Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN giáo dục kĩ năng sống về sức khoẻ sinh sản vị thành niên qua tiết học ngoại khoá của môn GDCD cho các em học sinh lớp 9 trường THCS xuân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 19 trang )

MỤC LỤC

Theo giáo sư. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương- Phó chủ tịch Hội phụ sản Việt Nam: thống kê cho
thấyViệt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Ở Việt Nam có đến 20%
người nạo phá thai trong độ tuổi vị thành niên. Theo thống kê của Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm
2010 cả nước có:470.000 ca phá thai trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015
trong tổng số gần 280.000 ca phá thai có khoáng 5.500 ca phá thai ở tuổi vị thành niên thực hiện ở
hệ thống y tế công chưa kể các cơ sở y tế tư nhân. Cũng trong năm 2015 trong tổng số ca đẻ thì có
42.000 ca là vị thành niên chiếm 3,5%. Từ thực trạng trên cho thấy tình trạng sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở nước ta hiện nay đang trong mức báo động. Đây không chỉ là gánh nặng thách thức
cho công tác dân số mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ về tình trạng sức khỏe và
tâm lí của các em mà qua đó cũng cho thấy trẻ vị thành niên Việt Nam hiện nay chưa có hiểu biết
đầy đủ về sức khỏe sinh sản và giới tính.[2]..........................................................................................3


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Tuổi vị thành niên là giai đoạn đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con
người, với bao điều kì diệu, nhiều ước mơ và niềm vui trong học tập, trong cuộc
sống, cũng lắm rắc rối, lại nhiều băn khoăn. Ở giai đoạn này con người có rất
nhiều thay đổi về tâm sinh lí, là giai đoạn đánh dấu bước phát triển lớn từ phạm
vi gia đình để bắt đầu ra nhập xã hội và cộng đồng. Tôi và bạn cũng đã trải qua
giai đoạn này và cũng đã gặp những khó khăn trước sự biến đổi của thể chất,
tâm sinh lí, tình cảm ở tuổi vị thành niên. Khi đã trải qua rồi tôi và bạn đều hiểu
rằng sẽ giúp ích rất nhiều cho vị thành niên khi các em được biết đầy đủ các
thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản, để các em dễ dàng ứng phó với những
khó khăn, thử thách đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày mà các em đang
phải đối mặt. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản cho vị thành
niên là vấn đề vô cùng quan trọng, cần thiết mang tính “chiến lược quốc gia”
cần phải làm ngay.
1.2.Mục đích nghiên cứu:


Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho học sinh lớp 9 nhằm nâng
cao hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trong nhà trường
cũng như ở xã Xuân Thọ.
1.3.Đối tượng nghiên cứu:
Đưa ra một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản cho
học sinh lớp 9 trường TH&THCS Xuân Thọ qua tiết học ngoại khóa môn
GDCD.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, khảo sát, quan sát tìm hiểu.
- Tìm hiểu thực tế.
- Nêu vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo qui định của tổ chức Y tế thế giới vị thành niên là những người có
độ tuổi từ 10-19 tuổi. Đây là độ tuổi thiếu niên và trước tuổi trưởng thành. [1]
Những người trong độ tuổi này đều muốn tự khẳng định mình nên dễ thay đổi về
tính cách, hành vi, cách ứng xử, các em đã có những biểu hiện về cảm xúc có sự
nhạy cảm về giới tính, điều này được biểu hiện qua các hành vi: Thích quan tâm
tới bạn khác giới, mong các bạn khác giới quan tâm tới mình, thích làm đẹp,
thường đứng trước gương để ngắm mình hoặc có những hành vi gán ghép các
bạn trong lớp với nhau, trêu chọc bạn khác giới,... và vô tình các em đã tạo nên
rung cảm yêu đương, đôi lúc suy tư, mơ màng, nhiều em đã sao nhãng việc học
tập, học tập giảm sút. Nếu các em được cha mẹ, thầy cô quan tâm, giúp đỡ hỗ
2


trợ kiến thức, kĩ năng về sức khỏe sinh sản thì các em sẽ bắt đầu một cuộc sống
tốt đẹp và ngược lại nếu để các em thiếu hiểu biết về kĩ năng sức khỏe sinh sản
thì các em dễ mắc sai lầm và sẽ tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần thì khó có

