Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học cơ sở hồi xuân, quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.61 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC
Ở TRƯỜNG THCS HỒI XUÂN - QUAN HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Hồi Xuân – Quan Hóa
SKNKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2017
0


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Hiện tượng học sinh bỏ học
1.2. Biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Đặc điểm tình hình địa phương
2.2. Thực trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Hồi Xuân


2.3. Nguyên nhân học sinh bỏ học
3. Các giải pháp
3.1. Đối với học sinh
3.2. Đối với giáo viên
3.3. Đối với nhà trường
3.4. Đối với các tổ chức đoàn đội
3.5. Đối với cộng đồng xã hội
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
2
2
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6
7
7
8

9
11
12
13
15
15
15
16

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1


Để duy trì công tác phổ cấp giáo dục và nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THCS và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra, các cấp chính quyền và ngành giáo
dục, các trường học đã và đang triển khai thực hiện vấn đề này.Thế nhưng một vấn đề
đang làm cản trở việc duy trì công tác phổ cập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học,
là hiện tượng học sinh bỏ học ở các trường THCS vẫn đang diễn ra. Tuỳ từng trường,
đặc điểm từng vùng mà tỉ lệ học sinh bỏ học có số lượng không giống nhau. Việc
ngăn ngừa, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học là một nhiệm vụ đang được quan tâm
tìm hướng giải quyết của các cấp chính quyền địa phương và các trường THCS.
Thực hiện chương trình hành động, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp
và thực hiện Nghị quyết số 08 của ban chấp hành Đảng bộ huyện Quan Hóa khóa
XXII về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2017-2020, định hướng
đến năm 2025. Theo kế hoạch trường THCS Hồi Xuân hoàn thành việc xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020 và theo tiêu chuẩn số học sinh nghỉ học phải
dưới 1% do vậy việc khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học có ý nghĩa quan trọng
đến việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Qua thực tế nghiệp vụ quản lý tại trường THCS Hồi Xuân, qua tìm hiểu trao

đổi với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường tôi được biết: Thực trạng học sinh bỏ
học của nhà trường trong những năm qua có tỉ lệ giảm dần nhưng trong năm học
2015-2016 lại diễn ra tình trạng học sinh của trường bỏ học chiếm tỉ lệ cao, vì sao
trường THCS Hồi Xuân có kết quả như vậy? Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học
đạt hiệu quả cao như vậy chắc chắn ban giám hiệu tập thể giáo viên nhà trường phải
áp dụng nhiều biện pháp rất thiết thực hữu hiệu phù hợp với điều kiện tình hình thực
tế của nhà trường và của địa phương.
Bước vào năm học 2016-2017 với chủ đề Năm học Tiếp tục đổi mới công tác
quản lý, khắc phục những tồn tại hạn chế và nâng cao chất lượng giáo dục để thực
hiện tốt nhiệm vụ năm học thì vấn đề có ý nghĩa đầu tiên đó là sớm khắc phục tình
hình học sinh bỏ học.
Đối với trường THCS Hồi Xuân trong những năm gần đây tuy đã có sự tiến bộ
đáng mừng song vẫn còn tình trạng học sinh nghỉ học ở mức độ cao dẫn đến chất
lượng học tập vẫn còn thấp. Để đi tìm biện pháp khắc phục tình hình trên, nhà trường
quán triệt văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, chăm lo xây dựng đội ngũ giáo
viên, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, tiếp tục thực hiện đổi mới phương
pháp giảng dạy mà còn tìm ra nguyên nhân yếu kém tại đơn vị tác động đến kết quả
học tập của học sinh.
2


