Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.35 KB, 10 trang )

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG
Trên cơ sở phân tích tình huống và phỏng vấn sâu, bài viết nhận định về các loại hình
doanh nghiệp (DN) với sự khác biệt về cấu trúc sở hữu, về quy mô đều có quyền ngang nhau khi
tiếp cận với các dịch vụ tín dụng từ các ngân hàng, miễn là doanh nghiệp đó đáp ứng được các
nguyên tắc tín dụng cơ bản. Mặc dù các doanh nghiệp khác nhau đều có quyền như nhau trong
tiếp cận tới dịch vụ tín dụng của các ngân hàng, tuy nhiên vẫn tồn tại những ưu đãi khác nhau
trong cấp tín dụng giữa ngân hàng nội và ngân hàng ngoại. Thêm nữa, chi phí tiếp cận tài chính
tới ngân hàng ngoại có sự khác biệt rõ rệt với chi phí này khi tiếp cận với ngân hàng nội.
1. Hiện trạng về cấu trúc sở hữu của ngân hàng Việt Nam
Trước năm 1990, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một loại hình ngân hàng (NH) là NH quốc
doanh thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank), NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và NH
Công thương Việt Nam (Vietinbank). Tháng 5/1990, Pháp lệnh NH được ban hành cho phép
thành lập NH thuộc các hình thức sở hữu khác, bao gồm NH cổ phần và NH liên doanh. Sau khi
có nền tảng pháp lý mới, trong năm 1991 đã có thêm 4 NH cổ phần và 1 NH liên doanh mới
được thành lập. Đến năm 1993, số lượng NH cổ phần ở Việt Nam đã lên đến con số 41, tăng hơn
10 lần so với 2 năm trước đó, chưa kể có thêm 2 NH liên doanh mới và đặc biệt lần đầu tiên có
sự xuất hiện của 8 chi nhánh NH nước ngoài ở Việt Nam. Số lượng NH cổ phần liên tục tăng, đạt
đỉnh 56 NH vào trước thời kỳ khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, sau đó giảm xuống còn
37 NH vào trước thời điểm gia nhập WTO 2006. Trong giai đoạn này, khi Việt Nam vẫn chưa
mở cửa cho loại hình NH 100% vốn nước ngoài, các chi nhánh NH nước ngoài cũng liên tiếp
được thành lập. Sau khi gia nhập WTO năm 2007, hệ thống NH Việt Nam đón nhận thêm sự gia
nhập của loại hình NH 100% vốn nước ngoài gồm có năm NH là ANZ Việt Nam, HSBC,
Standard Chartered, Shinhan Việt Nam và Hong Leong Bank. Ngoài ra, trong năm 2008, cùng
với sự chuyển đổi ồ ạt của các loại hình NH thương mại cổ phần nông thôn sang loại hình NH đô
thị từ sau Nghị định 141 năm 2006, NHNN cũng cấp phép thành lập mới 3 NH cổ phần đô thị
gồm Bảo Việt, Tiên Phong, và Liên Việt.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô tài sản và đặc biệt là tổng dư nợ tín dụng của hệ
thống NHTM (mức tăng của thời kỳ 2005-2010 đối với khối NHTMNN và NHTMCP lần lượt là
2,9 lần và 10,2 lần) tiềm ẩn bên trong nó nhiều nguy cơ đe dọa sự bền vững của hệ thống NHTM


nói riêng và hệ thống các TCTD Việt Nam nói chung. Từ năm 2005 đến nay, sự tăng trưởng
nhanh chóng của các NHTMCP (vượt cả quy mô tài sản của khối NHTMNN) đã đi kèm với việc
hình thành một cấu trúc sở hữu chéo giữa NH với các DN phi NH, với NH khác, với nhóm cổ
đông cá nhân và với các TCTD khác. Tất cả các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lớn đều góp
vốn và/hoặc mua cổ phần của các NHTMCP, trong khi đó các tập đoàn kinh tế tư nhân thì hoặc
trực tiếp sở hữu các NHTM hoặc gián tiếp qua các công ty con, công ty liên kết, công ty cổ phần