thể hồi phục được. Hiện nay ở tuổi các em luôn phải đối mặt với các nguy cơ:
+ Quan hệ tình dục sớm.
+ Dễ bị xâm hại tình dục.
+ Mang thai ngoài ý muốn.
+ Dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trên là do các em thiếu kiến thức về giới
tính, về tình dục, thiếu kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ mình trong các tình
huống xảy ra với các em ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào.
Vậy để hạn chế và ngăn chặn nguy cơ trên thì việc giáo dục kĩ năng sống
về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh bậc trung học cơ sở là một vấn đề
quan trọng của các nhà trường hiện nay.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Theo giáo sư. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương- Phó chủ tịch Hội phụ sản
Việt Nam: thống kê cho thấyViệt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ nạo phá thai
cao nhất thế giới. Ở Việt Nam có đến 20% người nạo phá thai trong độ tuổi vị
thành niên. Theo thống kê của Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2010 cả nước
có:470.000 ca phá thai trong đó có hơn 9.000 ca là vị thành niên. Đến năm 2015
trong tổng số gần 280.000 ca phá thai có khoáng 5.500 ca phá thai ở tuổi vị
thành niên thực hiện ở hệ thống y tế công chưa kể các cơ sở y tế tư nhân. Cũng
trong năm 2015 trong tổng số ca đẻ thì có 42.000 ca là vị thành niên chiếm
3,5%. Từ thực trạng trên cho thấy tình trạng sức khỏe sinh sản vị thành niên ở
nước ta hiện nay đang trong mức báo động. Đây không chỉ là gánh nặng thách
thức cho công tác dân số mà còn để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ về
tình trạng sức khỏe và tâm lí của các em mà qua đó cũng cho thấy trẻ vị thành
niên Việt Nam hiện nay chưa có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản và giới
tính.[2]
Cùng với thông tin trên, hiện nay trong học đường đã và đang xảy ra hiện
tượng khá phổ biến đó là: nhiều em đã yêu, có em có quan hệ tình dục...Trong
khi đó các em lại không có kiến thức để tự bảo vệ nên dẫn đến có thai ngoài ý
muốn, phải đi nạo phá thai, có em phải nghỉ học để kêt hôn, điều đó đã làm ảnh

hưởng đến sức khỏe của các em, đưa đến hậu quả không tốt cho cả cuộc đời.
Cũng không nằm ngoài thực trạng chung của xã hội, vấn đề sức khỏe sinh sản ở
nơi tôi công tác cũng đang là vấn đề mà bản thân và các bậc phụ huynh rất quan
tâm, cần sự chung tay của gia đình – nhà trường và xã hội. Sau nhiều năm công
tác tôi đã chứng kiến một số trường hợp: Có em bỏ học để đi chơi với bạn trai,
có em đang học dở lớp 9 hoặc học xong lớp 9 là kết hôn.... Qua tìm hiểu tôi
được biết các em tảo hôn là do các nguyên nhân sau:
Do vị thành niên có quan hệ tình dục sớm.
Do phong tục tập quán của địa phương, do quan niệm lạc hậu của các bậc
cha mẹ cho rằng: con gái không cần học nhiều mà ở nhà lo lấy chồng.
3


Do sống buông thả thiếu sự quan tâm, chia sẻ của gia đình.
Trước thực trạng báo động của vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên,
nhận thức được tầm quan trọng của vị thành niên đối với tương lai đất nước, dân
tộc, bản thân muốn được đóng góp một phần nhỏ trách nhiệm của mình vào
nhiện vụ chung của xã hội cũng như nhiệm vụ của chính sách dân số và kế
hoạch hóa gia đình. Vì thế tôi đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống về sức
khỏe sinh sản vị thành niên vào bộ môn GDCD giảng dạy cho các em học sinh
lớp 9 làm sáng kiến kinh nghiệm. Để biết được kiến thức về sức khỏe sinh sản
của các em như thế nào trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát kiến thức
về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh lớp 9 theo hình thức trắc nghiệm.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây (hãy khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu mà em chọn).
1. Vị thành niên có quyền được yêu hay không?
A. Có
B. Không
2. Khi nào thì vị thành niên nên yêu?
A. Đang đi học

B. Khi đã học xong phổ thông
C. Khi biết tự lập cuộc sống
Đáp án: Câu 1 khoanh A, Câu 2 khoanh C
Kết quả trả lời của các em như sau:
Câu 1
Số
HS
29

Chọn A
SL
15

%
51,
7

Câu 2

Không
Không
Chọn A Chọn B Chọn C
chọn
chọn
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
11 37,9 3 10,4 10 34, 12 41,4 5 17,2 2 6,9
5
Chọn B

Qua kết quả trên cho thấy kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

của các em còn rất hạn chế, có em còn chưa biết để các em được trang bị đầy đủ
kiến thức, kĩ năng về sức khỏe sinh sản cũng như hiểu rõ điều các em cần sự
giúp đỡ, chia sẽ, hỗ trợ nên tôi đã chọn: “Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho các em học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn
giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng sau tiết học ngoại
khóa các em sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản, về kĩ
năng sống từ đó các em có thể chủ động đối phó một cách tốt nhất với những
tình huống có thể xảy ra hàng ngày trong cuộc sống mà các em đang phải đối
mặt.
2.3 Các giải pháp thực hiện để giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản
cho học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn giáo dục công dân.

4


2.3.1.Mục đích của việc giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh lớp 9.
Giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên nhằm trang bị
cho các em đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản để các em có khả năng
chủ động ứng phó với những khó khăn thử thách xảy ra trong cuộc sống hằng
ngày.
Vậy giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em
học sinh là nhiệm vụ được nhà nước ta rất coi trọng đồng thời cũng là thực hiện
mục tiêu của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình trong việc: “Bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em”, phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
2.3.2. Những nội dung cần giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản
vị thành niên:
Khi đưa vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào giảng dạy
có rất nhiều nội dung cần cung cấp cho các em. Song để truyền tải thông điệp
thiết thực có hiệu quả và sát với tình hình địa phương nơi các em đang sinh sống

