cho hợp lí? (hồng hào)
Hoạt động trò chơi trong dạy học luôn thu hút học sinh và luôn mang lại
kết quả cao. Tôi đã tổ chức hoạt động trò chơi khi dạy bài Tập làm văn tuần 15
10


Ví dụ 2: Tuần 15– Bài tập 3 ((TV2, tập 1- trang 126)
Hãy viết từ 3 đến 4 câu kể về anh chị em ruột (hoặc anh chị em họ) của em.
Tôi đã tổ chức để các em thi tìm những từ miêu tả vóc dáng, đôi mắt, màu
da, tính tình ... của nhân vật sẽ tả. Tôi đã lập một bảng phân loại để các nhóm
điền vào, sau đó đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả.
Bước tiếp theo giáo viên và các nhóm khác nhận xét, bổ sung, lựa chọn
tìm ra những từ đúng và hay.
Thông qua hoạt động này các em đã tìm được nhiều từ và ghi nhớ nhanh.
Cụ thể:
Vóc dáng


Mái tóc

Đôi mắt

Màu da

Tính cách

Xinh xắn, lom
khom, dong
dỏng, nhỏ
nhắn, mập
mạp, vạm vỡ,
thanh mảnh,
gầy đét…

Đen nhánh,
óng ả, đen
mượt, lơ thơ,
bạc phơ, hoa
râm, tóc dài
óng mượt,
óng ả ...

Tròn xoe, đen
láy, tinh anh,
sáng ngời, sắc
sảo, linh lợi,
mắt sáng long

lanh ...

Nõn nà, trắng
trẻo, trắng
hồng, trắng
mịn, nhăn
nheo, nhẵn
nhụi, căng
bóng…

Vui vẻ, hoạt
bát, nhanh
nhẹn, cởi mở,
quan tâm,
siêng năng,
lười biếng,

Để tăng vốn từ cho học sinh, vào các tiết học buổi chiều tôi đã đọc cho
học sinh nghe một số đoạn văn hay miêu tả về màu sắc để các em thấy được sự
khác nhau:
Ví dụ 3: Luá chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả vàng hoe.
Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không thấy cuống, như
những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng xẫm. Tàu đu
đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín
vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoã như những đuôi áo, vạt áo... Bụi mía vàng
xọng, đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà
con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. (Tô Hoài)
* Sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào việc viết văn miêu tả
Muốn có một đoạn văn hay, sinh động, thu hút, hấp dẫn người đọc cần
phải sử dụng nghệ thuật trong miêu tả.

Miêu tả không chỉ liệt kê, kiểu trả lời câu hỏi, tôi khích lệ các em đưa
hình ảnh so sánh, nhân hoá vào đoạn văn để bài văn miêu tả hay hơn.
Thông qua một số câu hỏi gợi ý tôi đã hướng dẫn các em nói câu văn có
sử dụng biện pháp so sánh.
Ví dụ 1: Tuần 26– Bài tập 2 (TV2, tập 2- trang 76)
11


+ Em thấy mặt trời giống cái gì? (Mặt trời ửng đỏ đang dần nhô lên
như một quả bóng lửa tròn xoe).
+ Mặt biển giống như gì? (Mặt biển như một chiếc thảm xanh khổng lồ)
Ví dụ 2: Tuần 21– Bài tập 3 ((TV2, tập 2- trang 30)
+ Sờ vào bộ lông chim em có cảm giác như thế nào? (Mềm mượt như
nhung)
+ Chân chim giống như cái gì? ( Đôi chân nhỏ như hai que tăm)
Tôi đặt ra câu hỏi để các em có thể hiểu cách miêu tả có sự so sánh sẽ
sinh động hơn, lôi cuốn người đọc hơn. Từ đó giáo viên giúp học sinh nắm rõ
hơn về so sánh. Khi miêu tả muốn làm cho sự vật đẹp hơn thì ta phải so sánh sự
vật đó với một sự vật khác với những nét độc đáo, nổi bật hơn cái thực, cái được
nhìn thấy cụ thể. Cách so sánh phải ví von và thể hiện được sự liên tưởng độc
đáo riêng của người viết.
Mỗi một biện pháp tu từ trong văn miêu tả đều có cái hay riêng của nó.
Nếu như so sánh giúp người đọc hiểu rõ hơn về văn miêu tả thì nhân hoá lại
giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái ngộ nghĩnh của sự vật. Tôi cho học
sinh so sánh các cặp câu cùng tả một sự vật, để các em lựa chọn.
Cách thứ nhất

