Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 8 làm bài tập phần chuyển động cơ học vật lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.83 KB, 22 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Vật lí ra đời gắn liền với con người và lịch sử phát triển của xã hội,
nó có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng. Trong thời đại hiện
nay- thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi chất lượng dân trí được
đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã xác định phải có một chiến
lược giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài trên mọi lĩnh vực khoa học. Vì vậy dạy Vật lí ở trường trung học cơ sở ngoài
mục đích cung cấp tri thức cho học sinh, còn phải chú ý dạy cho học sinh biết liên
hệ với thực tiễn cuộc sống để vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình
huống xảy ra xung quanh cuộc sống của các em.
Căn cứ vào nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm của trường THCS...
nhằm phát hiện những học sinh có năng lực học tập môn vật lý bậc THCS để bồi
dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản
và nâng cao trong việc giải các bài tập vật lý. Giúp các em tham gia dự các kỳ thi
học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh đạt kết quả cao nhất mang lại thành tích cho
bản thân, gia đình và thực hiện mục tiêu bồi dưỡng học sinh hàng năm đã đề ra
của nhà trường.
Trong nhiều năm giảng dạy Vật lí lớp 8,tôi phát hiện việc giảng dạy phần Chuyển
động cơ học cho học sinh giỏi lớp 8 là rất quan trọng, nên tôi đã trăn trở suy nghĩ
rất nhiều để làm sao hướng dẫn các em đội tuyển học sinh giỏi giải thành thạo
dạng bài tập này và so sánh kết quả áp dụng đề tài giữa các năm với nhau đã cho
thấy việc áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy kết quả đạt được năm sau cao
hơn năm trước. Bởi lẽ đó, trong đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra “Kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh khá giỏi lớp 8 làm bài tập phần “ Chuyển động cơ học”- Vật lí 8.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nhằm phân dạng bài tập chuyển động cơ học, phân tích các nội dung lý
thuyết có liên quan.Hướng dẫn cho học sinh vận dụng lý thuyết phân tích bài toán
đề ra được phương pháp giải cụ thể,ngắn gọn dễ hiểu nhất.So sánh với các


phương pháp khác về tình huống có thể xảy ra với bài toán để mở rộng, hiểu sâu
tường tận bài toán.Mục đích đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, thiết kế, tổ chức hướng
dẫn các em học tập. Học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức tự học, rèn luyện
từ đó hình thành và phát triển năng lực , nhân cách cần thiết của người lao động
với mục tiêu đề ra.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

+ Học sinh khá giỏi lớp 8 năm học:2014 – 2015 2015 – 2016; 2016 – 2017.

1


+ Nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý bậc THCS
thông qua tài liệu và qua đồng nghiệp.
+ Các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới phần “chuyển động cơ học”
+ Chương trình vật lý 8 phần cơ học.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

+ Phương pháp chính: Tổng kết kinh nghiệm.
+ Phương pháp hỗ trợ:
+ Phương pháp điều tra cơ bản
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các loại sách tham khảo, tài liệu phương
pháp dạy vật lý.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN:

+ Cung cấp kiến thức cơ bản và nâng cao để vận dụng giải bài tập
+ Phân dạng toán phần Chuyển động cơ học
+ Cung cấp cách giải từng dạng bài tập
+ Sau mỗi dạng bài tập đều có những chú ý cho học sinh về nhữchusvaans
đề cần lưu ý trong giải dạng bài tập liên quan

PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN

Trong số tất cả các bộ môn KHTN: Toán, Lý, Hoá, Sinh… thì Vật lý là 1
trong những môn khoa học khó nhất với các em: Vật lý là một môn khoa học thực
nghiệm đã được toán học hoá ở mức độ cao. Đòi hỏi các em phải có những kiến
thức, kỹ năng toán học nhất đinh trong viêc giải các bài tập vật lý.
Việc học tập môn vật lý nhằm mang lại cho học sinh những kiến thức về các sự
vật, hiện tượng và các quá trình quan trọng nhất trong đời sống và sản xuất … kỹ
năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập các thông tin và các
dữ liệ cần thiết… mang lại hứng thú trong học tập cũng như áp dụng các kiến
thức và kỹ năng vào các hoạt động trong đời sống gia đình và cộng đồng.
Vì vậy để giúp quá trình lĩnh hội và vận dụng giải các bài tập về “chuyển động cơ
học” được tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học phục vụ công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn vấn đề này để nghiên
cứu và áp dụng.
II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM :

1.Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy, nơi tôi công tác có những ưu điểm, nhược điểm
và nguyên nhân sau:
* Ưu điểm:

2


Về phía nhà trường:
- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn là những người có năng lực quản lí và
năng lực chuyên môn tốt. Vì vậy có khả năng đánh giá giáo viên đúng với năng

