Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN vận dụng kiến thức văn học để dạy hiệu quả một số bài sinh học 6 cho học sinh trường THCS nga an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.93 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Nội dung

Trang
1. Mở đầu
1


1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2
1.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
3
nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
3
2.2.2. Khó khăn
3
2.2.3. Nguyên nhân của khó khăn
4
2.3. Kết quả của thực trạng
4
2.4. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

5
2.4.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng kiến
5
thức Văn học
2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với
7
nội dung bài học
2.4.3. Vận dụng kiến thức Văn học vào một vài bài dạy sinh học
8
cụ thể
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
11
3. Kết luận và kiến nghị
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
14

1


1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại là đào tạo
những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông, tuỳ theo đặc trưng
của mình, đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày
12 tháng 8 năm 2011 khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học

cần: “… chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của
giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ
chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí (…) phát huy tính tích
cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong
tổ chức dạy học (…) Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa;
bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học
sinh”. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học
cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp
dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích
cực của phương pháp dạy học hiện có kết hợp với lối tư duy mới. Tuy vậy để
nâng cao được chất lượng dạy học chúng ta phải xem xét quá trình dạy học là
một tổng thể thống nhất, dưới sự tác động qua lại biện chứng của tất cả các yếu
tố chi phối nó. Qua nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học cấp THCS ta nhận thấy
cách viết, cách trình bày về kiến thức không chỉ qua kênh chữ mà nó còn chứa
ẩn trong kênh hình, qua các câu hỏi và bảng biểu của bài. Học sinh cần được tự
giải quyết những vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy với cách
dạy truyền thống, khi lên lớp giáo viên giảng giải cung cấp kiến thức, học sinh
lắng nghe, ghi những kiến thức thầy định sẵn không còn phù hợp. Xuất phát từ
mục đích của quá trình giáo dục, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tự
bày tỏ ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc nảy sinh trong khi học tập, trước giờ
lên lớp người giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu, nội dung bài học và
đặc biệt chú trọng lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để trong quá trình học
tập giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng các hoạt động nhận thức, còn học
sinh là người chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình nhận thức. Những
phương pháp thuyết trình, đàm thoại... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học.
Điều cốt yếu là phải lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với
nội dung bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú
ý vận dụng kiến thức liên môn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và phát
triển tư duy, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong
việc tiếp thu và xử lí thông tin, tạo cho các em cơ hội làm quen với việc giải

quyết những công việc cụ thể trong đời sống.
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở bậc THCS và tầm quan trọng được
nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng ca dao,
tục ngữ, thành ngữ và thơ là hướng làm mới, tác động tích cực tới bản thân giáo
viên và ảnh hưởng tốt đối với học sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả
năng hoạt động và mức độ nhận thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm
2


tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với
thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Các nguồn kiến thức trên
chỉ tận dụng các từ khóa để tạo nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái
quát kiến thức bằng một vài dòng thơ. Cách làm này thực sự là một phương
pháp ghi chép sáng tạo và hiệu quả bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp học sinh
sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn tổng thể về
những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý nghĩa đó, tôi xin
được góp một tiếng nói nhỏ về “Vận dụng kiến thức Văn học để dạy hiệu
quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh trường THCS Nga An”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Để áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm gây hứng thú cho các em khi
học các tiết lý thuyết trong chương trình Sinh học đầu cấp THCS, giúp các em
học sinh dễ dàng hơn và nhớ kiến thức lâu hơn, khoa học hơn, logic hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích hợp - liên môn vào dạy các bài
Sinh học là đổi mới phương pháp dạy học - trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện
nay.
- Khách thể nghiên cứu:
Là Bộ môn Sinh học THCS và trình độ, năng lực của học sinh đang học
khối lớp 6 trường THCS Nga An.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Khi đưa vào nghiên cứu và xây dựng đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm này
tôi đã vận dụng các phương pháp chính sau đây:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định đọc lập.
- Phương pháp vận dụng kiến thức Văn học vào bài dạy sinh học cụ thể
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm.
1.4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Thống kê kết quả học tập của học sinh qua kết quả đánh giá.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 - 1998), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 - 1999).
Trong luật giáo dục cũng đã chỉ rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
3


huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là
hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Thực hiện công văn số 1506/SGDĐT-GDTrH ngày 21/8/2014 của Sở

GDĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo Nga Sơn cũng hướng dẫn các trường một số
nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm:
Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải
quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết
và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy
học theo phương châm "học đi đôi với hành"; Góp phần đổi mới hình thức,
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự
tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Ngành Giáo dục đã cải tiến và đầu tư nhiều cho đổi mới phương pháp dạy
học nhằm mang đến luồng gió mới, nguồn sinh khí mới nhưng thực tế lại có vẻ
diễn ra chưa như mong muốn. Chúng ta không thể phủ nhận sự khác biệt tích
cực mà phương pháp dạy học mới mang lại, càng không thể quy hoàn toàn trách
nhiệm cho học sinh vì thiếu ý thức, chểnh mảng trong học tập dẫn đến kết quả
học tập chưa cao. Vậy phải chăng còn lại lí do: một bộ phận trong số chúng ta đã
vận dụng nhưng chưa đúng hoặc chưa triệt để, chưa linh hoạt phương pháp dạy
học tích cực? Trong quá trình thực hiện, tôi đã thấy có một số thuận lợi và
khó khăn như sau:
2.2.1. Thuận lợi
- Việc áp công nghệ thông tin cùng với việc áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực đã phần nào phá huy tính tự giác, chủ động của học sinh trong lĩnh
hội tiếp nhận tri thức.
- Đa số học sinh THCS Nga An đều chăm ngoan, chịu khó học hỏi, tìm tòi
kiến thức.
- Nhà trường luôn có sự phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh và các
tổ chức, cơ quan đoàn thể ở địa phương.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để giáo
viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2.2. Khó khăn
- Học sinh tiếp thu thụ động và tỏ ra nhàm chán và cảm thấy khó tiếp thu
bài học
- Học sinh thường nghi nhớ máy móc, học vẹt và nhiều em không chịu học
bài ở nhà
- Khả năng về kiến thức xã hội và năng khiếu văn chương riêng của từng
người không phải ai cũng có.
4


- Giáo viên chưa thật tích cực đầu tư trí tuệ, công sức của mình vào bài
giảng.
- Học sinh trường THCS Nga An đa phần là con nhà nông nên phụ huynh
chưa thực sự quan tâm tới việc học tập của con em mình.
2.2.3. Nguyên nhân của khó khăn
Trong việc học Sinh học hiện nay, không ít học sinh tỏ ra nhàm chán và
cảm thấy khó khăn khi tiếp thu bài học. Công việc của chúng ta là phải làm sao
để mỗi giờ dạy học Sinh học là một giờ học mở, sinh động, học sinh đón nhận
kiến thức một cách hứng thú để các em được cuốn hút mình vào trong giờ học.
Một trong những phương pháp để tạo nên sự khác biệt tích cực chính là đổi mới
cách khai thác nội dung bài học, mà trước hết là cách ghi của học sinh. Học sinh
của chúng ta đã quen ghi theo từng dòng, từ trái sang phải và ghi nhớ máy móc,
học vẹt. Cách ghi nhớ này đảm bảo cơ bản kiến thức nhưng gây lãng phí thời
gian, khiến học sinh mệt mỏi và chắc chắn không có tác dụng hoàn toàn tích cực
bởi nếu cách ghi này thật sự đem lại lợi ích như mong muốn thì nhiều học sinh
đã không gặp khó khăn trong việc ghi nhớ bài. Trong khi đó, ghi nhớ bằng
những câu thơ có vần điệu giúp bản thân người dạy có hứng thứ và người học
tiết kiệm được thời gian trong mỗi tiết học vì nó chỉ tận dụng các từ khóa, các
hình ảnh có chất thơ, những mạch liên hệ lô- gíc và một khối lượng kiến thức
lớn có thể dễ dàng được cô đọng chỉ trong một vài đơn vị từ ngữ mà không bỏ

sót những thông tin quan trọng. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều giáo viên chưa
chưa chịu khó hoặc còn lúng túng không biết để làm sao cho học sinh ghi nhớ
kiến thức dễ dàng nhất. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
- Đây là một cách làm mới của một số ít cá nhân. Khả năng về kiến thức xã
hội và năng khiếu văn chương riêng của từng người không phải ai cũng có.
- Giáo viên chưa thật tích cực đầu tư trí tuệ, công sức của mình vào bài
giảng.
Câu nói: “Người thầy giáo bình thường truyền đạt chân lí, người thầy giáo
giỏi dạy cách tìm ra chân lí” là hoàn toàn chính xác. Một trong những hướng
tích cực mà chúng ta có thể khai thác để học sinh “tìm ra chân lí” trong giờ dạy
học Sinh học và cả ở các bộ môn khác đó là người giáo viên cần có sự đầu tư,
chuẩn bị, biết vận dụng những nguồn kiến thức sinh động sẵn có và biết tìm tòi,
đổi mới, tự làm những đồ dùng dạy học phù hợp. Vận dụng và phát huy thế
mạnh của văn chương trong dạy học Sinh học là một gợi ý thiết thực giúp chúng
ta có khả năng đạt được mục đích ấy.
2.3. Kết quả của thực trạng
Thông qua điều tra, khảo sát và qua quá trình dạy học, tôi đã thống kê thực
trạng về thái độ học tập và học lực của học sinh đối với môn Sinh học 6 ở các
lớp tôi phụ trách của trường THCS Nga An trước khi vận dụng sáng kiến kinh
nghiệm này như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 6

(Thông qua phiếu điều tra và thực trạng học sinh đầu năm học 2018- 2019)
5


Thái độ học tập của học sinh
Lớp


Sĩ số

6A

35

Chưa tích cực
SL
TL %

Tích cực
SL
TL %

Rất tích cực
SL
TL %

14

16

05

45.7

59.9

14.2


KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC 6

(Thông qua bài khảo sát chất lượng đầu năm học 2018- 2019)
Học lực của học sinh
Lớp

