Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp hướng dẫn đọc diễn cảm ở phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 trường tiểu học thiết ống II huyện bá thước tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.69 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỤC

NỘI DUNG

TRANG

I

MỞ ĐẦU

1

1
2
3
4

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

1
2
2
2

NỘI DUNG
II


1

2

3
4
III
1
2

3

Cơ sở lý luận của việc dạy đọc diễn
cảm trong phân môn Tập đọc lớp 5 ở trường
Tiểu học.
Thực trạng về đọc diễn cảm học sinh lớp
5A Trường Tiểu học Thiết Ống II - huyện Bá
Thước - tỉnh Thanh Hóa.
Một số giải pháp hướng dẫn đọc diễn cảm
ở phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường
Tiểu học Thiết Ống II.
Hiệu quả của sáng kiến
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị
I. MỞ ĐẦU

1

3


4

6
17
19
19
20


1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ giao tiếp được biểu hiện qua rất nhiều phương diện khác nhau:
ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ cử chỉ,…Hiện nay,
do sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin nên việc đọc của học sinh
có phần hạn chế, giới trẻ nói chung và các em học sinh tiểu học nói riêng rất ít
khi quan tâm tới văn hóa đọc. Song, văn hóa đọc lại vô cùng cần thiết trong cuộc
sống xã hội, bởi có đọc đúng văn bản thì mới hiểu được nội dung mình vừa đọc.
Việc hiểu ngôn ngữ văn bản trong cuộc sống cũng như trong giao tiếp sẽ giúp
người nghe cũng như bản thân người đọc hiểu được nội dung mong muốn truyền
đạt một cách rõ nhất.
Để góp phần vào việc hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cũng
như trong thể hiện văn bản thì ngay từ trong các trường tiểu học, người giáo viên
phải tìm mọi cách để tăng cường việc rèn đọc và đọc đúng (diễn cảm) để khi các
em lên lớp trên hoặc trong cuộc sống không bị hụt hẫng. Để đáp ứng yêu cầu này
thì việc rèn cho các em kĩ năng đọc diễn cảm sẽ tạo cơ sở ban đầu cho hình thành
thói quen giao tiếp thông minh và có văn hóa.
Ở Tiểu học, “Đọc” là một trong 4 kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt. Giai
đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3) yêu cầu về kĩ năng đọc đối với các em còn thấp, chỉ là
đọc đúng tiến tới đọc hay. Đối với học sinh các lớp cuối cấp, đặc biệt là lớp 5 thì
yêu cầu đọc đối với các em cao hơn. Các em không chỉ đọc đúng mà còn phải

biết đọc diễn cảm, đọc thể hiện được ý đồ, nội dung truyền tải của tác phẩm.
Phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng không chỉ giúp
học sinh đọc – hiểu nội dung của tác phẩm mà thông qua đọc phản ánh được khả
năng cảm thụ, truyền cảm và trình độ tư duy. Ngoài ra, qua phân môn Tập đọc
còn giáo dục, bồi dưỡng cho các em tâm hồn văn học. Các em biết yêu quý giá
trị cuộc sống, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, con
người,... Từ đó hướng cho các em tới cái “Chân – thiện – mĩ”. Thực tế cho thấy,
nếu chỉ đọc đúng văn bản hoặc câu chuyện, người nghe và cả bản thân chưa hòa
mình vào nội dung mong muốn truyền tải sẽ không tiếp thu được tinh hoa của
văn bản hoặc của tác phẩm. Chính vì vậy, phân môn Tập đọc nói chung, Tập đọc
ở lớp cuối cùng của bậc Tiểu học nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với các
em. Nó là nền tảng, là tiền đề cho các lớp sau này. Là một giáo viên trực tiếp
đứng lớp 5 nhiều năm, đặc biệt luôn dạy ở các trường thuộc khu vực có điều kiện

2


kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ yếu là con em dân tộc Mường, việc phát âm
nhiều học sinh chưa thực sự chuẩn xác, ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài
học chứ chưa nói gì đến việc đọc diễn cảm. Từ những lý do trên, bản thân tôi
mong muốn chia sẻ kinh nghiệm: "Một số biện pháp hướng dẫn đọc diễn cảm ở
phân môn tập đọc cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thiết Ống II – huyện Bá
Thước – tỉnh Thanh Hóa". Tôi nghĩ, kinh nghiệm này không phải là mới mẻ mà
nó đã được rất nhiều quí thầy cô đề cập ở các đề tài, sáng kiến, kinh nghiệm
dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, bản thân tôi chỉ xin góp thêm một chút
hiểu biết dưới góc nhìn và cách làm của bản thân để phát huy việc đọc của học
sinh cũng như việc đọc diễn cảm của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Với cách
làm này, tôi hy vọng tất cả giáo viên tiểu học hãy cố gắng áp dụng để phần nào
nâng cao hiệu quả đọc và đọc diễn cám. Tôi cũng chỉ mong muốn được bày tỏ
cùng quí thầy cô giáo đang giảng dạy trong huyện để chia sẻ và cùng nhau giảng

dạy tốt nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
2. Mục đích nghiên cứu
Học sinh biết cách đọc diễn cảm và có thói quen đọc sách.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5A – Trường Tiểu học Thiết Ống II – xã Thiết Ống - huyện
Bá Thước.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

II. NỘI DUNG

3


1. Cơ sở lý luận của việc dạy đọc diễn cảm trong phân môn Tập

đọc lớp 5 ở trường Tiểu học.
Dạy tốt và học tốt Tiếng Việt trong nhà trường là nhằm giúp học sinh
chiếm lĩnh tốt các giá trị văn học, cao hơn là biết sáng tạo các giá trị văn học,
biết chuyển tải thông tin bằng ngôn từ chính xác. Để làm được điều này, ngoài
việc người dạy, người học cần phải đọc nhiều thì còn cần phải biết phân tích,
nhận dạng, gọi tên các hiện tượng văn học, biết diễn đạt các giá trị của cuộc
sống, các thông tin sao cho thật chuẩn xác. Tất cả các điều này đều phải xuất
phát từ việc đọc - hiểu và sử dụng đúng từ ngữ tiếng Việt. Khi đọc một văn bản,
người đọc muốn cảm nhận và hiểu đúng nội dung văn bản đó chúng ta cần phải
luyện đọc văn bản thật hay. Muốn đọc hay không phải là chỉ đọc một lần mà
người đọc phải đọc đi, đọc lại. Trái lại, một văn bản dù hay đến mấy mà người

