Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu bài kể hay nói, viết theo chủ đề trong phân môn tập làm văn lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 30 trang )

1.Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn
Tiếng Việt. Tập làm văn là phân môn giúp học sinh thực hành và
rèn luyện tổng hợp bốn kỹ năng nghe – nói - đọc- viết, có tính
chất tích hợp các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua tiết
Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản nói
hoặc viết. Ngôn ngữ là công cụ để phát triển tư duy. Chính vì
vậy hướng dẫn cho học sinh nói đúng, viết đúng, rèn luyện kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đó phụ
thuộc phần lớn vào việc dạy - học Tiếng Việt nói chung và phân
môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình Tập làm văn lớp
3, kiểu bài Nói, viết theo chủ điểm rèn luyện cho học sinh kĩ
năng nói, viết, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em củng cố
những hiểu biết về phạm vi hiện thực được phản ánh trong chủ
điểm học tập.
Để giúp học sinh có thể nói, viết theo chủ đề một cách có
hệ thống và phát triển và cũng là tiền đề để học sinh có thể làm
văn tốt hơn ở các lớp trên thì việc sử dụng bản đồ tư duy hay sơ
đồ tư duy trong dạy tập làm văn ở lớp 3 là một cách làm tương
đối hiệu quả. Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư
duy, … là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng
một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống
hoá một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh,
đường nét, màu sắc, chữ viết. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh
Tiểu học thường dễ thuộc nhưng chóng quên, các em thường
ghi nhớ nhanh nhờ vào quan sát hình ảnh sống động, nhiều
màu sắc. Để giúp các em tiếp cận được với tri thức của nhân
loại đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Thay
đổi từ việc dạy cho học sinh kiến thức là chính chuyển sang dạy


cho học sinh cách học là chính. Làm thế nào để học sinh nói,
viết được đoạn văn theo chủ điểm đúng yêu cầu đặt ra, đạt
được mục tiêu của môn học? Để đạt được hiệu quả dạy học, qua
tìm hiểu tài liệu, tìm hiểu một số cách dạy học, tôi mạnh dạn
“Một số biện pháp vận dụng bản đồ tư duy vào dạy kiểu
1


bi K, núi, vit theo ch phõn mụn Tp lm vn lp
3 trng Tiu hc Nga Yờn.
1.2. Mc ớch nghiờn cu
ti nghiờn cu nhm gúp phn nõng cao cht lng núi v vit vn ca
hc sinh v theo ch trong phõn mụn Tp lm vn lp 3 trng TH.
Giỳp hc sinh tớch cc, hng thỳ hc tp, giỳp cho cỏc em cú k nng bit
vit mt on vn ngn theo ch cho trc.
1.3. i tng nghiờn cu.
- Lý luõn dy hc mụn Ting Vit bc Tiu hc.
-i tng hc sinh lp 3 trng Tiu hc Nga Yờn, huyn Nga Sn, tnh
Thanh Húa.
1.4. Các phơng pháp nghiờn cu .
Trong quá trình làm tôi đã sử dụng các phơng pháp sau:
+ Phơng pháp trực quan.
+ Phơng pháp đàm thoại gợi mở.
+ Phơng pháp luyện tập.
2. Ni dung sỏng kin kinh nghim
2.1. C s lý lun
Tp lm vn l phõn mụn hc khú trong cỏc phõn mụn ca mụn Ting vit.
Do c thự ca mụn hc phi hỡnh thnh v rốn cho hc sinh kh nng núi v
vit mt vn bn nhiu th loi khỏc nhau. Chớnh vỡ vy, phõn mụn Tp lm
vn Tiu hc cú nhim v quan trng i vi hc sinh l rốn k nng núi, vit,

giao tip,... Núi v vit h tr rt nhiu cho cỏc mụn hc khỏc. c bit hn na,
lp 2, cỏc em mi bc u lm quen vi mụn hc ny, vit mt on vn
ngn t 3 n 5 cõu qua hỡnh thc quan sỏt tranh nh, nghe chuyn,... Nhng
bc sang lp 3 k nng hỡnh thnh mt on vn yờu cu cao hn t 5 n 7
cõu, ri 7 n 10 cõu. Nhng thc t hin nay, phn a hc sinh u khụng hng
thỳ hc phõn mụn Tp lm vn vỡ cỏc em ngh rng : Mỡnh s khụng bit núi gỡ ?
vit gỡ ? hon thnh mt on vn ngn theo yờu cõu bi.
Chớnh vỡ vy m dy phõn mụn Tp lm vn 3 l rốn luyn cho hc sinh cỏc
k nng to lp vn bn, trong quỏ trỡnh lnh hi cỏc kin thc khoa hc, gúp
phn dy hc sinh s dng Ting vit trong i sng sinh hot. Vỡ vy, Tp lm
vn c coi l phõn mụn cú tớnh tng hp, cú liờn quan mt thit n cỏc mụn
hc khỏc. Trờn c s ni dung, chng trỡnh phõn mụn Tp lm vn cú rt nhiu
i mi, nờn ũi hi tit dy Tp lm vn phi t c mc ớch c th hn.
Ngoi phng phỏp ca thy, hc sinh cn cú vn kin thc, ngụn ng v i
sng thc t. Chớnh vỡ vy, vic dy tt cỏc phõn mụn khỏc khụng ch l ngun
cung cp kin thc m cũn l phng tin rốn k nng núi, vit, cỏch hnh vn
2