Từ những lí do trên tôi lựa chọn chuyên đề “Một số biện pháp khắc phục tình
trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Hồi Xuân - Quan Hóa” làm đề tài nghiên cứu
nhằm góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đại trà
tại nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua Chuyên đề tôi sẽ học hỏi được một số kinh nghiệm quản lý của nhà trường
về các biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh. Từ đó lựa chọn bổ sung
vào thực tế công tác quản lý ở đơn vị mình đang công tác.
Nhằm đáp ứng, ngăn chặn học sinh bỏ học góp phần xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường THCS Hồi Xuân huyện Quan Hóa
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận thực tế quản lí trường học được nghe và ghi chép thông qua 5 báo cáo
về công tác xã hội hoá giáo dục, hoạt động chuyên môn của nhà trường, công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh, tình hình chung của nhà trường và công tác chủ nhiệm lớp.
Tham gia dự giờ 4 tiết môn Công dân, 4 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiếp
xúc nghiên cứu hồ sơ quản lý của nhà trường, tham gia họp các cuộc họp hội đồng sư
phạm, tham gia các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn. Đồng thời
phối hợp tham dự các cuộc họp của các tổ chức chính trị, hội đoàn thể ở địa phương.
Thu thập và xử lý các số liệu tư liệu về thực trạng học sinh bỏ học của nhà
trường trong những năm qua.
Xây dựng quy chế phối hợp với công an địa phương để có cơ sở tìm hiểu đối
tượng học sinh cá biệt, học sinh bỏ học và phối hợp với chính quyền gắn vào quy chế
của thôn bản.
Đến tận gia đình phối hợp với địa phương động viên các em ra lớp.

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
3


1.1. Hiện tượng học sinh bỏ học
Bỏ học là hiện tượng xảy ra trong phạm vi nhà trường. Đó là hiện tượng học
sinh rời khỏi ghế nhà trường khi đang ở giai đoạn được giáo dục thuộc cấp học mà
học sinh đó được tuyển sinh.
Bỏ học trước hết là ảnh hưởng đến bản thân học sinh sau đó ảnh hưởng đến gia
đình và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ làm cho học sinh không có đủ những
kiến thức cơ bản để đi vào cuộc sống lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên trên.

Hiện nay, trong lao động sản xuất đòi hỏi người lao động phải có một trình độ nhất
định về văn hoá phổ thông và trình độ về kĩ năng nghề nghiệp. Bỏ học ở bậc trung
học cơ sở còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Gia đình phải tốn kém hơn về kinh
tế, phải bỏ ra một khoản tiền đầu tư thêm cho con em mình học lại, xã hội phải tốn
kém hơn về công sức và tiền của trong việc đầu tư sức lực và kinh phí để giải quyết
vấn đề nâng cao dân trí.
Mặt khác, học sinh bỏ học sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu giáo
dục, sẽ không hoàn thành chỉ tiêu của ngành mà đảng và nhà nước đã giao “phát triển
giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số kinh tế khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về
phát triển giáo dục giữa các vùng miền…” [1].
Ngoài ra còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của xã hội, hiện tượng bỏ học
mang tính chất xã hội thường xảy ra trong mỗi trường học có nhiều nguyên nhân khác
nhau. Học sinh thường có học lực yếu kém hoặc thiếu căn bản dẫn đến lưu ban, bỏ
học. “Tóm lại học sinh bỏ học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước,
nhất là ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành phổ cập THCS”.
1.2. Biện pháp ngăn ngừa học sinh bỏ học
- Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
- Ngăn ngừa: Là làm cho cái xấu cái không hay đang có khả năng xảy ra sẽ
không thể xảy ra được.
- Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh là cách làm của người
quản lý bằng những công việc cụ thể có quan hệ chặt chẽ và thống nhất nhằm tác
động đến các đối tượng có nguy cơ bỏ học để làm cho hiện tượng bỏ học của học sinh
không thể xảy ra trong phạm vi nhà trường.
Những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh trước hết phải
xuất phát từ thực trạng của vấn đề học sinh bỏ học, tìm hiểu nhuyên nhân bỏ học của
từng đối tượng. Từ đó xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp với đội ngũ giáo viên,
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và cộng đồng xã hội. Nhằm giúp cho các em
4



