Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN đổi mới phương pháp tổ chức dạy học tiết 66 ôn tập tiếng việt lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIẾT 66: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - LỚP 6

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Giao Thiện
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
3.2. KIẾN NGHỊ
TÀI LỆU THAM KHẢO

TRANG
2
2
2
2
3
3
3
3
4
5
12
13
13
13
15


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước - thời kì đánh dấu sự phát triển không ngừng của nhân
loại. Trong xu thế đó, mỗi con người dù ở lĩnh vực nào thì cũng không thể đứng
yên nhìn thời cuộc, mà cần phải có sự thay đổi hay nói đúng hơn là sự đổi mới
toàn diện trong mọi lĩnh vực.

Trong những năm qua, kể từ ngày Bộ Giáo dục & Đào tạo có chủ trương
đổi mới SGK thì những người dạy môn Ngữ văn như chúng tôi không ít có
những băn khoăn trăn trở. Đổi mới sách giáo khoa kéo theo sự thay đổi cả
phương pháp giảng dạy cũng như quan niệm, cách nhìn nhận rộng hơn, xa hơn.
Để phù hợp với việc dạy và học theo phương pháp mới thì học sinh cần phải tích
cực, tự giác, chủ động và sáng tạo.
Cùng với các bộ môn trong nhà trường THCS, môn Ngữ văn cũng hướng
đến nhiệm vụ chung ấy và có những đóng góp theo đặc trưng riêng. Trong bộ
môn Ngữ văn, phân môn Tiếng Việt cũng có vai trò và tác dụng quan trọng trong
việc giáo dục và đào tạo học sinh về nhiều mặt như tư tưởng, tình cảm, đạo đức.
Là môn học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, hệ
thống hóa khái niệm, quy tắc hoạt động của Tiếng Việt và những sản phẩm của
nó trong hoạt động giao tiếp. Nó có vai trò trọng yếu trong việc giữ gìn và phát
huy tiếng nói dân tộc.
Vậy mà thực trạng hiện nay cho thấy học sinh chưa thật hứng thú và sáng
tạo trong giờ học Tiếng Việt, mà đặc biệt là trong những tiết ôn tập. Bởi lẽ, ôn
tập sau mỗi chương, mỗi phần là việc làm cần thiết không thể thiếu để giáo viên
củng cố, khắc sâu và hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Qua thực tế dự giờ
tiết dạy của giáo viên cùng trường, khác trường đã cho thấy trong những giờ học
ôn tập Tiếng Việt, giáo viên chỉ đơn thuần cho học sinh nhắc lại lý thuyết một
cách nhàm chán, lặp lại mà chưa có sự vận dụng sáng tạo, đổi mới linh hoạt.
Làm thế nào để tổ chức giờ học ôn tập đạt hiệu quả như mong muốn? Đó là điều
mà người giảng dạy bộ môn Ngữ văn như tôi luôn trăn trở, băn khoăn. Xuất phát
từ những lí do trên mà tôi rất chú ý đến “Đổi mới phương pháp tổ chức dạy
học tiết 66: Ôn tập Tiếng Việt - Lớp 6”.
Đến với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong giờ
ôn tập Tiếng Việt ở học kì I của khối lớp khối lớp 6.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phần từ loại cụm từ lớp 6 nhìn chung là không khó, nhưng đối với các em
học sinh lại rất ngại học những tiết ôn tập. Các em cho rằng tiết ôn tập rất khô

khan, không hứng thú. Phần đa giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh; kết quả là học sinh tiếp thu một cánh thụ động. Vì vậy, qua
sáng kiến kinh nghiệm này sẽ tạo cho học sinh hứng thú, tích cực, chủ động
trong học tập, nắm chắc kiến thức về từ loại, cụm từ của Tiếng Việt lớp 6.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiết 66: Ôn tập Tiếng Việt (Lớp 6).
2


