Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn địa lí lớp 9 ở trường THCS ngọc khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.1 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
STT
1
1. MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

TRANG
1

2

1.1 Lý do chọn đề tài

1

3

1.2 Mục đích nghiên cứu

1

4

1.3 Đối tượng nghiên cứu

2

5

1.4 Phương pháp nghiên cứu



2

6

2 Nội dung

2

7

2.1 Cơ sở lí luận

2

8

2.2 Thực trạng của vấn đề nghên cứu

3

9

2.2.1 Thực trạng chung

3

10

2.2.2 Thực trạng đối với giáo viên


4

11

2.2.3. Thực trạng đối với học sinh

4

12

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .

4

13

2.3.1. Đối với học sinh

5

14

2.3.2. Đối với giáo viên

5

15

2.3.3. Cách dạy học tích hợp như thế nào trong bộ môn Địa lí.


6

16

2.3.3.a.Nguyên tắc tích hợp

6

17

2.3.3.b. Phương thức tích hợp

6

18

2.3.3.c. Hình thức tích hợp

7

19

2.3.3.d. Phương pháp cụ thể qua thiết kế giáo án mẫu

7

20

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


18

21

3 Kết luận kiến nghị

18

22
23

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

18
18

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Địa lí là một bộ môn khoa học với lượng kiến thức rộng bao gồm khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội Vì vậy trong giảng dạy Địa lí cần tận dụng mọi
cơ hội, điều kiện để học sinh thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa Địa lí với các
môn khoa học khác, với thực tế đời sống và lao động sản xuất. Thực tiễn giáo
dục cho thấy việc dạy học còn nặng lí thuyết và thiếu sự gắn kết giữa các môn
học với nhau cũng như giữa môn học với thực tiễn, trong khi yêu cầu của xã hội,
cũng như nhu cầu thực tế lại đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với nhiều tình huống

trong cuộc sống để giải quyết được vấn đề đó không thể chỉ dựa vào kiến thức
một lĩnh vực chuyên môn mà phải có sự kết hợp giữa nhiều bộ môn với nhau.
Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục đào tạo một yêu cầu mới là phải thay đổi
quan điểm về giáo dục đó là sự đổi mới căn bản và toàn diện về cả nội dung và
phương pháp, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung tri thức một cách
đơn lẽ, rời rạc sang tiếp cận năng lực tri thức một cách tổng hợp lô gích nhằm
đào tạo con người có tri thức mới, năng động sáng tạo, nhạy bén, sử lí tốt các
tình huống mới và giải quyết tốt các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Với phương pháp dạy học theo định hướng tích hợp và phát huy tích tích
cực trong học tập của học sinh đang là một trong những yêu cầu hết sức quan
trọng hiện nay. Đặc biệt là dạy học tích hợp nói chung và bộ môn Đại lí nói
riêng nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả giáo dục tốt hơn. Là một giáo viên
trực tiếp giảng dạy trên lớp qua nhiều năm tôi nhận thấy rằng việc tích hợp trong
dạy môn địa lí còn ít chưa được chú trọng đúng mức, các em học sinh trong học
tập còn có tình trạng học lệch môn nêm trong quá trình tích hợp, tổng hợp kiến
thức với nhiều bộ môn thì các em gặp rất nhiều khó khăn vì vậy việc sử dụng
các phương pháp dạy học lồng gép phương pháp tích hợp trong dạy học địa lí là
hết sức quan trọng nhằm giúp cho các em hình thành kiến thức tổng hợp và thấy
được sự liên hệ chặt chẽ giữa bộ môn địa lí với các học khác,với đời sống thực
tế qua đó góp phần tạo cho học sinh một năng lực tổng hợp để có thể vận dụng
được những kiến thức đã tích lũy được vận dụng vào cuộc sống, giải quyết được
các tình huống nảy sinh trong cuộc sống và trong lao động. Như vậy với mong
muốn tìm tòi thêm ngững giải pháp nhằm góp phần ngày một nâng cao hơn nữa
về chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đó là lí do tôi thực hiện đề tài
“Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Địa lí lớp 9 ở
Trường THCS Ngọc Khê” Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, khắc phục
những khó khăn trên và góp phần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh.
1. 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này này nhằm đưa ra một số hình thức, biện pháp,
hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó

có thêm kinh nghiệm để dạy tốt môn Địa lí, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương
trình sách giáo khoa hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Kĩ năng và các bước tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí cho
2


học sinh lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lý luận
dạy học các bộ môn.
Trong từ điển Tiếng Việt chưa có từ "tích hợp", còn trong từ điển Anh Việt " tích hợp" được hểu là: Sự hòa hợp với môi trường.
Vận dụng nghĩa " tích hợp trong giáo dục" được hiểu theo hai nghĩa:
- Sự gắn kết các nội dung của một số môn học để tạo thành một thể thống
nhất mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hooih, khoa học trái đất…
- Sự bổ sung vào thành thể thống nhất theo nghĩa thêm một việc nào đó
khi tiến hành làm việc chính. Ví dụ, trên cơ sở thực hiện các nội dung môn học
đã có, bổ sung thêm các yêu cầu của giáo dục môi trường, giáo dục dân số sức
khỏe sinh sản…(1)
Khái niệm tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
và trong lĩnh vực giáo dục tích thì hợp đã trở thành quan điểm phổ biến và được
thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau như tích hợp trong nội bộ môn học, đa môn,