cho học sinh. Giáo viên phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong
học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề,…
bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Đây là
một sơ đồ mở, nó phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Sử dụng bản đồ tư duy là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ diễn
đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy học Tập làm văn. Phương pháp này
hướng đến việc cá thể hoá tối đa hoạt động nói và viết của học sinh sao cho sản
phẩm làm văn của các em vừa bảo đảm được chuẩn mực cơ bản của một thể loại
văn bản, vừa thể hiện bản chất cái tôi của mỗi học sinh trên cơ sở khai thác khái

niệm và hiểu biết có trước của các em cũng như những ý tưởng và ngôn từ trong
các bài đọc theo chủ đề mà các em đã được học trong SGK.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
- Thực trạng:
Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tập làm văn ở bậc Tiểu học, tôi
nhận thấy để các em học sinh lớp 3 kể, nói, viết theo chủ đề, chủ điểm cho sẵn là
vấn đề không đơn giản. Hơn nữa ở lớp 2, các em mới bước đầu làm quen với
môn học này, viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu qua hình thức quan sát
tranh ảnh, nghe chuyện,... Nhưng bước sang lớp 3 kỹ năng hình thành một đoạn
văn yêu cầu cao hơn từ 5 đến 7 câu, rồi 7 đến 10 câu theo các chủ đề. Đây là
dạng kiến thức mới. Việc vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết của các em đề kể,
nói, viết một đoạn văn theo chủ đề là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các em. Do đó, còn
nhiều em chưa biết cách nói, viết đoạn văn theo trình tự, logic. Nhiều học sinh
còn lúng túng, nghèo vốn từ để viết câu.
- Kết quả thực trạng:
Năm học 2018-2019, tôi được phân công dạy lớp 3B. Ngay từ buổi đầu nhận
lớp, tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại khả năng kể, nói,
viết đoạn văn. Sau khi chấm bài tôi có kết quả như sau:
Lớp

Sĩ số

3B

23

Kể, nói, viết
được đoạn văn
logic, có sáng
tạo.

4

Kể, nói, viết đoạn
Kể, nói, viết
văn nhưng chưa
đoạn đơn giản,
biết cách sắp xếp
đúng yêu cầu.
ý theo trình tự.
8

8

Không
kể, nói,
viết gì
3

Qua kết quả khảo sát phân môn Tập làm văn khối lớp 3 bản thân tôi nhận
thấy số lượng học sinh chưa biết và biết kể, nói, viết đoạn văn nhưng chưa biết
3


cách sắp xếp ý theo trình tự còn nhiều. Câu văn lộn xộn, chưa rõ ý, chưa biết
cách sắp xếp trình tự lôgic các sự việc. Nhiều khi các em kể, nói, viết văn như
trả lời câu hỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên trong đó
chủ yếu là các nguyên nhân sau:
Một là: Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em tiếp thu nhanh nhưng cũng
nhanh quên, mức độ tập trung học tập chưa cao, các em còn mải chơi nhiều hơn
học. Việc tiếp thu bài còn thụ động theo cách truyền tải của giáo viên nên nó ảnh

hưởng đến chất lượng học tập của các em.
Hai là: Môn Tập làm văn là một môn khó, nhiều em còn ngại học văn, lười suy
nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết bài qua loa cho xong
chuyện. Học sinh lớp 3 vốn ngôn ngữ cũng như vốn sống của các em chưa
nhiều, cách dùng từ đặt câu chưa đúng, viết đoạn văn còn nghèo ý.
Ba là: Các em chưa biết cách sắp xếp trình tự các sự việc diễn ra để kể, nói, viết
dẫn đến khi trình bày kể, nói, viết câu văn thường chưa đủ ý, thiếu mạch lạc,
lủng củng lộn xộn. Trong quá trình làm bài, nhiều em còn lúng túng khi dùng từ,
diễn đạt ngôn ngữ vụng, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài, có những
bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý.
Bốn là: Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa phát huy dược vốn
ngôn ngữ vốn có của các em cũng như chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự
tin trong học tập. Tổ chức các giờ dạy Tập làm văn ( mẫu) ở trong nhà trường
chưa nhiều vì do tiết Tập làm văn khó dạy nên GV ngại dẫn đến GV chưa có cơ
hội để học tập lẫn nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy.
Với tình hình trên, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh nói và viết Tiếng
Việt được tốt hơn. Sau một năn nghiêm cứu, tôi xin đề xuất một số giải pháp
sau.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện:
2.3.1.Giải pháp 1: Giáo viên gợi mở đề tài, câu chuyện có mục đích giúp học
sinh nắm vững yêu cầu đề bài có liên tưởng sự vật có liên quan đến yêu cầu
đề bài văn.
Tập làm văn là một phân môn học khó, ít lôi cuốn các em nhất là đối với
học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 3. Mặt khác dạng tập làm văn nói, viết
về một chủ đề nào đó lại càng khó khăn hơn đối với các em. Bởi vì vốn ngôn
ngữ, sự hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế. Khi nói, viết về một chủ đề nào
đó học sinh thường gặp khó khăn trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách diễn
đạt. Chính vì vậy mà tập làm văn là môn học ít cuốn hút, không có sự hấp dẫn
đối với các em. Vậy để giúp học sinh có hứng thú, biết cách dùng từ ngữ để nói,
viết về một chủ đề cho trước thì người giáo viên cũng cần có những gợi mở chủ

