Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao giúp học sinh lớp 8phats huy năng lực học tốt môn thể dục ở trường nga phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.65 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ
THAO GIÚP HỌC SINH LỚP 8 PHÁT HUY NĂNG LỰC
HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG NGA PHÚ

Người thực hiện: Nguyễn Văn Thi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Phú
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Thể dục

THANH HOÁ, NĂM 2018

MỤC LỤC


NỘI DUNG

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1.3. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
1.4.2 Phương pháp tiến hành
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN


2.1.1 Mục tiêu thể dục thể thao trong trường phổ thông
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lí

TRANG
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
3
3

2.2.2.2. Đặc điểm sinh lí
2.1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong trường trung học cơ sở
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
2.2.1. Kết quả thực tế
2.2.2. Nguyên nhân của thực tế trên
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
2.3.1. Hoạt động chính khóa
2.3.1.1. Đổi mới phương pháp soạn giáo án
2.31.2. Đổi mới phương pháp tổ chức tập luyện
2.31.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy
2.32. Hoạt động ngoại khóa


5
5
5
5
9
11
16

2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
2.41. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến
2.4.2. Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy ở trường
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2 Kiến nghị

17
17
17
18
18
18

3
4
4
4

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài

Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ
phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự
nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần rất quan


trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện hoàn thiện về nhân cách,
trí tuệ và thể lực để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.
Tầm quan trọng của thể dục thể thao thể hiện rõ trong tư tưởng và việc
làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người dạy “ Rèn luyện thân thể, bảo vệ tổ
quốc, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã được đề cập và bàn
luận sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Toàn bộ giáo viên đã không ngừng nghiên
cứu tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện đại để đưa nền
giáo dục nước ta ngày một hiện đại hơn, đáp ứng được yêu cầu học tập ngày
càng cao của nhân dân. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng
thú học tập cho học sinh.
Trong thực tế việc giảng dạy thể dục cho học sinh lớp 8 ở Trường
trung học cơ sở Nga Phú còn gặp khó khăn. Các em bước đầu làm quen
học và tập luyện một số môn học mới như nhảy xa, nhảy cao…các môn học
này đòi hỏi các em phải tự tin phát huy năng lực bản thân tâp luyện mới đạt
kết quả tốt nhưng các em còn nhút nhát, thiếu tự tin chưa phát huy được
năng lực bản thân. Làm thế nào để các em tự tin, phát huy năng lực của bản
thân trong tập luyện để học tốt môn học cũng như thích tham gia các môn
thể dục phát triển thể lực mà không sao nhãng các môn học khác là điều băn
khoăn đối với giáo viên thể dục.
Để giúp học sinh lớp 8 tự tin phát huy năng lực bản thân trong tâp luyện

để học tốt môn thể dục thì ngay từ khi mới bắt đầu môn học, giáo viên đã
phải suy nghĩ tìm tòi phương pháp tập luyện phù hợp để giúp học sinh tự tin
phát huy năng lực tâp luyện học tốt môn học nhằm nâng cao sức khỏe phát
triển tố chất và đạt thành tích cao. Tôi mạnh dạn suy nghĩ tìm tòi một số
phương pháp tập luyện có hiệu quả phù hợp với học sinh lớp 8 giúp các em
tự tin phát huy năng lực để học tốt môn thể dục. Qua việc giảng dạy và đúc
kết được nhiều kinh nghiệm nên tôi chọn đề tài “MỘT SỐ PHƯƠNG
PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DUC THỂ THAO GIÚP HỌC SINH LỚP 8
PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG NGA
PHÚ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Tổ chức tập luyện một cách hợp lí và khoa học sao cho giờ học làm
nảy sinh sự tự tin, hứng thú trong hoạt động tập luyện của học sinh. Qua đó
trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản phổ thông nhất theo
nội dung cơ bản của chương trình. Nhằm nâng cao năng lực tập luyện, giúp
các em chủ động tự tin học tốt môn thể dục.
- Góp phần bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khỏe học sinh, nâng cao
nămg lực làm việc ( học tập) trí óc cho các em.
- Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trong đó đặc biệt chú ý phát
triển sức nhanh, sức mạnh, sức bền để cho cơ thể các em phát triển nhanh,
toàn diện.
- Giáo dục và rèn luyện cho các em một số thói quen tốt như tập thể
thao thường xuyên, đúng phương pháp khoa học. Biết vận dụng vào cuộc
sống, biết giữ gìn vệ sinh và một số phẩm chất đạo đức như: tính kỷ luật,
tính trung thực, lòng dũng cảm tự tin, trách nhiệm của cá nhân với tập thể.
- Tạo cho các em sự tự tin, say mê, hứng thú trong môn học
.
- Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc
học tập.
- Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em đảm bảo tính vừa



sức, hấp dẫn.
- Thông qua việc tập luyện giúp học sinh thấy rõ mục đích của học thể
dục, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 8 Trường trung học cơ sở Nga Phú.
- Rèn luyện thân thể trong nhà trường và luyện tập ở nhà.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và tiến hành
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo tài liệu
- Hướng dẫn tập luyện, đúc kết kinh nghiệm
- Kiểm tra kết quả chất lượng học sinh
1.4.2. Phương pháp tiến hành
- Phương pháp thuyết trình, kể chuyện kích thích các em tự tin, ham
thích học môn thể dục
- Sử dụng tranh ảnh, các dụng cụ học tập : Tranh các loại, bóng (các
loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy, các đoạn clip kỹ thuật hay
trò chơi…mang tính hấp dẫn.
- Phương pháp sử dụng “trò chơi”.
- Phương pháp thi đua, khen thưởng các thành tích trong thể dục thể
thao…

