Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN tổ chức linh hoạt các hình thức luyện đọc nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.56 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT CẨM THỦY

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC LINH HOẠT CÁC HÌNH THỨC LUYỆN ĐỌC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC
CHO HỌC SINH LỚP 1

Mã SKKN………
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng việt

\
THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
12


13
14

Đề mục
Mục lục.......................................................................................
1. Mở đầu..................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................
1.3.Đối tượng, thời gian, phạm vi nghiên cứu .........................
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................
2.Nội dung.................................................................................
2.1.Cơ sở lý luận........................................................................
2.2. Thực trạng của việc dạy học đọc cho học sinh lớp 1........
2.3. Các biện pháp giúp học sinh luyện đọc có hiệu quả.
2.4. Hiệu quả của SKKN............................................................
3. Kết luận, kiến nghị...............................................................
Tài liệu tham khảo.....................................................................

Trang
1
1-2
2
2
2
2
2-3
3
3-18
18-19
19-20



1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài :
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính
thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Bởi vậy dạy Tiếng Việt
có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người. Đặc
biệt ở cấp học Tiểu học thì việc dạy học Tiếng Việt càng quan trọng hơn. Vì đây
là bậc học nền móng giúp học sinh học tốt ở các cấp học trên.
Môn Tiếng Việt có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho
học sinh một khối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu,
nhiệm vụ của từng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác.
Trẻ em muốn nắm được kỹ năng học tập, trước hết cần nghiên cứu tiếng mẹ đẻchìa khoá của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ đúng đắn, nó cần
thiết cho tất cả các em khi bước vào cuộc sống
Ở cấp iểu học, môn Tiếng Việt rèn luyện cho học sinh cả bốn kĩ năng :
nghe, nói, đọc, viết. Song việc dạy và học Tiếng Việt ở lớp 1 là đem lại cho các
em cho các em kĩ năng đọc đúng, viết đúng. Ngoài ra còn cần làm giàu vốn từ,
biết nói đúng các mẫu câu ngắn và tạo cho các em sự ham thích thơ văn. Đây là
điều kiện chuẩn bị để các em học tốt Tiếng Việt ở các lớp trên.
Trong đó kĩ năng đọc là sự khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh một
công cụ mới để sử dụng trong học tập và trong giao tiếp. Nếu không không đọc
thông chắc chắn sẽ viết không thạo. Khi kĩ năng đọc được rèn luyện tốt, nó sẽ
giúp các em phát triển được tư duy, cảm nhận được các hay cái đẹp trong mỗi
bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ, câu, đoạn văn, bài văn mình vừa đọc,
hiểu được các yêu cầu trong các môn học khác.
Với học sinh lớp 1- lớp đầu cấp việc rèn đọc cho các em vô cùng quan
trọng, bởi các em có đọc tốt thì khi lên các lớp trên mới nắm bắt được kiến thức
của các môn học. Việc rèn đọc cho học sinh lớp 1 không hề đơn giản, bởi từ chỗ
các em phải ghi nhớ chữ cái, đánh vần từng tiếng đến việc đọc thông viết thạo
một văn bản. Chính vì vậy hiện nay không ít học sinh đọc chưa thông thạo.

Nhiều em chưa nhớ bảng chữ cái, nhầm lẫn các âm, vần hay các dấu thanh. Mặt
khác phần lớn ở các tiết dạy học vần hay tập đọc ở lớp 1 hiện nay, giáo viên mới
chỉ quan tâm đến thời gian của việc luyện đọc cho học sinh, học sinh đọc càng
nhiều càng tốt chứ chưa quan tâm đến việc gây hứng thú luyện đọc cho các em.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh càng ngại đọc và khó ghi nhớ bài
đọc. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy khối 1, tôi luôn trăn trở làm thế nào để
học sinh có hứng thú trong việc luyện đọc? làm thế nào để các em có kĩ năng
đọc tốt? Từ những lí do trên mà tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài :
"Tổ chức linh hoạt các hình thức luyện đọc nhằm nâng cao chất lượng đọc
cho học sinh lớp 1" Góp phần nâng cao hiệu quả môn học.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
- Mục đích nghiên cứu thông qua sáng kiến kinh nghiệm góp phần đổi
mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, giúp học sinh có kĩ năng đọc
tốt.
1


- Tạo sự hứng thú luyện đọc cho học sinh, nhằm mục đích để nâng cao
chất lượng học tập môn Tiếng Việt.
1.3.Đối tượng nghiên cứu :
Nghiên cứu nội dung nội dung chương trình môn Tiếng Việt 1, dự giờ,
học hỏi đồng nghiệp. Tìm hiểu, khảo sát những khó khăn, vướng mắc của giáo
viên và học sinh trong dạy-học. Nghiên cứu các hình thức tổ chức luyện đọc có
hiệu quả cho học sinh lớp 1. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm khi
tổ chức dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả môn học.
1.4.Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, quan sát học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm giáo dục : Điều tra, tìm
tòi, thực nghiệm giảng dạy, ....
- Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá, so sánh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận :
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho
học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện bốn dạng hoạt động,
tương ứng với chúng là là bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc ,viết. Đọc là một dạng
hoạt động ngôn ngữ, là qua trình chuyển từ dạng hình thức chữ viết sang lời nói
có âm thanh và thông hiểu nó, là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết
thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh.
Đọc có vai trò rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta :
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư
tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những người đương thời phần lớn ghi
lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền
văn minh của nhân loại, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh
phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện hiện đại. Biết đọc, con người
sẽ có khả năng tiếp nhận lên nhiều lần. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế
ngự một phương tiện văn hóa cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên
trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt
khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về mặt nhận
thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, bồi dưỡng tâm
hồn. Nếu không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo
dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện.
Trong xã hội bùng nổ thông tin hiện nay thì biết đọc lại càng vô cùng
quan trọng. Vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là
học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Chính vì vậy dạy đọc có vai
trò ý nghĩa to lớn trong nhà trường Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản
đầu tiên đối với mỗi người đi hoc. Đầu tiên trẻ phải đọc, sau đó đọc để học. Nó
là công cụ trong giao tiếp và là cơ sở để học các môn học khác. Do vậy đối với

