Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số kinh nghiệm dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.7 KB, 16 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong nhà trường tiểu học, học sinh lớp 4 được học các môn
học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Âm nhạc,
Thể dục để phát triển toàn diện. Trong những môn học đó, môn Tiếng Việt
chiếm số tiết nhiều nhất và đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và
bồi dưỡng nhân cách cho học sinh.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung, của lớp 4 nói riêng là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động
của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các
thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt
Nam và nước ngoài
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, phân môn kể chuyện có ba kiểu bài
chính. Điều này đã làm phong phú cho cả hình thức và nội dung kể chuyện. Sự
đa dạng về nội dung trong mỗi tiết kể chuyện đã giúp cho trẻ rèn luyện khả năng
ghi nhớ, tái tạo văn bản, óc tưởng tượng, khả năng tư duy lô gic, …, rèn kĩ năng
nói, kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, đầy sáng tạo và
tự tin.
Ba kiểu bài của Kể chuyện lớp 4 đó là: Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô
kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham
gia. Ba kiểu bài này được dạy xuyên suốt, đan xen trong cả chương trình Tiếng
Việt lớp 4. Mỗi kiểu bài có một nhiệm vụ và đặc điểm riêng trong việc rèn kĩ
năng nghe - nói cho học sinh. Trong đó, kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc bên
cạnh mục đích chung rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho học sinh, kiểu bài này có
một mục đích khác là kích thích học sinh ham đọc sách báo, sưu tầm sách báo


trong đời sống hàng ngày, mở rộng cánh cửa nhà trường, làm cho đời sống văn
học trong nhà trường gắn bó với đời sống văn học ngoài xã hội, cao hơn nữa, đó
là thúc đẩy và phát triển văn hoá đọc cho thế hệ trẻ.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Thực tế, trong giảng dạy, nhiều giáo viên rất ngại dạy kiểu bài kể chuyện
này (kể cả khi tham gia hội giảng) vì cho rằng khó dạy, phải phụ thuộc nhiều
vào yếu tố học sinh. Do vậy, kiểu bài này còn bị xem nhẹ trong giờ kể chuyện
hoặc chỉ dạy cho có lệ. Mặt khác, nhiều đề tài kể chuyện trong sách giáo khoa
còn khó với học sinh vì các em không có điều kiện để tiếp cận với nguồn sách
báo phong phú hoặc các em chỉ tìm đến với những truyện tranh hay phim hoạt
hình dài tập mang tính giải trí cao. Xuất phát từ thực tế trên, một yêu cầu cần đặt
ra là phải nâng cao chất lượng dạy và học, làm chủ sách giáo khoa, làm chủ


phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện, góp phần phát triển toàn diện cho
học sinh. Bằng kinh nghiệm qua nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi xin mạnh dạn
trao đổi với các bạn đồng nghiệp về đề tài: “Đổi mới hình thức và phương
pháp dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc nhằm rèn kĩ năng diễn đạt và sự tự tin
cho học sinh lớp 4”.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nội dung, chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 .
- Kiểu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Học sinh lớp 4D - trường Tiểu học Quảng Thành - TP Thanh Hoá.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập tài liệu: khảo sát sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy thay sách, chuyên
san, tạp chí,…
- Điều tra thực tế: Tìm hiểu việc đọc sách báo ở nhà và ở trường của học sinh.
Khảo sát khả năng kể chuyện của học sinh, dự giờ đồng nghiệp tiết dạy kiểu bài
Kể chuyện đã nghe, đã đọc, so sánh, phân tích, đối chiếu tìm ra cách dạy tốt
hơn.

- Dạy thực nghiệm: thông qua các buổi dạy học trên lớp hoặc sinh hoạt chuyên
môn.


Phần 2: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi có khả năng ghi nhớ rất nhanh
nhưng cũng chóng quên. Những câu chuyện cổ tích thường được các em đọc
hoặc lắng nghe người khác kể một cách say sưa, hào hứng. Qua những câu
chuyện ấy có thể giáo dục cho các em tình yêu con người, yêu quê hương, đất
nước,... Đối với lớp 4, đây là mốc đánh dấu bước ngoặt chuyển giai đoạn từ lớp
1, 2, 3- giai đoạn tư duy trực quan, cảm tính là chủ yếu, sang lớp 4, 5- giai đoạn
tư duy trừu tượng, lô gíc là chủ yếu. Trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lí lứa tuổi
học sinh, nội dung chương trình của môn Tiếng Việt nói chung, của phân môn
Kể chuyện nói riêng được xây dựng theo quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm
tích hợp và quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh:
Lớp 1: Học sinh kể chuyện dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa
(Thực hiện ở kì II)
Lớp 2, 3: Học sinh kể chuyện theo nội dung bài tập đọc là truyện kể dựa
theo gợi ý là tranh minh họa hoặc câu hỏi.
Lớp 4, 5: Học sinh kể chuyện dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh
họa trong SGK; kể chuyện đã nghe, đã đọc; kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham
gia.
Ở lớp 4, kiểu bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc được dạy ở các tuần 5; 6;
8; 12; 15; 20; 23; 26; 30; 33(chiếm 10 tiết trong tổng số 31 tiết/năm) gắn với
những chủ điểm gần gũi với học sinh:
- Kể câu chuyện về tính trung thực
- Kể câu chuyện về lòng tự trọng
- Kể câu chuyện về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí
- Kể câu chuyện về một người có nghị lực

- Kể câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con
vật gần gũi với trẻ em
- Kể câu chuyện về một người có tài
- Kể câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp
với cái xấu, cái thiện với cái ác
- Kể câu chuyện về lòng dũng cảm
- Kể câu chuyện về du lịch hay thám hiểm
- Kể câu chuyện về tinh thần lạc quan, yêu đời.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY KỂ CHUYỆN LỚP 4 HIỆN NAY
TRONG NHÀ TRƯỜNG
1. Thuận lợi:
- Học sinh được học tập trong một môi trường có đầy đủ cơ sở vật chất,trang
thiết bị phục vụ việc học. Thư viện trường có nhiều sách, báo, truyện. Phòng đọc
thoáng mát, có cán bộ thư viện nhiệt tình giúp các em tìm đọc truyện phù hợp.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Sự chỉ đạo, giúp đỡ về mặt chuyên môn của nhà trường và tổ khối rất hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.


