Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh khi dạy bài 25 phong trào tây sơn lịch sử lớp 7 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.14 KB, 14 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đưa đất nước Việt Nam ngày càng
hoà nhập với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới đang quốc tế hóa
cao độ. Để trở thành một quốc gia giàu mạnh và phồn vinh, có rất nhiều nhiệm
vụ đặt ra trong các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm và được đánh giá là
quốc sách đó là nhiệm vụ đặt ra trong quá trình giáo dục. Bởi mục đích đặt ra
của nền giáo dục Việt Nam là phát triển nhân cách cho học sinh, nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động.... Ở tất
các bậc học hết sức coi trọng giáo dục tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy
sáng tạo, năng lực thực hành. Hơn nữa hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật phát
triển như vũ bão, đòi hỏi con người phải có trình độ thật sự, có khả năng tiếp
thu nhanh chóng nền văn hoá của nhân loại, nhanh chóng nắm bắt những đổi
mới để áp dụng vào thực tiễn. Bởi công tác giảng dạy và học tập đóng vai trò
đặc biệt quan trọng đối với thế giới ngày nay. Để đảm bảo chất lượng trong việc
đào tạo con người đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ giáo viên giàu kinh
nghiệm, có trình độ chuyên môn thật sự, đồng thời có kiến thức đối với các môn
học có liên quan, để đào tạo ra những thế hệ tương lai có một trình độ cập nhật
và có nhân cách phát triển toàn diện.
Trước yêu cầu dạy học, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả thì phải
giáo dục cho các em thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Để giúp các em nhận
thức được rằng học tập là nhiệm vụ của mình, để phục vụ cho mình và chỉ có
học tập mới tạo nên cho mình nền tảng kiến thức để hiểu được thế giới vĩ mô
với bao điều bí ẩn, từ đó đi vào khám phá cái hay, cái đẹp của nó. Qua đó giúp
các em ý thức say mê học tập các bộ môn khác có liên quan, để đạt kết quả cao
và tạo khí thế cho các em tham gia vào các hoạt động khác.
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Câu nói giản dị của Bác thật thấm thía và sâu sắc, bởi đã là người Việt
Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình, đó cũng chính là đạo lí:


“Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lịch sử và tương lai được ví như đôi
quang gánh, và cần phải giữ cho đôi quang ghánh ấy được thăng bằng không
được thiên về bên nào. Bởi nếu ta nghiêng về phía sau thì ta sẽ trở thành người
lạc hậu, còn nếu ta thiên về phía trước thì bánh xe lịch sử sẽ đè bẹp chúng ta. Từ
những suy nghĩ đó, ta nhận thấy môn Lịch sử cũng là một trong những môn học
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đó cũng chính là điều mà
Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm. Trong những năm gần đây, qua đài báo và
tình hình thực tế ở các nhà trường, tôi nhận thấy hầu như các em học sinh chưa
nhận thức được tầm quan trọng của môn Lịch sử, các em còn coi nhẹ môn học
này, vì cho đây chỉ là môn phụ và các em rất “ngán ngẩm” khi phải học và nhớ
các sự kiện lịch sử, những bài học kinh nghiệm, nhất là khi các em càng lên lớp
1


trên (THCS, THPT). Trước yêu cầu đó, xã hội đòi hỏi ngành giáo dục chúng ta
cần quan tâm, thay đổi nhận thức, thay đổi phương pháp dạy học... một cách
sinh động, hấp dẫn hơn.
Nhận thức được điều này, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm tòi và rút ra được
một số phương pháp áp dụng vào giảng dạy bộ môn Lịch sử có khả thi. Qua
thực tiễn kiểm nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn nghiên cứu nội dung đề tài
là: “Hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh trong bài 25
"Phong trào Tây Sơn" Lịch sử lớp 7- THCS”. Hi vọng rằng từ những giải
pháp nhỏ này sẽ giúp học sinh học tốt hơn môn Lịch sử, nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo ra đội ngũ con người phát triển toàn diện,
chính vì lẽ đó mà tôi phải tìm hiểu: Hình thành kĩ năng làm việc với tư liệu lịch
sử cho học sinh lớp 7 THCS, đặc biệt qua bài 25: Phong trào Tây Sơn. Trên cơ
sở thực tế giảng dạy, tìm hiểu, nghiên cứu, đề ra một số phương pháp đổi mới
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập bộ môn Lịch sử cho các em, phát

huy tính tự chủ, khả năng tự học của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu, lược đồ, bản đồ, sưu tầm tranh ảnh, hiện vật...gây
hứng thú cho tiết dạy học lịch sử.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập lịch sử; Khai
thác kênh hình, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách kiểm tra thường xuyên
và định kì, các tài liệu tham khảo, các tư liệu lịch sử trên mạng Internet.
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp
lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các
chỉ thị, Nghị quyết của Ngành và các sách báo có liên quan về vấn đề Lịch sử và
phương pháp giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học môn Lịch sử lớp
7.
- Điều tra viết: Tôi tiến hành nghiên cứu và khảo sát tại lớp 7A và lớp 7B
trường THCS Hoằng Lưu. Tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số các học
sinh được thăm dò để so sánh sự khác nhau giữa ý kiến của các nhóm học sinh
khảo sát.
- Thử nghiệm một số biện pháp được đề xuất.
2.NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận :
2.1.1. Tư liệu lịch sử và vai trò của tư liệu lịch sử
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm tư liệu lịch sử. Song ta có thể
hiểu tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của
2


quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình nó những dấu vết của quan hệ ấy
phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đó của con người.
Tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt với khoa học lịch sử nói chung

và đối với việc học tập lịch sử nói riêng.
Khoa học lịch sử tồn tại được trên cơ sở các sự kiện lịch sử mà các sự
kiện lịch sử lại là những tế bào cấu thành lịch sử mà các tế bào đó là từ các tư
liệu lịch sử. Do đó không có tư liệu lịch sử thì không có khoa học tư liệu lịch sử.
Tư liệu lịch sử tồn tại cho khoa học lịch sử và ngược lại khoa học lịch sử không
thể thiếu nó.
Sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ và không lặp lại nếu có sự lặp lại
cũng chỉ lặp lại ở một trình độ khác, mức độ khác, thời gian khác và không gian
khác. Vì vậy các sự kiện lịch sử chỉ còn lại trong các tư liệu lịch sử (không thể
tìm thấy trong tự nhiên), các ngành khoa học tự nhiên thì khác có thể dựng lại
thí nghiệm lại nhưng khoa học lịch sử thì không, nó không thể dựng lại mà chỉ
có một con đường là tư liệu lịch sử thực nghiệm chỉ nhằm giúp ta hình dung lại
những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ.
2.1.2. Các loại tư liệu lịch sử.
Khoa học lịch sử có nguồn tư liệu hết sức phong phú và đa dạng. Tùy theo
nội dung phản ánh mà người ta chia tư liệu lịch sử ra thành các nhóm: tư liệu vật
chất, tư liệu truyền miệng, tư liệu tranh ảnh, phim ảnh...Nhưng cũng có thể chia
thành hai loại chính : tư liệu trực tiếp và tư liệu gián tiếp.
Với học sinh cấp THCS các em chỉ cần hiểu được về cơ bản có ba nguồn
tư liệu lịch sử chính. Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này
qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, đó là tư liệu truyền miệng. Những di
tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, đó là
tư liệu hiện vật. Những bản ghi, sách vở chép tay được in, khắc bằng chữ viết,
gọi chung là tư liệu chữ viết Nguồn tư liệu là gốc giúp chúng ta hiểu biết và
dựng lại lịch sử. [1].
Vì vậy, để học sinh học tập tốt môn Lịch sử thì việc hình thành cho các
em kĩ năng tìm kiếm, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử để dựng lại sự kiện lịch
sử là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt qua đó, giúp hình thành cho
học sinh kiến thức lịch sử đúng đắn, khoa học nhất, qua đó hình thành tình yêu
với môn học lịch sử, tình yêu với quê hương đất nước, lòng biết ơn tổ tiên và

niềm tự hào dân tộc. Rồi từ đó thói quen, kĩ năng tư duy, kĩ năng quan sát , phân
tích, đánh giá, nhận xét, khái quát, so sánh ....làm việc với các loại tư liệu lịch sử
được hình thành và dần vững vàng, giúp các em học tốt hơn môn lịch sử cũng
như vận dụng vào các môn học khác và cả trong cuộc sống.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, hình thành
kĩ năng làm việc với tư liệu lịch sử góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu
những hình ảnh, những sự kiện, kiến thức lịch sử. Nó là chiếc “cầu nối” giữa
hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại.

3


2.2. Thực trạng dạy học môn lịch sử ở Trường THCS nói chung và
trường THCS Hoằng Lưu nói riêng .
2.2.1. Ưu điểm
* Về phía giáo viên: Đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra
những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận
nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp,… Thông qua trình bày sinh động giàu
hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu đặc điểm
của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo
luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt
kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng
lịch sử. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp các đồ dùng dạy học,
khai thác một cách triệt để các nguồn tư liệu lịch sử với các đồ dùng và phương
tiện dạy học như: tư liệu, thơ văn, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ SGK, hiện vật,
phim đèn chiếu,…từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch
sử.
* Về phía học sinh: Đa số học sinh chú ý nghe giảng, tập trung tìm hiểu,

suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra theo sự chuẩn bị bài mới ở nhà,
trả lời câu hỏi ở cuối mục trong bài, quan sát tranh ảnh, tập vẽ và trình bày diễn
biến trên lược đồ cho nên khi học các em luôn chú ý để hiểu nội dung bài dạy,
tích cực thảo luận nhóm, đưa ra các tình huống có vấn đề và tìm cách giải quyết.
Trong quá trình lĩnh hội kiến thức học sinh đang cố gắng học hỏi lẫn nhau để
nắm bắt kiến thức cơ bản thông qua hoạt động thảo luận, vấn đáp, đọc sách giáo
khoa, quan sát lược đồ, tranh ảnh,…các em đã mạnh dạn trình bày diễn biến trên
lược đồ, lập niên biểu lên bảng, trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhân
vật một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2.2. Nhược điểm:
* Về phía giáo viên: Thiết bị môn lịch sử (bản đồ, hiện vật,…) còn thiếu,
các tranh ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh
khai thác sơ sài hoặc quan sát qua loa. Cũng có khi giáo viên yêu cầu học sinh
vẽ lược đồ mà không hướng dẫn kĩ càng, học sinh không biết cách vẽ nên tiết
dạy không có lược đồ,…
* Về phía học sinh: Học sinh lớp 7 mới bắt đầu được học lịch sử với tư
cách là một bộ môn khoa học từ lớp 6 nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc
tiếp thu tri thức lịch sử vừa toàn diện vừa khó nhớ. Khác hẳn nội dung lịch sử ở
cấp tiểu học vừa ngắn gọn lại vừa dễ nhớ. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng
làm việc với tài liệu lịch sử trong sách giáo khoa đã khó khăn chứ chưa nói các
loại tư liệu lịch sử khác.
Học sinh thường có thói quen trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra thông qua
việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh
còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt còn lười
học thậm chí không ghi bài, không chuẩn bị bài mới ở nhà, trên lớp không tập
4


trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhận các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi

tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,…thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc
mang tính chất chung chung, không rõ ràng.
Đa số học sinh là con em gia đình thuần nông, chưa có máy tính, điện
thoại thông minh kết nối Internet nên việc tìm kiếm tư liệu, thông tin ngoài sách
giáo khoa còn rất hạn chế.
* Số liệu điều tra cụ thể: Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu
đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh đồng thời tôi tiến hành rút kinh nghiệm qua
mỗi tiết dạy. Việc điều tra hiện thực thông qua sử dụng đồ dùng trực quan, thảo luận, hỏi đáp
để phát triển tư duy học sinh ở trên lớp; kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phát, kiểm tra 1 tiết ...
Đầu năm học 2016 – 2017 tôi tiến hành điều tra ở 2 lớp 7 môn Lịch sử, kết quả khảo sát như
sau:

Lớp (SS) Giỏi (TL)

Khá (TL)

TB (TL)

Yếu (TL)

Kém(TL)

7A (28)

3(10,7)

12(42,9)

8(28,6)


5(17,8)

0

7B (28)

0

3(10,7)

14(46,4)

10(39,3)

1(3,6)

2.3. Các giải pháp hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho học
sinh khi dạy học Bài 25 "Phong trào Tây Sơn" SGk Lịch sử lớp 7 THCS.
2.3.1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu.
Có nhiều nguồn tư liệu để phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và
học sinh, song trong phạm vi của sáng kiến, căn cứ vào đặc thù môn học và đối
tượng học sinh, tôi xin đưa ra các biện pháp sưu tầm, tập hợp tư liệu lịch sử sau:
- Đối với giáo viên: Đây là công việc thường xuyên, liên tục của tất cả các
giáo viên từ trước tới nay nếu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử.
Trước đây việc tìm kiếm tư liệu ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên là việc làm
khá khó khăn.Tuy nhiên hiện nay, thời đại công nghệ thông tin đã giúp ích rất
nhiều cho giáo viên nhờ kết nối mạng Internet, giáo viên chỉ cần tìm kiếm thông
tin mình cần trong các chương trình giáo dục, các kho tư liệu quý trên các trang
mạng có uy tín. Tuy nhiên giáo viên cần biết chọn lọc tư liệu, bởi tư liệu trên
mạng thường có nhiều thông tin trái chiều, nên giáo viên phải thật vững vàng về

tri thức và lập trường chính thống để xử lí thông tin. Ngoài ra cùng không quá
tham sử dụng quá nhiều tư liệu ngoài sách mà làm cho bài học thêm quá nặng
nề, loãng trọng tâm kiến thức của bài học.
- Đối với học sinh: Đây là biện pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy
và học, phát huy tính chủ động, tích cực học tập của học sinh. Giúp các em tự tin
hơn trong học tập, chủ động tìm tòi, suy nghĩ; trở thành trung tâm của việc dạyhọc; hứng thú hơn trong học tập. Để các em có được kiến thức lịch sử sinh động,
dễ nhớ nhờ bản thân tự tìm tòi, chắt lọc được. Từ đó hình thành cho các em kĩ
năng tư duy độc lập, thái độ học tập tập trung, chủ động . Tuy nhiên, để việc
sưu tầm của học sinh đạt kết quả như mong muốn giáo viên cần phải nắm rõ đối
tượng học sinh và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với khả năng và
điều kiện học tập của các em.
5