2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Mục tiêu Thể dục thể thao trong trường trung học cơ sở:
- Mục tiêu thể dục thể thao trong trường nhà Trường trung học cơ sở
giúp học sinh biết được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn
sức khỏe, nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ

luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể
hiện khả năng – năng lực của bản thân về thể dục thể thao.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở
trường và ngoài nhà trường.
Thông qua các hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cho học sinh tác
phong khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tính kỉ luật và một số phẩm chất đạo đức cần
thiết chính là góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống lành mạnh, tốt
đẹp. Góp phần giáo dục đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích
cho xã hội, chuẩn bị về thể lực và nếp sống cho người lao động tương lai
thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1,2. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở :
Muốn giảng dạy được tốt trước hết người giáo viên phải nắm được đặc


điểm tâm sinh lý phát triển thể chất của học sinh lớp 8.
2.1.2.1. Đặc điểm tâm lí:
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 8 Trường
trung học cơ sở Nga Phú nói riêng là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy
cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ, linh hoạt của các đặc tính nhân
cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác
nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn.
Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ
sở phát huy tính tích cực, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo
điều kiện phát triển tốt các khả năng – năng lực cho các em.
2.1.2.2.Đặc điểm sinh lí
* Hệ thần kinh:
Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định,
hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng,
nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn

điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý.
Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ
chức giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác.
Ngoài ra cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ và các hình
thức vui chơi khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố
chất thể lực một cách toàn diện.
* Hệ vận động:
- Đối với hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về
chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển
và hoàn thiện.
Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng
phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai
lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài.
- Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của
hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển.
Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy
được sức mạnh và chóng mệt mỏi.
Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện.
* Hệ tuần hoàn:
Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp
yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động
quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi.
Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến
hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng.
Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và
nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột
ngột.
* Hệ hô hấp:
Phổi của các em phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ
hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé.

Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi.
Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ
hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong
hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả.
2.1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất trong Trường trung học cơ
sở
Hệ quả của giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí,
tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tố
chất thể lực bao gồm tố chất nhanh, tố chất mạnh, tố chất bền


Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ
quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự
tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn
lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa
tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau.
Qua việc nắm rõ mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục thể chất, đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi học sinh người giáo viên thể dục phải tìm tòi sáng tạo đổi
mới phương pháp giảng dạy giúp học sinh tự tin hứng thú học tập góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM.
2.2.1. Kết quả thực tế:
Qua kết quả khảo sát, điều tra trước khi áp dụng đề tài với học 83 sinh
lớp ( 8A, 8B) trường THCS Nga phú tôi thấy như sau:

STT

LỚP


SĨ SỐ

Sức khỏe yếu

Chưa tự tin
phát huy năng
lực bản thân

Tự tin phát
huy năng lực
bản thân

SL

%

SL

%

SL

%

13

29,5%

1


8A

44

1

2,3%

30

68,2%

2

8B

39

2

5%

27

69,2%

10

26%


2.2.2. Nguyên nhân của thực tế trên:
Học sinh lớp 8 bước đầu làm quen học và tập luyện một số môn học
mới như nhảy xa, nhảy cao…các môn học này đòi hỏi các em phải tự tin
phát huy năng lực bản thân tâp luyện mới đạt kết quả tốt nhưng các em còn
bỡ ngỡ, nhút nhát, thiếu tự tin, học thụ động, chưa phát huy được năng lực
bản thân nên kết quả thành tích chưa cao.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đổi mới cách thực hiện phương pháp dạy học là vấn đề then chốt của
chính sách đổi mới giáo dục. và một trong những định hướng đổi mới
phương pháp dạy học là đổi mới theo hướng kết hợp một cách nhuần nhuyễn
và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau sao cho vừa đạt được mục
tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn . Đặc trưng
chủ yếu của tập luyện thể dục thể thao là hình thành kỹ năng kỹ xảo vận
động và phát triển các phẩm chất thể lực nhằm đặt cơ sở cho năng lực làm
việc về thể lực cũng như trí óc. Do vậy về phương pháp giảng dạy phải phối
hợp chặt chẽ giữa giờ học thể dục với các hoạt động thể dục thể thao ngoài
giờ học tại nhà trường và ở gia đình của học sinh. Có làm được như vậy mới
làm nảy sinh sự ham muốn hoạt động tập luyện của học sinh đảm bảo khả
năng bảo vệ và tăng cường thể chất cho các em.
2.3.1. Hoạt động chính khóa
Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em
niềm say mê, hứng thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung
bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác,


hoàn hảo, không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong,
phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên,
cần phải có những phương pháp đổi mới thiết yếu sau :
2.3.1.1. Phương pháp soạn giáo án
Giáo án là tài liệu phục vụ giảng dạy trên lớp hoặc các giờ luyện tập