đọc không diễn tả được cái hay của nó thì sẽ làm cho người nghe khó nắm bắt
nội dung và có thể cảm thấy nhàm chán. Dạy học sinh đọc diễn cảm ở lớp 5 có
một nguyên tắc riêng của nó, đọc để hiểu, hiểu để mà cảm thụ. Như vậy, dạy học
sinh đọc diễn cảm thông qua môn Tập đọc ở trường không những đòi hỏi phải
khơi dậy ở học sinh những kiến thức đã có mà còn phải phát triển được khả năng
cảm thụ, suy nghĩ và vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống.
Dạy cho học sinh điều đó là hướng cho các em một năng lực nghệ thuật và mở
cho các em con đường đến với tác phẩm văn học. Đọc diễn cảm một bài văn, bài
thơ không phải là sự bắt chước máy móc giọng đọc của người khác mà phải bắt
đầu từ những xúc cảm của người đọc đối với tác phẩm. Người đọc giống như
một diễn viên, phải nhập vai với tác giả, phải sống với cuộc sống của tác phẩm,
phải cất được tiếng nói truyền cảm cho người nghe. Cơ sở của việc đọc diễn cảm
là tính tự giác tiếp nhận cái mới của học sinh và sự thích thú của các em với từng
bài đọc. Vì vậy, việc dạy học sinh đọc diễn cảm là một việc làm không hề dễ mà
nó vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi người giáo viên phải có vốn kiến thức phong
phú, phải truyền tải được hết cái hay, cái đẹp, những giá trị nhân văn trong mỗi
tác phẩm đến với các em. Ngoài ra, người giáo viên còn phải biết kết hợp, vận
dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình
thức dạy học. Để học sinh đọc hay, diễn cảm trước hết phải xây dựng cho học
sinh thói quen đọc sách. Để có thói quen đọc sách không phải là ngày một ngày

4


hai mà phải có cả một quá trình và phải có sự kết hợp hài hoà giữa giáo viên và
phụ huynh học sinh. Có xây dựng được văn hóa đọc hay nói cách khác là sự đam
mê đọc sách trong học sinh thì việc dạy đọc diễn cảm trong học sinh các lớp nói
chung và học sinh lớp 5 nói riêng mới đem lại hiệu quả cao.
2. Thực trạng về đọc diễn cảm học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Thiết
Ống II - huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa.

Trường Tiểu học Thiết Ống II là trường nằm sát với xã Đồng Lương
huyện Lang Chánh, sự quan tâm của phụ huynh học sinh đến giáo dục, cũng như
việc học của con em có nhiều tiến bộ, cụ thể: đã mua sắm đầy đủ đồ dùng, sách
vở học tập, cũng như quần áo trang phục cho các em. Đồng thời, họ thường
xuyên đấu mối với giáo viên, với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập cũng
như quan tâm đến giờ giấc học bài ở nhà của con em mình. Học sinh học đến lớp
5 các em cơ bản đã đọc, viết, tính toán thành thạo. Nhìn chung so với nhiều địa
phương có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khác thì học sinh Trường
Tiểu học Thiết Ống II là có chất lượng học tập tương đối tốt. Học sinh chăm
ngoan, hồn nhiên, yêu quí bạn bè, thân thiện. Các em đều ham học hỏi và được
phụ huynh luôn luôn động viên quan tâm để các em có điều kiện học tập tốt nhất.
Bản thân tôi đã nhiều năm dạy lớp 5, nên tôi đã nắm vững được toàn bộ
cấu trúc và nội dung chương trình sách giáo khoa, đặc biệt là môn Tiếng Việt.
Trong các năm gần đây chương trình có giảm tải số lượng bài tập ở môn học này
và các môn khác. Tuy nhiên, về giáo dục các kĩ năng trong dạy học Tiếng Việt và
các môn học khác không thay đổi. Đặc biệt để hoàn thành bài học giáo viên phải
bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để làm thước đo kết quả bài học. Đặc biệt là từ
khi Ngành có sự điều chỉnh linh hoạt trong việc bố trí thời lượng giáo dục các
môn học sao cho phù hợp với thực tế đơn vị, phù hợp với đặc điểm từng lớp,
từng đối tượng học sinh. Đây là cơ hội để giáo viên có thêm điều kiện để nâng
cao chất lượng đọc và dạy đọc diễn cảm đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số.
Thế nhưng hiện nay học sinh của lớp tôi, cũng giống như học sinh lớp khác, các
em rất ngại đọc sách (ngoại trừ khi đến lớp phải đọc). Khi ở nhà các em có rất
nhiều thời gian, nhưng những thời gian đó chủ yếu dành cho xem tivi hoặc điện
thoại di động. Vậy phải làm thế nào để phát triển văn hóa đọc? Bản thân cùng
đồng nghiệp đã trao đổi rất nhiều trong các lần sinh hoạt chuyên môn về nguyên
nhân vì sao học sinh ngại đọc? Và có một lý do mà được nhiều đồng nghiệp