2



mỗi giáo viên chúng ta, đặc biệt là giáo viên lớp 1 cần trú trọng, quan tâm nhiều
hơn đến việc luyện đọc cho các em.
2.2.Thực trạng dạy đọc cho học sinh lớp 1 :
*Thuận lợi :
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí rất quan trọng. Chính vì vậy mà mỗi
giáo viên đều có ý thức luôn trau dồi, học hỏi, sáng tạo trong dạy học môn
Tiếng Việt nói chung cũng như rèn kĩ năng đọc cho học sinh
nói riêng.
Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng giảng dạy, thường xuyên tổ
chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức hội giảng, dự giờ rút kinh nghiệm,
trang bị tương đối đầy đủ tài liệu, phương tiện dạy học. Chính vì vậy mà chất
lượng các tiết dạy Tiếng Việt không ngừng được nâng cao.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường khá đồng đều, có tay nghề vững vàng.
Do đó rất thuận lợi cho việc tiếp cận với những phương pháp dạy học mới, hiện
đại .
Trong các tiết dạy, giáo viên đã quan tâm đến các đối tượng học
sinh,chuẩn bị đồ dùng trực quan chu đáo, lôi cuốn học sinh trong học tập.
Học sinh: Hầu hết học sinh đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, thích
học tập, thi đua cùng bạn, thích được động viên, khen thưởng.
Phụ huynh học sinh: Nhiều phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của
con em mình như : dạy con học bài, chuẩn bị đồ dùng sách vở, nhắc nhở các
cháu học bài...
*Khó khăn :
Đa số ở các tiết học Tiếng Việt giáo viên chưa quan tâm đến hình thức tổ
chức dạy học. Các tiết học thường diễn ra đơn điệu, gây cho học sinh sự nhàm
chán. Giáo viên ít sử dụng trò chơi học tập hay sưu tầm các bài đọc vui, vần để
gây sự tò mò, hào hứng ở các em. Đây cũng là lí do khiến học sinh chưa hứng
thú trong việc luyện đọc.

Mặt khác, do trình độ học sinh không đồng đều gây khó khăn trong việc
phân chia thời gian luyện đọc cho các đối tượng học sinh.
Do đặc trưng vùng miền nên nhiều học sinh còn hay đọc sai nhất là các
âm, vần, dấu thanh ( iên/in ; ưu/iu ; ưc/âc; hỏi/ngã...). Không ít học sinh có khả
năng ghi nhớ kém khó thuộc bảng chữ cái, âm vần…
Nhiều gia đình cha mẹ đi làm ăn xa, gửi con cho ông bà nên các em chưa
được sự quan tâm sát sao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các
em
Chính vì vậy mà việc thay đổi hình thức luyện đọc giúp học sinh có kĩ
năng đọc tốt là vô cùng cần thiết trong dạy học Tiếng Việt ở lớp 1.
2.3. Các biện pháp giúp học sinh luyện đọc có hiệu quả:
2.3.1 .Luyện đọc theo các nhóm chữ cái :
Để cho học sinh đọc tốt thì công việc đầu tiên của dạy đọc ở lớp một là
phải dạy cho các em thuộc bảng chữ cái. Để thuộc bảng chữ cái tưởng chừng
giản đơn nhưng không hề dễ đối với các em học sinh lớp 1. Đây là học sinh đầu
3


cấp, các em mới từ mầm non lên nên khả năng ghi nhớ và tập trung chưa
cao.Nhiều học sinh còn ghi nhớ máy móc và tư duy cụ thể. Do đó càng gây khó
khăn trong quá trình luyện đọc cho giáo viên. Việc phân nhóm các chữ cái có
đặc điểm chung giúp học sinh dễ ghi nhớ và không bị nhầm lẫn khi đọc. Chúng
ta có thể phân các chữ cái thành các nhóm như sau :
- Nhóm thứ 1 :
Nhóm chữ cái có các nét cơ bản là nét cong :
c, o, ô, ơ, e, ê, x
- Nhóm thứ 2 :
Nhóm chữ cái có các nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc hoặc
thẳng : a, ă, â, d, đ, g
- Nhóm thứ 3 :