liên môn hay xuyên môn...Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục của nước ta
đang có những bước chuyển mình theo nhịp bước của thời đại, những nhu cầu
của xã hội ngày nay luôn đòi hỏi học phải đi đôi với hành, học phải gắn liền với
cuộc sống.. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và
quan trọng trong tình hình hiện nay đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những lao
động vừa có kiến thức vững chắc, vừa có khả năng vận dụng kiến thức đó vào
giải quyết các tình huống, các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống vì
vậy Tích hợp các trong dạy học là xu thế tất yếu của việc phát triển một cách
toàn diện rất phù hợp đối với học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh bậc THCS.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học tích hợp đã
được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, tích hợp là sự
kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác
nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn
Sinh học, môn Toán học, môn Sử học, môn Hóa học, môn Công dân… Như vậy
thông qua dạy học tích hợp thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có
thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác, chẳng
hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Địa lí, Sinh
học...Đối với nước ta ngày càng có nhiều nội dung tích hợp giáo dục tích hợp
được đưa vào nhà trường như chương trình tích hợp một số vấn đề như giáo dục
3


dân số và sức khoẻ sinh sản, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống
ma tuý và các tệ nạn xã hội và phải nói đến hai cuộc thi do Bộ Giáo dục đào tạo
tổ chức đó là cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp
dành cho giáo viên trung học đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của giáo
viên và học sinh.
Như vậy tóm lại: tích hợp là sự kết hợp những nội dung của các môn học

việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích hợp và tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh đang là một yêu cầu cần thiết trong việc thực
hiện nhiệm vụ dạy học ở trường phổ thông. Do đó chúng ta cần phải có cách dạy
như thế nào, học sinh cần phải có cách học như thế nào để có hiệu quả giáo dục
ngày một đi lên, đó là vấn đề mà thầy cô giáo cần phải quan tâm và chú trọng.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng chung
Thuận lợi
- Đối với đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Trong những năm qua việc
dạy học tích hợp vào dạy học ở trường phổ thông đã được triển khai và khá quen
thuộc đối với giáo viên nhất là đối với giáo viên thuộc các bộ môn Văn, Sử,
Địa...đặc biệt trong hai cuộc thi do Bộ Giáo dục đào tạo tổ chức: cuộc thi Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học
sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên
trung học đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của giáo viên và học sinh. Vì
vậy khi tổ chức triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài tích hợp
bản thân tôi nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp cũng như của
Ban Giám Hiệu nhà trương và của cả các em học sinh.
- Đối với phụ huynh và học sinh: Trong mộ vài năm gần đây giáo dục có
nhiều thay đổi tầm quan trọng của bộ môn Địa lí đã được phụ huynh và học sinh
nhận thức đúng đắn hơn nên đã có sự quan tâm việc học tập và rèn luyện kĩ
trong môn học ngày càng sâu sát hơn.
Nhìn chung đó là những thuận lợi căn bản trong việc thực hiện mục tiêu
mà trong đề tài bản thân đã lựa chọn trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm này.
Khó khăn
- Thực tế giảng day trên lớp tôi nhận thấy những khó khăn khi dạy bộ
môn của Địa lí đó còn có tình trạng phụ huynh và một số học sinh còn coi nhẹ
bộ môn này vì quan niệm là môn phụ nên việc học và làm bài thường hời hợt
làm bài cho có làm nhiều em còn dựa vào các sách tham khảo để làm cho xong
bài. Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý

hay do chính bản thân các em cảm nhận. Thực trạng ấy làm cho đội ngũ thầy cô
giáo chúng ta phải băn khoăn, trăn trở. Chính vì vậy đề tìm ra biện pháp, cách tổ
chức hướng dẫn các em khai thác kiến thức một cách có hiệu quả quả thực là
một vấn đề! Tôi tin rằng đó không chỉ là băn khoăn trăn trở của riêng tôi mà là
của tất cả những ai tâm huyết với nghề, với tương lai của thế hệ trẻ với sự phát
triển của đất nước ta.
4


Thực hiện dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy đối với giáo viên
đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức đa môn đây là một thử thách phải vượt qua
bởi chúng ta chủ yếu chỉ được đào tạo chuyên sâu về Địa lí. Giảng dạy bộ môn
không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần
phải trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các
tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Đối với giáo viên bậc THCS chỉ được đào tạo chuyên sâu bộ môn của mình nên
trong quá trình giảng dạy gặp không ít khó khăn đôi khi trong giảng dạy những
phần kiến thức tích hợp giáo viên tích hợp một cách hời hợt hoặc rất ít nên dẫn
tới bài học khô khan không giây được sự hứng thú trong học tập của học
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên
Thực hiện dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy đòi hỏi giáo viên
phải có kiến thức đa môn đây là một thử thách phải vượt qua bởi chúng ta chủ
yếu chỉ được đào tạo chuyên sâu về Địa lí. Giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt
nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải trau dồi kiến
thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn
đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đối với giáo viên
bậc THCS chỉ được đào tạo chuyên sâu bộ môn của mình nên trong quá trình
giảng dạy gặp không ít khó khăn đôi khi trong giảng dạy những phần kiến thức
tích hợp giáo viên tích hợp một cách hời hợt hoặc rất ít nên dẫn tới bài học khô
khan không giây được sự hứng thú trong học tập của học sinh….Chính vì vậy,

trong quá trình giảng dạy, mỗi thầy cô giáo không ngừng tìm tòi học tập nâng
cao nghiệp vụ nâng cao sự hiểu biết để dạy học đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh
* Kết quả khảo sát học tập của học sinh trường THCS Ngọc Khê trước khi
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
Tổng số
Trung
Khối lớp
Giỏi
Khá
Yếu
học sinh
bình
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
9A1
23
1
4,3
6
26
11
48