cũng như để phù hợp với nhận thức của các em tôi đã chọn một số nội dung như
sau:
- Tình bạn và tình bạn khác giới
- Tình yêu và tình dục
- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Kết hôn sớm
Căn cứ vào nội dung đã chọn để việc giáo dục đạt hiệu quả khi thực hiện
giáo viên cần chú ý những nguyên tắc sau:
Một là: Khi tiến hành giáo dục giáo viên cần phải chú ý đến nội dung và
những vấn đề cần phải nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cho các em.
Ví dụ: Khi nói về tình bạn và tình bạn khác giới. Giáo viên cho học sinh
trao đổi câu hỏi: Em hiểu gì về tình bạn và tình bạn khác giới?[3]
Học sinh trả lời:
- Tình bạn là tình cảm gắn bó của hai hay nhiều người trên cơ sở hợp
nhau về tình tình, sở thích...
- Tình bạn khác giới là tình bạn giữa các bạn nam và các bạn nữ.
Có thể câu trả lời của học sinh chưa đầy đủ, chưa hết ý, giáo viên yêu cầu
học sinh khác bổ sung thêm sau đó giáo viên nhận xét, mở rộng vấn đề như sau:
Tình bạn còn có chung quan điểm sống, lý tưởng, ước mơ,... trong thực tế cuộc
sống có nhiều loại tình bạn như: bạn cùng học, bạn đồng nghiệp, bạn trong sáng
lành mạnh và bạn không trong sáng lành mạnh... Sau đó giáo viên có thể đặt câu
hỏi khai thác ở học sinh: Em hãy nêu biểu hiện của tình bạn trong sáng lành
mạnh và những hành vi không phù hợp với tình bạn trong sáng lành mạnh?
Hai là: Khi chuyển tải các thông điệp đến với học sinh thì thông điệp
phải phù hợp, xác thực với tình hình ở địa phương nơi các em đang sinh sống, từ
đó định hướng thái độ, hành vi cho các em, cụ thể: Khi học sinh trao đổi câu hỏi:
Em hiểu gì về tảo hôn (kết hôn sớm)? Học sinh trả lời xong giáo viên đưa thông
tin về tình trạng kết hôn sớm như sau:
5



Theo thông tin từ Gia đình nét: Số liệu của Qũy dân số Liên Hợp quốc
(Năm 2015) cho thấy: Mỗi năm có 16.000.000 nữ vị thành niên sinh con trong
đó khoảng 2.000.000 vị thành niên mang thai ở tuổi 15. Khoảng 90% trường
hợp sinh con liên quan đến việc kết hôn sớm. Mức sinh của vị thành niên tại khu
vực nghèo trên thế giới cao gấp 4 lần so với khu vực kinh tế khá giả.[4]
Sau khi học sinh nắm bắt được thông tin giáo viên đưa ra câu hỏi liên hệ
thực tế ở địa phương để học sinh trao đổi.
Câu hỏi như sau: Ở địa phương em có còn xảy ra trường hợp kết hôn
trước tuổi quy định của pháp luật không?
Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến, giáo viên phân tích cho học sinh thấy
được tác hại của việc lấy vợ hoặc lấy chồng sớm như sau: kết hôn sớm sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con, mất cơ hội học hành, không phát huy
được khả năng của bản thân, con cái nheo nhóc, chưa biết cách quản lí gia đình,
kinh tế thiếu thốn, vợ chồng bất hòa, hạnh phúc dễ tan vỡ.
Ba là: Khi giáo dục kĩ năng sống cho vị thành niên cần dựa vào chính
những nhu cầu của các em. Những nhu cầu đó phải phù hợp với nền tảng xã hội,
môi trường sống cụ thể. Giáo viên nên đưa ra những vấn đề mà vị thành niên
đang phải đối mặt.
Cụ thể:
- Những khó khăn bỡ ngỡ của sự phát triển tâm sinh lí tuổi vị thành niên.
- Những bối rối trong tình bạn khác giới.
- Tình yêu – Tình dục nên hay không?
- Nguy cơ xâm hại tình dục và cách xử lí khi bị xâm hại tình dục.
- Nguy cơ có thai và cách phòng tránh thai ngoài ý muốn.
- Thái độ trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Thái độ với kết hôn sớm.
2.3.3 Vận dụng giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh lớp 9 qua tiết học ngoại khóa môn GDCD.
Tiết 16: Ngoại khóa: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG VỀ

SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN.
Chủ đề: HỌC SINH VỚI SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về sức khỏe sinh sản vị thành niên.
2.Kĩ năng:
- Học sinh biết cách ứng xử tự tin, chủ động hoàn thiện hành vi của bản
thân trong giao tiếp, trong giải quyết vấn đề với mọi người và cộng đồng.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng trong các mối quan hệ với bạn khác giới.

