Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học tốt phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.02 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5
PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA
ĐỂ HỌC TỐT PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Người thực hiện: Phạm Thị Na
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoa Lộc
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt


THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4


3
3.1
3.2

NỘI DUNG
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm
Các giải pháp đã sử dụng để giúp học sinh phân biệt
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
4

6
18
19
19
19


1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là: “Nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung
học cơ sở.”[1]. Giáo dục Tiểu học tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ
sở ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành người công dân
tốt trong giai đoạn mới. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy tiếng
Việt là dạy học thông qua giao tiếp. Các hoạt động giao tiếp, đặc biệt giao
tiếp bằng ngôn ngữ là công cụ cực mạnh để học sinh tiếp cận, rèn luyện và
phát triển khả năng sử dụng từ tiếng Việt. Do đó, việc đưa học sinh vào các
hoạt động học tập trong giờ tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm, chú
ý. Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một
trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ.
Ở Tiểu học, Luyện từ và câu là phân môn có vị trí rất quan trọng trong
việc sản sinh lời nói và tạo câu. Các em muốn nói đúng, viết đúng thì phải
nắm vững kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp tiếng Việt. Người ta thường nói
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng như vậy. Nhờ
có điều đó mà tiếng mẹ đẻ của chúng ta trở nên phong phú và uyển chuyển vô
cùng. Trong đó, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, vai trò của từ trong hệ
thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng của việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Nếu
như không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ như một công cụ
giao tiếp được. Vì vậy, giúp học sinh Tiểu học nắm vững lí thuyết cũng như kĩ

năng nắm nghĩa, sử dụng từ là rất quan trọng. Trong chương trình môn Tiếng
Việt lớp 5, nội dung nghĩa của từ được tập trung biên soạn có hệ thống trong
phần Luyện từ và câu. Vấn đề từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được bắt đầu
đưa vào chương trình Tiểu học ở lớp 5 với 4 tiết (tuần 5 một tiết, tuần 7 hai
tiết, tuần 8 một tiết). Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một vấn đề khá phức
tạp, dễ nhầm lẫn. Nhiều năm liền, trong quá trình dạy học, tôi thường nhận
thấy các em học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng
nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa thì các em bắt đầu có sự nhầm lẫn. Khả năng phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học
sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác.Vậy làm thế nào để thực hiện
tốt mục tiêu của môn học? Điều này đòi hỏi người thầy phải biết vận dụng
linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
khả năng sử dụng ngôn ngữ và tâm lí lứa tuổi học sinh để giờ học diễn ra nhẹ
nhàng mà hiệu quả. Mặt khác, trong đơn vị cũng chưa có giáo viên nào
nghiên cứu để viết ra kinh nghiệm ở nội dung này. Qua nhiều năm dạy lớp 5,
tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về cách hướng dẫn học sinh phân biệt từ
đồng âm với từ nhiều nghĩa. Vì thế, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm: ‘Một
số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
để học tốt phân môn Luyện từ và câu”
1


1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Để giúp chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của việc dạy phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa.
- Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng moät cách nhẹ nhàng nhưng khắc sâu
kiến thức, trên cơ sở đó nâng cao được chất lượng học môn Tiếng Việt cho
học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu nội dung bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Tìm ra biện
pháp giúp học sinh lớp 5 luyện tập phân biệt, sử dụng về từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa tại Trường Tiểu học Hoa Lộc .
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu: Đọc phân tích các tài liệu dạy học liên quan đến từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa như: SGK, SGV Tiếng Việt 5, một số tài liệu tham
khảo liên quan để đưa ra một số giải pháp giúp học sinh phân biệt, sử dụng
đúng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
2. Phương pháp điều tra thực tế:
- Trao đổi với đồng nghiệp trong khối 5.
- Dự giờ đánh giá.
- Khảo sát chất lượng học sinh bằng phiếu học tập.
3. Dạy thực nghiệm:
- Dạy bài khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Luyện tập phân biệt, sử dụng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Thống kê phân loại kết quả sau thực nghiệm.

2- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2


2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình phát triển của trẻ, giao tiếp là một điều không thể thiếu.
Trẻ giao tiếp với cha mẹ, với thầy cô, với bạn bè. Trẻ thể hiện những suy
nghĩ, kiến thức của mình thông qua việc nói hoặc viết. Chính vì vậy, việc
nhận biết và sử dụng đúng từ ngữ là hết sức quan trọng. Điều này không chỉ
giúp các em thể hiện đúng, đầy đủ và hay ý tưởng của mình mà còn làm cho
người đọc, người nghe hiểu được điều các em muốn thông báo. Ngoài ra nó
còn giúp cho suy nghĩ của trẻ ngày càng sâu sắc và có hệ thống. Như ta đã
biết từ là yếu tố quan trọng để tạo câu, câu là một yếu tố quan trọng góp phần

hình thành kiến thức và thể hiện kiến thức một cách có hệ thống cho học sinh.
Nên việc giúp học sinh nhận biết và sử dụng đúng từ là một vấn đề hết sức
quan trọng.
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục 1997): Từ đồng âm là những từ
trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Ví dụ:
đường1 (đường tàu Thống Nhất); đường2 (mua một cân đường); sao1 (ông sao
trên trời); sao2 (sao anh lại làm như thế); sao3 (đi sao giấy khai sinh); sao4
(sao thuốc nam)…[2]
Hiện tượng đồng âm nói chung thường xuất hiện ở những đơn vị có kích
thước vật chất không lớn, tức là có thành phần phần ngữ âm không phức tạp.
Vì vậy, thường chỉ có đồng âm giữa từ với từ là chủ yếu. Còn đồng âm giữa
từ với cụm từ hoặc cụm từ với cụm từ thì rất hiếm hoi. Mỗi hiện tượng đồng
âm ở những cụm từ như vậy chỉ lập thành được từng cặp mà thôi. Trong khi
đó các từ trong một nhóm từ đồng âm có thể là hai, ba hoặc dăm bảy từ. Thậm
chí nhiều hơn nữa. Hiện tượng từ đồng âm có mặt trong ngôn ngữ là một tất
yếu vì số lượng âm thanh mà con người phát ra được và dùng làm vỏ ngữ âm
cho các từ, dù có nhiều đến mấy cũng chỉ có giới hạn của nó.
Cũng theo các nhà nghiên cứu tiếng Việt: Từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa)
là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau
của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Hiện tượng từ đa nghĩa được quan sát thấy ở hầu hết các ngôn ngữ trên thế
giới. Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ
dịch chuyển bằng hai chi dưới (Tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp
anh ấy.) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không
kịp nói lời trăng trối.).
Có thể định nghĩa về từ đa nghĩa như sau: Từ đa nghĩa là những từ có một
số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng,
hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ: Động từ che trong tiếng Việt có hai nghĩa. Động từ ăn có 6 nghĩa...