1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu và làm sáng kiến này tôi đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
a. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Trong quá trình làm sáng kiến, tôi có tham khảo các tài liệu bồi dưỡng và
nâng cao Ngữ văn 6.
b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Trong quá trình giảng dạy và tự bồi dưỡng kiến thức, tôi nhận thấy dạy
học tiết ôn tập Tiếng Việt lớp 6 còn một số tồn tại sau đây:
- Nhiều giáo viên thụ động vận dụng rập khuôn sách thiết kế. Chưa thật sự
coi trọng mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là rèn luyện tư duy, kĩ
năng thực hành cho học sinh.
- Nhiều giáo viên vẫn sử dụng mô hình giáo án cũ, lên lớp máy móc.
- Học sinh ngại học tiết ôn tập. Do vậy, tôi cho rằng cần phải đổi mới
phương pháp tổ chức hiệu quả giờ ôn tập về từ loại, cụm từ của Tiếng Việt lớp 6.
c. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Với phương pháp này tôi có thể tiến hành dưới dạng kiểm tra với mục
đích nắm bắt sự nhận thức kiến thức của học sinh qua tiết ôn tập.
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau quá trình nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong năm
học 2017- 2018, tôi đã bổ sung và điều chỉnh một số nội dung sau:

- Trong phần giới thiệu bài, tôi đã điều chỉnh là sử dụng sơ đồ tư duy để
khái khát toàn bộ kiến thức mà học sinh cần phải thực hiện.
- Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
+ Bước 1. Trò chơi ô chữ: Thay đổi một số câu hỏi trong bảng dữ kiện để
phù hợp với kiến thức của hoạt động 1.
+ Bước 2. Thi trả lời nhanh:
Bổ sung phần kiến thức về lỗi dùng từ.
Dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, phân
loại từ theo nguồn gốc, lỗi dùng từ.
+ Bước 3: Thông qua hoạt động nối thông tin ở hai cột (từ loại và khái
niệm) nhằm củng cố các khái niệm về từ loại cho học sinh.
- Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
+ Phần bài tập nhận biết và thông hiểu.
Bài tập 1: Thay đổi ngữ liệu để vừa sức với học sinh.
Bổ sung bài tập 2 để khắc sâu kiến thức về lỗi dùng từ.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- Hiện nay toàn nghành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập.
Trong tiến trình một tiết dạy học thì nội dung và phương pháp dạy học bao giờ
bao giờ cũng gắn bó với nhau, mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp.
Phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học: Lấy học sinh làm trung tâm,
trong đó người dạy là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động của học sinh, mỗi
3


học sinh đều được tham gia hoạt động, đều được bộc lộ và phát triển năng lực,
kĩ năng của mình.
- Các nhà nghiên cứu về khoa học phương pháp dạy học đã đưa ra một
phương pháp dạy học mới có ưu điểm nổi bật. Đó là phương pháp dạy học “Nêu