Nhóm chữ cái có các nét cơ bản là nét móc : i, t, u, ư, p, n, m
- Nhóm thứ 4 :
Nhóm chữ cái có các nét cơ bản là nét khuyết hoặc cong có nét phối hợp
với nét móc : l, h, k, b, y
- Nhóm thứ 5 :
Nhóm chữ cái có nét phối hợp là nét thắt : s, r, v
2.3.2.Sưu tầm các bài luyện đọcccùng phụ âm, vần, dấu thanh:
Trong thực tế dạy học những học sinh đọc kém là do khả năng ghi nhớ
kém và hay nhầm lẫn. Các em thường nhầm dấu sắc/dấu huyền, dấu hỏi/ ngã
hay dễ nhầm lẫn các phụ âm như t/th; c/ch; d/đ....Ngoài ra các em còn nhầm lẫn
giữa các vần như : au/âu; iên/yên; ưu/iu...Chính từ những việc nhầm lẫn như
vậy dẫn đến các em thường đọc sai, đọc ngắc ngứ. Để khắc phục tình trạng này,
giáo viên có thể sưu tầm những bài thơ, văn cùng vần, âm, dấu thanh có nội
dung vui để học sinh đọc. Việc luyện đọc những đọc này không những giúp học
hào hứng luyện đọc mà còn giúp các em ghi nhớ và phân biệt âm, vần, dấu
thanh dễ lẫn một cách tốt nhất.
*Bài đọc phân biệt c/ch :
- Bài 1:
Chơi cờ chán chê, cậu cõng con chó, cầm con cá chép cậu chuồn. Cậu Cần
cho con chó của cậu chui chuồng. Cậu cầm con cá chép cậu cạo, cậu chặt, cậu
cho chảo, cậu chiên. Cá chín, cậu Cần cùng cụ Chánh chén cá chép chiên chấm
cà cuống cùng chuối chát. Con chó cưng của cậu Cần cứ chập chờn cửa chuồng
chờ chực. Cuối cùng cậu Cần cho con chó chén cơm chiên cùng chút cá chép.
Con chó cạp chén cơm chui chuồng.
- Bài 2 :
Cụ Chánh côi cút, cụ cũng có con chim chích chòe cùng cái chuồng chim
cáo cạnh. Cụ cưng con chim của cụ. Cứ chốc chốc cụ cầm cái chổi chà chống
chân, cụ cầm chậm chộp các chú chuồn chuồn chập chờn cạnh cây cam cho con
chim của cụ chén. Có chiều, cậu cần cùng các chú choai choai câu cá, câu cua
chỗ cống củ cậu Cử. Cậu cột con chó cưng của cậu cạnh cửa. Con chó của cậu

cần cà chớn cứ chực cắn con chim của cụ Chánh. Cụ Chánh cầm cây chổi chọc
4


con chó, con chó co cẳng chạy. Cụ Chánh cáo cậu cẩn, cậu chỉ cười cậu còn cãi
cối.
- Bài 3 :
Cô Cúc con cụ Cả Cần. Cô cao cao, chân cong cong. Của cải cô chẳng có
chi, chừng chục cái chén cổ, cái chày, cái cối, con chó Cún cùng con cu cườm.
Cạnh chỗ cha con cô còn có chú Chệt cụt chân cùng cha con cậu Cường. Chú
Chệt cụt chân chắp cái chân chạy cồm cộp. Còn cậu Cường coi cũng chì chì.
Cậu có cả chục cái chứng chỉ. Cha cậu cố chạy chọt cho cậu chức chủ Chành chi
cuộc chợ Cầu Công, cuộc chạy chưa có chi chắc chắn. Cậu cứ chê cha chẳng
chững chạc chi cả, coi chán chết.
* Bài luyện đọc phân biệt t/th:
- Bài 1 : Chuyện vui toàn T
Thưa thẩm tòa, tôi tên Trần Túng Túng Tiền( Tên thật : Trần Thiếu Tiền).
Thủa thiếu thời tôi theo thằng trùm trộm tiếp thu toàn tư tưởng thối tha, tồi tệ.
Tối thứ tư, tháng tám trăng trong trình trĩnh, tôi trèo tường thấy tên tưởng trại
thiêm thiếp trên trõng tre, tôi thò tay túm túi tiền. Tên trưởng trại từ từ thức
tỉnh túm tóc, tạt tai, tương tôi tới tấp. Tôi tơi tả, tiền túng, tình tan.
*Bài đọc phân biệt dấu sắc/ huyền:
- Bài luyện đọc 1:
Nắng ngoái ngó Cóc, ngó Khói, nước mắt rớt xuống...hét :
- Cút, xéo, gấp!
Rét quá, Khói với Cóc phóng mấy bước, Cóc nói với Khói :
- Quá quắt ! quá quắt! Khói cứ cứ lết tới cuối phố nhé! Kiếm chút cháo,
chút bánh tráng Thốt Nốt đớp mấy miếng hết đói. Khói cứ đứng đó, nếu thấy
Nắng hết nóng, Khói cứ cố gắng nói tiếp, nói đến lúc nắng hết gút mắc, hết thắc
mắc nhé!