Sĩ số

6A

35

Yếu, kém
SL
TL %

Trung bình
SL
TL %

Khá
SL
TL %

Giỏi
SL
TL %

14


11

06

04

40.1

31.4

17.1

11.4

Kết quả trên cho thấy: Đầu học kì 1, năm học 2018 - 2019 ở khối lớp 6:
* Về thái độ học tập:
+ Tỉ lệ học sinh chưa tích cực học tập môn Sinh học chiếm tới 45.7%
+ Tỉ lệ học sinh tích cực và thực sự hứng thú học tập môn Sinh học chỉ có
59.9 % Trong đó, học sinh rất tích cực học môn Sinh học chỉ là 14.2%.
* Về chất lượng học tập của học sinh:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Sinh học chiếm tới 40.1%.
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi chỉ đạt 28.5%
Số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn còn cao, số học sinh
còn ngại hoặc chưa tích cực trong giờ học Sinh học còn nhiều. Đây là điều
những người làm giáo dục chúng ta đều trăn trở. Từ thực trạng đã nêu, với mong
muốn công việc của mình đạt kết quả tốt hơn, tôi đã cố gắng học hỏi, đúc rút
kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp để xây dựng và hoàn thành bản Sáng
kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài
Sinh học 6 cho học sinh trường THCS Nga An”. Hi vọng đây sẽ là một sáng kiến

kinh nghiệm hữu ích, hỗ trợ tích cực về phương diện nào đó đối với các đồng
chí, đồng nghiệp đang giảng dạy môn Sinh học như tôi.
2.4. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng kiến thức Văn học
Khảo sát nội dung các bài học có thể vận dụng thơ để đưa vào bài dạy là
một bước rất quan trọng bởi một bài học bao giờ cũng tập trung xoay quanh một
phạm vi kiến thức cụ thể nào đó. Không xác định được trọng tâm của bài thì
không thể bám sát kiến thức trong suốt cả một bài dạy cũng như không giải
quyết được vấn đề đặt ra trong bài học ấy. Trọng tâm kiến thức mà chúng ta cần
hướng dẫn học sinh khai thác chính là trung tâm mà chúng ta cần khai thác để
học sinh ghi nhớ, nắm vũng. Khi vận dụng, giáo viên có thể xác định trọng tâm
của nội dung kiến thức thông qua sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng, thông qua sách giáo viên, các tài liệu tham khảo và phần ghi nhớ sau mỗi
bài học. Bản thân tôi đã khảo sát ở chương trình Sinh học 6. Tôi nhận thấy một
số tiết có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, thơ và câu đố vào bài.
Chẳng hạn như:
Bài
Tên bài
Nguồn kiến thức có thể vận dụng
6


1

Đặc điểm của cơ
thể sống (trang 5,
Sinh học 6, SGK)

* Gọi là gì?
Trao đổi chất với môi trường

Lớn lên, sinh sản- tên thường gọi chi?
(Đáp án: Cơ thể sống)

* Đố là gì?
3

Đặc điểm chung
của thực vật (trang
10, Sinh học 6,
SGK)

Tự tổng hợp chất hữu cơ
Thường không di chuyển vật vờ đi đâu.
Phản ứng chậm chứ không mau
Với những kích thích từ lâu bên ngoài?
(Đáp án: Thực vật)

* Đố em:
4

11

13

25

Có phải tất cả thực
vật đều có hoa?
(trang 13, Sinh học
6, SGK)

Sự hút nước và
muối khoáng của rễ
(trang 35, Sinh học
6, SGK)
Cấu tạo ngoài của
thân (trang 43, Sinh
học 6, SGK)
Biến dạng của lá
(trang 83, Sinh học
6, SGK)

Cây rêu, cây chuối, cây sen
Khoai tây, dương xỉ, rau dền, cây cau
Cây bưởi, cây mía, cây lau
Đố em biết những cây nào có hoa?
(Đáp án: cây chuối, cây sen, khoai tây, rau dền,
cây cau, cây bưởi, cây mía, cây lau)
* Đố em:
Muối đạm, lân với kali
Cùng với gì nữa cây chi cũng cần?
(Đáp án: Nước; tất cả các cây đều cần nước)
* Giúp em ghi nhớ:
Thân chính, chồi ngọn và cành
Cùng với chồi nách hợp thành thân cây.
* Giúp em ghi nhớ:
Lá chét ở đậu Hà Lan
Chính là tua cuốn trên giàn trước sân.
Củ dong: lá vảy quanh thân,
Củ hành: lá dự trữ, ăn suốt đời.
Xương rồng lá biến thành gai,

Cây nắp ấm lá rất tài bắt sâu.