(Từ điển Tiếng Việt 2005- Nguyễn Văn Xô- Nhà xuất bản Thanh niên) [3].
Chúng là các từ đa nghĩa. Với tư cách là đơn vị định danh, từ đa nghĩa cho ta
thấy rằng: Từ có thể di chuyển từ chỗ gọi tên cho đối tượng này sang gọi tên
cho đối tượng khác, từ chỗ có nghĩa này, có thể có thêm nghĩa khác:
3


→ Đối tượng 1 —
Nghĩa 1
→ Đối tượng 2 —
Nghĩa 2
Từ →
(...)
→ Đối tượng n

Nghĩa n
Sự "di chuyển" đó có nguyên nhân ở nhận thức của người bản ngữ và tính
chất tiết kiệm trong ngôn ngữ. Hai nhân tố này tác động và ảnh hưởng lẫn
nhau đã dẫn đến việc tạo lập từ đa nghĩa của từ vựng.
Các nghĩa của từ đa nghĩa được xây dựng và tổ chức theo những cách
thức, trật tự nhất định. Vì vậy, người ta cũng có thể phân loại chúng. Có nhiều
cách phân loại, nhưng thường gặp nhất là: Nghĩa gốc – Nghĩa chuyển (nghĩa
phát sinh). Nghĩa gốc được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ
sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác.
Ví dụ :Với từ chân : (1) Bộ phận thân thể của người (động vật) ở phía dưới
cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ; (2) Cương vị, phận sự
của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức (có chân trong ban
quản trị),…
Nghĩa (1) của từ chân ở đây là nghĩa gốc. Từ nghĩa (1) người ta xây dựng
nên các nghĩa khác của từ này bằng những con đường, cách thức khác nhau.

Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do, và có thể được nhận ra
một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác. Nghĩa phát sinh là nghĩa
được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có
lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ. Nghĩa (2) của từ chân vừa nêu là
một ví dụ về nghĩa phát sinh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a- Thuận lợi:
- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho việc tiếp thu các đợt tập huấn, chuyên đề.
Đội ngũ giáo viên trong tổ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết
với nghề.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập; giáo viên có tài liệu để
nghiên cứu, tham khảo như các tập san, sách bồi dưỡng,…
- Phần lớn học sinh ngoan, chăm học, được phụ huynh quan tâm.
- Nhà trường đủ cơ sở vật chất cho học 2 buổi trên ngày, nên các em có điều
kiện được thầy cô củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức.
b- Khó khăn:
* Về phía học sinh:
Hầu hết các học sinh lớp 5 khi học tiết Luyện từ và câu về từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa đều gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể:
- Khó khăn về việc giải nghĩa từ. Các em thường hiểu sai nghĩa của từ hoặc
hiểu chưa đầy đủ.
- Việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn mơ hồ, lúng túng.
- Việc phân biệt nghĩa chuyển và nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa ở một số em
còn chưa chính xác.
4


- Việc đặt câu có sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (với các nghĩa cho
trước) nhiều khi chưa chính xác, chưa hay, chưa đúng với nét nghĩa yêu cầu.
* Về nội dung chương trình:

+ Từ đồng âm: Các em được học một tiết về từ đồng âm ở tuần 5. Trong tiết
này, các em được học khái niệm về từ đồng âm, các bài tập chủ yếu giúp học
sinh phân biệt về nghĩa của từ đồng âm, đặt câu với từ đồng âm. Tiết dùng từ
đồng âm để chơi chữ đã được giảm tải. Như vậy về thời lượng còn quá ít,
chưa có tiết luyện tập.
+ Từ nhiều nghĩa: Từ nhiều nghĩa được dạy trong 2 tiết ở tuần 7 và một tiết ở
tuần 8. Học sinh được học về khái niệm từ nhiều nghĩa. Các bài tập chủ yếu là
phân biệt từ mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển, đặt câu để phân biệt nghĩa, nêu
các nghĩa khác nhau của một từ. Thời lượng còn rất ít so với nội dung kiến
thức khó này.
* Về phía giáo viên :
Trong quá trình dạy các tiết học này, phần lớn giáo viên đã làm tốt vai trò
tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức, song do thời lượng quá ít nên
không có thời gian giúp học sinh phân biệt về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Khả năng lấy thêm ví dụ ngoài sách giáo khoa ở nội dung này đưa vào để
giảng thêm cho học sinh hiểu sâu cũng là một hạn chế đối với nhiều giáo viên.
c- Kết quả khảo sát:
Ngay sau khi dạy phần từ đồng âm và từ nhiều nghĩa xong (khi chưa được
luyện tập nhiều), tôi đã tiến hành khảo sát lớp 5A.
Năm học 2016- 2017 (Thời điểm là tháng 10/2016)
Điểm 9-10

số
34
34

Điểm 7-8

Điểm 5-6


Điểm dưới Ghi
5
chú

Nội dung
Từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa
Tiếng Việt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

3

8,8

15


41,1

11

32,4

5

14,7

5

14,7

17

50

10

29,4

2

5,9

Năm học 2017- 2018 (Thời điểm là tháng 10/2017)
Điểm 9-10


số
32
32

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới Ghi
5
chú

Nội dung
Từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa
Tiếng Việt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL


TL

3

9,4

13

40,6

13

40,6

3

9,4

6

18,8

15

46,9

10

31,2


1

3.1

Qua khảo sát, tôi nhận thấy kết quả chưa tốt lắm và chủ yếu sai sót rơi vào
kiến thức về nghĩa của từ. Vậy làm thế nào để giúp các em học tốt phần này
5


hơn đó là điều mà tôi trăn trở rất nhiều. Nó thôi thúc tôi suy nghĩ tìm biện
pháp để giúp học sinh có thể nắm vững hơn kiến thức về từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa
2.3.1.Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa còn khó khăn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh khó khăn trong việc phân biệt
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa song phải kể đến các nguyên nhân sau đây:
+ Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức giống nhau, đọc giống
nhau, viết cũng giống nhau chỉ khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ 1:
Từ đồng âm “bàn” (1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn công việc” xét
về hình thức ngữ âm thì hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì hoàn toàn khác
nhau: “bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân, đồ dùng đi
kèm với ghế (đồ nội thất), “bàn”(2) là động từ chỉ sự trao đổi ý kiến.
Ví dụ 2:
Từ nhiều nghĩa: “bàn”(1) trong “cái bàn” và “bàn”(2) trong “bàn phím”.
Hai từ “bàn” này, về hình thức ngữ âm hoàn toàn giống nhau còn nghĩa thì
“bàn”(1) là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, có chân, đồ dùng để đi kèm