học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học. Khuyến khích học sinh biết vượt
lên mọi khó khăn của hoàn cảnh để vươn lên học tập thật tốt trở thành người có ích
cho xã hội sau này.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường
- Tình hình địa phương:
+ Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội: Là một xã nằm ở phía tây huyện Quan Hóa
giáp với địa phận thị trấn nhưng xã lại thuộc xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn đời
sống nhân dân từng bước phát triển về kinh tế xã hội
+ Đặc điểm truyền thống văn hoá giáo dục: Có truyền thống cách mạng lâu đời
trong kháng chiến chông Mỹ cứư nước . Phong trào văn hoá giáo dục tại địa phương
luôn được quan tâm và ngày một phát triển , phong trào thi đua học tập ở địa phương
luôn được duy trì và ngày một phát huy hiệu quả.
- Đặc điểm nhà trường:
Trường THCS Hồi Xuân thành lập từ năm 1996 được sự quan tâm của các cấp
chính quyền, nhà trường được xây dựng 12 phòng học và khu bán trú, bếp ăn, nhà
hiệu bộ khang trang, 4 phòng học được trang bị máy chiếu phục vụ cho công tác
giảng dạy nhưng vẫn còn thiếu các phòng chức năng.
Năm học 2016-2017 toàn trường có 244 em, chia làm 10 lớp với một đội ngũ
cán bộ quản lý gồm: 03 đồng chí và 18 đồng chí giáo viên đứng lớp, trong đó có 1
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 10 giáo viên day giỏi cấp huyện dưới sự lãnh đạo của
chi bộ gồm có 23 đồng chí chiếm tỉ lệ 90%.
Năm học 2014-2015 nhà trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã
thành lập các lớp mũi nhọn tại trường.
2.2. Thực trạng học sinh bỏ học ở trường THCS Hồi Xuân
Qua điều tra thu thập số liệu về học sinh bỏ học của nhà trường trong những
năm học trước, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh bỏ học luôn ở mức dưới..., có chiều hướng
ngày giảm dần. Tỉ lệ học sinh bỏ học được thống kê như sau [2].

Năm học


Tổng
số
học
sinh

Khối 6
Tổng
số

Số
HS
bỏ
học

Khối 7
Tỉ
lệ
%

Tổng
số

Số
HS
bỏ
học

Khối 8
Tỉ

lệ
%

Tổng
số

Số
HS
bỏ
học

Khối 9
Tỉ
lệ
%

Tổng
số

Số
HS
bỏ
học

Tổng
Tỉ
lệ
%

số

HS

Tỉ
lệ
%

bỏ
học

5


2014-2015

209

71

0

0

49

0

0

47


0

0

42

2

4,7

2

0,9

2015-2016

222

68

0

0

67

0

0


49

0

0

38

05

11

05

2.2

2016-2017

242

68

0

0

65

0


0

64

0

0

45

0

0

0

0

Qua bảng thống kê ta nhận thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường THCS Hồi Xuân
trong những năm trước đây có xảy ra nhưng ở mức độ thấp được duy trì ở mức dưới
1%. Riêng năm học 2014-2015 số học sinh bỏ học của nhà trường không giảm.
Nhưng dến năm 2015-2016 số học sinh bỏ học tăng lên đáng kể chiếm 2,2%. Do vậy
việc tìm hiểu nguyên nhân học sinh bỏ học để tiếp tục thực hiện có hiệu quả tỉ lệ học
sinh bỏ học không quá 1% là một yêu cầu cấp bách. Vì vậy tìm ra giải pháp chống
học sinh bỏ học nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2016-2017. Qua tìm hiểu
cán bộ giáo viên trong hội đồng nhà trường tôi đựơc biết trong năm học 2016-2017 có
nhiều đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo nhà
trường, lòng nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm với sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương, các tổ chức đoàn thể trong xã hội tác động đến các đối tượng học sinh, giúp
đỡ động viên các em kịp thời các em đã quay lại trường để tiếp tục học tập.