- Khói nhớ, Cóc cứ đến quán cóc phía trước đó ngắm nghía Khói, nếu
Khói có té, Cóc cứ nhắn tế đến nhé!
- Bài đọc 2:
Nhà bà Hồng gần nhà bà Đào. Vì trồng nhiều cà mà bà Hồng nhiều tiền
và làm nhà nhiều tầng, dần dần thành bà hoàng làng này. Còn nhà bà Đào thì
nghèo, vì chồng bà cù lần đòi trồng nhiều bồ hòn, mà làng này thì cần gì bồ hòn,
và bà Đào nghèo càng nghèo, nhà thì tồi tàn, toàn là lều và mùng. Nhà bà Hồng
thì giàu vì nhiều gà và bò, còn nhà bà Đào nghèo vì vườn toàn chuồng gà...
*Bài đọc toàn dấu nặng:
Một chị bộ đội một chục hột vịt lộn bị bọn lạ mặt chặn lại tại một cột trụ
điện cạnh một tiệm điện thoại. Chục chị bộ đội sợ sệt chạy lại tiệm điện thoại
mượn một điện thoại loại xịn gọi một chục cụ bộ đội. Một chục cụ bộ đội nhận
được điện thoại vội chạy lại định nện bọn lạ mặt một trận. Bọn lạ mặt sợ sệt
chạy thục mạng. Chục cụ bộ đội rượt kịp, bọn lạ mặt bị đập một trận thật thậm
tệ, một bị xệ ruột, một bị xệ thận, một bị dập mặt. Một bị dập miệng...Chụ cụ bộ
đội thật mạnh.

5


* Bài đọc toàn chữ Đ :
Đêm đó, Đinh Đại Đoàn đồ đạc đâu đó đầy đủ, đi đến đầu đường để đón
đào điệu đồ đầm đẹp đẽ, đeo đồ đầy đàng, đầy đồng. Đang đứng đợi Đoàn đằng
đèn điện đầu đường. Đoàn đến địa đào điệu đắm đuối, đom đả để được điểm...
2.3.3.Đưa giai điệu âm nhạc vào luyện đọc :
Đối với trẻ em , âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần
ngay từ khi lọt lòng mẹ. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng sự phong phú của
âm hình tiết tấu và màu sắc âm thanh của các thể loại âm nhạc đưa trẻ vào thế
giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và thú vị. Âm nhạc là một phương tiện kì
diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó

dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện
bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào so sánh
được.
Ngoài ra, âm nhạc còn là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo
đức, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố
kiến thức trong học tập, vui chơi. Vậy tại sao khi tổ chức cho học sinh luyện
đọc ta lại không lồng ghép, biến đổi những bài đọc khô khan thành các giai điệu
của âm nhạc. Việc đọc bài dưới hình thức này chắc chắn các em sẽ hứng thú, say
mê luyện đọc. Các em sẽ nhanh nhớ, lâu quên và cũng sẽ hiểu nội dung bài sâu
hơn. Đọc bài theo giai điệu có thể sử dụng trong dạy bài mới và các bài ôn tập.
Dưới đây là một số dạng bài đọc theo giai điệu âm nhạc :
a. Đọc theo giai điệu bài hát :
- Ví dụ sau khi học xong bài 6 ( Be, bè,bé, bẻ, bẽ, bẹ )-( Trang 14/TV
1/Tập1) chúng ta có thể cho học sinh đọc theo giai điệu bài hát: Vào lớp rồi, Con
cò bé bé, Cháu lên ba...
+ Giai điệu bài hát: Vào lớp rồi
Bè bé bè bé be bè be bẹ
Be be bè be bé be bè be bè
Bé bé bè be bè bè be
+ Giai điệu bài hát: Lí cây xanh
Bé be be be bè bé bẽ be
Be bẹ be bè be bé bé be
Bé be bè bé be bé be bè bé be
+ Giai điệu bài hát: Cá vàng bơi
Be be be be bé bè be be bè bé
Be be bẹ bé bé bè bé be be
Be be be be bè be be bé
Bé bè bé bẹ bẹ be bẻ be bé be
Bé bè bé bẹ bẹ be bé be bẹ be
- Ví dụ sau khi học xong bài 12 ( bi, cá )- (Trang 26/TV 1/Tập 1) chúng ta

có thể cho học sinh đọc theo giai điệu bài hát: Gà gáy, Thật đáng chê...
- Giai điệu bài hát: Gà gáy
Bi bì bí bi bí bi bi bì bi bi
6


Bì bí bí bi bí bi bi bì bì bì
Bí bí bi bì bị bi bi bĩ bí bì bí bí
Bì bì bi bi bĩ bí bì bi bi.
- Giai điệu bài hát: Thật đáng chê
Cá ca ca cà ca cá cà
Ca cá cà cà ca cá cà
Cá cá cà ca cà cạ cá
Cá cá cá cà cà cả ca
Ca ca ca cá cá cà cà
Ca cà ca cà cà cá ca cà ca
Cá cá cạ cá ca cạ cá ca
b. Đọc dưới dạng hát
Đối với những bài đọc là những câu thơ, để tăng thêm sự hào hứng cho
học sinh khi đọc bài, giáo viên có thể tổ chức cho các em đọc bài dưới dạng hát.
Ví dụ bài : Cái Bống, Mèo con đi học, Ai dậy sớm...
c. Đọc bài dưới dạng đọc " Ráp "
Ngoài cách đọc theo dạng hát, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đọc
dưới dạng "Ráp". Đây là cách đọc vui nhộn rất hợp với trẻ em. Không những
giúp học sinh luyện đọc tốt mà còn giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, khả
năng vận động, sự mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống.
* Ví dụ bài : Tặng cháu, giáo viên tổ chức đọc như sau :
Tặng cháu
Vở này/ ta tặng cháu / yêu ta/.... o..de...o...de...
Tỏ chút lòng/ yêu cháu gọi là/

Mong cháu /ra công / mà học tập/
Mai sau/ cháu giúp / nước non nhà /.... o..de...o...de...
* Ví dụ bài : Chuyện ở lớp
- Mẹ / có biết /ở lớp/
Bạn hoa/ không/ học bài/
Sáng nay/ cô giáo/ gọi/
Đứng dậy/ đỏ/ bừng tai/.... o..de...o...de...
- Mẹ / có biết /ở lớp/
Bạn Hùng/ cứ trêu/ con
Bạn Mai/ tay/ đầy mực/
Còn/ bôi bẩn/ ra bàn/.... o..de...o...de...
Vuốt/ tóc con/ mẹ bảo:/
- Mẹ/ chẳng nhớ/ nữa đâu/
Nói/ mẹ nghe/ ở lớp/
Con/ đã ngoan/ thế nào?/.... o..de...o...de...