đầu tư tài chính. Theo “Dự thảo định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn
2011-2015 “ của NHNN (tháng 10/2011) đánh giá sở hữu chéo giữa các TCTD là rất lớn, nhà
đầu tư thông qua hình thức ủy thác đã nắm quyền kiểm soát TCTD; bằng nhiều kỹ thuật khác
nhau, cấu trúc sở hữu chéo giúp TCTD và cổ đông lớn không tuân thủ các quy định an toàn tín
dụng; trong khi đó việc kiểm tra phát hiện sở hữu chéo là rất khó khăn do thiếu bằng chứng pháp
lý. Sự gia tăng dư nợ cho vay bất động sản và xây dựng cũng là một đặc điểm nổi bật của giai
đoạn này. Đến cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay bất động sản của cả hệ thống chiếm 9,5%
tổng dư nợ tín dụng. Theo tính toán từ Báo cáo tài chính của các DN niêm yết thì DN xây dựng
và bất động sản là nhóm ngành có tỷ lệ vay nợ cao nhất với tổng nợ phải trả gấp 2,1 lần vốn chủ
sở hữu. Đến cuối năm 2011, thị trường bất động sản Việt Nam đóng băng và thị trường cổ phiếu
suy giảm đã góp phần đáng kể làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH. Theo CQTTGS của
NHNN, tỷ lệ nợ xấu thực tế vào cuối tháng 6/2011 là 6,62% tổng dư nợ (theo Dự thảo của
NHNN năm 2011). Tổ chức xếp hạng tín nhiệm vay nợ, Fitch Ratings, đánh giá tỷ lệ nợ xấu của
Việt Nam là 13% theo Chuẩn mức Kế toán Quốc tế (IAS) (theo Nguyễn Xuân Thành, 2016).
Từ tháng 9/2011, NHNN bắt đầu soạn thảo Định hướng cơ cấu lại hệ thống NH Việt Nam
giai đoạn 2011-2015. Ngày 02/02/2012, Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD do NHNN soạn
thảo được Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị để cho ý kiến. Ngày 01/03/2012,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống
các TCTD. Theo đó, NHNN công khai 9 NHTMCP yếu kém phải tái cơ cấu trong “Đợt 1”. Theo
NHNN, đây là những NH mất thanh khoản và có rủi ro mất khả năng chi trả, bao gồm SCB, NH
Tín Nghĩa, NH Đệ Nhất, Habubank, NH Tiên Phong, Navibank, Westernbank, NH Đại Tín và
GP.Bank. Ngày 6/12/2011, ba NHTMCP là SCB, Tín Nghĩa và Đệ Nhất được hợp nhất. Ngày

7/8/2012, NHNN đã ký và ban hành Quyết định số 1559/QÐ-NHNN chấp thuận sáp nhập HBB
vào SHB (sau khi Habubank bị buộc phải tái cơ cấu dư nợ cho vay Vinashin). Giống như Tiên
Phong, NH Đại Tín được tái cơ cấu bằng sự tham gia của cổ đông mới. Ngày 15/1/2013, Đại Tín
tổ chức ĐHCĐ thường niên và thông qua phương án tái cơ cấu, trong đó cổ đông mới mua lại
hơn 80% vốn điều lệ của NH. TĐ Thiên Thanh trong lĩnh vực BĐS và XD sở hữu 9,7% VĐL và
giữ vai trò đối tác chiến lược. NH sau đó được đổi tên thành NHTMCP Xây dựng Việt Nam
(VNCB). NH Nam Việt được NHNN cho phép tự tái cơ cấu với trọng tâm là tái cấu trúc cơ cấu
cổ đông. Từ cuối năm 2012, các cổ đông lớn của NH này liên tục thoái vốn. Vào ngày
26/04/2013, tại ĐHCĐ của NH, Đặng Thành Tâm và các cổ đông lớn hiện hữu từ nhiệm thành
viên HĐQT. Navibank chính thức đổi tên thành NHTMCP Quốc dân (NCB) vào ngày 23/1/2014.
Westernbank được tái cơ cấu theo hướng hợp nhất với TCT Tài chính CP Dầu khí (PVFC), công
ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Ngày 13/9/2013, NHHH chấp thuận hợp nhất hai
tổ chức này thành NH mới với tên gọi là NHTMCP Đại chúng (PVcomBank).
Ngày 18/11/2013, NHNN ban hành Quyết định số 2687/QĐ-NHNN về việc sáp nhập NH
Đại Á vào HDB sau khi đạt được thỏa thuận tại ĐHCĐ bất thường của 2 NH này vào ngày 25/9
và 28/9/2013. Đến năm 2015, NHNN đã lần lượt ra quyết định mua bắt buộc 3 NHTMCP với giá