Mặc dầu chưa kết thúc năm học nhưng việc vận dụng các giải pháp chống học
sinh bỏ học đã phát huy được hiệu quả. Đến nay không có em nào bỏ học.
2.3. Nguyên nhân học sinh bỏ học
Trong những năm học trước số học sinh của nhà trường bỏ học, qua tìm hiểu
thực tế tôi được biết có một số nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học như sau.
Nguyên nhân từ phía gia đình học sinh:Ở địa phương có một số gia đình nghèo
có con em đang học tập tại trường, vì điều kiện kinh tế của gia đình còn quá khó khăn,
nhiều gia đình chỉ có mẹ hoặc mất cả cha và mẹ nên ít có điều kiện quan tâm đến việc
học của con em. Những đối tượng học sinh nay phần lớn sống với ông bà, những
người bà con các em ít được chỉ bảo, động viên trong việc học dẫn đến học yếu, chán
nản và bỏ học. Bên cạnh đó có một số đối tượng do hoàn cảnh gia đình bị đổ vỡ, cha
mẹ ly hôn, cảm giác các em như bị bỏ rơi, chán nản không có ý thức phấn đấu trong
học tập dần dần sa sút mắc cỡ với bạn bè sinh ra bỏ học.
Nguyên nhân từ phía xã hội: Mặc dù chính quyền địa phương và các tổ chức
đoàn thể trong xã hội rất quan tâm đến vấn đề giáo dục.Tuy nhiên trong xã hội còn tồn
tại những phần tử không lành mạnh những phần tử này lôi keo rủ rê các em học sinh
có hoàn cảnh khó khăn ,học lực yếu,thích sống đua đòi, có tư tưởng lưng chừng…đi
vào con đương ăn chơi dẫn đến bỏ học.

6


Nguyên nhân từ bản thân học sinh: Những em học sinh có học lực yếu kém
thường có tư tưởng chán nản, dị nghị với bạn bè. Bên cạnh đó có một số em có hoàn
cảnh gia đình quá khó khăn không được trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết.
Một mặt do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, muốn làm người lớn, các em chưa ý thức
được vai trò của việc học, thích sống tự do bị các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo vào con
đương ăn chơi, sao nhãng việc học.

Các tụ điểm thanh niên, thiếu niên tụ tập tại bản Cốc xã Hồi Xuân


* Từ việc nắm bắt được các nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học lãnh đạo nhà
trường đã kết hợp với chủ nhiêm các lớp, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường và ngoài xã hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh.
3. Các giải pháp
3.1. Đối với học sinh
- Việc học ở nhà: Học sinh tập trung học bài, soạn bài và làm bài tập đầy đủ,
chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp, thực hiện giờ giấc học tập theo kế hoạch, thời
khóa biểu của riêng mình tham gia học nhóm, học tổ để giúp đỡ nhau trong học tập.
- Việc học ở trường: Học sinh đến trường phải chấp hành đúng nội quy của nhà
trường đi học đúng giờ, đi học phải chuyên cần, khi nghỉ học phải xin phép, đi học phải
mang theo đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. Trong giờ học phải tập trung chú ý tiếp thu
bài giảng, tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đồng thời, phải tham gia thường
xuyên đầy đủ các phong trào thi đua của trường của lớp, tham gia các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, tham gia các sinh hoạt của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Mỗi học
sinh cần phải có ý thức tự vươn lên trong học tập bằng cách tự rèn luyện và nỗ lực của
bản thân, khắc phục mọi khó khăn để đạt kết quả cao trong học tập.
7


- Cần phát huy vai trò tự quản của các em, lưu ý phải có niềm tin đối với trẻ,
trước hết là các em trong ban chỉ huy chi đội, ban chỉ huy liên đội, cán bộ lớp vì hầu
hết các em là những học sinh đều là học sinh học giỏi, hiền ngoan, có tinh thần trách
nhiệm với công việc. Trong quá trình sinh hoạt học tập và vui chơi các em gần gũi
với nhau nên dễ dàng nắm bắt được tình hình hoàn cảnh điều kiện cụ thể của mỗi em
khi có biểu hiện dẫn đến tình trạng bỏ học. Vì vậy, cần định hướng cho các em biết
cách tự quản lớp học của mình, phản ảnh kịp thời những học sinh bỏ giờ, tạo ra dư
luận tập thể, giúp đỡ và tạo điều kiện để các em khắc phục những tồn tại thiếu sót mà
tiếp tục việc học.
3.2. Đối với giáo viên