vấn đề”. Đây là một kiểu dạy học hiện đại phù hợp với yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học truyền thống theo nguyên tắc. Cơ chế của dạy học “nêu vấn đề” đã
giải phóng cho học sinh ra khỏi nguồn tri thức áp đặt, đưa học sinh từ đối tượng
thụ động lên vị trí của chủ thể nhận thức song song với việc nắm bắt tri thức một
cách sáng tạo là sự hình thành tri thức, kĩ năng (hay kiến thức phương pháp).
- Việc củng cố kiến thức đòi hỏi ở học sinh tập trung cao độ về trí tuệ. Vì
vậy, việc phát huy tính tích cực của học sinh khi củng cố kiến thức và luyện tập
“không kém phần quan trọng so với khi trình bày và hiểu sâu tài liệu mới”. Tuy
nhiên chỉ có tâm trạng tích cực bên trong đặc biệt là hứng thú học tập mới chi
phối tính tích cực nhận thức của học sinh “khi hoạt động nhận thức của học sinh
dựa trên cơ sở của hứng thú, nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng”.
- Để hình thành hứng thú cho học sinh, giáo viên phải dùng nhiều phương
pháp và thủ thuật khác nhau mà nói như nhà giáo dục học T.A.Ilina “Con đường
đầu tiên để nâng cao hiệu quả của bài học: bỏ các khuôn mẫu trong việc tiến
hành bài học, áp dụng vào quá trình dạy học những bài học khác nhau cả về nội
dung lẫn hình thức tổ chức”.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
a.Thuận lợi:
- Hiện nay nhìn chung việc dạy và học môn Ngữ Văn nói chung cũng như
phân môn Tiếng Việt nói riêng ở trường THCS đã và đang diễn ra khá nhịp
nhàng, đúng với phương pháp mới theo yêu cầu của Luật Giáo dục đặt ra. Đã
phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu lĩnh
hội tri thức.Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn tìm mọi phương pháp, biện
pháp thật phù hợp để đem lại kết quả cao cho học sinh. Hơn nữa đội ngũ giáo
viên đã được tập huấn kịp thời và được bồi dưỡng thường xuyên.
-Về phía học sinh, các em luôn tỏ ra tích cực trong học tập. Học bài làm
bài trước khi đến lớp, trong giờ học chăm chú lắng nghe, suy nghĩ, tìm tòi và
phát biểu xây dựng bài. Đặc biệt là một số em rất thích chứng tỏ mình qua việc
phát biểu trả lời những câu hỏi khó. Qua đây, ta cũng thấy được rằng các em rất
thích tư duy sáng tạo, thích phát hiện những điều mới lạ.

- Nhà trường không ngừng trang bị thêm về cơ sở vật chất để thuận lợi
cho việc dạy và học. Được sự quan tâm sâu sát kịp thời của phụ huynh học sinh.
b. Khó khăn:
- Là học sinh đầu cấp nên các em còn nhiều bỡ ngỡ như trường mới thầy
cô giáo mới, bạn mới, mỗi thầy cô phụ trách một môn và đặt biệt là phương
pháp dạy học cũng mới lạ.
- Phần nhiều học sinh còn thụ động trong học tập, ít phát biểu xây dựng
bài, gặp câu hỏi khó thì không động não suy nghĩ. Giờ ôn tập lâu nay thường
được tổ chức dưới hình thức “dò bài” và gọi học sinh lên làm bài tập. Vì vậy mà
học sinh đón nhận giờ ôn tập với một tâm lí nặng nề, căng thẳng.
4


- Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh không mấy hứng thú
với giờ ôn tập vì phải ôn lại lượng kiến thức khá nhiều. Đối với học sinh khá
giỏi thì nhiệm vụ này không quá nặng nề nhưng chẳng có gì hấp dẫn còn đối với
học sinh yếu và lười thì đó là công việc nặng. Tuy nhiên, nhất là các em học sinh
bậc THCS đều mang tâm lí “thi đua” với bạn và luôn mong muốn chiến thắng,
được khen được tuyên dương. Chính vì vậy mà tôi nhận thấy việc tổ chức giờ ôn
tập Tiếng Việt dưới hình thức bằng các trò chơi, thi đua giữa các đội, các tổ trong
lớp sẽ tạo cho các em sự háo hức hăng say từ các bước chuẩn bị cho đến giờ ôn
tập để nắm vững kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái với các em hơn.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, về trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học
theo phương pháp mới còn hạn chế.
- Giáo viên tự làm đồ dùng dạy học nên mất nhiều thời gian, điều này ít
nhiều cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng việc soạn giảng của giáo viên.
c. Số liệu thống kê:
Sau đây là kết quả bài kiểm tra (15phút) sau giờ ôn tập Tiếng Việt trước
khi áp dụng đề tài. (HKI, năm học 2017 – 2018).
Lớp


