Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.75 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cùng với các môn học, việc dạy học lịch sử góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo
mục tiêu đào tạo đã được xác định. Hiệu quả giáo dục của môn lịch sử tùy thuộc ở
quan niệm, ở việc khai thác nội dung khóa trình và những phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục phù hợp, trong đó có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong dạy học môn lịch sử.
Vậy tại sao phải đưa nội dung tích hợp bảo vệ môi trường vào môn lịch sử?
Trước hết, cần hiểu khái niệm thế nào là môi trường, vai trò của môi trương đối
với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi có các
nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân
hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi
trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người, đó không chỉ là nơi
tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động nghỉ ngơi.
Trong vài ba thập kỉ trở lại đây, do sự bùng nổ về dân số và sự phát triển
kinh tế ồ ạt đã khiến môi trường bị suy thoái nghiêm trọng. Hàng loạt các vấn đề
đã nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, thiên tai lũ
lụt, hạn hán gia tăng...Đó là những thách thức đối với sự tồn tại và phát triển của
con người không chỉ ở một nước mà là của tất cả các nước trên thế giới, do đó các
nước cần phải chung tay để bảo vệ môi trường.
Việt Nam là nước đang phát triển nên vấn đề bảo vệ môi trường luôn được
quan tâm sâu sắc. Ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số
1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào
hệ thống giáo dục quốc dân"; và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng
12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Ngày 15/11/2004, Bộ
chính trị đã ra Nghị quyết số 41/NQ-TƯ về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đây chính là cơ sở
pháp lý vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định
hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước


Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31/01/2015, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay


đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học
và thông qua các hoạt động ngoại khóa để xây dựng trường xanh - sạch - đẹp phù
hợp với các vùng miền...
Tất cả những văn bản trên đã khẳng định Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất
cao về vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong sự nghiệp phát triển bền vững
của Quốc gia, nâng cao sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời qua đó
cho thấy tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong các
nhà trường.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong chương trình giáo dục phổ thông, có nhiều môn học có lợi thế trong
việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như môn ngữ văn, địa lý, sinh
học, giáo dục công dân, lịch sử...Tuy nhiên phương pháp tích hợp như thế nào để
không làm nặng thêm kiến thức mà vẫn đảm bảo được mục tiêu giáo dục thì
không phải ai cũng thực hiện tốt. Là giáo viên được phân công dạy môn lịch sử
lớp 6 từ năm 2003 đến nay, đã được tham gia lớp tập huấn tích hợp nội dung bảo
vệ môi trường trong dạy học môn lịch sử do Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức, với
kiến thức được tập huấn và kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy qua nhiều năm ở môn
lịch sử lớp 6, tôi xin được mạnh dạn đưa ra sáng kiến " Phương pháp tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn lịch sử lớp 6, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Phúc Thịnh" với mục
đích chia sẻ ý tưởng hay của mình cho đồng nghiệp để cùng nhau nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ , nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn
diện .
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng
dạy môn lịch sử lớp 6
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu
1.5.NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Không nghiên cứu lại những vấn đề đã có người khác nghiên cứu. không
nghiên cứu vấn đề tôi đã nghiên cứu. Cụ thể trong năm học 2015 - 2016 tôi đã
nghiên cứu và gửi dự thi sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: " Phương pháp tích
hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn lịch sử lớp 7
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Phúc Thịnh" . Kết quả là
được xếp loại A cấp huyện và xếp loại C cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, năm nay tôi
chuyển sang nghiên cứu một nội dung mới đó là : Phương pháp tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn lịch sử lớp 6 với kỳ vọng sẽ
chia sẻ kinh nghiệm hay của bản thân tới đồng nghiệp .
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi
là chiến lược của dân tộc mình. Vì thế, tại Đại hội lần thử IX của Đảng cộng sản
Việt Nam trong nghị quyết đã ghi rõ: " Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Muốn
biết tương lai của một dân tộc, một quốc gia nào đó thì phải nhìn vào nền giáo dục
của dân tộc, quốc gia đó.
Trong điều kiện hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, nền
kinh tế trí thức có tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục là vô cùng to
lớn. Giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn phải giúp học
sinh vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, vừa mang tính giáo dục, vừa

mang tính giáo dưỡng. Cao hơn nữa là hướng tới cội nguồn của tổ tiên và trân
trọng nó.
Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với
thầy cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp...Việc hình
thành cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm
đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ...phụ thuộc
rất nhiều vào cách giáo dục của chúng ta. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường
được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu
thiên nhiên, bồi dưỡng những cảm xúc, xây dựng cái thiện trong mỗi con
người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường.
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo
viên, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng hùng hậu, việc trang bị
kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường cho đối tượng này là cách


nhanh nhất để làm cho gần 1/3 dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính
là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia
đình và cộng đồng dân cư ở khắp các địa phương trong cả nước. Hơn nữa, các
cơ sở trường học cùng các cơ sở giáo dục trong cả nước cũng là những trung tâm
văn hóa của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến
về nhận thức, hành vi thì tất yếu sẽ có sự chuyển biến lớn trong công tác bảo vệ
môi trường.
Mục đích quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm
cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng hơn là
phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh lịch sự với môi trường. Điều này phải
được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ thuở ấu thơ.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh sẽ góp phần hình thành nhân cách
người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước để luôn có thái độ thân
thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường, bảo

đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Ngoài ra,
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh còn là một trong những phương pháp
hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện
mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
* Đối với giáo viên:
Trước khi Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành cuốn sách " Giáo dục bảo vệ
môi trường trong môn lịch sử THCS" thì trong quá trình giảng dạy của mình, ít
nhiều giáo viên dạy môn lịch sử cũng đã có lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường vào bài học, xong việc giáo dục chưa thường xuyên hoặc có giáo dục
nhưng nó chỉ nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp nào đó như bảo vệ các di tích lịch
sử, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc...
Từ khi có tài liệu ban hành và các Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn
đồng bộ cho giáo viên dạy môn lịch sử trong cả nước thì việc lồng ghép, tích hợp
nội dung bảo vệ môi trường trong môn lịch sử được tiến hành đồng loạt ở các
nhà trường và bước đầu mang lại kết quả giáo dục nhất định.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng, bị động, chưa nắm được
phương pháp tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn lịch sử như


thế nào cho phù hợp để vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất mà học sinh
vẫn nắm được kiến thức bộ môn; Hoặc có giáo viên làm nhưng làm không tốt,
làm mang tính đối phó... Nguyên nhân chính là do nhiều giáo viên nhận thức về
giáo dục bảo vệ môi trường chưa đúng, họ cho rằng: Mục tiêu của học môn lịch
sử là giúp cho các em có những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và
lịch sử thế giới, hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu
quê hương đất nước, bồi dưỡng năng lực tư duy...tất cả những mục tiêu này
không liên quan đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục bảo vệ môi
trường thuộc về các môn địa lý, sinh học, giáo dục công dân; Ngoài ra, do áp lực

về mục tiêu kiến thực bộ môn quá nặng nên thời gian giáo viên dành cho việc
giáo dục bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, đa số làm còn mang tính miễn
cưỡng, hình thức, làm chiếu lệ.
* Đối với học sinh:
- Đa số học sinh còn có nhận thức sai rằng: Giáo dục môi trường là dành
cho học môn địa lý, sinh học hay môn giáo dục công dân nên trong quá trình học
tập các em chỉ lo nắm được kiến thức bộ môn mà quên đi rằng môi trường tự
nhiên có vai trò to lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi quốc gia dân
tộc.
- Trong một số bài học, các em cũng đã nhận ra vai trò của môi trường tự
nhiên đã góp phần làm nên những chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, như chiến thắng quân Tống lần thứ nhất trên
sông Bạch Đằng năm 981 hay chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đánh tan 5 vạn
quân xâm lược Xiêm năm 1785... Nhưng trong những dạng bài đấu tranh giai cấp,
dạng bài chính trị - xã hội hay dạng bài văn hóa - xã hội thì học sinh rất khó nhận
ra vai trò và sự tác động của môi trường tự nhiên đến nó như thế nào.Vì vậy vai
trò hướng dẫn của giáo viên trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Với học sinh thuộc xã còn gặp nhiều khó khăn như ở trường THCS Phúc
Thịnh của tôi, việc các em nắm vững được kiến thức bộ môn đã khó, nay nếu để
các em tự rút ra vai trò, vị trí của môi trường tự nhiên trong mỗi sự kiện, hiện
tượng lịch sử cũng như trách nhiệm cụ thể của các em trong việc bảo vệ môi
trường như thế nào thì quả là khó mà thực hiện được. Vì vậy cần phải có sự
hướng dẫn của giáo viên.
* Kết quả của thực trạng:


Với thực trạng trên, tôi đã cho tiến hành khảo sát học sinh khối 6 tại trường
THCS Phúc Thịnh. Thời điểm khảo sát là đầu năm học khi chưa áp dụng tích hợp
nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào môn lịch sử.
Câu hỏi:

1. Môn lịch sử có cung cấp kiến thức về môi trường không?
2. Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường trong môn lịch sử?
3. Kể tên một số môn học có nội dung bảo vệ môi trường (Theo thứ tự ưu tiên)
Sau khi chấm bài, tôi tổng hợp điểm và thu được kết quả như sau:
Lớ
p

Sĩ số

6A
6B

30
31

Điểm dưới
5
SL
%
22
73,3
21
67,7

Điểm từ
5 -> 6
SL
%
8
36,3

10
32,2

Điểm từ
7 -> 8
SL
%
0,0
0,0
0,0
0,0

Điểm từ
9 -> 10
SL
%
0,0
0,0
0,0
0,0

Qua bảng thống kê số liệu điều tra ban đầu cho thấy : Học sinh chưa nhận
thấy mối quan hệ giữa môn lịch sử với môi trường tự nhiên, chưa đưa ra được
nhiều biện pháp bảo vệ môi trường trong môn lịch sử, còn xem nhẹ vai trò của
môn lịch sử trong giáo dục bảo vệ môi trường...
Từ thực trạng đó, trên cơ sở nghiên cử lý luận và thực tiễn kinh nghiệm
giảng dạy, tôi xin mạnh dạn đưa ra sáng kiến: " Phương pháp tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn lịch sử lớp 6 , góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Phúc Thịnh"
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