6


- Biết chia sẻ với mọi người, bạn bè về những băn khoăn của bản thân về
một vấn đề xảy ra với bản thân cần giải quyết như là bị ép lấy vợ hoặc lấy chồng
sớm.
- Phê phán hành vi xâm phạm sức khỏe sinh sản vị thành niên.
B. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
+ Soạn giáo án.
+ Đọc tham khảo tài liệu.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi cho tiết dạy ngoại khóa.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm tài liệu có liên quan đến bài học.
*Học sinh:
- Trang trí lớp học.
- Chuẩn bị giấy A0, bút dạ.
- Đọc, tìm hiểu tài liệu viết về sức khỏe sinh sản vị thanh niên.
C. TỔ CHỨC TIẾT NGOẠI KHÓA.
* Giáo viên giới thiệu chủ đề tiết học: Hiện nay các em được tiếp xúc rất

sớm với các luồng thông tin có lợi và bất lợi từ nhiều nguồn đem đến như: xem
truyền hình, internet, mạng xã hội.....chính điều đó đã có ảnh hưởng không nhỏ
đến cuộc sống của các em và cũng là nguyên nhân của một số vấn đề sau: Tình
yêu ở tuổi học trò, tình dục trước hôn nhân, mang thai ngoài ý muốn, các căn
bệnh lây truyền qua đường tình dục... để rồi nhiều học sinh nữ phải bỏ học để
kết hôn hoặc nạo phá thai đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hoặc gây hậu quả
không tốt cho cả cuộc đời.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên là do các em thiếu
hiểu biết về sức khỏe sinh sản, thiếu kĩ năng sống cần thiết để bảo vệ mình. Để
các em có biện pháp đối phó với các nguy cơ trên thì tiết học ngoại khóa hôm
nay sẽ giúp các em tránh được những vấn đề đó.
*Giáo viên giới thiệu nội dung tiết học:

7


( Giáo viên giới thiệu nội dung tiết ngoại khóa)
Tiết ngoại khóa về sức khỏe sinh sản hôm nay các em sẽ tìm hiểu qua 2 phần:
- Phần 1: Học sinh với sức khỏe sinh sản.
- Phần 2: Xử lí tình huống.
* Cách thức tổ chức như sau:
Phần 1: - Học sinh với sức khỏe sinh sản.
- Hình thức tổ chức: Trò chơi : “Chọn ô số mở câu hỏi”.
A. Mục tiêu:
- Nâng cao hiểu biết cho học sinh về sức khỏe sinh sản vị thanh niên.
B. Nội dung:
- Hiểu biết về tình bạn, tình bạn khác giới, vai trò của tình bạn trong cuộc
sống.
- Những kiến thức về tình dục từ đó không quan hệ tình dục trước hôn
nhân.

- Các biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên.
- Biết phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Trách nhiệm của vị thành niên trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản.
C. Các bước tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu giám khảo: Giáo viên dạy bộ môn GDCD
- Giới thiệu thư kí: Chọn một em học sinh trong lớp làm thư ký
- Tổ chức tiết học: Giáo viên giới thiệu cho các em cách chơi phần 1 như
sau: Trên bảng có 15 ô số trong mỗi ô số là một câu hỏi. Phần một gồm có 15
câu hỏi.

1

2

3

4

5

6

7

9

1
0

1

1

1
2

1
3

1
4

1
5

8

- Sau đó phổ biến cách chơi phần 1 như sau: Cô chia lớp thành 3 đội (mỗi
đội gồm 9 em). Phần mở ô số gồm có 15 câu hỏi, trả lời theo hình thức trắc
nghiệm và tự luận. Mỗi đội phải mở năm ô số (tức là mỗi đội phải trả lời năm
câu hỏi), thời gian suy nghĩ và trả lời cho mỗi câu hỏi là 10 giây, hết thời gian
trao đổi đại diện của tổ lên trả lời (Khi lên trả lời các em chú ý khi trả lời phải
quay măt về phía các bạn, nói to, rõ ràng). Trả lời đúng mỗi câu hỏi được tính 20
điểm, trả lời sai không có điểm, đội bạn xin trả lời đúng được cộng 10 điểm, nếu
sai bị trừ 5 điểm. Sau mỗi câu trả lời giám khảo đánh giá và cho điểm ngay. Thư

8


ký ghi điểm của từng đội để sau khi kết thúc phần 1, thư ký thông báo điểm của
từng đội trước lớp. Giám khảo đánh giá chung chuyển sang phần 2.

Hệ thống câu hỏi phần chọn ô số như sau:
Câu 1: Độ tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất là:[5]
A. Từ 18- 35.
B. Từ 22-29
C. Từ 18-30.
Câu 2: Vị thành niên nằm trong độ tuổi nào?[6]
A. Từ đủ 10 tuổi đến 19 tuổi.
B. Nhỏ hơn 18 tuổi.
C. Từ 15 tuổi- 19 tuổi.
Câu 3: Phụ nữ mang thai ở tuổi vị thành niên có nguy cơ:[6]
A. Gây tác hại sâu đến trẻ sơ sinh.
B. Đẻ non cao hoặc sinh ra đứa trẻ quá nhẹ cân.
C. Sinh con non và dễ tử vong.
Câu 4: Cách tránh thai hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên là:[6]
A. Uống thuốc tránh thai.
B. Dùng bao cao su.
C. Không quan hệ tình dục.
Câu 5: Để có điều kiện nuôi dạy con tốt mỗi cặp vợ chồng nên có mấy con:
A. Một đến hai con.
B. Ba con.
C. Bốn con.
Câu 6:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên. [7]
Bài ca dao trên nói về hủ tục nào của nước ta?
A. Tảo hôn
B. Trọng nam khinh nữ. C. Kết hôn.
Câu 7: HIV/AIDS lây truyền qua các con đường nào?