5
21,7
9A2
32
2
6,3
8
25
14 43,7
8
25
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề .
Nhận định về xu hướng tích hợp liên môn trong giảng dạy và học tập GS
Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định:
“Tích hợp là nguyên lý không bàn cãi bởi tri thức của chúng ta tất cả đều là tích
hợp, không có ai chỉ tư duy bằng môn này hoặc môn kia, bởi khi giải quyết một
vấn đề thực tiễn phải sử dụng tri thức của nhiều môn học khác nhau. Con người
cần cái đó thì giáo dục phải giáo dục cái đó là đương nhiên”.
Dạy học tích hợp có mục đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện
để làm được điều này người giáo viên phải dạy cho học sinh phương pháp tích
hợp như tích hợp “liên môn”, trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ
có thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ví dụ,
5


câu hỏi “Tại sao cần phải bảo vệ rừng?” chỉ có thể giải thích dưới ánh sáng của
nhiều môn học: Địa lí, Lịch sử, Toán học,... Như vậy, phải nắm được quan điểm
liên môn là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải
quyết một tình huống.
Trong quá trình giảng dạy học sinh học bài và làm bài tôi luôn chú ý phát

huy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh không gò ép theo những
khuôn mẫu, hướng dẫn các em vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống
trong lao động từ đó các em sẽ hứng thú hơn trong học tập, học bài làm bài ngày
một tốt hơn và ngày càng yêu thích môn Địa lí.
2.3.1. Đối với học sinh
Do đặc điểm của môn Địa lí là một bộ môn khoa học được kết hợp kiến
thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vì vậy lượng kiến thức trong một
bài học cũng như trong một đề kiểm tra là rất rộng vì vậy đòi hỏi học sinh phải
tự học, tự tìm tòi là chính. Chuẩn bị bài, đọc kĩ bài, các chú thích trên bản đồ
biểu đồ, các số liệu liên quan, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa, tham khảo
sách, vận dụng kiến thức cũ, suy ngẫm, chiêm nghiệm, làm phong phú cho nhận
thức của mình, tìm hiểu khai khác kiến thức ở các môn học khác để giải quyết
những tình huống, những câu hỏi trong nội dung tích hợp … Đây cũng chỉ là
cách đọc thích hợp cho học sinh khá, giỏi nhưng đối với học sinh trung bình trở
xuống thì các em khó thực hiện được đặc biệt khi những kiến thức liên quan đến
nhiều môn học trong phần tích hợp.
Do đó, giáo viên cần tập trung chỉ cho học sinh không những biết cách
học mà còn biết cách làm bài. Từ khâu đọc kĩ đề, những kiến thức cơ bản cần
nhớ và cách làm bài một cách khoa học đầy đủ và chính xác.
2.3.2. Đối với giáo viên
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần yêu học sinh đọc kĩ bài học, trả
lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đối với phần nội dung tích hợp giáo viên
hướng dẫn cho các em cách tìm thông tin đối với các bộ môn được tích hợp tạo
cho các em kĩ năng khai thác kiến thức, tổng hợp kiến thức, phát huy tính tự học
tự sáng tạo từ đó các em biết vận dụng tốt các kiến thức vào học tập cũng như
làm bài tập.
- Bám sát những mục tiêu giáo dục chuẩn kiến thức kĩ năng của môn
học.Từ đó xác định vấn đề cơ bản để lồng ghép giáo tích hợp cho phù hợp với
nội dung bài học và phù hợp với đối tượng học sinh.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh

sinh động trong các tiết dạy phần đạo đức để hiệu quả giảng dạy được nâng lên.
- Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình
thức hoạt động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thú, chủ động, tích
cực học tập của các em từ đó tạo niềm tin, sự hứng thú học tập bộ môn và cao
hơn là giúp các em có những kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống hiện tại và
tương lai.
2.3.3. Cách dạy học tích hợp như thế nào trong bộ môn Địa lí.
a.Nguyên tắc tích hợp
6


Xây dựng bài tập tích hợp trong dạy học địa lí cần tuân thủ các nguyên tắc
dạy học theo hướng tích hợp đó là:
- Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học: Nghĩa là không biến
giờ học Địa lí của học sinh thành giờ Sinh học hay thành giờ Lịch sử, hay thành
giờ giáo dục các vấn đề xã hội khác. Tích hợp phải nhằm cần khai thác các kiến
thức, rèn luyện kĩ năng mà mục tiêu của bài học đề ra.
Ví dụ: Khi học bài ’’Dân số và gia tăng dân số’’ học sinh có thể vận dụng
thêm kiến thức về Toán học để nhận xét về cơ cấu dân số nước ta:
Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979- 1999.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999.(2)
- Khai thác nội dung tích hợp một cách có chọn lọc, có hệ thống, đặc trưng.
Xây dựng bài tập tích hợp phải làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, có
ưu thế trong việc tạo ra động cơ học tập, hấp dẫn đối với học sinh, nhưng không
gây quá tải ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.
Ví dụ: Có thể sử dụng bài tập sau để dặn dò học sinh trong việc chuẩn bị kĩ
cho tiết học tiếp theo về vùng Bắc Trung Bộ” (Tích hợp kiến thức Lich sử, Âm
nhạc, Văn học): Sưu tầm tài liệu và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng.Tìm những bài hát, bài thơ viết về vùng Bắc Trung Bộ.
- Đảm bảo tính vừa sức: Tùy vào nội dung của từng bài học để xây dựng