5



đồng thuận đó là vì các em đọc nhưng không hiểu gì. Cái cốt lõi chưa hiểu đó là
các em chưa biết đọc đúng, diễn cảm được văn bản nên không hiểu được gì.
Năm học 2018 - 2019, tôi tiếp tục được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A
khu Trệch, đây là điều kiện tốt để tôi theo dõi rút ra kinh nghiệm cho bản thân về
tăng cường rèn đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. Điều khó khăn là học sinh
khu Trệch 100% các em là con em dân tộc Mường. Các em đều đã đọc thông viết
thạo. Tuy nhiên các em mới chỉ biết đọc, chứ phần lớn các em đọc chưa đúng
đặc biệt là phần lớn lớp tôi dạy việc phát âm “b”, “v” còn sai khá nhiều. Khi đọc
các em chỉ đọc “v” thành “b”. Ví dụ: Trương Văn A thì lại đọc là Trương “Băn”
A. Do vậy, học sinh đọc được nhưng chưa hiểu được văn bản. Nghĩa là chưa biết
đọc đúng hoặc nói cách khác đó là đọc diễn cảm. Áy náy, băn khoăn, tôi luôn
trăn trở luôn hiển hiện trong tôi. Để tìm cách sửa chữa những điều đã nêu ở trên,
tôi tiến hành điều tra việc việc học sinh việc tự đọc sách, truyện ở nhà và cách
thể hiện diễn cảm thông qua bài tập đọc: “Ê – mi – li con” của cố nhà thơ Tố
Hữu.
“Ê – mi – li con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc...
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô – tô – mác.
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác....”
Kết quả điều tra như sau: Tổng số học sinh lớp 5A: 22 em.
Tổng số
Tự đọc sách ở nhà
Biết đọc diễn cảm
Chưa diễn cảm
HS
SL
TL

SL
TL
SL
TL
22
0
0
3
13.6%
19
86.4%
- Về học sinh:
+ Cơ bản các em đã đọc thông thạo nhưng việc đọc diễn cảm còn hạn chế.
+ Các em sống ở nhiều khu vực dân cư, nên việc phát âm mang nhiều tính
địa phương, đọc còn phát âm sai lệch với âm chuẩn, còn nhầm lẫn giữa âm (b/v;
tr/ch; s/x..), vần (ong/ ông), dấu (hỏi/ngã), sự biểu đạt diễn cảm chưa đúng với
yêu cầu.
+ Do các em không được bố mẹ quan tâm. Chưa về đến nhà đã mở tivi hoặc
điện thoại của bố mẹ. Ngoài ra phần lớn các em bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở
6


nhà với ông bà, anh chị, nên nhận được ít sự quan tâm, động viên của bố mẹ. Vì
vậy mà ảnh hưởng lớn đến việc học hành của các em.
+ Do các em chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong giờ học tập đọc,
giáo viên chưa tìm ra phương pháp để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một
cách tốt nhất.
+ Một vài học sinh không thích và ngại học phân môn Tập đọc. Vì các em
phải đọc nhiều, ngại đọc.
+ Một số em thích phân môn tập đọc, nhưng đọc chưa diễn cảm.

- Về giáo viên:
+ Chưa cùng với phụ huynh quản lý việc đọc của học sinh ở nhà, chưa
thực hiện kiểm tra việc học đọc của học sinh
+ Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đặc
biệt là đọc trước văn bản hoặc câu chuyện sẽ học ở hôm sau và phải đọc nhiều
lần, đến khi các em đọc mà không hề có cảm xúc nào về nội dung bài đọc nên
dẫn đến việc đọc diễn cảm chưa đạt yêu cầu.
+ Giáo viên chưa chú trọng đến việc đọc diễn cảm cho học sinh mà mới
chỉ quan tâm đến việc đọc đúng và tìm hiểu nội dung bài.
Sau khi khảo sát về ý thức tự đọc sách và việc đọc diễn cảm của học sinh
là một điều hết sức trăn trở với tôi. Các em ở nhà ngoài thời gian đi chơi ra thì
tập trung vào xem ti vi và chơi điện thoại của bố mẹ. Việc đọc sách gần như chưa
bao giờ các em nghĩ đến. Trước tình hình đó, tôi thiết nghĩ nếu không có biện
pháp ngay từ đầu năm học thì chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Nếu
giáo viên chú ý đến việc rèn kỹ năng đọc (đọc thầm, đọc thành tiếng…) và có
phương pháp dạy tập đọc sát với đối tựơng học sinh, phù hợp với trình độ lứa
tuổi, đảm bảo tính vừa sức đối với các em thì việc đọc của các em phần nào được
cải thiện. Chính vì vậy mà tôi đã suy nghĩ tìm tòi và đưa ra một số giải pháp cụ
thể như sau:
3. Một số giải pháp hướng dẫn đọc diễn cảm ở phân môn tập đọc cho
học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thiết Ống II
- Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng văn hóa đọc ngay tại gia đình
học sinh.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn tập đọc, nghiên cứu tác
phẩm, chuẩn bị kế hoạch bài dạy chu đáo.

7


- Vận dụng linh hoạt các phương pháp khi giảng dạy.

- Rèn đọc đúng chính âm và tạo điều kiện cho học sinh biết đam mê đọc
sách.
- Quan tâm rèn ngữ điệu khi học sinh đọc bài.
3.1. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng văn hóa đọc ngay tại
gia đình học sinh.
Để thực hiện được mong muốn học sinh đọc hiểu văn bản, tôi thấy mình
phải có trách nhiệm làm sao để học sinh có thói quen đọc sách. Đây là công việc
tôi nghĩ là rất khó thực hiện nếu không có sự chung tay vào cuộc của nhà trường
và gia đình học sinh. Để làm được việc này, tôi đã báo cáo Ban giám hiệu nhà
trường được chủ động tham mưu với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp về
việc đọc sách của học sinh hiện nay. Thực tình tất cả phụ huynh đều mong muốn
con em mình dành thời gian nhiều hơn cho việc học nói chung để nhằm làm
giảm bớt thời gian đi chơi hoặc xem tivi, chơi điện thoại quá nhiều nhưng chưa
có biện pháp nào cả. Mỗi khi gặp phụ huynh hoặc thông qua điện thoại tôi đều
nhận được những lời phản ánh về sự đam mê phim ảnh, điện thoại của bố mẹ đối
với các em. Được phụ huynh thống nhất và mong muốn cô giáo có nhiều biện
pháp, vừa giúp đỡ được cho học sinh tiến bộ trong cách đọc bài – đọc diễn cảm
được tốt mà còn phát triển thêm óc sáng tạo trong học sinh, tôi đã xây dựng
phiếu đọc sách ở nhà có sự phối hợp của phụ huynh học sinh. Hàng tuần (vào thứ
6) học sinh phải nộp phiếu đọc sách này cho giáo viên chủ nhiệm. Phiếu yêu cầu,
mỗi em học sinh tối thiểu mỗi ngày phải đọc 5 trang sách cho phụ huynh nghe.
Sau khi phụ huynh được các em đọc cho nghe thì ký vào tờ phiếu để làm minh
chứng nộp lại giáo viên chủ nhiệm để xếp loại thi đua cuối tuần. Sau 2 tháng
thực hiện, hiệu quả của phiếu đã phát huy tác dụng rõ rệt. Đến trường học sinh
đã biết đến thư viện để mượn sách truyện đọc thêm hoặc mượn về nhà đọc cho
bố mẹ, ông bà nghe. Với tờ giấy A4 mỗi tháng hoc sinh chỉ cần một tờ phiếu để
theo dõi. Như vậy là đã ràng buộc được học sinh phải đọc sách cho dù bất cứ lý
do gì.
(Mẫu)
Họ và tên học sinh:……………………………………………………………………..Lớp 5a