- Đa số cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình, luôn phối
hợp với giáo viên để giúp các em học tốt.
- HS rất thích giờ kể chuyện vì các em không phải viết, thích được kể câu
chuyện của mình cho bạn nghe, cho cả lớp nghe, thích thể hiện mình.
- Khi các em có truyện đọc hay nghe ai đó kể, các em ghi nhớ rất nhanh. Các em
tham gia kể chuyện một cách hồn nhiên, ít e dè, sợ sệt. Các em còn phát hiện rất
nhanh những lỗi sai trong câu chuyện bạn kể.
2. Khó khăn:
Mặc dù phân môn kể chuyện rèn cho học sinh kĩ năng nói, nghe, giúp các
em mở rộng hiểu biết, góp phần hình thành nhân cách cho các em, song phân
môn này cũng chưa được chú trọng nhiều. Một mặt giáo viên dành thêm chút

thời gian để giúp các em nắm vững hơn các kiến thức, kĩ năng của Toán, các
phân môn khác của Tiếng Việt; mặt khác, việc các em sưu tầm  
2.1.Những khó khăn xuất phát từ giáo viên:
- Đa số các giáo viên đều xác định được nhiệm vụ chính của kiểu bài kể chuyện
đã nghe - đã đọc là rèn kĩ năng nói cho học sinh. Tuy nhiên một số giáo viên
chưa chú ý đến đặc trưng của kiểu bài giúp học sinh phát triển mở rộng kĩ năng
nói, diễn đạt lưu loát trong giao tiếp.
- Vốn truyện của một số giáo viên chưa phong phú, chưa đáp ứng được yêu cầu
để hướng dẫn học sinh.
- Đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy còn hạn chế như thiếu tranh ảnh, phục trang,

- Nguồn sách báo, truyện trong nhà trường còn ít; ở ngoài nhà trường rất nhiều
nhưng khó thẩm định được chất lượng. Vì vậy, các em thường chỉ kể những câu
chuyện ở trong chương trình tiểu học mà các em đã học.
- Nhiều đề bài kể chuyện còn xa lạ với các em, có khi các em chưa hiểu hết nên
chọn sai câu chuyện để kể.
2.2.Những khó khăn xuất phát từ học sinh:
- Trong chương trình, kiểu bài này xuất hiện ở
tuần thứ hai trong mỗi chủ điểm (gồm 3 tuần học). Vì vậy các em còn bỡ ngỡ, lo
lắng khi phải tìm những câu chuyện trong sách báo hoặc trong đời sống hằng
ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể) để kể lại.
- Nhiều học sinh ngại học, có khi sợ học vì không có “vốn”, khả năng kể chưa
tốt, khả năng ghi nhớ kém, nhiều em còn nhút nhát, rụt rè,….
- Học sinh lên kể nhưng không trôi chảy, chưa diễn đạt rõ nội dung câu chuyện.
Có em kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc văn bản.
- Nhiều đề bài kể chuyện quá xa lạ với các em, có khi các em chưa hiểu rõ đề
bài cho nên các em chọn sai câu chuyện để kể.
- Chưa biết chọn câu chuyện có độ dài phù hợp để kể. Có khi các em chọn
truyện quá dài cho nên thời gian kể cho các em không đủ. Mà khi các em muốn
kể tóm tắt thì khả năng tóm tắt nội dung câu chuyện của các em còn hạn chế,

hay kể tóm tắt thì bỏ mất đi các chi tiết quan trọng cho nên người nghe không
hiểu. Mặt khác, khi các em kể tạo nên sự sốt ruột cho người nghe. Bên cạnh đó,


lại có những em kể quá ngắn, không truyền tải đủ nội dung, đề tài, cái hay, cái
đẹp của câu chuyện.
- Về khả năng nhận xét bạn kể thì quả là khó với các em khi nghe một câu
chuyện hoàn toàn xa lạ.Trao đổi ý nghĩa câu chuyện các em làm thường chưa tốt
và cho là khó. Các em chưa rút ra được ý nghĩa của chuyện, mà chỉ dừng lại
trong việc nêu được trong truyện em hay bạn vừa kể có ai tốt ai xấu, em thích
nhân vật nào, tình tiết nào hay.
Điều tra trên học sinh khối 4 trường Tiểu học Quảng Thành đầu năm cho
thấy:
HS kể mạch lạc, rõ HS kể đúng diễn biến, HS kể đúng diễn
ràng, đúng diễn biến, trình tự câu chuyện, biến, trình tự câu
Lớp trình tự câu chuyện, nhưng chưa biết kết chuyện,
câu
biết kết hợp nét mặt hợp nét mặt điệu bộ, chuyện có đầu có
điệu bộ, hấp dẫn chỉ dừng lại ở mức độ cuối, nhưng chưa
người nghe. Nói được nắm vững truyện và biết kết hợp nét
ý nghĩa câu chuyện
thuộc chuyện. Nói mặt điệu bộ, chỉ
được ý nghĩa câu dừng lại ở mức độ
chuyện
thuộc truyện. Chưa
biết trao đổi về nội
dung, ý nghĩa câu
chuyện.
4A
5 em- 14.7%

