Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một vài kinh nghiệm giúp học sinh 12 viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1. Mở đầu...............................................................................................2
1.1. Lý do chon đề tại..............................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................4
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................4
2. Nội dung.............................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................4
2.2. Thực trạng........................................................................................6
2.3. Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội
hiệu quả………………………………………………………………………7
2.3.1. Kỹ năng phân tích đề.....................................................................7
2.3.2. Xác định mối liên hệ với phần đọc hiểu........................................7
2.3.3. Cách viết đoạn văn và tìm ý..........................................................7
2.3.4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn.............................................................9
2.3.5. Tăng cường luyện tập....................................................................10
2.3.6. Cùng chấm bài...............................................................................18
2.4. Kết quả đạt được .............................................................................20
3. Kết luận và kiến nghị........................................................................21
3.1. Kết luận............................................................................................21
3.2. Kiến nghị..........................................................................................21
Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................22

1


MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 12 VIẾT ĐOẠN
VĂN NGHỊ LUẬN KHOẢNG 200 CHỮ ĐẠT HIỆU QUẢ
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài


Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung kiến thức sang tiếp cận năng lực của người
học. Nghĩa là từ chỗ chúng ta quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến
chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được
điều đó, phải thực hiện chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối “truyền
thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Việc dạy học này càng đòi hỏi việc
rèn luyện kĩ năng phải đạt ở mức độ cao, nghĩa là các em chủ động, thuần
thục trong việc vận dụng kiến thức để thể hiện sự hiểu biểt, năng lực cá nhân.
Làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp của các giờ Ngữ văn. Học
sinh ở cấp THPT đã có thể tạo lập được văn bản theo những phương thức
khác nhau, đặc biệt là có thể viết được các bài văn nghị luận (về xã hội hoặc
văn học), nêu được quan điểm, tư tưởng riêng của mình về các vấn đề của đời
sống hoặc văn học. Đề thi THPT quốc gia năm 2017, không có sự tách rời
giữa phần đọc hiểu và phần làm văn (nghị luận xã hội) nhằm kiểm tra năng
lực và sự tích hợp kiến thức, kĩ năng của các em.
Trước đây với cách ra đề và xây dựng các “đáp án đóng” cùng với việc
coi trọng kiến thức văn học nên chưa tạo điều kiện cho học sinh phát biểu
những suy nghĩ riêng, sáng tạo và vận dụng những kiến thức đã học vào giải
quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của mình. Những năm gần đây với
cách ra đề theo hướng mở và tích hợp (trong môn và liên môn), đáp án chấp
nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời trái ngược nhau miễn là
học sinh bộc lộ được nhận thức lập luận và logic. Kiểu ra đề này không áp đặt

2


nội dung mà chỉ nêu lên các phương án học sinh có thể trình bày, phân tích
được sự hợp lí của các phương án đó.
Nhận thấy những thay đổi trên từ việc đổi mới định hướng dạy học

cũng như xuất phát từ thực tiễn dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông, rèn kĩ
năng làm văn cho học sinh là một công việc quan trọng. Nếu chỉ trang bị kiến
thức mà bỏ qua hoạt động rèn kĩ năng thì cũng giống như việc đã vất vả cày
xới, gieo trồng nhưng rồi lại không quan tâm đến khâu hoàn thiện sản phẩm
và thu hoạch. Cho dù học sinh có kiến thức sâu rộng, mới mẻ đến đâu cũng là
chưa đủ để tạo nên những bài làm tốt. Các em sẽ lúng túng khi làm bài, nhất
là trong bối cảnh Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội (trong đó có Ngữ văn) theo
tinh thần “... nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường
ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày
tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”. [Theo công
văn Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH, năm 2013].
Để đáp ứng được mục tiêu dạy học Ngữ văn, nhất là tính hiệu quả khi
ôn tập cho học sinh trước mỗi kì thi; chúng ta cần tập trung hình thành cho
các em hai năng lực cơ bản là: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Điều này
phần nào đã được vận dụng trong cách ra đề thi trung học phổ thông quốc gia
năm 2017 của Bộ giáo dục và đào tạo. Điều đó thể hiện rõ ở câu 1 phần làm
văn có sự gắn kết giữa 2 phần đọc hiểu và làm văn. Đọc hiểu là tiền đề của
làm văn và làm văn là sự biểu hiện một phần nào đó kết quả của việc đọc hiểu
và vận dụng kĩ năng.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn, giúp học sinh
hình thành những năng lực cơ bản, tôi nhận thấy quá trình rèn kĩ năng viết
đoạn văn nghị luận cho học sinh 12 trường THPT là một việc làm cần
thiết.Việc làm này mặc dù chỉ là giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học
một dạng bài cụ thể nhưng lại có tác dụng không nhỏ trong việc liên kết chặt
chẽ hai phân môn đọc văn và làm văn; đưa văn học về gần hơn với đời sống;
3