4


đề cần học thông qua các tranh ảnh, câu chuyện nhằm lôi cuốn, giúp các em có
vốn hiểu biết về chủ đó. Từ đó giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Khi nắm vững yêu cầu của đề bài học sinh định hình cụ thể đối tượng
nói hay viết trong trí nhớ đồng thời biết đối tượng đó là ai? Là gì? ở đâu? Lúc
nào?.. vào khung chủ đề. Trong trường hợp dùng vật thật hay tranh ảnh thì
khung chủ đề cũng chính là chúng
Ví dụ 1: - Khi dạy về chủ đề: “Gia đình” giáo viên có thể dùng tranh, ảnh sau:

1

2

4
3
- Học sinh quan sát tranh và nói về những người trong gia đình có trong
mỗi tranh.
Các bước thực hiện: + GV: treo tranh 1 và yêu cầu học sinh quan sát
tranh.
- Bức tranh có những hình ảnh gì ?
+ HS: Bức tranh chụp gia đình gồm có ông, bà, bố, mẹ, chị gái và bạn
nhỏ.
- Mọi người trong gia đình như thế nào?
+ HS: Mọi người trong gia đình rất vui vẻ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau....
Tương tự với các tranh còn lại.
5



- GV KL và chỉ tranh giới thiệu :
Mỗi người đều có một gia đình của mình, nơi đó có những người thân yêu
như: ông, bà, bố, mẹ, bạn nhỏ và em bé. Cũng có những gia đình chỉ có bố mẹ
và con cái. Qua mỗi bức tranh các em cũng có thể cảm nhận được mọi người
trong gia đình yêu thương nhau và rất hạnh phúc.
- Bằng những cảm nhận, hiểu biết về gia đình của mình các em hãy suy
nghĩ để cùng nói, viết về gia đình của mình trong chủ đề học ngày hôm nay.
* Như vậy: Với cách giới thiệu gợi mở đề tài như vậy giáo viên sẽ giúp học sinh
nắm vững được yêu cầu của chủ đề cần luyện kể, nói, viết. Từ đó học sinh dễ
dàng liên tưởng đến gia đình của mình và cũng giúp các em dễ dàng hoàn thành
yêu cầu của bài học.
Ví dụ 2: - Nói, viết về chủ đề “Thể thao”, giáo viên có thể lựa chọn những bức
ảnh về một số môn thể thao, cho học sinh quan sát.

1

2

3

4

6


- Học sinh kể tên về các môn thể thao có trong tranh.
- Tương tự như chủ đề gia đình giáo viên cũng gợi mở đề tài của bài học
giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu đề bài và từ tranh ảnh học sinh dễ dàng nắm bắt
nội dung, từ ngữ cần thiết liên quan đến bài học.
2.3.2.Giải pháp 2: Giúp học sinh lập bản đồ tư duy và hình thành kĩ năng sử

dụng trong kể, nói, viết về một chủ đề.
Để có bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) phục vụ cho tiết dạy giáo viên
phải có sự chuẩn bị kỹ, phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo
yêu cầu của từng chủ đề. Khi thiết kế cần phải đảm bảo đúng kiến thức của từng
bài, từng chủ đề, đảm bảo tính thẩm mỹ.
* Hướng dẫn lập bản đồ tư duy: Có thể hiểu bước lập bản đồ tư duy cũng chính
là bước hướng dẫn học sinh lập dàn ý để chuẩn bị cho phần kể, nói, viết theo
chủ điểm.
Yêu cầu học sinh: + Nghĩ trước khi viết
+ Viết ngắn gọn
+ Viết có tổ chức
+ Viết theo ý của mình, có chừa khoảng trống để bổ sung.
Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn học sinh thao tác vẽ khung trung tâm và viết
chủ đề vào khung trung tâm này. Sau đó yêu cầu học sinh sử dụng vốn từ ngữ đã
thu thập được qua quá trình chuẩn bị để tự hoàn thành bản đồ tư duy của chính
mình. Từ bức ảnh trung tâm hoặc từ Chủ đề, học sinh có thể chia thành nhiều
nhánh, mỗi nhánh là một ý chính, từ ngữ có liên quan đến chủ đề. Từ nhánh
chính học sinh vẽ thêm các nhánh nhỏ với các từ ngữ để miêu tả cho ý chính đã
nêu. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản
đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi học sinh vẽ một kiểu khác
nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề
nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng “Bản đồ tư duy” theo một cách
riêng, do đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi học sinh.
7


Ví dụ: - Đây là khung sơ đồ tư duy thiết kế sẵn có khung trung tâm và
các nhánh chính.


