Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam ở lớp 9 trường THTHCS đông phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.86 KB, 19 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
“Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà
chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến
nay" [11].
Trong nhà trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có tầm quan trọng và có tính
giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh sinh động về lịch sử
loài người trên thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ môn lịch sử cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh
không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư
duy, thông minh, sáng tạo.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách
giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy
- động não, không có bài tập thực hành… Đây là một trong những nguyên nhân
làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số
chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong
việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài
giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý
dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh.
Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít
chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi
trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết
hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn
- Sử - Địa lại liên quan với nhau... Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích
vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết
nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.
Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến
việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi
trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua


quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ
động cải biến chính mình. Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học
sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học
nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong
dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách
liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc.
Bản thân là một giáo viên dạy Lịch sử nhiều năm, cũng đi dạy nhiều nơi
1


và được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra
những khó khăn cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy.
Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI
LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 9
TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐÔNG PHÚ"
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, tìm tòi những cách thức, biện
pháp sử dụng tài liệu văn học vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở lớp 9 nhằm
tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động học tập bộ môn lịch sử đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp, cách thức, biện pháp sử
dụng tài liệu văn học vào dạy học phần Lịch sử Việt Nam ở lớp 9B trường
TH&THCS Đông Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
- Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 9
- Các tác phẩm văn học có liên quan
- Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu
của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy

môn lịch sử lớp 9, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh
giá cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra
bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh
và bổ sung hợp lí.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học Lịch sử.
Đặc trưng của bộ môn lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử
qua những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra và không lặp lại, nếu có lặp lại cũng
không hoàn toàn như cũ. Như vậy, xét trên phương diện những nguyên tắc của
phương pháp luận sử học, lịch sử được “lặp lại trên cơ sở không lặp lại”. Chính
vì vậy, trong học tập lịch sử, do học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác
các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn,
nhất là với những tri thức lịch sử cách xa với đời sống hiện nay(“Chế độ chiếm
2


hữu nô lệ”,”Chế độ chuyên chế”,v.v…).Vì lẽ đó, việc hình thành tri thức lịch sử
cho học sinh cần chú ý phương pháp thông tin- tái hiện nhằm khôi phục bức
tranh lịch sử một cách sâu sắc [8].
Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là tạo ra sự chuyển biến trong
phong cách dạy và học của thầy và trò. Muốn học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử
và học tập một cách tích cực, trước hết người thầy phải yêu nghề, có sự đầu tư
thích đáng cho từng tiết dạy. Dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Giáo
viên xác định rõ đâu là chuẩn kỹ năng, kiến thức cơ bản rồi áp dụng phương
pháp dạy học phù hợp theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
2.1.2. Mối quan hệ giữa Lịch sử và Văn học
Với chức năng phản ánh cuộc sống, tài liệu văn học đã góp phần dựng lại

bức tranh quá khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các hiện tượng kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, những quy luật của đời sống ở từng thời đại một cách
sinh động, hấp dẫn bằng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít. Khoa học lịch sử dựa
vào những nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử có thật chính xác, khách quan,
còn văn học dựa trên chất liệu cuộc sống để xây dựng hình tượng, cốt truyện,
mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình dấu ấn của thời đại.
2.1.3. Những tác dụng của việc tích hợp tài liệu Văn học vào dạy học Lịch sử
Qua phân tích trên, chúng ta thấy rằng, việc học Lịch sử có đặc trưng
riêng có cái khó riêng. Đó là người học không thể tri giác trực tiếp, không thể
nhìn thấy," sờ” thấy hay làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm… mà buộc phải
tư duy, phải trừu tượng hóa, khái quát hóa để dựng lại những gì diễn ra trong
quá khứ thông qua các sự kiện, niên đại, nhân vật…Để làm được điều đó thì
ngoài việc sử dụng các nguồn tư liệu lịch sử như hiện vật, văn tự cổ… thì việc
sử dụng các tác phẩm văn học cũng có tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh tránh được
tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học còn giúp học sinh
củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động của
học sinh và gây hứng thú học tập. Do đó, chất lượng dạy học lịch sử được nâng
lên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thuận lợi:

3


Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy
học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể
chuyện, nêu đặc điểm nhân vật …. Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo

luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh
yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh
sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch
sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ
dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng
công nghệ thông tin…
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo
viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích
cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội
kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản
thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp… các
em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình
cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2.2. Khó khăn
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo
điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương
pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Nhiều học sinh chưa
nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách
giáo khoa. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được
nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh.
Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả
lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng
này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự
ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn học.
Học sinh chưa có tinh thần học tập, chưa xác định được động cơ học tập,
học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế các em chưa phát huy hết vai
trò và trách nhiệm của người học sinh. Chưa xác định nội dung của bài học, tiếp
thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên
không cần thiết.
Học sinh và giáo viên ít được đi thực tế các địa danh lịch sử.

Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình
bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời
chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương,
4


chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này
với sự kiện khác. Cụ thể kết quả của tiết kiểm tra 15 phút HK II năm học 2015 –
2016 ở hai lớp 9:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL
%
9A 22
0
2
9% 17
77%
2
9% 1
5%

9B 24
3
13% 5
21% 15
63%
1
3% 0
2.3. Các giải pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học phần Lịch sử Việt
Nam ở chương trình lớp 9.
2.3.1. Một số phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
a. Kể chuyện lịch sử
Những mẩu chuyện lịch sử luôn cuốn hút học sinh, với ngữ điệu và các
thao tác sư phạm phù hợp, giáo viên khi kể một câu chuyện lịch sử không những
khiến học sinh dễ nhớ và nhớ lâu sự kiện mà tâm hồn, trái tim các em cũng sẽ
thực sự rung cảm.
Khi dạy bài 29: Cả nước trực tiếp chống Mỹ cứu nước (1965 1973) (SGK lớp 9). ở mục I.2. Chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
Sau khi miêu tả hai cuộc phản công mùa khô (đông- xuân 1965 – 1966, đôngxuân 1966 – 1967) để tạo biểu tượng sâu sắc cho học sinh về sự trả thù tàn bạo
của Mĩ – Nguỵ, giáo viên có thể kể về Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của nhà
văn Nguyễn Trung Thành:
“ Bị giặc phục kích bắt được, Tnú nuốt thư vào bụng: Cộng sản ở đây nè!
bị giặc đốt mười ngón tay, Tnú không kêu. Anh căm giặc đến mất cảm giác đau
đớn’. Cùng với đó là sự tàn phá ghê gớm của bom đạn kẻ thù đối với thiên
nhiên: “ Cả rừng Xà Nu hàng vạn cây, không cây nào không bị thương. Có
những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão...nhựa ứa
ra tràn trề rồi dần dần đặc quyện lại thành từng cục máu lớn...”
( Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành)
Qua hình tượng nhân vật Tnú học sinh có biểu tượng chân thực về cuộc
sống, chiến đấu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kháng chiến chống đế
quốc Mĩ xâm lược. Giáo viên phân tích nội dung hiện thực của tài liệu văn học
để tìm thấy giá trị thật phục vụ cho nhận thức lịch sử khách quan.

Thông qua hình ảnh bà Đặng Thị Xơ và bức thư của anh hùng Lê Văn
Huỳnh, giáo viên kể về mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bức thư của liệt sỹ Lê Văn
Huỳnh viết ngày 11/9/1972, trước lúc anh hy sinh 3 tháng 20 ngày (ngày hy sinh
2/1/1973). Hồi đó, Liệt sĩ Lê Văn Huỳnh đang là sinh viên năm 4 (khóa 13),
Khoa Cầu hầm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, gác bút nghiên lên đường
5


nhập ngũ vào Nam chiến đấu trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ.
Bức thư có đoạn viết " Trước khi đi “nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, liệt sĩ
Lê Văn Huỳnh đã viết vội bức thư gửi về cho người mẹ già yếu, cho người vợ
mới cưới, cho anh chị và người cháu yêu thương với những gửi gắm, dặn dò tha
thiết. Anh đã viết cho vợ là chị Đặng Thị Xơ (người phụ nữ mới chỉ có 6 ngày
làm vợ và hơn 30 năm đằng đẵng thờ chồng) với một dự cảm về nơi sẽ ngã
xuống: “Khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như
sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh…Nếu
tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng”.
Sau câu chuyện giáo viên đặt câu hỏi: Trận chiến về mùa hè năm 1972 có
ảnh hưởng như thế nào tới việc kí kết hiệp định Pari năm 1973?