giúp cho học sinh có cái nhìn bao quát, toàn diện về những vấn đề văn học và

đời sống.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới
kiểm tra đánh giá; xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn dạy học, tôi thực
hiện đề tài: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh 12 viết đoạn văn nghị luận
xã hội khoảng 200 chữ hiệu quả với mong muốn chia sẻ, trao đổi một số vấn
đề có tính chất gợi mở, phần nhiều là kinh nghiệm dạy học kiểu bài này để
cùng các đồng nghiệp hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học Ngữ
văn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm giúp học sinh viết tốt đoạn văn
nghị luận xã hội khoảng 200 chữ.
Rèn luyện và nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội hiệu
quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Kĩ năng viết đoạn văn.
Năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
- Phương pháp so sánh đối chiếu kết quả.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Qua các tiết ôn tập, sửa bài kiểm tra, tôi tập trung vào kinh nghiệm viết
đoạn văn 200 chữ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

4


Theo Từ điển Tiếng Việt: “Nghị luận: Bàn và đánh giá cho rõ về một

vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích
giải quyết một vấn đề”.
Từ điển thuật ngữ văn học cũng nêu rõ: “Văn nghị luận: Thể văn nghị
luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác
nhau: chính trị, xã hội, triết học, văn hoá. Mục đích của văn chính luận là
bàn bạc, thảo luận, phê bình hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan
điểm nào đó. Đặc trưng cơ bản nhất của văn chính luận là tính chất luận
thuyết. Văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu
bằng lập luận, lí lẽ”.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: văn nghị luận là một loại văn bản nhằm
phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực
tiếp về các vấn đề văn học, chính trị, đạo đức, lối sống... và được trình bày
bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ,
mạch lạc, giàu sức thuyết phục. Đây là loại văn phổ biến trong nhà trường. Vì
văn nghị luận vừa thể hiện năng lực tư duy, lo-gic của người viết; vừa cho
thấy năng lực diễn đạt, trình bày quan điểm riêng một cách thuyết phục. Nội
dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ
bản là: Vấn đề cần nghị luận (luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (luận
chứng).
Đoạn văn nghị luận là một bộ phận của bài văn. Đoạn văn thể hiện một
chủ đề tương đối trọn vẹn. Nếu như trong một bài văn nghị luận sẽ có nhiều
đoạn văn nghị luận nhằm thể hiện cái nhìn đa chiều cũng như giải quyết vấn
đề một cách trọn vẹn thấu đáo thì ở đây, tuy viết một đoạn văn với giới hạn
200 chữ nhưng cũng phải thể hiện cái nhìn, suy nghĩ, cảm nhận, nhận thức
của học sinh một cách toàn diện, đầy đủ. Như vậy, có thể nói viết đoạn văn
200 chữ về một vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu thực chất là yêu cầu học
sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn nghị luận để giải quyết một vấn đề

5



cho trước, tạo lập được văn bản liên văn bản – có sự gắn kết giữa văn bản đọc
hiểu với đoạn văn nghị luận .
2.2. Thực trạng
Đề thi trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 có nhiều
đổi mới về: thời gian làm bài 120 phút, phần đọc hiểu có một ngữ liệu với 4
câu hỏi 3 điểm; phần làm văn gồm hai câu, câu 1 yêu cầu viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu 2
điểm, câu 2 là nghị luận văn học 5 điểm.
Như vậy, có thể nhận thấy, so với các kì thi trung học phổ thông những
năm học trước, phần đổi mới nhiều nhất trong năm 2017 là ở câu 1 phần làm
văn. Nếu như trước đây, câu 1 là văn nghị luận xã hội với yêu cầu viết bài văn
nghị luận (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí hoặc
hiện tượng đời sống hoàn toàn độc lập với đọc hiểu…Trong đề thi hiện tại là
viết đoạn văn bàn về một vấn đề đặt ra trong phần đọc hiểu. Đó là sự vận
dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể và liên hệ mở rộng một vấn đề
nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình hay còn gọi là liên văn bản.
Đó là sự tạo lập văn bản để trình bày phương hướng, biện pháp giải quyết một
vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Với dạng đề này, bước đầu học sinh còn nhiều bỡ ngỡ và vấp những lỗi
cơ bản: vẫn viết như một bài văn, viết quá dài so với yêu cầu 200 chữ hoặc
viết quá ngắn, không làm sáng tỏ vấn đề dù viết đúng yêu cầu, không biết viết
như thế nào….Không những thế, kĩ năng diễn đạt của học sinh cũng còn
nhiều hạn chế như viết lan man không làm sáng tỏ vấn đề, không viết đúng
đặc trưng của văn nghị luận. Những lỗi này sẽ ảnh hưởng đến kết quả, chất
lượng của bài kiểm tra. Cụ thể trong bài khảo sát đầu tiên ở ba lớp 12 tôi trực
tiếp giảng dạy như sau:
Lớp