Sỹ
số

6A
6B

32
34

Giỏi
Số
Tỷ lệ
lượng
%

3
0

9
0

Khá
Số
Tỷ lệ
lượng
%

10
13


31
38

Trung bình
Số
Tỷ lệ
lượng
%

17
14

54
41

Yếu
Kém
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%

2
5


6
15

0
2

0
6

2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Như chúng ta đã biết, tiết ôn tập Tiếng Việt được chia làm hai phần đó là
phần lý thuyết và phần bài tập. Trong phần bài tập bao gồm các dạng: nhận biết,
thông hiểu và vận dụng.
Đối với phần lý thuyết thì giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi về
khái niệm loại từ: Từ đơn, từ phức, từ mượn,…, tìm ô chữ, ghép nối các từ loại:
Danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và cụm từ.
- Đối với phần thực hành bài tập, học sinh làm bài tập với hai dạng đề như sau:
+ Với dạng đề nhận biết, thông hiểu: giáo viên đưa ra, đoạn văn, câu văn;
học sinh đọc đoạn văn, câu văn, sau đó xác định loại từ, từ loại và cụm từ đã học
có trong đoạn văn đó, phát hiện và sửa một số lỗi dùng từ trong cách diễn đạt.
+ Với dạng đề vận dụng sáng tạo: học sinh viết đoạn văn đúng theo yêu
cầu như là phải có danh từ riêng, từ láy, từ mượn,…
2.3.1.Tiến trình thực hiện:
- Chuẩn bị:
+ GV: Dặn dò học sinh ôn tập kiến thức, chuẩn bị đồ dùng học tập; bảng phụ.
+ HS: Ôn tập kiến thức; đồ dùng học tập: bảng con.
- Tổ chức : Chia lớp học thành 2, 3 đội (tùy theo lớp học có hai , ba dãy bàn)
Mỗi đội cử hai đại diện ngồi bàn đầu tiên, một thư kí ghi điểm.
- Tiến hành hoạt động: Giờ ôn tập chia làm hai phần:
+ Ôn lí thuyết.

+ Luyện tập thực hành.
5


Sau đây tôi chọn Tiết 66: Ôn tập Tiếng Việt (HKI lớp 6). Trước khi tiến
hành ôn tập, giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được nội dung khái quát của
tiết ôn tập thông qua sơ đồ tư duy sau đây:

HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập lí thuyết( 15 phút)
Bước 1: Trò chơi ô chữ (đại diện các đội) (4 phút).
- Thể lệ: khi nghe xong câu hỏi học sinh đưa tay trả lời, đội nào đưa tay
trước được quyền trả lời.
- Trả lời đúng 1 ô chữ hàng ngang: 5điểm
- Trả lời đúng ô chữ hàng dọc : 15 điểm.
(Chỉ được giải ô chữ hàng dọc khi đã tìm được tất cả các ô chữ hàng ngang)
- Phải khái quát dữ kiện ô chữ hàng dọc: 10 điểm; nếu chỉ giải được ô chữ
mà không nêu được dữ kiện: 5 điểm.
Cách tiến hành: Giáo viên treo một bảng phụ có ô chữ và một bảng phụ
nêu dữ kiện (dán kín).
Giáo viên lần lượt gỡ dữ kiện, học sinh quan sát trả lời và gỡ từng ô chữ
sau khi học sinh trả lời đúng.
Bảng 1. Dữ kiện của các ô chữ hàng ngang
1. 6 chữ cái: Chức vụ điển hình của nó là làm chủ ngữ trong câu.
2. 5 chữ cái: Từ gồm một tiếng.
3. 6 chữ cái: Từ ghép và từ láy thuộc kiểu cấu tạo của từ…
4. 5 chữ cái: Đơn vị tạo nên từ.
5. 5 chữ cái: Đặc điểm của danh từ riêng.
6. 12 chữ cái: Những từ có nhiều nét nghĩa gọi là…
7. 11 chữ cái: Hiện tượng … tạo ra từ nhiều nghĩa.
8. 7 chữ cái: Hình thức của từ mà ta nhìn thấy được.