0 đồng. Đầu tiên là NH Xây dựng Việt Nam theo Quyết định 250/QĐ-NHNN của NHNN ngày
5/3/2015. Vietcombank được NHNN chỉ định điều hành và tái cấu trúc VNCB. NH Đại Dương
bị NHNN mua lại với giá 0 đồng vào 6/5/2015 (Quyết định số 663/QĐ-NHNN). Vietinbank
được NHNN chỉ định quản trị và điều hành Đại Dương. Ngày 7/7/2015, NHNN ban hành Quyết
định 1304/QĐ-NHNN mua GP.Bank với giá 0 đồng. Vietinbank tham gia quản trị, điều hành
GP.Bank. Các thương vụ sáp nhập NH trong năm 2015 gồm có Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank)
sáp nhập vào Vietinbank (22/5/2015); MHB sáp nhập vào BIDV (25/5/2015); MDB sáp nhập
vào Maritime Bank (12/8/2015); và Southern Bank vào Sacombank (1/10/2015). Cuối quý
3/2011, Việt Nam có 42 NHTM trong nước. Đến cuối năm 2015, số lượng các NHTM Việt Nam
đã giảm xuống còn 35.
Bảng 1 là số liệu về các NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2017. Ngoài các NH, hệ thống
tổ chức tín dụng Việt Nam còn có 16 công ty tài chính và 11 công ty cho thuê tài chính thuộc

nhóm TCTD phi NH, 4 tổ chức tài chính vi mô, 1 NH Hợp tác xã Việt Nam, 1 NH Phát triển Việt
Nam, gần 1.200 quỹ tín dụng nhân dân, 51 văn phòng đại diện và 51 chi nhánh NH nước ngoài.
Các loại hình tổ chức tài chính trung gian này do NHNN trực tiếp quản lý và giám sát.
Bảng 1: Số liệu về NH thương mại Việt Nam tính đến 31/12/2018
NHTM
Nhà
nước
NHTM
cổ phần
NH liên
doanh
NH
100%
vốn nước
ngoài

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017


2018

5

5

5

5

7

4

4

4

37

34

33

37

28

31


31

31

5

4

4

4

3

2

2

2

5

5

5

5

5


8

9

9

Nguồn: Website của NH Nhà nước Việt Nam.
2. Cấu trúc sở hữu của ngân hàng tác động đến khả năng tiếp cận tài chính và chi phí tiếp
cận tài chính của doanh nghiệp
Nguồn tài chính được cung ứng bởi các TGTC tới các DN là nguồn tín dụng với các hình
thức tín dụng đa dạng gồm cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu giấy
nợ, đầu tư trái phiếu. Để đo lường khả năng tiếp cận tài chính và chi phí tiếp cận tài chính từ các
trung gian tài chính của các DN Việt Nam thì tối ưu nhất là dựa trên phân tích số liệu về Dư nợ
tín dụng đối với từng loại hình DN theo tính chất sở hữu và quy mô, thay đổi Dư nợ tín dụng
hàng kỳ và chi phí tín dụng (gồm chi phí trả lãi và các chi phí ngoài lãi) mà DN phải trang trải để
tiếp cận nguồn tín dụng của các TGTC. Tuy nhiên, các dữ liệu trên không được phản ánh trên


các thuyết minh báo cáo tài chính, thậm chí kết quả kinh doanh của NH nước ngoài không có
nhiều thông tin như NH nội. Theo tìm hiểu của tác giả, hiện có HSBC, ANZ và Shinhan Bank là
những NH nước ngoài công bố BCTC định kỳ theo năm, song chủ yếu là báo cáo tóm tắt không
có phần thuyết minh nên không thể thu thập từ nguồn này dữ liệu về cơ cấu dư nợ. Do hạn chế
trong thu thập các số liệu trên nên việc phân tích về khả năng và chi phí tiếp cận tài chính từ các
TGTC của DN sẽ được phân tích và đánh giá bằng dữ liệu thu thập từ (i) các tình huống cụ thể
được thu thập từ các bài phân tích và nghiên cứu đã có và (ii) phỏng vấn sâu các chuyên gia từ
các TCTD trong và ngoài nước. Nội dung phân tích từ cách làm này chưa đem lại thực trạng đầy
đủ và toàn diện về vấn đề, nhưng cũng đem lại những nhận định của những người đã và đang
quản lý lĩnh vực cấp tín dụng cho các DN về thực trạng tiếp cận và chi phí tiếp cận của các DN
Việt Nam thời gian qua.
2.1. Về khả năng tiếp cận nguồn tài chính