Sĩ số


Lỗi thường gặp khi viết đoạn văn nghị luận xã hội
Viết thành bài văn
Viết quá dài
Viết quá ngắn

Bài viết đạt yêu

Số lượng

cầu
Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

6

Số lượng

Tỉ lệ

Tỉ lệ


12C1
12C2

12C4

30
34
39

10
8
8

33,3%
23,6%
20,6%

4
6
14

13,3%
17,6%
35,9%

8
10
5

26,7%
29,4%
12,8%


8
10
16

26,7%
29,4%
30,7%

Từ thực trạng trên, tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn luyện nâng cao kĩ
năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh. Qua qúa trình giảng dạy
thực tế, tôi hệ thống, rút ra một số kinh nghiệm để rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ cho học sinh.
2.3. Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết đọan văn nghị luận xã hội
hiệu quả
2.3.1. Kĩ năng phân tích đề
Phân tích đề là một thao tác không thể thiếu trong quá trình làm văn.
Phân tích đề giúp học sinh không những xác định đúng mà còn xác định trúng
vấn đề tránh lạc đề, xa rời đề. Học sinh đọc kĩ đề ra và trả lời câu hỏi đề bàn
về vấn đề gì. Gạch chân từ khóa trong đề ra – từ thể hiện nội dung vấn đề cần
làm sáng tỏ.
2.3.2. Xác định mối liên hệ với phần đọc hiểu
Trong phần đọc hiểu văn bản, học sinh đã tìm hiểu, khám phá, cắt
nghĩa, lí giải nội dung ý nghĩa của văn bản cũng như đã rút ra những thông
điệp, bài học, triết lí cho riêng mình. Đây là cơ sở để từ đó vận dụng giải
quyết một vấn đề trong thực tế đời sống. Phần đọc hiểu gồm 4 câu hỏi được
xây dựng theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Thông thường,
câu 3 và câu 4 của phần đọc hiểu có mối liên hệ với câu 1 phần làm văn.
2.3.3. Cách viết đoạn văn và tìm ý
Có nhiều cách để trình bày đoạn văn. Học sinh có thể viết đoạn văn
theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích hoặc tổng – phân – hợp.

Dù trình bày theo cách nào, học sinh cũng phải đáp ứng các yêu cầu của đoạn
văn và giải quyết vấn đề được đặt ra trong văn bản. Trong đoạn văn 200 chữ
theo yêu cầu của đề thi trung học phổ thông quốc gia, học sinh cần xác định
được chủ đề của đoạn văn, lí giải, cảm nhận chủ đề một cách sâu sắc toàn
diện với cảm xúc, cảm nghĩ chân thành, phù hợp với những chuẩn mực đao
7


đức. Tôi không chia kiểu bài như thường chia trong văn nghị luận xã hội là
nghị luận xã hội là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện
tượng đời sống. Bởi lẽ văn nghị luận xã hội dù kiểu bài nào cũng có mối liên
hệ giữa hiện tượng và tư tưởng. Và điều quan trọng trong học văn nói chung,
làm văn nói riêng là phát triển năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản, năng
lực sáng tạo, năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tự học và bồi đắp, nuôi
dưỡng những phẩm chất như trung thực, yêu nước, nhân ái, tự lập. Vì vậy
chúng ta không cần cứng nhắc, khuôn mẫu. Học sinh cần linh hoạt và có thể
đặt ra, trả lời các câu hỏi: là gì? vì sao? như thế nào? làm gì?
Học sinh có thể xây dựng bố cục theo cách tổng – phân – hợp. Đoạn
văn sẽ có 3 phần:
- Phần mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận, cần làm sáng
tỏ. Phần này học sinh sẽ viết ngắn gọn khoảng 1 đến 2 câu. Giáo viên yêu cầu
học sinh viết vào giấy và viết một số câu lên bảng để cho các em cùng nhận
xét. Từ một câu đúng, giáo viên đề nghị học sinh diễn đạt theo cách khác
nhau. Từ đó, giáo viên cho học sinh thấy tuy cùng một nội dung nhưng cách
diễn đạt không ai giống ai bởi lẽ vốn ngôn từ, năng lực tư duy, kĩ năng sử
dụng ngôn ngữ ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Đó cũng là vẻ đẹp của
văn chương, muôn màu muôn vẻ, in đậm dấu cá nhân.
- Phần thân đoạn: gồm nhiều câu văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau,
đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Giải thích vấn đề (là gì?).