lực sở trường của từng người. Do đó công tác phân công chuyên môn hàng năm
đều khá phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mỗi người.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho hai tổ chuyên môn được bổ
sung, tăng cường hàng năm, đặc biệt năm học 2017 – 2018 trường còn đầu tư 2
máy tính xách tay, máy chiếu đa năng cho 4/4 phòng học và 2/4 phòng học bộ
môn, có nối mạng cho tất cả các máy vi tính khai thác thông tin để không ngừng
cải thiện, nâng cao dần điều kiện làm việc cho giáo viên, học tập cho học sinh từ
đó mà nâng cao chất lượng dạy học.
Về giáo viên:
- Có trình độ đào tạo trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác
chuyên môn.
- Là giáo viên có tuổi đời, tuổi nghề đang ở độ chín, độ cống hiến được đào tạo
chính quy theo trình độ đại học.
- Nhiệt tình công tác, luôn có ý thức học hỏi các đồng nghiệp để trau rồi kiến
thức không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Có tinh thần cầu tiến, cần cù, chịu khó học hỏi nghiên cứu khoa học nghiêm túc
và thường xuyên.
Về học sinh:
- Học sinh của trường THCS... hầu hết là con em nông thôn nên các em có tính
cần cù chịu khó, biết vâng lời thầy cô. Đa số các em có tinh thần cầu tiến, ham
học hỏi và yêu thích môn học.
- Phụ huynh học sinh đã bắt đầu đầu tư thời gian cũng như kinh tế và chăm lo tới
việc học tập của con em.
* Nhược điểm:
- Trình độ các em không đồng đều, tính tự giác chưa cao, khả năng tư duy sáng
tạo của từng em còn hạn chế. Hơn thế nữa một số gia đình kinh tế còn khó khăn
nên thời gian đầu tư cho việc học tập của học sinh ở nhà còn ít, các em phải dành
thời gian phụ giúp gia đình hoặc đi làm thêm buổi trưa, buổi tối kiếm thêm tiền để
trang trải cuộc sống. Một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả phải chạy chợ,
buôn bán không có thời gian đôn đốc con em học tập, chưa kể học sinh là con em

của đối tượng này lại có tiền tiêu vặt nhiều,dễ xa đà vào các trò chơi điện tử, Pi-a..
- Hầu hết các em mới nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, do đó
khi gặp bài toán nâng cao thì hầu như các em không giải được hoặc may chăng

3


cũng chỉ giải được một số bài đơn giản, các em chưa biết phân loại dạng toán
cũng như dùng phương pháp gì để giải một cách triệt để.
- Số lượng học sinh giỏi huyện cấp tiểu học ít, chất lượng giải chưa cao, hơn nữa
số học sinh là người địa phương đạt giải học sinh giỏi cấp huyện không có. Một
bộ phận học sinh đạt học sinh giỏi huyện cấp tiểu học là con em của giáo viên
trong trường từ nơi khác đến sau khi được công nhận hoàn thành chương trình
cấp tiểu học được cha mẹ chuyển trường đi học theo gia đình ở các trường THCS
khác.
* Nguyên nhân: Khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh
cũng như việc ra đề kiểm tra về mảng kiến thức này còn khá khiêm tốn. Kết quả
bài làm của học sinh còn nặng tính may rủi.
2/Kết quả của thực trạng:
- Để thống kê năng lực tiếp thu bài của học sinh tôi dùng các hình thức như phát
vấn, trắc nghiệm rút ra một hiện tượng nổi bật. Học sinh trả lời rõ ràng mạch lạc
nhưng mang tính chất học vẹt chấp hành đúng nguyên bản, trong quá trình dạy để
kiểm tra việc thực hành ứng dụng của học sinh tôi đưa ra một số ví dụ thì học sinh
lúng túng ở các bài tập.
- Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường là phải nâng cao hơn
nữa chất lượng giảng dạy và có chỉ tiêu cụ thể giao đến từng giáo viên nên ngay
từ đầu năm học tôi đã cho các em làm một vài bài kiểm tra khảo sát chất lượng,
qua đó vừa đánh giá, vừa tìm hiểu được đối tượng học sinh.
- Trước thực trạng trên tôi đã điều tra khảo sát ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi Vật
lí 8 từ năm học 2014 – 2015; 2015 -2016; 2016 – 2017qua nhiều biện pháp đạt kết

quả như sau:
Bảng 1 - Kết quả khảo sát chất lượng ban đầu của các năm:
Năm học

Sĩ số

2014 -2015
2015- 2016
2016- 2017

4
3
3

Giỏi
SL
1
1
1

Khá
%
25
33.3
33.3

SL
2
2
1


%
50
66.7
33.3

Trung bình
SL
%
1
25
0
0
1
33.3

Căn cứ vào bảng 1 và qua kết quả chấm bài tôi thấy học sinh hiểu và giải các bài
toán Chuyển động cơ học còn rất mơ hồ, đa số các em không làm được.Những em
làm được thì lập luận không chặt chẽ hoặc thiếu căn cứ. Để khắc phục thực trạng
trên tôi đã có những giải pháp, các biện pháp để giải quyết vấn đề là:
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1. Giải pháp:
1.1. Khảo sát chất lượng học sinh để chọn học sinh khá, giỏi.

4


1.2.Lựa chọn tài liệu có liên quan đến phần bài tập này.
1.3. Lựa chọn các kiến thức cần cung cấp cho học sinh.

1.4. Xây dựng kế hoạch giảng dạy.
1.5. Tổ chức cung cấp các kiến thức đã chọn đến học sinh.
2. Các biện pháp:
2.1. Khảo sát chất lượng học sinh để thành lập đội tuyển:
- Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào chỉ tiêu
được giao nên hàng năm khi bắt đầu vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế
hoạch thành lập đội tuyển học sinh giỏi. Để chọn đúng đối tượng học sinh tôi đã
căn cứ vào các kết quả sau:
- Căn cứ vào kết quả thi học sinh giỏi huyện cấp tiểu học của trường tiểu học.
- Qua quá trình bản thân trực tiếp giảng dạy Vật lí các khối 6;7;8
- Căn cứ vào kết quả bài thi chọn học sinh giỏi các môn học (do nhà trường ra đề)
nhằm thành lập các đội tuyển học sinh giỏi của trường ngay từ đầu năm học cho
các đối tượng học sinh có năng lực, sở trường theo từng môn học. Riêng đối với
năm học 2016 - 2017 như sau:
ST
T

Họ và tên

Lớp

Con ông ( bà)