Lớp Hai lá mầm và
lớp Một lá mầm * Giúp em ghi nhớ:
42
Cây Hạt kín, nhớ rất dai:
(trang 137, Sinh
Lớp Một lá và lớp Hai lá mầm.
học 6, SGK)
* Giúp em ghi nhớ:
Giới thực vật nhiều ngành:
Tảo, Rêu và Dương xỉ
Khái niệm sơ lược
Ngành Hạt kín, Hạt trần
về phân loại thực
43
Em ơi, ghi nhớ kĩ.
vật (trang 141, Sinh
Dưới ngành còn anh, chị:
học 6, SGK)
Lớp, bộ, họ, chi, loài.
Kiến thức là vàng ngọc
Ghi nhớ nhé, em ơi!
Ngoài những bài dạy có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học nêu trên,
người giáo viên nếu chịu khó tìm tòi, sáng tạo một chút thì đều ít nhiều tìm ra
7


những bài học có thể vận dụng vào những đơn vị kiến thức cụ thể phù hợp. Cách
làm này tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, sinh động, tác động mạnh tới tư duy

của người học. Không chỉ khiến các em tập trung tại thời điểm giáo viên ra câu
đố mà còn gây hứng thú, lôi cuốn các em suốt cả tiết học ấy và chờ đợi câu đố
của giáo viên ở các buổi học sau. Điều quan trọng là người giáo viên phải chịu
khó đọc, tìm hiểu các nguồn kiến thức thông qua sách báo, mạng internet… rồi
từ đó thống kê, khảo sát các bài học có thể vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ,
ca dao, thơ và câu đố. Làm được việc này chính là người dạy đã đầu tư chất xám
cùng lúc cho chính bản thân mình và các học sinh.
2.4.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với nội dung bài
học
Có ba cách để mỗi giáo viên tự tạo cho mình một kho kiến thức phong phú,
giàu có để chuẩn bị cho mỗi bài dạy.
Cách 1: Tra cứu thông tin, nguồn kiến thức trên sách báo, nguồn internet.
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập các đồng nghiệp.
Cách 3: Tự làm.
Trong 3 cách làm này, cách 1 là nguồn tài nguyên học liệu giàu có nhất.
Chúng ta có thể vào trang web để tra cứu. Bản thân
tôi thường tra cứu trên trang web này bằng cách tìm theo chủ đề. Chẳng hạn:
Với chủ đề “Tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất”, tôi tìm được khoảng
310.000 kết quả trong 0,25 giây từ trang web . Sau
khi chọn lọc, tôi có thể vận dụng các kiến thức vừa tìm được vào các bài có chủ
đề liên quan đến thực vật, động vật, giâm cành, chiết cành… Hay với chủ đề:
“Câu đố về thực vật”, tôi lập tức tìm được khoảng 332.000 kết quả trong 0,19
giây và nguồn kiến thức này được tôi chọn và sử dụng vào các bài liên quan đến
tính hướng sáng của cây, biến dạng của lá…
Ví dụ:
Hoa gì nở hướng mặt trời,
Sắc vàng rực rỡ thắm tươi vườn nhà?
(Đáp án: Hoa hướng dương)
Thân giả, lá tựa cờ xanh
Có buồng quả chín ngọt lành thơm tho?

(Đáp án: Cây chuối)
v.v…
Ngoài tra cứu nguồn tư liệu trên mạng, giáo viên có thể đọc sách để tìm
hiểu thêm những câu hỏi, kiến thức thú vị về thế giới thực vật. Có thể kể tên
những cuốn sách bổ ích như: “Mười vạn câu hỏi vì sao (thực vật)” của NXB
Giáo dục Việt Nam; “Những bí mật về thế giới thực vật” (NXB Lao động);
“Các hệ sinh thái và động, thực vật trên thế giới” (NXB Trẻ); “Những điều bạn
nên biết về thế giới thực vật” (NXB Thanh niên); “Thực vật- những điều kì thú”
(NXB Văn hóa- Thông tin); “Phân loại học thực vật” (NXB Giáo dục Việt
Nam); v.v… Từ những tài liệu tham khảo kể trên, giáo viên có thể sưu tầm và hệ
thống được một số câu hỏi, kiến thức thú vị, góp phần hỗ trợ cho tiến trình dạy
học sinh học 6 như:
8


- Vì sao thân cây hình trụ?
- Vì sao một số thực vật rỗng thân?
- Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?
- Vì sao lá cây có màu đỏ hoặc vàng vào mùa đông?
- Đố là cây gì?
Tên là đồ đựng nước
Chuyên sống ở đầm lầy
Lá biến dạng kì lạ
Bắt mồi không dùng tay?
(Đáp án: Cây nắp ấm)
- Đố là củ gì?
- Đố là cây gì?
Lá biến thành bẹ lá
Thân nằm trên mặt đất
Thân béo, mình phình to