Chủ đề

- Từ khung sơ đồ đơn giản này học sinh viết tên chủ đề vào khung trung
tâm, tìm các từ ngữ chính có liên quan đến chủ đề điền vào các nhánh chính.
Học sinh có thể tìm các từ ngữ miêu tả cho các sự vật ở nhánh chính thì vẽ thêm
nhánh phụ...
* Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập làm văn:
- GV có thể thiết kế sơ đồ tư duy trống hoặc có thể để học sinh tự lập bản đồ viết
chủ đề bài học, yêu cầu học sinh suy nghĩ, thảo luận để điền từ trọng tâm có liên
quan đến chủ đề.
Khi có được các thiết kế rồi giáo viên chú trọng đến việc hướng dẫn học
sinh hình thành các kỹ năng sử dụng nó để xây dựng ý và lập dàn ý cho bài văn.
- Với mỗi chủ đề giáo viên đưa bản đồ tư duy để học sinh tập trung động
não nghĩ về đối tượng đã xác định trong khung chủ đề và viết ra bất kì những từ
ngữ nào liên quan đến đối tượng ấy. Khi tiến hành hoạt động này GV cần sử
dụng một trong các bước sau:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để kích thích và định hướng cho học sinh phát
triển ý. Cần lưu ý câu hỏi phải có tính chất mở, hướng đến việc khơi gợi kinh
nghiệm riêng của các em.
Ví dụ đối với văn miêu tả, câu hỏi có thể được triển khai theo hướng mở sau:
Em thấy gì? Em nghe gì? Em nghĩ gì? Em cảm thấy gì?...
- Đưa ra một khung sơ đồ trong đó cho sẵn vài ý, phần còn lại để học sinh
suy nghĩ và đưa thêm ý vào để hoàn thành sơ đồ (khung sơ đồ có thể được trình
bày dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung từng bài : Bông hoa,
chùm bong bóng, mạng nhện, một cây với những cành lá...
- Học sinh viết các ý dưới dạng từ hay cụm từ xung quanh chủ đề. Giáo viên
tuyệt đối tránh viết chốt lại một số từ về đề bài. Cần xoá đi những ý đã được ghi
lên bảng trong giai đoạn làm mẫu nghĩa là khi học sinh làm việc cá nhân trong
phiếu học tập thì trên bảng chỉ còn lại khung mạng trống.
8



Đồng thời để hướng dẫn cho học sinh có kỹ năng sử dụng sơ đồ tư duy
phải giúp học sinh đảm bảo các bước sau:
Bước 1: Động não ý tưởng:
Để xây dựng bài kể, nói có sáng tạo là nên để người học đóng vai trò chính
trong việc tìm hiểu nội dung chủ đề. Giáo viên cung cấp chủ đề cho học sinh,
yêu cầu học sinh liệt kê các ý tưởng quanh chủ đề đó.
Bước 2: Phân loại ý tưởng:
Trong bước này học sinh bắt đầu tìm mối liên kết giữa các ý tưởng và phân loại
chúng sao cho bản đồ tư duy trở nên có hệ thống và dễ dàng phân tích.
Bước 3: Ghi chép và trình bày ý tưởng:
Ghi chép và trình bày ý tưởng bằng bản đồ tư duy một cách trực quan sinh
động.
- Ví dụ như: khi dạy Tiết Tập làm văn về chủ đề: “Gia đình”, giáo viên có thể
đưa ra từ khóa "Gia đình" làm từ trung tâm, sau đó từng học sinh sẽ lên vẽ
nhánh điền các từ ngữ để nói về từng người trong gia đình của mình bằng những
từ trọng tâm có liên quan đến chủ đề. Tương tự mời học sinh tiếp theo khác lên
vẽ nhánh và điền thêm các từ khác hoặc có thể bổ sung thêm từ mà các bạn đã
xây dựng trước đó. Lần lượt như vậy, sau cùng chúng ta sẽ có một bản đồ hoàn
chình. Giáo viên cũng cỏ thể chuẩn bị sẵn hoặc lấy một bản đồ tư duy mà cả lớp
đã tham gia chinh sửa hoàn chinh để học viên trình bày, thuyết minh.
- Đây là sơ đồ tư duy sau khi được học sinh hoàn thiện.
Làm ruộng,
nghỉ hưu,…

Công nhân, giáo
viên,…

Ông, bà,....


đoàn kết, …
Gia đình em

Sinh viên, học
sinh,…

bố mẹ,
Anh, chị, em…

Yêu thương,
chăm sóc,…
Chăm chỉ, ngoan
ngoãn,…

Học giỏi,…

* Như vậy với việc hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy của một bài kể, nói,
viết đoạn, bài văn ở lớp 3 này là giáo viên đã giúp học sinh lập dàn ý, một sườn
cơ bản của bài văn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng kể, nói, viết đoạn văn, bài
văn.
9


2.3.3.Giải pháp 3: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học dạng bài kể, nói, viết
theo chủ đề.
- Sử dụng bản đồ tư duy dạng lược đồ:
Đối với dạng văn kể hay nói, viết theo chủ đề là một đề tài khó đối với
học sinh lớp 3, chính vì vậy khi dạy dạng bài này để tiết học có hiệu quả, học
sinh có kỹ năng kể, nói, viết một cách có trình tự, logic theo chủ đề thì người

giáo viên sử dụng bản đồ tư duy (hay sơ đồ tư duy) như một phương tiện trực
quan trong các tiết tập làm văn.
Ví dụ: Khi dạy tiết Tập làm văn về chủ đề “Quê hương”
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu đề
bài.
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến chủ đề: “Quê hương” vào trong sơ
đồ theo các gợi ý:
+ cảnh đẹp ở quê hương em ở đâu?
+ Cảnh đó có gì đẹp?
+ Yêu quê hương, em làm những gì để quê hương ngày càng thêm đẹp?...
Thành phố,…
Nhà cao tầng, siêu
thị,..
Xe cộ đi lại đông đúc,


Cây đa, bến nước, lũy
tre …

Quê hương em

Công viên…

Dòng sông, con đò,…

Cánh đồng,…

Làng quê,.....