19 em - 55.8 %
10 em- 29.5 %
4B

5 em- 14.7 %

23 em - 67.6 %

6 em- 17.7 %

4C

4em- 12,1 %

23em - 69.7 %

6 em- 18,2 %

4D

5em - 15,1%

8 em - 24,2%

20em - 60,7%

III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ
ĐỌC Ở LỚP 4
1. Thực hiện tốt và có sáng tạo khi vận dụng quy trình giảng dạy vào từng
bài cụ thể

A. Phần Kiểm tra bài cũ:
- Tùy từng tiết, có thể cho 1 đến 2 HS kể lại 1 -2 đoạn của câu chuyện đã kể
trong tiết học trước và kết hợp nhắc lại ý nghĩa về nội dung câu chuyện đó. Có
những tiết, bước này không diễn ra.
B. Phần Dạy bài mới:
Bước 1. Giới thiệu bài :
Để vào bài học, cần nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học Kể chuyện đã
nghe, đã đọc một cách nhẹ nhàng, đúng trọng tâm.
Bước 2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài :


- Cho cả lớp đọc thầm yêu cầu của đề bài bằng cách gọi các em lần lượt đọc đề
bài, đồng thời GV chép đề bài lên bảng lớp. Sau đó, yêu cầu HS dùng chì gạch
chân dưới những từ ngữ quan trọng ở đề bài và nhắc lại nhiệm vụ của đề bài vừa
xác định. GV chốt và gạch chân dưới những từ quan trọng ở đề bài trên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm gợi ý trong SGK, một số HS nhắc lại. Gợi ý thường là
cụ thể hoá yêu cầu của đề. GV ghi lại những ý chính trong gợi ý lên bảng lớp.
Những ý này sẽ giúp HS xác định câu chuyện đúng chủ đề hơn.
- GV hướng dẫn và giúp đỡ mọi đối tượng học sinh tìm được những câu chuyện
phù hợp với đề bài: nhắc đọc kĩ đề nhớ nội dung, khuyến khích các em có khả
năng thuộc câu chuyện.
- Kiểm tra việc chuẩn bị truyện kể của HS ở nhà, căn cứ vào đó để GV có những
dự kiến cho tình huống xảy ra trong giờ dạy. Sự định hướng của giáo viên về
chủ đề của tiết kể chuyện trước đó 1 tuần là vô cùng quan trọng, góp phần không
nhỏ cho thành công của tiết dạy. Khi yêu cầu học sinh chuẩn bị bài, cần luôn
luôn chú ý đến học sinh ở mọi trình độ đều tìm được những câu chuyện phù hợp
với khả năng của mình. Trong một vài trường hợp cụ thể, nếu học sinh không
tìm được những câu chuyện khác thì có thể gợi ý học sinh kể lại những câu
chuyện đã đọc trong SGK Tiếng Việt của các lớp ở bậc tiểu học.
VD: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 12)

Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe học được đọc về một
người có nghị lực.
Học sinh có thể kể những câu chuyện trong SGK như: “Vua tàu thuỷ”,
Bạch Thái Bưởi (Tiếng Việt 4 – tập 1), Người trí thức yêu nước (Tiếng Việt 3 –
tập 2); Có công mài sắt, có ngày nên kim (Tiếng Việt 2 – tập 1)
- Để định hướng được nội dung truyện mà học sinh sẽ kể trong tiết học này, GV
nên thường hỏi những em nào kể chuyện ngoài nhà trường và em kể chuyện gì,
nếu có thể em mang cả truyện đó đến lớp. Trong thực tế, nhiều câu chuyện học
sinh kể, giáo viên có thể chưa biết nhưng không vì thế mà GV bỏ qua việc nhận
xét nội dung câu chuyện. Điều quan trọng nhất là đánh giá học sinh xem có chọn
nội dung câu chuyện phù hợp hay không, kể có lô - gíc hay không.
- Nếu trong thời gian cả một tuần mà HS vẫn chưa tìm nguồn truyện, sách báo
ứng với đề tài đã học, GV cần gợi ý cho HS tìm truyện trong SGK, sách Truyện
đọc 4 (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành).
- Nếu nhiều em cùng chọn một câu chuyện có trong chương trình thì GV động
viên các em tìm câu chuyện khác, hay đưa ra một vài câu chuyện mà mình đã
chuẩn bị cho học sinh đọc sau đó kể trong tiết học đó.
- Để tăng cường nguồn sách báo cho HS đọc, ngay từ đầu năm, GV nên phát
động phong trào “Tủ sách em yêu”. Cụ thể là mỗi em (và ngay cả GV) góp vào
tủ sách của lớp từ 2 - 3 quyển truyện bằng chữ dành cho thiếu nhi. Bằng việc
làm này mỗi năm tủ sách của lớp sẽ được tăng cường nguồn truyện. Chính vì có
truyện ngay trong tủ sách của lớp nên đã phần nào kích thích sự ham mê đọc
sách của các em. GV cũng nên định hình và giúp đỡ các em nên đọc những
chuyện nào và cách đọc ra sao, góp phần nâng cao ý thức đọc sách của các em