9. 11 chữ cái: Danh từ chỉ sự vật nhưng không chỉ gọi tên một loại sự vật.
10. 9 chữ cái: Những từ do nhân dân tự sáng tạo ra được gọi là từ…
11. 9 chữ cái: Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa gọi là…
* Dữ kiện ô chữ hàng dọc gồm 11 chữ cái
6


Bảng 2: Ô chữ hàng ngang và hàng dọc tìm được

D

T
C


H

N
U

H
Y

D
T
L

A
H



N
U
I

H

D

A

I

C
T
N
Ù

N

V
Ề
N
H

V
N

H
T

T
I
U
N

R
I
G

T

T
I

N
G
V
I

T


Đ


T
G
H
I
Ê

T


Ơ
P
N
H
H
Ĩ

N

N
H
G
O
Ĩ
A
T
G



C

A
A

Giáo viên: Phần Tiếng Việt ở học kì I đã cung cấp cho chúng ta một số
vấn đề về TỪ TIẾNG VIỆT.

Giáo viên hỏi: Học kì I, chúng ta đã được học những loại từ Tiếng Việt nào?
HS trả lời: - Từ đơn
- Từ phức
- Từ nhiều nghĩa
- Từ mượn
Bước 2: Thi trả lời nhanh (5 phút)
- Thể lệ:
+ Lớp tham gia (ưu tiên cho học sinh yếu và trung bình).
+ Trả lời đúng từ 3 câu trở lên sẽ có một phần quà.
- Cách thực hiện: Giáo viên gọi bất kì học sinh nào trong lớp trả lời câu
hỏi. Việc này cũng nhằm tránh sự lười biếng, ỷ lại không chịu làm việc của
những học sinh không đại diện tham gia trò chơi nào. Với những câu hỏi dễ,
giáo viên gọi những học sinh yếu, nếu không trả lời được mới tiếp tục gọi bạn
khác, sau đó yêu cầu em học sinh yếu đó nhắc lại phần trả lời đúng của bạn.
Có thể hỏi một số câu hỏi như:
1. Từ là gì?
2. Phân biệt từ đơn và từ phức?
3. Thế nào là từ mượn?
4. Nguyên tắc mượn từ?
5. Nghĩa của từ là gì?
6. Có những cách giải nghĩa từ thông thường nào?
7. Thế nào là nghĩa gốc? Nghĩa chuyển?
8. Để tránh mắc lỗi dùng từ, chúng ta cần chú ý điều gì ?
Để củng cố kiến thức ở phần này, GV hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
7


Bước 3 : Nối thông tin ở hai cột trong bảng sau để có đáp án đúng (2 phút)
GV yêu cầu HS nối tên từ loại với khái niệm mà mỗi từ loại biểu thị.
Bước này nhằm củng cố các khái niệm về từ loại.

TỪ LOẠI
1. Danh từ
2. Động từ

KHÁI NIỆM
… là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động,
A trạng thái.

4. Số từ

B …là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
...là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí
C
của sự vật trong không gian, thời gian.
D …là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.

5. Lượng từ
6. Chỉ từ

E …là những từ chỉ số lượng, và thứ tự của sự vật.
G …là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

3. Tính từ

ĐÁP ÁN:

1 - D;

Bảng 3: Khái niệm về từ loại
2 – G; 3 – A; 4 – E;

5 – B;

6-C

Bước 4: Trò chơi ghép nối (3 phút)
- Thể lệ:
+ Gồm 2 đội, mỗi đội cử 2 học sinh thực hiện.
+ Đội nào ghép nhanh và đúng nhiều sẽ thắng (thưởng quà).
- Cách tiến hành: Giáo viên treo bảng phụ (viết sẵn sơ đồ về từ loại và
cụm từ), sau đó 2 đội nhận những mảnh giấy có viết sẵn thông tin lần lượt dán
ghép vị trí thích hợp. Gọi học sinh nhận xét và sửa chữa (nếu có). Giáo viên dựa
vào bảng ghép nối trên để ôn tập về từ loại và cụm từ cho học sinh.
Bảng 4: Sơ đồ từ loại và cụm từ
8


Số từ

Lượng từ

.