thể dục thể thao. Giáo án phải thể hiện rõ mục đích, nhiệm vụ giáo dục, nội
dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức sư phạm và các điều kiện đảm bảo.
Giáo án phải đảm bảo hệ thống nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục,
thông qua giờ học để bồi dưỡng kiến thức kĩ năng, phát triển thể lực cho học
sinh, tạo ra mối liên hệ giữa các kiến thức kĩ năng vận động của bài học
trước và sau. Chính vì vậy người giáo viên phải đổi mới phương pháp soạn
giáo án.
Cụ thể là:
- Giáo viên phải căn cứ vào nội dung theo phân phối chương trình để
soạn giáo án. Khi soạn giáo án, người giáo viên phải nắm rất chắc và cân đối
các phần, tiến hành phân tích các bước thực hiện, lựa chọn các phương pháp
thích hợp để lên lớp. Có thể bổ sung bài tập hoặc đảo, sắp xếp lại nội dung
tạo ra bài dạy sinh động, hấp dẫn học sinh hứng thú tập luyện.
- Khi soạn bài, người giáo viên cần dự đoán các tình huống, từ đó chuẩn
bị các biện pháp phòng ngừa hợp lí để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học
sinh. Cần dựa vào thực tế của địa phương nhà trường và tình trạng học sinh
để nêu ra mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung bài học cho phù hợp và sát với thực
tế.
- Cần đổi mới bài soạn, khi soạn giáo viên cần soạn các bài dạy theo ý
tưởng mới, sau đó mạnh dạn áp dụng thử nghiệm. Có thể có bài thành công
cũng có bài chưa thành công nhưng từ đó người giáo viên sẽ rút ra được
kinh nghiệm và dần dần hình thành được phương pháp dạy học mới.
Ví dụ:
Tiết 58
NHẢY CAO – MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN ( CẦU LÔNG )
I.Mục tiêu:
ND1:Nhảy cao: Ôn một số động tác bổ trợ (nhảy cao). Tiếp tục hoàn thiện
các giai đoạn kỹ thuật nhảy cao kiểu “ Bước qua “
-Chú ý : Kỹ thuật các giai đoạn và thành tích ( mức xà ).
-Trò chơi: Nhảy cừu

ND2: TTTC ( Cầu lông ): Ôn xoay vợt theo hình số 8 xuôi – ngược
Học đỡ - đánh trả các kiểu giao cầu. Đấu tập.
- Trò chơi: Ai nhanh hơn
-Tập cho học sinh có phản xạ nhanh.
Yêu cầu: - Thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
- Học sinh tiếp tục củng cố các kĩ thuật của động tác với
tinh thần tập luyện sôi nổi và nghiêm túc.
- HS nắm được và thực hiện ở mức độ tương đối các kỹ
thuật.
Biết vận dụng để tự học, tự tập hàng ngày ở nhà.
II. Địa điểm - phương tiện:
• Tại sân trường. - Còi, Cột xà đệm nhảy cao, vợt lưới cầu lông - tranh,
ảnh, clip. - HS trang phục gọn gàng, giầy thể thao.
III – Tiến trình dạy học


Nội dung

định
lượng

Phương pháp – tổ chức


Phần mở đầu:
a.Nhận lớp: ổn định tổ chức
lớp.
-Kiểm tra sĩ số học sinh.

8’-10’


x
x
x
x

.Phổ biến nội dung yêu cầu bài
học.
b.Khởi động:
- Xoay các khớp.
- Tập bài TDLH 35 động tác.
- Các động tác bổ trợ :
+ đá lăng trước - sau.
+ đá lăng sang ngang

Phần cơ bản.
ND1: 1 - Nhảy cao:
• Bæ trî:
+ Đà 1 bước giậm nhảy đá
lăng.
+ Đà 3 bước giậm nhảy đá
lăng.

Cán sự tập trung lớp báo cáo.
GV nhận lớp phổ biến bài học.

2x8n
2 lần

x

x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x

x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x

Cán sự hướng dẫn lớp khởi động.
GV quan sát, uốn nắn sửa sai
-Đội hình 4 hàng ngang so le tập các động
tácx khởi
động.
x

x
x
x
x
x
x
x

x
x

x

2x8n
2x8n

x
x

x

x
x

x

x
x

x


x
x

x

x
x

- HS xem clip kỹ thuật nhảy cao kiểu “
bước qua”
30’32’
10’

- Gv làm mẫu và phân tích lại kỹ thuật động
tác
- GV chia nhóm cho HS tập luyện
- Nhóm 1: Nhảy cao

2lần
2 lần

+Ôn: Hoàn thiện kỹ thuật
nhảy cao kiểu” bước qua”
- gđ 1:chạy đà
- gđ 2: giậm nhảy
- gđ3: trên không kiểu bước
qua
- gd4: tiếp đất
Nâng cao dần mức xà để

nâng cao thành tích

-Đội hình tập luyện

- GVtheo dõi sửa động tác sai cho h/s.
Đội hình chơi: chia làm 4 đội nam – nữ
riêng