Thôn

Hoàn cảnh gia
đình

Đinh Viết Chiến
8 Đinh Viết Thắng

Buôn bán
4
Nguyễn Văn An
8 Nguyễn Văn Bình
Buôn bán
1
Nguyễn Đình Thưởng
8 Nguyễn Đình Nính
Con bệnh binh
7
Sau khi chọn được học sinh rồi tôi tiếp tục tìm hiểu hoàn cảnh gia đình,
năng lực sở trường ... của học sinh và tôi thu được kết quả từng năm theo mẫu
tổng hợp giống như năm học 2016 - 2017 là:
1
2
3

Năng khiếu sở trường của HS
Tổng số

Yêu
thích
môn Lí

Nhận biết vấn
đề nhanh

Cần cù
chịu khó


3

Nhanh- cẩu thả
trong trình bầy

Trình bầy
cẩn thận
-đẹp

3
2
1
2
1
Dựa vào kết quả điều tra trên tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể sau:
- Với học sinh hộ nghèo, con mồ côi tôi tìm tài liệu và hỗ trợ những đồ dùng cần
thiết phục vụ cho việc học tập của các em. Đồng thời động viên và khuyến khích
như chia xẻ những khó khăn thường ngày của các em giúp các em yên tâm hơn
trong học tập.
- Các em yêu thích môn Vật lí tôi gây hứng thú học tập cho các em bằng những
câu chuyện vui của những nhà Vật lí nổi tiếng trong và ngoài nước, những thành
công lớn của môn Vật lí để các em ngày càng yêu và ham học bộ môn hơn.
- Em nào nhận biết vấn đề nhanh tôi luôn đưa ra những vấn đề mới để kích thích
tư duy sáng tạo cho các em.

5


- Đối với các em trình bày cẩu thả tôi cho các em trình bày bài nhiều lần với
nhiều đề khác nhau và sửa từng lỗi nhỏ và trong từng buổi dạy từ cách trình bầy

trên bảng đến các em trình bầy trong vở, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các em
làm thế nào để trình bầy một bài có logíc, lập luận chặt chẽ và khoa học hơn.
- Những em trình bầy đẹp cẩn thận tôi tuyên dương trước lớp để các em phát huy
hơn nữa khả năng trình bầy của mình.
2.2.Lựa chọn tài liệu có liên quan :.
Bản thân giáo viên là người chủ động truyền đạt kiến thức, tôi luôn có ý thức
tìm đọc các tài liệu tham khảo trước hết là xây dựng tủ sách tham khảo cho mình
ngày càng nhiều sau đó là để cung cấp, giới thiệu học sinh cùng tham khảo và
đặc biệt để tích lũy kiến thức phục vụ trong quá trình công tác của mình. Đối với
dạng bài tập này, tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo đó là:
1. Sách giáo khoa Vật lí 6;8 của Bộ giáo dục và đào tạo
2. Sách bài tập Vật lí 8
3. Chuẩn kiến thức , kĩ năng môn Vật lí trung học sơ sở của Bộ giáo dục và đào
tạo.
4. 200 bài toán chọn lọc Vật lí
5.Tài liệu trên mạng Intenet trang Thư viện đề thi & kiểm tra/ dethiViolet/Vật
lí/Vật lí 8.
2.3. Lựa chọn các kiến thức cần cung cấp cho học sinh:
Sau khi tham khảo các tài liệu trên, tôi đã rút ra những đơn vị kiến thức mà
học sinh phải đạt được trước khi thực hành . Tôi dùng các phương pháp gợi mở,
vấn đáp để củng cố cho học sinh nắm vững dấu hiệu và một số kiến thức sau.
Thông qua các ví dụ thực tế hình thành cho các em khái niệm về chuyển động cơ
học , chuyển động đều, chuyển động không đều…cụ thể
a, Sự thay đổi vị trí của một vật so với các vật khác theo thời gian gọi là
chuyển động cơ học.
+ Một vật có thể coi là đứng yên so với vật này nhưng lại là chuyển động so
với vật khác.
b, Chuyển động thẳng đều là chuyển động trong đó vật đi được những
quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bất kỳ.
+ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc của vật có độ lớn

thay đổi theo thời gian.
c, Vận tốc của chuyển động thẳng đều cho biết mức độ nhanh hay chậm của
chuyển động và được đo bằng quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian:
v

s
t

Trong đó : s: Quãng đường đi được.(m,km)

6


t: Thời gian. (s, h)
v: Vận tốc: m/s ; km/h (1m/s =100cm/s =3,6km/h)
Véc tơ vân tốc v có: -Gốc đặt tại 1 điểm trên vật
-Hướng: trùng với hướng chuyển động
-Độ dài tỷ lệ với độ lớn của vận tốc theo 1 tỉ xích
tuỳ ý cho trước
d, Phương trình xác đinh vị trí của 1 vật:
0
A
x
* Các bước lập phương trình:
Chọn toạ độ gốc thời gian, chiều (+) của chuyển động
Viết phương trình: x = x0 ± vt
x: Vị trí của vật so với gốc tại thời điểm bất kỳ
x0 : Vị trí của vật so với gốc toạ độ tại t=0
“+”: Chuyển động cùng chiều dương
“ – “ : Chuyển động ngược chiều dương