Thời kỳ trước năm 2012 – trước khi có Đề án cơ cấu lại các TCTD
Đặc trưng điển hình của thời kỳ này là các DNNN, DN có cùng chủ sở hữu với NH có
khả năng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ các NH trong nước hơn là các loại hình DN khác, trong
khi đó các NH nước ngoài cấp tín dụng cho DN Việt Nam không đáng kể.
 Các DN lớn, chủ yếu là các DNNN, dễ vay vốn từ NHTM Nhà nước và NHTMCP quy
mô lớn hơn là các loại hình DN khác.
Các DNNN thường được các NHTMNN và NHTMCP quy mô lớn ưu ái cấp tín dụng với
các điều kiện tương đối dễ dàng hơn so với các loại hình DN khác. Lý do của tình trạng này một
phần là do các NH này cho rằng các DNNN thường được bảo lãnh (có thể chỉ là bảo lãnh ngầm)
của Chính phủ hoặc do NH muốn níu kéo lượng tiền gửi rất lớn của chính những DNNN này.
Chính phủ cũng thường yêu cầu các NHTMNN và một số NHTMCP cấp tín dụng cho
các DNNN mà trong nhiều trường hợp lại bỏ qua các điều kiện và giới hạn tín dụng đã được
NHNN quy định. Chẳng hạn, trường hợp ba NH lớn là BIDV, Vietcombank và Agribank cùng
cấp tín dụng cho Dự án thủy điện Huội Quảng (Sơn La) của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Do quy mô dự án này quá lớn nên Chính phủ đã cho phép các NH cho vay vượt 15% vốn tự có 1
(theo quy định hiện hành tại Thông tư số 36/204/TT-NHNN, để cho vay một khách hàng thì vốn
tự có của NH phải đạt 70.000 tỷ đồng, trong khi đó không có NH nào của Việt Nam có vốn tự có
trên 30.000 tỷ đồng). Về phía các NHTMCP, đây có thể coi là cơ hội của NH để tiếp cận được
với các dự án lớn có hiệu quả của Nhà nước, song, nếu quản lý tín dụng không tốt thì tổn thất sẽ
là nguy cơ khó tránh khỏi đối với các cổ đông của NH.
 Các DN có cùng chủ sở hữu với NH hoặc có quan hệ đầu tư với NH thì có nhiều khả
năng tiếp cận vốn của NH đó hơn là các DN khác.

1 />

Khi DN vay vốn có cùng chủ sở hữu với NH thì DN này sẽ tận dụng được tối đa đòn bẩy
nợ rất lớn của NH để lái nguồn tín dụng NH cho mục đích kinh doanh của DN và chủ sở hữu
DN. Bên cạnh các NHTMNN và NHNN có chủ sở hữu là Nhà nước thì NHTMCP cũng tài trợ
vốn cho các DN của chính chủ NH. Tiêu biểu là trường hợp của ba NH là SCB, Tín Nghĩa và Đệ
Nhất đều do một nhóm các nhà đầu tư và công ty liên kết năm quyền kiếm soát. Ba NH này đã

cho vay hai dự án bất động sản thuộc vào loại lớn nhất ở TP.Hồ Chí Minh là Times Square và
Saigon Peninsula có chủ đầu tư lần lượt là CTCP Đầu tư Quảng trường Thời đại và CTCP Đầu tư
Đại Trường Sơn. Chủ sở hữu của hai công ty này đồng thời là chủ sở hữu của ba NH. Không chỉ
tài trợ dưới hình thức cho vay, NH Tín Nghĩa còn đầu tư và góp vốn vào cổ đông của chính NH
thông qua hoạt động ủy thác đầu tư. Cụ thể, NH đã ủy thác 8000 tỷ đồng cho CT Quản lý Quỹ
đầu tư Chứng khoán Thái Dương để công ty này đầu tư vào cổ phiếu của ba công ty khác mà các
công ty này đều có cổ đông lớn là CTTNHH Vạn Thịnh Phát do chủ NH Tín Nghĩa sang lập
(theo Vũ Thành Tự Anh và cộng sự, 2013).
Không chỉ tài trợ vốn cho các DN của chính chủ NH, các NH còn ưu tiên tài trợ vốn cho
các DN có quan hệ đầu tư với mình. Tiêu biểu cho trường hợp này là mối quan hệ giữa Vinashin
và Habubank. Vinashin là cổ đông của Habubank (và đã công bố là cổ đông chiến lược trong
nước, nắm giữ 10% vốn điều lệ của NH vào năm 2007 và giảm xuống 6% năm 2009). Cuối năm
2010, Habubank đầu tư 2.985 tỷ đồng vào Vinashin (gồm cho vay và đầu tư vào trái phiếu DN
do Vinashin phát hành), tổng dư nợ này chiếm đến 99,4% vốn chủ sở hữu của Habubank (theo
Trần Giang, 2015).
Thời kỳ từ năm 2012 đến nay – Sau khi có Đề án cơ cấu lại các TCTD
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, ngày 30/12/2016, NHNN Việt Nam đã ban hành
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng (TCTD),
chi nhánh NH nước ngoài đối với khách hàng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho
vay tiêu dùng của công ty tài chính. Hai Thông tư này được ban hành tạo lập khuôn khổ pháp lý
mới về cho vay vốn, theo hướng hoàn thiện chính sách tín dụng, không phân biệt giữa DN nhà
nước và các loại hình DN khác, tất cả đều bình đẳng trong quan hệ tín dụng với NH. Đặc biệt là
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã đơn giản hóa một số hồ sơ, thủ tục cho vay; bổ sung nhiều
quy định để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay;
nâng cao tính tự chủ trong hoạt động cho vay của TCTD, đồng thời nâng cao yêu cầu minh bạch
hóa, bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay của TCTD đối với tất cả các loại hình DN. Như vậy,
hiện nay, khi tiếp cận với các TCTD thì các loại hình DN có tính chất sở hữu khác nhau đều
được đối xử như nhau. Điều này cũng đã được khẳng định bởi các chuyên gia đang quản lý tín
dụng DN tại các TCTD trong và ngoài nước. Tất cả các khách hàng DN miễn là có xếp hạng tín
dụng tốt và tuân thủ các nguyên tắc tín dụng thì đều tiếp cận được nguồn tài chính từ NH.