- Giáo viên bộ môn: Phải đến trường đến lớp đúng giờ, chấp hành đúng quy chế
chuyên môn. Thực hiện đúng phân phối chương trìnhh, áp dụng việc đổi mới phương
pháp giảng dạy, nhiệt tình trong công tác, chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy
định. Thường xuyên tham gia sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, trao đổi chuyên
môn nghiệp vụ [3]. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo
để giảng dạy thật tốt, để lôi cuốn thu hút tạo sự hứng thú học tập của học sinh đối với
bộ môn mình phụ trách. Bên cạnh sự nhiệt tình trong công tác giảng dạy mỗi giáo
viên bộ môn cần phải quan tâm đến đối tượng học sinh, đặc biệt chú trọng học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, học sinh có học lực yếu kém, lười học, hay bỏ giờ, bỏ tiết để tìm
hiểu giúp đỡ các em, đồng thời báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà
trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Giáo viên chủ nhiệm: Ngay từ đầu năm học cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin
về đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách. Chú ý đối tượng học sinh có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn học sinh học lực yếu kém, học sinh cá biệt. Giáo viên chủ nhiệm
phải xây dựng kế hoạch hàng tuần, tháng, học kì và cả năm một cách cụ thể, báo cáo
định kỳ một cách cụ thể đối với các đối tượng học sinh lười học, bỏ giờ, bỏ tiết, nghỉ
học, học lực yếu để nhà trường có biện pháp xử lý một cách kịp thời [3].
- Thường xuyên tổ chức tốt các buổi sinh hoạt lớp, các buổi hoạt động ngoài
giờ lên lớp tổ chức cho các em học tổ, học nhóm có kế hoạch giúp đỡ những em có
hoàn cảnh khó khăn, phân công giúp đỡ lẫn nhau trong học tập bằng hình thức “đôi
bạn cùng tiến” học sinh có học lực khá, giỏi cùng nhóm với học sinh có học lực yếu,
kém. Tổ chức và phát động các phong trào thi đua trong học tập, thi đua giữa các tổ
trong lớp có hình thức khen thưởng động viên kịp thời những em học sinh có tiến bộ.

8


- Giáo viên chủ nhiệm thực sự là linh hồn của một tập thể lớp bằng tình thương
và trách nhiệm luôn luôn gần gũi với các em nắm bắt hoàn cảnh từng em, hiểu được
tâm tư nguyện vọng; nắm vững và kịp thời các nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học

mà đề xuất các biện pháp giáo dục thích hợp để nhà trường có biện pháp xử lý, hạn
chế học sinh bỏ học.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải làm tròn trách nhiệm là cầu nối giữa nhà
trường với phụ huynh, thường xuyên thông báo kết quả rèn luyện và học tập của học
sinh ở trường đến với phụ huynh học sinh, đồng thời cũng thăm hỏi nắm bắt việc học
tập ở nhà của học sinh. Lưu ý giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh phải
liên hệ chặt chẽ kịp thời, thống nhất các biện pháp để giáo dục các em.
- Để làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt am hiểu
hoàn cảnh gia đình và bản thân từng học sinh với tinh thần trách nhiệm và tình thương
yêu đối với học sinh mà nhiệt tình năng nổ trong công tác.
3.3. Đối với nhà trường
Ngay từ đầu năm học nhà trường chỉ đạo tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm
của học sinh ở từng khối lớp. Từ đó phân loại trình độ của học sinh, chú trọng đến học
sinh yếu kém để có kế hoach phù đạo, dạy kèm cho các em. Tổ chức bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, thường xuyên theo dõi giờ lên lớp của giáo
viên, tiến hành dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo viên, phân công giáo viên có
năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy các lớp có học sinh yếu kém.
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải theo dõi sát sao việc học tập của học sinh số
học sinh, báo cáo quá trình học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp cho nhà trường
hang tuần. Từ đó nắm được những đối tượng học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ
bỏ học. Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành, các cấp, các tổ
chức xã hội, phụ huynh học sinh trên địa bàn để giúp đỡ, giáo dục các em hỗ trợ các
em có hoàn cảnh khó khăn về tinh thần và vật chất. Nhà trường cũng đã tiến hành
miễn giảm các khoản thu, nộp đối với học sinh nghèo, xây dựng quỹ tình thương vì
học sinh nghèo, tham mưu với hội khuyến học, hội khuyến tài, hội phụ huynh để cùng
phối hợp giáo dục các em, từ đó tạo niềm tin tạo sự nhận thức đúng đắn về giáo dục
cho mỗi phụ huynh để họ hiểu rằng sự học là cần thiết cho mỗi con người. Đến tại gia
đình học sinh để gặp gỡ và vận động học sinh

