Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn tập làm văn, dạng bài miêu tả cây cối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1. Mở đầu

Trang
1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Phương pháp nghiên cứu

2

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1. Cơ sở lý luận

2


2.2. Thực trạng

4

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

6

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục

17

3. Kết luận kiến nghị

19

3.1. Kết luận

19

3.2. Kiến nghị

20

Tài liệu tham khảo

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong các môn học ở Tiểu học môn Tiếng Việt là môn học có vị trí hết sức
quan trọng. Nó không chỉ cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức
mà còn là môn công cụ giúp học sinh học tốt các môn học khác.
Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học có nhiệm vụ hoàn thành
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được
thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Từ đó, các em có thể học tập và giao tiếp trong môi trường học tập, giúp học
sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức lớp trên.
Đối với học sinh tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã là
khó; để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều. Cái khó ấy
chính là cái đích mà phân môn Tập làm văn đòi hỏi người học cần dần đạt tới.
Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn,
cảm xúc thẩm mỹ và hình thành nhân cách.
Chương trình Tập làm văn ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả. Ngay từ
lớp 2, lớp 3, các em đã được làm quen với văn miêu tả khi được tập quan sát, trả
lời câu hỏi. Lên lớp 4, các em hiểu thế nào là văn miêu tả, biết cách quan sát,
tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn miêu tả
đồ vật, cây cối hoặc con vật. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi
nhận thấy rằng các em rất ngại học phân môn Tập làm văn, nhất là khi làm bài
văn viết. Bởi vì kỹ năng viết bài văn của các em còn hạn chế, vốn từ ít, khó diễn
đạt ý... Thông thường học sinh thường viết văn theo kiểu liệt kê chứ không biết
chắt lọc các chi tiết để miêu tả và diễn đạt, dùng từ chưa chính xác, sử dụng câu
què cụt, nhạt nhẽo, không chọn lọc... Cách diễn đạt ý của câu văn mang tính
chất văn nói nên khi đọc gây cảm giác rườm rà, lủng củng, lộn xộn,… Hầu hết
các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh...
Với những lí do trên, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 4, tôi rất lo
lắng và trăn trở làm sao để học sinh yêu thích và học tập có hiệu quả
dạng văn miêu tả của phân môn tập làm văn lớp 4. Với các lí do trên, tôi

đã chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập
làm văn, dạng bài miêu tả cây cối ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài nghiên cứu, nhằm giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban
2


đầu về văn miêu tả cây cối với những yêu cầu cơ bản như:
Biết cách quan sát đối tượng miêu tả.
Biết dùng từ đặt câu, lựa chọn ý trong khi viết hay nói.
Biết lập dàn ý, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài văn.
Trên cơ sở đó, học sinh có thể tả được bất kì sự vật nào, đối tượng nào tuỳ
theo cảm xúc và ấn tượng của học sinh về sự vật, đối tượng được lựa chọn để
tạo ra bài văn chân thực, sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. Đồng thời giúp
học sinh chủ động, tự tin vào chính mình hơn khi tạo lập bài văn miêu tả cây cối
hoàn chỉnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thể loại văn miêu tả cây cối lớp 4.
- Phương pháp dạy học văn miêu tả cây cối
- Học sinh lớp 4 – trường tiểu học Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung

những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…
làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.[4]
Học sinh hiểu thế nào là miêu tả: Theo sách Tiếng Việt 4 “Miêu tả là vẽ
lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người
nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”.[1]
- Kiểu bài Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn
miêu tả đồ vật.
- Kiểu bài Miêu tả cây cối : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn
miêu tả cây cối.
- Kiểu bài Miêu tả con vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn
miêu tả con vật. [1]
3


* Tập làm văn giúp học sinh lớp 4:
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,
mạch lạc.
- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung
quanh các em.
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5.
Tập làm văn trang bị cho học sinh một số kĩ năng:
- Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện đặc điểm văn bản,
phân tích đề bài, xác định yêu cầu.
- Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: Xác định dàn ý của bài văn
đã cho, quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
- Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp: Đối chiếu văn bản nói, viết
của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt; sửa lỗi về nội dung và
hình thức diễn đạt. [5]

* Dạy tập làm văn giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận
dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập
làm văn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả cây cối nói riêng. [5]
Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4: Chương trình Tập làm văn
lớp 4 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/năm. Trong đó văn miêu tả gồm 30 tiết,
riêng miêu tả cây cối có 10 tiết. Dạy học văn miêu tả có thể chia thành hai phần:
dạy lí thuyết và dạy thực hành.
Khi vào thực tế giảng dạy, tôi thấy phần lớn học sinh còn lúng túng, vụng
về, gặp nhiều khó khăn khi làm văn miêu tả nói chung và tả cây cối nói riêng. Số
học sinh làm được một bài văn hay, có sáng tạo là rất ít. Hầu hết khi miêu tả các
em chỉ đưa ra những nhận xét chung chung, câu văn thì rườm rà, diễn đạt ý thì
lủng củng, mang tính liệt kê, dùng từ lặp lại …
Xuất phát từ cơ sở mang tính lý luận và thực tiễn như trên nên tôi đã tiến
hành nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hoc tốt dạng bài
văn miêu tả cây cối.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4