Đáp án: Đường máu; Quan hệ tình dục bừa bãi; Từ mẹ sang con
Câu 8: Bình đẳng giới là:
A. Là bình đẳng riêng cho phụ nữ.
B. Là bình đẳng riêng cho nam giới.
C. Là việc nam, nữ có vai trò ngang nhau được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình và thụ hưởng như nhau về thành quả của
sự phát triển đó.
Câu 9:
Trai anh hùng năm thê, bảy thiếp
Gái chính chuyên chỉ có một chồng.[7]
Em có đồng tình với câu ca dao trên không? Vì sao?
Đáp án: - Em không đồng tình với câu ca dao trên.
Vì: Câu ca dao trên là quan điểm lạc hậu, lỗi thời của chế độ phong kiến
trước kia còn xã hội ngay nay, nhà nước ta đã thực hiện bình đẳng giới (nam nữ
bình quyền), nam nữ có quyền như nhau dù là nam hay nữ kết hôn cũng chỉ có
một (Một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng). Pháp luật đã quy định rõ: Cấm
9


kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng. Vậy những người đang có vợ
hoặc đang có chồng mà kết hôn là vi phạm pháp luật.
Câu 10:
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến nay mười tám thiếp đà ba con.[7]
Bài ca dao trên nói về những vi phạm gì?
Đáp án: - Kết hôn trước tuổi quy định (Tảo hôn).
- Vi phạm kế hoạch hóa gia đình.
Câu 11: Em hiểu gì về tình bạn? Tình bạn có ý nghĩa như thế nào trong
cuộc sống?
Đáp án: - Tình bạn là sự gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở

hợp nhau về tính tình sở thích cùng chung lí tưởng. Tình bạn có thể cùng
giới và khác giới.
- Tình bạn giúp ta cảm thấy ám áp, tin yêu cuộc sống hơn, biết
hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
Câu 12: Để phòng tránh HIV/AIDS. Học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Đáp án: - Học sinh phải sống lành mạnh, biết giữ mình, không sa vào tệ
nạn xã hội.
Câu 13: Đâu là lí do không nên quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên?
[6]
A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy chúng ta
cần tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng.
B. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để chúng ta tự tránh
mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối về sức khỏe và tâm lí.
C. Cả hai ý kiến trên.
Câu 14: Vì sao không nên kết hôn ở tuổi vị thành niên?[6]
A. Vì còn ít tuổi.
B. Vì chưa chuẩn bị về tâm lí và các điều kiện.
C. Cả hai lí do trên.
Câu 15: Những nguy cơ nào là lớn nhất đe dọa tính mạng của vị thành
niên?[6]
Đáp án: Ngoài những nguy cơ về bệnh tật, tai nạn có thể xảy ra với vị
thành niên thì nguy cơ lớn nhất phải nói đến là tình trạng mang thai ngoài ý
muốn và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Giáo khảm thông báo số điểm của từng đội trong phần I, sơ kết chuyển
sang phần xử lí tình huống.
Phần thứ hai: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Hình thức tổ chức trò chơi: Chọn tình huống để giải quyết
A. Mục tiêu:
Giúp các em vận dụng kiến thức sinh sản vị thành niên và kỹ năng được

hỗ trợ để ứng phó một cách tích cực vượt qua thử thách trong cuộc sống, chủ
10


động đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra với các em bất cứ lúc nào, nơi
nào.
B. Nội dung:
Đưa ra một số tình huống về sức khỏe sinh sản để học sinh tập giải quyết
giúp các em biết vận dụng kiến thức đã học để xử lí tình huống trong thực tế
cuộc sống hàng ngày xảy ra với các em.
C. Các bước tiến hành:
Giáo viên giới thiệu bảng tình huống:
Tình huống 1

Tình huống 2

Tình huống 3

Tình huống 4

Tình huống 5

Tình huống 6

Sau đó phổ biến cách chơi phần 2 như sau: Trên bảng cô đưa ra 6 tình
huống, mỗi đội phải chọn 2 tình huống tùy thích để giải quyết. Thời gian suy
nghĩ cho mỗi tình huống là 60 giây, các đội vận dụng kiến thức đã có để phân
tích và nêu cách giải quyết tình huống. Hết thời gian đại diện các đội lên trả lời.
Các tình huống mà ba đội phải xử lí như sau:
Tình huống 1: Có ý kiến cho rằng bất kỳ ai cũng bị HIV/AIDS. Nhưng cũng có

ý kiến cho rằng chỉ những người tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi
mới bị bệnh này.[8]
Câu hỏi: Theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai ? Vì sao?
Đáp án: - Ý kiến bất cứ ai cũng bị nhiễm HIV/AIDS là đúng, nhưng không phải
dễ dàng. Nếu chúng ta biết cách phòng tránh và có ý thức chủ động phòng tránh
thì không thể bị nhiễm HIV được.
- Ý kiến thứ hai là không đúng vì không phải chỉ những người tiêm chích
ma túy và quan hệ tình dục bừa bãi mới bị nhiễm HIV, mà cả những người thiếu
ý thức phòng tránh cũng có thể bị nhiễm như dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc
với máu của người bị nhiễm HIV; Chồng hoặc vợ bị nhiễm HIV mà không có
biện pháp phòng ngừa. Ngoài ra trẻ em cũng có thể bị nhiễm HIV mẹ mang thai
truyền cho con.
Tình huống 2: Mình và bạn trai ấy cùng học chung với nhau đã 2 năm nhưng
chưa một lần nói chuyện. Bạn ấy học giỏi lại rất thông minh, nhưng ít nói nên
cảm giác khó gần. Mình rất ngưỡng mộ bạn ấy nhưng chỉ để trong lòng thôi.
Nhiều lúc mình muốn gần gũi để trở thành bạn thân, đôi bạn học tập nhưng lại
ngại, sợ mọi người chế giễu và ghép đôi với bạn ấy thì xấu hổ lắm. Mặc dù vậy
mình vẫn thích kết bạn với bạn ấy. Mình rất buồn không biết làm sao bây giờ?
[9]
Câu hỏi: a/ Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn gái đó đối với bạn
trai cùng lớp?
b/ Nếu em là bạn bạn gái đó em sẽ làm gì để kết bạn với người
bạn trai cùng lớp đó?
11