Chỉ từ

Bảng 3: Sơ đồ từ loại và cụm từ
TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ

Danh từ

Cụm danh từ


Động từ

Cụm động từ

Tính từ

Cụm tính từ

Sau đây là những mảnh giấy HS dùng để ghép nối
Ba, bốn, mười
một trăm,…

Các, tất cả,
toàn bộ …;
mấy, mọi, vài...

Ấy, đó, nọ, kia,
đấy…

Học sinh, bộ
đội, Thạch
Sanh

Đi, chạy, ăn,
đọc…; dám,
định, phải…

Xanh, đỏ ối,
đẹp, xấu,

nhanh, tốt.

Các bạn học sinh
giỏi, những bông
hoa

đang đọc thơ;
đã ăn cơm rồi

đẹp quá;
quá nhanh

Sau khi học sinh thực hiện trò chơi ghép nối, GV dùng sơ đồ tư duy để
khái quát phần kiến thức về từ loại:

9


Bước 5: Hệ thống hóa kiến thức: (1 phút)
Để học sinh dễ hệ thống hóa những nội dung đã học, giáo viên dùng bảng
phụ hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học về Tiếng Việt.
Bảng 5. Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt ở học kì I.
1. Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

2. Từ mượn – từ thuần Việt
3. Nghĩa của từ - Cách giải nghĩa của từ
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
5. Chữa lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa
6. Danh từ - cụm danh từ
7. Động từ - cụm động từ

8 Tính từ - cụm tính từ
9. Số từ
10. Lượng từ
11. Chỉ từ
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập thực hành (25 phút)
- Thể lệ: Đại diện các đội dự thi và cả lớp. Đội nào làm nhanh và đúng
nhiều sẽ được điểm cao.
- Cách tiến hành: Giáo viên treo bảng phụ có chép bài tập và yêu cầu học
sinh làm vào bảng nhóm lần lượt từng câu. Hết thời gian, giáo viên yêu cầu học
sinh đại diện nhóm đưa bảng lên dán, sau đó các nhóm nhận xét chéo về bài làm
của các nhóm. Cuối cùng giáo viên đưa đáp án nếu học sinh làm sai nhiều, nếu
sai ít thì sửa trực tiếp vào bảng của học sinh.
10


Nội dung bài tập:
A. Phần bài tập nhận biết và thông hiểu:
Bài tập 1. Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ
có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiềng kêu ồm ộp làm vang
động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên
đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch
ta ra ngoài.
(Trích Ếch ngồi đáy giếng - SGK Ngữ văn 6 tập I).
a. Từ “đầu’ ở trong đoạn trích trên được dùng với nghĩa nào?
b. Tìm các từ mượn?
c. Nhận biết số từ, lượng từ, chỉ từ có trong đoạn văn trên?
d. Tìm và phân tích cấu tạo cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ?
Trả lời:

a. đầu: phần trên cùng của cơ thể người hay phần trước nhất của cơ
thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác-> nghĩa gốc.
b. Từ mượn: chúa tể
c. - Số từ: một
- Lượng từ: vài, cả, các
- Chỉ từ: kia, nọ
d.
- Cụm danh từ:
Phụ ngữ trước
(Số và lượng)

t2
một
một

t1
vài
hằng
các

một
một

Phần trung tâm
(Danh từ)