Ví dụ: Chuẩn bị cho tiết 1 phần I - Bài 25 : Giáo viên yêu cầu học sinh
chuẩn bị ở nhà các nội dung sau: Câu hỏi 1: Sự mục nát của chính quyền họ
Nguyễn nửa cuối thế kỉ XVIII được thể hiện như thế nào? Lấy dẫn chứng? Câu
hỏi 2: Tìm tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của ba anh em nhà Tây Sơn, đặc biệt
là về Quang Trung - Nguyễn Huệ qua thơ văn của Ngô Thì Nhậm hoặc tư liệu
hình ảnh mà em biết ? Như vậy, với câu hỏi 1 học sinh trung bình và chỉ cần đọc
SGk cũng có thể khai thác tư liệu để chuẩn bị bài mới ở nhà. Còn câu hỏi số 2
học sinh khá giỏi và có khả năng sử dụng được mạng Internet để tra cứu tài liệu
và tìm ra tư liệu phục vụ cho bài học một cách hiệu quả.
2.3.2. Các loại tư liệu lịch sử có thể sử dụng trong bài 25.
Từ thực tế dạy và học bộ môn lịch sử ở trường nói chung và trong bài 25
"Phong trào Tây Sơn" nói riêng, bản thân và học sinh đã khai thác và sử dụng
nhiều nguồn tư liệu trong đó có các nguồn tư liệu chính như: tư liệu chữ viết, tư
liệu truyền miệng, tư liệu hình ảnh, lược đồ (treo tường và lược đồ động nhờ
phần mềm PowerPoint) ...
Bài 25 “Phong trào Tây Sơn” SGK Lịch sử lớp 7 THCS gồm 4 tiết

với
4 phần.
Phần I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
Tư liệu chữ viết:
Để làm rõ tình hình thối nát của chính quyền và sự thống khổ của nhân
dân Đàng Trong nửa cuối thế kỉ XVIII, học sinh có thể nêu dược những dẫn
chứng từ nguồn tư liệu sẵn có trong SGK: Nhà bác học Lê Quý Đôn(thế kỉ
XVIII) nhận xét: "Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý
phong lưu để kheo khoang lẫn nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như
bùn, hoang phí vô cùng". Trương Phúc Loan " Thu lợi 5 cửa nguồn, nhận của
đút lút, vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy nhà. Ruộng vườn, tôi tớ, trâu
ngựa không biết bao nhiêu mà kể".[2]
Sau đó giáo viên có thể bổ sung từ tài liệu trích trong "Phủ biên tạp lục" :
"Hằng năm, quân lính phải nộp cho Loan 5 gánh dây mây để thay những dây
xâu tiền cũ đã mục nát. Mỗi lần bị nước lụt, Loan đem vàng bạc bày lên chiếu
mây để phơi nắng, sáng chói cả một góc sân. Hàng ngày Loan cho người ra chợ
mua thực phẩm, vừa mua vừa cướp làm huyên náo cả chợ. Các tầng lớp nhân
dân ở Đàng Trong vô cùng oán giận..." .[3]
Hay để học sinh hiểu rõ về con người và sự nghiệp của 3 anh em nhà Tây
Sơn, đặc biệt là Nguyễn Huệ thì ngoài phần tư liệu chữ viết trong SGk mà học
sinh có thể khai thác được: "tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn
Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa nguyễn bắt đưa vào Đàng trong khai khẩn đất
hoang. Thủa nhỏ, ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ bất mãn với
chế độ thối nát đương thời” [2]. Sau đó có thể cho học sinh khác bổ sung (nếu
các em đã sưu tầm được), nếu không, giáo viên cần bổ sung thêm về Nguyễn
Huệ : Ngô Thì Nhậm đã miêu tả vị anh hùng ấy là người “thông minh trời phú,
thánh kính ngày tăng, lồng lộng cơ đồ rạng rỡ. Mênh mông vương đạo mở
ra…” [4]. Bên cạnh nhân cách lớn lao thì tài dùng người của Quang Trung cũng
là điểm nhấn thu phục nhân tâm không chỉ Ngô Thì Nhậm mà còn bao người
6



khác: "Dùng người rộng rãi, không phân mới cũ thân sơ. Khiến cho bọn lười
biếng tầm thường cũng được thấy thanh minh thịnh sự”.[4] .
Về hoạt động của nghĩa quân, giáo viên giới thiệu tư liệu do giáo sĩ
phương Tây ghi lại: Giáo sĩ Diego de Jumila, trong thư đề ngày 15-2-1774, đã
viết: Năm ngoái, khoảng đầu tháng tư, quân đội Đàng Trong (ý nói quân Tây
Sơn) bắt đầu tuần hành tại các nơi...ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm,
người mang cung tên, lại có người mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến
người và của, trái lại họ muốn tỏ ra bình đẳng giữa người Đàng Trong. Họ vào
nhà giàu, nếu biếu họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nếu chống cự thì họ
cướp lấy những dồ quý giá nhất đem chia cho người nghèo, họ chỉ giữ lại gạo
và đồ ăn. Người ta gọi họ là "giặc nhân đức"với người nghèo. ..họ tấn công và
tước vũ khí viên quan do nhà vua sai vào thu thuế. Tất cả giấy tờ của viên quan
này đều bị họ đem ra đốt ở nơi công cộng cùng với sổ sách về thuế khóa do nhà
vua và quan lại đặt ra. Một giáo sĩ khác tên là E.Castuera cũng ghi: Họ tuần
hành trong các làng, tuyên bố với dân chúng rằng họ không phải là cướp. Họ
muốn thực hiện công lí trong xã hội và giải phóng nhân dân khỏi ách chuyên
chế của vua, quan. Họ lấy của cải của quan lại và nhà giàu phân phát cho dân
nghèo. Những làng mạc bị thuế má hà khắc đè nặng đã nhiêt liệt tuyên thệ
hưởng ứng cuộc nổi dậy .[3] .
Tư liệu hình ảnh:
Ba anh em: Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ

Tư liệu lược đồ
Phần II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân
Xiêm.
Tư liệu chữ viết:
Để nhấn mạnh chiến thắng của quân Tây Sơn , cũng cần khai thác đoạn
nhận xét của sử thần nhà Nguyễn để làm nổi bật chiến công lẫy lừng của quân

Tây Sơn, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm : "Người Xiêm sau
trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 dương lịch), ngoài miệng tuy nói
khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp " [2]
Tư liệu lược đồ:
Lược đồ phạm vi kiểm soát của quân Tây Sơn
Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút.

Phần IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
Tư liệu chữ viết:
CHÚ THÍCH
Quân Trịnh

CHÂN
CHÂN
LẠP
LẠP

Quân Tây Sơn
Quân Nguyễn

XIÊM

7


Sách Hoàng Lê nhất thống chí viết: Sau khi tràn vào Thăng Long dễ
dàng, giặc Thanh chủ quan, kiêu ngạo, cho quân lính mặc sức làm điều phi
pháp...kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức cướp bóc những

người giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp
đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả. Lê Chiêu Thống được nhà Thanh phong cho
là "An Nam quốc vương", thực ra chỉ là bù nhìn. Hằng ngày y tìm ách trả thù
báo oán rất tàn ngược, đến chấu chực tại dinh Tôn Sĩ nghị rất nhục nhã. Có lần
Sĩ Nhị không tiếp, sai người ra bảo "Hôm nay không có việc quân quốc gi, xin
về cung nghỉ". Người dân Thăng Long nói với nha: "Nước Nam ta từ khi có đế
có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy" [3]
Đối lập với nỗi nhục của vị vua đất Thăng Long là hình ảnh một vị vua
kiên cường đánh giặc, một võ tướng toàn tài đầy lòng tự tôn dân tộc - Quang
Trung Hoàng đế trong Hiểu dụ tướng sĩ :
Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho nó sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ[2]
Ra đến Tam Điệp, Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố "Nay hãy
ăn tết Nguyên Đán trước, đến sang xuân, ngày mồng 7 vào Thăng Long sẽ mở
tiệc lớn . Các người hãy nhớ lấy lời ta xem có đúng thế không" [2]
Tài năng xuất sắc của Quang Trung được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực:
chính trị, văn hóa, ngoại giao, đặc biệt là về quân sự - ông là một một thiên tài
xuất chúng, một danh tướng trăm trặn trăm thắng. Những kẻ thù đương thời
cũng phải thừa nhận đúng tầm vóc thiên tài của Nguyễn Huệ. Quân Nguyễn coi
Nguyễn Huệ "ứng biến như thần", giặc Xiêm thua Nguyễn Huệ năm 1875 coi
Nguyễn Huệ là "tướng nhà trời", còn quân Thanh "chống không nổi bỏ chạy tán
loạn, giày xéo lên nhau mà chết.., thây chất ngổn ngang đầy đồng, máu chảy
thành suối..."; tướng giặc Sầm nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị
bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị (sông Hồng) sang
Gia Lâm chạy trốn. [2].
Tư liệu hình ảnh
Cảnh Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế


Tiến quân ra Bắc

Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định
Tư liệu lược đồ.
CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI-ĐỐNG ĐA

8


2.3.3. Các biện pháp sử dụng để hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu
lịch sử trong dạy - học.
Tập hợp tư liệu mới là khâu đầu tiên của quá trình hình thành kĩ năng khai
thác tư liệu vào quá trình dạy và học. Khi đã tập hợp được đầy đủ nguồn tư liệu
phục vụ cho tiết dạy, cả cô và trò, đặc biệt là giáo viên đã có thể chủ động chắt
lọc, lựa chọn tư liệu để phục vụ cho bài dạy - học một cách sinh động nhất, phù
hợp với nội dung bài học, với khả năng khai thác và tiếp nhận của học sinh.
Song không phải tất cả tư liệu tập hợp được đều đưa cả vào tiết học, vì có thể
không làm tăng hiệu quả dạy - học mà còn gây tác động ngược lại, dễ gây tâm lí
nhàm chán, mệt mỏi cho cả người dạy và người học. Vì vậy, việc chắt lọc tư
liệu, khai thác tư liệu một cách linh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt
cần hình thành cho học sinh kĩ năng khai thác tư liệu lịch sử một cách khách
quan và chính xác.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân thấy có một số giải pháp sau để hình
thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh trong bài 25 "Phong trào Tây
Sơn" như sau:
2.3.3.1 Sử dụng tư liệu để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử
Ví dụ: Khi dạy phần xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII, giáo viên
sử dụng tư liệu: Nhà bác học Lê Quý Đôn(thế kỉ XVIII) nhận xét: "Từ quan to
đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để kheo khoang lẫn