Cách thứ hai

Đàn chim hót véo von vào mỗi buổi Những chú chim đua nhau ca hát chào

sáng
đón bình minh
Mùa hè, sân trường đỏ rực màu hoa Mùa hè, sân trường khoác chiếc áo
phượng
hoa đỏ rực
Những chùm cam bóng mượt, nặng Chị cam bóng mượt, khoe những
trĩu
chùm quả nặng trĩu
Khi đưa ra so sánh, đa số các em đều có chung nhận xét cách miêu tả ở
câu văn thứ hai hay hơn. Tôi đã mạnh dạn đưa ra câu hỏi Vì sao nó hay hơn? (vì
hình ảnh của con chim, sân trường, chùm cam có những cử chỉ giống như con
người, ngộ nghĩnh, đáng yêu). Từ đó tôi giải thích và hướng dẫn các em: Cách
miêu tả ở câu văn thứ hai được sử dụng biện pháp nhân hoá, tức là sử dụng
những từ tả người để gọi, để tả các sự vật.
Từ việc học sinh nắm được cái hay khi sử dụng biện pháp nhân hoá trong
viết văn, tôi giới thiệu cho các em cách nhân hoá các sự vật:
* Cách gọi tên sự vật:
Có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Anh trống choai, chú mèo
mun, cô mây, bác mặt trời, chú chim ...
* Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật:
12


- Anh trống choai kiêu ngạo.
- Luỹ tre bần thần
- Chị gió mải chơi.
- Chú mèo mun tinh nghịch.
- Ngọn mía múa reo trước gió.
- Bác trống trường buồn thiu khi các em nghỉ hè.
2.3.2.4 Khuyến khích học sinh viết đoạn văn khác nhau

Ở lớp 2, yêu cầu của phân môn Tập làm văn chưa cao. Các em chỉ cần
miêu tả sự vật đơn giản, sơ lược, đúng nội dung đề bài đưa ra thì bài văn đã đạt
yêu cầu. Mặt khác, thời gian làm bài ở lớp ít, các em lại bị chi phối bởi hệ thống
câu hỏi gợi ý để tự trả lời theo kiểu chắp đuôi rồi hoàn chỉnh bài văn của mình.
Vì vậy mà bài văn của các em thường hay giống nhau, không đúng cú pháp,
hình ảnh không sinh động, không có sự sáng tạo. Vậy làm thế nào để các em có
thể viết một đoạn văn miêu tả sinh động, giàu hình ảnh cảm xúc, sáng tạo, đúng
cú pháp mà bài làm của các em khác nhau. Tôi đã áp dụng cách làm như sau:
Ví dụ: Tuần 13- Bài tập 3 (TV2, tập 1- trang 110)
Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5
câu) kể về gia đình em.
Bài tập này gồm các câu hỏi gợi ý như sau:
+ Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
+ Nói về từng người trong gia đình em
+ Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Các em thường viết về gia đình mình như sau:
(1) Nhà em có bốn người. Bố em làm nghề thợ xây. Mẹ em hay ra đồng trồng
lúa, cắt cỏ. Em học lớp 2 và em gái em 4 tuổi. Em rất yêu gia đình của mình.
(2) Gia đình em gồm ba người. Bố mẹ em đều làm nghề nông nghiệp. Năm nay
em 7 tuổi, đang học lớp 2. Mọi người trong gia đình em rất yêu thương nhau.
Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em rất thật thà. Do vậy khi làm văn các em
sẽ không chép văn mẫu và cũng không nhìn nhau nhưng ta sẽ thấy học sinh lớp
2 kể về gia đình gần giống nhau. Dễ tìm ra nguyên nhân: vì các em cùng làm
một đề bài, cùng một gợi nên bài văn tương tự nhau là điều hiển nhiên.
Để bài viết của các em có những cảm xúc chân thực, hay hơn tôi đã
hướng dẫn thêm cho học sinh một số câu hỏi:
+ Ngoài cách trả lời gia đình em có 4 người ta có thể nói cách nào khác?
(Nếu tham gia đội chơi có bốn người thì gia đình em có thể lập được một nhóm)
+ Người ta thường ví ba người trong một nhà như cái gì? (Ai cũng bảo
mọi người trong gia đình em như một cái kiềng ba chân vững chắc)