Tròn như bánh xe lăn?
Dự trữ chất hữu cơ
Gọi củ, chẳng phải củ
Là củ gì bạn nhỉ?
Là biến dạng của thân?
(Đáp án: Củ hành, tỏi...)
(Đáp án: Cây su hào)
Trong 3 cách, cách 1 phổ biến, thông dụng, thuận lợi và tiết kiệm được thời
gian. Hai cách còn lại đòi hỏi người làm cần đầu tư thời gian, công sức nhiều
hơn. Đặc biệt cách thứ 3 cần đòi hỏi một chút năng khiếu. Nhưng với tinh thần
nhiệt huyết, lòng yêu nghề sâu sắc, tôi tin rằng các đồng nghiệp cũng sẽ tìm thấy
niềm vui, sự bổ ích từ những nguồn từ liệu quý giá mà chúng ta chưa khai thác.
2.4.3. Vận dụng kiến thức Văn học vào một vài bài dạy sinh học cụ thể.
Để minh họa cho kinh nghiệm dạy học của bản thân, tôi xin nêu một số ví
dụ về việc vận dụng kiến thức Văn học vào dạy đơn vị kiến thức trong chương
trình Sinh học lớp 6. Minh họa này đã được tôi thực nghiệm khá thành công tại
trường THCS Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong năm học 20182019, cụ thể:
VÍ DỤ MINH HỌA 1
BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
(Sinh học 6, trang 29)
Đây là một bài có những kiến thức cơ bản, mở đầu của Chương II. Rễ nên
học sinh cần nắm vững kiến thức ban đầu để tạo tiền đề cho những tiết học sau.
Vì vậy, sau khi khảo sát đặc điểm của bài, sưu tầm, tự làm và chọn lọc nguồn
kiến thức, tôi đã đưa các nguồn kiến thức văn thơ vào thiết kế bài dạy học.
Ngoài một số đơn vị kiến thức được triển khai theo phương pháp dạy học quen
thuộc, sau khi học sinh quan sát và ghi lại thông tin và điền vào chỗ trống, giáo
viên khái quát nội dung ghi nhớ bằng hai câu thơ:
Hai loại rễ chính của cây
Rễ chùm, rễ cọc ai ai cũng rành.
Cách làm này đã khiến học sinh vừa bất ngờ, vừa thích thú vì các em không

nghĩ một kiến thức khô khan: “Cây có hai loại rễ chính là rễ chùm và rễ cọc”
(kiến thức sách giáo khoa) lại có thể ghi nhớ uyển chuyển và dễ dàng đến thế.
Tiếp đó, giáo viên tổ chức trò chơi ra câu đố. Đố em:
Rễ gì có rễ cái to
9


Đâm sâu xuống đất, lòa xòa rễ con?
Học sinh đã lập tức trả lời được đó là rễ cọc. Và quan trọng hơn, các em ghi
nhớ ngay được kiến thức: “Rễ cọc có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và
nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa” (kiến
thức sách giáo khoa).
Tương tự như thế, để giúp học sinh nhớ đặc điểm về rễ chùm theo kiến
thức của sách giáo khoa, giáo viên đố:
Đố em:
Rễ con mọc ở xung quanh
Tỏa ra từ gốc, đáp nhanh: rễ gì?
Học sinh đã không khó để trả lời và ghi nhớ được kiến thức về đặc điểm
của rễ chùm: “Rễ chùm gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa
ra từ gốc thân thành một chùm” (kiến thức sách giáo khoa). Chỉ với hai dòng
thơ nhưng đã giúp học sinh nắm bắt cơ bản về rễ chùm với các từ khóa tạo nên
sợi dây liên hệ liền mạch như: “rễ con”, “tỏa ra từ gốc”... Sử dụng hệ thống từ
khóa và tư duy thuận chiều như trên giúp học sinh ít gặp khó khăn khi nắm bắt
kiến thức.
Đến mục 2. Các miền của rễ (trang 30, Sinh học 6), để các em không phải
ghi nhớ máy móc những đơn vị kiến thức ở bảng và hình 9.3, tôi đã cô đọng lại
cho các em ghi nhớ bằng các vần thơ nôm na:
1. Miền trưởng thành của rễ
Có mạch dẫn đặc trưng
Thường nằm ở trên cùng

Dẫn truyền- chức năng chính.
2. Miền hút có lông hút
Hấp thụ nước hằng ngày
Và bổ sung muối khoáng
Cho vườn xanh bóng cây.
3. Miền sinh trưởng gần cuối
Nơi tế bào phân chia
Giúp cho rễ dài mãi
Mọc vào lòng đất kia.
4. Và còn miền chóp rễ
Nằm ở tận cuối cùng
Che chở cho đầu rễ
Như cái nón ngửa lòng.
Chính những vần thơ nôm na nhưng độc đáo ấy đã giúp các em thích thú,
hứng khởi và ghi nhớ một cách chủ động kiến thức về các miền của rễ và chức
năng chính của từng miền. Những câu thơ trên cũng chính là nội dung khái quát
của phần lớn kiến thức bài học được nhấn mạnh ở phần ghi nhớ (trang 31, SGK
Sinh học 6). Ví dụ, đọc bài thơ trên, học sinh sẽ liên tưởng nhanh và hiểu: Rễ có
4 miền là miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng và miền chóp rễ. Miền
trưởng thành có các mạch dẫn và chức năng chính là dẫn truyền. Miền hút có
các lông hút, chức năng chính là hấp thụ nước và muối khoáng. Miền sinh
10


trưởng (nơi tế bào phân chia) có chức năng chính là làm cho rễ dài ra. Còn
miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ.
Cả một đoạn ghi nhớ rất dài, nhưng khi được ghi nhớ bằng các câu thơ có
vần điệu thì học sinh sẽ nhớ nhanh và rất tốt. Đó là mặt tích cực, tác dụng rõ rệt
của cách làm mới này.
VÍ DỤ MINH HỌA 2:

Ví dụ này dùng để minh họa cho các bài 17, bài 21, bài 34 (Sinh học 6). Để
tránh sa đà quá mức dẫn đến giảng dạy sai với phương pháp của đặc trưng bộ môn
Sinh học, tôi xin minh họa việc vận dụng rất ít nhưng hiệu quả nguồn kiến thức
Văn học để học sinh ghi nhớ nội dung bài học (theo phần Ghi nhớ cuối mỗi bài):
BÀI

TÊN BÀI

17

Vận chuyển
các chất trong
thân
(trang
54, Sinh học
6, SGK)

21

Quang
hợp
(trang
68,
Sinh học 6,
SGK)

34

Phát tán của
quả và hạt

(trang
110,
Sinh học 6,
SGK)

NỘI DUNG PHẦN
“GHI NHỚ”

Nước và muối
khoáng được vận
chuyển từ rễ lên
thân nhờ mạch gỗ.
Các chất hữu cơ
trong cây được
vận chuyển nhờ
mạch rây.
Bằng thí nghiệm
ta có thể xác định
được:
- Lá chế tạo được
tinh bột khi có ánh
sáng.
- Trong quá trình
chế tạo tinh bột, lá
nhả ôxi ra môi
trường ngoài.
Quả và hạt có
những đặc điểm
thích nghi với
nhiều cách phán

tán khác nhau như
phát tán nhờ gió,
nhờ động vật và tự
phát tán.
Con người cũng
đã giúp cho quả và
hạt phát tán đi rất
xa và phát triển ở
khắp nơi.

NGỮ LIỆU VĂN HỌC
VẬN DỤNG

Nước và muối khoáng lên thân
Nhờ mạch gỗ vận chuyển dần cho cây.
Còn như chất hữu cơ đây
Vận chuyển được nhờ mạch rây giúp
mình.

Lá chế tạo tinh bột khi
Có ánh sáng. Nhả ô xi ra ngoài.

Quả, hạt phát tán nhờ gió
Nhờ động vật và nhờ người
Và chúng cũng tự phát tán
Cho quả, hạt đi muôn nơi.

Để kết thúc phần 2.4, tôi xin đưa ra một số nguồn tư liệu minh họa khác để
đồng nghiệp tham khảo. Nguồn minh họa này được tôi sử dụng và hướng dẫn
11



học sinh thực hiện tìm hiểu Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá (SKG Sinh học
6, trang 61):
1. Gân lá có ba kiểu:
Mạng, song song, hình cung.
Hình mạng: như tấm lưới.
Nhiều đường thẳng: song song.
Hình cung: cứ cong cong
Như cánh cung, cánh ná.
2. Mọc cách, mọc đối, mọc vòng
Các kiểu xếp lá cây trong vườn nhà.
Mọc cách: lá mọc cách xa
Lá trên, lá dưới như là so le.
Mọc vòng: lá mọc tròn xoe
Quanh một vị trí bốn bề rất cân.
Mọc đối: hai lá sát gần
Nhưng ở hai phía muôn phần đối nhau.
Với cách làm như trên, tiến trình giảng dạy của giáo viên vẫn sẽ đi đúng
hướng, đúng trình tự mà không gây nhàm chán hoặc để hổng kiến thức, tạo điều
kiện cho học sinh khắc sâu, nhớ dễ và nhớ kĩ nội dung bài học. Thông qua
những câu đố, vần thơ... bài học sẽ giàu màu sắc, thêm sinh động, tạo nên mối
liên hệ lô- gíc, gắn kết chặt chẽ các đơn vị kiến thức với nhau.
Hãy thử đặt ra câu hỏi: Trong tổng số học sinh mà chúng ta giảng dạy có
bao nhiêu học sinh thường xuyên đạt điểm 8, điểm 9, điểm 10? Câu trả lời chắc
chắn sẽ là một con số rất nhỏ. Vậy, số học sinh gặp khó khăn trong việc học
Sinh học là ít hay nhiều? Câu trả lời sẽ là đa số. Thực trạng ấy phải có nguyên
nhân của nó mà phương pháp dạy- phương pháp học chưa thật hấp dẫn là
nguyên nhân hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp. Để khắc phục thực trạng, đạt kết
quả tốt hơn trong dạy học Sinh học, tôi xin chia sẻ cùng các đồng chí, đồng