Thêm nữa, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của NH Nhà nước về hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài cũng đã chính thức quy định việc cung cấp


thông tin cho khách hàng trước khi xác lập hợp đồng vay là nghĩa vụ của TCTD. Khoản 1, điều
16, Thông tư 39 liệt kê bảy đầu mục thông tin mà TCTD có trách nhiệm phải cung cấp cho khách
hàng vay (dù là cá nhân hay DN), bao gồm lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định,
thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi
suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp
tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; và các tiêu chí xác định khách
hàng vay vốn theo lãi suất cho vay ưu đãi đối với nhu cầu vốn cho một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh. Thời điểm cung cấp các thông tin này là trước khi xác lập hợp đồng vay, tức là một thời
điểm thích hợp trước khi hai bên ký hợp đồng này. Nếu đọc kết hợp điều 16 với điều 14 của
Thông tư 39 có thể thấy khách hàng được TCTD cung cấp các thông tin nêu trên mà không phải
trả bất cứ loại phí nào. Đây là một bước đột phá mới về mặt pháp luật hướng tới việc bảo vệ
khách hàng vay.Việc được cung cấp thông tin khi đi vay vốn có thể giúp bên vay - nhất là những
đối tượng ít kinh nghiệm về tín dụng như các DN vừa và nhỏ - lường trước được rủi ro gắn với
việc thực hiện các cam kết của mình trong hợp đồng vay, qua đó giúp phòng ngừa tình trạng vỡ
nợ hay phá sản về sau.
Nếu trước đây, quy định về tài sản đảm bảo là bắt buộc đối với các yêu cầu vay vốn từ tất
cả các NH, thì hiện nay, tại nhiều NH, nếu DN vay vốn không có tài sản đảm bảo thì sẽ có các
điều kiện thay thế khác để DN cân nhắc. Chuyển biến này có ý nghĩa đối với khối DN khởi
nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Đây là đối tượng có vốn nhỏ, không có tài sản thế chấp, cái
họ có là trí tuệ, ý tưởng và phương án kinh doanh. Chẳng hạn, theo quy định của Vietcombank,
Vietinbank, ACB nếu DN không có tài sản đảm bảo đạt tiêu chuẩn thì được thay bằng điều kiện
về xếp hạng tín dụng từ 2A trở lên, báo cáo tài chính có kiểm toán, hay DN phải có ROE trong
các kỳ kinh doanh ngay liền ngay trước đó đạt mức 5%...Song, nhìn chung, nếu DN có tài sản
đảm bảo đủ điều kiện thì khả năng được vay vốn từ các NH trong nước vẫn cao hơn so với
không có tài sản đảm bảo, các điều kiện thay thế cho điều kiện về tài sản đảm bảo thường là
những điều kiện khó cho DN. Techcombank và Vietinbank còn chấp nhận DN vay vốn không

cần kiểm toán bào cáo tài chính nếu có tài sản đảm bảo đạt yêu cầu.
Nếu nhiều NH trong nước coi trọng điều kiện về tài sản đảm bảo thì các NH nước ngoài
lại coi trọng điều kiện về năng lực tài chính của DN và tính hiệu quả của phương án vay vốn.
Đây chính là rào cản khi các DN khi vay vốn NH nước ngoài. Các đại diện từ NH nước ngoài
trong nhóm phỏng vấn đều nhận định giống nhau về tính minh bạch, năng lực tài chính và hiệu
quả sử dụng vốn vay hạn chế của các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Do vậy, các
NH nước ngoài thường cấp tín dụng cho các DN lớn với tiềm lực tài chính tốt, tỷ trọng dư nợ
cho DN vừa và nhỏ của họ không đáng kể. Điều kiện về báo cáo tài chính được kiểm toán bởi
các công ty kiểm toán lớn cũng là điều kiện mà nhiều DN Việt Nam không thể đáp ứng được.
Thêm nữa, với mạng lưới đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, các NH nước ngoài cũng mong
muốn cấp tín dụng cho các DN kinh doanh xuất nhập khẩu và thường chào mời các DN này với
một số ưu đãi nhất định về điều kiện vay vốn nếu DN sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác của NH.