T1
con
con
con

vị

T2
ếch
giếng
nhái, cua, ốc
ngày
vật
bầu trời
chúa tể
năm
nước

Phụ ngữ sau
(đặc điểm, vị trí)

s1

s2
nọ

bé nhỏ
kia
trên đầu
nọ
trong
giếng

- Cụm động từ:
Phụ ngữ trước


Phần trung tâm

Phụ ngữ sau

cất
làm
dềnh
tràn
ra

tiếng kêu ồm ộp
vang động cả giếng
lên
bờ
ngoài
11


- Cụm tính từ:
Phụ ngữ trước
rất

Phần trung tâm
hoảng sợ

oai

Phụ ngữ sau
bằng chiếc vung

như một vị chúa tể

Bài tập 2: Hãy chỉ ra những lỗi dùng từ trong những câu sau và nêu cách sửa?
a. Em rất yêu con mèo nhà em, vì con mèo nhà em rất hay bắt chuột.
b. Truyện cổ tích đã tái hiện rất linh động cuộc sống của người dân Việt
Nam xưa kia.
c. Cả lớp lẳng lặng nghe cô giáo giảng bài.
Trả lời:
a - Lỗi: Lặp từ:
- Sửa: Em rất yêu con mèo nhà em, vì nó hay bắt chuột.
b. - Lỗi: Lẫn lộn các từ gần âm.
- Sửa: Truyện cổ tích đã tái hiện rất sinh động cuộc sống của người
dân Việt Nam xưa kia.
c. - Lỗi: Dùng từ không đúng nghĩa.
- Sửa: Cả lớp im lặng nghe cô giáo giảng bài.
B. Phần bài tập vận dụng sáng tạo:
Hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại buổi lễ chào cờ đầu tuần ở
trường em, trong đó có sử dụng từ láy, từ mượn, danh từ riêng. Sau khi học sinh làm
xong, gọi học sinh lên bảng trình bày (hoặc thu vở một số em về nhà chấm điểm).
Hoạt động 3: Tổng kết (2 phút)
Giáo viên tổng kết điểm các đội, nhận xét về tinh thần chuẩn bị bài, thái
độ học tập của học sinh. Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài mới.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Học sinh ngày càng tiến bộ hơn trong học tập, kết quả chất lượng cao
hơn. Đó luôn là niềm mong mỏi của những ngừơi giáo viên. Để có được điều
đó, bản thân chúng tôi luôn nghiên cứu tìm tòi để tìm ra phương pháp dạy hợp lí
và đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh.
Sau khi sử dụng phương pháp này kết quả khả quan hơn. Đặc biệt khi đối
diện với tiết học này, học sinh không còn căng thẳng, không nhàm chán nữa mà
hầu như các em say sưa, thích thú hơn. Và điều khả quan hơn nữa là trong giờ

ôn tập không còn có tình trạng học sinh làm việc riêng. Kết quả bài kiểm tra sau
giờ ôn tập ấy chứng tỏ rằng các em tiếp thu bài tốt hơn.
Có thể nói rằng, đây chỉ là một trong rất nhiều phương pháp giảng dạy ở
trường phổ thông. Chúng ta cần kết hợp một cách hài hòa nhiều phương pháp,
phương tiện giảng dạy trong một bộ môn thì mới đạt hiệu quả tốt nhất.

12


Sau đây là số liệu thống kê điểm bài kiểm tra sau giờ ôn tập Tiếng Việt:
Lớp

Sỹ
số

6A
6B

32
34

Giỏi
Số
Tỷ lệ
lượng
%

8
6


25
18

Khá
Số
Tỷ lệ
lượng
%

16
17

50
50

Trung bình
Số
Tỷ lệ
lượng
%

8
11

25
32

Yếu
Kém
Số

Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%

0
0

0
0

0
0

0
0

Như vậy, sau khi áp dụng thực nghiệm đề tài này, tỉ lệ khá giỏi tăng, tỉ lệ
yếu kém không còn. Kết quả ấy đã phần nào đem lại niềm vui cho học sinh và
những người giáo viên đứng lớp như chúng tôi.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua đây, toâi thấy rằng, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy
phù hợp cho đặc trưng môn học là nhiệm vụ thiết yếu của người giáo viên đứng
lớp. Làm thế nào để tìm ra phương pháp phù hợp nhất có hiệu quả nhất để áp
dụng vào việc giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của
giáo viên và học sinh ở Trường THCS.