7


Các bạn lớp 1B đang đọc Ráp
d. Đọc dưới dạng" vè" :
*Ví dụ : Bài "Kể cho bé nghe"
Hay nói/ ầm ĩ/
Là con/ vịt bầu./
Hay sủa/ đâu đâu/
Là con/ chó vện/
Hay chăng/ dây diện/
Là con/ nhện con
Ăn no/ quay tròn/
Là cối/ xay lúa/.

Mồm thở/ ra gió/
Là cái/ quạt hòm./
Không thèm/ cỏ non/
Là con/ trâu sắt.../
2.3.4. Đọc bài theo nhóm :
Việc luyện đọc trong nhóm sẽ giúp học sinh đọc bài được nhiều hơn.
Trong quá trình đọc, những học sinh yếu kém sẽ được các bạn kèm cặp, giúp đỡ.
Khi luyện đọc nhóm, giáo viên có thể phân học sinh ngồi theo nhóm cùng trình
độ để học sinh luyện đọc. Việc chia nhóm này giúp giáo viên dễ luyện đọc cho
các em hơn. Các em có khả năng đọc kém sẽ được rèn luyện, còn những em có
kĩ năng đọc tốt sẽ được phát triển hơn.
2.3.5. Trò chơi học tập :
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học
sinh lớp 1.Có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em.
Chính vì vậy các em luôn tìm sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi
các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi chiến thắng và buồn bã khi
8


thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy
có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc
phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong
đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã
tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung
sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Giúp học sinh rèn luyện
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt
động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí
tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động

vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Chính
vì vậy mà việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy luyện đọc là công việc cần
thiết giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt hơn nắm bắt kiến thức một cách nhẹ
nhàng. Trò chơi học tập còn làm cho không khí lớp học vui vẻ, thân thiện, dẫn
đến hiệu quả tiết học sẽ cao hơn.
2.3.5.1.Trò chơi: Ghép từ và tranh
* Bài 44 : on- an ( Trang 90/TV 1/Tập 1)
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách đọc các từ ứng dụng có vần au, âu
- Chuẩn bị đồ dùng : Tranh, thẻ từ

9


rau non

thợ hàn

Hòn đá

Bàn ghế

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi cả lớp. Giáo viên gắn tranh và thẻ từ lên bảng.
Yêu cầu học sinh đọc từ, quan sát tranh để ghép tranh và từ cho phù hợp. Học
sinh xung phong lên bảng ghép. Học sinh ghép đúng được cả lớp khen. Học sinh
nào ghép không đúng bị phạt theo yêu cầu của lớp.
2.3.5.2.Trò chơi: Bin gô từ
Bài 43 : Ôn tập ( Trang 88/Tiếng Việt 1/Tập 1)
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cách đọc các tiếng, từ có vần đã học

( ưu, ươu, au, âu )
- Chuẩn bị đồ dùng : Bảng chữ, thẻ hoa hoặc hạt ngô, đậu...
10


Bảng 1:

Bảng 2:

Trái lựu

cây cau

lau sậy

bướu cổ

chú cừu

Cái cầu

hươu sao

màu nâu

mưu trí

bướu cổ

cây cau


chú cừu

Trái lựu

lau sậy

Cái cầu

hươu sao

màu nâu

mưu trí

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi theo cá nhân. Quản trò đưa ra lần lượt các vần :
ưu, ươu, au, âu. Học sinh dưới lớp đặt thẻ hoa hay hạt đậu, hạt ngô ...lên ô có
tiếng từ có vần tương ứng. Học sinh nào có thẻ hoa hay hạt đậu, hạt ngô ...tạo
thành một hàng chéo hoặc hàng ngang, hàng đọc thì hô "Bin gô". Học sinh "Bin
gô" nhiều nhất thì thắng cuộc.
2.3.5.3.Trò chơi: Ô chữ kì diệu
Bài 44 :on-an
- Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố cách đọc câu ứng dụng có vần au, âu
- Chuẩn bị đồ dùng : Tranh, thẻ từ có viết sau mặt các số 1, 2, 3, 4

11


Gấu mẹ

dạy con
con
chơi đàn.

Còn thỏ mẹ
thì dạy con
nhảy múa.

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi cả lớp. Giáo viên gắn tranh và thẻ từ lên bảng.
( Bốn thẻ từ ghép lại vừa bằng tranh, mặt chữ gắn vào trong, mặt số gắn ra
ngoài) Yêu cầu học sinh xung phong lật mở ô số từ 1-4. Học sinh lật mở ô số và
đọc từ. Cuối cùng học sinh xung phong đọc câu ứng dụng. Học sinh đọc đúng
mảnh ghép, đúng câu ứng dụng được cả lớp khen. Học sinh nào đọc không đúng
thì bị phạt theo yêu cầu của lớp.