Bà Đặng Thị Xơ và bức thư thiêng tại Thành cổ Quảng Trị
b. Xây dựng các bài miêu tả, tường thuật
Khi dạy về Chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947 giáo viên kết hợp tường
thuật trận đánh trên bản đồ và kể chuyện về những người dân trong trận đánh.
Đây là chiến dịch có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình
phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Pháp thực hiện
âm mưu và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh với lực lượng lớn tấn công Việt
Bắc. Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của
giặc Pháp " (15/10/1947). Với quyết tâm đó cùng chiến thuật đúng đắn, ta đã
làm nên thắng lợi Việt Bắc phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp,

giữ vững căn cứ Việt Bắc.

6


Ngoài lược đồ, bài tường thuật để giảng dạy để nhấn mạnh khắc sâu kiến thức
cho học sinh, giáo viên có thể trích dẫn một đoạn hồi ký của Hoàng Quốc Việt
và bài thơ của Hồ Chí Minh vào giảng dạy góp phần làm sinh động, gây hứng
thú cho học sinh, nâng cao chất lượng.
"Tổng Tư lệnh Pháp được tin rằng Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hoà đóng ở Bắc Cạn. Ngày 7/9/1947 chúng cho quân nhảy dù
xuống Bắc Cạn để "Chụp được trung tâm điểm của Hồ Chí Minh" cuộc chiến
tranh sẽ chấm dứt. Chính phủ bù nhìn sẽ thành lập. Nước Pháp sẽ cai trị Việt
Nam như trước".[9 ]
Thế nhưng khi địch nhảy dù xuống Bắc Cạn, Bác còn ở Định Hoá.Trong
quá trình chiến dịch, Bác chuyển đến làng Vang (Vũ Nhai) rồi đến Khuôn Giáp.
Những ngày chiến dịch Bác ở bên cạnh Bộ Tổng Tư lệnh theo dõi sát tình hình
các mặt trận, chỉ đạo kịp thời.
Trong lúc quân ta đang chiến đấu anh dũng ngoài mặt trận, một đoàn các
cụ phụ lão, râu tóc bạc phơ đến yết kiến Bác, xin Bác cho thành lập đội đầu
"Bạch quân" đánh giặc. Có cụ cầm gậy múa trước Bác với những động tác
khoẻ, uyển chuyển, tỏ rõ sức mạnh của mình. Bác hoan nghênh các cụ và nói:
Đời Trần có Hội nghị Diên Hồng, đời nay có các cụ, đời nào cũng có những cụ
tóc bạc yêu nước. Nghĩa khí ấy do núi sông tụ lại. Rồi Bác làm thơ ca ngợi
"Tuổi cao chí khí càng cao
Múa gươm diệt giặc ào ào gió thu
Sẵn sàng tiêu diệt quân thù
Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng"[6]
c. Dùng tài liệu văn học để khắc sâu kiến thức
Để giúp học sinh nắm được ý nghĩa lịch sử to lớn sự ra đời của Đảng đối

với dân tộc Việt Nam- Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, là nhân tố quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau trong bài 18 Tiết 21 học kì II.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã thực hiện liên minh công nông, có
đường lối đúng đắn, sáng tạo đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng bế tắc về đường
lối, giai cấp lãnh đạo, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Để góp phần làm sinh động giờ học, ghi nhớ cho học sinh tránh sự nhàm chán
khô khan có tính chính trị, giáo viên phác hoạ sinh động bằng hình ảnh của đoạn
thơ sau, trích : Ba mươi năm đời ta có Đảng (Tố Hữu)
- Trước khi Đảng ra đời:
"Thưở nô lệ, thân ta mất nước
Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm
7


Một đời đau suốt trăm năm
Chim treo trên lửa, cá nằm dưới dao
Giặc cướp hết non cao biển rộng
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên
Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba
- Đảng ra đời:
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hòn máu đỏ nên Người hôm nay
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta Mác - Lênin vĩ đại
Lại hồi sinh trả lại cho ta

Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa hồn người [8]
Như thế học sinh sẽ dễ dàng nắm được: Đảng ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên, tất
yếu quyết định mọi thắng lợi về sau cho cách mạng Việt Nam
d. Tài liệu văn học kết hợp với tài liệu khác
Tài liệu văn học chỉ là một trong nhiều nguồn tài liệu sử dụng trong dạy
học lịch sử. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, cần phải kết hợp
tài liệu văn học với nhiều loại tài liệu khác một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.
Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, kết hợp với tài liệu của Hồ Chí Minh.
Tài liệu Hồ Chí Minh là nguồn tài liệu rất phong phú, góp phần làm sáng tỏ
nhiều vấn đề lịch sử. Tài liệu Hồ Chí Minh kết hợp với tài liệu văn học sẽ làm
cho bài học sinh động, cụ thể, học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc. Văn
kiện Đảng là nguồn tư liệu đáng tin cậy trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử,
góp phần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quan diểm, đường lối cách mạng của
Đảng, về sự phát triển của lịch sử dân tộc qua mỗi thời kì đấu tranh cách mạng.
Sử dụng tài liệu văn học kết hợp với văn kiện Đảng sẽ làm cho học sinh hứng
thú học tập, củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. Khi dạy bài “Cách mạng tháng

8


Tám thành công trong cả nước”, giáo viên sử dụng tài liệu văn học kết hợp với
tài liệu của Hồ Chí minh và Văn kiện Đảng như sau. Trình bày thời cơ cách
mạng chín muồi và Lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc,
giáo viên dẫn chứng các tài liệu: “12 giờ trưa ngày 18/3/1945, phát xít Nhật đã
đầu hàng đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã ở khắp các mặt trận. Kẻ thù
chúng ta đã ngã gục. Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh..."[8]
Để làm sáng rõ thời cơ “ngàn năm có một”, giáo viên hướng dẫn học sinh
đọc “Bản quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa, đặc biệt nhấn mạnh đoạn:

“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! …Chúng ta phải hành động cho nhanh với
một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng!”[1]. Giọng đọc trang
trọng, dõng dạc, dứt khoát thể hiện sự quyết tâm hành động khi thời cơ cách
mạng đến. Tiếp đó, một học sinh đọc thư của Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân
vùng đậy khởi nghĩa giành chính quyền: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân
tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta…Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm
tiến lên!” [1]
- Thứ hai, kết hợp với tài liệu trực quan trong dạy học lịch sử. Việc sử
dụng TLVH kết hợp với tài liệu trực quan giúp cho học sinh củng cố khắc
sâu kiến thức, hiểu bản chất sự kiện lịch sử.
Dạy bài “ Mặt trận Việt Minh ra đời và lãnh đạo đấu tranh”, giáo viên cho
học sinh quan sát bức ảnh “ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” và
hướng dẫn các em tìm hiểu hoàn cảnh ra đời cũng như vì sao lại có tên “ Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” qua đoạn trích: “Bây giờ thời kì cách
mạng phát triển hòa bình đã qua, nhưng thời kì khởi nghĩa toàn dân chưa tới!
Nếu bây giờ vẫn chỉ hoạt động bằng hình thức chính trị thì không đủ để đẩy
mạnh phong trào đi tới. Nhưng phát động phong trào vũ trang khởi nghĩa ngay
thì quân địch sẽ tập trung đối phó. Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức
chính trị tiến lên hình thức quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới
có thể đẩy phong trào tiến lên." Sau khi phân tích tình hình lúc bấy giờ, giáo
viên nhấn mạnh: “Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân” đã ra đời. Hôm đó là ngày 22-12-1944, lúc 5 giờ chiều, “lễ thành
lập được cử hành trong một khu rừng nằm giữa tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng
Hoa Thám.