Để áp dụng tốt đề tài này, giáo viên không ngừng tham khảo thêm nhiều
tài liệu, đặc biệt là sách có nội dung kiến thức liên quan đến chương trình dạy và
học ở trường phổ thông của Nhà xuất bản Giáo dục để ngày càng nâng cao trình
độ chuyên môn và tìm ra nhiều phương pháp dạy học cho mình. Học sinh cần
trang bị cho mình bộ sách tham khảo về phân môn Tiếng Việt như về từ, câu…
Ở nhà, tích cực học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. Bản thân tôi luôn
lắng nghe ý kiến đóng góp của quý thầy cô đồng nghiệp, quý cấp lãnh đạo và
luôn nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo tài liệu nhằm nâng cao phương pháp giảng
dạy cho mình.
Với đề tài này có thể áp dụng cho các tiết ôn tập ở tất cả các khối lớp, đặc
biệt là khối lớp 6.
Có thể nói rằng, niềm vui của người giáo viên đứng lớp là khi thấy được
học sinh của mình ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. Đó luôn là niềm mong
mỏi của những người giáo viên như chúng tôi. Có được điều đó, giáo viên giảng
dạy luôn nghiên cứu tìm tòi để tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lí, đem lại
hiệu quả cao nhất cho học sinh.
3.2. Kiến nghị:
Để thực hiện và đáp ứng yêu cầu của đề tài này, giáo viên giảng dạy
khuyến khích học sinh trang bị cho mình bộ sách tham khảo, hướng dẫn học
sinh tiếp cận một cách tích cực và hiệu quả nhất. Nhà trường tăng cường thêm
sách báo ở Thư viện như báo Văn học tuổi trẻ, những quyển sách có nội dung
kiến thức về Từ và Từ loại Tiếng Việt.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện thời gian và kinh nghiệm
giảng dạy còn hạn chế. Rất mong được lắng nghe lời nhận xét, đóng góp ý kiến
của quý thầy cô đồng nghiệp và quý cấp lãnh đạo để tôi tiếp tục rút kinh
13


nghiệm và có dịp trình bày đầy đủ, hoàn thiện hơn, góp phần vào việc đưa chất
lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn ở Trường THCS đạt hiệu quả cao hơn.

Xác nhận của Hiệu trưởng

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Giao Thiện, ngày 18 tháng 4 năm 2019
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. SGK, SBT, SGV Ngữ văn 6 tập I – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nhà xuất
bản Giáo dục.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS – Bộ
Giáo dục và Đào tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Sách nâng cao Ngữ văn 6.
4. Để học tốt Ngữ văn 6.
5. www.vnmath.com
6. www.vnschool.net

15


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết.

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường PTDTBT THCS Giao Thiện.
TT

1.
2.
3.
4.

Tên đề tài SKKN
Nguyên nhân và biện pháp khắc
phục lỗi chính tả cho học sinh
THCS.
Một số kinh nghiệm bồi dưỡng
học sinh giỏi Ngữ văn 9.
Một số phương pháp dạy văn tả
cảnh lớp 6.
Đổi mới phương pháp tổ chức dạy
học tiết 66: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 6.

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT

C


2010- 2011

Phòng GD&ĐT

C

2012- 2013

Phòng GD&ĐT

C

2015- 2016

Phòng GD&ĐT

B

2017- 2018

Cấp đánh giá xếp
loại



×