12


Học sinh chơi trò chơi: Ô cửa bí mật
2.3.5.4.Trò chơi: Tạo từ
* Bài 49 : iên - yên
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách đọc các từ ứng dụng có vần on, an
- Chuẩn bị đồ dùng : Thẻ từ có cắt thành các mảnh ghép.



biển
n


viên

phấn
13


yên
yên

ngự
a
vui

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi theo nhóm. Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ
thẻ. Yêu cầu các nhóm dựa vào nét cắt và các tiếng để ghép thành các từ ứng
dụng. Trong thời gian 3 phút nhóm nào ghép nhanh, đọc đúng từ thì thắng cuộc.

Học sinh chơi trò chơi :Tạo từ
14


2.3.5.5.Trò chơi: Ca rô chữ
- Mục tiêu : Giúp học sinh biết cách ghép các chữ cái để tạo thành tiếng,
từ.
- Chuẩn bị đồ dùng : Bảng kẻ ô chữ cái, bút, thước

N

Ô


N

G

v

G

A

Ê

H

U

U

N

M

E

O

C

H


I

N

Ơ

S

Ê

N

H

I

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi theo nhóm đôi hoặc nhóm 4. Giáo viên phát cho
mỗi nhóm một bảng ô chữ cái. Yêu cầu lần lượt từng thành viên trong nhóm
dùng bút nối các chữ cái theo hàng ngang, dọc, chéo ( ở gần nhau) để tạo thành
các tiếng, từ. Trong thời gian 5 phút bạn nào nối và đọc được nhiều tiếng từ thì
thắng cuộc. Bạn nào không nối hay đọc được thì bị phạt.
2.3.5.6.Trò chơi: Điền khuyết
* Bài : Cái Bống- trang 56/TV1 tập 2
- Mục tiêu : Giúp học sinh luyện đọc thuộc lòng bài Cái Bống.
- Chuẩn bị đồ dùng : Bảng phụ viết bài thơ, thẻ từ
Cái Bống
Cái ... là cái bống bang
Khéo sảy, khéo...cho mẹ nấu ...

Mẹ Bống đi....đường trơn
Bống ra ...đỡ chạy cơn mưa ròng.
Bống

cơm

sàng

chợ

gánh

- Cách thực hiện :
Học sinh tham gia chơi theo cả lớp. Giáo viên gắn bảng bài thơ và các từ.
Yêu cầu học sinh lần lượt lên gắn các từ vào chỗ chấm trong bài thơ. Hết thời
15


gian học sinh nào gắn đúng, đọc đúng từ thì được cả lớp. Bạn nào điền sai, đọc
sai thì bị phạt theo yêu cầu của cả lớp.
2.3.6.Vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong luyện đọc:
2.3.6.1.Kĩ thuật trình bày 1 phút:
Đối với các bài tập đọc hay học thuộc lòng ngoài việc rèn thành tiếng cho
học sinh (đọc đúng, đọc diễn cảm) chúng ta cần phải hướng dẫn học sinh đọc
hiểu tức là tìm hiểu bài. Để hiểu được nội dung bài thì yêu cầu học sinh phải đọc
tốt văn bản. Để khuyến khích học sinh đọc tốt cũng như tìm hiểu nội dung tốt
chúng ta nên sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút để nhiều học sinh được đọc và trả
lời câu hỏi.
* Ví dụ bài : Sau cơn mưa – Trang 124/TV/ Tâp 2
Sau bài học giáo viên đặt câu hỏi :

+ Em thích nhất điều gì sau cơn mưa?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để nêu kiến của mình
- Mỗi học sinh trình bày 1 phút ý kiến của mình
2.3.6.2. Kĩ thuật đọc tích cực:
Kĩ thuật này giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp giáo viên
tiết kiệm được thời gian khi dạy học những bài đọc như thơ, vè dễ đọc và dễ
thuộc. Ở lớp 1 nếu giáo viên thường xuyên sử dụng kĩ thuật đọc tích cực sẽ rèn
luyện cho các em kĩ năng đọc nhanh văn bản, tạo tác phong làm việc nhanh
nhẹn làm nền tảng cho các em học ở các lớp trên.
*Ví dụ bài : Làm anh – trang 139/TV 1/ Tập 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh :
+ Làm việc cá nhân :
- Đọc thầm bài đọc
- Trả lời câu hỏi :- Làm anh khó như thế nào?
- Muốn làm anh phải có tình cảm như thế nào với em bé?
+ Chia sẻ câu trả lời với các bạn trong nhóm 4, giải thích cho nhau nghe.
+ Em có thê nêu câu hỏi để thầy, cô giải đáp.
2.3.7. Xây dựng góc học tập :
Góc học tập là nơi trưng bày tài liệu và các sản phẩm học tập của học
sinh. Để giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học. Giáo viên cùng học sinh và phụ
huynh xây dựng góc học tập. Học sinh có thể sưu tầm các quyển truyện, sách
báo, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến các bài học trưng bày ở góc học tập. Việc
sưu tầm, trưng bày ở góc học tập sẽ giúp các em ghi nhớ nội dung một cách nhẹ
nhàng thoải mái. Qua đó các em sẽ tiếp thu bài tốt hơn.
Đối với môn Tiếng Việt lớp 1, giáo viên có thể trưng bày ở góc học tập
bảng chữ cái, các âm, vần,câu, từ ứng dụng, tranh ảnh liên quan đến các bài
học. Trong những giờ ra chơi hay 10 phút sinh hoạt đầu giờ các em đến góc học
tập trưng bày hay đọc những sản phẩm hay tư liệu. Từ đó cũng giúp các em say
mê học tập hơn và có kĩ năng đọc tốt hơn.