với ghế (đồ nội thất); “bàn”(2) là bộ phận tập hợp các phím trong một số loại
đàn hoặc máy tính.
+ Nhiều khi học sinh chưa phân biệt đúng nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ
nhiều nghĩa.
Từ nguyên nhân trên, làm thế nào để học sinh phân biệt được từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa? Theo tôi, mấu chốt của vấn đề là cả GV và HS cần phải
hiểu bản chất kiến thức. Từ đồng âm là nhiều từ đọc giống nhau nhưng nghĩa
hoàn toàn khác nhau. Nghĩa các từ trong văn cảnh đều là nghĩa gốc (còn gọi
là nghĩa chính hay nghĩa đen). Còn từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có một
nghĩa gốc còn các nghĩa khác là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa gốc. Trở
lại ví dụ ở trên, trong Ví dụ 1 “bàn” trong “cái bàn” và “bàn” trong “bàn công
việc” đều mang nghĩa gốc, Ví dụ 2 “bàn” trong “cái bàn” mang nghĩa gốc còn
“bàn” trong “bàn phím” mang nghĩa chuyển. Làm thế nào để HS phân biệt
được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ? Giáo viên cần lưu ý học sinh: các từ
mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa nhưng phải bằng cách diễn giải; còn phần
nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu nghĩa bằng cách thay thế bằng một từ
khác (mang nghĩa phụ).
Ví dụ: Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2).
Ta thấy rằng: “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển vì “xuân” có thể thay
thế bằng “tươi đẹp”.
Để khắc phục được những nguyên nhân kể trên, tôi xin đưa ra một vài
hướng giải quyết như sau.
6


2.3.2. Nghiên cứu phương pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
a- Giúp học sinh nắm vững khái niệm.
* Từ đồng âm: Là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
(SGK Tiếng Việt 5 tập 1- trang 51)[4].

Ví dụ: đồng trong tượng đồng (chỉ kim loại có màu đỏ nâu, có ánh kim);
đồng trong một nghìn đồng (chỉ đơn vị tiền tệ Việt Nam); đồng trong cánh
đồng (chỉ khoảng đất rộng để cày cấy, trồng trọt). 3 từ đồng này đọc giống
nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau nên chúng là từ đồng âm; bò trong
kiến bò (chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền bằng cử động
của toàn thân hoặc những cái chân ngắn); bò trong trâu bò (chỉ loài động vật
nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt,
sữa), 2 từ bò này cũng là từ đồng âm,...
- Đây là kiến thức cô đọng, súc tích nhất dành cho học sinh Tiểu học ghi nhớ,
vận dụng khi làm bài tập thực hành.
- Đối với giáo viên Tiểu học, cần chú ý thêm: Từ đồng âm được nói tới trong
sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gồm cả từ đồng âm ngẫu nhiên (nghĩa là có 2 hay
hơn 2 từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, trùng nhau nhưng giữa
chúng không có mối quan hệ nào, chúng vốn là những từ hoàn toàn khác
nhau) như trường hợp “câu” trong “câu cá” và “câu” trong “đoạn văn có 5
câu” là từ đồng âm ngẫu nhiên và cả từ đồng âm chuyển loại (nghĩa là các từ
giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa, đây là kết quả
của hoạt động chuyển hóa từ loại của từ).
Ví dụ:
+ cày (danh từ): cái cày
+ cày (động từ): cày ruộng
+ thịt (danh từ): miếng thịt
+ thịt (động từ): làm thịt con gà
- Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế: do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay,
bọn bay, cái bay), do chuyển nghĩa quá xa mà thành (món quà, ăn quà), do từ
vay mượn trùng với từ có sẵn (đầm sen- bà đầm; la mắng- nốt la; giảm sútsút bóng), ….
Trong giao tiếp cần chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của
từ hoặc dùng với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Từ đồng âm thường
được sử dụng trong các hiện tượng chơi chữ rất đặc biệt, tạo ra nhiều cách
hiểu thú vị. Tuy nhiên phần này hơi trừu tượng đối với học sinh Tiểu học nên

đã được giảm tải.
*Từ nhiều nghĩa: Là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
(SGK- Tiếng Việt 5 tập 1- trang 67)[4].
Ví dụ: Bé có khuôn mặt rất xinh (nghĩa gốc); Mặt ao lăn tăn gợn sóng (nghĩa
chuyển)
Một từ có khả năng gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái
niệm thì từ đó là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa ấy có quan hệ mật thiết với nhau.
Ta có thể so sánh từ nhiều nghĩa với từ một nghĩa. Từ nào là tên gọi của một
7


s vt hin tng, biu t mt khỏi nim thỡ ú l t mt ngha. Vớ d: ghi
ụng (b phn tay cm ca cỏi xe p),... T no l tờn gi ca nhiu s vt,
hin tng, biu th nhiu khỏi nim thỡ t y l t nhiu ngha. T ch gi
tờn s vt, tớnh cht, hnh ng ny (ngha 1) chuyn sang gi tờn s vt, tớnh
cht hnh ng khỏc (ngha2). Quan h a ngha ca t ny sinh t ú.
Vớ d: Qu cam (b phn ca cõy c hỡnh thnh t bu nhy hoa- ngha
gc); qu tim, qu i, qu t (nhng vt cú hỡnh dng ging qu- ngha
chuyn).
Nh vy mun phõn tớch c ngha ca t a ngha, trc ht phi miờu
t tht y cỏc nột ngha gc ca t. Ngha ca t c phỏt trin thng
da trờn cỏc c s sau:
- Da vo s ging nhau v hỡnh dỏng gia cỏc s vt hin tng.
Vớ d: tai (ngi)- tai (m); mi (ngi)- mi (thuyn)- mi (dao)
- Da vo chc nng ca s vt, hin tng:
Vớ d: n (cm) - n (tu vo cng n than); ct (c) - ct (t quan h)
- Da vo tỏc ng ca cỏc s vt i vi con ngi:
Vớ d: au (chõn) au (lũng).
- Da trờn quan h gia b phn v ton th:

Vớ d: chõn (au) chõn (cú chõn trong bnh vin); mt (khuụn mt) mt (cú mt ỳng gi).
- Da trờn quan h gia vt cha vi cỏi c cha:
Vớ d: nh (ngụi nh) nh (nh nghốo) nh (nh tụi cú 4 ngi); (cỏi) cccc nc (ung mt cc nc).
i vi hc sinh lp 5 ta cha yờu cu hc sinh nm vng cỏc thnh phn
ngha ca t, cỏch thc chuyn ngha ca t nhng hc sinh cn phi gii
ngha c mt s t thụng qua cỏc vn cnh c th, xỏc nh c ngha
gc, ngha chuyn ca t, phõn bit c t ng õm vi t nhiu ngha.
b. Nm vng phơng pháp dạy từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa
* Bi hc v t ng õm v t nhiu ngha l loi bi khỏi nim. Giỏo viờn
t chc cỏc hỡnh thc dy hc gii quyt cỏc bi tp phn nhn xột, giỳp
hc sinh phỏt hin cỏc hin tng v t cỏc bi tp, t ú rỳt ra c nhng
kin thc v t ng õm v t nhiu ngha. Bc tip theo giỏo viờn tng hp
kin thc nh ni dung phn ghi nh. n õy, nu l hc sinh cú nng lc
giỏo viờn cú th cho cỏc em ly vớ d v hin tng ng õm, nhiu ngha
giỳp cỏc em nm sõu v chc phn ghi nh. Chuyn sang phn luyn tp, giỏo
viờn tip tc t chc cỏc hỡnh thc dy hc giỳp hc sinh gii quyt cỏc bi
tp phn luyn tp. Sau mi bi tp, giỏo viờn li cng c, khc sõu kin thc
liờn quan n ni dung bi hc, liờn h thc t v liờn h ti cỏc kin thc ó
hc ca phõn mụn Luyn t v cõu núi riờng v tt c cỏc mụn hc núi chung.
Trong quỏ trỡnh dy hc cỏc bi v t ng õm, t nhiu ngha, giỏo viờn cn
s dng dựng dy hc nh tranh nh minh ha, mỏy trỡnh chiu hoc t
in nhm giỳp hc sinh d dng phõn bit ngha ca t.
8


Tóm lại khi dạy khái niệm về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cần thực hiện
theo quy trình các bước:
- Cho học sinh nhận biết ngữ liệu để phát hiện những dấu hiệu bản chất của từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.

- Học sinh nêu các đặc điểm của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và rút ra định
nghĩa.
- Luyện tập để nắm khái niệm trong ngữ liệu mới.
Việc dạy hai bài học trên cũng tuân theo nguyên tắc chung khi dạy Luyện
từ và câu là vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học như:
- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp luyện tập thực hành
- Hình thức học cá nhân
- Thảo luận nhóm
- Tổ chức trò chơi
* Đối với các tiết dạy luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, giáo viên chủ
yếu thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học để giúp học sinh củng cố,
nắm vững kiến thức, nhận diện, đặt câu, xác định đúng nghĩa…
+ Yêu cầu học sinh hiểu và nắm ghi nhớ để vận dụng.
+ Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của các từ phát âm giống nhau.
Điều đặc biệt của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là phát âm giống nhau (nói
đọc giống nhau, viết cũng giống nhau). Ta thấy rõ ràng là “thành”(1) trong
“tường thành”, “thành”(2) trong “thành trì của cách mạng” và “thành”(3) trong
“lễ lạt lòng thành” đều phát âm giống nhau, viết giống nhau. Vậy mà
“thành”(1) , “thành”(2) với “thành”(3) có quan hệ đồng âm, còn “thành”(1) và
“thành”(2) lại có quan hệ nhiều nghĩa.
Để có được kết luận trên đây, trước hết học sinh phải hiểu rõ nghĩa của
các từ “thành”(1), “thành”(2), “thành”(3) là gì?
- “Thành”(1): Công trình xây đắp bao quanh để bảo vệ một khu vực dân cư
hoặc nhà cửa,….
- “Thành”(2): Cái nền tảng, cơ sở vững chắc cho cái khác tồn tại và phát triển.
- “Thành”(3): Chân thành.
Để có thể giải nghĩa chính xác các từ “thành” như trên, các em phải có vốn

từ phong phú, có vốn sống. Vì vậy trong dạy học tất cả các môn, giáo viên
luôn chú trọng trau dồi, tích lũy vốn từ cho học sinh, nhắc học sinh có ý thức
tích lũy cho mình vốn sống và yêu cầu mỗi học sinh phải có được một cuốn từ
điển Tiếng Việt, biết cách tra từ điển Tiếng Việt đồng thời nắm được một số
biện pháp giải nghĩa từ.
Tiếp đó, học sinh căn cứ vào định nghĩa, khái niệm về từ đồng âm, từ
nhiều nghĩa để xác định mối quan hệ giữa các từ “thành”.
Xét nghĩa của các từ “thành” trên ta thấy: Từ “thành”(1), “thành”(2) với từ
“thành”(3) có nghĩa hoàn toàn khác nhau không liên quan đến nhau – kết luận
9


các từ thành này có quan hệ đồng âm. Từ “thành”(1) và từ “thành”(2) có mối
quan hệ mật thiết về nghĩa trên cơ sở nghĩa của từ “thành”(1) chỉ công trình
xây đắp bao quanh để bảo vệ, ta suy ra nghĩa của từ “thành”(2) cơ sở vững chắc
cho cái khác tồn tại và phát triển . Như vậy từ “thành”(1) là nghĩa gốc, còn từ
“thành”(2) là nghĩa chuyển – kết luận “thành”(1) và “thành”(2) có quan hệ nhiều
nghĩa với nhau.
2.3.3. Dựa vào yếu tố từ loại để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa:
Nếu trong quá trình học tập mà các em gặp một yếu tố nào đó giống
nhau về âm, khác nhau về từ loại thì chắc chắn đó là hiện tượng đồng âm.
Ví dụ: cao (danh từ) Sao Vàng là sản phẩm chất lượng cao (tính từ). Đây là
trường hợp dễ nhận diện.
Trường hợp giống nhau về âm nhưng cùng từ loại thì phải vận dụng biện
pháp giải nghĩa từ trong văn cảnh đồng thời xem xét các từ đó có mối quan hệ
về nghĩa hay không để tránh nhầm lẫn từ đồng âm với từ nhiều nghĩa hoặc
đồng nghĩa. dạng này khi ra đề giáo viên phải đặt từ vào văn cảnh cụ thể.
Ví dụ: chơi cờ (một môn thể thao) – cá cờ (tên một loại cá). Hai từ cờ này
đều là danh từ nhưng chỉ có quan hệ về âm, không có quan hệ về nghĩa nên là