Sau khi học sinh điền từ xong được như bảng trên, giáo viên cho học sinh
lựa chọn quê hương em ở thành thị hay nông thôn. Hướng dẫn HS viết các từ
ngữ chỉ cảnh vật ở các nhánh chính; tìm các hình ảnh so sánh, gợi tả để điền vào
các nhánh phụ,…; tiếp tục tìm các từ ngữ nói lên tình cảm của mình…với nơi
mình đang ở. Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu
miệng các câu mà mình lập được. Ban đầu có thể chưa theo một trình tự nhất
định nhưng các em phải nói trọn vẹn câu. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp
xếp các câu sao cho hợp lí hơn.
- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các em
điều chỉnh.
- Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
10


- Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể, nói trước lớp.

Học sinh lớp 3B thảo luận nhóm hoàn thiện sơ đồ tư duy trong tiết Tập làm văn

Ví dụ: - Tiết tập làm văn: Kể về người hàng xóm (TV3 tập1 SGK T68).
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giáo viên giúp học sinh hiểu
đề bài.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ về người hàng xóm:
+ Người đó là ai?
+ Làm công việc gì?
+ Tình cảm của người đó đối với gia đình em?
+ Tình cảm của em đối với người hàng xóm…?
- Giáo viên phát bảng nhóm vẽ sẵn sơ đồ tư duy; yêu cầu học sinh thảo luận
nhóm, tìm từ ngữ trọng tâm, có liên quan đến người hàng xóm vào trong sơ đồ.
Giáo viên hướng dẫn Học sinh nhìn vào sơ đồ suy nghĩ, hồi tưởng về chủ đề, đặt

câu cho từng từ ngữ vừa tìm được đã được đánh dấu theo thứ tự.
1,2,3... để học sinh có thể dễ nhận biết sự việc nào nói trước, viết trước, sự vật
nào nói sau, viết sau.
Sau khi tìm các từ ngữ xong giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu
mà mình lập được. Sau đó, mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp
lí hơn.
- Học sinh sắp xếp các câu vừa đặt thành một đoạn văn, bài văn hoàn
chỉnh.
- GV bao quát lớp đặc biệt là chú ý học sinh trung bình và yếu để giúp các
em điều chỉnh.
- Yêu cầu học sinh sau khi viết xong, tập kể trong nhóm.
- Trình bày trước lớp: Đại diện các nhóm, học sinh lên kể trước lớp.

11


Yêu mến, yêu thương,

Bác Cúc, bác Hai,
chú....

Sang chơi, chỉ dẫn,…
Người hàng xóm

Khoảng chừng 30- 40
tuổi,…

Kính yêu, biết ơn,…
Công nhân, nông dân, giáo
viên…


- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu miệng các câu mà mình lập được. Sau đó,
mới yêu cầu học sinh tự sắp xếp các câu sao cho hợp lí hơn. Đồng thời, giáo
viên yêu cầu các học sinh khác lắng nghe để chỉnh sửa cách dùng từ, đặt câu cho
các bạn. Giáo viên chỉ là cố vấn, trọng tài để các em tự hoàn thiện được bản đồ
tư duy, hình thành được đoạn văn.
- Giao việc về nhà: Từ bản đồ tư duy mà các em lập được ở lớp, giáo viên yêu
cầu học sinh viết thành đoạn văn theo chủ điểm chuẩn bị cho tiết Tập làm văn
viết.

Học sinh đang hoàn thiện bài trên sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp.
* Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh điền từ vào sơ đồ tư duy, giáo viên cần lưu ý
học sinh tìm các từ khóa, từ trọng tâm, từ làm điểm tựa để dùng phát triển thành
câu, thành ý từ đó học sinh dễ dàng phát triển thành đoạn, bài văn ngắn.
Như vậy qua hệ thống câu hỏi, giúp học sinh bày tỏ được thái độ, tình
cảm, ý kiến nhận xét đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài học. Song
song với quá trình đó giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học sinh về câu trả
lời của bạn để học sinh rút ra được những câu trả lời đúng, cách ứng xử hay. Từ
đó giúp học sinh mở rộng vốn từ, rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc, lôgíc, câu văn
có hình ảnh, có cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài văn của các em sẽ trôi chảy, sinh
động, giàu cảm xúc đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt
trong cuộc sống.
12


- Sử dụng bản đồ tư duy dạng tranh ảnh :
Ngoài việc sử dụng bản đồ tư duy nêu trên, trong khi dạy tập làm văn lớp
3, chúng ta sử dụng bản đồ tư duy hình ảnh. Bản đồ tư duy hình ảnh là một
phương tiện trực quan, muốn xây dựng được nó để dạy tập làm văn, người giáo
viên cũng phải suy nghĩ, tìm tòi đặc biệt là các từ ngữ phục vụ theo yêu cầu của

từng chủ đề, đề bài. Giáo viên thiết kế bản đồ tư duy cần phải đảm bảo đúng
kiến thức của từng bài, từng chủ đề và đảm bảo tính thẩm mĩ để qua đó học sinh
tiếp nhận kiến thức bài một cách tích cực và mang lại hiệu quả giờ học cao hơn.
Ví dụ: cũng về chủ đề Gia đình ta sử dụng bản đồ tư duy hình ảnh sau:

Với bản đồ tư duy này giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tương tự như
đối với bản đồ hình tròn trên.
Ưu điểm của bản đồ tư duy hình ảnh là từ tranh ảnh thật học sinh dễ dàng
liên tưởng, liên hệ đến các mối quan hệ của những người có trong gia đình hơn
bản đồ tư duy dạng lược đồ. Tuy nhiên việc chuẩn bị sẽ công phu và mất nhiều
thời gian hơn.