nhau... Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng". Trương
Phúc Loan"Thu lợi 5 cửa nguồn, nhận của đút lút, vàng bạc, châu báu, gấm
vóc chứa đầy nhà. Ruộng vườn, tôi tớ, trâu ngựa không biết bao nhiêu mà kể".
[2]. Đồng thời phát vấn: Điểm nổi bật của xã hội Đàng Trong là gì ? Qua tư
liệu lịch sử đó cho học sinh rút ra được rằng hậu quả tất yếu của chính quyền
phong kiến mục nát ở Đàng Trong là đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, dẫn
tới mâu thuẫn xã hội gay gắt và bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, mà tiêu
biểu là khởi nghĩa Tây Sơn.
Hay ví dụ: Khi nhấn mạnh về ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài
Mút, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ý nghĩa của chiến thắng chống quân xâm
lược Xiêm là gì? và sử dụng nhận xét của sử thần triều Nguyễn: "Người Xiêm
sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785 dương lịch), ngoài miệng tuy nói
khoác, nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như cọp " [2] . Như vậy, học sinh
có thể ghi nhớ được ý nghĩa: bằng chiến thắng vang dội trong trận Rạch- Gầm
Xoài Mút đã quét sách quân xâm lược Xiêm ra khỏi đất Gia Định và làm tiêu tan
tham vọng của vua Xiêm với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta, bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc.
Hay khi nói về sự tàn bạo của quân Thanh với nước ta, đồng thời là sự
ươn hèn, nhục nhã của Lê Chiêu Thống : kiếm mọi cách vu hãm những người
lương thiện, áp bức cướp bóc những người giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa
đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả. Lê
Chiêu Thống được nhà Thanh phong cho là "An Nam quốc vương", thực ra chỉ
là bù nhìn. Hằng ngày y tìm ách trả thù báo oán rất tàn ngược, đến chấu chực
tại dinh Tôn Sĩ nghị rất nhục nhã. Có lần Sĩ Nhị không tiếp, sai người ra bảo
"Hôm nay không có việc quân quốc gi, xin về cung nghỉ". Người dân Thăng
9


Long nói với nha: "Nước Nam ta từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ
thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy" [3].

2.3.3.2. Sử dụng tư liệu lịch sử để phân tích, giải thích sự kiện, hiện
tượng lịch sử.
Tư liệu lịch sử cũng có thể được linh hoạt sử dụng để phân tích, giải thích
sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy phần Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ,
giáo viên có thể dùng câu hỏi để khích lệ sự tìm tòi của học sinh: Em biết gì về
con người và sự nghiệp của Quang Trung? Ngoài phần thông tin từ SGk cung
cấp và từ sự tìm hiểu của học sinh, giáo viên có thể sử dụng các tư liệu hình ảnh
sau:
Ba anh em: Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ.
Ngô Thì Nhậm đã miêu tả : “thông minh trời phú, thánh tính ngày tăng,
lồng lộng cơ đồ rạng rỡ. Mênh mông vương đạo mở ra…”[4].. Bên cạnh nhân
cách lớn lao thì tài dùng người của Quang Trung cũng là điểm nhấn thu phục
nhân tâm không chỉ Ngô Thì Nhậm mà còn bao người khác:"Dùng người rộng
rãi, không phân mới cũ thân sơ.Khiến cho bọn lười biếng tầm thường, cũng
được thấy thanh minh thịnh sự.[4] .Như vậy học sinh có thể tự khai thác tư liệu
tranh ảnh và tư liệu thành văn của người thời xưa để hình thành chân dung một
Quang Trung - Nguyễn Huệ tài đức vẹn toàn, một vị tướng lĩnh tài ba kiệt xuất,
đã xuất trận là thắng lợi vẻ vang, làm rạng danh dân tộc Việt ta.
Hay giáo viên kết hợp tư liệu tham khảo với câu hỏi: Phân tích ý nghĩa
trong đoạn trích Hiểu dụ tướng sĩ của Quang Trung?
"Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
Đánh cho nó chích luân bất phản.
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho nó sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu
chủ”[2]
Học sinh có thể trả lời ngay được rằng, bài thơ này nói lên ý chí đánh tan
quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục
tập quán lâu đời của nhân dân; ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho chúng
khoogn còn mảnh giáp, một chiếc xe nào trở về; câu cuối nghĩa là cho chúng

biết rằng nước Nam anh hùng là có chủ. Từ đó học sinh hiểu rằng đây là đỉnh
cao quả nghệ thuật quân sự của Quang Trung, một hình thức động viên tinh
thần, tiếp thêm ý chí, nghị lực và khí thế cho nghĩa quan, nâng cao tầm vóc của
đội quân đấu tranh vì sứ mạng lịch sử to lớn, vì độc lập của đất nước, vì lòng tự
hào, tự tôn dân tộc.
Hay khi cần dùng tư liệu đề phân tích, chứng minh cho tài nghệ dùng binh
của Quang Trung khi dạy xong phần : Quang Trung đại phá quân Thanh. Quang
Trung là một nhân vật đặc sắc trong thế giới thời đó, sự xuất hiện của Ông trở
thành một hiện tượng, một tự hào Việt Nam.Tài năng xuất sắc của Quang Trung
được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, ngoại giao, đặc biệt là về
quân sự - ông là một một thiên tài xuất chúng, một danh tướng trăm trặn trăm
thắng. Những kẻ thù đương thời cũng phải thừa nhận đúng tầm vóc thiên tài của
10