trong khi ngoài thị trường thì rất nhiều những câu chuyện, những truyện tranh vô
bổ, thiếu lành mạnh.
- Khi hướng dẫn HS kể, GV cho các em lập dàn bài nhanh ra giấy nháp, chỉ vạch
ra thứ tự các sự việc chứ không cần cụ thể. Nhờ việc lập dàn bài này, các em

khả năng nói theo dàn bài, kể lại câu chuyện tốt hơn. HS đọc thầm dàn bài hay
hướng dẫn kể chuyện trong sgk. GV có thể ghi bảng dàn ý hoặc đã chép sẵn ở
bảng phụ.
Bước 3. Học sinh luyện tập kể chuyện :
- Ở bước luyện kể trong cặp ( nhóm đôi), từng cặp quay mặt vào nhau, kể cho
nhau nghe câu chuyện của mình, cùng bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Hình
thức này học sinh cả lớp đều được kể, không mất thời gian. Để hoạt động này
không mang hình thức,GV nên tới gần, quan sát lắng nghe, xem xét các cặp
tham gia kể. Sau hoạt động này thường có nhận xét đánh giá các cặp làm việc
tốt. Để cho các em làm việc có hiệu quả, GV luôn định lượng thời gian khoảng
8 - 10 phút cho hoạt động này và thường xuyên thay đổi chỗ ngồi cho các cặp
tạo điều kiện cho các em giao lưu nhiều cách kể khác nhau.
- Luyện kể trước lớp: Trong khoảng thời gian giành cho mỗi em tập kể trước lớp
là 4 -5 phút, sau khi đã được kể trong cặp, các em có thể đứng tại chỗ kể lại câu
chuyện của mình đã chọn trước lớp cho cả lớp nghe. Khi gặp HS đọc thuộc kĩ
truyện, kể sinh động như sống với câu chuyện ấy, GV cần đặc biệt khen ngợi
học sinh đó. Khi HS kể được một cách sống động nghĩa là các em đã sáng tạo,
đã đưa được cảm xúc riêng của mình vào trong câu chuyện, làm cho văn bản
truyện trở thành câu chuyện của riêng mình.Còn nếu có những HS khi kể mà cố
gắng nhớ từng câu chữ thì nhắc nhở em đó nên kể bằng ngôn ngữ của riêng
mình. Chỉ trong trường hợp kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách
máy móc văn bản, GV mới nhận xét kể như thế chưa đạt yêu cầu vì đó là cố
gắng đọc thuộc, không phải là kể.
- Muốn kể chuyện hấp dẫn, người kể cần chú ý những điều sau:
+ Kể đúng: đúng cốt truyện, đúng nhân vật, đúng các chi tiết quan trọng, diễn
biến và ý nghĩa câu chuyện.
+ Kể lại bằng lời của chính mình, không nhất thiết phải thuộc lòng từng câu,
chữ trong truyện, thuộc lòng lời kể của người khác.
+ Kể có thể thêm thắt một vài chi tiết phụ như thêm chi tiết tả khung cảnh xảy
ra sự kiện, chi tiết tả nhân vật,... miễn sao cho hợp lí và phù hợp với ý nghĩa

câu chuyện.VD: Kể chuyện Pha- ê- tông và cỗ xe mặt trời (thuộc chủ điểm
Trên đôi cánh ước mơ), người kể có thể thêm lời tả vẻ đẹp lộng lẫy của các vị
thần: Mùa Xuân đầy hoa thơm và tiếng chim hót líu lo; Mùa Hè với ánh nắng
vàng rực rỡ và những giỏ quả chín; Mùa Thu khoác bộ quần áo nhiều màu,
quàng trên cổ chiếc khăn voan nhẹ như mây; Mùa Đông đội vòng bằng tuyết
trên đầu trắng xoá, khoác chiếc áo lông cừu xốp và mượt như nhung.
+ Kể cần phải biết nhấn chỗ này, lướt chỗ khác. Lướt là kể lược bớt chi tiết đi
vì người kể cho là không quan trọng. Nhấn là kể rõ hơn, rõ thêm các chi tiết
người kể cho là quan trọng. Có thể nhấn thêm các chi tiết bằng cách miêu tả cụ


thể, kĩ, sinh động. Có thể nhấn thêm các chi tiết bằng nhiều thủ pháp: đổi
giọng, kéo dài giọng, ngừng kể một vài giây, dùng thêm động tác phụ trợ:
khoát tay, nghiêng đầu,...
VD: Kể câu chuyện Từ hai bàn tay (thuộc chủ điểm Có chí thì nên), khi
đến đoạn An Tiêm đáp lời viên quan đang hết lời xưng tụng mình, có thể kết
hợp kể lời đáp với cử chỉ xoè đôi tay của mình ra: “Có gì đâu,tất cả những thứ
trong ngôi nhà này đều do hai bàn tay của tôi làm nên cả!”
- Đối với những HS không nắm vững cốt truyện, GV luôn cho các em kể những
câu chuyện là những bài tập đọc mà có trong chương trình. HS khi kể trước lớp
có thể nêu ý nghĩa câu chuyện một cách nhẹ nhàng.
- Trong thực tế giảng dạy kể chuyện, bất kì giáo viên nào cũng từng gặp trong
trường hợp học sinh kể một câu chuyện khá dài. Nếu để các em kể hết câu
chuyện đó thì sẽ mất thời gian của các em khác mà cũng dễ gây ra cảm giác
chán với học sinh nghe. Nếu yêu cầu các em kể tóm tắt là một yêu cầu quá khó
mà học sinh có thể sẽ làm mất đi những chi tiết thú vị, những hình ảnh đẹp hay
từ ngữ gợi cảm. Để tạo điều kiện cho các em kể chuyện dễ dàng, GV cho các em
dừng hợp lí hoặc cho các em tự chọn một hai đoạn mình thích để kể và nhắc các
em sẽ kể tiếp cho nhau nghe trong giờ ra chơi.
- Thi kể chuyện, GV gọi học sinh lên trên bục quay mặt xuống để kể câu chuyện