từ đồng âm.
Hiện tượng từ đồng âm cùng từ loại như trên học sinh rất dễ nhầm lẫn với
từ nhiều nghĩa. Vì hầu hết các từ nhiều nghĩa đều cùng từ loại. Ví dụ: đi bộ
(rời chỗ bằng chân), đi công tác (di chuyển đến nơi khác để làm nhiệm vụ
hoặc công việc), đi tất (mang, xỏvào chân), đi ô tô (di chuyển bằng phương
tiện)- đều là động từ; bạn cao quá (chiều thẳng đứng trên mức trung bình),
chất lượng cao (tốt hơn mức bình thường), tài trí cao (giỏi hơn người)- đều là
tính từ,...
Vậy khi gặp những từ ngữ có âm giống nhau thì các em chưa vội phán
quyết đó là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa và phải xét thật kĩ về nghĩa xem
chúng có liên quan gì đến nhau không.
Ví dụ: Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây có quan hệ với nhau như thế
nào?
a- Đánh cờ, đánh trận, đánh đàn.
b- Xanh rì, xanh đậm, xanh lam.
c- Thi đậu, xôi đậu, ruồi đậu.
d- Tinh hoa, hoa văn.
e- Đường hoàng, học đường.
Xét về từ loại thì ở nhóm a các từ đánh đều là động từ, về nghĩa thì nghĩa
của các từ này có quan hệ với nhau (đều tác động đến một sự vật khác làm
cho sự vật đó thay đổi) nên chúng là từ nhiều nghĩa. Các từ xanh trong nhóm
b đều là tính từ nhưng chúng có quan hệ đồng nghĩa vì cùng chỉ về các màu
xanh khác nhau- đồng nghĩa không hoàn toàn. Các từ đậu trong nhóm c có
quan hệ đồng âm với nhau: (thi) đậu (động từ- trúng tuyển), (xôi) đậu (danh
từ- chỉ một loại hạt dùng để ăn), (ruồi) đậu (Động từ- chỉ hoạt động dừng
10


chân)- các nghĩa này không có liên quan đến nhau. Xét nhóm d, (tinh) hoa
(danh từ - chỉ phần tinh tuý tốt đẹp), hoa (văn) (danh từ- chỉ nét vẽ đẹp trang

trí trên đồ gốm, sứ), hai từ này đều nói về cái đẹp nên nó là từ nhiều nghĩa.
Xét nhóm e, đường (hoàng) (tình từ- chỉ chín chắn, lịch sự, rõ ràng không có
gì giấu giếm), (học) đường (danh từ- chỉ trường học), hai từ này không có
quan hệ về nghĩa nên nó là hai từ đồng âm.
2.3.4. Tìm ra dấu hiệu chung để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa:
Sau các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, cho học sinh thảo luận
nhóm tìm ra điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Các em đã
tìm được kết quả như sau:
Từ đồng âm
Từ nhiều nghĩa
- Là hai hoặc nhiều từ có cùng hình - Là một từ nhưng có nhiều nghĩa.
thức ngữ âm.
- Các nghĩa hoàn toàn khác biệt - Các nghĩa có mối liên quan với
nhau.
nhau.
- Không có sự chuyển nghĩa.
- Có sự chuyển nghĩa.
Nhờ có điều này mà học sinh nhận ra dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa một cách dễ dàng.
2.3.5. Nghiên cứu và tập hợp các bài tập về từ đồng âm và từ nhiêu nghĩa.
Phần bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có rất nhiều. Sau đây tôi xin
trình bày một số dạng điển hình:
Dạng1: Phân biệt nghĩa của từ:
+ Đối với từ đồng âm:
Ví dụ: * Hãy phân biệt nghĩa của từ đồng âm in nghiêng trong từng cụm từ
sau:
a- Đậu tương - đất lành chim đậu- thi đậu.
b- Bò kéo xe - hai bò gạo - cua bò lổm ngổm.
c- sợi chỉ- chiếu chỉ- chỉ đường- một chỉ vàng.
Đối với dạng này, trước hết giáo viên cần giúp học sinh hiểu phân biệt

nghĩa có nghĩa là phải nêu nghĩa của từ đó trong câu văn. Giáo viên giúp học
sinh hiểu nghĩa của của các từ đồng âm trong từng trường hợp. Chẳng hạn:
Bò kéo xe (gia súc nuôi để làm sức kéo hoặc lấy thịt)- hai bò gạo (đơn vị đo
lường) - cua bò lổm ngổm (hoạt động di chuyển bằng chân, bụng tiếp giáp với
mặt đất). Từ đó học sinh thấy được các nghĩa này không có sự liên quan.
*Hãy phân biệt nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các câu sau và cho
biết các từ ngữ đó có quan hệ với nhau như thế nào?
a- Hàng bán nước1 nhưng không bán nước2.
b- Quán ngăn gian1 cốt để ngăn gian2.
c- Trọng tài1 trọng tài2 vận động viên, vận động viên động viên trọng tài.[5]
Đây là một bài tập khó nhưng tương đối thú vị. Tương tự như trên thì học
sinh cũng phải nêu được nghĩa trong mỗi trường hợp: bán nước1 chỉ bán đồ
uống giải khát, bán nước2 chỉ sự phản bội tổ quốc; ngăn gian1 chỉ chia thành
các gian phòng khác nhau có bức vách ngăn, ngăn gian2 chỉ việc đề phòng kẻ
11


gian; trọng tài1 chỉ người điều khiển trận đấu, trọng tài2 có nghĩa là coi trọng
tài năng. Các từ trên có quan hệ đồng âm với nhau.
+ Đối với từ nhiều nghĩa:
Ví dụ : * Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp dưới đây và
chia thành 2 loại nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a- Đứng: hãy đứng1 lên, trời đứng2 gió, công nhân đứng3 5 máy một lúc.
b- Chín: quả chín1 mọng, nghĩ chín2 rồi hãy nói, ngượng chín3 cả người.
Đối với dạng này giáo viên cũng giúp học sinh nêu nghĩa của các từ trên
trong từng trường hợp rồi chia ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Ví dụ: Đứng1 chỉ
hoạt động dừng chân tại chỗ ở tư thế thẳng của người (động vật)- nghĩa gốc;
đứng2 chỉ ngừng chuyển động- nghĩa chuyển; đứng3 chỉ điều khiển ở tư thế
đứng - nghĩa chuyển. Các nghĩa này đều có liên quan mật thiết với nhau, cùng
mang một nét nghĩa ở yên một chỗ nên nó là từ nhiều nghĩa.

* Đọc câu sau và cho biết nghĩa của hai từ sinh đứng ở đầu dòng có gì khác
với nghĩa của hai từ sinh đứng ở cuối dòng.
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông.[5]
Đây cũng là một bài tập khó khá thú vị. Giáo viên giúp học sinh hiểu
nghĩa của từng trường hợp và xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển: Hai từ sinh
đứng ở đầu câu có nghĩa là đẻ - nghĩa gốc; hai từ sinh đứng ở cuối câu có
nghĩa là tạo ra, mang lại một ‘giá trị” mới cho một người nào đó – nghĩa
chuyển. Câu này được hiểu là có con thì mới có người gọi là cha, khi đó mới
được làm cha, có cháu thì mới có người gọi là ông và khi đó mới được làm
ông.
Dạng 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa: Ta có
thể đưa ra các bài tập sau:
+ Đối với từ đồng âm:
Ví dụ 1 : Em hãy đặt câu để phân biệt các từ đồng âm sau: bàn, cờ, nước.[4]
Với bài tập này, giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của đề và gợi ý các
em có thể đặt 1 câu xuất hiện 2 từ đồng âm hoặc 2 câu, mỗi câu xuất hiện một
từ đồng âm. Chẳng hạn:
- Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn công việc.
- Mời các bác ngồi vào bàn để họp. Bố mẹ đang bàn tính chuyện sắm tết.
Sau mỗi bài tập, giáo viên cho học sinh nhận xét về đúng sai, học sinh
nêu nghĩa của mỗi từ bàn trên để thấy rằng các nét nghĩa đó không có sự liên
quan và đó là các từ đồng âm. Nếu có trường hợp nhầm sang từ nhiều nghĩa
thì giáo viên phải giải thích, để học sinh nhận ra chỗ sai.
Ví dụ 2: Đặt câu để từ hay được sử dụng với các nét nghĩa sau:
- giỏi (thú vị) :...............................................................................................
- biết:.............................................................................................................
- hoặc:...........................................................................................................
- thường xuyên:............................................................................................[6]
12