nghiệp kinh nghiệm của mình để góp phần dạy học Sinh học đạt hiệu quả cao
hơn. Nội dung đề tài này tập trung vào một cách làm mới, được hình thành trên
cơ sở nghiên cứu thực tiễn, tham khảo đồng nghiệp và đúc rút trong quá trình
giảng dạy của bản thân.
2.5. Hiệu quả của SKKN
Bắt đầu từ học kì 1 của năm học 2018- 2019, tôi đã vận dụng văn thơ (gồm
ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, thơ) vào quá trình giảng dạy bộ môn Sinh
học 6. Điều đáng phấn khởi đó là học sinh của tôi đã được tiếp cận với một cách
làm tích cực, chủ động do đó các em cũng độc lập và sáng tạo hơn trong tư duy
của mình. Các em tránh được cách học vẹt, tránh được lối học thụ động, ghi
chép tràn lan mà không tập trung được vào trọng tâm kiến thức. Học sinh đã có
nhiều hơn thời gian và cơ hội để trí não được nghỉ ngơi do đó chất lượng học tập
12


sẽ cao hơn, không rơi vào tình trạng quá tải kiến thức. Đến thời điểm của học kì
2 năm học 2018- 2019, học sinh khối 6 trường THCS Nga An đã có những
chuyển biến tích cực. So sánh về thái độ, hứng thú học tập và chất lượng học tập
của học sinh đối với môn Sinh học 6 ở lớp 6A tại thời điểm này với thời điểm
đầu học kì I, tôi thu được kết quả như sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC

(Cuối học kì 2, năm học 2018- 2019)
Thái độ học tập của học sinh
Lớp

Sĩ số

6A


35

Chưa tích cực
SL
TL %

Tích cực
SL
TL %

Rất tích cực
SL
TL %

05

17

13

14.2

48.7

37.1

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
HỌC LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC


(Cuối học kì 2, năm học 2018- 2019)
Học lực của học sinh
Lớp

Sĩ số

6A

35

Yếu, kém
SL
TL %

Trung bình
SL
TL %

Khá
SL
TL %

Giỏi
SL
TL %

03

12


11

09

8.5

34.4

31.4

25.7

Kết quả trên cho thấy: Đến thời điểm cuối năm học 2018- 2019:
- Về thái độ học tập:
+ Tỉ lệ học sinh chưa tích cực học tập môn Sinh học chỉ còn 14.2% (giảm
31.5% so với đầu học kì I).
+ Tỉ lệ học sinh tích cực và thực sự hứng thú học tập môn Sinh học là
85.8%. Trong đó, học sinh rất tích cực học môn Sinh học đã tăng thêm 22.8%.
- Về chất lượng học tập của học sinh:
+ Tỉ lệ học sinh yếu, kém môn Sinh học chỉ còn 8.5 (giảm 31.6% so với
đầu học kì I).
+ Tỉ lệ học sinh khá, giỏi đạt 57.1% (tăng thêm 28.6% so với đầu học kì I).
Kết quả trên là một tín hiệu đáng mừng bởi đã có nhiều học sinh chăm chỉ
hơn trong học tập do đó chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt. Có được
thành công ấy là nhờ ở công sức, nỗ lực học tập của học sinh và sự tích cực đổi
mới phương pháp dạy học của giáo viên, trong đó có việc vận dụng hiệu quả văn
thơ vào dạy học. Điều đó không những giúp các em tiết kiệm thời gian, nắm
vững kiến thức bài học mà còn rèn luyện cho các em về kĩ năng sống, khả năng
tích hợp liên môn để các em phát triển toàn diện hơn.
3. Kết luận và kiến nghị

3.1. Kết luận
13


Vận dụng nguồn kiến thức Văn học trong dạy học Sinh học 6 không phải là
sự gò ép, bắt buộc; cũng không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng dạy của
giáo viên và chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên, trong phạm vi nào đó,
đôi khi đó là điều cần thiết bởi cùng với các phương pháp dạy học khác, cách
làm này góp phần tạo ra sự mới mẻ, khơi gợi được hứng thú của người học. Tuy
nhiên, khi thực hiện cách làm này cần chú ý một số điều:
- Đây là một cách làm không hoàn toàn mới. Điều đó ai trong số chúng ta
cũng đã từng gặp qua những câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc ở các môn học khác như
môn Toán:
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy bé ta mang cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.
Diện tích tam giác sao ta?
Chiều cao nhân đáy chia ra hai phần.
Bình hành diện tích không sai
Chiều cao nhân đáy ai ai cũng làm.
Môn Hóa:
Kali, Iôt, Hidro
Natri với Bạc, Clo một loài
Là hóa trị I em ơi
Nhớ ghi cho kĩ kẻo rồi phân vân.
v.v...
Ngay cả ở môn Sinh học, nhiều khi chúng ta cũng đã từng dùng nguồn kiến
thức Văn học vào quá trình dạy học bộ môn này như vận dụng các câu tục ngữ:
“Nhất thì, nhì thục”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Tháng hai