13


Qua bản đồ tư duy này, học sinh sẽ dựa vào các dữ liệu( các từ ngữ phục
vụ cho đề bài) để hoàn thành bài nói về quê hương dễ dàng hơn.
* Như vậy trong quá trình xây dựng và hoàn thiên bản đồ tư duy, học sinh được
rèn kỹ năng lập dàn ý 1 đoạn văn, bài văn ngắn, học sinh được biết thêm nhiều
vốn từ ngữ của mình và vốn từ của (nhóm bạn) thông qua một chủ đề nào đó,
đồng thời cũng được giáo viên sửa cách dùng từ trong từng văn cảnh. Mặt khác,
với sự giúp đỡ của giáo viên và nhận xét từ các bạn cùng lớp các ý được sắp xếp
và trình bày có hệ thống chứ không lan man, lạc đề.
* Có thể nói, sử dụng bản đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý
tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu
sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, bản đồ tư duy giúp bộ não
liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống...
để phát triển, mở rộng ý tưởng. Sau khi học sinh tự thiết lập bản đồ tư duy kết
hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên dẫn đến kiến thúc
của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

2.3.4.Giải pháp 4: Giúp học sinh biết cách liên tưởng và diễn đạt ý thành
đoạn văn, bài văn.
Một trong yếu tố quan trọng để giờ dạy Tập làm văn thành công là giúp
học sinh biết liên tưởng và diễn đạt.
- Hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi
nên đa số bài văn của học sinh lớp 3 có ý tưởng chưa phong phú, sáng tạo, các
em thường trình bày hạn hẹp trong khuôn khổ nhất định. Nếu trong một bài Tập
làm văn, học sinh chỉ biết diễn đạt nội dung bằng những gì đã quan sát; hoặc
thực hành một cách chính xác theo các gợi ý; bài làm như thế tuy đủ ý nhưng
không có sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Vì vậy, với từng đề bài
giáo viên nên có những câu hỏi gợi ý, khuyến khích học sinh liên tưởng, tưởng
tượng thêm những chi tiết một cách tự nhiên, chân thật và hợp lí qua việc sử
dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá, để từ đó học sinh biết trình bày bài văn
giàu hình ảnh, sinh động, sáng tạo. Trí tưởng tượng, liên tưởng ở học sinh lứa
tuổi này rất hồn nhiên ngây thơ và ngộ nghĩnh, cho nên để rèn luyện kĩ năng này
cho học sinh, giáo viên có thể chuẩn bị những câu, đoạn văn hay cho học sinh
tham khảo, học hỏi làm phong phú thêm vốn kiến thức cho các em.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề: Nói về cảnh đẹp đất nước: Cảnh biển Phan Thiết
Khi học sinh xác định được yêu cầu đề bài nói về cảnh đẹp của một bãi biển
Phan Thiết.
- Giáo viên đưa ảnh chụp cảnh biển ở Phan Thiết:
14


- Yêu cầu HS quan sát ảnh và lần lượt trả lời câu hỏi sau:
+ Ảnh chụp cảnh gì? ở nơi nào? (Cảnh biển ở Phan Thiết.)
+ Màu sắc của cảnh vật trong ảnh ? (Trời trong xanh. Mặt biển xanh màu ngọc
bích. Núi xanh lam. Rặng dừa ven bờ xanh rì. Bãi cát trắng )
+ Cảnh trong bức ảnh có gì đẹp? cảm nhận của em về cảnh vật đó? (Quang
cảnh biển thật là đẹp vì có núi và biển kề bên nhau…

+ Cảnh trong bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì? (Em rất thích/ Em rất tự hào vì
đất nước mình có nhiều cảnh đẹp. Em muốn được đến ngắm cảnh biển…)
- Gọi HS nói lại toàn bộ theo gợi ý . GV theo dõi, cùng HS khác chỉnh
- 1 HS nói theo gợi ý; các HS khác sửa cho HS nói về các dùng từ (nếu lắng
nghe, nhận xét và bổ sung (nếu cần)
GV biểu dương học sinh nói tốt, Bình chọn bạn nói hay, chỉnh sửa cho những
học sinh còn mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Hướng dẫn học sinh cách diễn đạt ý thành đoạn văn, bài văn.
Sau khi học sinh suy nghĩ, viết tất cả những từ ngữ có liên quan đến chủ
đề mình viết, hoàn thành sơ đồ tư duy.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý tìm được, lưu ý
trình tự chung của thể loại văn đang làm và hướng dẫn có tích chất mở (đoạn
văn miêu tả thì lưu ý những chi tiết nào có ý nghĩa giới thiệu chung thì viết
trước, ý nào miêu tả chi tiết, cụ thể thì viết sau)
- Mỗi học sinh xem lại các ý trong sơ đồ và đánh số thứ tự.
- Gọi vài học sinh lên thể hiện sơ đồ của mình đã làm trước lớp để cả lớp
theo dõi việc làm mẫu của một số học sinh. Ngoài khung sơ đồ làm mẫu, GV vẽ
sẵn trên bảng các sơ đồ tương tự và che chúng lại. Sau khi HS đã tìm ý và hình
thành sơ đồ trong phiếu bài tập, giáo viên cho một số em lên thể hiện lại ý của
mình vào các sơ đồ trên bảng.
15