Nguyễn Huệ. Quân Nguyễn coi Nguyễn Huệ "ứng biến như thần", giặc Xiêm
thua Nguyễn Huệ năm 1875 coi Nguyễn Huệ là "tướng nhà trời", còn quân
Thanh "chống không nổi bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.., thây
chất ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối..."; tướng giặc Sầm nghi Đống
khiếp sợ thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng mất vía, vội vã cùng vài võ quan
vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm chạy trốn. [2].
2.3.3.3. Sử dụng tư liệu lịch sử để làm kết luận, chứng minh cho một
luận điểm khoa học.
Ví dụ khi chứng minh luận điểm đánh giá về phong trào Tây Sơn không
còn là cuộc khởi nghĩa nông dân mà trở thành phong trào dân tộc vĩ đại của dân
tộc, giáo viên có thể sử dụng đoạn phim hoạt hình "Tây Sơn anh hùng ca" [5]
và đoạn trích sau: "Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật
đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới
chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây
Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh

thổ của Tổ quốc"[2].
Ngoài ra cũng có thể dùng hình ảnh để chứng minh tài năng võ thuật của
danh tướng, quân dân nhà Tây Sơn đã góp phần quan trọng vào làm nên những
chiến công hiển hách đó. Hơn thế võ thuật Tây Sơn tuyệt đỉnh không chỉ làm kẻ
thù khiếp sợ mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ và có sức sống mãnh liệt, trường
tồn cùng thời gian. Để học sinh không chỉ hiểu sâu sắc nguyên nhân phong trào
Tây Sơn trở thành phong trào của cả dân tộc mà còn thêm tự hào về tinh thần
thượng võ, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam. Để hôm
nay võ thuật Tây Sơn - Võ Bình Định trở thành tinh hoa võ thuật Việt Nam,
niềm tự hào của mỗi người con đất võ và của mỗi người dân đất Việt.
Liên hoan võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định.
Như vậy, có thể thấy với việc sử dụng linh hoạt các loại tư liệu lịch sử của
giáo viên kết hợp với hoạt động khai thác tư liệu lịch sử một cách tích cực, chủ
động của học sinh sẽ đưa đến những hiệu quả tối ưu trong dạy - học lịch sử.
Không chỉ giúp học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử đầy đủ,
khoa học, sinh động mà còn phát triển kĩ năng làm việc với tư liệu lịch sử, kĩ
năng phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận từ đó bồi đắp cho các em tình yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
2.3.4. Một số yêu cầu khi hình thành kĩ năng sử dụng sử dụng tư liệu
lịch sử cho học sinh.
Hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho học sinh trong dạy học lịch
sử giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dân và lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh
có cái nhìn đa chiều đối với một sự kiện, một nhân vật, một hiện tượng lịch sử,
dễ dàng đưa kiến thức bộ môn đối với người học. Tuy vậy, từ thực tế giảng dạy
tôi thấy cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tư liệu lịch sử phải đảm bảo có giá trị giáo dưỡng, giáo dục, là
một bức tranh sinh động về quá trình lịch sử đang học và phù hợp với trình độ
nhận thức của học sinh, để học sinh thực sự được làm việc với tư liệu lịch sử.
11



Thứ hai: Tư liệu lịch sử phải phù hợp với đặc trưng của kiểu bài, từng
mục và từng phần.
Thứ ba: Cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải loại bỏ những yếu tố không phù
hợp, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, mang tính hệ thống và logic cao.
Thứ tư: Cần biết tạo điểm nhấn cho mỗi tư liệu để làm sáng tỏ quá trình
lịch sử cần đạt. Không phải tất cả tư liệu đưa ra đều đọc hết, dễ gây mệt mỏi và
nhàm chán
cho học sinh.
Thứ năm: Coi trọng tư liệu song không nên tuyệt đối hóa tư liệu. Không
nên coi lịch sử là những gì có trong tư liệu như vậy thì lịch sử vô cùng nghèo
nàn đơn điệu. Mà dùng tư liệu như một kênh thông tin để kích thích sự tìm tòi,
tư duy sáng tạo của học sinh.
Thứ sáu: Nên khai thác triệt để, sâu sắc các tư liệu có sẵn trong sách giáo
khoa, sách giáo viên để học sinh khai thác, rút ra kết luận, nếu vẫn còn thời gian
mới bổ sung các nguồn tư liệu bên ngoài. Vì tư liệu ở đây là những nguồn tư liệu
đã được kiểm chứng, có giá trị toàn diện, phù hợp với kiểu bài và với học sinh.
nếu không sẽ làm bài học trở nên nặng nề, khó hiểu.
Thứ bảy: Ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác, tìm hiểu, sử dụng
tư liệu là một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả cho bài học, bởi học sinh tiếp
cận tư liệu nhanh hơn, toàn diện, trực quan hơn...việc tiếp thu kiến thực lịch sử
cũng nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và phù hợp với xu thế của xã hội ngày nay.
2.4. Hiệu quả của việc hình thành kĩ năng sử dụng tư liệu lịch sử cho
học sinh.
Thứ nhất: Kích thích tới giác quan, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm
của người học. Khiến người học thực sự trở thành trung tâm của quá trình dạyhọc, từ đó xác định động cơ, hứng thú, tập trung chú ý cao dộ, tích cực tham gia
vào quá trình nhận thức, khiến học sinh khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu lịch
sử.
Thứ hai: thông qua nguồn tư liệu phong phú có thể tái tạo được quá khứ
một cách chân thực nhất và lí giải sự kiện, hiện tượng lịch sử toàn diện nhất,