của riêng mình bằng cả nét mặt, cử chỉ, động tác,… Ở đây, các em đã tự tin hoá
thân vào nội dung câu chuyện, đã nâng việc kể chuyện như một hoạt động biểu
diễn nghệ thuật, một cuộc thi kể chuyện mà ban giám khảo là các bạn trong lớp.
Hoạt động này thường các em thích nhất.
- Trong quá trình kể, nếu có học sinh đọc thuộc lòng truyện, GV không cấm các
em đó nhưng khi kể đòi hỏi em đó phải kể được cách sống động, tạo được cảm
xúc riêng, tránh việc vừa kể vừa cố nhớ một cách máy móc văn bản, điều này là
cố gắng đọc thuộc chứ không phải kể chuyện.
- Nếu có em chọn kể câu truyện em nào kể dài thì GV giúp em đó chọn một hay
hai đoạn thật hay trong truyện ( chọn đoạn có sự kiện, nhân vật ý nghĩa) để kể.
Và GV nên hỏi: “ Cuối cùng câu chuyện kết thúc ra sao?” Hay “ Câu chuyện
bạn A kể còn dài, giờ ra chơi, ai muốn biết câu chuyện kết thúc ra sao chúng ta
mượn truyện của A đọc nhé?”.
- Để dành thời gian cho nhiều học sinh được kể, sau lời kể của mỗi em, GV
thường nhận xét nhanh, hay định hướng câu hỏi nhận xét rõ ràng để học sinh
nhận xét trúng.
- Mỗi em kể xong GV thường gọi 1- 2 em nhận xét. Không mời nhiều học sinh
nhận xét sau lời kể của mỗi bạn hoặc nêu những nhận xét quá tỉ mỉ, chi tiết về
từng câu chữ. Nếu HS không nhận xét được, GV cần gợi ý bằng các câu hỏi để
HS dễ nhận xét hơn.
- Đặc biệt tránh tình trạng để vài ba HS thi kể xong mới cho cả lớp nhận xét lần
lượt từng bạn. Như thế các em sẽ bị lẫn lộn, Các em không thể ghi nhớ chính
xác những sai phạm của mỗi bạn được.
Bước 4. HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.


- Việc nhận xét, bình luận về cái hay, cái đẹp của câu chuyện mà bạn tìm được là
rất quan trọng, vì từ đó HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Khi HS nói về nhân vật chính và ý nghĩa câu chuyện, GV nên đưa ra các câu
hỏi gợi ý để các em trả lời dễ dàng hơn.

- GV chốt ý nghĩa chung của chủ đề kết hợp liên hệ thực tế, nêu bài học giáo dục
tư tưởng, đạo đức một cách nhẹ nhàng.
C. Phần Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét nội dung tiết học.
- Khen ngợi, khuyến khích, động viên.
- Giao nhiệm vụ tiếp nối cho tiết kể chuyện sau.
2. Tổ chức tốt các hình thức giúp HS luyện kể trong giờ Kể chuyện đã nghe,
đã đọc
* Luyện kể nhóm đôi (cặp)
Luyện kể nhóm đôi là một hình thức kể có hiệu quả trong tiết học này. Thời
gian dành cho hoạt động này từ 6 -7 phút, như vậy mỗi em được kể từ 2-4 phút.
Nhờ có hoạt động này tất cả học sinh của cả lớp đều được làm việc, đều được
kể, đều được trao đổi, thể hiện câu chuyện của mình đã chuẩn bị. Luyện kể
nhóm đôi đã tiết kiệm được thời gian vì các em không phải di chuyển chỗ ngồi,
chính vì thế đã dành được nhiều thời gian cho hoạt động kể trước lớp được
nhiều hơn, làm cho giờ kể chuyện, các em được nghe nhiều câu chuyện của các
bạn kể hơn.
* Luyện kể trước lớp
Các cặp cử đại diện kể to câu chuyện mà mình đã kể ở nhóm đôi cho cả lớp
nghe, kết hợp cả diệu bộ, cử chỉ, động tác minh hoạ để làm cho câu chuyện sinh
động. Các bạn trong lớp lắng nghe bạn kể, có thể ghi chép những ý cần thiết để
cho nhận xét, bổ sung cho câu chuyện mà bạn đã kể. Thời gian cho mỗi học sinh
kể từ 4 -5 phút, khoảng 8 - 10 HS được kể. Do đó cần dành hiều thời gian cho
HS kể trước lớp.Tạo mọi điều kiện sao cho mọi đối tượng HS trong lớp được
tham gia kể chuyện.
* Thi kể chuyện hay
Biện pháp này động viên khích lệ các em thi kể câu chuyện mà em đã chuẩn
bị và ấp ủ suốt một tuần qua. Các em sẽ luyện kể câu chuyện của mình bằng cả
cảm xúc tâm hồn, bằng những rung động và cảm thụ văn học nghệ thuật thông
qua nội dung câu chuyện, kể một cách sáng tạo, làm cho văn bản truyện là câu