Sau khi cho học sinh làm bài cá nhân, thì ta cho học sinh lên bảng trình bày
để vừa củng cố kiến thức về từ, vừa củng cố kiến thức về câu.
Chẳng hạn: Bạn ấy hát rất hay. (giỏi)
Tôi vừa hay tin bác ấy đã trở về. (biết)
Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình. (hoặc)
Tôi hay đến nhà ông bà vào mỗi buổi chiều muộn. (thường xuyên)
+ Đối với từ nhiều nghĩa:
* Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu và nói rõ đó là
nghĩa gốc hay là nghĩa chuyển:
a- Chỉ mùa đầu tiên của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba. (xuân là danh
từ)
b- Chỉ sự trẻ trung, tươi đẹp. (xuân là tính từ)
c- Chỉ một năm. (xuân là danh từ) [7]
Giáo viên có thể cho học sinh tự làm rồi sau đó nhận xét sửa chữa, nếu có
em còn lúng túng, giáo viên giúp các em hiểu rõ hơn về nghĩa của mỗi từ đó.
Khi đưa bài tập trên ra, tôi thấy nghĩa 1 và 2 học sinh hoàn thành dễ dàng
nhưng sang nghĩa thứ 3 thì nhiều em còn nhầm với nghĩa 1, có em lại nhầm
sang nghĩa của từ xuân có nghĩa là tuổi (Bác ấy đã tròn bốn mươi xuân.).
Ví dụ: - Mùa xuân đến, cây cối lại đâm chồi nảy lộc. (nghĩa gốc).
- Bác ấy đã qua tuổi thanh xuân. (nghĩa chuyển)
- Đã ba xuân trôi qua mà anh ấy vẫn chưa trở về. (nghĩa chuyển)
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập, giáo viên nên cho học sinh nhận biết
các nghĩa trên của từ xuân có sự liên quan là đều nói về một cái gì đó mới
mẻ, tươi đẹp nên nó là từ nhiều nghĩa.
* Hãy đặt câu để từ sao có quan hệ là từ đồng âm và từ sao có quan hệ là từ
nhiều nghĩa.
Đây là một yêu cầu kép, mức độ khó của bài tập đã được nâng lên. Trước
khi học sinh làm bài, giáo viên có thể gợi ý, các em phải đặt câu (1 câu hoặc

hai câu) xuất hiện hai từ sao đồng âm và đặt câu (1 câu hoặc 2 câu) để xuất
hiện hai nghĩa của từ sao- từ nhiều nghĩa.
Ví dụ:
Từ đồng âm: - Trên trời có rất nhiều sao1. Bà em đang sao2 chè. (Ta giúp
học sinh hiểu: sao1 chỉ thiên thể trong vũ trụ; sao2 chỉ hoạt động sao tẩm một
chất gì đó. Hai nghĩa này không có liên quan gì đến nhau nên nó là hai từ
đồng âm).
Từ nhiều nghĩa: - Trên trời có rất nhiều sao1. Cô ấy là một ngôi sao2 âm
nhạc. (Ta giúp học sinh hiểu 2 nghĩa của từ sao trên có liên quan ở chỗ là
cùng tỏa sáng- sao1 nghĩa gốc và sao2 nghĩa chuyển- nên nó là từ nhiều
nghĩa).
* Đặt 4 câu có từ ngọt được dùng với 4 nghĩa chuyển khác nhau (Ghi nghĩa
của từ ngọt vào chỗ trống trước khi đặt câu)
(1) ngọt (có nghĩa là...........................................)
Đặt câu: ..........................................................................................................
13


(2) ngọt (có nghĩa là...........................................)
Đặt câu: ..........................................................................................................
(3) ngọt (có nghĩa là...........................................)
Đặt câu: ..........................................................................................................
(4) ngọt (có nghĩa là...........................................)
Đặt câu: ..........................................................................................................[8]
Với bài tập này giáo viên cần lưu ý từ ngọt được dùng theo nghĩa chuyển
và phải nêu được nghĩa chuyển của từ ngọt trước khi đặt câu. Ví dụ: lời nói
dễ nghe (nói ngọt); âm thanh êm tai (đàn ngọt); chỉ độ sắc của dao, kéo (dao
ngọt); Chỉ độ ngọt của đạm (canh xương rất ngọt)
Dạng 3: Phân biệt quan hệ đồng âm, quan hệ nhiều nghĩa:
* Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là

từ nhiều nghĩa:
a- Chín: Lúa ngoài đồng đã chín vàng. Tổ em có chín học sinh.
Nghĩ cho chín rồi hãy nói.
b- Đường: Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. Các chú công nhân đang
chữa đường dây điện thoại. Ngoài đường, mọi người đi lại nhộn nhịp.
c- Vạt:- Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung.
- Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre.
- Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều.[4]
* Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều
nghĩa.
a) Vàng:
- Giá vàng1 trong nước tăng đột biến.
- Tấm lòng vàng2.
- Ông tôi mua một bộ vàng3 lưới mới để chuẩn bị cho mùa đánh bắt hải sản.
b) Bay:
- Bác thợ nề đang cầm bay1 trát tường.
- Sếu giang mang lạnh đang bay2 ngang trời.
- Đạn bay3 rào rào.
- Chiếc áo này đã bị bay4 màu.[7]
Đáp án : vàng1, vàng2 đồng âm với vàng3 ; vàng1 với vàng2 là từ nhiều
nghĩa. Bay1 đồng âm với các từ bay còn lại; bay2 , bay3 , bay4 là từ nhiều
nghĩa.
Dạng 4: Nối từ hoặc cụm từ với nghĩa đã cho:
+ Đối với từ đồng âm:
Nối từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B.
A


B
14


1- Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.

a- Chép lại hoặc tạo ra văn bản mới giống
như bản chính.
2- Sao lá đơn này thành ba bản.
b- Các thiên thể trong vũ trụ.
3-Đồng lúa mới mượt mà làm c- Nêu thắc mắc không biết rõ nguyên
sao!
nhân.
4- Sao ngồi lâu thế?
d- Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên.
+ Đối với từ nhiều nghĩa:
Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy ở cột A
A
1- Bé chạy lon ton trên sân.
3- Đồng hồ chạy đúng giờ.
4- Dân làng khẩn trương chạy lũ.