* Hệ quả: Xuất phát cùng một điểm.
Nếu hai hay nhiều vật gặp nhau: x1 = x2 = … = xn
Nếu hai vật cách nhau một khoảng l: Xảy ra 2 trường hợp:
Cách nhau một khoảng l trước khi gặp nhau: x 2 – x 1 =l
Cách nhau một khoảng l sau khi gặp nhau: x1 – x 2 = l.
e, Vẽ đồ thị chuyển động của vật:
Bước 1: Lập phương trình, xác định vị trí của vật
Bước 2 : Lập bảng biến thiên.
Bước 3: Vẽ đồ thị
Bước 4: Nhận xét đồ thị ( nếu cần)
Tổng hợp vận tốc: Phương trình véc tơ v 13 = v12 + v23
Hệ quả
+ Nếu hai chuyển động này cùng chiều: v13 = v12 + v23
+ Nếu 2 vật chuyển động ngược chiều: v13 = v12  v23
+ Nếu 2 chuyển động có phương vuông góc: v132 = v122 + v 232
+ Nếu 2 chuyển động tạo với nhau 1 góc bất kỳ:
v132 = v 122 + v232+2v12v23 . cos 
Trong đó V12: vận tốc vật 1 so với vật 2
v23: vận tốc vật 2 so với vật 3
v13: vận tốc vật 1 so với vật 3
2.4: Xây dựng kế hoạch giảng dạy:

7


Được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, giáo viên
lên kế hoạch giảng dạy trong cả năm học và lên kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề
“Chuyển động cơ học,” trong 4 buổi thực hiện từ ngày 14 tháng 10 năm 2017 đến
ngày 14/11/2017.
Căn cứ vào mức độ tiếp thu của học sinh mà giáo viên đưa ra những phương

pháp, những bài toán từ dễ đến khó phù hợp với trình độ để học sinh dễ cảm nhận,
dễ tiếp thu làm cho học sinh không cảm thấy gò bó, sợ hãi khi học .
Tạo cho học sinh tính linh hoạt, không máy móc sử dụng một phương pháp có
lời giải nhanh nhất, trong các tiết học có liên quan.Trong mỗi bài kiểm tra có liên
quan đến chuyên đề, giáo viên đều ra 1 hoặc 2 bài tập nâng cao để phân loại và
khuyến khích học sinh khá giỏi tư duy thêm.
Khi soạn giáo án, tôi hướng dẫn học sinh xong mỗi dạng thì ra thêm một số
bài tập áp dụng.
2.5. Tổ chức cung cấp kiến thức đã học đến học sinh
Dạng 1: Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ chống của những câu sau đây sao
cho đúng nghĩa:
a, Khi .............. của 1 vật thay đổi theo thời gian so với .............. ta nói vật
ấy đang chuyển động so với vật mốc.
b, Khi vị trí của 1 vật .................., so với vật mốc ta nói vật ấy đang
……….. so với vật mốc đó.
Bài 2: Trong các trường hợp sau đây:
a, Viên sỏi được ném ra.
b, Một cánh hoa rơi trong không gian.
c, Một viên bi rơi từ trên cao xuống.
d, Chuyển động đầu van xe đạp quanh trụ của bánh xe.
e, Ngăn bàn được kéo ra.
Chỉ rõ trường nào là chuyển động thẳng, chuyển động cong và chuyển động tròn?
Bài 3: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động đều,
chuyển động không đều?
a, Chuyển động bay của 1 con chim
b, Chuyển động của xe máy khi bắt đầu khởi hành
c, Chuyển động của bánh xe với vận tốc không đổi
d, Chuyển động của đoàn tàu vào ga
Bài 4: Khi nói về chuyển động, hai học sinh phát biểu như sau:

- Học sinh A: Khi vị trí của vật A thay đổi so với vật B thì vật A đang
chuyển động so với vật B.

8


- Học sinh B: Khi khoảng cách của vật A so với vật B thay đổi, thì vật A
đang chuyển động so với vật B.
Theo em, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai? Tại sao?
Chú ý: Trong giải các bài tập trắc nghiệm học sinh cần nắm vững kiến
thức lí thuyết, chính xác tới từng từ để điền khuyết chính xác và hợp lí . Không
được tùy tiện trong quá trình giải bài tập. Đây là dạng bài tập củng cố lý thuyết
do đó học sinh cần nắm chắc lí thuyết.
Dạng 2: Lập công thức đường đi, công thức vị trí của vật.
Bài tập 1 : Hai xe cùng xuất phát từ hai thành phố A và B cách nhau 80 km , chúng
chuyển động cùng chiều nhau. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc v 1 = 40 km/h,
xe hai khởi hành từ B với vận tốc v2 = 50km/h ( Hai xe đều chuyển động thẳng đều ).
a, Tính khoảng cách giữa hai xe sau một giờ kể từ lúc xuất phát .
b, Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút xe thứ nhất đột ngột tăng tốc với vận tốc
v1’ = 60 km/h . Hãy xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau .
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
a, Vẽ hình biểu diễn vị trí cuả hai xe ở thời điểm khởi hành .
- Viết biểu thức đường đi của mỗi xe sau thời gian t, từ đó suy ra công thức định
vị trí của mỗi xe đối với A.
b, Vẽ hình biểu diễn vị trí cuả hai xe ở thời điểm sau khi xuất phát 1 giờ 30 phút.
- Viết biểu thức đường đi của mỗi xe sau thời gian 1 giờ 30 phút , từ đó suy ra
công thức định vị trí của mỗi xe đối với A.
- Lập phương trình tính thời gian hai xe gặp nhau kể từ lúc xe 1 tăng tốc.
- Xác định vị trí hai xe gặp nhau trong thời gian trên.