9



CBQL, GV nhà trường đi thăm gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Bản Cốc

Nhà trường phối hợp với cán bộ xã và trưởng bản đến tại gia đình các em ở bản Cốc xã Hồi Xuân
để động viên học sinh đến lớp.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: Công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu
niên tiền phong…thông qua hoạt động của các phong trào, giúp đỡ các em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các hoạt động vui chơi mang tính chất câu lạc bộ, cố
gắng vận động những em học sinh yếu có mặc cảm trước đây cùng tham gia để tạo sự
hoà nhập, cảm hoá các em, tạo niềm tin cho các em. Tổ chức các cuộc tham quan dã
ngoại, thể dục thể thao để lôi cuốn học sinh [4].
10


3.4. Đối với các tổ chức đoàn đội
Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao và
các hoạt động giao lưu khác để thu hút các em tham gia tịch cực ở các buổi ngoài giờ.

Hội thi tìm hiểu về bảo tồn các loại động thực vật nguy cấp, quý hiếm của các trường trong dự án
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

11


Đội thiếu niên tiền phong của nhà trường tổ chức giao lưu văn nghệ, TDTT chào mừng ngày nhà
giáo Việt Nam.

3.5. Đối với cộng đồng xã hội

- Nhà trường đã tiến hành,kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương tuyên
truyền, vận động mọi lực lượng tham gia vào công tác giáo dục, xem sự nghiệp giáo
dục là sự nghiệp của mọi người, mọi tầng lớp, mọi đối tượng cùng tham gia. Công tác
giáo dục ở địa phương rất được sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự nghiệp giáo
dục ở địa phương đang ngày càng phát triển.
- Từ việc tìm hiểu xác định những nguyên nhân bỏ học của học sinh trong các
năm học vừa qua, trường THCS Hồi Xuân đã đề ra các biện pháp quản lý ngăn ngừa
hiện tượng bỏ học của học sinh và đã mang lại những kết quả rất khả quan. Năm học
này không có em nào bỏ học. Đây là nổ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ giáo viên trong
nhà trường. Đồng thời cũng phản ánh được sự quan tâm của các ngành, các cấp chính
quyền địa phương trong công tác giáo dục. Việc ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học
sinh đạt kết quả, phần nào đó cũng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng
dạy và học ở nhà trường.
- Qua kết quả chuyên đề cũng mang lại cho bản thân tôi nhiều bài học kinh
nghiệm để bổ sung, áp dung vào công tác quản lý thực tế tại đơn vị mình.
12


- Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trước hết phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân bỏ học của học sinh và tìm hiểu những đối tượng có nguy cơ bỏ học.Từ đó
khoanh vùng đối tượng, tiến hành giúp đỡ, động viên, theo dõi sự tiến bộ của từng đối
tượng, đề ra các biện pháp hợp lý để giáo dục học sinh.
- Người quản lý phải biết khai thác, phát huy khả năng của đội ngũ giáo viên.
Biết tôn trọng lắng nghe ý kiến từ giáo viên. Tạo tinh thần đoàn kết nhất trí trong nội
bộ. Thông qua giáo viên để nắm tình hình học sinh và cùng kết hợp với giáo viên để
giải quyết các vấn đề nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác. Đồng thời cũng
khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tham gia học
hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân họ.
- Lãnh đạo nhà trường ngoài sự kết hợp với giáo viên,các bộ phận tổ chức đoàn
thể trong nhà trường còn phải biết kết hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong cộng