B
a- Khẩn trương tránh những điều không
hay sắp xảy ra.
b- Hoạt động của máy móc.
c- Sự di chuyển nhanh bằng chân.

Ở dạng bài tập này, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo cặp đôi.

Các em nên nối những trường hợp mình hiểu chắc chắn trước. Trường hợp
khó còn lại có thể làm theo cả phép loại trừ. Khi chữa bài, giáo viên phải cho
học sinh hiểu rõ từ trong mỗi trường hợp để các em nhận biết sâu hơn đó là từ
đồng âm hay từ nhiều nghĩa.
Dạng 5: Nêu nhiều cách hiểu trong 1 câu cho trước. (Dạng bài tập dành
cho đối tượng có năng lực tốt)
Ví dụ1: Mỗi câu sau có mấy cách hiểu, hãy nêu cụ thể mỗi cách hiểu đó.
a- Công việc nhà chồng chị lo liệu tất cả.
b- Đêm hôm qua cầu gãy.
c- Xe không được rẽ trái.
d- Hổ mang bò lên núi.
e- Hoa mua ở bên đường.
Bài tập này khá thú vị, cùng một ngữ liệu nhưng lại có nhiều cách hiểu
khác nhau. Ta có thể hướng dẫn học sinh hiểu như sau:
a- Cách 1: Công việc nhà chồng / chị lo liệu tất cả. (người vợ lo liệu mọi
công việc của gia đình bên chồng).
Cách 2: Công việc nhà / chồng chị lo liệu tất cả. (người chồng lo mọi công
việc ở nhà)
Cách 3: Công việc / nhà chồng chị lo liệu tất cả. (gia đình bên chồng lo hết
mọi công việc)
b- Cách 1: Đêm hôm / qua cầu gãy. ( đi qua cây cầu gãy vào ban đêm)
Cách 2: Đêm hôm qua / cầu gãy. ( cầu bị gãy vào đêm hôm qua) ....
Dạng bài tập này cũng tương đối khó nên chương trình đã giảm tải. Tuy
nhiên đối với học sinh có năng lực tốt, ta cũng nên giới thiệu thêm để các em
được mở rộng kiến thức. Ta cũng có thể thay bằng yêu cầu khác cho bài trên
như: thêm dấu phẩy để câu văn có các cách hiểu khác nhau. Ví dụ: Công việc
15


nhà, chồng chị lo liệu tất cả. Công việc nhà chồng, chị lo liệu tất cả. Công

việc, nhà chồng chị lo liệu tất cả. hoặc xác định chủ ngữ, vị ngữ theo các
cách khác nhau (câu c, câu d, câu e) :
Xe / không được rẽ trái. Xe không / được rẽ trái.
CN
VN
CN
VN
Ví dụ 2: Cho câu: Xe con hỏng rồi.
Nếu “xe con” không phải là tên gọi một loại xe thì câu trên có thể là câu
nói của ai với ai? Ai nói với ai thì từ con là danh từ, ai nói với ai thì từ con là
đại từ và đại từ chỉ ngôi thứ mấy? [6]
Ta giúp học sinh hiểu được như sau:
- Câu trên có thể là câu nói của người con nói với bố hoặc mẹ của mình và
khi đó con là đại từ chỉ ngôi thứ nhất.
- Câu trên có thể là câu nói của vợ hoặc chồng nói với nhau và khi đó từ con
là danh từ.
- Câu trên có thể là câu nói của bố với con hoặc mẹ với con và khi đó từ con
là đại từ chỉ ngôi thứ hai.
Ví dụ 3: Vì sao câu “Bún chả ngon.” có thể hiểu theo hai cách khác nhau[10]
Hướng dẫn học sinh hiểu vì từ chả có hiện tượng đồng âm nên câu trên có
thể hiểu là “món bún chả rất ngon”, hoặc cũng có thể hiểu là “bún không
ngon”.
Dạng 6: Thay thế từ
Bài 1: Thay thế từ in nghiêng được dùng theo nghĩa chuyển ở mỗi dòng dưới
đây bằng từ dùng theo nghĩa gốc thích hợp
a- Căn nhà ổ chuột.
b- Tấm lòng vàng.
c- Ý chí sắt đá.
d- Lời nói ngọt ngào.
Bài 2: Tìm từ có thể thay thế cho từ mũi trong các trường hợp sau:

a- Mũi thuyền.
b- Mũi súng.
c- Mũi đất.
d- Mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới.
e- Tiêm ba mũi.[9]
Ở dạng bài tập 1 này học sinh phải tìm được từ đồng nghĩa được dùng theo
nghĩa gốc để thay thế. Bài tập 2 phải tìm được từ đồng nghĩa để thay thế.
Ví dụ:
Bài 1:
a- Căn nhà ổ chuột.->tồi tàn (tối tăm),...
b- Tấm lòng vàng. -> tốt (nhân hậu, nhân ái),...
c- Ý chí sắt đá. ->kiên cường,...
d- Lời nói ngọt ngào-> dễ nghe,...
Bài 2:
a- Mũi thuyền. -> đầu thuyền.
16


b- Mũi súng. -> đầu súng.
c- Mũi đất. -> mỏm đất.
d- Mũi quân bên trái đang thừa thắng xốc tới. -> Đơn vị quân bên trái.....
e- Tiêm ba mũi. -> Tiêm 3 lượt.
Dạng 7: Một số bài tập đố vui, hoặc đưa ra một số mẩu chuyện vui
Bài 1: Đố vui:
a- Mồm bò không phải mồm bò mà lại mồm bò.
Là con gì?
b- Đập thì sống không đập thì chết.
Là quả gì?
c- Chín đầu chín đuôi
Da màu đỏ gạch

Râu ria cắt sạch
Hết chuyện tiến lùi.
Là con gì?
Bài 2: Đọc các mẩu chuyện vui dưới đây, chỉ ra tiếng cười trong từng câu
chuyện bằng cách gạch dưới từ ngữ đồng âm và nêu nghĩa của chúng.
a- Mưa rải rác
Dạy bài ‘Khí hậu- thời tiết”, cô giáo hỏi:
- Ai kể thêm tên của các loại mưa nữa nào?
Tí:
- Thưa cô còn có một loại mưa rất bẩn là loại mưa rải rác.
- Ở đâu ra cái loại mưa như vậy?
- Con nghe ti vi nói trong chương trình ‘dự báo thời tiết” ạ. Một số vùng
vẫn có mưa rải rác đấy ạ.
b- Ông Bèn
Giờ học môn Lịch sử, cô giáo hỏi:
- Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ai lên làm vua?
Tít:
- Thưa cô, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, ông Bèn lên làm vua ạ. [6]
Với bài tập dạng này, ta giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học. Bài tập
có tính thú vị, làm giảm bớt sự trừu tượng của kiến thức về từ đồng âm mà
các em đang tìm hiểu. Ở bài tập 1, nhiều em sẽ tìm ra được đáp án: a- con ốc,
b- quả tim, c- con tôm đã nấu chín. Ở bài tập 2, các em sẽ tìm ra hiện đồng
âm trong câu a là rải rác (em Tí đã nhầm rải rác- nghĩa là một vài chỗ với
rải rác- đem rác đi rải xuống). Trong câu b là bèn (em Tít đã nhầm bènngay lập tức với Bèn- tên riêng của một người)....