Năm học 2018-2019, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 4A. Lớp tôi gồm có 26 học sinh, trong đó có 21 em là học sinh dân tộc
thiểu số, 9 em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nhiều gia đình cả bố và
mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ bỏ nhau các em phải sống với ông bà, điều kiện học tập
ở nhà thiếu thốn, không có người bảo ban học tập vì thế nó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
2.2.1. Thuận lợi - khó khăn
a) Thuận lợi
Đối với nhà trường: Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao, động viên, giúp đỡ tận

tình. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để giáo viên đúc rút
kinh nghiệm trong giảng dạy. Tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể để nâng cao
chất lượng dạy học trong đó môn Tiếng Việt là môn không thể thiếu.
Đối với giáo viên: Được sự động viên, giúp đỡ tận tình, sự chỉ đạo
chuyên môn sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường. Đa số giáo viên nhiệt tình
trong công tác, yêu nghề, ham học hỏi và có nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy
qua nhiều năm công tác và học tập từ bạn bè đồng nghiệp.
Đối với học sinh: Các em là con nhà nông ở vùng miền núi, được sống
gần gũi với thiên nhiên, cây cối. Các em được biết rất nhiều loài cây và có nhiều
thời gian để quan sát chúng. Đây là điều kiện tốt nhất để các em miêu tả một
cách chân thực nhất và đầy cảm xúc về cây hoặc loài cây mà các em thích nhất.
b) Khó khăn
Đối với giáo viên: Giáo viên không có nhiều thời gian để phụ đạo các em
mà chỉ dạy tăng cường mỗi tuần một tiết luyện viết tập làm văn. Lớp có nhiều
đối tượng học sinh.
Đối với học sinh: Các em là con nhà nông. Ngoài thời gian học ở trường
các em phải giúp đỡ cha mẹ làm những công việc gia đình nên ít có thời gian
dành cho việc học. Ở nhà, nhiều em không nhận được sự giúp đỡ của anh chị
hoặc cha mẹ mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình quan sát, lập dàn ý
hay viết bài văn miêu tả. Một số học sinh còn thiếu nhiều kĩ năng trong môn
Tiếng Việt, các em ngại nói, ngại viết.
Học sinh từ lớp Ba mới lên chưa quen với dạng bài văn miêu tả nên nói
câu văn còn đơn giản, ít sử dụng các hình ảnh để cho bài văn hay.
- Nhiều em vốn từ còn rất hạn chế, thiếu tài liệu tham khảo cho nên ảnh
hưởng rất nhiều trong việc học.
2.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5


Qua thực tế dạy lớp 4, bằng cách sử dụng phiếu trắc nghiệm, dự giờ thăm

lớp, qua trao đổi, chuyện trò, tâm sự, tham khảo ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và
đặc biệt là thông qua chấm các bài kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy một số
tồn tại, hạn chế trong việc dạy học sinh lớp 4 viết bài văn tả cây cối như sau:
- Thực trạng của giáo viên trong các nhà trường Tiểu học hiện nay:
Giáo viên còn rất ngại, đôi khi “ sợ ” dạy tiết Tập làm văn vì học sinh
viết không tốt, chưa viết được, câu văn còn rườm rà và lặp từ...
Giáo viên chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi dạy phân môn Tập làm văn.
Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen
tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học
Chưa thật sự chú ý đến việc dạy học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn.
Việc rèn kĩ năng viết bài cho học sinh chưa thường xuyên, hiệu quả.
- Thực trạng của học sinh hiện nay:
Học sinh ngại học văn, đặc biệt là làm bài tập về đặt câu, viết đoạn văn và
học phân môn Tập làm văn.
Vốn sống, thói quen và khả năng tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự
nhiên trong cuộc sống và trong văn học còn hạn chế.
Cách lập dàn ý của học sinh chưa thật cẩn thận, chưa thể hiện được các ý
trong bài viết. Các ý sắp xếp chưa khoa học, quan sát được cái gì thì viết vào dàn ý
cái đó chứ chưa theo một trình tự quan sát. Việc lựa chọn các chi tiết để lập dàn ý
đang còn dàn trải, chưa biết lấy những chi tiết nổi bật, trọng tâm mà chủ yếu theo
hình thức liệt kê. Khi đã có dàn ý thì học sinh chưa dựa vào dàn ý để viết mà liệt kê
hoặc kể lại các chi tiết nên câu văn khô cứng, nghèo nàn hình ảnh.
Học sinh còn rất hạn chế khi nối câu, tạo đoạn, liên kết đoạn để viết
thành bài văn hoàn chỉnh:
Việc liên kết câu, đoạn văn còn rời rạc, các em chưa biết sử dụng các
phương tiện liên kết để câu văn, đoạn văn chặt chẽ, logic, mặc dù ở lớp 4 các em
chưa học cách liên kết câu, đoạn nhưng cũng biết cách sơ giản để liên kết câu,
đoạn văn.
Cách sử dụng từ của học sinh chưa hợp lý, đôi khi học sinh dùng từ nhưng
chưa biết giá trị của các từ.Vốn từ học sinh còn nghèo nàn dẫn đến việc sử dụng