2.3.1. Giải pháp:
- Đầu tiên, giáo viên cần phải xác định được những nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường có thể tích hợp vào giảng dạy môn lịch sử lớp 6. Như
môi
trường tự nhiên tác động mạnh mẽ, tích cực đến sự tồn tại, hình thành và phát
triển của lịch sử xã hội loài người.
Lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc cũng như
lịch sử địa phương đều gắn với điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống. Khi
giảng dạy giáo viên phải phân tích đến các yếu tố của môi trường tự nhiên và
thông qua nội dung lịch sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên và thực hiện giáo
dục bảo vệ môi trường. Cụ thể:
+ Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển
của các quốc gia. Ví dụ: Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm (Khoảng


thế kỉ III TCN) là do ở phương Đông có nhiều con sông lớn như sông Nin (ở Ai
Cập), sông Ấn, sông Hằng (ở Ấn Độ), sông Hoàng Hà. Trường Giang (ở Trung
Quốc)... đã mang phù sa bồi đắp tạo nên những đồng bằng rộng lớn phì nhiêu màu
mỡ .Với chất đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng cùng nguồn nước rồi rào đã giúp cư
dân nguyên thủy sớm định cư dọc lưu vực của các con sông lớn, cây lúa nước
cũng dần trở thành cây lương thực chủ đạo. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp
cho cuộc sống của người nguyên thủy sớm ổn định, của cải vật chất làm ra ngày
càng nhiều, xã hội bắt đầu có sự phân chia giàu nghèo dẫn đến sự tan rã của xã
hội nguyên thủy để nhường chỗ cho xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Các
quốc gia cổ đại Phương Đông là những nhà nước sớm nhất trong lịch sử xã hội
loài người
+ Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế, văn hóa của từng
vùng miền, tạo nên đặc trưng kinh tế và các giá trị văn hóa riêng. Ví dụ: Bờ biển
của các quốc gia Hi Lạp và Rô Ma cổ đại có nhiều vịnh kín gió đã tạo ra những
hải cảng tốt nên thương nghiệp khá phát triển và trở thành một trong những ngành

kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Phương Tây.
+ Quá trình khai thác điều kiện tự nhiên đã giúp cho xã hội loài người ngày
càng phát triển qua các thời kì. Ví dụ: Nhờ sớm biết đắp đê để phòng chống lũ lụt,
nạo vét kênh mương, dẫn nước về đồng ruộng vào mùa khô và tiêu nước vào mùa
mưa nên diện tích đất nông nghiệp của các quốc gia cổ đại Phương Đông ngày
càng được mở rộng, nông nghiệp ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế
chủ đạo
+ Điều kiện tự nhiên có ý nghĩa quan trọng trong các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm. Ví dụ: Ngô Quyền đã biết lợi dụng điều kiện tự nhiên của
sông Bạch Đằng và sự lên xuống của nước thủy triều để xây dựng trận địa cọc
ngầm tiêu diệt quân Nam Hán trên dòng sông này, chấm rứt thời kì ngàn năm Bắc
thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập cho dân tộc.
- Viêc khai thác và sử dụng môi trường tự nhiên của con người trong lịch sử
còn gắn liền với trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử, kế thừa và
phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại. Thông qua dạy học lịch
sử, giáo dục cho học sinh phải có trách nhiệm gìn giữ những truyền thống quý báu
của cha ông đã để lại, như truyền thống yêu nước, đoàn kết, truyền thống nhân
đạo... bảo vệ các di tích lịch sử như đền thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đền thờ Ngô
Quyền....


2.3.2 Tổ chức thực hiện.
* Lập kế hoạch chọn bài học, chọn địa chỉ tích hợp và xác định nội dung
tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong địa chỉ đó..
Ngay từ đầu năm học, để thuận lợi cho quá trình soạn giảng cũng như sưu
tầm, tìm thêm tư liệu phục vụ cho bài giảng sau này, tôi đã nghiên cứu kĩ chương
trình sách giáo khao lịch sử lớp 6, tài liệu chuẩn kiến thức môn lịch sử, sách giáo
viên lịch sử 6, kết hợp với nghiên cứu tài liệu đã được tập huấn, tôi bắt tay vào
việc chọn bài, chọn địa chỉ tích hợp và xác định nội dung sẽ tích hợp. Cụ thể như
sau: ( Trong sáng kiến này, do số lượng trang quy định có hạn nên tôi chỉ đưa ra

một số bài tiêu biểu cần phải tích hợp).
Tên bài

Địa chỉ tích
Nội dung tích hợp giáo dục
hợp
bảo vệ môi trường
Bài 1: Sơ lược về Mục 3: Dựa vào giáo dục học sinh phải quý trọng và có
môn lịch sử
đâu để biết và trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn
dựng lại lich sử các di tích, đồ vật của người xưa còn để
lại trên mặt đất hoặc dưới mặt đất (gọi là
tư liệu hiện vật). ngoài ra còn có tư liệu
chữ viết và tư liệu truyền miệng. Đây là
nguồn tài liệu chân thực còn lại của thời
người xưa, giúp chúng ta nhận thức được
quá khứ. qua đó bước đầu hình thành
thái độ đấu tranh chống các hành động
phá hủy hoặc tôn tạo "hiện đại hóa " các
di tích.
Bài 3: xã hội Mục 1: con Điều kiện tự nhiên của trái đất cách đây
nguyên thủy
người xuất hiện 3-4 triệu năm đã giúp loài vượn cổ tiến
như thế nào?
hóa thành người tối cổ; Cuộc sống "ăn
lông ở lỗ" của người tối cổ rất thấp kém
vì còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
tự nhiên.
Mục 3: Vì sao - Công cụ lao động không ngừng được
xã hội nguyên cải tiến cùng với môi trường sinh sống