9


Chỉ thị ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân


Buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân.(Đồng chí
Võ Nguyên Giáp (bìa trái), Hoàng Văn Thái cầm cờ (là người đội mũ cối))
10


Khi dạy bài “ Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa
tháng Tám 1945”. Giáo viên sử dụng bản đồ “Khu giải phóng Việt Bắc” Giáo
viên đặt câu hỏi tình huống: “Vì sao Hồ Chí Minh quyết định thành lập khu giải
phóng Việt Bắc?” sau đó hướng dẫn học sinh nhận thức rằng do những thắng lợi
của cao trào kháng Nhật cứu nước, vùng giải phóng được mở rộng bao gồm các
tỉnh miền thượng du: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái
Nguyên, Hà Giang (giáo viên chỉ bản đồ), địa thế các tỉnh này nối liền nhau nên
Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập khu giải phóng. “Khu giải phóng phải trở
thành một căn cứ địa vững chắc về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa
để làm bàn đạp Nam tiến, giải phóng toàn quốc”. Tân Trào được chọn làm Thủ
đô của khu giải phóng, trong khu giải phóng đã thi hành 10 chính sách của Việt
Minh, người dân bước đầu được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Khu giải
phóng Việt Bắc chính là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới:
“Ai lên xứ Lạng cùng anh
Thăm khu giải phóng, thăm thành Bắc Sơn.
Suối trong in mặt trời tròn.
Xem cô gái Thổ trèo non đi tuần”. [5]
e. Sử dụng tài liệu văn học trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện trong đó có
kiểm tra đánh giá. Đến thời điểm hiện tại Văn – Sử - Địa, đề thi vẫn theo
phương pháp tự luận. Để đánh giá khách quan và chính xác học sinh thì hướng
đổi mới trong cách ra đề đang được nhiều người quan tâm. Đó là ra theo lối “Đề
mở” để đánh giá năng lực vận dung của học sinh trong quá trình làm bài. Đối
với môn Lịch sử, trong phương pháp ra đề mở giáo viên có thể dùng kiến thức

văn học để làm đề kiểm tra cho học sinh, vừa hấp dẫn vừa kiểm tra đánh giá
được thực chất kết quả dạy học. Đồng thời góp phần tác động vào tư tưởng tích
cực học tập, tìm tòi của học sinh, phát triển tư duy nhận thức cho các em.
Ví dụ 1:
“Quét Cao – Lạng mở biên cương
Mênh mông gió lớn bốn phương thổi vào”
[ Vinh quang Tổ Quốc ta - Tố Hữu]
Đó là câu thơ nói lên kết quả của chiến thắng nào trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp 1946-1954? Hãy trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả và
ý nghĩa của chiến thắng đó?
Ví dụ 2:
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
11


Gan không núng
Chí không mòn”
[ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu]
Là những câu thơ diễn tả về diễn biến chiến dịch nào? Hãy trình bày hoàn
cảnh, diễn biến, kết quả ý nghĩa của chiến dịch đó.
g. Dùng tài liệu văn học để tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khoá:
Hoạt động ngoại khoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học Lịch
sử ở trường phổ thông, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ
chức, được tiến hành trong suốt năm học, theo các chuyên đề nhằm góp phần
thực hiện mục tiêu của chương trình môn học. Tuy là hoạt động ngoài trời nhưng
có ý nghĩa to lớn, tác dụng như một bài nội khoá trong việc giáo dục và giáo
dưỡng học sinh.
Đối với môn Lịch sử, trong năm có nhiều ngày lễ lớn như: Kỷ niệm thành
lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2; Ngày truyền thống Quân đội nhân dân Việt

Nam 22/12; Ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5; Ngày chiến thắng
chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Miền Nam 30/4… Tất cả đều có thể
làm các chuyên đề ngoại khoá vừa hấp dẫn vừa có ý nghĩa to lớn.