chuyện của riêng mình. Thi kể chuyện hay thường đưa vào cuối hoạt động kể
chuyện trước lớp.
Ở hoạt động này GV nên giúp các em biết liên kết nội dung của phân môn
tập làm văn với phân môn kể chuyện, đó là vận dụng cách mở bài trực tiếp, gián
tiếp; kết bài mở rộng trong quá trình thực hành kể chuyện.
+ Có thể sử dụng các cách giới thiệu câu chuyện mình kể: giới thiệu trực tiếp
hoặc giới thiệu gián tiếp. VD: Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện Ông lão
đánh cá và con cá vàng. Câu chuyện này nói về lòng tham vô đáy và sự bội bạc


của vợ ông lão đánh cá đã khiến bà ta bị trừng phạt, trở lại tay trắng như lúc ban
đầu. (giới thiệu trực tiếp).
Hoặc có thể giới thiệu: Trong cuộc sống, ai cũng có những ước mơ cho
riêng mình. Đó có thể là những ước mơ đẹp đẽ, nhưng cũng có thể là những ước
mơ phi lí, viển vông. Câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng kể về ước mơ
như thế nào, xin mời các bạn cùng nghe nhé!(giới thiệu gián tiếp)
+ Có thể sử dụng cách kết bài mở rộng: bộc bạch tâm trạng của mình, nêu nhận
xét của mình về nhân vật,… VD: Kể câu chuyện Ngọn đuốc trong đêm(thuộc
chủ điểm Khám phá thế giới), kết thúc câu chuyện có thể kể như sau: Với lòng
yêu nước nồng nàn và tầm nhìn xa trông rộng, Nguyễn Trường Tộ đã đem
những kiến thức học hỏi được ở nước ngoài về phục vụ Tổ quốc và trở thành
nhà cải cách lớn của thế kỉ XIX ở nước ta. Ông chính là ngọn đuốc rực sáng
trong đêm đen lạc hậu của vua quan nhà Nguyễn.
* Thảo luận và bình chọn chuyện
- Đưa ra các câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận. đối thoại, trao đổi về nhân vật, về
nội dung, ý nghĩa, nhân vật, bài học rút ra từ câu chuyện bạn vừa kể. Cả lớp
bình bầu câu chuyện hay nhất, người kể hấp dẫn nhất,chuyện có ý nghĩa nhất,

- Những tiết kể chuyện đầu tiên, GV cần định hướng cho học sinh tìm hiểu và
trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện bằng hệ thống câu hỏi, như:

+ Câu chuyện có những nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
+ Nếu em là nhân vật ... thì em sẽ xử sự như thế nào?
+ Chi tiết nào trong câu chuyện làm em nhớ nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
...
3. Thực nghiệm
Bài dạy : Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Tuần 23)
Lớp dạy: Lớp 4D - trường Tiểu học Quảng Thành
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản
ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn
truyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, ý nghĩa, ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc
đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
- Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV và học sinh sưu tầm một số truyện thuộc đề tài của bài kể chuyện: truyện
cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười. Có thể tìm các truỵện
này ở các sách báo dành cho thiếu nhi, ở sách Truyện đọc lớp 4,...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động chủ yếu trong tiết học này là Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài tập:


- Một học sinh đọc đề bài trên bảng, cả lớp đọc thầm, tôi gạch chân những chữ
quan trọng trong đề bài.
- Hai học sinh tiếp nối nhau đọc gợi ý 2; 3. Cả lớp theo dõi trong sách giáo
khoa.
- Tôi hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ các truyện: Nàng Bạch Tuyết

và bảy chú lùn, Cây tre trăm đốt trong sách giáo khoa.
- Tôi khuyến khích học sinh tìm các câu chuyện ngoài sách giáo khoa.
- Một số học sinh tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình, nhân vật
trong truyện. Tôi nhắc học sinh sử dụng một trong các cách mở bài đã được
học để giới thiệu câu chuyện.
b. Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Tôi nhắc học sinh: Kể chuyện phải có đầu có cuối để các bạn hiểu được. Có
thể kết thúc theo lối mở rộng: nói thêm về tính cách của nhân vật và ý nghĩa
câu chuyện để các bạn cùng trao đổi. Với những chuyện khá dài, các em có thể
chỉ kể 1- 2 đoạn.
- Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh thi kể chuyện trước lớp:
+ Em Lê Thị Phương Anh kể câu chuyện “ Mười hai tháng”: em đã nắm được
cốt truyện, chi tiết, nhân vật của truyện. Tuy nhiên, em chưa được thuộc
chuyện nên việc sử dụng các yếu tố phụ trợ cho câu chuyện chưa có .
+ Em Lê Yến Nhi kể câu chuyện " Ba chàng dũng sĩ": em nhớ kĩ cốt truyện,
chi tiết, nhân vật trong truyện, biết nhập tâm vào câu chuyện nên kể chuyện
hấp dẫn , sử dụng tốt một số yếu tố phụ trợ
khi kể chuyện. Tuy nhiên em kết thúc câu chuyện theo lối không mở rộng nên
làm cho người nghe hơi hụt hẫng.
+ Em Trần Hương Giang kể câu chuyện "Lời ước dưới trăng ”: em kể rất tốt
câu chuyện của mình, biết sử dụng ưu thế của mình về giọng điệu, vì vậy làm
cho câu chuyện hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn. Câu chuyện kể về lời ước dưới
trăng của một cô gái mù. Cô không ước cho mình mà lại ước cho một người
trong làng có hoàn cảnh khốn khổ, đã không thể thực hiện được ước nguyện
của mình khi cô tròn mười lăm tuổi. Hương Giang đã dẫn chuyện bằng lời kể
nhỏ nhẹ, gợi cảm giác thiêng liêng của phong tục đáng yêu ở một làng quê. Khi
kể về chị Ngàn, em đã biết thêm vào một số chi tiết nhỏ làm nổi bật vẻ đẹp dịu
dàng của chị: Mái tóc chị dài, đen và óng mượt hiếm thấy, xõa ngang lưng.
Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan,