Giải:
a, Công thức xác định vị trí của hai xe :
Giả sử hai xe chuyển động trên đoạn đường thẳng AN
V1
V2
A
C
B
D
*Quãng đường mỗi xe đi được sau thời gian t = 1h là :
- Xe đi từ A: S1 = v1.t = 40.1 = 40 km
- Xe đi từ B: S2 = v2t = 50. 1 = 50 km
Sau 1 giờ thì khoảng cách giữa hai xe là đoạn CD ( Vì sau 1 giờ xe 1 đi
được từ A đến C, xe 2 đi được từ B đến D và lúc đầu hai xe cách nhau đoạn
AB = 80 km ) Nên :

9


CD = BD + AB – AC = S2 + S – S1 = 50 + 80 – 40 = 90 km
b.
V1

V1’
V2
V2’
A
C’
B
D’

E
Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút thì quãng đường mà hai xe đi được là :
- Xe 1 : S1 = V1 . t = 40 . 1,5 = 60 km
- Xe 2 : S2 = V2 . t = 50. 1,5 = 75 km
Khoảng cách giữa hai xe lúc đó là đoạn C’D’. Ta có :
C’D’ = S2 + S – S1 = 75 + 80 – 60 = 95 km.
Khi xe 1 tăng tốc với V1’ = 60 km/h để đuổi kịp xe 2 thì quãng đường mà hai xe đi
được là :
- Xe 1 : S1’ = V1’ . t = 60 . t
- Xe 2 : S2’ = V2’ . t = 50 .t
Khi hai xe gặp nhau tại E thì :
S1’ = C’D’ + S2’
<=> S1’ – S2’ = C’D’
Hay : 60 t – 50 t = 95
<=> 10t = 95 => t = 95/10 = 9,5 ( giờ )
Vị trí gặp nhau cách A một khoảng l (km) . Ta có :
l = S1’ + S1 ( Chính là đoạn AE )
Mà S1’ = V1’.t = 60 .9,5 = 570 km
Do đó : l = 570 + 60 = 630 km
Vậy sau 9,5 giờ kể từ lúc hai xe gặp nhau thì vị trí gặp nhau cách A một đoạn
đường là 630 km.
Bài tập 2 :Lúc 7 giờ một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ cách anh ta
20 km. Cả hai người đều chuyển động đều với vận tốc là 16km/h và 6km/h. Tìm
vị trí và thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
- Vẽ hình biểu diễn vị trí mà hai người khởi hành và quãng đường mà họ đi được
trong thời gian t
- Thiết lập công thức tính quãng đường của hai người
- Xác định thời gian mà người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ

- Xác định vị trí hai người gặp nhau
Giải :
V1
V2
M
N
I
Gọi vận tốc và quãng đường mà người đi xe đạp là V1 , S1

10


Gọi vận ttốc và quãng đường mà người đi bộ là V2 , S2
Ta có :
Người đi xe đạp đi được quãng đường là : S1 = V1.t
Người đi bộ đi được quãng đường là : S2 = V2. t
Khi người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ thì hai người sẽ gặp nhau tại I
Hay : MI = MN + NI
 S1 = S + S2  V1.t = S + V2 .t
 ( V1 - V2 )t = S => t = S/(V1 - V2 ) => t = 20/(16-6) = 2 giờ )
Vì xe đạp khởi hành lúc 7 giờ nên thời điểm mà hai người gặp nhau là :
t' = 7 + t = 7 + 2 = 9 giờ hay t' = 9 giờ 0 phút
Vị trí gặp nhau cách M khoảng MI :
MI = S1 = V1.t = 16 . 2 = 32 km
Vậy vị trí mà hai người gặp nhau cách M một khoảng là 32 km.
Chú ý: Trong các bài toán dạng này học sinh cần chú ý đến chuyển động
thuộc loại nào trong các loại: chuyển động từ cùng một địa điểm, chuyển động từ
hai địa điểm khác nhau, chuyển động cùng chiều, chuyển động ngược chiều để từ
đó lập công thức đường đi, công thức vị trí của vật.
Dạng 3: Vẽ đồ thị đường đi, ý nghĩa giao điểm của đồ thị:

Bài tập : Tại hai điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 30 km có hai xe
cùng khởi hành một lúc, chạy cùng chiều Ađến B. Xe ô tô khởi hành từ A với vận tốc
45 km/h. Sau khi chạy được nửa giở thì dừng lại nghỉ 1 giờ, rồi tiếp tục chạy với vận
tốc 30km/h. Xe đap khởi hành từ B với vận tốc 15km/h.
a, vẽ đồ thị đường đi của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ.
b, căn cứ vào đồ thị này xác định thời điểm và vị trí lúc hai xe đuổi kịp nhau.
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
a. Viết biểu thức đường đi của mỗi xe
- Lập bảng biến thiên của đường đi s theo thời gian t kể từ vị trí khởi hành .
- Vẽ hệ trụ toạ độ SOt có gốc toạ độ O trùng với A; gốc thời gian là lúc hai xe
xuất phát.
- Căn cứ vào bảng biến thiên, biểu diễn các điểm thuộc đồ thị lên hệ trục toạ
độ( chỉ cần xác định hai điểm). Nối các điểm này lại ta được đồ thị
b, Từ điểm giao nhau chiếu xuống trục hoành Ot ta được thời điểm hai xe đuổi
kịp nhau, chiếu xuống trục tung OS ta được vị trí hai xe đuổi kịp nhau cách A là
bao nhiêu.
Giải:

11


a, Vẽ đồ thị đường đi của hai xe:Đường đi của hai xe từ điểm xuát phát:
- Xe ô tô, tính từ A
 1 giờ đầu: s1 = v1t = 45. 0.5 = 22.5 km
 1 giờ nghỉ: s1 = 22.5 km
Sau t giờ tiếp theo : s1= 22.5 +v1 / t = 22.5 + 30.t
- Xe đạp, đi từ B:
s2 = 30+ 15t .
Bảng biến thiên:

t(h)
0
0.5
1.5
2.5
s1km)
0
22.5
22.5
52.5
s2(km)
30
37.5
52.5
67.5

3.5
82.5
82.5

S(km)

I

30

t(h)
b, Thời điểm và vị trí đuổi kịp nhau:
Nhìn vào đồ thị ta thấy giao điểm I của hai chuyển động có toạn độ (3.5;82.5).
Vậy khi hai xe gặp nhau từ lúc sau khi xuất phát 3.5 giờ. Vị trí gặp nhau cách A

là 82.5 km và cách B là 52.5 km
Chú ý: Trong dạng bài tập này cần chú ý:
- Hai chuyển động ngược chiều ở hai địa điểm cách xa nhau.
- Khi vẽ đồ thị của các chuyển động nếu có vật nào đó tạm nghỉ.