Đáp án: a/ Đến tuổi vị thành niên cả nam và nữ đều thích giao lưu với bạn bè,
thích kết bạn, đặc biệt là bạn khác giới và mong muốn được kết bạn với những
người mà mình thích. Vì vậy suy nghĩ và mong muốn của bạn gái đối với bạn
trai cùng lớp là điều rất tự nhiên, lành mạnh ở tuổi vị thành niên.

b/ Nếu em là bạn gái đó em sẽ có cách như sau: Để thực hiện được mong
muốn kết bạn với người bạn trai cùng lớp, em sẽ vượt qua tâm lí ngại ngùng của
bản thân, tự tin trao đổi với bạn trai khi gặp bài toán khó, khi gặp khó khăn
trong học tập, những công việc chung ở lớp học...như vậy sẽ giúp cả hai hiểu
nhau và xây dựng được một tình bạn đẹp.
Tình huống 3: “Em quen một bạn trai cách đây 6 tháng. Thực sự em rất thích
bạn ấy. Có một lần, bạn ấy yêu cầu em có quan hệ tình dục. Em không muốn
điều đó vì chúng em còn quá trẻ, mới 15, 17 tuổi và mới biết nhau trong một
thời gian ngắn. Nhưng bạn ấy cứ khăng khăng nói rằng điều này là rất bình
thường đối với những người yêu nhau, bạn ấy muốn em thể hiện tình yêu của
em với bạn ấy. Em thực sự không đồng ý. Em có nên đồng ý quan hệ tình dục
với bạn ấy hay nghe theo cảm nhận của chính mình? Em sợ rằng em sẽ mất
người bạn trai nếu em không đồng ý”. [9]
Câu hỏi: a. Em có ý kiến như thế nào về sự suy nghĩ của bạn gái trước đòi
hỏi quan hệ tình dục của bạn trai?
b. Nếu ở trong trường hợp của bạn gái đó, em sẽ chọn một trong ba
cách ứng xử nào sau đây:
1. Đồng ý quan hệ tình dục để chứng tỏ tình yêu của mình với bạn trai.
2. Không chấp nhận sự đòi hỏi của bạn trai và chia tay.
3. Không đồng tình với quan niệm của bạn trai, dùng lời nói dịu dàng,
mềm mỏng, với tình cảm chân thành và thái độ kiên định phân tích để bạn trai
thấy được những hậu quả xảy ra đối với cả hai người. Đồng thời thuyết phục bạn
trai biết chờ đợi điều đó khi cả hai đã sẵn sàng....
Đáp án:
a. Suy nghĩ của bạn gái là đúng vì: Ở tuổi vị thành niên cơ thể đang trong
giai đoạn phát triển, chưa thật hoàn chỉnh và ổn định, về tâm lý chưa đủ
trưởng thành. Cả hai đều thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, còn nhiều bỡ ngỡ
trong các mối quan hệ xã hội, bạn bè, thiếu kinh nghiệm và kĩ năng sống để
tránh được những hậu quả đáng tiếc của việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành
niên.

3. Nếu trong trường hợp bạn gái đó em sẽ chọn cách ứng xử thứ 3.
Tình huống 4: Hà, một cô gái xinh đẹp, 16 tuổi và đã có bạn trai cùng xóm. Sau
khi dự sinh nhật của người bạn vào buổi tối, Hà và bạn trai dẫn nhau ra bờ đê
ngồi nói chuyện. Khung cảnh vắng vẻ, lãng mạng, tình cảm dạt dào hai người đã
đi quá giới hạn cho phép. Tháng này không có kinh nguyệt, Hà hoảng hốt, lo
lắng không biết mình phải làm gì?[9]
Câu hỏi: a/ Em suy nghĩ gì về hành động của Hà và người bạn trai?
b/Trong trường hợp như Hà em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây:

12


1. Tâm sự với bạn gái thân của mình để được thông cảm chia sẽ và có
được lời khuyên của bạn.
2. Nói với bạn trai và chỉ hai người biết, tìm cách giải quyết.
3. Tâm sự với mẹ hoặc chị gái để cần sự giúp đỡ, và có những quyết định
đúng đắn.
4. Tìm đến cơ sở y tế tư nhân để giải quyết cho kín đáo.
Đáp án: a. Hà và người bạn trai đã đi chơi tối, ở nơi vắng vẻ chỉ có hai người.
Cả hai không kiềm chế được cảm xúc tình dục và đã quan hệ tình dục không
được bảo vệ. Hậu quả thật đáng tiếc là Hà có thai ngoài ý muốn.
b. Trong trường hợp của Hà em sẽ chọn cách giải quyết thứ 3.
Tình huống 5: Vừa tốt nghiệp THPT và không đỗ Đại học. Bố mẹ Thủy muốn
gả Thủy cho một người ở làng bên (vì mẹ Thủy quan niệm: Con gái không cần
học nhiều, con gái đến thì lấy chồng là được rồi). Nhưng Thủy không muốn lấy
chồng sớm, muốn được ôn thi Đại học một năm nữa. Thủy buồn lắm, đối phó
với mẹ bằng cách nhịn ăn, suốt ngày ở trong buồng, hy vọng mẹ sẽ mủi lòng
thay đổi ý kiến.[10]
Câu hỏi: a/Theo em quan niệm của mẹ Thủy về hạnh phúc và hôn nhân
của con cái đã đúng chưa?