bài tập tích hợp, bài tập tích hợp phải làm cho học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn,
tường minh hơn nội dung của bài học, đồng thời tạo hứng thú cho người học,
tránh việc xây dựng các bài tập không thích hợp với trình độ của học sinh, hoặc
bài tập không phù hợp với nội dung của bài học.
b. Phương thức tích hợp
Trong dạy học Địa lí có các cách phương thức tích hợp sau:
Cách thứ nhất: (Tích hợp trực tiếp): Tích hợp kiến thức các môn học như:
Toán học, Vật lí, Hóa học, GDCD, Sinh học...được lồng ghép trực tiếp trong nội
dung bài học địa lí. Các bài tập này thường được sử dụng để rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức toán trong mối quan hệ phức hợp với kiến thức của các bộ
môn học khác và phát triển năng lực tư duy tổng hợp(Ví dụ như các bài thực
hành, các bài tập vẽ biểu đồ, mục III Đặc điểm dân cư và xã hội của tất cả 7
vùng kinh tế của nước ta... (3)
Cách thứ hai: (Tích hợp gián tiếp) Bằng cách lồng gép các kiến thức của
các bộ môn với mục đích gây hứng thú học tập, kích thích sự tò mò của người
học thông qua đó tích hợp giáo dục các vấn đề về văn hóa, xã hội , lịch sử, bảo
vệ môi trường.. (Ví dụ: Kể tên các cây cầu ở nước ta gắn liền với những chiến
công hiển hách của quân và dân ta;Ví dụ: Tại sao cần phải bảo vệ rừng. (3)
Cách thứ ba ( Liên hệ): là phương thức tích hợp phổ biến trong dạy học
địa lí (Ví dụ: Liên hệ về bản thân, về địa phương về những ván đề văn hóa - xã
hội, môi trường... sảy ra trong cuộc sống hàng ngày...).
c. Hình thức tích hợp
Trong dạy học Địa lí để nội dung cần tập tích hợp không còn là nỗi lo lắng
khó khăn và sợ hãi của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tiếp cận
7


nhiều hình thức như: Tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm, các buổi sinh hoạt theo
chủ đề, ... nhằm gây hứng thú học tập, cũng như phát huy hiện quả dạy học tích
hợp để đào tạo những con người phát triển một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu

thực tiễn cụ thể dưới các hình thức như:
- Tích hợp qua giờ dạy trên lớp.
- Tích hợp qua các HĐNGLL.
- Tích hợp qua giờ dạy ngoài trời, tiết thực địa, tham quan thực tế.
Tuy nhiên phải đảm bảo thời gian quy định của một tiết học (45 phút), và không
làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính của bài học địa lí.
d. Phương pháp cụ thể qua thiết kế giáo án mẫu
* Tổ chức giờ dạy học trên lớp
Tất cả những mong muốn và kinh nghiệm của bản thân được thể hiện
qua giáo án cụ thể sau:
Tiết 25 : Bài 23 Vùng Bắc Trung Bộ
I. Mục tiêu cần đạt.
* Sau bài học học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu được ý
nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội
của vùng và những giải pháp khắc phục những khó khăn.
- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi và khó khăn
đối với sự phát triển của vùng.
2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Bắc Trung
Bộ.
- Sử dụng lược đồ để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày được đặc điểm tự
nhiên, dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ
- Rèn kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.

3. Giáo dục thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử,
các di sản tự nhiên, văn hoá thế giới.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ, tương thân, tương ái, ý thức vượt
khó vươn lên trong cuộc sống.
- Có ý thức phòng chống thiên tai.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Máy chiếu, lược đồ các vùng kinh tế, lược đồ tự nhiên vùng
Bắc Trung Bộ, mô hình hoạt động của gió phơn Tây Nam, phiếu học tập, băng
đĩa nhạc, các tranh ảnh có liên quan, bảng số liệu.
8


2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả bài thực hành sau khi về nhà đã
hoàn thiện
(Giáo viên kiểm tra từ 2 – 3 học sinh)
- Nhận xét điểm tồn tại, yêu cầu học sinh sửa chữa, bổ xung.
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài.
Vùng Bắc Trung Bộ nằm trên trục đường giao thông Bắc – Nam. Là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
– xã hội. Vậy vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có đặc điểm như thế nào, có thuận lợi,
khó khăn gì đến phát triển kinh tế xã hội ? Để giúp các em hiểu rõ hơn vấn đề này..... Vào bài mới....

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh
thổ.

GV cho HS quan sát Slide Show 1
Hình 6.1: Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh
tế trọng điểm.
- Giáo viên giới thiệu lược đồ và xác định vị trí
của vùng Bắc Trung Bộ trên Hình 6.1: Lược đồ
các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm.
GV cho HS quan sát Slide Show2:
Hình 23.1 Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo
khoa và Hình 23.1.
Em hãy :
? Xác định vị trí giới hạn vùng bắc trung bộ.
- GV xác định lại chuẩn kiến thức.
? Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu,
gồm những tỉnh thành nào?
( Giáo viên thuyết trình và lưu ý học sinh cách
nhớ tên các tỉnh thành : Thanh – Nghệ – Tĩnh –
Bình – Trị – Thiên)
? So sánh diện tích vùng Bắc Trung Bộ với các
vùng đã học.
- Lớn hơn vùng Đồng Bằng Sông Hồng nhưng
nhỏ hơn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Quan sát lược đồ H23.1:
? Em có nhận xét gì về hình dáng lãnh thổ vùng
Bắc Trung Bộ.
( Là dải đất hẹp ngang, nơi hẹp nhất là tỉnh
Quảng Bình 47,5 km2)
? Từ vị trí trên em hãy: Nêu ý nghĩa của vị trí địa

Nội dung

I. Vị trí địa lí và giới hạn
lãnh thổ.

- Diện tích: 51.513 km2, gồm
6 tỉnh thành.