13


Khi nói về công việc của từng người trong gia đình, giáo viên giúp học
sinh tìm hiểu những từ ngữ nói về đặc điểm, tính chất công việc của người đó
như: đảm đang, thức khuya dậy sớm, tần tảo, bận rộn, cần cù...
(1) Hằng ngày mẹ luôn bận rộn với công việc đồng áng nhưng không
quên lo cho chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ.
(2) Còn bố chẳng lúc nào được nghỉ tay với đàn lợn con, với vườn cây ăn
quả.
Với cách làm trên, tôi đã giúp học sinh viết được đoạn văn có cảm xúc,
giàu hình ảnh, chân thực, sáng tạo mà các đoạn văn khác nhau nhưng vẫn đảm
bảo yêu cầu của đề bài.
2.3.2.5 Thường xuyên nhận xét, chữa bài cho học sinh
Việc nhận xét, chữa bài cho học sinh là việc làm diễn ra thường xuyên,
liên tục. Thông qua việc chữa bài học sinh sẽ phát hiện ra lỗi sai, sẽ tìm thấy
hướng làm dúng cho bài văn. Nó giúp học sinh có thể tự rút kinh nghiệm cho bài
làm của mình, học tập được cái hay của bạn, phát huy được cái tốt, khắc phục
được lỗi sai của mình. Muốn làm tốt việc này, giáo viên cần:
- Chấm chữa bài thật tỉ mỉ, chỉ lỗi cụ thể và có những nhận xét chính xác
cho từng phần, từng câu.
- Mặc dù sửa lỗi sai cho học sinh nhưng tôi chỉ nhắc nhẹ, không phê bình
một bài cụ thể nào trước lớp. Tôi luôn động viên, khích lệ các em.
+ Tôi đưa ra một số câu văn tối nghĩa, mắc lỗi cơ bản về ngữ pháp, cách
sử dụng từ ngữ, lỗi chính tả, đưa lối nói vào bài văn. Từ các câu văn đó cả lớp
phát hiện lỗi và tìm cách sửa chữa:
(1) Chị Mái tơ cường tráng.
Từ cường tráng dùng để miêu tả thân hình của gà trống. Có thể sửa: Chị
mái tơ dịu dàng. Hoặc Chị mái tơ hiền lành.
(2) Trên sân trường, hoa phượng vĩ nở đỏ chót vót

Từ chót vót thường dùng để nói về độ cao. Có thể sửa như sau: Trên sân trường,
hoa phượng vĩ nở đỏ chót (đỏ thắm)
(3) Và em thấy chú chích bông rất chi là đẹp. Sửa thành: Em thấy chú
chích bông rất đẹp
Từ cách làm trên, các em sẽ tự rút kinh nghiệm, học hỏi được nhiều điều
hay, các em biết cách chọn lọc để có thể làm tốt hơn trong những bài sau.
2.3.3. Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh

14


Yêu cầu các em phải đọc bài, xem bài trước khi đến lớp. Mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp. Khuyến khích các em đọc sách, báo, tham khảo một số bài văn
trong sách văn mẫu ….
Học sinh phải đọc trước bài, chuẩn bị đối tượng quan sát như tranh ảnh,
vật thật mang đến lớp; quan sát đối tượng trước theo yêu cầu của giáo viên.
2.3.4. Nâng cao khả năng viết văn qua các phân môn khác trong
Tiếng Việt
2.3.4.1. Phân môn Tập đọc
Văn miêu tả trong phân môn Tập đọc chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy khi học các
bài Tập đọc học sinh sẽ cảm nhận được thế giới muôn hình, muôn vẻ, vạn vật
sinh động, nhiều màu sắc.
Ví dụ 1: Cây xoài của ông em (TV2, tập 1- trang 89)
Câu hỏi 1: Tìm những hình ảnh đẹp của cây xoài (Cuối đông, hoa nở
trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Từng chùm quả đu đưa theo gió)
Từ việc đọc bài và trả lời câu hỏi, các em sẽ biết thêm cách tả cây cối.
Ví dụ 2: Bé Hoa (TV2, tập 1- trang 121)
Đoạn 1: Miêu tả em Nụ (Em Nụ môi đỏ hồng, mắt to tròn và đen láy)
Qua bài này học sinh biết cách tả người, điều này giúp các em thực hiện
tốt yêu cầu của tiết Tập làm văn tuần 15 (Kể về anh chị em)