Trong khi đa số các NH nước ngoài hướng đến đối tượng là DN lớn với tiềm lực tài chính
tốt, minh bạch thì các NH trong nước lại giành ưu đãi cho nhóm DN vừa và nhỏ. Các điều kiện
ưu đãi về lãi suất, về cấp tín dụng có đảm bảo một phần, cho phép thấu chi lớn…là những ưu đãi
mà một số NH (Vietinbank, Vietcombank, VPB) giành cho các DN vừa và nhỏ nếu các DN có
phương án sử dụng vốn tốt. Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DN nhỏ và vừa trong thời
gian qua, các NH trong nước đều muốn hướng tới đối tượng khách hàng này nhằm đa dạng thu
nhập. Một số đại diện (VPB, Techcombank) chia sẻ việc giám sát sử dụng vốn của các DN nhỏ
và vừa dễ dàng hơn so với giám sát các DN nhà nước trước đây. Nhưng với các NH ngoại họ e
ngại cấp tín dụng cho các DN vừa và nhỏ vì các báo cáo tài chính của các DN này không đủ độ
tin cậy, chỉ một số rất ít có kiểm toán độc lập.
2.2. Về chi phí tiếp cận tài chính
Tương tự như thời kỳ trước năm 2012, hiện nay, chi phí tiếp cận tài chính từ các TCTD
cũng bao gồm chi trả lãi và phí ngoài lãi. Về chi phí lãi, hiện nay, tại các NHTM trong nước, lãi
suất cho vay được xác định căn cứ vào điểm tín dụng, chất lượng tài sản đảm bảo và phương án
sử dụng vốn vay và hầu như không phân biệt các loại hình DN. Theo quy định về Hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và sửa đổi bổ sung tại Thông tư số

09/2014/TT-NHNN thì tất cả các TCTD đều phải chấm điểm tín dụng cho các khách hàng DN.
Căn cứ vào điểm tín dụng, đại đa số các NH này đưa ra mức lãi suất như nhau đối với các DN có
cùng điểm tín dụng cho dù mức độ rủi ro khác nhau của phương án sử dụng vốn. Việc chấm
điểm tín dụng dựa vào phương pháp chuyên gia nên thực tế này dẫn đến sự dàn đều về lãi suất
đối với các DN có mức độ rủi ro khác nhau. Đây là điểm khác nhau giữa NH trong nước và NH
nước ngoài. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia đang quản lý tín dụng DN tại các NH nước ngoài
(HSBC, ANZ) và chi nhánh NH nước ngoài (NH Tokyo-Mitsubishi UFJ – chi nhánh TP. Hà
Nội), lãi suất cho vay được xác lập cho từng khách hàng DN dựa trên điểm xếp hạng tín dụng,
mức độ rủi ro của phương án vay và chất lượng của tài sản đảm bảo. Như vậy, DN có mức độ rủi
ro thấp sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn so với DN có tiềm ẩn rủi ro cao, chính sách lãi suất này
tạo động cơ cho các DN có hoạt động kinh doanh ở mức an toàn dễ dàng tiếp cận nguồn tài
chính từ NH với chi phí lãi chấp nhận được. Thêm nữa, HSBC còn có chính sách giảm tiếp lãi
suất cho vay đối với các DN sử dụng các dịch vụ khác của NH (như chuyển tiền trong và ngoài
nước, nhờ thu…) theo nguyên tắc khách hàng dùng càng nhiều dịch vụ của NH thì càng được
giảm nhiều lãi suất khi vay vốn từ NH. Chính sách này giúp cho DN tiết kiệm được một phần chi
phí trả lãi khi phải thanh toán cho NH các khoản phí và chi phí do sử dụng các dịch vụ khác.
Về tương quan lãi suất cho vay DN giữa các NH trong nước là tương đối đồng đều, song
giữa NH trong nước và NH nước ngoài thì không thể so sánh được do còn tùy thuộc vào chi phí
huy động vốn đầu vào và các chi phí khác của NH. Theo kết quả phỏng vấn thì đại diện các NH
trong nước (BIDV, VPB, Vietinbank, VCB, Techcombank) cho rằng lãi suất cho vay của NH này
ở mức cao các NH nước ngoài vì chi phí huy động và chi phí quản lý của NH trong nước là khá
cao. Điều này dường như cũng cùng quan điểm với đại diện của ANZ, NH Tokyo-Mitsubishi