b/ Mong ước của Thủy có giống các bạn không, có phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh thực tế không?
c/ Nếu rơi vào hoàn cảnh của Thủy, em sẽ có cách giải quyết như thế
nào?
Đáp án: a. Theo quan niệm của mẹ Thủy về hạnh phúc và hôn nhân của con
như vậy là chưa đúng. Tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân và gia đình phải xuất
phát tư sự tự nguyện, yêu thương, cảm thông từ cả hai phía, không dựa trên sự
sắp đặt của cha mẹ. Quan niệm con gái không cần học nhiều là không đúng.
Hạnh phúc vợ chồng phải dựa trên cơ sở yêu thương, cảm thông và có công ăn
việc làm ổn định.
b. Mong ước của Thủy là chính đáng, tuổi trẻ ngày nay cần phải có tri
thức, cần phải rèn luyện, phấn đấu có nghề nghiệp, có công ăn việc làm ổn
định.
c. Nếu rơi vào hoàn cảnh của Thủy em có cách giải quyết như sau: Nói
với những người mà mẹ kính trọng, qúy mến (như: ông bà, cô dì ,chú bác..) để
nhờ thuyết phục mẹ.
Tình huống 6: Chị Minh nói với chồng: “Ghê thật anh ạ! Em nghe nói nước ta
có nhiều trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS”. Chồng cô cãi: “Vớ vẩn! Làm gì có
chuyện trẻ em mắc bệnh của người lớn. Em có biết bệnh này vì sao mà bị
không? Này nhé! Thứ nhất là lây qua đường tình dục, thứ hai là những kẻ tiêm
chích ma túy. Còn trẻ em chúng nó có làm được các việc đó đâu mà bị”.
Chị Minh thấy chồng nói có lí, không cãi lại nhưng vẫn băn khoăn.[8]
Hỏi: Vận dụng kiến thức đã học về phòng chống HIV/AIDS, em hãy
giúp Chị minh giải thích cho chồng chị hiểu vấn đề này.
Đáp án: Yêu cầu học sinh giải thích vấn đề như sau:
13


- Có trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS là đúng thực tế ở nước ta.
- Lí do trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS:

+ Do truyền máu hay tiêm thuốc chữa bệnh mà không khử trùng cẩn thận
dụng cụ y tế nên để dính máu của người bị nhiễm HIV sang đứa trẻ.
+ Căn bệnh này còn lây theo đường từ mẹ sang con. Khi người mẹ nhiễm
HIV/AIDS có thể sinh ra đứa con bị nhiễm bệnh.
- Khi học sinh đưa ra cách giải quyết tình huống, giáo viên phải quan sát,
lắng nghe, xác định cách ứng xử hợp lí nhất để cho điểm. Điểm tối đa của mỗi
tình huống là 30 điểm. Đội nào đưa ra cách ứng xử chưa hợp lý không có điểm,
đội xin trả lời thay cách xử lí hay được cộng thêm 15 điểm, nếu sai bị trừ 10
điểm.
- Giáo viên cho các đội bắt thăm thứ tự trả lời, các đội lần lượt thực hiện
hết 6 tình huống. Sau mỗi tình huống giám khảo đánh giá cho điểm, thư ký ghi
điểm, thông báo điểm của các đội trong phần 2, sau đó tổng hợp kết quả điểm thi
qua 2 phần, thông báo điểm thi của các đội sau 2 phần, căn cứ vào số điểm, giáo
viên tuyên dương đội có số điểm cao nhất và kết thúc tiết học.

( Giáo viên đang hướng dẫn học sinh xử lý tình huống)
Sau đó giáo viên cho học sinh làm bài tập đánh giá nhận thức việc tiếp thu
kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh qua tiết học với bài tập tình huống
sau:
Bài tập tình huống:
Thảo đang học bài ở nhà một mình, thì Nam bạn của anh trai Thảo đến
nhà chơi. Khi biết anh trai Thảo đi vắng chỉ có mình Thảo ở nhà Nam tán tỉnh

14


rồi ôm chầm lấy Thảo trong lúc bất thần như vậy sợ quá Thảo muốn kêu lên
nhưng lại sợ những người ở nhà bên biết, Thảo đẩy Nam ra và chạy ra ngoài. Vì
xấu hổ nên Thảo cũng không nói cho ai biết.
Câu hỏi:

A. Em có suy nghĩ gì về trường hợp xảy ra với Thảo?
B. Nếu trong hoàn cảnh như Thảo các em sẽ chọn cách ứng xử nào sau
đây:
1. Phản ứng yếu đuối rồi nhượng bộ và giấu không nói cho ai biết.
2. Tỏ thái độ mềm mỏng, thuyết phục Nam để tránh hành vi sàm sỡ, nói
với anh trai về hành vi sàm sỡ của Nam.
3. Với thái độ phẩn nộ đẩy Nam ra ngoài, phê phán, đuổi Nam về.
Đáp án:
a. Cần cảnh giác đói với những kẻ lợi dụng hoàn cảnh bất lợi của bạn gái
để lạm dụng xâm hại tình dục. Vì vậy cần có kiên thức, kĩ năng để chủ động
phòng tránh những tình huống như vậy xảy ra.
b. Nếu trong hoàn cảnh của Thảo em sẽ chọn cách ứng xử thứ 3.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục:
Căn cứ vào đáp án của tình huống đưa ra, kết quả học sinh trả lời như sau:
Số
HS
29

Câu a
HS đưa ra nhận
xét đúng
SL
%
29
100

Câu b
Chọn 1
SL
0


%
0

Chọn 2
SL
0

%
0

Chọn 3
SL
29

%
100

Qua kết quả làm bài của các em đã khẳng định: Tiết ngoại khóa không chỉ
trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em mà còn giúp các em
những khả năng xử lí và giải quyết vấn đề có thể xảy ra với các em ở bất cứ lúc
nào, nơi nào trong cuộc sống.
Chính vì vậy sau tiết học ngoại khóa này này tôi tin tưởng rằng: Chất
lượng và hiệu quả về kĩ năng sống và kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên
của các em học sinh trường TH&THCS Xuân Thọ nói riêng và học sinh của
huyện nhà nói chung được nâng cao, tạo ra bước chuyển biến lớn trong nhận
thức của các em về sức khỏe sinh sản.
3. KẾT LUẬN
3.1. Kết luận:
Mục tiêu giáo dục là giáo dục toàn diện nhân cách học sinh trong đó công

tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh vì vậy hãy quan tâm chăm sóc
sức khỏe vị thành niên ngay hôm nay, đầu tư cho trẻ vị thành niên là đầu tư cho
15


sự phát triển bền vững. Chính vì lẽ đó mà giáo dục kĩ năng sống về sức khỏe
sinh sản vị thành niên là vấn đề quan trọng và cần thiết trong các nhà trường
hiện nay, do vậy giáo viên cần tạo điều kiện để các em được hiểu và biết rõ về
sức khỏe sinh sản vị thành niên qua bài giảng của mình từ đó các em chủ động
chiếm lĩnh kiến thức và biến kiến thức thành vốn sống, để các em luôn làm chủ
được bản thân trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tình huống có thể xảy ra với các
em.
3.2. Kiến nghị:
Với phương châm: “Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội” vì vậy rất
mong được sự phối hợp của các cấp, các ngành đặc biệt là ngành y tế và các bậc
phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. Các
bậc cha, mẹ hãy quan tâm giáo dục con, giành nhiều thời gian lắng nghe con cái
chia sẽ, tích cực phối hợp với thầy cô giáo chủ nhiệm trong việc giáo dục con để
con trở thành những công dân tốt. Để các em được sống trong cuộc sống bình
yên, hạnh phúc và trong sáng thì các bậc phụ huynh hãy:
Lắng nghe các em bằng trái tim
Bảo vệ các em bằng hành động.

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Như Thanh, ngày 20 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người

khác.
Người viết

Đào Duy Minh
Nguyễn Thị Hiệp

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
[2]. Phát biểu của Giáo sư - Bác sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Phương- Phó Chủ tịch Hội
phụ sản Việt Nam.
[3]. Kiến thức trong bài: "Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh" – GDCD
lớp 8.
[4]. Thông tin từ Gia đình nét- Số liệu của Qũy dân số LHQ (Năm 2015).
[5]. Luật hôn nhân và gia đình.
[6]. Những câu hỏi thường gặp về chăm sóc sức khỏe SSVTN của TTTTNTW
do tác giả Thanh Hải biên soạn.
[7]. Ca dao, tục ngữ Việt Nam.
[8].Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống về SKSSVTN của TƯ Đoàn Thanh niên CS
Hồ Chí Minh- Nhà xuất bản Thanh Niên.
[9]. Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 8 của BGD&ĐT năm 2004. Trong
chủ đề 3: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS.
[10]. Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 9 của BGD&ĐT. Trong chủ đề 1:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

17



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:

Nguyễn Thị Hiệp

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường TH&THCS Xuân Thọ

TT

Tên đề tài SKKN

Sử dụng đồ dùng trực quan
1

trong dạy học Lịch sử.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)


Năm học đánh
giá xếp loại

Cấp tỉnh

B

2002 - 2003

Cấp tỉnh

C

2006 - 2007

Cấp huyện

B

2014 - 2015

Cấp huyện

A

2016 - 2017

Tổ chức trò chơi Lịch sử qua
2


tiết dạy Lịch sử địa phương
cho HS lớp 7.
Giáo dục ý thức chủ quyền
biển đảo cho các em học sinh

3

qua tiết học ngoại khoá môn
GDCD ở trường THCS
Giáo dục kĩ năng sống về sức
khỏe sinh sản vị thành niên

4

cho các em học sinh lớp 9
qua tiết học ngoại khóa môn
giáo dục công dân

18


19



×