Hình ảnh học sinh thảo luận viết và sắp xếp thứ tự các câu văn theo trình tự
- Học sinh có thể đặt câu và nói thành đoạn như sau: Bức ảnh chụp cảnh
bãi biển Phan Thiết. Trời trong xanh. Mặt biển xanh màu ngọc bích. Núi xanh
lam. Rặng dừa ven bờ xanh rì. Bãi cát trắng Trên bức ảnh toàn màu xanh. Cồn
cát trắng nằm ở giữa bức ảnh. Bãi cát vàng trải dài ven biển. Có những ngôi nhà
lô nhô bên biển dưới chân núi. Em rất tự hào về cảnh đẹp của đất nước ta.
- Giáo viên cũng có thể hướng dẫn để học sinh mở rộng câu như sau:

Giáo viên đưa ra câu: Bức ảnh chụp cảnh bãi biển Phan Thiết.
- Yêu cầu cả lớp đặt lại câu văn cho hay.
Bức ảnh chụp cảnh bãi biển Phan Thiết tuyệt đẹp.
Tương tự: Trên bức ảnh toàn màu xanh.
Bao trùm lên bức ảnh là màu
xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời.
- Hướng dẫn học sinh hoàn thiện đoạn văn: Bức ảnh chụp cảnh bãi biển
Phan Thiết tuyệt đẹp . Bao trùm lên bức ảnh là màu xanh của biển, của cây cối,
núi non và bầu trời.. Bầu trời trong xanh. Mặt biển xanh màu ngọc bích. Dãy núi
màu xanh lam. Rặng dừa ven bờ xanh mướt rì rào trong nắng. Bãi cát vàng trải
dài ven biển. Bãi cát vàng trải dài ven biển. Có những ngôi nhà sát nhau nằm
bên kia bãi biển dưới chân núi. Em rất tự hào về cảnh đẹp của đất nước ta.
- Hướng dẫn học sinh cách nói, viết đoạn văn, bài văn.
- Nếu là bài tập nói, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn sơ đồ tư duy của
mình diễn đạt thành câu, thành bài trước lớp hay theo nhóm, cặp, theo nhóm đôi
là tốt nhất. Giáo viên cho vài nhóm học sinh thể hiện lại trước lớp rồi tổ chức
trao đổi nhận xét và rút kinh nghiệm về cách nói phù hợp với yêu cầu của nội
dung và thể loại của đề bài .
- Nếu là bài tập viết, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn đạt mỗi từ ngữ
xoay quanh mạng ít nhất một câu.

16


Tổ chức cho học sinh đọc sửa chữa bản nháp của mình theo hình thức nhóm/cặp
(đổi vở cho nhau sửa chữa)
Dựa vào bản nháp đã được sửa, học sinh viết lại bài hoàn chỉnh.

Học sinh trình bày đoạn văn và giáo viên đang sửa đoạn văn cho học sinh
2.3.5.Giải pháp 5: Hình thành và phát triển môi trường tư liệu lớp học:

- Hình thành và phát triển “môi trường tư liệu ở lớp học” nhằm mục đích
để giúp học sinh có điều kiện dễ dàng sử dụng từ ngữ khi tìm ý và ý thành bài.
Để có được nguồn tư liệu ở lớp học như vậy bản thân tôi đã đầu tư tích lũy rất
nhiều các bài văn, đoạn văn ngắn hay, học sinh biết cách dùng từ ngữ, hình ảnh
sinh động trong bài viết mà học sinh ở các khóa học trước viết. Thu nhập lại và
trưng bày các bài văn mẫu của học sinh khá giỏi năm trước trên góc thư viện của
lớp. Phân tích điểm hay của các bài đọc tiêu biểu cho các thể loại văn bản, giới
thiệu thành bộ sưu tập và trưng bày.

Học sinh tham khảo tư liệu học tập trước giờ học
17


- Bên cạnh đó tôi cũng phát động học sinh xây dựng từ điển lớp: Giáo
viên đưa ra hoặc hướng dẫn học sinh thu nhập danh mục các từ mà các em đã
biết theo chủ đề Tập làm văn trong sách giáo khoa.
Sau khi có nguồn tư liệu tôi xây dựng góc thư viện trong lớp học. Ở góc thư
viện lớp học này treo những bài văn, đoạn văn hay hoặc cũng có những sơ đồ tư
duy về một chủ đề nào đó được học sinh xây dựng tốt. Đầu giờ học hoặc cuối
giờ học để chuẩn bị cho các tiết tập làm văn có liên quan học sinh có thể tham
khảo trước để chuẩn bị bài nói hoặc viết.
*Lưu ý: Học sinh lớp Ba tư duy chưa nhanh, suy nghĩ để tìm ra các từ
ngữ phục vụ cho đề bài chưa nhiều nên học sinh khó vẽ được bản đồ tư duy
hoàn chỉnh. Bởi vậy trong khi dạy Tập làm văn muốn đạt hiệu quả, giáo viên
nên chuẩn bị bản đồ tư duy hoặc sơ đồ mạng ý nghĩa áp dụng vào giảng dạy. Đối
với những học sinh khá giỏi, giáo viên cũng có thể hướng dẫn các em vẽ bản đồ
tư duy trong một số bài học nhưng không yêu cầu quá cao đối với học sinh. Nếu
học sinh vẽ được bản đồ tư duy phục vụ cho bài học thì giáo viên cần định lượng
thời gian phù hợp để các em hoàn thành, tránh tình trạng lạm dụng vẽ rồi không
đạt yêu cầu đề bài nêu ra.