+ Phân tích và chứng minh (thực chất là trả lời câu hỏi vì sao và lấy
một số dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề).
+ Bình luận, mở rộng vấn đề: đưa ý kiến, nhận xét của người viết về
vấn đề nghị luận và mở rộng.
+ Bài học nhận thức và hành động (làm gì).
- Phần kết đoạn: nêu đánh giá, cảm nhận chung của người viết, có thể
kết lại bằng một câu thơ, câu nói phù hợp để tạo sự ám ảnh, dư ba.
8


2.3.4. Rèn kĩ năng viết đoạn văn
- Kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận: tuy viết một đoạn văn nhưng
để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận học sinh cũng cần vận dụng các thao tác lập
luận (giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…) để có cái nhìn đầy đủ,
sâu sắc, đúng đắn, đa chiều về vấn đề.
- Kĩ năng vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt với phương thức
biểu đạt chính là nghị luận. Với yêu cầu này, tôi nhấn mạnh cho học sinh
những đặc trưng của văn nghị luận – có luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng bàn bạc về
một vấn đề trong đời sống hoặc văn học nhằm thuyết phục người đọc, người
nghe để tránh lỗi phổ biến là học sinh chỉ diễn xuôi hoặc kể lại.
- Kĩ năng viết phần mở đoạn: phần mở đoạn có vai trò quan trọng, giúp
khai thông mạch văn. Mở đoạn không những nêu được vấn đề nghị luận nên
tránh cho học sinh tình tạng viết lan man, xa rời đề mà còn gợi hứng thú cho
người đọc, tạo sức hấp dẫn cho đoạn văn. Mặt khác, câu mở đoạn cần thể hiện
mối liên hệ với phần đọc hiểu. Học sinh cần rèn luyện để có câu mở đoạn phù
hợp. Phần mở đoạn có thể diễn đạt từ 1 đến 2 câu và nêu được yêu cầu nghị
luận cũng như trích dẫn câu nói, câu thơ nếu có. Học sinh có thể diễn đạt, viết
câu mở đoạn theo một số cách như sau:
+ Nêu xuất xứ của vấn đề nghị luận (tên tác phẩm của tác giả) đã gợi ra
cho ta nhiều suy nghĩ về câu nói/ câu thơ (trích dẫn).

+ Trích dẫn một câu nói, câu danh ngôn, câu thơ phù hợp và khẳng định
vấn đề cần làm sáng tỏ.
+ Liên kết với phần đọc hiểu để dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
- Rèn kĩ năng dùng từ: từ ngữ chính xác, cô đọng, có chọn lọc, có hình
ảnh, có màu sắc, không nghĩ sao viết vậy.
- Kĩ năng viết câu văn: sử dụng đa dạng các loại câu như câu đơn, câu
đặc biệt, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, và sử dụng các phép tu từ cú
pháp phù hợp như phép chêm xen, phép liệt kê, điệp cấu trúc.

9


- Kĩ năng lập luận: lập luận là một yếu tố không thể thiếu của đoạn văn
nghị luận. Lập luận là đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn
đề nào đó. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, logic sẽ làm sáng tỏ vấn đề và tăng
sức thuyết phục.
- Kĩ năng chọn và đưa dẫn chứng: học sinh cần chọn 2, 3 dẫn chứng
tiêu biểu, có tính phổ quát và trình bày ngắn gọn trong đoạn văn.
- Kĩ năng vận dụng các phép liên kết đoạn văn: đoạn văn gồm nhiều
câu liên kết chặt chẽ với nhau để tập trung thể hiện trọn vẹn nội dung chủ đề.
Học sinh có thể sử dụng một số phương tiện và biện pháp liên kết như: phép
lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng.
2.3.5. Tăng cường luyện tập
Để lĩnh hội tri thức, thuần thục trong kĩ năng, hình thành năng lực, học
sinh cần chủ động, tích cực, tự giác rèn luyện. Giáo viên hướng dẫn học sinh
viết đoạn văn theo các bước đã hình thành trong phần bố cục đoạn văn. Giáo
viên cũng lưu ý học sinh thời gian viết đoạn văn khoảng 30 phút để đảm bảo
phân phối thời gian hợp lí giữa các phần. Trong quá trình viết, học sinh sẽ có
ý thức huy động kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu như trên lớp, học
sinh sẽ tham khảo ý kiến từ bạn khác thì về nhà học sinh sẽ đọc thêm, tra cứu