16


2.3.8. Ứng dụng công nghệ 4.0 trong dạy luyện đọc :
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học có
tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy học ở Tiểu học. Học sinh Tiểu
học đặc biệt là học sinh lớp 1 các em còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường
gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy, các phương tiện trực quan
rất cần thiết trong quá trình giảng dạy. Các hình ảnh, âm thanh sinh động, rõ nét
sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học bằng giáo án điện
tử, có những hình ảnh rõ nét, âm thanh sinh động sẽ tạo hứng thú học tập cho
học sinh và tiết kiệm được nhiều thời gian. Ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy luyện đọc sẽ giúp học sinh hứng thú hơn dễ ghi nhớ hơn trong quá trình
luyện đọc. Việc kết hợp giữa sử dụng công nghệ thông tin và lồng ghép kể
chuyện sẽ càng gây sự chú ý sự thích thú cho học sinh. Từ những câu chuyện
vui, những nhân vật ngộ nghĩnh sẽ gắn kết các quá trình luyện đọc trong tiết học
,tránh được sự nhàm chán ở các em.
*Khi dạy các bài học vần chúng ta có thể vận dụng như sau :
Bài ôi – ơi – Trang 33/TV 1 Tập 1( Tiết 1)
* Giáo viên kể chuyện: ( Kết hợp trình chiếu)

Ở một vương quốc nọ, có một nàng công chúa vô cùng xinh đẹp. Nàng
công chúa nhỏ học giỏi ngoan ngoãn, chăm chỉ làm việc nên được mọi người
yêu mến.
Nhưng có một mụ phù thủy độc ác, mụ luôn ghen tị với sắc đẹp tuyệt trần
của công chúa. Mụ ta tìm mọi cách để hãm hại nàng.
Một hôm, công chúa đang dạo chơi trong vườn thượng uyển. Bỗng mụ
phù thủy xuất hiện và bắt nàng đi. Mặc cho công chúa khóc lóc van xin, mụ nói:
- Ta biết có các bạn nhỏ lớp 1B có thể cứu được ngươi. Nhưng để giúp
được ngươi, các bạn ấy phải vượt qua được những thứ thách của ta. Không biết

các bạn ấy có giúp được không. Nói rồi, mụ đưa công chúa vào tít rừng sâu
cùng với tiếng cười ngạo nghễ.
17


- GV: Nào! Thế lớp mình các em có sẵn sàng cứu nàng công chúa xinh
đẹp không?
- Vậy chúng ta cùng xem thử thách thứ nhất mà mụ phù thủy đưa ra là gì
nhé!
THỬ THÁCH THỨ NHẤT
*Kiểm tra bài cũ :
Đọc : oi, ai, ngà voi, bài vở
Chú bói cá nghĩ gì thế ?
Chú nghĩ về bữa trưa.
Dẫn lời mụ phù thủy: Tốt lắm! nhưng ta chưa thả công chúa đâu,
bây giờ lớp 1B sẽ tiếp tục thử thách thứ hai.
THỬ THÁCH THỨ HAI
*Bài mới :
- Học vần

ôi
ổi
trái ổi



ơi
bơi
bơi lội


- Tiến hành luyện đọc:
Trình chiếu, dẫn lời mụ phù thủy: Các bạn lớp 1B đọc tốt lắm!
nhưng muốn ta thả công chúa đâu, bây giờ lớp 1B sẽ tiếp tục thử
thách thứ ba nhé.
THỬ THÁCH THỨ BA
-Đọc từ ứng dụng :

cái chổi
ngói mới
thổi còi
đồ chơi
- GV trình chiếu hình ảnh công chúa và lời dẫn : Các bạn ơi, mình đã
được phụ phù thủy thả ra rồi. Mình cảm ơn các bạn nhé! Cũng nhờ các
bạn lớp 1B đọc tốt mà mình được thả đấy. Chúc các bạn chăm ngoan, học
giỏi. Bây giờ mời các bạn tiếp tục luyện viết cho đẹp nhé!
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đối với giáo viên :
Qua việc vận dụng các biện pháp trên vào dạy môn Tiếng Việt, không khí
lớp học thật sự sôi nổi, thoải mái, đạt hiệu quả cao.
Giáo viên đỡ vất vả trong việc hướng dẫn các em luyện đọc cũng như tìm
hiểu bài.
- Đối với học sinh :