Ví dụ 3: Chuyện bốn mùa (TV2, tập 2- trang 4)
Học sinh nắm được đặc điểm của từng mùa, từ đó có thể làm tiền đề cho
tiết Tập làm văn tuần 20 (Tả ngắn về bốn mùa)
Ví dụ 4: Tôm Càng và Cá Con (TV2, tập 2- trang 68)
Đoạn 1: Miêu tả Cá Con (Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe,
khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh)
Qua bài này học sinh biết thêm cách tả con vật
2.3.4.2. Phân môn Luyện từ và câu
Phân môn Luyện từ và câu trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản
về từ và câu, tăng vốn từ cho các em. Rèn cho các em kĩ năng dùng từ và đặt
câu. Mặt khác, bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành
câu. Trong phân môn này, tôi đặc biệt chú ý giúp học sinh hiểu đúng nghĩa câu
từ thông qua việc dạy học các bài Mở rộng vốn từ, các kiểu câu… Từ việc hiểu
đúng nghĩa từ sẽ giúp các em nhớ từ, chọn đúng từ để miêu tả.
Ví dụ 1: Tuần 15 - MRVT: Từ chỉ đặc điểm (TV2, tập 1- trang 122)
Qua bài tập 2 học sinh sẽ tìm được từ chỉ đặc điểm của người và vật

15


+ Đặc điểm về tính cách của một người: tốt, xấu, ngoan, chăm chỉ,
chịu khó, siêng năng, cần cù, khiêm tốn, dịu dàng...
+ Đặc điểm về màu sắc của một vật: trắng, trắng muốt, xanh lè, đỏ
tươi, đỏ chói, đen sì, nâu sẫm, hồng nhạt...
+ Đặc điểm về hình dáng của người, vật: dong dỏng, mập mạp, múp
míp, tròn xoe, gầy nhom, cao kều, thấp, to, ngắn, dài...
Ví dụ 2 : Tuần 29 - MRVT: Từ ngữ về cây cối (TV2, tập 2- trang 95)
Qua bài tập 2 học sinh sẽ tìm được từ miêu tả cây cối
+ Thân cây: bạc phếch, thấp, cao, chắc ....
+ Rễ cây: dài, uốn lượn, màu nâu sẫm ...

+ Gốc cây: to, nhỏ, nham nhám, cứng, sần sùi, xù xì ...
+ Cành cây: um tùm, cong queo, xum xuê ,khẳng khiu...
+ Hoa: đỏ rực, thơm ngát, trắng tinh ...
+ Quả: tròn, màu vàng, xanh lơ, đỏ ối, chín mọng, chi chít ...
+ Lá: màu xanh, xum xuê, khô ...
+ Ngọn cây: thẳng tắp, mảnh dẻ, chót vót ...
2.3.5. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo dục
Kinh nghiệm nhiều năm dạy học cho thấy sự phối hợp của phụ huynh với
thầy cô giáo vô cùng quan trọng. Nếu phụ huynh kết hợp tốt cùng nhà trường sẽ
giúp nhiều cho việc dạy học đạt kết quả cao.
Ngay trước khi bước vào ngày học chính thức tôi đã tổ chức họp phụ
huynh. Tôi đã đề nghị và yêu cầu phụ huynh thống nhất mua đủ đồ dùng, sách
vở để phục vụ năm học, thông báo cho phụ huynh biết cần phải mua những loại
đồ dùng nào, sách tham khảo nào phục vụ tốt cho phân môn tập làm văn.
Tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của phân môn Tập
làm văn nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung.
Phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu chuẩn đánh giá học sinh từng học
kỳ, cả năm học đối với môn Tiếng Việt mà phân môn Tập làm văn đóng vai trò
quan trọng.
Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc đọc bài, chuẩn bị bài ở
nhà của con em mình. Hướng dẫn phụ huynh cách dạy học, cách hướng dẫn học
sinh đọc tài liệu tham khảo.
Trong giao tiếp hằng ngày, phụ huynh yêu cầu con em mình phải nói đủ
câu, trả lời đủ ý, rõ nghĩa. Nếu học sinh chưa thực hiện được, phụ huynh phải
chỉ ra điểm sai và sửa cho các em.
16