12


- Tìm mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán để thực hiện theo trình
tự các bước là:
Bước 1: Lập công thức đường đi của các vật;
Bước 2: Lập bảng giá trị biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 3: Vẽ đồ thị
Bước 4: Nhận xét
Dạng 4: Tính vận tốc trung bình.
Tính vận tốc trung bình của một vật trong hai trường hợp sau:
a, Nửa thời gian đầu vật chuyển động với vận tốc v 1, nửa thời gian sau vật chuyển
động với vận tốc v2.
b, Nửa quãng đường đầu vật chuyển động với vận tốc v 1 , nửa quãng đường sau vật
chuyển động với vận tốc v2.
c, So sánh vận tốc trung bình trong hai trường hợp câu a) và b).
áp dụng : v1 = 40km/h, v2 = 60km/km
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
s  s  ....  s

1
2
n
a, Dựa vào công thức vận tốc trung bình đã học vtb  t  t  ...  t

1
2
n

để tính các quãng đường vật đi được s1 , s2 và s trong nửa thời gian đầu, nửa
thời gian sau và cả thời gian t, kết hợp 3 biểu thức s 1,s2 và s3 ở trên trong mối
quan hệ s = s1 + s2 để suy ra vận tốc trung bình va
b, Dựa vào công thức v=

s
để tính các khoảng thời gian, t 1, t2 và t mà vật đi nửa
t

quãng đường đầu, nửa quãng đường sau và cả quãng đường. Kết hợp ba biểu
thức t1, t2 và t trong mối quan hệ t = t1 + t2 để suy ra vận tốc trung bình của vb
c, Ta xét hiệu va – vb.
Giải:
a) Tính vận tốc trung bình va:
Quãng đường vật đi được.
- Trong nửa thời gian đầu:

s1 = v1..

t
2

(1)

- Trong nửa thời gian sau:


s 2 = v2

t
2

(2)

- Trong cả khoảng thời gian: s = va . t

(3)

13


Ta có:

s = s1 + s2

(4)

Thay (1), (2) , (3) vào (4) ta được:
va . t = v1.

t
t
v v
+ v2 .  va = 1 2 (a)
2
2
2


b Tính vận tốc trung bình vb
Thời gian vật chuyển động:
s

- Trong nửa quãng đường đầu : t1 = 2v
1
s

(5)

- Trong nửa quãng đường sau:

t2 = 2v
2

- Trong cả quãng đường:

t = v
b

(7)

Ta có:

t = t1 + t2

(8)

s


(6)

Thay (5), (6), (7) vào (8) ta được:
s
s
s
2v v
� vb  1 2 (b)
=
+
v1  v2
vb
2v1
2v2

c, So sánh va và vb
Xét hiệu:

2v1v2
(v1  v2 ) 2
(v1  v2 ) 2
4v1v2
v1  v2

0
va – vb =
– v v =
=
2(v1  v2 ) 2(v1  v2 )

2(v1  v2 )
2
1
2

Vậy va > vb
Dấu bằng xảy ra khi : v1 = v2
áp dụng số ta có: va =

40  60
= 50km/h
2

vb =

2.40.60
=48km/h
40  60

Chú ý: Trong dạng bài toán về vận tốc trung bình còn có nhiều loại:
- Loại trên quãng đường đã cho chia thành nhiều đoạn đường nhỏ khác nhau;
- Loại trong thời gian chuyển động chia thành nhiều khoảng thời gian.
Vậy khi giải dạng bài tập này ta cần nắm và vận dụng tốt công thức
vtb 

s1  s2  ....  s n
sau đó phân tích từng đoạn ứng với từng khoảng thời gian để
t1  t2  ...  tn

lập mối quan hệ của các đại lượng sau đó thay vào công thức để tính toán.


14


Dạng 5: Hợp vận tốc cùng phương.
Bài 1 :Hai bến A,B của một con sông thẳng cách nhau một khoảng AB= S. Một ca
nô xuôi dòng từ A đến B mất thời gian là t 1, còn ngược dòng từ B đến A mất thời gian
là t2. Hỏi vận tốc v1 của ca nô và v2 của dòng nước ? Nếu tắt máy để cho ca nô trôi
theo dòng nước từ A đên B thì mất thời gian t là bao nhiêu? áp dụng : S = 60km, t 1 =
2h, t2 = 3h.
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
a, áp dụng công thức hợp vận tốc: v = v1 +v2 trong trường hợp, v1 và v2 cùng
phương , cùng chiều lúc xuôi dòng, để lập hệ phương trình hai ẩn số.
b, Ngoài hai phương trình lúc xuôi dòng và lúc ngược dòng như câu a, ơ đây còn
phải lập thêm một phương trình lúc ca nô trôi theo dòng nước. Giải hệ 3 phương
trình ta tính được thời gian t.
Giải:
a, Tính vận tốc v của ca nô và v2 của dòng nước:
Vận tốc ca nô đối với bờ sông:
- Lúc xuôi dòng:

s

v= v1 +v2 = t
1

(1)

s


- Lúc ngược dòng: v/ = v1 – v2 = t
2

(2)

Lấy (1) cộng (2) theo vế, ta có:
2v1 

s s
1 �s s �
 � v1  . �  �
t1 t2
2 �t1 t2 �

(3)