tủy tan rã?
của người nguyên thủy được mở rộng


Bài 4: Các quốc Mục 1: Các
gia cổ đại Phương quốc gia cổ đại
Đông
Phương Đông
được hình thành
ở đâu và từ bao
giờ?

Bài 5: Các quốc Mục 1: Sự hình
gia cổ đại Phương thành các quốc
Tây
gia
cổ
đại
Phương Tây

xuống trung du và đồng bằng đã giúp
cho đời sống ổn định, của cải dư thừa
ngày càng nhiều và xã hội nguyên thủy
dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có
giai cấp, nhà nước. Điều này chứng tỏ
vai trò của điều kiện tự nhiên ở đây là rất
lớn.
Điều kiện tự nhiên của lưu vực những
con sông lớn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho trồng trọt phát triển dẫn đến sự ra

đời sớm của các quốc gia cổ đại phương
Đông . Không những vậy, đặc trưng kinh
tế, nhà nước, xã hội của các quốc gia cổ
đại Phương Đông cũng chịu ảnh hưởng
của điều kiện tự nhiên tác động đến .
Điều kiện tự nhiên của các bán đảo Ban
Căng và I-ta-li -a đã làm cho các quốc
gia cổ đại Phương Tây ra đời muộn hơn
so với các quốc gia cổ đại Phương Đông.
Mặt khác nó quyết định cả đặc điểm
kinh tế, thể chế nhà nước, thành phần xã
hội ở Hi Lạp và Rô Ma
Thông qua những thành tự văn hóa mà
các quốc gia cổ đại Phương Đông và
Phương Tây đã đạt được, giáo dục học
sinh tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại , có ý thức gìn giữ, phát huy
những giá trị văn hóa của nhân loại

Bài 6: văn hóa cổ Mục 1:
Các
đại
dân tộc phương
Đông thời cổ
đại đã có những
thành tựu văn
hóa gì?
Mục 2: Người
Hi Lạp và Rô
Ma đã có những

đóng góp gì về
văn hóa?
Bài
8:
Thời Mục 1: Những - Điều kiện tự nhiên của nước ta thời xa
nguyên thủy trên dấu tích của xưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho con


đất nước ta

người tối cổ người sớm xuất hiện. Các phát hiện khảo
được tìm thấy ở cổ học đã chứng minh Việt Nam là một
đâu?
trong những cái nôi của loài người.

Bài 12: Nước văn Mục 1: Nhà
Lang
nước văn Lang
ra đời trong
hoàn cảnh nào?

Điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng
đồng bằng ven các các con sông lớn ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay đã
giúp cho nông nghiệp trồng cây lúa nước
khá phát triển, đời sống của cư dân ngày
càng ổn định, nhu cầu trị thủy và giải
quyết các cuộc xung đột đã thúc đẩy nhà
nước Văn Lang sớm ra đời.


Bài 13: Đời sống
vật chất và tinh
thần của cư dân
Văn Lang

Mục 3: Đời
sống tinh thần
của cư dân Văn
Lăng có gì
mới?

Bài 22: Khởi
nghĩa Lí Bí. nước
Vạn Xuân (542 602)

Mục 4: Triệu
Quang
Phục
đánh bại quân
xâm
lược
Lương như thế
nào?

Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát
huy những phong tục tập quán, tín
ngưỡng tốt đẹp của người Việt, có những
hành động thiết thực để xây dựng nền
văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc.

Sau khi được Lí Nam Đế trao quyền chỉ
huy cuộc kháng chiến chống quân
Lương, Triệu Quang Phục quyết định rút
lui về đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) vốn là
một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau
sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao
khô ráo có thể ở được. Đường vào bãi rất
kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng
thuyền nhỏ lướt nhẹ trên đám cỏ nước ,
theo mấy con lạch nhỏ mới tới được.
Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân
đóng trên bãi đất nỗi. Ban ngày nghĩa
quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng
như không có người. Đêm đến nghĩa
quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc,
cướp vũ khí lương thực. Về sau quân


Bài 24: Nước Mục 2: Tình
Cham Pa từ thế hình kinh tế,
kỷ II đến thế kỉ X văn hóa Cham
Pa từ thế ký II
đến thế kỉ X
Bài 27: Ngô Mục 1: Ngô
Quyền và chiến Quyền đã chuẩn
thắng Bạch Đằng bị đánh quân
năm 938
Nam Hán như
thế nào?
Tiết 35: Lịch sử Mục II: Khởi