mùi của hương đồng gió nội được chị kín đáo gài lên tóc.
- Sau mỗi lần bạn kể chuyện xong, cả lớp cùng nhau trao đổi về ý nghĩa câu
chuyện, chi tiết, nhân vật trong truyện. Cả lớp tham gia bình chọn bạn có câu
chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
4. Kết quả:
- Sau giờ thực nghiệm, các em đều rút ra kết luận: Trần Hương Giang kể
chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất vì bạn ấy đã chịu khó đọc sách báo, tìm được câu
chuyện hay, thuộc truyện, biết cách mở đầu câu chuyện gây sự chú ý cho người


nghe và kết thúc câu chuyện hợp lí, không gây hụt hẫng. Từ sự nhận xét của học
sinh, tôi đã giúp các em hiểu rằng giờ học kể chuyện mang lại cho các em nhiều
điều bổ ích và lí thú. Tôi động viên các em cố gắng đọc sách báo, sưu tầm nhiều
chuyện để những giờ kể chuyện đạt kết quả tốt hơn.
Sau một năm dạy lớp 4, đối với phân môn Kể chuyện, kiểu bài kể chuyện
đã nghe, đã đọc , kết quả thu được đối với lớp tôi thực sự khả quan. Nếu như
đầu năm, các em sợ kể chuyện thì bây giờ các em đã tỏ ra rất hứng thú, yêu
thích giờ kể chuyện. Sau đây là bảng thống kê kết quả:
HS kể đúng diễn HS kể đúng diễn
Tiêu chí
HS kể mạch lạc, biến, trình tự biến, trình tự câu
đánh
rõ ràng, đúng câu
chuyện, chuyện,
câu
giá
diễn biến, trình nhưng chưa biết chuyện có đầu có
tự câu chuyện, kết hợp nét mặt cuối, nhưng chưa
Thời
biết kết hợp nét điệu bộ, chỉ biết kết hợp nét

điểm
mặt điệu bộ, hấp dừng lại ở mức mặt điệu bộ, chỉ
khảo sát
dẫn người nghe. độ nắm vững dừng lại ở mức độ
Nói được ý truyện và thuộc thuộc
truyện.
nghĩa
câu chuyện.
Nói Chưa biết trao đổi
chuyện
được ý nghĩa về nội dung, ý
câu chuyện
nghĩa câu chuyện
Đầu năm
5 em- 15,1 %
8 em- 24,2 %
20 em- 60.7 %
Giữa kì 2

20 em- 60,7 %

8 em- 24,2 %

5 em- 15,1 %

Nhìn vào kết quả trên ta thấy, sau khi tiến hành thực hiện các biện pháp
nêu trên, số học sinh HS kể mạch lạc, rõ ràng, đúng diễn biến, trình tự câu
chuyện, biết kết hợp nét mặt điệu bộ, hấp dẫn người nghe cao hơn hẳn, học sinh
rất nhớ truyện và kể chuyện sinh động hơn.
Tuy kết quả trên có thể chưa cao song đó là cả sự nỗ lực phấn đấu của cả

cô và trò lớp 4D để dần nâng cao chất lượng dạy và học kể chuyện đã nghe, đã
đọc, góp phần bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, tình yêu con người, yêu cuộc
sống cho mỗi cá nhân học sinh.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
Ngay từ đầu năm khi mới nhận lớp, tôi đã rất chú ý đến khả năng ngôn ngữ
của học sinh. Qua tìm hiểu, tôi thấy, bên cạnh rất ít số học sinh nói năng trôi
chảy, mạch lạc và mạnh dạn khi giao tiếp thì đa phần là học sinh rụt rè, nhút
nhát, ngại giao tiếp với giáo viên và ngại nói trước các bạn bởi khả năng diễn
đạt của các em rất hạn chế. Sau gần một năm tự tìm tòi nghiên cứu chương
trình, học hỏi đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài: “Đổi mới hình thức và
phương pháp dạy kể chuyện đã nghe, đã đọc nhằm rèn kĩ năng diễn đạt và
sự tự tin cho học sinh lớp 4 ” tôi đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng
khích lệ ở lớp mình chủ nhiệm. Học sinh rất hào hứng, sôi nổi trong giờ kể


chuyện . Số học sinh mạnh dạn, tự tin giao tiếp, số học sinh có khả năng diễn
đạt trôi chảy mạch lạc tăng lên nhiều. Trong năm , lớp tôi có em Trần Hương
Giang đã đạt giải nhì giao lưu tiếng hát kể chuyện cấp thành phố . Đặc biệt,
100% số học sinh ham đọc sách. Ngoài việc đều đặn mượn truyện, sách báo
trong thư viện nhà trường, các em còn được bố mẹ đặt mua sách báo ở nhà. Do
đó, vốn từ ngữ của các em được bổ sung đáng kể giúp cho việc học tốt các môn
học khác. Bên cạnh đó, sự hiểu biết của các em về cuộc sống xung quanh cũng
được tăng lên rõ rệt. Các em nhận thức rất nhanh về những việc làm đúng để
học tập và những việc làm sai để tránh… Điều này rất quan trọng cho việc hình
thành nhân cách con người mới, những con người năng động, có khả năng
thích ứng với đời sống xã hội luôn biến đổi.
Sau đây là bảng thống kê cuối năm của khối 4 trường TH Quảng
Thành :
HS kể mạch lạc, rõ
ràng, đúng diễn biến,

trình tự câu chuyện,
biết kết hợp nét mặt
điệu bộ, hấp dẫn
người nghe. Nói được
ý nghĩa câu chuyện