Mỗi gia đình phải có góc học tập cho các em. Khuyến khích phụ huynh
mua bàn ghế để các em học bài, tránh tình trạng học sinh nằm ra sàn nhà để đọc

bài.
Do đặc điểm tâm sinh lí, ở giai đoạn này các em còn ham chơi. Vì vậy tôi
trao đổi với phụ huynh bố trí thời gian học tập cho con em mình bằng cách xây
dựng thời gian biểu khoa học, hợp lí.
2.3.6. Làm tốt công tác khen thưởng, khích lệ học sinh
Như Bác Hồ đã nói: “Thi đua khen thưởng là động lực phát triển và là
động lực để phát triển con người mới. Thi đua yêu nước phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục hằng ngày”. Trong dạy học cũng vậy, nếu sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân học sinh được đánh giá đúng, được động viên, khích lệ kịp thời
thì học sinh sẽ có tâm trạng phấn khích hơn, kết quả học tập tốt hơn.
Hàng tuần, hàng tháng tôi tổ chức các phong trào thi đua để giúp các em
thi đua học tốt. Mỗi khi các em viết được đoạn văn hay tôi đều tuyên dương các
em, khơi dậy cho các em ý thức phấn đấu, hoàn thiện việc viết văn của mình.
Sau đó tôi trưng bày những bài văn hay của các bạn lên góc học tập của lớp.
Tôi tổ chức cho các em thi đua từng cá nhân, từng tổ, cả lớp và đã thấy
được nhiều em chăm chỉ hơn, viết văn tốt hơn.
Tôi đã áp dụng phương pháp nêu gương bằng cách cho các em viết văn
chưa tốt nhận xét bài văn của các em viết tốt từ đó các em nhận ra và có ý thức
phấn đấu hơn. Các em tự hiểu nếu cố gắng thì sẽ sửa được lỗi viết văn và viết
văn tốt như bạn. Qua đó tôi thấy học sinh tiến bộ rất nhanh.
2.3.7. Tham mưu cho nhà trường tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa, rèn kĩ năng sống
Tôi đã tham mưu cho nhà trường hàng tuần, hàng tháng nên tổ chức các
buổi hoạt động ngoại khoá, rèn kĩ năng sống cho các em, như tổ chức giao lưu
câu lạc bộ Tiếng Việt.
Phối hợp với Liên Đội tổ chức thi viết văn, sáng tác thơ, làm báo tường
theo chủ điểm nhân các ngày lễ lớn như: 20/11, 22/12, 8/3, 19/5...Từ các cuộc thi
này học sinh sẽ mạnh dạn hơn, kĩ năng nói tốt hơn, do vậy khi viết văn câu từ sẽ
hoàn chỉnh hơn.
Ngoài ra hằng ngày tôi đã tổ chức một số trò chơi học tập cho các em. Tôi

đặc biệt chú ý lựa chọn những trò chơi đơn giản, đảm bảo các tiêu chuẩn: dễ
chơi, có tính giáo dục cao, phù hợp với điều kiện vật chất như trò chơi: Ai nhanh
– Ai đúng. Đố vui. Ghép từ. Giải ô chữ...
Qua trò chơi các em sẽ biết lựa chọn, ghi nhớ biết cách miêu tả hay, vốn
từ của các em được mở rộng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17


Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi nhận thấy kết quả học tập phân
môn Tập làm văn của lớp tôi có nhiều tiến bộ
Phụ huynh quan tâm hơn đến phân môn Tập làm văn. Nhiều gia đình đã
có góc học tập để con em học bài. Phụ huynh có thói quen nhắc nhở con chuẩn
bị bài kĩ trước khi học bài mới.
Học sinh có hứng thú, có ý thức trong việc viết văn miêu tả. Từ chỗ các em
chưa biết cách làm các bài văn, các em đã viết được những đoạn văn hay, giàu hình
ảnh, cảm xúc. Các em rất tự tin mỗi khi khám phá, biết lựa chọn chi tiết hình ảnh
viết đoạn văn theo cách riêng của mình. Với niềm đam mê đó, bài viết của các
em đạt yêu cầu rất cao. Nhiều em diễn đạt trôi chảy, gãy gọn, rõ ràng và hấp
dẫn, phong phú hơn trong môn Tập làm văn. Trong giao tiếp hằng ngày các em
mạnh dạn, tự tin hơn, kỹ năng nói của các em lưu loát hơn. Trong giờ học các em
tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Do đó mà chất lượng môn Tiếng Việt
được nâng cao.
Kết quả phân môn tập làm văn cuối năm học đạt được như sau:
Kết quả đạt được
Sĩ số