từ còn lặp, vụng, chưa đúng.
6


Từ những thực trạng trên cho thấy việc rèn cho học sinh viết được đoạn văn
đúng về nội dung đảm bảo về hình thức cũng đã khó chưa kể đến việc cần phải cho
học sinh viết được bài văn có hình ảnh đẹp, có cảm xúc và có giá trị nghệ thuật.
Kết quả khảo sát lớp 4A làm văn miêu tả cây cối vào thời điểm cuối học
kỳ I như sau:
HS làm Đúng bố cục, Biết liên kết Đúng bố cục, biết
HS làm
đúng bố biết sắp xếp ý câu, đoạn văn liên kết câu, sử
Sĩ số HS chưa
cục, sắp xếp nhưng liên kết nhưng dùng từ dụng từ hợp lý,
lớp 4A đúng bố
ý chưa khoa câu, đoạn văn chưa hợp lý, lặp câu giàu giá trị
cục
học
còn rời rạc
lại.
nghệ thuật.
26

7

8

7

3


1

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh làm văn đúng bố cục, biết
liên kết câu, sửng dụng từ hợp lý, câu văn giàu hình ảnh và giá trị nghệ thuật rất
ít (1 học sinh), còn lại đa số học sinh chưa biết dùng từ, đặt câu và cách liên kết
từ, câu, đoạn trong bài văn để có một bài văn hay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, bằng
những kinh nghiệm rút ra được từ quá trình giảng dạy, trong quá trình dạy viết văn tả
cây cối cho học sinh lớp 4, tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp cụ thể sau:
Giải pháp 1: Tạo sự hứng thú cho học sinh khi học môn Tập làm văn
Đây là một việc rất quan trọng, vì khi học sinh thích và ham mê thì việc
tiếp thu sẽ có hiệu quả.
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh từng tiết học. Với
mỗi loại bài tập giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài học để lựa chọn và tổ
chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên
cạnh đó giáo viên luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng
tượng, óc sáng tạo. Tạo cho các em thấy được học Tiếng Việt có vai trò quan
trọng trong cuộc sống, tạo cho con người trở nên đẹp hơn khi biết nói lời hay, cử
chỉ đẹp. Cũng một hành động nhưng những người biết dùng từ đúng lúc, đúng
chỗ thì giá trị biểu cảm của nó sẽ tăng lên. Tôi đã khuyến khích học sinh tập nói
những câu hay, mà những câu đó muốn có được thì phải chắt lọc từ vốn sống,
đúc rút từ các bài học tiếng việt mà các em học được trên lớp. Từ đó kích thích
sự tìm tòi, ham học hỏi ở học sinh, hình thành thói quen học tập tốt Tập làm văn.
7


Để giúp học sinh viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng
tạo, giáo viên luôn chú trọng rèn kĩ năng nói cho học snh vì học sinh nói tốt sẽ

trình bày bài viết tốt.
Giải pháp 2: Rèn kỹ năng quan sát cây cối
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất. Bởi kết quả của quan sát được thể
hiện rõ trong từng bài làm của học sinh. Để giúp học sinh tìm ra được những nét
riêng biệt, tiêu biểu cho từng loại cây tôi sử dụng các thao tác rèn kỹ năng như sau:
a) Quan sát tỷ mỷ các bộ phận của cây theo 1 trình tự hợp lý
Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây.
- Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây.
- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên cây
(chẳng hạn: hoa, quả…)
Song dù quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ
phận chủ yếu, trọng tâm để quan sát kỹ hơn.
Ví dụ: Quan sát cây bàng. Tôi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
- Quan sát từ xa: Hình dáng của cây khi nhìn từ xa. “ Nhìn từ xa cây bàng
giống như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cả một góc sân trường”.
- Quan sát khi đến gần:
+ Gốc, rễ, thân, cành, lá,... “ Khi lại gần gốc cây to hai người ôm không
xuể. Rễ bàng lan rộng gần bằng tán bàng. Nhiều cái rễ rộp lên to bằng cổ tay
em, uốn lượn trên mặt đất. Đó cũng là những chiếc "ghế" cố định cho chúng em
ngồi nô đùa trong giờ ra chơi hay nghỉ giải lao trong các buổi lao động. Lá cây
hình giống chiếc quạt mo nhưng bé hơn một chút. Trên cây có nhiều cành đan
xen lẫn nhau và trên những cành ấy có nhiều lá. Lá bàng khi non thì màu xanh
mướt và là chồi bé, khi lớn tạo hình chiếc quạt to dần to dần. Lá già có màu
vàng nhưng nhuốm đỏ tím.
+ Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc,
ong bướm, con người…) Dưới gốc bàng, phủ đầy những lớp lá khô cong như
những cái bánh tráng. Chiều chiều, bác lao công quét gom lại để nấu nước cho
các thầy cô giáo uống. Chỉ mấy hạt mưa bay đầu mùa em đã nghe các chồi non
tí tách nứt mầm.