Nhóm 2: Cầu lông
- GV cho học sinh xem tranh ảnh động tác
- GV phân tích kỹ thuật và tập mẫu.
- GVcho học sinh ôn tập các động tác
-Đội xhìnhx tậpx luyện
x
x
x
x
x

x
x

x

Trò chơi: nhảy cừu
5’

x
x


x

x
x

x

x
x

x

x
x

x

x
x

x

x
x


2.3.1.2. Phương pháp tổ chức tập luyện
Tổ chức tập luyện thể dục là biện pháp quan trọng để tiến hành tâp
luyện đạt hiệu quả cao và có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Tổ chức giờ thể dục
được bắt đầu từ di chuyển học sinh từ lớp ra sân tập luyện, được thể hiện

dưới nhiều hình thức.
Tổ chức giờ học là cách sắp xếp đội hình tập chung, đội hình tập luyện,
phân chia tổ nhóm, tìm cán sự chỉ huy.
Tổ chức giờ học thể dục phải phát huy được tính lao động tự phục vụ
của học sinh, học sinh càng lớn thì yêu cầu càng cao để thể hiện rõ năng lực
của bản thân.
Thông thường mỗi lớp học chỉ có một cán sự môn thể dục( thường là
em lớp trưởng). Cán sự có nhiệm vụ tập trung lớp, điều khiển, chỉ huy tập
luyện hỗ trợ giúp giáo viên trong tiết học. Cán sự môn là em có tính nhanh
nhẹn , tháo vát, năng động và đặc biệt là rất tự tin chỉ huy các bạn. Còn các
em khác thụ động tuân theo, nhiều em quá nhút nhát tay chân còn vụng về
trong khi tập. Nếu tiết học nào cũng chỉ có em cán sự đó chỉ huy thì em rất
mệt, còn các em khác lại thụ động nên tôi thay đổi phương pháp tổ chức tiết
dạy. Đó là:
Cách đổi mới:
Để rèn luyện sự tự tin, năng động cho từng em thì mỗi lớp không chỉ
có một em làm cán sự mà trong từng tiết học theo số thứ tự mỗi em sẽ làm
cán sự một giờ học.
Cách thực hiện: Những tiết đầu giáo viên làm mẫu, hướng dẫn cách chỉ huy
, điều khiển tiết học một cách chuẩn mực, học sinh cả lớp quan sát ghi nhớ.
Tiết sau đó đến em lớp trưởng làm cán sự chỉ huy, các em khác quan sát ghi
nhớ. Các tiết tiếp theo cứ theo thứ tự các em khác lần lượt làm cán sự. Lúc
đầu nhiều em nhút nhát không làm được và không dám làm nhưng được sự
động viên của cô giáo và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp các em đã mạnh
dạn tự tin làm chỉ huy rất tốt. Cho đến hiện giờ học sinh nào trong các lớp
tôi dạy đều có khả năng chỉ huy. Qua việc được làm cán sự các em thấy
mình đươc đặt vào vị trì cao hơn, có sự ảnh hưởng liên quan đến các bạn
trong lớp, vì vậy các em phải tự rèn luyện, tu dưỡng, gương mẫu để cho hình
ảnh của mình đẹp hơn, chỉ huy các bạn mới có uy hơn. Sau mỗi tiết học các
em còn trao đổi góp ý cho nhau xem bạn chỉ huy đã đúng và tốt chưa, cần

thay đổi hay làm thế nào cho tốt hơn. Từ đó tạo nên sự gắn kết, đoàn kết
trong học sinh. Chính vì vậy học sinh những lớp tôi dạy đều ngoan, phát huy
được năng lực bản thân, tự tin hứng thú say mê tập luyện.
Hình ảnh giáo viên làm mẫu, hướng dẫn cán sự chỉ huy một cách chuẩn
mực, học sinh cả lớp đứng ghi nhớ, tiêt sau đến lượt lớp trưởng làm chỉ huy.
2.3.1.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy cần xuất phát từ tính chất, nội dung
chương trình môn học, trình độ vận động và vốn tri thức đã có của học sinh,
đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và tình hình cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ
phương tiện hiện có của nhà trường. Để đảm bảo chất lượng học tập và gây
hứng thú kích thích học sinh say mê luyện tập thể dục thể thao thì giờ học
thể dục phải được tiến hành một cách khoa học với phương pháp tập luyện
cơ bản và hợp lý. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp giảng dạy cụ thể
như sau:


a. Sử dụng các phương pháp dùng lời nói:
+ Phương pháp giảng giải: Không giảng giải phân tích nhiều, tốn thời gian
ảnh hưởng đến việc tập luyện của HS, chỉ nói rõ yêu cầu cơ bản của động
tác.
+ Kể chuyện, đàm thoại, trao đổi: yêu cầu phải được tăng cường sử dụng
nhằm phát huy tính tích cực tập luyện của HS.
+ Chỉ thị và hiệu lệnh: tăng cường phương pháp này cho HS( nhất là các cán
sự TDTT) tham gia điều khiển HS trong nhóm, tổ tập luyện.
+ Đánh giá bằng lời nói: Tăng cường cho HS tham gia đánh giá kết quả đạt
đươc sau mỗi lần thực hiện động tác, mỗi buổi tập. GV chỉ giữ vai trò diều
khiển và rút ra kết luận cuối cùng.
+ Báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau hay phương pháp tự nhủ, tự ra
lệnh là những phương pháp rất cần được sử dụng trong giảng dạy hiện nay.
b. Sử dụng các phương pháp trực quan:

+ Làm mẫu ít và chủ yếu mang tính biểu diễn tự nhiên kết hợp biểu diễn sư
phạm( vừa đẹp nhưng lại vừa chính xác).
+ Làm mẫu toàn phần là chủ yếu, không nhất thiết phải làm mẫu tới từng
phần( từng giai đoạn) của động tác.
+ Phương pháp “cảm giác qua” cần được tăng cường sử dụng.
+ Các phương pháp trực quan gián tiếp cần được tăng cường sử dụng.
Hình ảnh giáo viên làm mẫu mang tính biểu diễn tự nhiên kết hợp với biểu
diễn sư phạm( vừa đẹp nhưng lại vừa chính xác).
c. Sử dụng các phương pháp thực hiện bài dạy:
+ Ưu tiên sử dụng phương pháp tập luyện và các hình thức tập luyện.
+ Tăng cường sử dụng các bài tập bổ trợ, đẫn dắt khi thực hiện các động tác
khó phức tạp.
+ Tăng cường và phối hợp chặt chẽ phương pháp tập luyện lặp laị ổn định
với phương pháp tập luyện thay đổi.
+ Các phương pháp tập luyện tổng hợp( đặc biệt là phương pháp quay vòng)
rất cần được sử dụng.
+ Tăng cường phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu vào việc củng
cố kỹ thuật động tác và nhằm tăng hứng thú tập luyện cho HS.
+ Hạn chế sử dụng phương pháp tập luyện phân đoạn.
d. Sử dụng phương pháp sửa động tác sai:
+ Phương pháp sửa động tác sai không nhất thiết phải sử dụng thường xuyên
trong giờ học.
Hình ảnh giáo viên sửa chữa động tác sai chỉ thực hiện với những lỗi sai cơ
bản và mang tính chất phổ biến ( với nhiêu HS)
+ Sửa chữa động tác sai chỉ thực hiện với những lỗi cơ bản và mang tính
chất phổ biến( với nhiều HS)
+ Cần phải cho HS tham gia vào đánh giá và có ý kiến tham gia vào việc sửa
chữa động tác sai cho nhau.
* Muốn thực hiện được tốt, linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp trên
người giáo viên cần phải:

- Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên
phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng


từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và
nắm bắt ngay.
Giáo viên làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng
kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các
em. Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu
thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh , xem phim, clip hoặc có thể bồi
dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay
cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới.
- Khi giảng giải phân tích kỷ thuật động tác nên phân tích gợi cảm, ngắn
gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu
đồ để minh hoạ kết hợp kiến thức của các môn học khác như ( toán, lí, hóa
sinh…) làm tăng sự chú ý cho các em.
- Do đặc điểm của học sinh lớp 8 có tính hiếu động, thiếu tập trung chú
ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng.
Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường
được các em ưu thích, để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ
bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoả mái phấn
khởi bước đầu cho quá trình tập luyện.
- Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn
khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng
thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen
thưởng, hay tăng độ khó( như tăng dần mức xà của môn nhảy
cao………….)
- Tập luyện thể dục thể thao phải đảm bảo chất lượng vận động nhất định
và tăng dần khối lượng ấy theo lứa tuổi, thời gian thì mới nhanh chóng hình
thành được kĩ năng, kĩ xảo vận động, tăng cường sức khỏe cho học sinh.

- Giảng dạy thể dục là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa trí lực, thể lực và
tâm lý. Cần chú ý đến nhiệm vụ phát triển thể chất và điều khiển sự phát
triển cơ thể của học sinh. Cho nên về phương pháp không những chỉ đối xử
cá biệt về trình độ tập luyện, lứa tuổi, giới tính mà còn đối xử cá biệt về tình
trạng sức khỏe nữa.
- Phương pháp giảng dạy – tập luyện phải đảm bảo các nguyên tắc sư
phạm về giáo dục thể chất như từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng.
Trong mỗi tiết phải đảm bảo đủ phần mở đầu (các bài tập khởi động); phần
cơ bản và phần kết thúc (trong đó có các động tác hồi tĩnh).
- Một tiết nên dạy kết hợp 2 – 3 nội dung một cách phù hợp giúp học
sinh phát triển toàn diện các cơ quan chức năng của cơ thể và tạo cho giờ
học sinh động, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Ví dụ như: Nhảy xa
+ Cầu lông + Trò chơi
- Tích cực sử dụng phương pháp phân nhóm hoặc phân nhóm quay vòng
nhằm tạo thời gian vận động cho học sinh một cách hợp lý, tránh thời gian
tĩnh kéo dài gây mất hứng thú tập luyện.
*Ví dụ: Nhảy xa + Cầu lông ( Thể Thao Tự Chọn) + Chạy bền

Phương pháp:
• Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm Nam - Nữ tập luyện 2 nội dung:
Nhóm 1: Nhảy xa (12 phút)
Nhóm 2: Cầu lông (12 phút)
• Quay vòng tập luyện:
Nhóm 1: Cầu lông (12 phút)
Nhóm 2: Nhảy xa (12 phút)
• Chạy bền :
Tập hợp toàn lớp chia làm các nhóm chạy Nam – Nữ chạy riêng.
• Khi lên lớp giáo viên chú ý đến tình trạng sức khỏe của học sinh, luôn
quan sát nét mặt , mầu da từ đó điều chỉnh lượng vận động sao cho hợp lí.



Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay
đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho
chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện
tập thể thao.
• Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên
hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ
như : Bóng chuyền, dây nhảy, cầu lông… hay các vật dụng khác mang màu sắc
xử dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú
hấp dẫn trong tập luyện. Nên kiểm tra sân bãi dụng cụ tập luyện, định mức
lượng vận động, giữ gìn vệ sinh tập luyện thường xuyên.
• Tìm hiểu tâm, sinh lý phù hợp lứa tuổi để từ đó đưa ra các bài tập phù
hợp. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm
hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh
tật…để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu,
khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em
tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu,
giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng
hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc
áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức
nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em
một tinh thần thoả mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các
bạn.
• Trong các tiết học nên cho học sinh học và chơi thêm các trò chơi vận
động dân gian và tổ chức các cuộc thi đấu nhỏ (kéo co, chạy tiếp sức, cướp
cò..) cho tiết học thêm sinh động và hấp dẫn lôi cuốn học sinh hăng say
luyện tập.
• Chú ý rèn luyện tính tổ chức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng,
kết hợp giáo dục vệ sinh cho học sinh. Động viên khuyến khích học sinh
tham gia tập luyện. Đề cao tính tự chủ, độc lập, sáng tạo của học sinh.

• Để phát huy tư duy, kích thích, rèn luyện tính tự chủ, sáng tạo
trong học tập của học sinh, giúp các em tự tinphát huy năng lực trong tập
luyện. người giáo viên có thể đưa ra một số bài tập mang tính sáng tạo.
* Ví dụ 1: Sau khi học sinh đã học xong và thuộc bài thể dục liên
hoàn(35 động tác) người giáo viên có thể đưa ra bài tập sau: Dựa vào nội
dung bài thể dục liên hoàn(35 động tác) vừa học mỗi em tự sáng tác một bài
thể dục liên hoàn (35- 40) động tác phù hợp cho mình hoặc đối với nhóm
học sinh Nữ có thể là một bài thể dục nhịp điệu ngắn mang đầy đủ tính chất
của bài thể dục lien hoàn.
*Ví dụ 2: Sau khi học sinh đã học xong các nội dung của Đội hình Đội
ngũ bao gồm:
+Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ Đứng nghiêm, đứng nghỉ.
+ Quay phải, quay trái, quay đằng sau.
+ Đi đều thẳng hướng, vòng phải, vòng trái và đứng lại.
+ Chạy đều – đứng lại
+ Biến đổi đội hình(0-2-4), ( 0-3-6-9 ).
+ Dàn hang theo các cự ly.
Thông thường khi kiểm tra thường theo tổ ( nhóm ) và các em lên thực
hiện lần lượt theo các nội dung trên. Nhưng để khích thích tính tự chủ sáng
tạo của học sinh và để tiết học thêm sinh động người giáo viên có thể cho
học sinh kiểm tra bằng cách cho phép các tổ( nhóm) tự tìm cho mình đội
hình thể hiện bài kiểm tra phù hợp và sáng tạo nhưng vẫn mang đầy đủ nội
dung của ĐHĐN.
Được sự gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, học sinh rất hứng thú. Các em


họp và thảo luận thống nhất trong tổ nhóm rồi say mê tập luyện.
Kết quả là học sinh đã sáng tác được rất nhiều bài thể dục liên hoàn, thể dục
nhịp điệu mới lạ và sắp xếp đội hình rất thông minh.

- Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen
thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau,
giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện.
Nói cách khác là theo tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì
đó là các em sẽ thích thú ngay vì các em thích thể hiện mình trước các bạn.
* Ví dụ:
- Luyện tập Nhảy xa: có thể tổ chức trò chơi bật xa tiếp sức
- Luyện tập Nhảy cao: có thể tổ chức trò chơi nhảy dây bền
Một số hoạt động tổ chức trò chơi nhằm kích thích tinh thần tập luyện
của học sinh
Cách chơi: chia lớp thành 4 đội chơi(2 đội nam – 2 đội nữ). Nam thi với
nam, nữ thi với nữ có sĩ số bằng nhau. Chơi 3 lần, đội nào thắng 2 lần trở lên là
đội đó thắng, đội thua sẽ phải cõng đội thắng hoặc hô to ba lần “ chúng tôi học
tập đội bạn”. Sau khi chơi trò chơi này, đội thắng thì phấn khởi còn đội thua thì
quyết tâm cố gắng tập luyện thêm. Do vậy đã kích thích được tinh thần học tập
của học sinh.
- Luyên tập chạy nhanh : Có thể chạy thi, chạy thoi tiếp sức giữa hai
đội dưới hình thức trò chơi hoặc thực hiện trò chơi: Ai chạy nhanh nhất
Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán
nản.. Sau khi chơi các trò chơi này, đội thắng thì phấn khởi còn đội thua thì
quyết tâm cố gắng tập luyện thêm. Do vậy đã kích thích được tinh thần học tập
của học sinh.
- Nhằm nâng cao tính tích cực vận động hàng ngày của học sinh, củng cố
kiến thức kĩ năng kĩ xảo vận động tiếp thu được ở trên lớp , giáo viên nhất thiết
phải giao bài tập về nhà cho học sinh. Qua đó phát triển tố chất thể lực, giữ gìn
và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường trung học cơ sở rất đa
dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu
trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi
các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các

em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập.
2.3.2.Hoạt động ngoại khóa:
Nhiệm vụ của công tác thể dục thể thao trong nhà trường không chỉ cung
cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh mà còn phải góp phần bảo vệ và tăng
cường sức khỏe cho các em. Chỉ riêng môn học thể dục không thể thực hiện
nhiệm vụ này mà phải phối hợp hết sức chặt chẽ với các hoạt động thể dục
thể thao ngoại khóa mới thực hiện được nhiệm vụ tăng cường sức khỏe.
Do đó công tác ngoại khóa thể dục thể thao ở trường phổ thông có một
vị trí vô cùng quan trọng. Song song với các hoạt động thể dục thể thao
trong chương trình chính khóa, giáo viên tổ chức các hình thức hoạt động
ngoại khóa, tăng cường thêm một số môn luyện tập theo sở thích.
• Thành lập các CLB: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, cầu
chinh, cờ vua – cờ tướng, võ thuật…
• Giáo viên tìm hiểu và phát triển tố chất riêng của học sinh hướng cho
học sinh tham gia vào các môn phù hợp với tố chất sở trường của các em. Từ
đó phát hiện các VĐV năng khiếu cho các CLB như: võ thuật, đá cầu, cờ
vua, cờ tướng, bóng bàn.