UFJ – chi nhánh TP. Hà Nội khi họ đều cho rằng lãi suất cho vay DN của họ thấp hơn các NH
trong nước, ngoài nguyên nhân như trên thì còn do họ có nguồn huy động rất lớn từ tiền gửi
thanh toán của DN là khách hàng truyền thống của NH với chi phí rẻ.
Về phí ngoài lãi, cả NH trong nước và NH nước ngoài đều phải tuân thủ theo Thông tư số
05/2011/TT-NHNN quy định việc thu phí cho vay của các tổ chức tín dụng và chi nhánh NH
nước ngoài. Theo đó, tổ chức tín dụng và chi nhánh NH nước ngoài không được thu các loại phí

liên quan đến khoản cho vay đối với khách hàng, trừ các khoản phí gồm phí trả trong trường hợp
khách hàng trả nợ trước hạn và phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng; phí thu xếp để thực hiện
ký kết hợp đồng đồng tài trợ theo phương thức cho vay hợp vốn giữa các tổ chức tín dụng tham
gia cho vay hợp vốn với khách hàng và các loại phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến cho vay. Thêm nữa, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã kế thừa các
quy định trên về phí và bổ sung thêm một loại phí là "phí cam kết rút vốn" từ thời điểm thỏa
thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu. Đây là loại phí mà thông lệ quốc
tế, các TCTD đều được thu để bù đắp chi phí thu xếp vốn cho vay của TCTD, hạn chế trường
hợp khách hàng đã ký kết thỏa thuận về cho vay và được TCTD bố trí nguồn vốn để vay nhưng
không thực hiện rút vốn. Như vậy, về chi phí ngoài lãi “chính thức” thì không có sự phân biệt
giữa các TCTD đối với DN vay vốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn có sự khác nhau nhất định
mặc dù ở mức không đáng kể.
3. Kết luận và đề xuất
3.1. Kết luận
Dựa trên các phân tích trên có thể đưa ra một số kết luận sau đây về tác động của cấu trúc
sở hữu của các TCTD đến sự phát triển chung của DN Việt Nam:
 Nhìn chung, hiện nay không có sự phân biệt về chính sách cấp tín dụng giữa các TCTD

có tính chất sở hữu khác nhau đối với các loại hình DN khác nhau. Nói cách khác, tất cả
các loại hình DN với sự khác biệt về cấu trúc sở hữu, về quy mô đều có quyền ngang
nhau khi tiếp cận với các dịch vụ tín dụng từ các TCTD miễn là DN đó đáp ứng được các
nguyên tắc tín dụng cơ bản. Mặc dù các DN khác nhau đều có quyền như nhau trong tiếp
cận tới dịch vụ tín dụng của các TCTD, tuy nhiên vẫn tồn tại những ưu đãi khác nhau
trong cấp tín dụng giữa NH nội và NH ngoại. Cụ thể, nhiều NH nội ưu đãi cấp tín dụng
cho các DN vừa và nhỏ thay vì các DN lớn như trước đây. Những ưu đãi đó khá đa dạng,
ba gồm ưu đãi về lãi suất, về hình thức đảm bảo, về hạn mức tín dụng…Trong khi đó, các
NH nước ngoài lại giành ưu tiên cho các DN có năng lực tài chính bền vững, DN sử dụng
nhiều dịch vụ của NH và các DN xuất nhập khẩu.
 Chi phí tiếp cận tài chính phi chính thức cũng là một điểm khác biệt giữa NH nội và NH
ngoại. Nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể về chi phí chính thức giữa cấp tín dụng

của NH nội và NH ngoại. Tuy nhiên, trong khi các NH ngoại đều minh bạch và rõ ràng