Học sinh tham quan bảo tàng Lịch sử

12


Học sinh nghe cựu chiến binh kể chuyện Lịch sử
Có thể có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá khác nhau, trong đó tổ sử có
thể kết hợp với tổ văn để tiến hành ngoại khoá Văn- Sử theo các chuyên đề trên
cho học sinh để đạt hiệu quả gấp bội sẽ không làm cho học sinh nhàm chán,
nặng nề vừa hiểu được nội dung Lịch sử vừa có kiến thức về Văn học. Ngược lại
bổ sung kiến thức toàn diện cho giáo viên, thực hiện học tập suốt đời và nâng
cao năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp.
h. Có thể sử dụng để ra bài tập cho học sinh về nhà.
Với cách này, sau mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử giáo viên có thể ra
bài tập chuyên đề cho học sinh về nhà sưu tầm các bài văn, thơ, hồi ký về giai
đoạn lịch sử mà mình đã học. Có thể khuyến khích bằng cách chấm và cho điểm
15 phút. Sử dụng phương pháp này vừa phát huy tính tích cực tìm tòi cho học
sinh, nâng cao hiểu biết cho các em đồng thời qua đó giáo viên có thể học tập
thêm, nâng cao thêm những hiểu biết của mình. Có thể làm chuyên đề về Lịch
sử địa phương để giáo dục truyền thống của quê hương cho các em.
Ví dụ 1: Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về truyền thống cách mạng
của xã Đông Phú trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, xã Đông Phú đã có bao
nhiêu người tham gia kháng chiến (gồm cả bộ đội, dân công hỏa tuyến, thanh
niên xung phong)? Xã có bao nhiêu người đã hi sinh vì Tổ quốc? Những ai
được phong anh hùng hay Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy kể về một trong

số những con người đó.
13


Ví dụ 2: Sưu tầm những câu chuyện lịch sử về những người được phong
anh hùng, dũng sĩ diệt Mĩ của Thanh Hóa trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ.
2.3.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
Tôi đã từng đọc được nhận xét sau: Nếu có phương pháp đúng đắn, thì
một người bình thường cũng có thể làm được những điều phi thường; Vậy, sử
dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch sử cần có phương pháp như thế nào?
Theo Trịnh Tùng trong cuốn “ Phương pháp dạy học lịch sử” (trang 164,
NXB Giáo dục 1999), thì sử dụng tài liệu văn thơ trong dạy học lịch sử có thể
tiến hành như sau:
- Thứ nhất,tài liệu lịch sử phải phù hợp với nội dung bài giảng và trình độ
nhận thức của học sinh; có giá trị giáo dục, giáo dưỡng và giá trị văn hóa.
- Thứ hai, giáo viên hiểu cặn kẽ và thật tâm đắc những tư liệu mình đã lựa
chọn; phải đảm bảo tính tiêu biểu, điển hình.
- Thứ ba, không nên ôm đồm, quá tải trong việc vận dụng kiến thức văn
học; phải đảm bảo tính khoa học và tư tưởng giáo dục.
- Thứ tư, luôn luôn đảm bảo tính vừa sức của học sinh.
- Thứ năm, các tài liệu văn học sử dụng phải có nguồn gốc rõ ràng
- Thứ sáu, khi đọc các đoạn trích thơ, văn giáo viên phải có cảm xúc,
truyền cảm, nếu không có năng khiếu này phải tập từ từ hoặc sử dụng các
phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin…
- Thứ bảy, lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu văn học.
2.4. Hiệu quả
Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả
quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn… minh họa cho một sự
kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn,

giờ học đạt hiệu quả cao. Trong dạy học dùng thơ văn cho học sinh có vai trò
tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến
thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn
tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. Kết quả bài thi cho học sinh
khối 9 năm học 2016-2017 HK II cụ thể như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL %
9A 20
0
5
25% 15
75% 0
9B 26
5
19% 8
31% 13
50% 0
0

14



III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả cao
nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh
hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào
thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ
hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã
biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động
của học sinh trong học tập.
Bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra qua quá trình nghiên cứu và
thực nghiệm đề tài là:
- Giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học,lựa
chọn nội dung có thể tích hợp kiến thức Văn học vào dạy học.
- Giáo viên cần chịu khó đầu tư thời gian tìm hiểu, nghiên cứu để chọn lựa
được những tư liệu Văn học phong phú, tiêu biểu vừa thể hiện rõ các nội dung
kiến thức lịch sử, vừa đảm bảo giá trị văn học đồng thời phải phù hợp với thời
lượng của tiết học.
- Giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh đọc và sưu tầm các loại tài liệu
tham khảo là những tác phẩm văn học cho phù hợp, giúp học sinh chọn, xác
định những tác phẩm nào phục vụ cho yêu cầu của dạy học lịch sử, tránh sử
dụng những tác phẩm bịa đặt ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh
- Giáo viên cần nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông
tin và kiến thức ở mỗi bài học, rèn luyện được kĩ năng sử dụng công nghệ thông
tin, sử dụng đồ dùng trực quan, các kĩ thuật dạy học tích cực để góp phần phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học,
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình
học tập của học sinh trường TH&THCS Đông Phú. Tuy nhiên đề tài này có khả
năng áp dụng vào thực tiễn dạy học Lịch sử của các giáo viên ở các trường. Vì