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
17


Trên đây là một số thử nghiệm của tôi trong 2 năm học 2016- 2017 và

2017- 2018. Bằng những biện pháp này, tôi đã giúp các em củng cố, khắc sâu,
mở rộng kiến thức và rèn kĩ năng thực hành các dạng bài tập liên quan đến từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.Từ những biện pháp đã nêu, tôi không chỉ giúp các
em nắm vững kiến thức về từ mà còn giúp các em thấy được sự giàu đẹp,
uyển chuyển của tiếng Việt. Đây là tiền đề, là cơ sở để ta bồi dưỡng cho các
em tình yêu và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng đối với tiếng mẹ đẻ.
Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2016- 2017 (Thời điểm là tháng 4/2017)

số

34

34

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6

Điểm dưới Ghi
5
chú

SL

TL

SL


TL

SL

TL

SL

TL

17

50

17

50

0

0

0

0

24

70,6


10

29,4

0

0

Nội dung

Từ đồng âm
và từ nhiều
nghĩa
Tiếng Việt

Năm học 2017- 2018 (Thời điểm là tháng 1/2018)

số

32

32

Điểm 9-10

Điểm 7-8

Điểm 5-6


Điểm dưới Ghi
5
chú

SL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Nội dung

Từ đồng âm
và từ nhiều
nghĩa
Tiếng Việt

TL

17

53,1


15

46,9

2

6,3

0

0

23

71,9

9

28,1

0

0

0

0

Kết quả đạt được tuy chưa thật sự mĩ mãn, nhưng cũng là nguồn động

viên đáng kể cho những người thường xuyên làm công tác bồi dưỡng học sinh
năng khiếu như tôi. Tôi nhận thấy giờ học Tiếng Việt, đặc biệt là những bài
học liên quan đến từ đồng âm và từ nhiều nghĩa không còn là nỗi lo của các
em. Thực sự các em đã có nhiều hứng thú hơn đối với môn học này. Hầu hết
các em làm được các bài tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mà cô đưa ra.
Từ việc nắm vững nghĩa đến khả năng sử dụng từ của các em đã có nhiều
18


chuyển biến. Những câu văn, những bài văn của các em ngày càng sắc nét
hơn. Khả năng giao tiếp của các em cũng được nâng lên đáng kể.
3- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh học phân môn Luyện từ và câu,
đặc biệt là nội dung kiến thức phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa, tôi thấy
việc giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ và sử dụng đúng từ là một vấn đề
rất quan trọng, tạo tiền đề để học sinh học tốt môn Tiếng Việt. Học sinh có
học tốt môn Tiếng Việt mới có đỉều kiện thuận lợi để tiếp thu tất cả các môn
học khác như: Toán, Ngoại ngữ, Khoa học, …
Trong nhà trường tiểu học, để giúp các em học tốt lên các lớp trên, cũng
như sau này khi bước vào cuộc sống các em có kiến thức toàn diện, có trình
độ cao, có năng lực của một người công dân tốt thì mỗi thầy giáo, cô giáo
chúng ta phải thường xuyên hoàn thiện mình cả về phương pháp lẫn kiến
thức, phải dành thời gian nghiên cứu bài giảng để tìm ra biện pháp thích hợp,
phải luôn coi học sinh là trung tâm, khuyến khích các em tự tìm tòi và rút ra
những kết luận cho riêng mình. Có như vậy các em mới nhớ kĩ, nhớ lâu
những kiến thức mà mình đã khám phá. Tôi rất chú ý đến thời điểm và thời
lượng để tung ra các dạng bài tập phù hợp, Tạo cho các em môi trường học
tập thoải mái nhưng hiệu quả. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể ứng dụng
vào thực tế nhà trường, địa phương và mở rộng trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở

làm nền tảng giúp các em học sinh lớp 5 học tốt phân môn Luyện từ và câu
nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung.
3.2.Kiến nghị:
- Đối với nhà trường và Phòng giáo dục- Đào tạo:
Cần đầu tư về tài liệu, thường xuyên mở chuyên đề để giáo viên tham khảo,
trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đối với Bộ GD-ĐT:
Khi xây dựng chương trình, cần tăng thời lượng để học sinh được luyện
tập, củng cố nhiều hơn nội dung kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm giúp học sinh
lớp 5 phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học tốt phân môn Luyện
từ và câu ”. Tôi đã tham khảo một số tài liệu dạy học thuộc phân môn, một số
bài viết liên quan cũng như học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. Do
thời gian và năng lực còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để bài viết của tôi được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN Hậu Lộc, ngày 10 tháng 3 năm 2018
VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

Phạm Thị Na


20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. (Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam- Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.)
[2]- Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu và
Hoàng Trọng Phiến- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1997)
[3]- Từ điển Tiếng Việt 2005- Nguyễn Văn Xô- Nhà xuất bản Thanh niên
[4]- Sách giáo khoa tiếng Việt 5 (tập 1, 2) (Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam).
[5]- Tạp chí Toán Tuổi thơ (mục sang chơi nhà văn)
[6]- Vở bài tập nâng cao Từ và Câu lớp 5 (GS.TS. Lê Phương Nga- TS Lê
Hữu Tỉnh- Nhà xuất bản Đại học Sư phạm).
[7]- Tiếng Việt nâng cao lớp 5 (GS.TS Lê Phương Nga (chủ biên)- TS. Trần
Thị Minh Phương- TS. Lê Hữu Tỉnh- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
[8]- 25 đề kiểm tra học sinh giỏi Tiếng Việt 5 (Trần Mạnh Hưởng- Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam).
[9]- Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 (Trần Mạnh Hưởng- Lê Hữu
Tỉnh- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
[10]- Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học (GS.TS. Lê Phương NgaNhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
11- Những vấn đề ngôn ngữ học (GS.TS. Nguyễn Đức Tôn- Tạp chí ngôn ngữ
2011)
12- Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Hữu TỉnhTrần Mạnh Hưởng- Nhà xuất bản Giáo dục)
13- Sách giáo viên tiếng Việt 5 (tập1, 2) (Bộ Giáo dục và Đào tạo- Nhà xuất
bản Giáo dục).




×