36

Viết đoạn văn tốt


Biết viết đoạn văn

Chưa viết được đoạn
văn

SL

TL

SL

TL

SL

TL

26

72,2

10

27,8

0

0


18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thời gian tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp, tôi đã rút ra được một số
kinh nghiệm sau:
- Để mỗi giờ dạy Tập làm văn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải xác
định rõ tầm quan trọng, vị trí của việc viết văn miêu tả trong phân môn Tập làm
văn. Mặt khác phải chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho tiết dạy; hướng dẫn học sinh
nắm vững yêu cầu của đề bài; hướng dẫn học sinh biết cách quan sát đối tượng
miêu tả; biết lựa chọn linh hoạt từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật
phù hợp; quan tâm nhiều đến việc nhận xét, chữa bài cho học sinh; biết lồng
ghép vào các phân môn khác để dạy miêu tả. Người giáo viên phải có tâm huyết
với nghề. Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tìm tòi thêm nhiều tài
liệu hỗ trợ cho bài dạy. Mặt khác, phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tổ
chức hình thức dạy học phù hợp với mỗi hoạt động và đối tượng học sinh.
- Khi hướng dẫn, giáo viên cần kiên trì, tỉ mỉ, không nôn nóng. Chỉ bảo
tận tình những gì học sinh chưa biết, chưa làm được để các em tiếp thu thoải
mái, đạt hiệu quả cao.
- Học sinh cần có sự chuẩn bị tốt cho bài học theo yêu cầu của giáo viên;
chuẩn bị bài trước khi đến lớp; đọc kĩ đề bài để nắm vững yêu cầu của đề; quan
sát và ghi chép chọn lọc những điều quan sát được; sáng tạo trong việc sử dụng
từ ngữ, hình ảnh khi viết bài; đưa các biện pháp nghệ thuật vào bài viết; thể hiện
được cảm xúc riêng của mình trong bài viết.
- Người giáo viên thường xuyên động viên, khuyến khích các em tìm
những từ ngữ, hình ảnh hay, giàu cảm xúc.
3.2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Cần bổ sung thêm đồ dùng để phục vụ cho môn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy Tập làm

văn miêu tả ở lớp 2. Ngoài kinh nghiệm của bản thân tôi luôn muốn học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp để góp phần vào sự nghiệp giáo dục. Rất mong được
các đồng nghiệp góp ý kiến để tôi có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ngày một
tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
19


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Chung

TT

Tác giả

Cẩm Thủy, ngày 15 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Phạm Thị Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác phẩm

Nhà xuất
bản


Năm xuất
bản

1

Bộ Giáo dục và
đào tạo

Sách giáo khoa Tiếng Việt
lớp 2

Giáo dục

2006

2

Bộ Giáo dục và
đào tạo

Sách giáo viên Tiếng Việt
lớp 2

Giáo dục

2006

3


Bộ Giáo dục và
đào tạo

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy các môn học lớp 2

Giáo dục

2004

4

Bộ Giáo dục và
đào tạo

Phương pháp dạy học các
môn học lớp 2 tập 2

Giáo dục

2007

5

Bộ Giáo dục và
đào tạo

Những bài văn mẫu lớp 2

Giáo dục


2005

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ HÀ
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy

TT

1.
2.
3.

4.

Tên đề tài SKKN
Một số kinh nghiệm dạy kiểu bài nghe
kể trong phân môn tập làm văn lớp 3
Một số biện pháp giúp HS lớp 3 viết
đúng chính tả
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
HS lớp 3
Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho
HS lớp 3 thông qua hoạt động ngoài


Cấp đánh Kết quả
Năm
giá xếp loại đánh giá
học
(Ngành GD cấp xếp loại
đánh giá
huyện/tỉnh;
(A, B, hoặc
xếp loại
Tỉnh...)
C)
Huyện

A

2010

Huyện

C

2012

Huyện

B

2014


Huyện

C

2016

giờ lên lớp

21


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Chủ tịch

22


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT
Chủ tịch

23


ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SKKN CỦA HĐKH
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..............................................................................................................
Xếp loại:............................................................................................
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT
Chủ tịch

…………………………………………………………………………........................................................................................................……

24


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH HÓA

PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2

Người thực hiện: Phạm Thị Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2019
25


×