- Là dải đất hẹp ngang kéo
dài từ dãy Tam Điệp đến dãy
Bạch Mã.
-Ý nghĩa:
9


lí vùng Bắc Trung Bộ.
-GV cho HS quan sát Slide Show3:
Ảnh cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Hành lang kinh tế
Tây – Đông.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo, Hành lang kinh tế, Đông –
Tây.
GV: Vùng dễ dàng giao lưu KT- VH-XH với các
nước trong khu vực và trên thế giới..
? Vị trí địa lí mang lại cho vùng những khó khăn
gì.
- Nhiều thiên tai, vùng biển rộng cần chú ý vấn đề
an ninh biên giới trên biển cũng như trên đất liền.
* Chuyển ý :
Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên.
*Địa hình.

- GV cho HS quan sát Slide Show4:
Hình 23.1: Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
Quan sát hình 23.1 và thông tin trong sách giáo
khoa cho biết:
? Từ Tây sang Đông địa hình của vùng có sự khác
nhau như thế nào? So sánh với các vùng đã học?
- Phân hóa Tây – Đông rất rõ rệt.
GV: xác định các dạng địa hình trên Hình 23.1
? Như vậy với những dạng địa hình trên BTB có
thể phát triển được những ngành kinh tế nào.
- Địa hình đa dạng lại có sự phân hoa rõ rệt tạo
điều kiện cho vùng hát triển các ngàng kinh tế đa
dạng.
GV: Yêu cầu HS quan sát các dạng địa hình trên
Hình 23.1 và dãy Hoành Sơn.
( Tích hợp kiến thức môn Văn học)
GV: Trong bộ môn Ngữ Văn Lớp 7 các em đã
được học bài thơ Qua Đèo Ngang Của Bà Huyện
Thanh Quan, Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành
Sơn là dãy núi thuộc tỉnh Quảng Bình.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh
Quan được ra đời từ giữa thế kỉ XIX với thể thơ
thất ngôn bát cú đường luật.
GV: Đọc bài thơ.
? Qua bài thơ em thấy tác giả tả cảnh của Đèo

+ Cầu nối giữa miền Bắc và
miền Nam.
+ Cửa ngõ của các nước láng
giềng ra biển.

+ Cửa ngõ hành lang Đông–
Tây của các nước Tiểu vùng
sông Mê- Kông.

II. Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên.
1. Thuận lợi:
* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình : Phân hoá TâyĐông rõ rệt: núi, gò đồi,
đồng bằng, biển và hải đảo.

10


Ngang thời bấy giờ ntn.
- GV cho HS quan sát Slide Show5:
Hình ảnh Đèo Ngang, hầm qua Đèo Ngang ngày
nay.
GV: Ngày nay việc đi lại qua đèo rất thuận lợi vì
đã có hầm đường bộ qua Đèo Ngang dễ dàng cho
sự giao lưu kinh tế văn hóa xã hội giữa các vùng
các miền.
GV: Chốt kiến thức.
* Khí hậu.
( Tích hợp kiến thức môn Toán học)
GV cho HS quan sát Slide Shw 6:Hình 23.1
Xác định dãy Trường Sơn Bắc trên hình 23.1.
? Vậy khí hậu của vùng có đặc điểm như thế nào
có gì khác so với các vùng đã học.

( Tích hợp kiến thức môn Vật lí )
GV cho HS quan sát Slide Show7: Mô hình hoạt
động của gió phơn Tây Nam.
- Để hiểu rõ hơn về khí hậu của vùng GV hướng
dẫn cho HS quan sát mô hình hoạt động của gió
Phơn Tây Nam.
.- GV : Như vậy địa hình đã làm cho khí hậu phân
hoá theo độ cao và phân hoá rõ rệt theo sườn núi.
( Tích hợp kiến thức môn Âm Nhạc )
? Qua quá trình học cũng như sưu tầm em hãy kể
tên một số bài hát hát về Trường Sơn.
- HS kể…
- GV bổ sung ngoài ra còn có một số bài hát về
Trường Sơn như: “Đường Trường Sơn xe anh
qua” của nhạc sĩ Văn Dung.
“Chiếc gậy Trường Sơn” của nhạc sĩ Phạm Tuyên,
“Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” của nhạc sĩ
Hoàng Hiệp..
GV: Mời các em cùng lắng nghe giai điệu của bài
hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây qua sự thể
hiện của hai ca sĩ Phương Thảo và Đăng Dương.
- Có thể nói dãy Trường Sơn đã gắn liền với
những ca khúc đi cùng năm tháng và qua bài hát
ta thấy được một Trường Sơn hùng vĩ có khí hậu
khác nhau giữa hai sườn núi một bên mưa, một
bên nắng nóng.
- Giáo viên nhấn mạnh : Như vậy các em có thể
thấy giữa địa hình và khí hậu có mối quan hệ rất

-Trồng rừng,chăn nuôi,trồng

trọt, nuôi trông đánh bắt thuỷ
hải sản,….vv.

- Khí hậu: Mùa hạ khô nóng,
thu đông mưa nhiều, có bão.