HS kể đúng diễn biến,
trình tự câu chuyện,
nhưng chưa biết kết
hợp nét mặt điệu bộ,
chỉ dừng lại ở mức độ
nắm vững truyện và
thuộc chuyện. Nói
được ý nghĩa câu
chuyện

4A

20 em- 60,7 %

8 em- 24,2 %

HS kể đúng diễn
biến, trình tự câu
chuyện,
câu
chuyện có đầu có
cuối, nhưng chưa
biết kết hợp nét
mặt điệu bộ, chỉ

dừng lại ở mức độ
thuộc truyện. Chưa
biết trao đổi về nội
dung, ý nghĩa câu
chuyện.
5 em- 15,1 %

4B

20 em- 60,7 %

8 em- 24,2 %

5 em- 17.7 %

4C

23 em - 69.7 %

4 em- 12,1 %

6 em- 18,2 %

4D

20 em- 60,7 %

8 em- 24,2 %

5 em- 15,1 %


Lớp

Về phía mình, tôi cũng nắm được khá chắc các phương pháp dạy học các
kiểu bài kể chuyện, chủ động hơn trong các giờ lên lớp, khiến cho mỗi tiết kể
chuyện diễn ra nhẹ nhàng, tự tin, hiệu quả


Phần 3 : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :
1. Kết luận:
- Qua quá trình nghiên cứu nội dung chương trình SGK Tiếng Việt lớp 4, tìm
hiểu thực trạng dạy và học kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trong phân môn
Kể chuyện, tôi nhận thấy rằng phân môn Kể chuyện theo chương trình mới có
tính thiết thực cao, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, thúc đẩy, kích
thích HS có thói quen đọc sách báo, xây dựng văn hoá đọc cho giới trẻ. Song
dù sao, để tìm ra cách dạy phù hợp với đối tượng HS mỗi vùng miền, mỗi địa
phương, với từng đề bài cụ thể, đòi hỏi người thầy phải nắm vững mạch kiến
thức sáng tạo, linh hoạt, làm chủ được phương pháp dạy học tích cực hoá các
hoạt động của HS
Trong quá trình dạy học phân môn kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 năm
học vừa qua, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm dạy học hiệu quả, đó là:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà chu đáo.
- Giúp học sinh nắm vững cách kể chuyện hay, dành nhiều thời gian cho học
sinh được thực hành, giúp các em tự nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm cho
bản thân trong những giờ kể chuyện sau.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tìm hiểu và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, rút
ra được bài học từ nội dung câu chuyện.
2. Kiến nghị:
a. Đối với đồng nghiệp:
- Thường xuyên đọc sách báo để làm tăng vốn truyện của mình.

- Áp dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, tránh máy móc rập khuôn,
không phải bài kể chuyện nào ở kiểu này đều có yêu cầu giống nhau.
- Ở lớp 4 nhiều đề bài khó và trừu tượng, xa lạ, GV cần cụ thể hoá đề bài, phân
tích kĩ gợi ý 1, tìm những cách giảm khó cho HS mà vẫn đạt được yêu cầu của
giờ học.
- Có kế hoạch xây dựng tủ sách ở lớp mình, có những cách kích thích trẻ ham đọc
sách.
- Khi HS kể hãy tạo cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, đừng nặng về soi xét câu
từ, mà cái chính là HS chọn truyện đúng chủ đề, tự nhiên khi kể.
- Giờ học tiết này thành công hay không là ở khâu chuẩn bị ở HS. Chính vì vậy,
ngay tiết kể chuyện trước GV cần giao việc rõ ràng.
b. Đối với BGH:
- Tăng cường bổ sung sách báo, truyện thiếu nhi trong thư viện nhà trường.
- Nên tổ chức các cuộc thi kể chuyện để kích thích khả năng đọc của các em.
- Nên có những buổi sinh hoạt chuyên môn bàn sâu về cách rèn kĩ năng kể
chuyện cho học sinh hoặc thảo luận để điều chỉnh nội dung tài liệu học tập.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình dạy học
phân môn kể chuyện (kể chuyện đã nghe, đã đọc). Hi vọng nó sẽ là một
phương pháp hữu hiệu bên cạnh các phương pháp đã được sử dụng nhiều từ
trước đến nay, giúp cho tôi trong quá trình dạy học tiếp theo đạt được nhiều
kết quả tốt hơn.


Sáng kiến kinh nghiệm của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Tôi mong được sự góp ý chân thành từ các bạn đồng
nghiệp để giúp tôi tiến bộ hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 18 tháng 03 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
ĐƠN VỊ

không sao chép nội dung của người khác

Nguyễn Thị Phương

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI....................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................2
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................................3


II. THỰC TRẠNG..............................................................................................4
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ
ĐỌC Ở LỚP 4.....................................................................................................6
1. Thực hiện tốt và có sáng tạo..........................................................................6
2. Tổ chức tốt các hình thức.............................................................................10
3. Thực nghiệm..................................................................................................12
4. Kết quả...........................................................................................................13
5. Hiệu quả.........................................................................................................14
Phần 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ



×