Địa chỉ gia đình: Thôn:………………………………………………………….....xã Thiết Ống
Ngày đọc
Nội dung đọc
Số
Chữ ký của
(CN đến thứ
(ghi tên câu chuyện hoặc bài đọc)
trang
phụ huynh
PHIẾU ĐỌC SÁCH Ở NHÀ

8


năm)
……..
……
……..

đã đọc

Giáo viên chủ nhiệm
Bùi Thị Nga

3. 2. Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn tập đọc, nghiên cứu
tác phẩm, chuẩn bị kế hoạch bài dạy chu đáo.
Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của
học sinh trong lớp (theo dõi kết quả học tập trên lớp và ở nhà hàng ngày, theo dõi
kết quả kiểm tra định kỳ), sớm phát hiện các trường hợp học sinh có khó khăn
trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên

nhân đưa đến tình hình đó của các em.
- Ngay từ đầu năm học, tôi đã khảo sát chất lượng để nắm tình hình chất
lượng của lớp, từ đó lập danh sách phân loại đối tượng học sinh.
- Tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học yếu của các em, rồi lập kế
hoạch nội dung chương trình phụ đạo cho các em, cụ thể là:
+ Lập kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh (có nội dung cho
học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học sinh đọc chưa diễn cảm).
+ Lập kế hoạch bài học cũng như nội dung phụ đạo phù hợp đối tượng học
sinh.
Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều trong tuần. Đồng thời lồng
ghép nội dung phụ đạo vào các tiết hoạt động ngoài giờ (tổ chức các trò chơi có
nội dung Tiếng Việt).
+ Tập trung rèn kỹ năng đọc diễn cảm: trong tiết học, học sinh được đọc
nhiều lần.
+ Đặc biệt để giúp các em đọc tốt, tôi viết những câu, đoạn khó đọc lên
bảng cho các em luyện đọc
+ Hàng tuần, hàng tháng, tôi kiểm tra để theo dõi kết quả học tập của các em
+ Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình. Có sổ liên lạc
để trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh. Thường xuyên
đến thăm và động viên học sinh.
- Bản thân tôi phải chuẩn bị kỹ cho tiết dạy tập đọc, cụ thể:
+ Phải đọc tác phẩm nhiều lần để chiếm lĩnh nội dung tác phẩm và phải hiểu
được ý và phong cách của tác giả. Trên cơ sở đó, cộng với chất giọng và vận
9


dụng linh hoạt các ngữ điệu khi đọc sẽ tạo hiệu quả hưởng ứng cảm xúc của học
sinh.
+ Tôi coi việc đọc mẫu có vai trò như một chất xúc tác để định hướng cảm
xúc và khơi gợi cảm nhận của học sinh, nên mỗi tác phẩm tôi đọc nhiều lần để

nắm bắt cảm xúc của tác giả, truyền cảm xúc đó tới học sinh qua giọng đọc của
mình.
+ Giúp học sinh tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để học
sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm. Trước hết tôi cho học sinh tiếp
xúc với tác phẩm, tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn, thơ để học sinh có
thể hòa mình vào thời gian, không gian mà cảm nhận hết nội dung bài đọc. Từ đó
học sinh tìm ra những yếu tố chính, hình thành nên phong cách đọc toàn bộ tác
phẩm.
Ví dụ: * Khi dạy bài “Đất nước”:
Tôi giới thiệu cho học sinh biết, tác giả bài thơ này là Nguyễn Đình Thi,
ông là người Hà Nội nhưng lại được sinh ra trên đất bạn Lào. Ông là người rất đa
tài, có thể làm thơ, sáng tác nhạc, viết tiểu thuyết,.... Bài thơ này được viết vào
cuối năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc. Có thể coi Đất nước của Nguyễn Đình
Thi là một trường ca thu nhỏ. Tuy nhiên bài thơ Đất nước vẫn nguyên vẹn và
mãi mãi nguyên vẹn là một bài thơ trữ tình hoành tráng và lộng lẫy. Trong bài
thơ ấy mùa thu hiện lên rất đẹp, rất hấp dẫn và mê đắm lòng người. Qua đó cũng
thể hiện được tình yêu quê hương tha thiết, lòng tự hào về truyền thống bất khuất
của dân tộc. Nắm được hoàn cảnh sáng tác cũng như nội dung chủ đạo của tác
phẩm sẽ giúp học sinh hình thành nên phong cách đọc diễn cảm, thể hiện được
cảm xúc.
Chẳng hạn: Với 2 khổ thơ đầu là những hoài niệm của tác giả về mùa thu
xưa nên đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng.
Sáng mát trong/ như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu/ hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu/ đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
…………………………………….
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.