về việc không được thu bất kỳ khoản chi phí nào ngoài quy định, còn các NH nội lại chưa
có quy định này.
 Thêm nữa, một sự khác biệt nữa giữa NH nội và NH ngoại liên quan đến lợi ích của DN
là sự chia sẻ thông tin có ích một cách thường xuyên của NH ngoại với khách hàng.
Những NH lớn của Nhật có chi nhánh tại Việt Nam luôn chủ động chia sẻ thông tin với
khách hàng DN và kết nối họ với nhau, và với các nguồn thông tin về DN Việt Nam mà
NH có được và đây được coi là "nghiệp vụ" diễn ra mọi lúc mọi nơi. Đây là những thông
tin có ích cho việc quản trị và phát triển DN, giúp cho DN tiết kiệm được chi phí tìm
kiếm thông tin và còn đem lại cho DN giá trị gia tăng từ việc khai thác các thông tin hữu
ích, góp phần vào sự phát triển chung của DN.
3.2. Một số đề xuất
Đối với DN: NH là DN kinh doanh vốn nên sự thật là không có NH nào (hoặc rất ít trong những
trường hợp rất đặc biệt) chịu cho một DN đang thua lỗ vay. Vì vậy, nếu DN đang khó khăn về tài
chính, hãy tự giúp mình trước, hoặc hạ giá bán sản phẩm, hoặc cắt giảm nhân sự, thu hẹp quy
mô, hoặc cắt giảm chi phí... Cách nào cũng được miễn có thể đưa DN vượt qua khó khăn và có
báo cáo tài chính hai năm gần nhất có lãi. Trường hợp mới khởi nghiệp đang thiếu vốn thì DN
nên tìm các nhà đầu tư ngoài NH. Sau vài năm kinh doanh ổn định, có lãi, DN đã định hướng rõ
ràng, khi muốn mở rộng quy mô thì có thể tìm đến NH vay vốn. Tiếp nữa, DN cần chứng minh
cho NH thấy được sản phẩm của DN được khách hàng tin dùng, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ổn
định và phát triển. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ là rất cần thiết. Trong khi
các NH rất chuộng, thậm chí là săn đón các DN có thương hiệu sản phẩm uy tín, thì rất ít
DNNVV có sản phẩm tồn tại trên thị trường một cách bền vững. Ngoài ra, các DN đặc biết là
DNNVV muốn NH tin tưởng cấp vốn cho mình thì phải học cách xây dựng phương án/dự án vay
vốn một cách chân thực, chặt chẽ, chi tiết, và phải chứng minh được hiệu quả của phương án/dự
án đó. Đây lại chính là một trong những điểm yếu nhất của DNNVV. Đa số DN khi được NH hỏi
về phương án kinh doanh, họ chỉ đưa ra một vài trang giấy với nội dung mang tính giới thiệu,
không có những nghiên cứu thị trường về sản phẩm, không phân tích điểm mạnh điểm yếu của

DN, không đưa ra được những thách thức và nguy cơ..., hoặc nếu có thì những yếu tố đó không
liên kết với nhau, không có tính thuyết phục. Nhiều chủ DN, trưởng phòng kinh doanh hay
trưởng phòng tài chính không nắm bắt việc xây dựng phương án kinh doanh cần những yếu tố gì.
Rất nhiều DN, bên dưới chủ DN chỉ có bộ phận kế toán mà thực chất chỉ là “người giúp việc về
số liệu”. Họ thường trả lời sai những câu hỏi mà NH đưa ra, kết quả là phương án vay vốn không
được chấp nhận. Hiện có nhiều phương án/dự án vay vốn của DN được các nhân viên tín dụng tư
vấn hoặc xây dựng giúp, nhưng nhân viên tín dụng cũng không phải là chuyên gia nên phần lớn
các phương án cũng chưa thuyết phục. Cuối cùng, cung cấp cho NH báo cáo tài chính minh bạch
là cơ sở chứng minh DN đang làm ăn thực sự, góp phần quan trọng giúp NH đánh giá uy tín DN.
Điều đáng nói là hiện rất ít DN muốn minh bạch về tài chính. Hầu như DN nào cũng có hơn một
báo cáo tài chính: một cho DN lưu (số liệu thực tế), một gửi cơ quan thuế (lợi nhuận thấp hoặc


không có lợi nhuận), một gửi NH xin vay vốn (lợi nhuận cao hơn). Các báo cáo thường không
được kiểm toán (vì ngoài việc không muốn minh bạch số liệu, DN còn không muốn tăng chí phí)
nên độ tin cậy rất thấp.
Đối với các NH: Giống như đa số NH ngoại, các NH nội cần minh bạch và cần có quy định về rõ
ràng các khoản phí khi tiếp cận nguồn tài chính từ NH. Đặc biệt, các NH cần hoàn thiện hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá được chính xác mức độ rủi ro của DN, lấy đó là cơ sở để
đưa ra các mức lãi suất khác nhau đối với các DN có mức độ rủi ro không giống nhau, tránh dàn
đều như hiện nay. Để xóa bỏ các chi phí ngoài quy định, bộ phận kiểm soát nội bộ trong NH cần
có sự giám sát chặt chẽ về các hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, để gia tăng hiệu quả sử dụng
vốn vay của DN, các NH, đặc biệt là NH nội cần duy trì chia sẻ thông tin có ích một cách thường
xuyên của NH với khách hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Giang (2015), “Những ngân hàng bị Vinashin quật ngã”, />Vũ Thành Tự Anh và cộng sự (2013), “Sở hữu chồng chéo giữa các tổ chức tín dụng và tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam”, />Nguyễn Xuân Thành (2016), “Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và
chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015”,
/>



×