đồng xã hội.Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các tổ chức cá nhân để
đạt được mục tiêu giáo dục.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong quá trình chỉ đạo
phải được cụ thể hóa có sự liên kết giữa các biện pháp với nhau hỗ trợ lẫn nhau thì kết
quả mới thành công.
Với đề tài này năm học 2016-2017 đã không còn tình trạng học sinh bỏ học kết
quả tỷ lệ phổ cập được nâng lên, các hoạt động trong trường được nâng lên năm học
2015-2016 với 01 giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 92 giải cấp huyện. Năm học 20162017 với 78 giải cấp huyện.
Uy tín chất lượng của nhà trường được nâng lên chiếm được niềm tin của nhân
dân và địa phương, các gia đình thực sự yên tâm khi con em tham gia học tập tại
trường.
Giáo viên đầu tư cho chất lượng giảng dạy, học sinh gắn bó với từng lớp, đoàn
kết chăm ngoan.
Cơ sở vật chất được đầu tư và cũng cố.
Qua chuyên đề tôi đã thu thập và xử lý các số liệu điều này cũng rất bổ ích để
tôi bổ sung hoàn thành đề tài.
Qua thực hiện đề tài số học sinh có nguy cơ bỏ học đã giảm rõ rệt, tỉ lệ học sinh
nghỉ học chỉ chiếm dưới 1%. Kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy và học, số lượng học sinh yếu kém ở học kì 1 giảm đáng kể (8,3% ),
số học sinh giỏi các cấp tăng gấp đôi, số học sinh khá giỏi của trường ngày một tăng.
13


Góp phần quan trọng cho việc đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia vào cuối năm 2020.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện tượng học sinh bỏ học ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đòi hỏi sự chỉ

đạo của các cấp lãnh đạo, của toàn xã hội. Song với thực tế thời gian qua là người làm
công tác quản lý trường học
Qua thực tế nghiệp vụ quản lý trường học tại trường THCS Hồi Xuân - Quan
Hóa bản thân tôi đã thu thập được nhiều vấn đề rất bổ ích, liên quan đến công tác
quản lý. Đồng thời cũng học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý
trường học. Nhiều vấn đề trọng tâm mà tôi được nghe, cũng như qua tìm hiểu: Vấn đề
nâng cao chất lượng giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, vấn đề ngăn
ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh….
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh ở trường THCS
Hồi Xuân-Quan Hóa” vì đây là một vấn đề quan trọng đối với người làm công tác quản lý.
Qua tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp ngăn ngừa hiện tượng bỏ học của học sinh ở
trường THCS trên địa bàn huyện Quan Hóa cũng như những kinh nghiệm quản lý của nhà
trường phần nào giúp tôi bổ sung thêm một số kinh nghiệm vào công tác quản lý.
14


2. Kiến nghị
Đối với địa phương cần quan tâm hơn nữa đến các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn tạo công ăn việc làm cho phụ huynh thông qua các dự án của nhà nước, các
cấp chình quyền có tránh nhiệm ngăn ngừa các tệ nạn xã hội nhất là ở gần khu vực
trường học.
Đối với phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến con em nhất là trong giai đoạn
biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi.
Đối với nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể thu hút các em tham
gia không gây áp lực cho học sinh, để học sinh thấy được mỗi ngày đến trường là một
ngày vui.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao

chép nội dung của người khác.
Người viết

Lê Thị Hiền

Tµi liÖu tham kh¶o
[1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về
đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo”
[2]. Trường THCS Hồi Xuân, Báo cáo tổng kết các năm học 2014-2015, 2015-2016,
2016-2017.
[3]. Luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 và sữa đổi bổ
sung luật giáo dục nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.
[4]. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Hóa, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2016 –
2017 của Phòng GD&ĐT và Kế hoạch năm học 2016 – 2017 của nhà trường.

15


16



×