10



Còn khổ thơ 3, 4 nhịp nhanh hơn, giọng vui, khỏe khoắn, tràn đầy tự hào:
Mùa thu nay/ khác rồi
Tôi đứng vui nghe /giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre/ phấp phới
Trời thu/ thay áo mới
Trong biếc/ nói cười thiết tha.
Trời xanh đây/ là của chúng ta
…………………………………….
Những dòng sông/ đỏ nặng phù sa.
Trong mỗi tác phẩm, học sinh được đọc nhiều lần (đọc thầm, đọc thành
tiếng). Sau mỗi lần đọc giúp các em củng cố, nâng cao kĩ năng đọc thầm, đọc
trơn đã được phát triển từ lớp dưới. Đồng thời, giáo viên phải lắng nghe học sinh
đọc để nhận xét, gợi ý học sinh nhận xét bạn để từ đó tìm ra cách đọc, giọng đọc
hay; hướng dẫn học sinh về cách phát âm, về ngắt- nghỉ hơi hay tốc độ đọc sao
cho phù hợp với từng tác phẩm, từng thể loại văn học và tập thể hiện bằng giọng
đọc.
Qua phần giải nghĩa từ và tìm hiểu bài của phân môn tập đọc còn giúp các
em nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản. Cụ thể là:
- Giúp các em nhận biết về đề tài, về chủ điểm, về cấu trúc của bài
- Biết cách tóm tắt nội dung bài, đọc lướt để nắm ý.
- Biết phát hiện một số nghệ thuật trong văn bản.
* Hay khi dạy bài: “Phong cảnh đền Hùng”:
Tôi hướng dẫn cho học sinh tìm đề tài của bài (miêu tả phong cảnh) và
trình tự miêu tả. Hướng dẫn các em đọc để nêu tóm tắt nội dung bài và ý chính
mỗi đoạn. Đồng thời hướng dẫn các em tìm nghệ thuật miêu tả trong bài. Từ đó
các em như thấy mình đang cùng du khách thăm đền Hùng, được tận mắt chiêm
ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Qua bài này, tôi đã giúp các em thấy
những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt thật sinh động và hấp dẫn.

Đồng thời giúp các em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta.
3.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp khi giảng dạy, giáo dục tư
tưởng, tình cảm, trau dồi nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động đọc.

11


Nội dung các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 5 đã được mở rộng và
phong phú hơn so với các lớp dưới. Nội dung các bài tập đọc tập trung hướng
dẫn các em tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, thú vui lành
mạnh …của con người thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu
chất thẩm mĩ và nhân văn. Do vậy, các bài đọc trong phân môn tập đọc có tác
dụng giáo dục tư tưởng tình cảm và trau dồi nhân cách cho học sinh góp phần
cung cấp vốn hiểu biết về thiên nhiên, xã hội con người trong nước và thế giới.
Mặt khác, qua các bài tập đọc, các em còn được cung cấp thêm về vốn từ ngữ,
vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học như: chủ điểm, nội dung,
nhân vật…
Ví dụ: Khi dạy bài: “Tiếng rao đêm” (Tiếng Việt 5, Tập 2, trang 30)
Tôi giúp học sinh hiểu các từ mới, từ khó trong bài:
Thất thần:sắc mặt nhợt nhạt vì quá sợ hãi.
Thảng thốt:Ngạc nhiên và hoảng hốt.
Với những từ ngữ đó, tôi lồng ghép vào phần tìm hiểu bài, để gắn vào văn
cảnh giúp các em tiếp thu bài dễ dàng hơn.
Qua bài này giúp các em bồi dưỡng tình cảm nhân cách, yêu thương, cảm
thông với những nỗi đau, sự mất mát của người khác.
- Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc khi đọc tác phẩm văn
xuôi:
+ Đối với một tác phẩm là văn miêu tả:
Đối với những học sinh chưa biết đọc diễn cảm nhưng các em đã đọc đúng

chính âm, đọc tròn vành rõ chữ, và dựa trên cơ sở đã tìm hiểu nội dung bài văn,
các em đã được hòa mình trong phong cảnh của bài văn cùng tác giả, tôi hướng
dẫn đọc diễn cảm một đoạn, nhằm thể hiện đúng trạng thái cảm xúc của tác giả.
Từ đó học sinh vận dụng cảm nhận của bản thân để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của
mình, có như vậy bài đọc mới có hồn. Nhờ có hồn nên hình ảnh miêu tả trở nên
sống động, đi sâu vào tâm hồn người đọc, người nghe. Tuy nhiên tình cảm, cảm
xúc phải chân thành, không sáo rỗng, gượng ép, khô khan thì mới lay động lòng
người và chiếm được tình cảm người nghe.
+ Đối với tác phẩm là kịch hay truyện:
Qua các tác phẩm kịch, truyện thì giáo viên cần gợi mở, dẫn dắt các em
nắm được cốt truyện, các tình tiết, ý nghĩa nhân văn hay bài học mà tác phẩm

12


mang lại. Có như vậy học sinh mới có thể sống cùng câu chuyện, mới có thể
nhập vai để thể hiện đúng lời nhân vật trong tác phẩm. Tùy từng tình huống,
từng đoạn văn để tôi có thể linh hoạt cho các em đọc cá nhân hay phân vai để thể
hiện nhằm tạo hứng thú cho các em để các em có thể lột tả được phong cách
riêng của từng nhân vật qua ngôn ngữ cách thức, giọng điệu của bản thân mà
không bắt chước một cách máy móc. Đồng thời làm tác động kịp thời vào sự
rung động của tâm hồn sẽ giúp học sinh lĩnh hội đúng hướng ý tưởng và cảm xúc
của tác giả.
Ví dụ: khi dạy bài: “Người gác rừng tí hon” (Tiếng Việt 5, Tập 1, tr. 124)
Bài văn đọc với giọng kể chậm rãi; đọc nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về
mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng; chuyển giọng
linh hoạt phù hợp với nhân vật (lời cậu bé tự thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có
đoàn khách tham quan nào?”; câu hỏi gian xảo của một tên trộm về lão Sáu Bơ;
câu trả lời rắn rỏi của chú công an bên kia đầu máy; lời chú công an ngợi khen
cậu bé).