* Như vậy với cách dạy trên học sinh lớp tôi đã nói, viết được những đoạn
văn, bài văn về theo chủ đề một cách mạch lạc, logic và có sáng tạo, trên đây là
một số bài văn của học sinh lớp tôi viết sau khi kết thúc giữa kỳ 2
(Có ở phần phụ lục)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
*Kết quả đạt được:
Trải qua quá trình vận dụng, vừa làm vừa học, vừa rút kinh nghiệm đã đạt
được một số kết quả sau:
+ Học sinh có thói quen làm việc, học tập một cách khoa học.
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
+ Đảm bảo tính linh hoạt, tự chủ, sáng tạo trong mỗi tiết học.
+ Đặc biệt, việc được tự tay “thiết kế” bản đồ tư duy làm cho học sinh vô cùng
thích thú học phân môn Tập làm văn, tình cảm thầy trò ngày càng trở nên thân
thiện hơn.
+ Kĩ năng nói của học sinh ngày càng được hoàn thiện hơn. Học sinh biết tìm từ,
ý; đặt câu đúng; biết vận dụng so sánh, nhân hoá; khả năng diễn đạt ngôn ngữ
tiến bộ rõ rệt, các em nói lưu loát, trôi chảy.
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát một số giờ dạy Tập làm văn
lớp 3 với các dạng bài nêu trên :

18


Lớp

Sĩ số

3B

23


Kể, nói, viết
được đoạn văn
logic, có sáng
tạo.
8

Kể, nói, viết đoạn
Kể, nói, viết
văn nhưng chưa
đoạn đơn giản,
biết cách sắp xếp
đúng yêu cầu.
ý theo trình tự.
10

5

Không
kể, nói,
viết gì
0

3. Kết luận và kiến nghị
3.1.Kết luận:
Việc tìm hiểu những khó khăn của học sinh và tìm ra được hướng để khắc
phục những vướng mắc khi lĩnh hội tri thức mới là một điều không thể thiếu
trong quá trình dạy học. Với việc tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Tập
làm văn lớp 3 ở trường tiểu học Nga Yên hiện nay với dạng bài: “ Kể hay nói,
viết về một chủ đề” và đưa ra được các biện pháp khắc phục đã đem lại cho

chúng tôi một kết quả học tập của học sinh rất khả quan. Phần lớn các em kể,
nói, viết được đoạn văn một cách logic đủ ý, đúng với yêu cầu của đề bài. Nhiều
em sử dụng được nhiều từ ngữ phong phú, phù hợp với yêu cầu nên đã kể, nói,
viết được những đoạn văn có sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn người đọc, người nghe.
Với giáo viên, tôi đã có trong tay những giải pháp khi dạy dạng bài này và
không còn lúng túng khi giảng dạy cho học sinh. Đặc biệt là giờ tập làm văn
không còn gò bó, khô cứng như trước nữa mà đó là những giờ học sôi nổi, hiệu
quả với niềm hứng khởi của cả cô và trò trong mỗi giờ lên lớp.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng
dạy môn tập làm văn lớp 3 dạng bài “ Kể, nói, viết theo chủ đề”. Có thể những
việc làm tôi đưa ra có những việc không mới nhưng tôi đã thực hiện thành công
và có kết quả tốt nên ghi lại mong rằng kinh nghiệm này sẽ góp phần làm phong
phú hơn phương pháp và cách thức trong giảng dạy môn Tập làm văn, góp phần
giải quyết vấn đề đang gây khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập phân
môn Tập làm văn lớp 3 nói chung và dạng bài “ Kể, nói, viết theo chủ đề” nói
riêng.
3.2.Kiến nghị
- Đối với Tổ chuyên môn của nhà trường cần có các buổi sinh hoạt chuyên
môn có chất lượng để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi đã thử nghiệm thành công
tại đơn vị để góp phần nâng cao chất lượng dạy, học phần môn Tập làm văn lớp

19


3. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Xin chân
thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Mai Thị Thủy

Nga sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hiền

20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Nga Yên.
STT

1
2
3.
4

TÊN ĐỀ TÀI SKKN

Kinh nghiệm dạy dấu hiệu chia hết

ở lớp 4
Giúp đỡ học sinh yếu thực hiện 2
phép tính nhân chia trong bảng ở
lớp 3
Một số biên pháp rèn kỹ năng làm
văn miêu tả cho học sinh lớp 4
trường TH Nga Yên
Một số biên pháp rèn kỹ năng làm
văn miêu tả cho học sinh lớp 4
trường TH Nga Yên

CẤP
PHÒNG;
SỞ ĐÁNH
GIÁ
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT
Phòng
GD&ĐT

KẾT
QUA
ĐÁNH
GIÁ XẾP
LOẠI

NĂM
HỌC

ĐÁNH
GIÁ XẾP
LOẠI

B

2008-2009

C

2010-2011

A

2016-2017

C

2016-2017

Sở GD&ĐT

21


TÀI LIỆU THAM KHAO
1. SGK Tiếng Việt lớp 3
2. SGV Tiếng Việt lớp 3
3. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt của Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Tạp chí giáo dục Tiểu học phát hành năm 2003

5. Nguồn iternet

22


PHỤ LỤC

23


24


25


×