địa phương: Khởi nghĩa Bà Triệu
nghĩa Bà Triệu

Lương phát hiện nên đã nhiều lần cho
quân tấn công vào căn cứ nhưng đều thất
bại.
Như vậy Triệu Quang Phục đã biết lợi
dụng điều kiện tự nhiên của đầm Dạ
Trạch để đánh giặc
Bồi dưỡng cho HS tinh thần tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại kết hợp với
gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa
quý báu của dân tộc.
Ngô Quyền đã khôn khéo lợi dụng điều
kiện tự nhiên của sông Bạch Đằng để
xây dựng trận địa mai phục tiêu diệt
quân Nam Hán tại đây.
Bà Triệu đã khai thác tốt điều kiện tự
nhiên của núi Nưa và của Phú Điền để
chọn những nơi này làm căn cứ khởi
nghĩa

* Giải pháp cụ thể:
Trong giới hạn số trang của một sáng kiến cho phép, tôi chia các bài trong
chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 6 thành 4 dạng bài như sau:
+ Dạng bài kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Dạng bài chính trị - xã hội
+ Dạng bài văn hóa - Xã hội.
+ Dạng bài lịch sử dịa phương
Đối với mỗi dạng bài, tôi xin lấy một ví dụ về phương pháp tích hợp nội

dung giáo dục bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
- Dạng bài kháng chiến chống quân xâm lược:
Ví dụ: Bài 27 .Tiết PPCT 30: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm
938
+ Địa chỉ tích hợp: Mục 2: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+ Nội dung kiến thức học sinh cần nắm:


Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công
Tiễn giết chết để đoạt chức, được tin đó Ngô Quyền đang chấn giữ ở Ái Châu
(Thanh Hóa) liền kéo quân ra Bắc để trị tội kẻ phản chủ. Kiều Công Tiễn sợ quá
liền cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, vua Nam Hán nhân cớ đó cho quân
xâm lước ta lần thứ hai.
Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoàng Tháo chỉ huy một đạo quân
thủy sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Han đóng quân ở Hải môn để sẵn
sàng tiếp ứng cho con Hoàng Tháo.
Ngô Quyền đã nhanh chóng cho quân tiến vào thành Đại La (Tống Bình Hà Nội) bắt giết Kiều Công Tiễn, sau đó khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm
lược. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô
Quyền đã bàn với các tướng và quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết
chiến với giặc.
+ Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp:
Sau khi học sinh nắm được kiến thức cơ bản nêu trên, tôi đặt câu hỏi:
? Sông Bạch Đằng có điều kiện tự nhiên như thế nào? Ngô Quyền đã lợi
dụng điều kiện tự nhiên của sông Bạch Đằng để đánh giặc ra sao?
? Vai trò của điều kiện tự nhiên sông Bạch Đằng đối với chiến thắng
quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai?
-> Học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung cho nhau xong, tôi tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường vào mục này như sau:
Sông Bạch Đằng còn có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông nhất là phía tả
ngạn toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao do đó ảnh hưởng của thủy

triều lên xuống rất mạnh, mực nước chênh lệch từ một đến ba mét. Khi thủy
triều lên, dòng sông mênh mông đến nghìn mét, sâu hơn chục mét. Sông Bạch
Đằng là tổ hợp hạ lưu của nhiều nhánh sông nhỏ hợp lại. Hai bên bờ cỏ lau mọc
um tùm nên rất thuận lợi cho việc đặt phục binh. . Khi nước thủy triều xuống,
Ngô Quyền cho quân vào rừng đẵn cọc , đầu vót nhọn và bịt sắt rồi cho đóng
xuống lòng sông Bạch Đằng, nhất là ở vùng cửa sông - nơi quân Nam Hán tìm
cách thoát ra biển. Ngoài ra ông còn cho quân mai phục hai bên bờ, khi nước thủy
triều lên thì tạo thành một trận địa cọc ngầm vô cùng lợi hại. Sau khi nhử cho toàn
bộ đạo quân thủy lọt vào trận địa mai phục, quân ta đổ ra đánh, lúc này nước thủy
triều bắt đầu rút, bãi cọc nhô lên đâm chìm và thủng vô số thuyền chiến của quân
Nam Hán. Kháng chiến thắng lợi.


=> Như vậy, ngoài sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của bộ chỉ huy cùng
tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân ta thì điều kiện tự nhiên của sông Bạch
Đằng đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chấm dứt
thời kì ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc. Vì vậy trong
kháng chiến cũng như trong lao động sản xuất, chúng ta cần phải bảo vệ môi
trường tự nhiên, khai thác môi trường tự nhiên một cách hiệu quả và hợp lý,
không làm hủy hoại môi trường tự nhiên.
- Dạng bài chính trị - xã hôi:
Ví dụ: Bài 4: - Tiết PPCT 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông
+ Địa chỉ tích hợp:
Mục 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và tự
bao giờ ?
+ Nội dung học sinh cần nắm:
Ở phương Đông cổ đại có nhiều con sông lớn như sông Nin (Ai Cập), sông
Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng
Hà và Trường Giang (Trung Quốc)...những con sông này đã mang phù sa
bồi đắp tạo nên những đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Đất đai tơi xốp, giàu dinh