Đó chính là quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
b) Quan sát cây cối bằng nhiều giác quan
8


Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt.
Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được
thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Song tôi đã hướng
dẫn các em biết cách phối hợp các giác quan để quan sát.
Ví dụ: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào?
trông nó giống cái gì?…(cái ô khổng lồ, tòa lâu đài,…); Em hãy dùng tay để sờ
xem vỏ cây của cây bàng như thế nào (sần sùi, hơi nham nháp); Em hãy dùng mắt
để quan sát trên cây có những loài vật nào? Và lắng nghe xem chúng đang làm gì?
Với mỗi bộ phận của cây tôi đều có một vài câu hỏi gợi ý và giúp các em sử
dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Nếu giáo viên làm tốt thao tác này là
đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát cây cối cho học sinh.
Ví dụ: Gốc bàng to hay nhỏ? Rễ bàng như thế nào? Thân cây có màu gì?
Lá bàng có màu gì? To hay nhỏ? Trông giống cái gì? Hoa bàng nở từng bông
hay từng chùm? Nó có màu gì? Bông hoa to hay nhỏ? Trông giống với hoa gì?
Quả bàng có hình dạng như thế nào?..
c) Quan sát để phát hiện, tìm ra những điểm riêng của cây
Để giúp người đọc phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là
với hai cây cùng một loài, tôi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả các
bộ phận, mà cần phải nhằm vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh
cây ấy một cách rõ rệt, gợi cho em nhiều ấn tượng nhất, tập trung miêu tả những
nét độc đáo và làm hiện lên những nét riêng của loài cây đó khiến nó không lẫn với
các loài cây khác. Giữa các cây cùng một loài nó cũng có dáng vẻ riêng của nó.
Lưu ý khi quan sát:
Để tiện cho việc tả từ bao quát đến cụ thể, em nên chọn góc độ từ xa đi

đến gần. Từ xa, những gì đã hiện lên; lại gần để tả từng bộ phận của cây nhưng
cần chú ý đến tả bóng mát...
Cây cối gắn liền với nắng gió, chim chóc, với cả mùa nữa... Vào mùa nào
cây đang có nhiều lá và cho bóng mát, cây đang ra hoa? ....Rồi âm thanh? Hãy
lắng nghe xem có những gì? (tiếng chim, tiếng người, tiếng gió thổi,...) Những
ai có mặt và đang làm gì ?... Cây đó gắn với kỉ niệm nào của em?
Ví dụ: Quan sát cây bàng từ xa đến gần; gốc, rễ, thân, tán lá, sự thay đổi
màu sắc của lá theo mùa, cảnh vật xung quanh để tìm ra các nét riêng của cây.
Giải pháp 3: Rèn kỹ năng lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối
9


Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài
chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tôi giúp các em có
thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn bài
chi tiết. Để giúp các em thực hiện tốt kỹ năng này, tôi hướng dẫn theo hai bước sau:
a) Kỹ năng chọn lọc chi tiết:
Vậy làm thế nào để giúp các em sàng lọc, chỉ giữ lại những đặc điểm
chính, tôi yêu cầu các em xác định rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng
miêu tả để lược bỏ chi tiết không cần thiết.
Ví dụ 1: Quan sát cây bàng ở sân trường.
Tôi giúp học sinh tập trung vào quan sát hình dáng (thân, gốc, rễ) và đặc
biệt chú trọng đến tán lá và sự thay đổi màu sắc của lá bàng qua các mùa trong
năm hay theo trình tự không gian. Học sinh viết được dàn bài sau:

Dàn ý bài văn tả cây bàng theo trình tự thời gian do học sinh lớp 4 – trường
Tiểu học Hồi Xuân viết.
10



Dàn ý bài văn tả cây bàng theo trình tự không gian do học sinh lớp 4 – trường
tiểu học Hồi Xuân viết.
Ví dụ 2: Quan sát cây hoa hồng ở vườn nhà em hoặc ở nơi khác.Tôi gợi ý
cho các em tập trung vào quan sát về hình dáng, thân, lá, nụ, đặc điểm và màu
sắc của hoa, nhụy hoa, hương thơm của hoa.
b) Kỹ năng sắp xếp ý
Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em không biết các sắp xếp ý thì bài
văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em làm tốt kỹ năng này tôi luôn
lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Thân bài: Miêu tả cây:
+ Tả bao quát (hình dáng của cây).
+ Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Kết bài: Nêu ích lợi của cây (cho bóng mát hay cho ta quả, bảo vệ bầu
không khí trong lành.) hoặc nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc
không mở rộng.)
11


Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi luôn nhắc nhở các em phải lập dàn
ý chi tiết, tập cho học sinh thói quen đọc lại dàn ý và chỉnh sửa, dựa vào dàn ý
nói thành bài văn theo cách lập dàn ý của mình, sau đó giáo viên chỉnh sửa.
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng viết bài văn cho học sinh
Viết bài văn là sản phẩm cuối cùng của học sinh. Một bài văn tả cảnh
thường có bố cục gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
a) Dạy cách mở bài, kết bài
Học sinh thường mở bài bằng việc giới thiệu đối tượng và kết bài bằng
cách nêu cảm nghĩ của người viết. Vì vậy mở bài và kết bài trở nên đơn điệu,
rập khuôn, dễ gây nhàm chán.
Để bài văn sáng tạo hơn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số cách

mở bài và kết thúc khác.
- Cách mở bài : Bài văn tả một cây hoa mà em thích. Có thể mở bài bằng
một lời thông báo ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. [5]
Ví dụ: Ai cũng biết mùa thu là mùa vàng của hoa cúc. Còn gì đẹp hơn
những bông cúc vàng tươi, lộng lẫy trên còn đọng những giọt sương mai
long lanh.
- Cách kết bài: Có thể kết bài bằng một câu văn tả.
Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả cây ăn quả: Chuối mẹ đứng đó như đang
thao thức cùng trời đêm để canh cho đàn con ngủ say giấc nồng.
Cũng có thể kết bài bằng một vài lời tâm tình trực tiếp với đối tượng được
miêu tả, bằng các câu cảm thán, hô ứng…
Ví dụ: Kết bài cho bài văn tả cây hoa hồng: Cảm ơn hồng nhung nhé!
Hồng nhung đã ban tặng cho con người hương thơm thật quyến rũ.
b) Dạy viết phần thân bài
Dù nội dung văn nghèo nàn hay phong phú, dù lượng bài văn ngắn hay dài,
dù đối tượng miêu tả ít hay nhiều, phần thân bài cũng chỉ có một đoạn. Đây là hạn
chế đáng tiếc mà ta bắt gặp trong bài làm của học sinh. Vì vậy giáo viên phải giúp
học sinh khắc phục hạn chế này bằng cách nào? Điều trước tiên là phải xác định
những ý cần triển khai trong nội dung bài văn miêu tả để chia thân bài thành các
đoạn văn tương ứng. Có nhiều cách để chia đoạn trong bài văn tả cây cối.
12


Chia đoạn theo trình tự thời gian: Học sinh đặt đối tượng miêu tả vào các
khoảng thời gian khác nhau trong một năm thì theo bốn mùa: xuân, hạ, thu
đông; trong một ngày thì có sáng, trưa, chiều, tối.
Chia đoạn theo trình tự không gian : Học sinh quan sát đối tượng từ nhiều
góc độ, nhiều hướng khác nhau: Từ xa nhìn lại, từ ngoài nhìn vào, từ trong nhìn
ra, từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, nhìn bên trái, nhìn bên phải, nhìn phía
trước, nhìn phía sau, nhìn toàn bộ hay nhìn chi tiết,... [1]

Chia đoạn rồi thì phải suy nghĩ cách triển khai ý trong từng đoạn. Thông
thường, toàn bộ phần thân bài triển khai trong một đoạn văn thì nhiều khi chỉ
cần liệt kê các bộ phận của cây cũng có thể tạo thành đoạn (dù rằng nội dung
miêu tả sẽ nghèo nàn, dù rằng cách tả sẽ không hay). Nhưng khi tách phần thân
bài ra thành một số đoạn mà học sinh không có đủ kiến thức để triển khai các ý
trong một đoạn thì những đoạn văn cụt lủn ấy sẽ làm cho bài văn trở nên rời rạc,
vụn vặt, thiếu liên kết. Như vậy, thực tế này đòi hỏi người viết phải có khả năng
mở rộng ý, phát triển hình ảnh miêu tả một cách phong phú và hợp lí. Có như
vậy bài văn tả cây cối của các em mới giàu hình ảnh và có hồn.
Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em cách mở rộng ý theo những
hướng sau:
Mở rộng ý bằng cách liên tưởng, so sánh đối tượng đang miêu tả với
những đối tượng khác hoặc đặt đối tượng đang miêu tả trong các mối quan hệ
với đối tượng xung quanh.
VD: Những chiếc lá bàng to hơn bàn tay người lớn, có hình bầu dục như
ghép lại với nhau thành một chiếc ô khổng lồ che khuất, đem tới bóng mát cho học
sinh chúng em…Những cành cây khẳng khiu vươn ra ngày càng rộng hơn, như
những cánh tay không ngừng cố gắng vươn tới trời xanh…(Tả cây bóng mát).
Mở rộng ý bằng cách đi vào miêu tả thật tỉ mỉ, thật chi tiết từng đặc điểm
về đường nét, hình dáng, màu sắc của đối tượng.
Ví dụ: Thân của cây hoa hồng màu xanh, chỉ to hơn ngón tay một chút,
có một lớp vỏ cây bên ngoài, bên trong lớp vỏ ấy là phần lõi của thân cây có
màu trắng, nó thuộc thân mềm nên rất dễ bị gãy. Thân cây có nhiều gai nhọn,
khi bị đâm vào tay sẽ rất đau và có thể bị chảy máu… (Tả cây hoa hồng)
Mở rộng ý bằng cách đan xen vào những câu văn tả là những câu văn nêu
cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét hay sự liên tưởng tới một kỷ niệm nào đó.
13