Từ (1) suy ra:
v2 

1 s s
s
s 1 s s
 v1   (  )  (  )
t1
t1 2 t1 t2
2 t1 t2

(4)


1 60 60
 )  25 (km/h)
2 2
3

Thay số: v1  (

1 60 60
v2  ( 
) 5 (km/h)
2 2
3

b, Nếu tắt máy thời gian ca nô trôi theo dòng nước từ A đến B là:
s

60

t = v  5  12(km / h)
2

15


Bài 2 :Một người chèo một con thuyền qua sông nước chảy. Để cho thuyền đi theo
đường thẳng AB thẳng góc với bờ người ấy phải luôn chèo để hướng con thuyền đi
theo đường thẳng AC.Biết sông rộng 400m, thuyền qua sông hết 8 phút 20 giây, vận
tốc của thuyền đối với nước là1m/h.
Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông.
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến

thức có liên quan sau:
- Biểu diễn các véc tơ vận tốc:

C

B

v1 của thuyền đối với nước
v2 của nước đối bờ sông
v của thuyền đối với bờ sông lên hình vẽ
-

áp dụng công thức: v= v1 +v2 cho trường

hợp v1vuông góc với v2 ta có v2 = v12+ v2 2
- Áp dụng : v =

AB
t

- Giải hệ phương trình ta tính được v2
Giải:
Gọi véc tơ v1 vận tốc của thuyền đối với nước, véc tơ v2 là vận tốc của dòng
nước đối với bờ sông, véc tơ v là vận tốc của thuyền đối với bờ, ta có:
v = v1+ v2
Các véc tơ v, v1 , v2 được biểu diễn như sau:
Ta có : véc tơ v vuông góc với véc tơ v2 nên về độ lớn v1 ,v và v2 thoả
mãn: v12 = v2 + v22
Mặt khác ta có: v =


(1)
AB
t

C

B

Thay v1= 1m/s, v = 0,8m/s vào (1) ta có:
12 = 0,82 + v22

v1

v22 = 12 – 0,82 = 0,62

v2
A

Vậy : v2 = 0,6m/s
( Chú ý: có thể giải thích bằng cách)
AC = v1.t

16

v1


CB =
v2 =


AC 2  AB 2

CB
t

Sau khi tìm hiểu phương pháp vận dụng giải 1 số bài tập cơ bản nhất. Học
sinh có thể làm rõ 1 số bài tập củng cố cho mỗi dạng bài tập để khắc sâu , hiểu và
ghi nhớ các dạng bại tập chuyển động cơ học trong thực tế.
Bài 3:Hai đoàn tầu chuyển động đều trong sân ga trên hai đường sắt song song
nhau. Đoàn tầu A dài 65 mét, đoàn tầu B dài 40 mét.
Nếu hai tầu đi cùng chiều, tầu A vượt tầu B trong khỏng thời gian tính từ
lúc đầu tầu A ngang đuôi tầu B đến lúc đuôi tầu A ngang đầu tầu B là 70 giây
Nếu hai tầu đi ngược chiều thì từ lúc đầu tầu A ngang đầu tầu B đến lúc
đuôi tầu A ngang đuôi tầu B là 14 giây
Tính vận tốc của mỗi tầu.
Để làm tốt dạng toán này học sinh cần nắm vững và huy động các kiến
thức có liên quan sau:
- Vẽ sơ đồ biểu diễn sự chuyển động hai trường hợp đi cùng chiểu và đi ngược
chiều của hai tầu
- Xác định quãng đường mà hai tầu đi được trong thời gian t1 = 70 giây và t2 =
14 giây
- Thiết lập công thức tính vận tốc của hai tầu dựa trên cơ sở của chiều dài hai
tầu và thời gian đó
- Lập và giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số
Giải :
* Khi hai tầu đi cùng chiều . Ta có :
SB
A
lA


A
B
lB

B
SA

- Quãng đường tầu A đi được : SA = VA . t
- Quãng đường tầu B đi được : SB = VB .t
Theo hình vẽ : SA - SB = lA + lB <=> ( VA – VB )t = lA + lB
lA + l B
=> VA – VB =
= 1,5 ( m/s )
t

17

(1)


* Khi hai tầu đi ngược chiều . Ta có :
SA
A
B
SB
A
B
lA + l B
- Quãng đường tầu A đi được là : SA = VA . t’
- Quãng đường tầu B đi được là : SB = VB .t’

Theo hình vẽ ta có : SA + SB = lA + lB hay ( VA + VB ) t’ = lA + lB
lA + l B
=> VA + VB =
= 7,5 ( m/s )
(2)
t’
Từ ( 1 ) và ( 2 ) . Ta có hệ phương trình :
VA – VB = 1,5
( 1’ )
VA + VB = 7,5
( 2’ )
Từ ( 1’ ) => VA = 1,5 + VB thay vào ( 2’ )
( 2’) <=> 1,5 + VB + VB = 7,5
<=> 2 VB = 6 => VB = 3 ( m/s )
Khi VB = 3 => VA = 1,5 + 3 = 4,5 ( m/s )
Vậy vận tốc của mỗi tầu là : Tầu A với VA = 4,5 m/s
Tầu B với VB = 3 m/s.
Chú ý: Bài tập cộng vận tốc còn có những dạng khác như
- Người đi trên thang cuốn chuyển động
- Một chuyển động song song với đường ray có tàu đang chuyển động
Khi giải dạng bài tập này cần chú ý các trường hợp
- Chuyển động cùng chiều thì vận tốc tương đối cả hai chuyển động là v = v1  v2
- Chuyển động ngược chiều thì v= v1  v2
Bài tập vận dụng:
1.Một người đi xe đạp và một người đi bộ cùng xuất phát lúc 7h tại đầu A trên
một con đường thẳng AB dài 15km. Khi đi đến đầu B người đi xe đạp quay ngược
lại và gặp người đi bộ tại C cách A 7km lúc 8h30ph.
a. Biểu diễn véc tơ độ dời của 2 người trong khoảng thời gian nói trên. Tỉ xích
1cm = 1km
b. Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung bình của mối người?