Qua việc đọc thể hiện đúng ngữ điệu, đọc diễn cảm giúp HS lột tả được
nội dung mà tác giả muốn nói đến: Đó là biểu dương ý thức bảo vệ rừng, kêu gọi
mọi người hãy cùng giữ lấy màu xanh để bảo vệ cuộc sống của chính mình, qua
đó ca ngợi sự thông minh, lòng dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi đã góp
phần vào việc giữ rừng và bảo vệ rừng.
- Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc khi đọc tác phẩm thơ
Khi đọc tác phẩm thơ, đặc biệt là thơ trữ tình, tôi luôn hướng dẫn học sinh
khi đọc phải chú ý đến cấu tứ (thể loại thơ), ngữ điệu, ngôn từ, thủ pháp nghệ
thuật (biện pháp so sánh, nhân hoá, điệp ngữ...) của bài thơ. Thông qua đó, các
em có thể biết được thông điệp và những chia sẻ của nhà thơ gửi vào đứa con
tinh thần của mình.
Việc đọc tác phẩm thơ ở lớp 5 cần phải được quan tâm và chú trọng đúng
mức, cần gieo cho các em sự đồng cảm cùng tác giả. Sự đồng cảm đó dâng cao
sẽ tạo cảm xúc thăng hoa giúp cho các em thực hiện đọc diễn cảm tốt hơn. Đây
cũng là cách giúp học sinh tiếp cận một cách tự nhiên để các em ghi nhớ những
chi tiết, hình ảnh, nhân vật…trong mỗi bài thơ.
3.4. Rèn đọc đúng chính âm và tạo điều kiện cho học sinh biết đam mê
đọc sách.

13


Phần lớn học sinh nhà trường các em đều là con em dân tộc Mường. Chính
vị vây, việc phát âm một số âm tiết còn lệch chuẩn. Nếu không được chỉnh sửa,
uốn nắn từ giáo viên thì các em không thể nào đọc diễn cảm được và người nghe
sẽ khó hiểu.
Qua các tiết Tập đọc ở trên lớp, tôi phát hiện thấy đa số các em đều phát
âm sai các tiếng có phụ âm ch/tr, s/x và thường hay lẫn lộn giữa b/v.
Đối với những tiếng có âm tr hay s thì giáo viên hướng dẫn các em đọc
cong- rung lưỡi. Còn đối với các âm ch/x là phụ âm đầu lưỡi nên khi đọc cho

học sinh phát âm nhẹ, không cong lưỡi.
Đặc biệt, lỗi nặng nhất mà các em thường đọc sai là những tiếng chứa phụ
âm b/v. Do phương ngữ, các em thường nói sai, không phân biệt được âm b/v
nên dẫn đến các em đọc sai. Khi gặp các tiếng có phụ âm này các em phát âm rất
vất vả, cố gắng thể hiện cho đúng đã khó chứ chưa nói là đọc diễn cảm.
Chẳng hạn, từ vất vả các em đọc là bất bả.
Hay buồn bã lại đọc là vuồn vã.
Từ chỗ các em đọc sai dẫn đến người nghe hiểu sai lệch về nội dung cần
thông báo, đôi khi nghe thật ngớ ngẩn , buồn cười.
Khi gặp những trường hợp như vậy, tôi thường phát âm cho học sinh nghe,
dạy học sinh cách phát âm từng âm b/v.
Âm b tôi hướng dẫn học sinh mím môi sau đó bật ra. Còn âm v thì hở môi,
bật ra. Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh quan sát và thực hành nhiều lần thì các
em sẽ đọc đúng.
Đối với các tiếng chứa vần ong/ ông, có dấu hỏi/dấu ngã, tôi phải thường
xuyên lưu ý học sinh không chỉ trong giờ Tập đọc mà trong tất cả các tiết học.
Khi nghe học sinh phát âm sai là giáo viên phải sửa ngay, luyện phát âm nhiều
lần, lâu rồi các em sẽ đọc đúng, từ chỗ đọc đúng giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc diễn cảm sẽ dễ dàng hơn.
Một biện pháp vô cùng quan trọng trong việc rèn đọc cho học sinh là giáo
viên phải bồi dưỡng cho học sinh tình yêu văn học, sự đam mê đọc sách. Với lứa
tuổi các em thì các quyển truyện tranh, truyện cổ tích là những loại sách mà các
em rất yêu thích. Chính vì vậy, tôi thường khuyến khích các em đọc sách báo
mỗi khi rảnh rỗi. Vì điều kiện của nhiều học sinh rất khó khăn, không thể mua
sách để đọc nên tôi thường mượn sách báo cũ cho học sinh đọc vào tiết sinh

14


hoạt 15 phút đầu giờ 2 tiết/tuần. Kết hợp với Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí

Minh, Ban giám hiệu Nhà trường, thư viện nhà trường cho học sinh mượn sách
để đọc. Ngoài các buổi học chính khóa, mỗi tuần tôi cho học sinh đến thư viện
nhà trường mượn sách đọc để tham khảo, để rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Từ
cách làm đó, học sinh của lớp tôi đã trở thành thói quen trong hoạt động học.
Việc đọc sách hiện nay đã trở thành thói quen cho mỗi học sinh trước khi bắt đầu
một giờ học hay tiết sinh hoạt ngoại khóa.
3.5. Quan tâm rèn ngữ điệu khi học sinh đọc bài.
Ngữ điệu nói hàng ngày có nhiều sắc thái khác nhau, thể hiện những tư
tưởng tình cảm, thái độ và tính cách khác nhau của con người. Lúc vui vẻ thì ta
nói giọng sôi nổi hào hứng, lúc bực tức thì tiếng quát giận dữ, có lúc tiếng kêu
buồn thảm, khi thì giọng kể trầm tĩnh... Người này có chất giọng ấm áp, người
kia có chất giọng chanh chua đanh đá,... Ta có thể nghe thấy những ngữ điệu
khác nhau ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống muôn màu. Vì thế, với mỗi bài,
mỗi thể loại đều có cách đọc riêng. Ngay trong một bài các đoạn cũng có cách
đọc khác nhau.
Ngữ điệu bao gồm tất cả những dấu hiệu âm thanh phức tạp của giọng đọc
như sau:
- Sắc thái giọng đọc (âm sắc)
- Ngắt giọng (sự ngắt – nghỉ)
- Tốc độ, nhịp điệu ( nhanh, dồn dập, chậm rãi,...).
- Cao độ (đọc nhấn giọng hay đọc lướt).
- Âm lượng (giọng đọc to, nhỏ hay vừa phải).
Vậy khi đọc một tác phẩm cần chú ý các ngữ điệu đọc cụ thể như sau:
+ Sắc giọng đọc:
Sắc giọng đọc là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ tình cảm,
tính cách của con người thông qua giọng đọc như: trang trọng, vui tươi, nhí
nhảnh, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, buồn rầu, bực tức,.... Đối với học sinh, sắc thái
giọng đọc chỉ đặt ra sau khi tìm hiểu từng phần hoặc toàn bộ nội dung bài. Giáo
viên không nên áp đặt cho học sinh là giọng đọc vui hay buồn, nhanh hay chậm
mà học sinh phải cảm cảm nhận được điều đó qua giọng đọc của thầy (cô), qua