thông tin từ sách, mạng internet. Bởi chỉ có luyện tập học sinh mới có thể tự
biết cách làm, mở rộng vốn hiểu biết, nâng cao năng lực làm văn, rút kinh
nghiệm.
Từ đề ra, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vấn đề nghị luận, chỉ
ra mối liên kết với phần đọc hiểu viết câu mở đoạn, tìm ý và viết thành đoạn
văn.
Cùng một đề ra, giáo viên cho các học sinh có năng lực khác nhau là
học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình lên bảng viết đoạn văn. Sau đó, học
sinh sẽ thảo luận và nhận xét, giáo viên khái quát. Chúng ta dễ nhận thấy,
thông thường học sinh khá giỏi sẽ viết tương đối hoàn thiện. Học sinh trung

10


bình sẽ còn những thiếu sót như bàn luận sơ sài, viết thiếu ý…..Trên cơ sở đó,
học sinh sẽ đối chiếu với đoạn văn của mình để tự hoàn thiện.
Trong quá trình luyện tập, cách thức hiệu quả nhất là giáo viên hướng
dẫn cho học sinh nhận xét, đánh giá bài của bạn để từ đó học hỏi kinh
nghiệm. Mặt khác, giáo viên cũng cần nghiêm khắc trong quá trình luyện tập
của học sinh. Nếu học sinh viết tốt và có tiến bộ cần khích lệ, khen ngợi bằng
điểm số xứng đáng. Nếu học sinh chưa hoàn thành, giáo viên đề nghị học sinh
tiếp tục rèn luyện với ở nhà. Những học sinh viết chưa đáp ứng yêu cầu
chung, trong giờ luyện tập giáo viên sắp xếp lại chỗ ngồi để học sinh ngồi
cùng những học sinh có kĩ năng viết tốt để các em, trao đổi và học hỏi thuận
lợi hơn. Sau đây, tôi đưa ra một số ví dụ đã tiến hành luyện tập trên lớp với
một số đoạn văn học sinh đã viết tương đối hoàn thiện.
Ví dụ 1.
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
…Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một

cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du
lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những
sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được
những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách
vở ?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn
thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại
tài tả viên “Dạ minh châu”của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường
vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến,
con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Phabrow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe
một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

11


Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà
coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Haoai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta
cả…”
(Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại. NXB Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội, 2003)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“… Cái
thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch,
du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân,
vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài
người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình
và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?.
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu Tự học cũng là một cuộc du
lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng
chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.

Câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh (chị )là
gì?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Từ thông điệp ở phần văn bản đọc hiểu trên, anh (chị)
hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất với nhà trường phổ thông:
xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh.
HƯỚNG DẪN
- Vấn đề cần bàn luận: đề xuất với nhà trường phổ thông xây dựng
phong trào đọc sách cho học sinh.
- Mối liên hệ với phần đọc hiểu: thể hiện qua câu 3 “Anh chị hiểu thế
nào…” và câu 4 “Thông điệp có….”. Như vậy, chúng ta có thể thấy đó là sự
gắn kết giữa vai trò ý nghĩa của việc tự học với việc xây dựng phong trào đọc
sách ở nhà trường trung học phổ thông.
12


- Tìm ý: giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Là gì?
+ Vì sao?
+ Làm thế nào để xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh?
+ Làm gì ?
- Viết phần mở đoạn
Học sinh có thể viết như sau:
Để việc tự học có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng dạy học,
nhà trường nên xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh.
Hoặc: Việc tự học có ý nghĩa vô cùng to lớn với chúng ta. Một trong
những cách tự học hiệu quả là đọc sách nên nhà trường phổ thông cần xây
dựng phong trào đọc sách cho học sinh.
- Viết đoạn văn.
Để việc tự học có hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng dạy học,