dưỡng cùng với nguồn nước dồi dào và khí hậu thuận lợi đã giúp cho cuộc sống
của cư dân nguyên thủy sớm ổn định.
Vào cuối thời nguyên thủy, cư dân sinh sống bên lưu vực của những con
sông lớn này ngày càng đông. Đất ven sông màu mỡ, dễ trồng trọt đã giúp cho
nghề nông trồng lúa nước ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính.
Người ta cũng biết làm thủy lợi nên thu hoạch lúa hàng năm được ổn định, lúa
gạo ngày càng nhiều.Trong xã hội bắt đầu xuất hiện kẻ giàu người nghèo, xã hội
nguyên thủy từng bước tan rã nhừng chỗ cho nhà nước ra đời.
Từ cuối thiên niên kỉ thứ IV đến đầu thiên niên kỉ thứ III TCN, những quốc
gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
Trung Quốc ngày nay. Đây là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
loài người.
+ Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp:
Trước khi tích hợp nội dung bảo vệ môi trường, tôi hướng dẫn học sinh trả
lời một số câu hỏi sau:
? Nêu những thuận lợi về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại
phương Đông?


? Điều kiện tự nhiên thuận lợi đã ảnh hưởng như thế nào đến sự ra đời,
phát triển cũng như đặc điểm kinh tế, văn hóa của các quốc gia cổ đại phương
Đông?
? Chúng ta cần phải làm gì để phát huy những thuận lợi và khắc phục
những khó khăn về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông?
Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tôi tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường vào mục này như sau:
Qua phân tích các em thấy môi trường tự nhiên có vai trò quyết định đến sự
ra đời sớm hay muộn của một quốc gia cũng như góp phần hình thành đặc trưng
kinh tế và văn hóa của quốc gia đó. Không những vậy, môi trường tự nhiên còn
tác động đến sự phát triển hay suy vong của mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Vì

vậy chúng ta phải chung tay bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sống
của con người, từng bước khai thác những thuận lợi và khắc phục những khó
khăn do điều kiện tự nhiên gây ra. Môi trường sống của các em hôm nay và các
thế hệ mai sau tốt hay xấu phụ thuộc rất lớn vào hành động chung tay bảo vệ môi
trường của các em ngay từ hôm nay. Các em hãy hành động vì một trái đất xanh sạch - đẹp.
- Dạng bài văn hóa - Xã hội:
Ví dụ: Bài 13 -Tiết PPCT 14: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn
Lang
+ Địa chỉ tích hợp: Mục 3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?.
+ Nội dung học sinh cần nắm:
Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn lang thường tổ chức lễ
hội, vui chơi. Trai gái ăn mặc đẹp nhảy múa , hát ca trong tiếng trống, tiếng khèn ,
tiếng chiêng náo nức rộn ràng. Họ còn tổ chức đua thuyền, giã gạo. trong ngày hội
thường vang lên tiếng trống đồng thể hiện điều mong muốn được mưa thuận gió
hòa , mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
Về tín ngưỡng: Người Lạc việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi,
sông, mặt trời, mặt trăng, đất , nước. Người chết được chôn trong các thạp, bình,
trong mộ thuyền, mộ cây và được chôn theo công cụ lao động, đồ trang sức quý
giá. Người thời Văn Lang đã có khiếu thẩm mỹ khá cao.
+ Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Trước khi tích hợp nôi dung bảo vệ môi trường, tôi hướng dẫn học sinh trả lời
một số câu hỏi sau:


? Em hãy kể tên một số trò chơi dân gian và một số lễ hội truyền thống
hiện nay mà em biết?
? Ở địa phương em có lễ hội, tín ngưỡng gì không hay có loại hình ca hát
độc đáo nào ?
? Theo em, để gìn giữ và phát huy những loại hình văn hóa, những tín
ngưỡng của dân tộc chúng ta cần phải làm gì?

-> Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tôi tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường vào mục này như sau:
Các lề hội, trò chơi, tín ngưỡng...) là sự phản ánh đời sống tinh thần của
cha ông ta qua nhiều thế hệ, tạo ra nét độc đáo riêng làm nên bản sắc văn hóa của
người Việt. Ngoài văn hóa chung, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có một nét văn
hóa riêng của dân tộc, địa phương mình. Tất cả tạo nên sự đa dạng và phong phú
trong cộng đồng văn hóa người Việt.Vì vậy các em phải có trách nhiệm bảo vệ,
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp đó bằng những việc làm cụ thể
như: Không vẽ bậy, tháo dỡ, phá hủy các di tích lịch sử - văn hóa, không vứt rác
bừa bãi, không nói tục, chửi bậy, đoàn kết yêu thương giúp đỡ mọi người...Trong
thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, xu thế hội nhập kinh tế - văn
hóa giữa các quốc gia dân tộc ngày càng tăng, chúng ta phải tiếp thu tinh hoa văn
hóa của nhân loại một cách có lựa chọn với phương châm "Hòa nhập chứ không
hòa tan", xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Dạng bài: Lịch sử địa phương
Ví dụ: Tiết PPCT 35: Khởi nghĩa Bà Triệu
+ Địa chỉ tích hợp: Mục II. Khởi nghĩa Bà Triệu và mục III.Nguyên nhân thất
bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (Sách Tài liệu dạy học kiến
thức địa phương ngữ văn và lịch sử 6 - Nhà xuất bản Thanh Hóa 2006)
+ Nội dung học sinh cần nắm:
Đầu thế kỷ III, nước ta tiếp tục chịu sự đô hộ của nhà Ngô. Bọn thống trị
nhà Ngô dùng đủ thủ đoạn để vơ vét bóc lột khiến nhân dân vô cùng lầm than cơ
cực. Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ, từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh
Hóa) nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở cử chân rồi
sau đó đánh ra khắp Giao Châu.
Lo sợ trước sự lớn mạnh của nghĩa quân, nhà Ngô vội cử tướng Lục Giận
đem 6000 quân sang Giao Châu vừa đánh vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân.



cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc Thanh Hóa).Ở đây, hiện nay vẫn còn lăng mộ và đền thờ bà Triệu.
+ Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
Trước khi tích hợp nôi dung bảo vệ môi trường, tôi hướng dẫn học sinh trả lời
một số câu hỏi sau:
? Tại sao trong những ngày đầu, Bà Triệu lại chọn núi Nưa làm căn cứ
khởi nghĩa?
? Vì sao sau núi Nưa, Bà Triệu lại chọn Phú Điền thuộc Triệu Lộc- Hậu
Lộc làm căn cứ để phát triển cho cuộc khởi nghĩa? ?
? Việc nhân dân ta cho lập lăng và đền thờ Bà Triệu phản ánh truyền
thống gì của dân tộc? Em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch
sử của di tích lịch sử này?
-> Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tôi tích hợp nội
dung bảo vệ môi trường vào mục này như sau:
Trong những ngày đầu Bà Triệu chọn núi Nưa (thuộc Nông Cống, Triệu
Sơn và Như Xuân ngày nay) làm căn cứ khởi nghĩa , vì: Bà Triệu tìm thấy ở đây
một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Tây là vùng rừng núi trùng điệp và
hiểm trở. Phía Đông có thể liên hệ với đồng bằng châu thổ Sông Mã phì nhiêu,
dân cư đông đúc và là nời sẽ cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân.
Về sau Bà Triệu chọn Phú Điền thuộc Triệu Lộc - Hậu Lộc làm căn cứ để
phát triển cho cuộc khởi nghĩa vì: Đầu năm 248, từ Ngàn Nưa, nghĩa quân do Bà
chỉ huy tiến đánh Tư Phố nhằm tiêu diệt đầu não chính quyền đô hộ ở Cửu Chân .
Được sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã vượt sông Mã tiến xuống Bồ Điền Phú Điền và xây dựng căn cứ tại đây. Làng Bồ Điền nằm giữa hai ngọn núi là núi
Bân và núi Tùng. Vùng núi Tùng trở thành trung tâm tụ nghĩa sau căn cứ Ngàn
Nưa. ở đây có một thung lũng nhỏ nằm giữa hai dãy núi đá vôi thấp. Thung lũng
mở rộng về phía đồng bằng ven biển và bị chắn ngang về phía Tây bởi dòng sông
Lèn. Từ căn cứ này ngược sông Lèn có thể liên lạc với miền quê Bà Triệu. Địa thế
gần biển lại là cửa ngõ từ đồng bằng bắc Bộ vào Thanh Hóa, đó là một vị quân sự
hiểm yếu thuận lợi cho cả công và thủ.
Như vậy, Bà Triệu đã biết khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên
ở núi Nưa và Phú Điền để xây dựng lực lượng nghĩa quân trong những này đầu

khởi nghĩa. Vì vậy các em phải biết quý trọng những gì thiên nhiên ban tặng cho


con người, phải có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống
của chúng ta.
Việc nhân dân ta cho lập lăng và đền thờ Bà Triệu phản ánh truyền thống
"uống nước nhớ nguồn"," ăn quả nhớ người trồng cây". Đây là truyền thống quý
báu của dân tộc.
Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di lích lịch sử Lăng và
đền thờ Bà Triệu, học sinh cần: Lên án, tố cáo đến cơ qua chức năng mọi hành
động phá hoại khu di tích; không xả rác bừa bãi, hái hoa bẻ cành cây trong khu di
tích; tuyên truyền đến bạn bè, du khách về giá trị và ý nghĩa của khu di tích...
Ngoài bốn dạng bài nêu trên, giáo viên cần tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoài thực địa
như tổ chức cho các em tham quan các di tích lịch sử hoặc gặp gỡ giao lưu với
các nghệ nhân văn hóa, nghệ sĩ...
* Các nguyên tắc cần được đảm bảo khi thực hiện tích hợp nội dung bảo vệ
môi trường vào môn lịch sử lớp 6.
Để đảm bảo việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy phẩm
chất, năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử nói chung và trong giáo dục bảo
vệ môi trường nói riêng, giáo viên cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Một là: Việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong môn lịch sử
không cần phải tiến hành trong toàn bộ chương trình của môn học qua tất cả các
chương, bài cụ thể . Điều quan trọng là cần lựa chọn, xác định nội dung một số
bài cụ thể có sở trường, ưu thế trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.
- Hai là: Việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường trong dạy môn lịch sử
không chỉ tiến hành trong các bài nội khóa mà còn phải kết hợp với các bài ngoại
khóa, đặc biệt là trong các bài lịch sử địa phương, dạng bài thực địa hay trong các
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Ba là: Không làm tăng nội dung học tập đến quá tải. Các nội dung có liên