• Tổ chức thi đấu các môn thể thảo như (bóng đá, đá cầu, cờ vua ,cờ
tướng) cho học sinh nam, nữ trong khối thúc đẩy phong trào thể dục thể
thao, mở rộng giao lưu cho học sinh giữa các lớp, xây dựng tình đoàn kết.
• Giáo viên hướng dẫn cho các em lấy bài thể dục lien hoàn 35 động tác
làm bài tập thể dục buổi sáng ở nhà. Lấy các động tác nhảy dây để luyện thể
lực, lấy cờ vua- cờ tướng làm trò chơi thư giãn.
• Động viên khuyến khích phụ huynh học sinh cho con em mình tham
gia các câu lạc bộ để tăng cường học thêm các môn như Bơi.
Để thực hiện được các phương pháp trên và có hiệu quả tốt. Người
giáo viên đóng một vai trò quan trọng. Do vậy giáo viên thể dục phải có
trình độ kiến thức cơ bản vững vàng luôn tìm tòi sáng tạo, năng động với

thực tế. Nắm bắt các hoạt động kỹ thuật tiên tiến của hoạt động thể dục thể
thao trong và ngoài nước. Giáo viên thể dục phải thể hiện tài năng – năng
khiếu của mình thật tốt, có kỹ thuật và đẹp mắt qua phương pháp (thị phạm
– làm mẫu) để gây hứng thú ban đầu cho học sinh.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục tương đối
đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng từ cao đẳng trở lên, thời gian công
tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là
vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện.
- Giáo viên thể dục phải là người công tâm - ứng xử linh hoạt trong mọi
tình huống, là nơi tin tưởng để học sinh tự tin phát huy năng lực tham gia
luyện tập
- Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, trong
nhiều năm trước do nhiều quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy
hoạch của nhiều trường không có sân rộng để tập thể dục, nhất là trường đóng
trên địa bàn thành phố.Trong quá tình tìm hiểu, tôi thấy cơ sở vật chât hiện có
phục vụ cho công tác giảng dạy và học môn thể dục ở mức tương đối đầy đủ.
Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng
được vào những tiết nội khoá, chưa khai thác áp dụng cho những tiết ngoại
khoá.
2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
2.41. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến.
Trước khi chưa áp dụng phương pháp tập luyện như trên. Tôi thấy học
sinh ở Trường trung học cơ sở Nga Phú còn nhút nhát, sợ học thể dục( sợ
môn nhảy cao ), chưa phát huy được năng lực bản thân . Do các em còn thụ
động khó tiếp thu và không hiểu được kỹ thuật một cách tường tận. Nên các
em chưa tự tin,chưa thể hiện được năng lực bản thân khi tham gia tập luyện
làm ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như chưa rèn luyện nâng cao được
sức khỏe.
2.4.2. Sau khi áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy thể dục ở
trường

Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc
soạn giảng cũng như về thực tế nội dung giờ học. Đa số các em có tiến bộ
nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh tất cả khối rất ham thích luyện tập,
thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn,
kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương
trình. Tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về
mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp
kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn.
Sau khi áp dụng sáng kiến nhược điểm của học sinh đã giảm đi rõ rệt. tỉ lệ
học sinh hiểu bài, tích cực luyện tập tăng lên. Các em thực sự tự tin hứng thú
và tích cực học tập ở trường cũng như luyện tập thêm ở nhà.
- Tình hình học tập rèn luyện thể dục thể thao của học sinh có nhiều tiến


bộ:

+ Lớp học có nề nếp và sôi nổi hơn.
+ Học sinh tự tin và tham gia tập luyện hăng say hơn.
+ Phát huy được tính tự giác tích cực hơn trong tập luyện và tự quản
+ Phát huy được năng lực bản thân và tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Thành tích đạt cao hơn.
+ Kết quả học tập đạt 100%.
+ Sức khỏe học sinh được tăng lên rõ rệt.
Do đó kết quả của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến đã đạt được rất cao.
Cụ thể:

STT

1


LỚP

SĨ SỐ

8A

2
8B
Kết quả học tập:
STT

LỚP

Sức khỏe yếu

Chưa tự tin
phát huy năng
lực bản thân

Tự tin phát
huy năng lực
bản thân

44

SL
0

%
0


SL
1

%
2,27%

SL
43

%
97,7%

39

0

0

1

2,56%

38

97.4%

ĐẠT

SĨ SỐ


1

8A

44

SL
44

2

8B

39

39



%
100%

SL
0

%
0

100%


0

0

• Hoạt động của các câu lạc bộ cuốn hút nhiều học sinh tham gia tập luyện
như môn cầu lông, cầu chinh, bóng bàn, cờ vua- cờ tướng….
• Nhiều học sinh tham gia thi đấu đạt kêt quả cao.
* Kết quả thi đấu: Môn Điền kinh, cờ vua cấp Huyện năm học 2015 -2016
• Giải nhì môn (Cờ vua) :
Em Lê Văn Thời
Lớp
8A
• Giải nhất điền kinh( chạy 200m): Em Nguyễn Thị Tiếp
Lớp
8A
• Giải nhất điền kinh( nhảy cao): Em Nguyễn Văn Phước
Lớp
8B
• Giải nhì điền kinh( Ném bóng): Em Nguyễn Văn Đàm
Lớp
8B
• KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
* Đổi mới phương pháp tập luyện môn thể dục lớp 8 ở Trường trung học
cơ sở Nga Phú, tự tin phát huy năng lực, hứng thú và yêu thích tham gia tập
luyện để nâng cao sức khỏe là điều rất cần thiết. Có làm tốt được điều đó chúng
ta mới giúp các em có một cơ thể phát triển cân đối hài hòa, có cuộc sống tư
tưởng lành mạnh trong sáng, có sức khỏe và thể lực tốt các em dễ dàng tiếp thu
các kiến thức khoa học và các thành tựu văn hóa khác. Như vậy chúng ta đã



gúp phn o to cho xó hi th h tng lai l nhng con ngi ton din cú
sc kho di do, cú th lc cng trỏng, dng khớ kiờn cng tip tỳc s
nghip cỏch mng ca ng v cú cuc sng vui ti lnh mnh.
* Nh vy vic hc mụn th dc trong nh trng ph thụng l mt ng
lc
quan trng gúp phn hon thin v mt th cht ngoi ra cũn cú tỏc dng
tớch cc thỳc y cỏc mt giỏo dc khỏc phỏt trin.
ti ny tuy rng ó hon thnh cú th ng dng vo ging dy i vi
mi i tng hc sinh trung hc c s nhng khụng th trỏnh khi hn ch
thiu sút. Mong cỏc bn ng nghip v Ban giỏm kho úng gúp ý kin, b
sung tụi cú thờm cỏc bin phỏp mi hay hn, sỏt thc hn vi thc tin a
phng v tng i tng hc sinh, gúp phn o to ra nhng con ngi
ton din cú ớch cho xó hi.
3.2 KIN NGH.
xut mt s gii phỏp nhm nõng cao hiu qu giỏo dc th cht
trong nh trng:
- Giỏo viờn th dc phi thng xuyờn hc tp, t bi dng nõng cao
trỡnh nghip v ỏp ng yờu cu ca tin trỡnh ging dy, nõng cao cht
lng dy hc ca b mụn, phi d gi trao i kinh nghim, tham kho cỏc bi
ging mu rỳt kinh nghim nõng cao nghip v s phm.Giỏo viờn luụn tỡm
tũi nhng phng phỏp dy hc phự hp vi iu kin thc tin, khụng ỏp t,
khụng mỏy múc
- Ngời thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu
thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu
khó học hỏi, dám nghĩ dám làm..Vỡ vy mi giỏo viờn chỳng ta phi
trao di kin thc, t hon thin mỡnh, luụn trn tr tỡm ra nhng phng phỏp
son ging, tp luyn phự hp khc phc nhng khú khn a cht lng
giỏo dc th thao ngy cng phỏt trin. c bit l cú kin thc cựng phng

phỏp ging dy b mụn vng vng,.cú tõm huyt vi ngh nghip, ht lũng
thng yờu hc sinh. Nh vy mi thc s cú cht lng giỏo dc ton din
hc sinh sau khi hc ht bc trung hc c s cú sc khe v kin thc bc
vo cuc sng.
- Nh trng thng xuyờn to iu kin cho giỏo viờn i hc cỏc lp bi
dng chuyờn mụn nõng cao nghip v ging dy, phc v tt cho cụng tỏc
chm lo sc kho hc sinh.
m bo cụng tỏc giỏo dc th cht cho hc sinh ũi hi phi tng
cng cỏc thit b dng c phc v cho vic ging dy ca thy cụ v vic tp
luyn ca trũ, c th l:
- Mi nm nh trng b sung thờm mt s thit b dng c nh: Vỏn
nhy xa thay th cỏc vỏn ó xung cp, khụng m bo an ton khi tp
luyn .Tin ti xõy dng thờm phũng hc cỏc mụn cú tớnh i khỏng nh mụn c
vua, búng bn. Mi nm nh trng cựng thy cụ, hc sinh t trang b thờm mt
s thit b dng c nh: c tp bi th dc, dõy nhy, búng cao su..gúp phn
lm giu thờm c s vt cht ca nh trng, phc v tt cho cụng tỏc giỏo dc
th cht cho hc sinh.
- Nh trng v thy cụ giỏo vn ng, khuyn khớch ph huynh hc sinh
mua sm qun ỏo, giy th thao phc v cho vic tp luyn ca hc sinh, m
bo v sinh an ton cho cỏc em khi tp luyn
Trờn õy l mt s kinh nghim nh m tụi ó ỏp dng trong ging dy
i vi hc sinh lp 8 Trng trung hc c s xó Nga Phỳ huyn Nga Sn, rt
mong c s úng gúp ý kin cụng tỏc ging dy t hiu qu cao hn.
Tụi xin chõn thnh cm n!
Nga Phỳ, ngy 18 thỏng 3 nm 2018


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Nguyễn Văn Thi



×