VD: Hoa hồng đẹp lắm! Những bông hoa nhỏ xinh vươn mình trên đài

xanh. Chắc hẳn hoa vươn cao để khoe sắc trong nắng đây mà. Nhiều búp hồng
còn e ấp, thẹn thùng giữa đám lá xanh…(Tả cây hoa)
Mở rộng ý bằng cách miêu tả đặc điểm với lời giới thiệu về giá trị, về
công dụng, ích lợi của cây được tả.
c) Dạy các bước khi viết một bài văn tả cảnh
Tuy đã cung cấp cho học sinh hàng loạt những kiến thức về cách quan sát,
cách lập dàn ý, cách chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn,... nhưng đối
với từng bài viết cụ thể chúng ta cần làm tốt các bước theo quy trình sau:
- Xác định, nắm chắc yêu cầu của bài.
- Học sinh thực hành quan sát, ghi chép những điều đã quan sát được.
- Tiến hành lập dàn ý cho bài văn.
- Học sinh thực hành viết theo yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên chấm, nhận xét.
Ví dụ: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
+ Bước 1: Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên hỏi: Bài yêu cầu gì? (Học sinh trả lời, giáo viên gạch dưới
những từ ngữ quan trọng: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa, yêu thích).
+ Bước 2: Giáo viên yêu cầu khoảng 2- 3 học sinh hoàn thành tốt trình
bày miệng những điều mình đã quan sát được.
+ Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý (giáo viên theo dõi giúp
đỡ học sinh còn chậm). Học sinh sắp xếp các ý đã quan sát thành dàn ý.
+ Bước 4 : Học sinh chuyển dàn ý thành bài văn (Có thể chỉ là một đoạn văn).
+ Bước 5: Đánh giá
Những vấn đề cần chú ý khi yêu cầu học sinh viết văn tả cây cối:
Đối với học sinh bài văn tả cây cối có thể coi là một bức tranh bằng ngôn ngữ.
Khi viết học sinh có thể chọn một trong số các trình tự tả: Theo trình tự thời gian,
không gian, số lượng các bộ phận được tả,... Bức tranh tả cây cối hay tả cảnh thiên
nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm nổi
bật được sự thay đổi này (mùa này khác mùa kia, buổi sáng khác buổi chiều, ...)


14


Các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá nên được vận dụng nhiều để
góp phần làm cho bài văn tả cây cối gợi cảm và sinh động hơn.
- Bài văn gồm nhiều chi tiết do đó khi viết văn bắt buộc học sinh phải dựa
vào dàn ý để tả.
Đối với giáo viên tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh mà có thể yêu cầu cụ thể:
+ Đối với học sinh hoàn thành giáo viên chỉ yêu cầu học sinh viết câu
đúng, câu văn rõ ràng.
+ Đối với học sinh hoàn thành tốt giáo viên có thể khuyến khích sự sáng
tạo của các em như viết câu văn có hình ảnh sinh động, có sử dụng biện pháp tu
từ, có bộc lộ cảm xúc một cách chân thật, tự nhiên.
- Giáo viên cần trân trọng những suy nghĩ sáng tạo của các em mặc dù chỉ
rất nhỏ.
- Giáo viên tạo bầu không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái.
- Đặc biệt giáo viên cần coi trọng khâu chấm bài và nhận xét bài. Chấm
bài và nhận xét bài chính là đánh giá cái được, cái chưa được của học sinh. Mục
đích của việc chấm bài là đánh giá kết quả bài viết của học sinh từ đó nắm được
năng lực viết văn của từng em để chuẩn bị tốt hơn cho những bài viết sau.
Chính vì thế khi chấm bài tôi chấm kỹ, sửa lỗi cho học sinh một cách triệt
để, đồng thời ghi lại những ý có sáng tạo, cách sử dụng từ, hình ảnh có giá trị
của học sinh để các em phát huy. Cần chú ý khích lệ học sinh.
Giải pháp 5: Rèn kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy
vốn từ ngữ thông qua các phân môn khác
Như chúng ta đã biết, cây cối là một sự vật vô tri, vô giác. Vì vậy ngôn
ngữ góp phần làm cho bài văn miêu tả sinh động, tạo hình. Để đạt được điều đó
thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, sử
dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,… Mặt khác, mỗi môn học đều có mục tiêu
riêng. Song ngoài mục tiêu chính đó ra, nếu người giáo viên biết khai thác để

mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy tất cả các môn học đều bổ sung cho
nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn
lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả phân môn còn lại. Các em học tốt các
phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả… thì các em sẽ học tốt phân
môn Tập làm văn. Vì thế thông qua từng phân môn của môn Tiếng Việt tôi đều
chú ý giúp các em khai thác nội dung này.
15


a) Thông qua phân môn Tập đọc
Trong các bài tập đọc thuộc thể loại văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả
rất phong phú, cách sử dụng rất sáng tạo. Vì vậy thông qua các bài tập đọc tôi
giúp các em chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa.
+ Ví dụ 1: Khi dạy bài: “Sầu riêng” Tiếng Việt 4 tập 2 trang 33.[1]
Khi phân tích đoạn 1, tôi giúp các em hiểu rằng để tả hương vị đặc biệt
của quả sầu riêng tác giả đã sử dụng các điệp từ: “thơm mùi thơm”,
“béo cái béo”, “ngọt cái vị ngọt”.
Khi phân tích đoạn 3 tôi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt
các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật so sánh:“Thân nó khẳng khiu, cao vút,
cành ngang thẳng đuột – Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.”
Qua đó, tôi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh này để
ca ngợi một hình ảnh khác (mượn cái không đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm
hương vị của trái sầu riêng)
+ Ví dụ 2: Khi dạy đến bài “Hoa học trò” Tiếng việt 4 – Tập 2 trang 44.
Trong phần tìm hiểu bài tôi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc
đáo qua cách dùng từ của tác giả.
Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất
đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều
đó:“Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Phượng đây là cả một
loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã

hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những
tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
Để giúp học sinh hiểu khi quan sát cây cối người ta cần phải phối hợp
nhiều giác quan. Tả lá phượng tác giả viết: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành
như lá me non.
Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh
um), xúc giác (mát rượi), vị giác (ngon lành).
Như vậy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và phong
phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Bằng cách này tôi đã
giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồng thời thông
qua các bài tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bài băn miêu tả
hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lý.
b) Thông qua phân môn Luyện từ và câu
16


Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách
sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý.
Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học
sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ
đó sẽ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó chính xác, hợp lý.
Để tích lũy vốn từ cho học sinh tôi cho học sinh tìm thêm các từ đồng
nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng)
còn có nhiều từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như son, đỏ
như lửa… tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho
phù hợp.
Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngoài việc dạy
các em cách viết câu đúng, tôi luôn tìm cách dạy các em cách viết câu văn có
hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý

bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.
Ví dụ: Tả hình dáng của một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra hai câu:
- Câu 1: Cây bàng cao lớn.
- Câu 2: Nhìn từ xa, cây bàng cao lớn như một chiếc ô xanh khổng lồ.
Tôi cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Với biện pháp này, tôi đã
rèn cho học sinh kỹ năng viết câu văn có hình ảnh, đủ ý.
c) Thông qua phân môn Chính tả
Như ở phần thực trạng tôi đã trình bày, bài văn của các em bị sai lỗi chính
tả rất nhiều, điều đó gây khó chịu cho người đọc. Vì vậy trong tất cả các tiết
chính tả, tôi luôn chú ý rèn cho các em có ý thức viết đúng chính tả (đây cũng là
mục tiêu của phân môn Chính tả).
Ngoài ra thông qua giờ chính tả, tôi cũng giúp các em tích lũy thêm vốn
từ ngữ miêu tả và cách sử dụng chúng.
+ Ví dụ: Khi dạy đến bài chính tả tuần 21- Sách hướng dẫn học Tiếng
Việt tập 2A.Trong phần bài tập có bài: “Chọn những tiếng thích hợp trong
ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau”
Sau khi cho học sinh thực hiện theo yêu cầu của bài. Tôi gọi học sinh đọc
lại bài văn. Sau đó tôi đưa ra một số câu hỏi mở rộng nhằm mục đích có thể vận
dụng nó vào việc học phân môn Tập làm văn:
- Bài văn thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài gì? (Văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối)
- Tác giả đã quan sát cây theo trình tự nào? (Từng bộ phận của cây)
17


- Trong bài văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy ví dụ
minh họa. (nghệ thuật so sánh, ví dụ như: thân thẳng như thân trúc. Năm cánh dài đỏ
tía như ức gà chọi, trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm…)
- Em học tập được gì khi học bài văn này? (học được cách miêu tả, cách
dùng từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.)
Qua tất cả các phân môn này, người giáo viên có thể khéo léo khai thác để

làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học sinh biết cách sử
dụng chúng một cách hợp lý. Song do đặc trưng của môn học, mỗi giờ học chỉ
thiên về một mặt nào đó. Nó chỉ hỗ trợ để học sinh học tốt hơn phân môn Tập
làm văn. Vì thế người giáo viên không thể lạm dụng để biến nó thành một giờ
dạy Tập làm văn chính.
Giải pháp 6: Rèn kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và
của bạn
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể. Do đó trong giảng
dạy, giáo viên cần đưa ra những ví dụ cụ thể để học sinh hình dung, hiểu rõ cách làm.
Vì vậy trong các giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi, tôi
chọn những bài văn hay của học sinh trong lớp để biểu dương, sau đó đọc cho cả lớp
cùng nghe. Đọc xong, tôi đặt ra một số câu hỏi để các em trả lời.
Ví dụ:
- Các em có nhận xét gì về bài làm của bạn?
- Bài làm của bạn hay ở chỗ nào? Sáng tạo ở chỗ nào? Em thích nhất chi
tiết nào bạn miêu tả? Cách dùng từ của bạn có gì hay?
- Em học tập được những gì từ bài làm của bạn?
Trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên đặt ra là học sinh đã học tập được
chính bạn của mình.
Ngoài ra trong quá trình dạy học, tôi tích lũy được nhiều bài văn hay của
học sinh trong các năm học trước, tôi đọc cho các em nghe rồi cùng các em phân
tích cái hay, cái cần học tập trong từng bài văn.
Như vậy việc giúp các em tự đánh giá các bài văn của mình của bạn và
không ngừng tích lũy vốn từ sẽ giúp các em học tốt hơn phân môn Tập làm văn
nói chung và kiểu bài miêu tả cây cối nói riêng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào 26 học sinh lớp
4A Trường Tiểu học Hồi Xuân do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em đã có
18



hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Các em đã chủ động, tự giác
trong việc hình thành kiến thức. Vốn từ ngữ miêu tả của các em ngày càng
phong phú hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Cách sử dụng từ của các em chính
xác hơn. Trong khi viết văn, các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ
thuật như so sánh, nhân hóa, các từ láy, các điệp từ…Bài viết giàu cảm xúc hơn.