11


chặt chẽ: Địa hình phân hoá Tây – Đông khí hậu
cũng phân hóa Tây - Đông .
* Sông ngòi.
GV cho HS quan sát Slide Show 8:
Hình 23.1: Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Yêu cầu học sinh quan sát đặc điểm sông ngòi
của vùng.
? Với địa hình và khí hậu như vậy có sông ngòi
của vùng có đặc điểm như thế nào?
- Sông ngắn, dốc, hẹp ngang lũ vào thu đông.
- Giáo viên nhấn mạnh như vậy đến đây các em
thấy rõ ràng: Đặc điểm khí hậu, địa hình còn chi
phối đến cả đặc điểm của sông ngòi..
( Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử )
? Em hãy kể tên và xác định những con sông lớn
của vùng đã đi vào lịch sử với những chiến công
hiển hách của quân và dân ta?
- HS kể tên và xác định trên lược đồ GV bổ xung:
Sông Mã ở Thanh Hoá; sông Bến Hải ở Quảng
Trị có cầu Hiền Lương,; sông Gianh ở Quảng
Bình....

GV cho HS quan sát Slide Show 9:
Hình ảnh về một số cây cầu đã đi vào lịch sử bắc
qua những con sông lớn trong vùng.
? Nêu những giá trị của sông ngòi của vùng?
- Cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, thuỷ
điện, du lịch…
- Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tài nguyên thiên
nhiên của vùng cũng có vai trò rất quan trọng tạo
điều kiện thuận lợi, khó khăn cho phát triển kinh
tế – xã hội. Vậy vùng có những tài nguyên thiên
nhiên nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
* Tài nguyên thiên nhiên:
GV cho HS quan sát Slide Show10:
Hình 23.1 Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
- Quan sát lượcc đồ Hình 23.1:
? Qua lược đồ và sự hiểu biết của bản thân em có
nhận xét gì về tài nguyên của vùng.
- Có nguồn tài nguyên phong phú.
? Hãy kể tên một số tài nguyên quan trọng của
vùng và của địa phương em đang sinh sống.
HS khác nhận xét bổ xung GV chốt lại.
GV cho HS quan sát Slide Show11

- Sông ngòi: Ngắn, dốc mùa
thu đông có lũ lớn.
- Gía trị: Cung cấp nước cho
sản xuất, sinh hoạt, thuỷ
điện, du lịch…

* Tài nguyên thiên nhiên:


-Tài nguyên quan trọng:
Rừng, biển, khoáng sản, du
lịch…
- Có sự phân hoá giữa bắc và
nam dãy Hoành sơn phần lớn
12


Ảnh tài nguyên Du lịch của vùng.
GV: Tiềm năng du lịch trong vùng rất phong phú
và đa dạng bao gồm tài nguên du lịch nhân văn tài
nguyên du lịch tự nhiên trong đó có nhiều di sản
tự nhiên, di sản văn hóa thế giới.
GV cho HS quan sát Slide Show12:
Hình 23.1 Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ.
Hình 23.2: Biểu đồ đất lâm nghiệp có rừng phân
theo phái Bắc và phía Nam Hoành Sơn.
? Quan sát lược đồ Hình 23,1 và Hình 23.2 hãy
nêu sự phân bố tài nguyên giữa phía Bắc và phía
Nam Hoành Sơn rút ra nhận xét.
HS dựa vào bảng nêu và rút ra nhận xét.
GV kết luận:
- Thiên nhiên có sự phân hoá Tây - Đông và Bắc
– Nam rõ rệt.
GV: Bên cạnh mặt thuận lợi thiên nhiên trong
vùng cũng có nhiều khó khăn vậy đó là những
khó khăn gì chúng ta cùng tìm hiểu.
* Khó khăn:
? Bằng sự hiểu biết của mình và thông tin trong

sgk em hãy cho biết một số thiên tai thường xảy
ra ở Bắc Trung Bộ cũng như ở địa phương em
đang sinh sống?
- Giáo viên liên hệ thực tế: cho học sinh quan sát
một số thiên tai thường sảy ra trong vùng và địa
phương em đang sinh sống.
GV cho HS quan sát Slide Show13
- Ảnh về bão,lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng.
GV: Với nhữn khó khăn trên cần đưa ra các giải
pháp nhừm hạn chế và khắc phục được một số
khó khăn do thiên tai gây ra.
? Nêu các giải pháp để tháo gỡ khó khăn của
vùng.
HS trả lời.
GV cho HS quan sát Slide Show14:
- Các ảnh về hầm qua đèo Hải Vân, đường Hồ
Chí Minh, các công trình thuỷ lợi, trồng rừng…
GV: Là những giải pháp nhằn hạn chế những
thiên tai, khắc phục khó khăn.
( Tích hợp kiến thức môn GDCD )
? Trước những khó khăn trên của Người dân vùng
Bắc Trung Bộ nhân dân trong cả nước và bản thân

tài nguyên tập trung ở Bắc
Hoành Sơn.

2. Khó khăn:
- Thường xuyên có bão lũ,
hạn hán, gió Tây khô nóng,
cát lấn cát bay…


13


em đã làm gì để chia sẻ với đồng bào miền
Trung.
- Ủng hộ các bạn vùng lũ sách vở, quần áo, tiền...
GV cho HS quan sát Slide Show15.
- Một số ảnh về ủng hộ lũ lụt miền Trung của
người dân trong cả nước đủ mọi tầng lớp trong xã
hội luôn hướng về miền Trung thương yêu, chia
sẽ cùng người dân vùng lũ ... GV: Tình đoàn kết
tượng thân tương ái của người dân cả nước với
đồng bào miền trung.
* Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng
vung có nhiều tiền năng phát triển đó là sự đa
dạng về tài nguyên và đặc biệt là sư quyết tâm,
tinh thàn lao động cần cù, dũng cảm của người
dân nơi đây và để giúp các em nắm được những
nét cơ bản về dân cư trong vùng chúng ta cùng
tìm hiểu phần dân cư và xã hội của vùng.
Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư xã hội
- Dựa vào thông tin trong sách giáo khoa và kiến
thức của mình hãy cho biết:
? Vùng Bắc Trung Bộ có số dân là bao nhiêu.
? Là địa bàn cư trú của những dân tôc nào.
- HS kể tên một số dân tộc trong vùng.
GV cho HS quan sát Slide Show16.
-Ảnh một số dân tộc tiêu biểu trong vùng.
GV:Thành phần dân tộc khá đa dạng.