18


Chất lượng học tập của học sinh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Các
em không cảm thấy khô cứng, gò bó khi luyện đọc. Đa số học sinh trong lớp đã
biết đọc. Nhiều em đã đọc trôi chảy các bài đọc trong sách giáo khoa khoa hay
các bài ngoài. Việc thay đổi hình thức dạy học như trò chơi học tập, xây dựng

góc học tập đã khích lệ tinh thần học tập của các em. Các em đã phát huy được
khả năng sáng tạo, phát triển kĩ năng đọc. Học sinh biết tham gia trò chơi học
tập một cách nhiệt tình, đoàn kết, bổ ích. Trong lớp các em đều tự tin, mạnh
dạn, khả năng giao tiếp tiến bộ rõ rệt. Việc xây dựng góc học tập cũng làm cho
các em thêm hào hứng trong học tập. Nhiều em đã có ý thức sưu tầm đồ dùng,
tranh ảnh, sách, báo đến trưng bày để các bạn trong lớp cùng luyện đọc. Từ việc
làm nhỏ này đã khơi dậy ở các em lòng say mê, hứng thú trong học tập nói
chung và luyện đọc nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Vào giữa học kì 2, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng đọc của lớp 1B với
nội dung như sau :
A. Kiểm tra đọc :
1 . Đọc đúng đoạn văn sau :
BÁC ĐƯA THU
Bác đưa thư trao cho Minh một bức thư. Đúng là thư của bố rồi. Minh
mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhà khoe với mẹ. Nhưng em chợt
thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại.
Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra,
lễ phép mời bác uống.
2. Em hãy tìm trong bài và đọc tên những tiếng có phụ âm r.
3. Nhận được thư của bố, Minh muốn làm gì?
4. Minh là bạn nhỏ như thế nào?
Kết quả khảo sát như sau :
Số HSKS
29

HTT

HT

CHT


SL

TL

SL

TL

SL

18

62.6

11

37,4

0

TL
0

Từ kết quả trên, cho thấy kĩ năng đọc có sự thay đổi rõ rệt. Số học sinh
xếp loại hoàn thành tốt chiếm tỉ lệ 62,6 %. Học sinh xếp loại hoàn thành 37,4%.
Trong lớp không còn học sinh xếp loại chưa hoàn thành. Qua đó càng thấy rõ để
nâng cao chất lượng kĩ năng đọc, giáo viên cần tổ chức dạy học gây hứng thú
học tập cho học sinh.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận :
Trong thực tế giảng dạy và trong quá trình nghiên cứu đề tài rút ra bài học
kinh nghiệm, đó là:

19


Để mỗi tiết dạy mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời
gian một cách hợp lí nhằm lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học kĩ càng,
phù hợp. Đồng thời giáo viên phải là người tạo ra những hứng thú cho học sinh
trong mỗi bài học.
Trong quá trình dạy học vần hay Tập đọc ở Lớp 1, giáo viên cần nắm
vững đặc điểm tâm lí của các em. Học sinh lớp 1 thích được động viên, khuyến
khích, chiều chuộng, gần gũi. Chính vì vậy mà giáo viên hết sức nhẹ nhàng, kiên
nhẫn, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến thầy cô, có tinh thần vui vẻ,
hồn nhiên để học tập.
Để nâng cao hiệu quả của việc rèn đọc, giáo viên phải đọc mẫu một cách
chính xác, tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh. Đọc mẫu nhằm giới thiệu,
tạo hứng thú và tâm thế học tập. Nếu giáo viên đọc mẫu tốt học sinh sẽ đọc tốt
hơn vì các em rất tin tưởng thầy, cô giáo, xem thầy cô là hình mẫu của các em.
Cần phối hợp kĩ năng đọc với các kĩ năng nói, nghe, viết vì chúng có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Sự tạo thành các kĩ năng này giúp học sinh đạt được
kết quả cao trong môn học cũng như trong giao tiếp.
Thường xuyên sưu tầm những bài đọc ngoài để tránh tình trạng đọc vẹt
cho các em. Rèn kĩ năng đọc ở tất cả các môn học và có thể đọc mọi nơi mọi
lúc.
Ngay từ đầu năm học cần phân loại học sinh để có hướng bồi dưỡng học
sinh.Tích cực kiểm tra, theo dõi thường xuyên kết quả, sự tiến bộ về việc đọc
của học sinh.
Phối hợp với gia đình học sinh để giúp các em tiến bộ trong học tập.

3.2. Kiến nghị :
- Đối với giáo viên :
Chuẩn bị đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học phù hợp với nội dung
bài học. Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Ngoài ra giáo viên phải thực sự yêu thương, gần gũi học sinh, tạo không
khí thân thiện, vui tươi trong mỗi tiết học.
- Đối với các cấp quản lí :
Đề nghị bổ sung tài liệu, tư liệu, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho các
tiêt dạy nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dạy và học thuận lợi hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm về việc luyện đọc cho học sinh lớp 1
nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng Việt. Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế. Vì vậy,
tôi mong đươc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và bạn bè
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 20 tháng 2 năm 2019
Người viết
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tác giả

Tên tài liệu tham khảo


Nhà xuất
bản

Năm xuất
bản

Đặng Thị Lanh

Sách giáo viên Tiếng Việt 1
( Tập 1+2)

Giáo Dục

2002

2

Ngô Trần Ái

sách giáo khoa Tiếng Việt 1
(Tập 1+2)

Giáo Dục

2014

3

Bộ GD&ĐT


Phương pháp dạy học các
môn ở lớp 1- Tập 2

Giáo Dục

2007

1

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học M

TT
1

Tên đề tài SKKN
Chủ động điều chỉnhTL hướng
dẫn môn Toán phù hợp với đối
tượng HS lớp 2 trường Tiểu
học M

Cấp đánh giá Kết quả
xếp loại

đánh giá
(Ngành GD
xếp loại
cấp huyện
(A, B,
/tỉnh;Tỉnh...)
hoặc C)
PGD &ĐT
Cẩm Thủy
Loại C

Năm học
đánh giá
xếp loại
2014-2015

22



×