trồng cà, tháng ba trồng đỗ”, “Phân tro không bằng no nước” v.v... Nhưng
người giáo viên khi vận dụng cách làm này và hướng dẫn học sinh học Sinh học
cần có sự đầu tư về thời gian, tích cực tự học, tự nghiên cứu, vận dụng uyển
chuyển, khéo léo. Trong mỗi tiết học, cần điều tiết, phân phối thời gian hợp lý.
- Cách làm này không phải là công cụ vạn năng với một bài học nên nó
không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học khác cũng như những
thiết bị, đồ dùng dạy học cho nên không nên lạm dụng nguồn kiến thức Văn học
quá nhiều, tránh xa rời phương pháp đặc trưng của bộ môn. Cần phối hợp linh
hoạt giữa các cách làm để bài học vừa sinh động, vừa đảm bảo trọng tâm kiến
thức bài học.
- Dạy học Sinh học không phải một giờ giảng Văn, cho nên việc dành quá
nhiều thời gian để chau chuốt cho nó sẽ gây tác dụng ngược, khiến lãng phí thời
gian, mất nhiều công sức mà không tập trung được vào mục đích của bài học.
Khi đã vận dụng cách làm này thì cần có định hướng để vận dụng ở mức độ vừa
14


phải, chính xác, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng “Đầu Ngô mình Sở”; “Râu
ông nọ cắm cằm bà kia”...
Trên đây là một số kinh nghiệm vận dụng nguồn kiến thức Văn học (gồm
ca dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố, thơ...) trong dạy học môn Sinh học 6. Qua
việc tìm hiểu và vận dụng, tôi nhận thấy cách làm này đã góp phần đáng kể đem
lại kết quả tích cực trong công tác giảng dạy của người giáo viên và quá trình
học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học Sinh học, khơi
gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái
nhìn mới, tư duy mới về môn học này. Đôi khi, sự kết hợp giữa các môn học dạy học liên môn có thể tạo nên những điều thú vị và hiệu quả bất ngờ, không hề
khập khiễng giữa một môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, một môn thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội. Hi vọng kinh nghiệm “Vận dụng kiến thức Văn học để
dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh trường THCS Nga An” sẽ góp
phần hữu ích đối với quá trình dạy học của các đồng chí, đồng nghiệpn.

3.2. Kiến nghị
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, để phù hợp với
tình hình và xu thế hiện nay, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thường xuyên có những
cuộc trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm và phương pháp dạy học. Từ đó, giáo
viên sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp những vướng mắc,
băn khoăn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy.
* Đối với Phòng GD & ĐT:
- Các cấp lãnh đạo có kế hoạch cấp thêm cho trường máy chiếu để tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử.
- Phòng GD & ĐT hàng năm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn
chuyên đề như “Đổi mới phương pháp dạy học”, “Dạy học tích hợp”, “Dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, … cho giáo viên để nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tăng cường thời lượng hoạt động ngoại khóa để học sinh để học sinh ứng
dụng kiến thức liên môn vào môn học cụ thể.
- Cần quan tâm hơn nữa đến các môn học mà học sinh coi là các môn phụ
như: Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân…
* Đối với trường THCS Nga An:
- Phối kết hợp hơn nữa giữa BGH với giáo viên, giữa nhà trường với phụ
huynh, giữa BGH nhà trường với BGH các trường THCS trong huyện, để giúp
các em có tư tưởng ngay từ ban đầu không bộ môn Sinh học là bộ môn phụ.
- Nhà trường phải tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết, để
đảm bảo cho công tác giảng dạy môn Sinh học cũng như việc bồi dưỡng học
sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.
Trên đây là: “Vận dụng kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh
học 6 cho học sinh trường THCS Nga An”. Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực
hiện bằng sự nỗ lực cố gắng hết sức của bản thân tôi, cùng với sự chỉ đạo của
Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian và
15



năng lực bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được sự góp ý, chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để
Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nga An, ngày 06 tháng 04 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.

Mai Chấn Thanh

Trương Văn Thế

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trích Công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ngày 12/08/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
2. Sách giáo khoa Sinh học 6 cuả NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Quyển sách “Mười vạn câu hỏi vì sao (thực vật)” của NXB Giáo dục Việt
Nam;
4. Quyển sách “Những bí mật về thế giới thực vật” (NXB Lao động);
5. Quyển sách “Các hệ sinh thái và động, thực vật trên thế giới” (NXB Trẻ);
6. Quyển sách “Những điều bạn nên biết về thế giới thực vật” (NXB Thanh

niên);
7. Quyển sách “Thực vật- những điều kì thú” (NXB Văn hóa- Thông tin);
8. Quyển sách “Phân loại học thực vật” (NXB Giáo dục Việt Nam);
9. Tham khảo nguồn thông tin trên mạng Internet

17


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN HỌC ĐỂ DẠY HIỆU QUẢ
MỘT SỐ BÀI SINH HỌC 6 CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THCS NGA AN

Người thực hiện: Trương Văn Thế
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga An
SKKN môn: Sinh Học

THANH HÓA NĂM 2019
18


1




×