18


2.Một xe chuyển động từ A về B. Trong 3/4 quãng đường đầu, xe chuyển động
với vận tốc v1. Quãng đường còn lại xe chuyển động trong thời gian 10 phút với
vận tốc v2 = 24km/h. Biết vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là v
= 32km/h, tính v1.
3. Một xe chuyển động từ A về B. Trong thời gian đầu vận tốc của xe là v1 =
45km/h, thời gian còn lại xe chuyển động với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để vận
tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB là v = 48km/h
4.Một ô tô khởi hành từ Hà Nội vào lúc 8h sáng, chạy theo hướng đi Bắc Ninh với
vận tốc không đổi 60km/h. Sau khi đi được 45 phút, xe dừng 15ph rồi tiếp tục
chạy với vận tốc không đổi như lúc đầu. Lúc 8h30ph sáng một ô tô thứ 2 khởi
hành từ Hà Nội đuổi theo xe thứ nhất với vận tốc không đổi 70km/h.
a. Vẽ đồ thị tọa độ- thời gian của mỗi xe?
b. Hai xe gặp nhau lúc nào và ở đâu
IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG

1. Đối với hoạt động giáo dục:
Với phương pháp dạy gắn lý thuyết vào bài tập và gắn bài tập với thực tế
cuộc sống chuyển động giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách độc lập tích
cực và sáng tạo. Do đó học sinh hứng thú hiểu bài sâu sắc từ đó vận dụng linh
hoạt nâng cao. Qua đối chứng và kinh nghiệm bằng các bài test ,các bài khảo sát
tôi thấy chất lượng học sinh trong đội tuyển Vật lý và lớp bồi dưỡng khi học phần
chuyển động co học này được nâng lên rõ rệt. Các em đã biết tự củng cố ôn luyện
các kiến thức bài tập biết phối hợp kiến thức vào thực hành giải bài tập
Cụ thể qua học sinh:
HS đạt giải cấp

Giỏi
Khá
Số
huyện
Năm học
lượng
SL
%
SL
%
SL
%
4
2014- 2015
3
75
1
25
2/3
66.66
3
2015 - 2016
2
66.66
1
33.33
2/2
100
3
2016 - 2017

2
66.66
1
33.33
2/2
100
2. Đối với giáo viên:
+ Phải nỗ lực, vượt khó , nắm vững kiến thức trong tâm để có đủ năng lực
xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt một cách khoa học. Yêu cầu.
+ Nắm bắt kịp thời đổi mới phương pháp trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Luôn tìm tòi những dạng bài mới thông qua việc sưu tầm tài liệu tham
khảo nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

19


+ Khuyến khích học sinh, tạo niềm say mê, hứng thú cho học sinh, có
hướng “mở” về kiến thức giúp cho học sinh có “yêu cầu” tự đọc sách tự khai thác.
3.Đối với nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh khá giỏi lớp 8
làm bài tập phần “Chuyển động cơ học” – Vật lí 8,có thể áp dụng cho công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi các lớp 8,9 bậc THCS . Là tài liệu tham khảo nâng cao
chuyên môn cho giáo viên vật lý bậc THCS.
PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
- Bồi dưỡng học sinh mũi nhọn là nhiệm vụ quan trọng của người giáo
viên. Nhằm phát hiện nuôi dưỡng tài năng cho đất nước. Đẩy mạnh sự nghiệp
phát triển giáo dục . Đáp ứng mục tiêu : Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới.
- Kinh nghiệm rút ra từ sáng kiến này có thể áp dụng cho công tác bồi

dưỡng học sinh giỏi các lớp 8,9 bậc THCS . Giúp hệ thống hoá cho các em
những kiến thức cơ bản 1 cách có hệ thống, sâu rộng, phát triển tư duy vật lý.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy phần chuyển động cơ học được nêu ra
trong đề tài này có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Tuỳ theo
từng vùng , miền từng đối tượng học sinh mà người giáo viên có thể áp dụng khác
nhau: cho phù hợp.
- Đề tài này đã được Hội đồng khoa học nhà trường thẩm định đưa ra áp
dụng và bước đầu đạt hiệu quả. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp
xây dựng của lãnh đạo và bạn đọc để vận dụng đạt kết quả cao hơn.
II. KIẾN NGHỊ:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, tôi mạnh dạn có 1 số ý kiến
đề xuất như sau:
+ Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên này.
+ Có chế độ về thời lượng dạy đại trà phù hợp với GV bồi dưỡng đội
tuyển.
+ Tạo điều kiện khích lệ nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Thọ Xuân, ngày 26 tháng 3 năm 2018
Người viết

20


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I : MỞ ĐẦU

TRANG

I. Lí do chọn đề tài


1

II. Mục đích nghiên cứu

1

III. Đối tượng nghiên cứu

1

IV. Phương pháp nghiên cứu

2

V. Những điểm mới của sáng kiến

2

PHẦN HAI : NỘI DUNG

2

I. Cơ sở lí luận của sáng kiến

2

II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2


nghiệm
1. Thực trạng

2

2. Kết quả thực trạng

4

III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

4

1. Giải pháp

4

2.Các biện pháp

5

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

19

1. Đối với hoạt động giáo dục
2. Đối với giáo viên


19

3. Đối với nhà trường

19

PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

20

I. Kết luận

20

II. Kiến nghị

20
20

21


22



×