nhà trường nên xây dựng phong trào đọc sách cho học sinh. Đó là hoạt động
đọc sách với sự tham gia của nhiều người ở trong nhà trường cũng như ngoài
xã hội. Bởi vì, kho tàng tri thức của nhân loại vô cùng phong phú. Những hiểu
biết của mỗi người chỉ là hạt cát trên sa mạc, là giọt nước giữa đại dương.
Đọc sách giúp học sinh làm giàu vốn kiến thức, nâng cao hiểu biết và góp
phần bồi đắp những phẩm chất cao đẹp. Đọc sách còn giúp mọi người cập
nhật những tri thức, thông tin mới mẻ tránh tụt hậu. Đã có bao người thành tài
phần lớn nhờ đọc sách như nhà văn Nga vĩ đại M.Gorki, tổng thống Mĩ
Obama…Tuy nhiên, hiện nay văn học đọc trong nhà trường phát triển chưa
mạnh mẽ, nhiều học sinh có thời gian rảnh còn chơi game, lướt facebook…
Vì vậy, việc xây dựng phong trào đọc sách là cần thiết. Nhà trường cần có
một thư viện với nhiều đầu sách hay,phù hợp, bổ ích. Thầy cô thường xuyên
giới thiệu sách hay cho học sinh. Mặt khác, đoàn trường có thể kết hợp với
thầy cô bộ môn tổ chức cuộc thi cảm nhận về một cuốn sách yêu thích hàng
năm. Thư viện có nội quy riêng và hãy khen thưởng những bạn đọc tích cực.
13


Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng tâm niệm câu nói của nhà văn Nga M. Gorki để
việc đọc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chính mình:
Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.
(Bài làm của học sinh)
Ví dụ 2.
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải
phóng, 1974, tr.35-36)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất
liệu văn học dân gian?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn
thì người sẽ nở hoa”?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu
thơ cuối đoạn trích.
14


Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về sức mạnh niềm tin trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc
hiểu.
- Vấn đề cần bàn luận: thể hiện qua cụm từ in nghiêng trong đề ra – sức
mạnh niềm tin trong cuộc sống.
- Mối liên hệ với phần đọc hiểu thể hiện qua câu 2, 4.
- Viết câu mở đoạn: học sinh luyện viết, có thể diễn đạt như sau: Đoạn

trích từ trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm gợi cho
chúng ta nhiều suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
- Tìm ý: giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Là gì? (Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là gì?)
+ Như thế nào? (Những biểu hiện của sức mạnh niềm tin trong cuộc
sống.)
+ Mở rộng vấn đề (Có phải trong cuộc sống ai cũng có niềm tin
không?)
+ Làm gì để tạo được niềm tin trong cuộc sống.
- Viết đoạn văn:
Đoạn trích trên của Nguyễn Khoa Điềm từ trường ca Mặt đường khát
vọng gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc
sống. Sức mạnh niềm tin là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được
những điều mình mong ước, hoàn thành những dự đinh. Đó là sức mạnh niềm
tin vào hạnh phúc có thật ở trên đời, về quả ngọt sau cay đắng và và niềm tin
vào ước mơ ở tương lai. Niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh giúp mỗi người vượt qua
những khó khăn trắc trở. Niềm tin sẽ sẽ là động lực để kiên trì theo đuổi đam
mê. Bởi lẽ cuộc sống vốn dĩ không phải là chặng đường trải đầy hoa hồng mà
còn là những mũi gai nhọn không ngờ. Để tạo được niềm tin trong cuộc sống,
15


mỗi chúng ta phải luôn lạc quan, yêu đời. Trước mỗi khó khăn cần tỉnh táo,
sáng suốt, kiên trì mục tiêu. Trong cuộc sống, những vận động viên, học sinh
vẫn luôn tin vào vòng nguyệt quế, người nông dân một nắng hai sương tin vào
vụ mùa bội thu. Vậy mà, ở đâu đó vẫn còn không ít người bi quan, thiếu niềm
tin. Cuộc đời rất đẹp nên mỗi người hãy nhìn đa diện, nhìn bằng ánh mắt bao
dung, vị tha để khám phá ra những vẻ đẹp phong phú mà nuôi niềm tự tin.
Tuy nhiên, niềm tin phải dựa trên cơ sở thực tế để tránh sự ảo tưởng hoặc thất
vọng. Mỗi chúng ta cần thấy sức mạnh to lớn của niềm tin để nỗ lực học hỏi

không ngừng và rèn luyện không ngừng để thấy những điều kì diệu của sức
mạnh niềm tin.
(Bài làm của học sinh)
Ví dụ 3.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CẬU BÉ VÀ CÂY SI GIÀ
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả
xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu
hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui
vẻ, hỏi cậu:
– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
– Cháu tên là Ngoan.
– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
– Cảm ơn cây.
– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện
hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
– Đau lắm, cháu chịu thôi!
– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
16


(Theo Trần Hồng Thắng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói của cậu bé: “Đau lắm, cháu
chịu thôi!”?
Câu 3.Theo anh/chị, cậu bé trong văn bản đã phạm sai lầm gì? Sai lầm
đó thể hiện qua câu nói nào?