sự gợi mở của giáo viên, đặc biệt là qua sự cảm nhận của chính các em về nội
dung bài đọc.

15


+ Ngắt giọng:
Trong việc đọc diễn cảm, ngắt giọng chiếm một vị trí quan trọng, ngắt
giọng là chỗ ngừng (có thể là chỗ dấu phẩy hoặc ngắt theo ý) nhưng nó không
chỉ đơn giản là ngừng , mà còn là cách để bộc lộ ý tứ của tác phẩm và là một thủ
pháp diễn cảm. Có hai hình thức cơ bản là ngắt giọng biểu cảm và ngắt giọng
lôgic.
Ngắt giọng biểu cảm: Là một phương tiện tác động đến tình cảm người
nghe, nó thiên về mặt tình cảm. Sự im lặng có tác dụng truyền cảm góp phần tạo
nên hiệu quả nghệ thuật cao, ngắt giọng biểu cảm bắt nguồn từ trạng thái tâm
hồn người đọc, làm cho người nghe có cảm giác vui, buồn, hồi hộp, lo lắng, ...
kích thích trí tưởng tượng của người nghe, khiến họ phải làm việc, phải hình
dung xem những gì đang diễn ra trong tác phẩm.
Ví dụ: Cách ngắt giọng trong đoạn thơ:
“Ê – mi – li con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường, khỏi lạc... (im lặng)
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô – tô – mác.
- Xem gì cha?
- Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác....” (im lặng)
Ngắt giọng lôgic: Là những chỗ ngừng lại hay đọc liền mạch giữa các
nhóm từ có ý nghĩa liên quan đến nhau. Nhờ có ngắt giọng lôgic mà bài văn, bài
thơ được hiểu đầy đủ hơn, đặc biệt là những câu văn dài và nó chính là phương
tiện truyền đạt ý nghĩa của tác phẩm và thiên về trí tuệ.
Ví dụ: Bài “ Hạt gạo làng ta” (Trần đăng Khoa):

Hạt gạo làng ta/
Những năm bom Mĩ
Trút trên mái nhà/
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa/
………………..
+ Nhịp điệu:
Là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải,
nhịp điệu đọc có thể thay đổi từ đoạn này sang đoạn khác. Yêu cầu cơ bản của
16


tốc độ đọc diễn cảm là làm sao cho vừa tầm với ngôn ngữ nói. Đọc nhanh quá
hay chậm quá đều ảnh hưởng đến người nghe. Tuy nhiên, tùy theo văn cảnh mà
tốc độ đọc thay đổi cho thích hợp với nội dung. Thay đổi tốc độ đọc cũng là biện
pháp làm cho ngôn ngữ sinh động, có màu sắc, nhất là tiết tấu khi đọc thơ.
Ví dụ: Khi đọc khổ thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
……………………
Mẹ em xuống cấy.
Tốc độ, tiết tấu khi đọc các câu thơ trên hơi nhanh, đọc câu trước vắt sang
câu sau, nhấn giọng các tiếng có vần với nhau ở cuối dòng thơ để diễn tả nỗi
khó nhọc, vất vả của người mẹ.
+ Nhấn giọng:
Các từ trong câu, các câu trong đoạn văn không phải đọc với giọng đều
đều như nhau mà có từ, có câu được nhấn mạnh hơn, đó là những từ, những câu
mang ý nghĩa nổi bật hơn và nó bộc lộ chủ đề của bài văn, bài thơ.
Chẳng hạn:
“Chờ rất lâu mà không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc

lóc rất thảm thiết. Vua Minh liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà
để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên”. (Trích Trí dũng song toàn, Tiếng Việt
5, Tập 2).
Các từ ngữ được in đậm là các từ ngữ được đọc nhấn giọng, đọc dõng dạc
để người nghe hiểu và nắm bắt được nội dung của bài học một cách chính xác
nhất. Ngược lại, khi đọc :
Ê-mi-li con ôi!
Trời sắp tối rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé

17


Và con sẽ nói giùm với mẹ:
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!”
(Trích Ê-mi-li, con... Tiếng Việt 5, Tập 1, trang 49).
Các từ được in đậm là các từ cần nhấn giọng nhưng cần đọc nhẹ nhàng
hơn, nhỏ hơn, giọng nghẹn ngào xúc động, thể hiện lời nhắn nhủ, từ biệt vợ con
của chú Mo-ri-xơn, để gây một ấn tượng đặc biệt, gây xúc cảm đến người nghe.
Như vậy, việc thể hiện ngữ điệu đọc là rất quan trọng trong đọc diễn cảm.
Nó giúp cho người đọc biểu lộ cảm xúc đối với tác phẩm, và người nghe sẽ cảm
nhận được một cách chính xác, tinh tế ý tứ sâu xa của tác phẩm.
+ Cử chỉ, sắc thái biểu cảm của người đọc:
Ngoài những yêu cầu nêu trên còn có một điều vô cùng quan trọng khi đọc