(Một số hình ảnh bài văn của học sinh lớp 4 – trường tiểu học Hồi Xuân)
Kết quả khảo sát học sinh vào cuối học kỳ II như sau:
Đúng bố cục, Biết liên kết Đúng bố cục, biết
HS làm HS làm đúng
biết sắp xếp ý câu, đoạn văn liên kết câu, sử
Sĩ số HS chưa bố cục, sắp
nhưng liên kết nhưng dùng từ dụng từ hợp lý,
lớp 4A đúng bố xếp ý chưa
câu, đoạn văn chưa hợp lý, câu giàu giá trị
cục
khoa học
còn rời rạc
lặp lại.
nghệ thuật.
26

2

3

5


7

9
19


Qua bảng số liệu trên cho thấy khi áp dụng những biện pháp trên đã giúp
học sinh cải thiện tốt về việc dùng từ, đặt câu trong làm văn miêu tả. Biết sử
dụng liên kết câu, liên kết đoạn, sử dụng các hình ảnh và biện pháp nghệ thuật
để bài văn hay hơn.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập
làm văn nói riêng, đặc biệt là dạy cho học sinh viết tốt văn tả cây cối ở lớp 4 mỗi
giáo viên cần phải luôn luôn nghiên cứu, sáng tạo ra những giải pháp hữu hiệu
nhất để giảng dạy cho học sinh. Luôn luôn chú trọng đến quan điểm tích hợp của
chương trình trong quá trình giảng dạy. Bằng những kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình giảng dạy, sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã rút ra bài
học sau:
Đối với giáo viên:
- Thường xuyên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu tài liệu, sách
tham khảo để trau dồi thêm kiến thức và phương pháp dạy học.
- Để nâng cao chất lượng viết văn tả cây cối cho học sinh lớp 4, người
giáo viên cần tạo cho các em hứng thú khi học văn với nhiều hình thức khác
nhau.
- Hình thành cho học sinh thói quen tích luỹ những hiểu biết về thế giới tự
nhiên trong cuộc sống và trong văn học bằng cách giao việc về nhà sưu tầm,
quan sát, lắng nghe rồi viết những điều quan sát, nghe thấy trong cuộc sống vào
phiếu học tập.
- Dạy học sinh biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt vào viết văn miêu tả đặc

biệt là văn tả cây cối.
- Giáo viên cần chú ý rèn cả kỹ năng nghe - nói - đọc - viết cho học sinh
khi dạy văn.
Việc hướng dẫn học sinh viết văn tả cây cối đạt kết quả cao không phải
một sớm một chiều, một tiết học nhất định. Vì thế người giáo viên cần phải có
lòng kiên trì và sự say mê nghiên cứu văn học.
Đối với học sinh:

20


- Các em phải có ý thức tự học, tự rèn luyện đặc biệt là học viết văn để
còn tiếp tục học lên các bậc học trên.
- Đặc biệt các em phải trau dồi cho mình lòng say mê, yêu thích văn học.
- Chăm chỉ tìm tòi và đọc nhiều loại sách để bồi dưỡng tâm hồn, mở mang
sự hiểu biết về tự nhiên và thế giới xung quanh.
3.2. Kiến nghị
a) Đề xuất với tổ chuyên môn và nhà trường
Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn (Tăng cường dự giờ,
trao đổi kinh nghiệm,....).
Tạo điều kiện để giáo viên tham gia hội thảo, dự giờ hội thi Giáo viên giỏi
cấp huyện, cấp tỉnh.
b) Đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tổ chức các hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, trong đó đề bài có yêu cầu
giáo viên viết bài tập làm văn.
- Tổ chức các hội thi “Em yêu Tiếng Việt” để nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng.
Trên đây là “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập
làm văn, dạng bài miêu tả cây cối ”. của bản thân tôi. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồi Xuân, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
XÁC NHẬN
viết, không sao chép nội dung của người khác.
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết

Lê Thị Nguyệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO
21


1. Sách Giáo khoa Tiếng Việt 4 - tập 2. (chủ biên soạn Nguyễn Minh Thuyết
– NXBGD)
2. Sách Giáo viên Tiếng Việt 4. (chủ biên soạn Nguyễn Minh Thuyết –
NXBGD)
3. Luyện Tập làm văn lớp 4 – NXB Giáo dục.
4. Bồi dưỡng Văn – Tiếng Việt 4 – NXB Giáo dục.
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - NXB Quốc gia Hà Nội- Tác
giả: Lê Phương Nga – Nguyễn Trí.

22



×