thế kính mong quí thầy cô tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để đề tài được
hoàn thiện hơn.
3.2. Kiến nghị:
Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy đối
với môn lịch sử thì đồ dùng còn quá ít, vì vậy muốn đạt kết quả cao trong bộ
môn này cần có thêm những yêu cầu sau:
* Đối với Bộ Giáo dục và Sở giáo dục:
- Chương trình sách giáo khoa môn Sử và chương trình Lịch sử địa
phương cần cải cách mạnh mẽ, lược bỏ bớt đi những nội dung trùng lặp và khó,
dành thời gian lồng ghép những tiết học ngoại khóa để giáo viên và nhà trường
15


có thể tổ chức các buổi học ngoại khóa, tham quan, tìm hiểu thực tế,... Từ đó
giúp học sinh có hứng thú và yêu thích môn học hơn.
- Đề thi môn Sử phải ra theo hướng mở, kích thích tư duy của học sinh
chứ không nên ra theo kiểu học thuộc lòng khiến học sinh ngại học bài.
* Đối với nhà trường:
- Trang bị đầy đủ và đảm bảo tốt nhất về thiết bị, đồ dùng dạy học như
máy chiếu, tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân dung
nhân vật lịch sử,...
- Cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Nên tổ chức những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng
lịch sử cho học sinh để các em khám phá, tìm hiểu một cách sinh động .
- Cung cấp nhiều tư liệu để giảng dạy tốt phần lịch sử địa phương.
* Đối với mỗi giáo viên dạy môn Lịch sử cần phải thật sự tâm huyết, đổi
mới phương pháp dạy học sinh động, tạo được cảm hứng, lôi cuốn học sinh. Dạy
Sử không chỉ đơn thuần là đọc chép, hay chỉ chuyển tải nội dung một cách khô
khan, đơn điệu, bởi điều ấy sẽ dễ làm người học nhàm chán.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 7 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Đỗ Thị Phượng

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 7 Tr 421,422
2. Đại cương lịch sử Việt Nam (tập II) Nhà xuất bản giáo dục.
3. Hợp tuyển thơ văn yêu nước, thơ văn cách mạng (1913-1945), NxbVH, 1980
3. Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Phương pháp dạy học lịch sử - Nhà xuất bản Giáo dục.
5.Tài liệu hội thảo tập huấn : Đổi mới nội dung và phương pháp dạy lịch sử.
6. Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch ( NXB Sự Thật) Tập 1 - 1958
7.Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
8. Tuyển tập thơ Tố Hữu – NXB GD
9. Hồi kí Hoàng Quốc Việt - NXBGD
10.Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập lịch sử 9– Nhà xuất bản Giáo dục.
11. SGK Lịch sử 6 (Nhà xuất bản Giáo dục).

17


DANH MỤC
Các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT Cấp Sở

GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Một số kinh nghiệm nhằm
Phòng
A
2009 - 2010
GD&ĐT
nâng cao chất lượng môn
Đông Sơn
Lịch sử ở trường THCS
2.

Đông Phú
Một số kinh nghiệm nhằm

Sở GD&ĐT C
Thanh Hóa


nâng cao chất lượng môn

2010 - 2011

Lịch sử ở trường THCS
Đông Phú
3.

Nâng cao hứng thú và kết quả Phòng
GD&ĐT
tiếp thu Lịch sử dân tộc qua
Đông Sơn
tích hợp kiến thức Văn trong

B

2012-2013

dạy học phần LSVN ở lớp 9A
trường THCS Đông Phú.

MỤC LỤC
18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:

Trang 2


1.2. Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

Trang 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận:

Trang 3

2.2.Cơ sở thực tiễn:

Trang 4

2.3 Giải pháp thực hiện:

Trang 6

2.4. Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu:

Trang 11

2.5. Hiệu quả


Trang 12

3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:

Trang 12

3.2. Kiến nghị:

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 17

19



×