quan đến môi trường cần được nghiên cứu kĩ, chuẩn bị chu đáo về cách thức dẫn
dắt, liên hệ , làm sao đảm bảo học sinh vừa nắm được kiến thức bộ môn , vừa tăng
thêm kiến thức về môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền
cho những người khác cùng tham gia thực hiện.
- Bốn là: Nghiêm túc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục môi trường
trong dạy học lịch sử, phải lấy học sinh làm trung tâm và chủ thể của hoạt động
nhận thức, đồng thời phải thực hiện nguyên lý: " Lý luận đi đôi với thực hành".


- Năm là: Trong quá trình thực hiện , phải lấy kiến thức lịch sử làm nội
dung chính và sử dụng các kiến thức về môi trương để hướng việc dạy học lịch sử
vào chức năng, nhiệm vụ giáo dục học sinh về thái độ, tình cảm về môi trường,
làm cho hiệu quả dạy học có chất lượng cao hơn chứ không làm cho việc dạy học
bộ môn thêm nặng nề, quá tải khiến hiệu quả giáo dục không cao.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Sau gần một năm áp dụng đề tài: " Phương pháp tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn lịch sử lớp 6 ,góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục ở trường THCS Phúc Thịnh", tôi cho tiến hành khảo sát lại
học sinh lớp 6 với cùng một câu hỏi như đã nêu ra ở đầu năm. Sau khi chấm bài,
tôi tổng hợp điểm và thu được kết quả như sau:
Lớ
p

Sĩ số

6A
6B

30

31

Điểm dưới
5
SL
%
2
7,0
1
3,0

Điểm từ
5 -> 6
SL
%
14
47,0
9
29,0

Điểm từ
7 -> 8
SL
%
9
30,0
15
48,0

Điểm từ

9 -> 10
SL
%
5
17,0
6
19,0

Như vậy, rõ ràng việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn lịch sử
lớp 6 đã mang lại hiệu quả giáo dục rõ rệt. Học sinh không những nắm được kiến
thức trọng tâm của môn học mà giờ đây các em còn thấy được tầm quan trọng của
môi trường tự nhiên trong lịch sử, thấy được mối quan hệ giữa môi trường tự
nhiên với lịch sử, văn hóa, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ gìn các di
tích lịch sử, phát huy những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc.
Từ hiệu quả đạt được, cho phép tôi tiếp tục áp dụng phương pháp tích hợp
nội dung bảo vệ môi trường vào môn lịch sử lớp 6 trong những năm tiếp theo.
Đây cũng là tài liệu cho đồng nghiệp tham khảo, góp ý để phương pháp được
hoàn thiện hơn. Kết quả đó còn là cơ sở cho tôi tiếp tục nhiên cứu phương pháp
tích hợp nội dung bảo vệ môi trường vào môn lich sử ở lớp 8,9, chương trình lịch
sử địa phương và các hoạt động ngoại khóa.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Lịch sử là một trong những môn có nhiều ưu thế trong việc giáo dục bảo
vệ môi trường cho học sinh.Việc giáo viên thực hiện tốt nội dung giáo dục bảo vệ


môi trường sẽ góp phần trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường, kỹ năng
bảo vệ môi trường, hình thành nhân cách học sinh. Vì vậy, việc tích hợp nội dung
bảo vệ môi trường vào môn lịch sử cần phải làm thường xuyên và bắt buộc đối
với giáo viên trong quá trình giảng dạy. Muốn làm tốt công việc này, cần phải

nắm vững năm nguyên tắc tích hợp theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học
của Bộ giáo dục và đào tạo. Mặt khác phải nắm vững kiến thức sách giáo khoa và
các địa chỉ cần tích hợp, phải phát huy được tích tính cực, độc lập và sáng tạo của
học sinh trong học tập.
3.2. Kiến nghị.
- Để tích hợp tốt nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn lịch sử
lớp 6, giáo viên phải xác định đúng vị trí, ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục bảo
vệ môi trường trong môn lịch sử; phải có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy, lựa
chọn phương pháp phù hợp.
- Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra việc tích hợp nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường được thể hiện trong giáo án củng như việc thực dạy trên lớp của
giáo viên, tránh để tình trạng chỉ áp dụng khi có thanh tra chuyên môn hoặc chỉ
áp dụng trong các tiết thao giảng.
- Nên thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận giữa các giáo viên
trong tổ, trong cụm sinh hoạt chuyên môn về vấn đề phương pháp tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường để cùng nhau trao đổi, học hỏi những kinh
nghiệm bổ ích có được từ đồng nghiệp.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu có hạn và phạm vi đề tài mới chỉ dừng
lại ở môn lịch sử lớp 6 nên chắc chắn trong quá trình nghiên cứu vẫn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Ngọc Lặc, ngày 18 tháng 04 năm 2019
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép, copy
nội dung của người khác.

Quách Thị Quyển


Lê Quốc Trí




×