Câu 4.Văn bản gửi gắm bức thông điệp gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Khi nội dung câu chuyện ở phần Đọc hiểu được khép lại cũng chính là
lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Hãy viết 01 đoạn
văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về về bài học đó.
HƯỚNG DẪN
- Vấn đề cần bàn luận: bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc.
- Mối liên hệ với phần đọc hiểu thể hiện qua câu hỏi 2, 3, 4.
- Viết phần mở đoạn: học sinh có thể viết như sau:
Câu chuyện Cậu bé và cây si già khép lại, tôi nhận ra một bài học làm
người có ý nghĩa sâu sắc. Điều đó chính là đừng gây ra những điều mình
không muốn cho bất kì ai khác.
- Tìm ý: giáo viên hướng dẫn học sinh đặt ra và trả lời các câu hỏi:
+ Đó là bài học gì?
+ Vì sao?
+ Làm thế nào?
+ Làm gì ?
- Viết đoạn văn.
Câu chuyện Cậu bé và cây si già khép lại, tôi nhận ra một bài học làm
người có ý nghĩa sâu sắc. Điều đó chính là đừng gây ra những điều mình
không muốn cho bất kì ai khác. Thật vậy, ai cũng mong muốn những điều tốt
17


đẹp, hạnh phúc đến với mình.Vậy cớ sao lại đẩy những đau khổ cho người
khác? Đã sống trong cuộc đời, là một tế bào của xã hội, đừng chỉ sống cho
riêng mình, hãy nghĩ đến những người xung quanh, những điều nhỏ bé, giản
dị thường ngày. Trước khi làm gì, mỗi người hãy tự đặt mình vào vị trí người
khác để hiểu những gì mình đem đến cho người khác là niềm vui hay nỗi

buồn, hạnh phúc hay khổ đau. Nếu không muốn nhận phiền muộn thì đừng
làm tổn thương người khác vì có lúc nào đó bạn sẽ ân hận muộn màng. Không
những thế, chỉ biết nghĩ cho mình, gây tổn thương cho người khác sẽ làm mất
giá trị bản thân. Như những vết đinh kia, dù đinh đã gỡ bỏ nhưng dấu vết vẫn
hằn sâu trên đó và và những tổn thương khó mà xóa mờ. Vì vậy hãy cho đi
niềm vui, hạnh phúc. Hãy sống như những đóa hoa tỏa ngát hương thơm cho
đời, cho người và cũng chính là cho mình.
(Bài làm của học sinh)
2.3.6. Cùng chấm bài
Chấm bài là một khâu quan trong của quá trình dạy học. Giáo viên cần
đầu tư thời gian, công sức phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng. Giáo
viên xây dựng một thang điểm phù hợp vừa khách quan vừa công khai theo
yêu cầu chung của Bộ giáo dục để học sinh tự đối chiếu và trao đổi rút kinh
nghiệm sau khi viết đoạn văn. Với những yêu cầu chung về kĩ năng kiến thức
đã được cụ thể hóa, học sinh sẽ tự đánh giá được bài viết của mình cũng như
trao đổi, thảo luận với bạn để học hỏi, rút kinh nghiệm hiệu quả hơn. Tôi đã
xây dựng thang điểm cụ thể như sau:
Nếu bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau sẽ đạt điểm tuyệt đối:
STT
1

NỘI DUNG
Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu viết đoạn văn: viết đúng hình thức của đoạn văn,

2

đảm bảo dung lượng (khoảng 2/3 đến 1 trang giấy thi).
Bàn luận về vấn đề logic, mạch lạc, sâu sắc, toàn diện, bộc lộ suy nghĩ đúng

3

4

đắn, phù hợp.
Chữ viết dễ đọc, không mắc lỗi dùng từ đặt câu hoặc chỉ 1, 2 lỗi.
Diễn đạt sinh động hoặc có những kiến giải mới nhưng phù hợp với chuẩn mực
đạo lí, đạo đức.

18


Nếu bài làm của học sinh còn sai sót thì sẽ trừ điểm cụ thể như sau:
STT
YÊU CẦU
1 Viết quá ngắn (dưới 150 chữ - nửa trang giấy thi) hoặc quá

ĐIỂM
Trừ 0.5

2

dài (trên 250 chữ - trên một trang rưỡi giấy thi).
Không viết thành đoạn văn (viết thành bài văn hoặc gạch

Trừ 0.5

3
4

đầu dòng).
Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (trên 5 lỗi).