diễn cảm mà giáo viên hay bỏ qua, không thường xuyên củng cố rèn luyện cho
học sinh, đó là tư thế, nét mặt khi đọc.
- Tư thế nét mặt, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có
tác dụng bổ sung cho ngữ điệu khi đọc diễn cảm.
- Tư thế có thể đứng hoặc ngồi, song phải tự nhiên , ung dung, đĩnh đạc,
không gò bó.
- Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác
phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui, nét mặt phải tươi sáng. Ngược
lại, đọc một câu chuyện buồn nét mặt lộ rõ vẻ u sầu. Nếu người đọc không thể
hiện được nét mặt phù hợp với nội dung tác phẩm thì sẽ hạn chế sự cảm nhận
của người nghe tới nội dung bài đọc. Khi đọc, không nên chỉ chú ý vào sách mà
cần có sự giao cảm qua ánh mắt với người nghe. Nếu học sinh làm được điều
này thì thành công trong đọc diễn cảm sẽ rất cao.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Khi áp dụng các biện pháp trên, tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui
trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn. Bởi giờ đây các em học sinh lớp tôi
đã tiến bộ rõ rệt. Các em đã bắt đầu có ý thức thực hiện nhiệm vụ đọc ngay tại
nhà. Khi đến trường các em cũng thường xuyên vào thư viện tìm, mượn những
quyển sách, báo yêu thích để đọc. Đến nay việc đọc đã trở thành nền nếp trong
tất cả các học sinh của lớp. Chất lượng đọc diễn cảm, đọc hay trong các bài tập
đọc, bài văn ngày càng nâng lên và không còn học sinh ngại học phân môn tập
đọc. Số lượng học sinh yêu thích môn Tiếng Việt ngày càng tăng. Đáng mừng

18


nhất là các em đã đạt được những yêu cầu cần đạt sau khi học phân môn Tập đọc
lớp 5.
Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Trước khi áp dụng sáng kiến (Đầu năm học):

Tổng số
Tự đọc sách ở nhà
Biết đọc diễn cảm
Chưa diễn cảm
HS
SL
TL
SL
TL
SL
TL
22
0
0
3
13.6%
19
86.4%
Sau khi áp dụng sáng kiến (Thời điểm giữa học kì II):
Tổng số
HS
22

Tự đọc sách ở nhà
SL
22

TL
100%


Biết đọc diễn cảm
SL
17

TL
77.2%

Chưa diễn cảm
SL
5

TL
22.8%

Những kết quả trên đây cho thấy rằng các phương pháp, các biện pháp
cũng như các hình thức tổ chức dạy học mà tôi vận dụng đã phần nào có hiệu
trong việc rèn tự đọc sách và đọc diễn cảm cho HS .

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Phương pháp giảng dạy của giáo viên có tác động và ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng học nói chung và chất lượng đọc diễn cảm nói riêng. Bởi vậy,
giáo viên phải luôn xác định yêu cầu dạy học phù hợp đối tượng, phù hợp tâm lý
học sinh Tiểu học. Dạy tập đọc cần chú trọng nội dung rèn luyện kỹ năng đọc
diễn cảm. Tổ chức các hoạt động dạy học phải lấy học sinh làm trung tâm. Dưới
sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoàn toàn chủ động, sáng tạo trong việc
chiếm lĩnh tri thức.

19



Mỗi giáo viên cần phải say mê với nghề nghiệp, không ngừng tìm tòi
nghiên cứu để nâng cao kiến thức cũng như trình độ. Người thầy (cô) phải là chỗ
dựa, là niềm tin vững chắc cho mỗi học sinh. Trong quá trình giảng dạy cần đa
dạng hoá các hoạt động học tập cho mỗi học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức
một cách chủ động và thoải mái, không khô khan, nhàm chán. Mỗi học sinh cần
phải tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kiên trì, không nản trí và lùi bước
trước khó khăn, cần phải ôn tập, nhào nặn để biến tri thức của loài người thành
của riêng mình.
- Qua việc xây dựng văn hóa đọc tạo cơ hội cho học sinh đọc diễn cảm tốt,
tôi rút ra một vài kinh nghiệm sau:
+ Giáo viên phải tìm tòi các biện pháp khắc phục những hạn chế của học
sinh như hiệu quả đọc diễn cảm chưa tốt phải xây dựng trong các em ý thức tự
đọc sách là cơ sở ban đầu đem lại lợi ích cho đọc diễn cảm
+ Giáo viên phải thực sự chịu khó và thực hiện phối hợp hiệu quả giữa gia
đình học sinh và giáo viên.
+ Vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Tổ chức các giờ dạy một cách linh hoạt, biết vận dụng các trò chơi học
tập để kích thích sự hứng thú của học sinh.
+ Trong giảng dạy, giáo viên phải nhẹ nhàng, kiên trì, chịu khó, nhận xét,
đánh giá học sinh trong từng hoạt động, trong mỗi tiết dạy, biết động viên kịp
thời khi các em tiến bộ, nhưng cũng kiên quyết phê bình thái độ lơ là đối với
nhiệm vụ học tập.
+ Thường xuyên liên lạc trao đổi với phụ huynh học sinh về kết quả học
tập cũng như thái độ đạo đức của các em.
2. Kiến nghị
Đề nghị BGH nhà trường tổ chức câu lạc bộ văn học, các hoạt động ngoại
khoá để trau dồi vốn kiến thức văn học, khơi dậy niềm say mê văn học trong giáo
viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Vì giới hạn của kinh nghiệm và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, nội

dung kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất
mong nhận được sự bổ sung góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Thiết Ống, ngày 30 tháng 3 năm 2019

20


XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
NGƯỜI VIẾT

Hà Ứng Khâm
Bùi Thị Nga

DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
TT

1

2

Tên SKKN

Cấp đánh giá,
xếp loại


Kết quả
đánh giá,
xếp loại

Năm được
đánh giá, xếp
loại

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy Tập làm văn
miêu tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp dạy học

Sở Giáo dục &
Đào tạo Thanh
Hóa
Phòng
Giáo

B

2008

C

2013

21



nhằm giáo dục kỹ năng sống dục & Đào tạo
cho học snh trong phân môn Bá Thước
Tập làm văn

22



×