GV cho HS quan sát Slide Show17:
Bảng cư trú và hoạt động kinh tế ở Bắc Trung Bộ.
Hoạt động nhóm: cặp đôi- suy nghĩ chia sẻ.
? Những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh
tế giữa phía đông và tây của Bắc Trung Bộ.? So
sánh với đặc điểm dân cư của vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ có gì khá.
- HS hoạt động nhóm cặp suy nghĩ trả lời GV
nhận xét chốt lại.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác
biệt giữa đông và tây.
- Đặc điểm dân cư của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ dân tộc kinh sống xen kẽ với dân tộc thiểu
số.
( Tích hợp kiến thức môn Công Nghệ )
+ Các mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp phù
với đặc điểm của từng nhân tố địa hình trong

III.Đặc điểm dân cư xã hội
- Dân số: 10,3 triệu ngời.
- Là địa bàn cư trú của 25
dân tộc

- Phân bố dân cư và hoạt
động kinh tế có sự khác biệt
giữa đông và tây.

14



vùng.
GV cho HS quan sát Slide Show18.
Mô hình kinh tế VAC, VACR...
Mô hình kinh tế Nông Lâm Ngư Nghiệp
GV cho HS quan sát Slide Show19.
Bảng 23.2: Một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã
hội vùng Bắc Trung Bộ năm 1999.
? Dựa vào bảng 23.2 Nhận xét sự chênh lệch các
chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
HS nhận xét.
GV bổ xung.
? Qua quá trình phân tích trên em hãy cho biết:
Đặc điểm dân cư của vùng có thuận lợ và khó
khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
?
HS trả lời.
GV bổ xung.
( Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử )
- Giáo viên có thể cho học sinh biết Bắc Trung
Bộ trong quá khứ cũng như hiện tại người dân
phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát:
+ Thời kì Phong Kiến: Chiến tranh Đàng Trong –
Đàng Ngoài; Trịnh – Nguyễn phân tranh.
+ Trong kháng chiến chống Mĩ thì đây là chiến
trường khốc liệt nhất với các địa danh: Vĩ tuyến
17, Khe sanh, Đường 9 Nam –Lào, Thành cổ
quảng Trị..
( Tích hợp kiến thức môn GDCD )
+ Trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt của vùng
những con người nơi đây rất hiếu học. Đây là quê

hương của nhiều lãnh tụ kiệt xuất
? Em hãy kể tên một vài tấm gương tiêu biêu.
- Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên
Giáp…
( Tích hợp kiến thức môn Lịch Sử )
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một vài di tích
lịch sử của vùng của địa phương em đang sinh
sống.
GV cho HS quan sát Slide Show20.
Ảnh về một số địa điểm di tích lịch sử trong vùng.
- Cố Đô Huế, nhà Lưu niệm Bác Hồ, nghĩa trang
liệt Sĩ Trường Sơn, cầu Hàm Rồng....
- GV:thuyết trình mặc dù đời sống người dân nơi

- Thuận lợi:
+ Người dân có truyền trống
lao động cần cù, dũng cảm,
giàu nghị lực, hiếu học...
- Khó khăn: Mức sống của
người dân chưa cao.
+ Vùng có nhiều di tích lịch
sử, văn hóa( Cố đô Huế)…

15


đây còn gặp nhiều khó khăn song với sự nỗ lực,
truyền thống cần cù, giàu nghị lực cùng với hàng
loạt các dự án đang được triển khai.....sẽ mở ra
cho vùng có nhiều cơ hội để phát triển.

GV cho HS quan sát Slide Show21.
- ảnh đường HCM, hầm đường bộ qua đèo Hải
Vân, Nhà máy lọc dầu dun quất.
- Các dự án lớn đang được triển khai (Việc hoàn
thành đường Hồ Chí Minh và hầm đường bộ dài
gần 7 km qua đèo Hải Vân; Nhà máy lọc dầu
Nghi Sơn – Thanh Hoá; nhiệt điện Vũng Áng...)
giúp cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực tự
nhiên của vùng, từng bước cải thiện đời sống
nhân dân, xoá đói giảm nghèo...
4. Củng cố – luyện tập
- GV: Để giúp các em hiểu sâu thêm nội dung bài học, chúng ta chuyển sang
phần luyện tập.
GV Cho HS làm bài tập 1.
GV cho HS quan sát Slide Show22.
Cho HS hoạt động nhóm nhỏ.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
Phiếu học tập
Câu hỏi:
+ Trình bày những điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của vùng Bắc Trung Bộ?
+ Dân cư vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?
HS làm bài xong Gv thu bài để chấm bài.
GV Cho HS làm bài tập 2.
GV cho HS quan sát Slide Show23.
Hoàn thành bài tập sau: Chọn từ, cụm từ sau đây để điền vào chỗ chấm
sao cho thành câu hoàn chỉnh đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư Bắc Trung
Bộ: hẹp ngang,cầu nối, địa hình, mùa hạ, khác biệt, phân hóa, khó khăn, cửa
ngõ.