Không có phần mở đoạn, hoặc mở đoạn không giới thiệu

Trừ 0.25
Trừ 0.25

5

được vấn đề nghị luận.
Bàn luận vấn đề sơ sài, chưa sâu sắc.

Trừ 0.5

6

Bàn luận chưa trúng vấn đề, lan man.

Trừ 1.0

Với một thang điểm cụ thể, học sinh không những đánh giá được bài
viết của mình mà còn nhận xét được bài của học sinh khác để học hỏi, rút
kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy đoạn văn của học sinh viết là vô cùng phong phú. Và
đề ra là đề mở - trình bày suy nghĩ của anh chị về, nên hướng dẫn chấm cũng
cần có độ mở phù hợp. Tôi nhận thấy, những bài làm như sau vẫn đạt điểm
tuyệt đối: về kĩ năng, đáp ứng yêu cầu cơ bản về cách viết đoạn văn, diễn đạt
chính xác hoặc giàu màu sắc văn chương, chữ nghĩa rõ ràng nhưng nội dung
không đầy đủ các ý như trong hướng dẫn chấm mà bàn sâu vào một ý nào đó
hoặc thể hiện quan điểm riêng thấu lí đạt tình.
2.4. Kết quả đạt được
Qua quá trình áp dụng kết hợp những biện pháp trên, tôi thấy học sinh

có những tiến bộ rõ rệt, học sinh không còn e ngại khi viết đoạn văn, chất
lượng bài viết tăng lên, số lượng học sinh đạt yêu cầu tăng lên. Cụ thể kết quả
như sau:
Lớp

Sĩ số

Lỗi thường gặp khi viết đoạn văn nghị luận xã hội
Viết thành bài
Viết quá dài
Viết quá ngắn
văn

Bài viết đạt yêu
cầu

19


12C1 30
12C2 34
12C4 39

Số lượng
0
0
0

Tỉ lệ
0%

0%
0%

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng
3
10%
6
20%
21
5
14,7%
6
17,6%
23
4
10,3%
5
12,8%
30

Tỉ lệ
70%
73,4%
76,9%

Như vậy với kiến thức, kĩ năng được trang bị cùng quá trình luyện tập
vận dụng đã giúp học sinh nâng cao năng lực tạo lập văn bản với định hướng
cho trước. Từ đó, tôi nhận thấy điểm liệt môn ngữ văn ở các lớp tôi phụ trách
tuyệt đối không có. Không những thế, điểm thi ngữ văn còn tương đối cao
góp phần nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm số xét tuyển

đại học với những em chọn tổ hợp môn có ngữ văn. Nhưng điều không kém
phần quan trọng là qua chuyên đề các em trưởng thành, lớn lên cùng những
kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực trước những tư tưởng đạo lí và hiện
tượng đời sống được tiếp cận, tìm hiểu, suy ngẫm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Rèn kĩ năng viết đoạn văn là một phần công việc của giáo viên khi lên
lớp. Đây là nhiệm vụ khô, khổ, khó. Vì vậy giáo viên và học sinh phải kiên trì
và sáng tạo. Quá trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội
khoảng 200 chữ từ vấn đề trong phần đọc hiểu sẽ làm cho quá trình học tập
môn ngữ văn sinh động, hứng thú. Học sinh tiếp cận với cuộc sống, bồi đắp
những phẩm chất tích cực, nâng cao năng lực rút ngắn dần những khoảng
cách giữa trường học và trường đời. Từ đó, việc học văn cũng mang ý nghĩa
thiết thực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới dạy học bộ
môn nói riêng. Văn học vì thế mà sẽ gắn bó với thực tế hơn.
Mọi sự sáng tạo đều bắt đầu từ nền tảng cơ bản. Và sự sáng tạo luôn
được khích lệ. Tôi rút ra những biện pháp cơ bản nhằm rèn luyện, nâng cao
năng lực và bồi đắp phẩm chất để làm tiền đề cho sự sáng tạo và vận dụng.
3.2. Kiến nghị

20


Giáo viên nên xem đây là một trong những công việc trọng tâm, thường
xuyên trong dạy học môn ngữ văn và cần được triển khai thường xuyên ở các
lớp học cấp trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Muốn viết được bài văn hay, NXB
Giáo dục, 2001.

2. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Dạy và học nghị luận xã hội, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2010.
3. Nhiều tác giả, Những bài làm văn nghị luận xã hội chọn lọc, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

21



×