hiểu được bản chất sự kiện, và giải thích được quy luật của các sự kiện lịch sử.
Thứ ba: Học sinh được củng cố kiến thức một cách tự nhiên và biết vận
dụng tri thức lịch sử vào thực tế cuộc sống..
Thứ tư: từ những hiểu biết lịch sử dân tộc, các em biết thêm yêu quê
hương Việt Nam, sống có trách nhiệm với quê hương, gia đình và bản thân.
Thứ năm: Rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành bộ môn, thói quen tư
duy khoa học, trước hết là kĩ năng làm việc với các tư liệu trong sách giáo khoa,
tiếp đó là các nguồn tài liệu tham khảo khác, kể cả kĩ năng tiếp cận với công
nghệ thông tin như: mạng Internet để tìm kiếm tài liệu học tập.
Ngoài ra, nhờ cùng làm việc với nhau, mối quan hệ giữa thầy - trò thêm
gắn bó, giáo viên nắm được những tâm tư, khó khăn của các em trong quá trình
học tập để giúp các em cùng tiếp thu tri thức. Ngược lại bản thân giáo viên cũng
khám phá thêm những điều mới mẻ, hiểu sâu sắc hơn về những vấn đề mình
đang tiếp cận để tìm ra phương pháp dạy học lịch sử phù hợp, đạt hiệu quả cao
nhất.
12


Kết quả cụ thể cuối học kì II năm học 2016-2017 như sau:

Lớp (SS)

Giỏi (TL) Khá
(TL)

TB (TL)

Yếu (TL) Kém(TL)

7A (28)


6(21,4)

19(67,9)

3(10,7)

0

0

7B (28)

0

11(39,3)

13(46,4)

4(14,3)

0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận: Thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường THCS, giáo viên lịch sử đã không ngừng tăng cường áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực trong giờ học lịch sử. Việc tích cực sử dụng tư
liệu lịch sử của giáo viên cùng với việc hình thành kĩ năng khai thác tư liệu lịch
sử cho học sinh hàng ngày trong mỗi tiết; phân tích, nghiên cứu và điều tra thực
trạng kiến thức học tập của các em ở môn Lịch sử; vừa thực hiện đổi mới

phương pháp dạy-học, vừa làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn. Kết quả
cho thấy hầu hết các em đều thích học Lịch sử, kết quả của các em khá cao.
Điều đó chứng tỏ rằng việc học tập và nghiên cứu môn Lịch sử của các em
không chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính mà các em còn biết, hiểu sâu sắc động cơ
học tập lịch sử. Đa số các em thấy yêu thích môn học hơn, gây được hứng thú
học tập hơn, học sinh tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng hiểu biết, đồng
thời nhanh chóng lĩnh hội kiến thức sâu sắc, không khí học tập sôi nổi, nhẹ
nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn, thành tích học tập nâng cao rõ rệt.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ được rút ra từ thực tiễn trong
quá trình giảng dạy của bản thân cá nhân tôi. Với đề tài này chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý
thầy cô giáo, các đồng nghiệp cũng như sự chỉ đạo về chuyên môn của trường để
bản thân được học hỏi thêm, mỗi ngày phát huy tốt hơn giờ dạy lịch sử ở Trường
trung học cơ sở.
Kiến nghị:
* Với sở GD & ĐT Thanh Hóa; Phòng GD & ĐT huyện Hoằng Hóa:
Cần trang bị những đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, phương tiện công
nghệ thông tin cho bộ môn để giáo viên có điều kiện phục vụ cho bài giảng được
tốt hơn. Tăng cường tổ chức thêm các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, lịch
sử địa phương để lôi cuốn học sinh tham gia, phát động phong trào học tập lịch
sử ở các em.

13


* Với nhà trường: Cần tổ chức những buổi học ngoại khoá, những buổi
tham quan thực địa trong các tiết học ngoại khoá, giúp các em có điều kiện tiếp
cận, tìm hiểu thêm những kiến thức ở sách vở, rút ngắn khoảng cách giữa lí
thuyết với thực tế.


Xác nhận của nhà trưởng.

Hoằng Lưu, ngày 15tháng 5 năm 2017
Người viêt SKKN
Lê Thị Hương

14



×