a.Bắc Trung Bộ là dải đất………………., kéo dài từ dãy Tam Điệp tới
dãy Bạch Mã.
b. Bắc Trung Bộ là ……… giữa miền Bắc và miền Nam, là
………… của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển và ngược lại.
c. ……………..có sự phân hoá tây đông rõ rệt: núi, gò đồi , đồng bằng,
biển và hải đảo
d. Khí hậu ………… khô nóng, thu đông mưa nhiều và có bão.
e.Thiên tai thường xảy ra, gây nhiều ……………..cho sản xuất và đời
sống dân cư Bắc Trung Bộ.
16


g. Tài nguyên thiên nhiên có sự …………….giữa Bắc và Nam dãy Hoành
Sơn.
h. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có nhiều ………………giữa phía
đông và phía tây.
Bài tập 2
Cho cụm từ sau đây đẻ điền vào chỗ chấm..sao cho thành câu hoàn chỉnh
đặc điểm tự nhiên và đặc điểm dân cư Bắc Trung Bô: hẹp ngang, cầu nối,địa
hình, mùa hạ, khác biệt, phân hóa, khó khăn, cửa ngõ.
a. Bắc Trung Bộ là dãi đất hẹp ngang, Kéo dài từ dãy Tam Điệp tới Dãy
Bạch Mã.
b. Bắc Trung Bộ là cầu nối Giữa miền Bắc và miền Nam, là. Cửa ngõ
Của các nước tiểu vùng Sông Meekoong ra biển và ngược lại.
c. Địa hình có sự phân hóa Tây Đông rõ rệt: Núi, gò đồi,đồng bằng, biển
và hải đảo.
d. Khí hậu khô nóng mùa hạ Thu đông mưa nhiều và có bão.
e. Thiên tai thường sảy ra, gây nhiều khó khăn cho sản xuất dân cư Bắc
Trunng Bộ.
g. Tài nguyên thiên nhiên có sự phân hóa Giữa Bắc Và Nam dãy Hoành

Sơn.
h. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có nhiều khác biệt Giữa phía
Đông và phía Tây.
GV cho HS quan sát Slide Show25.
Hướng dẫn học bài ở nhà chuẩn bị bài mới
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với tâm huyết giảng dạy bản thân tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp
dạy học lồng gép tích hợp liên môn trong dạy học địa lí cho học sinh lớp 9
Trường THCS Ngọc Khê và tôi nhận thấy bước đầu đã đạt được những kết quả
ngày càng khả quan:
- Đã thấy sự hứng thú học tập môn địa lí ở tất cả các học sinh. Các em đã
chủ động học bài và làm bài tập trong quá trình dạy học tích hợp các em đã tích
cực tìm tòi kiến thức không ỷ lại không lảng tránh như trước đây.
- Kỹ năng khai thác kiến thức và vận dụng kiến thức vào học bài, làm bài
và đặc biệt là kỹ năng sử lí những tình huống mới trong cuộc sống hàng ngày
ngày một tốt hơn.
- Các em tự tin hứng thú, say mê với bộ môn thích khám phá bày tỏ ý kiến
của mình với từng tình huống được đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất
lượng bộ môn cũng tăng lên.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
- Về chất lượng bộ môn:
* Kết quả khảo sát học tập của học sinh trường THCS Ngọc Khê sau khi
triển khai áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Khối lớp
Tổng số
KẾT QUẢ XẾP LOẠI
học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình

Yếu
17


9A1
9A2

23
32

TS
4
5

%
17
16

TS
8
10

%
35
31

TS
10
16


%
43
50

TS
1
1

%
5
3

3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích kiến thức liên
môn vào một môn Địa lí là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối
với học sinh. Cụ thể là dự án của tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Địa lí
lớp 9 đạt được kết quả rất khả quan. Tôi sẽ thực hiện tiếp dự án này vào học kỳ
II của năm học 2016 - 2017 đối với học sinh lớp và các khối lớp, sẽ nghiên cứu
tiếp các dự án đối với những môn học khác. Giúp các em học sinh không những
giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để
trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự
án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của
các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
Hướng mở rộng và phát triển tiếp của đề tài: Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu
và bổ xung cho những thiếu sót, hoàn thiện hơn những ưu điểm mà đề tài đã đạt
được trong thời gian qua và có hướng mở rộng phạm vi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm ở tất cả các khối lớp trong chương trình Địa lí THCS rất mong được sự
ủng hộ và hỗ trợ của chuyên môn nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3.2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường
Đề nghị Ban Giám Hiệu, tổ chuyên môn tăng cường khuyến khích giáo
viên bộ môn tích hợp lồng gép tích hợp vào trong các bộ môn học, các hoạt
động ngoại khoá, các giờ hoạt động NGLL,…và coi đây là một nội dung quan
trọng trong chương trình giảng dạy.
- Đối với phòng GD&ĐT
Tổ chức những lớp chuyên đề về phương pháp lồng ghép tích hợp ở các
môn học để giáo viên có điều kiện học tập đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất
lượng giáo dục.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 03 tháng 3 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Nguyễn Văn Dũng

Hà Thị Chinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Chuyên đề 1: Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí ( Tài liệu
trên mạng interne) nguồn

18


(2). Sách bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM.
(3). Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sách giáo khoa địa lí 9.

DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
19


Họ và tên tác giả:
Hà Thị Chinh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Ngọc Khê, Ngọc Lặc

TT
1.
2.

Tên đề tài SKKN

“Vận dụng dạy học tích hợp liên
môn trong giảng dạy môn Địa lí
lớp 9 ở Trường THCS Ngọc
Khê”

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)


Cấp Phòng

A

Năm học
đánh giá xếp
loại

2016 - 2017

3.
4.
5.
...

20



×