Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN giáo dục lối sống đẹp cho học sinh lớp 9 trường PTDTBT THCS thanh xuân, huyện quan hóa qua văn bản nói với con của y phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC LỐI SỐNG ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG
PTDT BÁN TRÚ THCS THANH XUÂN, HUYỆN QUAN HÓA
QUA VĂN BẢN “NÓI VỚI CON” CỦA Y PHƯƠNG

Người thực hiện: Trịnh Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Thanh Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2019


MỤC LỤC

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


10
11

Mục
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2.2.1

Nội dung
Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sống đẹp là gì? Vì sao phải phải sống đẹp?
Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh qua môn Ngữ văn
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi

Trang

1
1
2
3
3
4
4
4
4
5
5

12 2.2.2

Khó khăn

6

13
3
14 3.1
15 3.1.1
16 3.1.2
17 3.2
18 3.3
19 3.3.1

6
6
6

8
8
9
9

22 3.3.4
23
4
24
5

Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Giáo dục lối sống đẹp từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên
Sưu tầm tư liệu dạy học
Soạn giáo án
Giáo dục lối sống đẹp từ việc soạn bài của học sinh
Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh qua tiết học
Giáo dục sự trân trọng tình cảm gia đình- cội nguồn sinh
dưỡng của mỗi người
Giáo dục tình yêu làng bản, quê hương và thiên nhiên tươi đẹp
Giáo dục lòng tự hào về đức tính tốt đẹp của người đồng
mình và ý thức giữ gìn, kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc
Giáo dục niềm tin vào bản thân, sống có ý chí, nghị lực, ước mơ và hoài bão
Bài soạn minh họa
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

25
26
27


Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

18
18
18

Với nhà trường
Với giáo viên
Đối với phụ huynh học sinh

19
19
19

20 3.3.2
21 3.3.3

6
6.1
6.2

28 6.2.1
29 6.2.2
30 6.2.3

10
11


13
14
17


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục hướng mục tiêu cơ bản là đào
tạo những con người phát triển toàn về đức và tài. Hay nói cách khác, giáo dục
sẽ giúp học sinh xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. Từ đó hướng tới
xây dựng cho bản thân lối sống cao đẹp.
Lối sống đẹp là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tại trên cuộc đời vì lý do
gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại
suy nghĩ về bản thân mình. Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời
nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề
niềm tin hay lối sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó,
làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lối sống. Những người nói như vậy thật ra
là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng
đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.
Nhiều người từng nghe câu trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công
Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để
gió cuốn đi, để gió cuốn đi...." [1]. Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý
nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi
người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ
tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho
đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió
cuốn đi...".
Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn với thâm niên 13 năm trong nghề tôi
thiết nghĩ mục đích sống của mình không phải là điều gì quá to tát hay vĩ đại mà

nó bắt nguồn từ những điều giản dị : Được ươm trồng những mầm non trong
khu vườn giáo dục. Chúng tôi mong muốn qua những bài giảng của mình sẽ
khơi dậy và truyền cảm hứng sống cho những học trò thân thương nơi núi rừng
đại ngàn còn lắm gian khó. Từ đó, giúp các em xác định cho mình lối sống đúng
đắn giữa nhịp sống xã hội xô bồ. Như lời bài hát “ Khi tóc thầy bạc trắng”: “Một
con đò sang sông, ôi lòng thầy mênh mang, cho em biết yêu cánh cò trong câu
ca dao, cho em biết yêu bông lúa, ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan và cho em
yêu ai hai sương một nắng đề làm nên lúa vàng. Bài học làm người em vẫn nhớ
ghi, công cha nghĩa mẹ ơn thầy” [1] đã nói hộ mục đích dạy học của người thầy
là giúp học sinh xác định lối sống đẹp đẽ.
Mặt khác, hiện nay trong môi trường giáo dục, đặc biệt là lớp cuối cấp học
sinh THCS ở vùng đồng bào dân tộc, rất nhiều em đang hoang mang dao động
vì chưa xác định được lí tưởng sống cho bản thân. Thậm chí có rất nhiều em còn
có những suy nghĩ tiêu cực sai lầm trong cuộc sống. Vì vậy, với cương vị là giáo
viên tôi thiết nghĩ để học sinh lớp 9 có sự định hướng con đường cho tương lai
thì người giáo viên nên trang bị cho các em không chỉ kiến thức môn học mà
còn cần phải lồng ghép vào đó việc giáo dục lối sống.
Phần đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 9 bao gồm rất nhiều tác phẩm hay với đề
tài, chủ đề phong phú, hấp dẫn. Trong đó tình cảm gia đình là một nguồn cảm
hứng bất tận đối với các thi sĩ, thế nhưng hầu hết các bài thơ khi viết về đề tài
1


tình cảm gia đình đều nói về tình mẫu tử. Các tác phẩm về tình cha con thì có lẽ
khá ít. Bài thơ "Nói với con" của Y Phương- người dân tộc Tày là một trong
những tác phẩm đó. Với giọng điệu thổ cẩm ngọt ngào, bài thơ mượn lời người
cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương với
con để ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc.
Ra đời năm 1980, bài thơ như là những lời nói xuất phát từ tấm lòng cha,
chứa đựng đầy yêu thương và sự ấm áp, thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình

quê hương tha thiết, mang đậm chất dân tộc miền núi trong từng câu chữ. Bài
thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mới mở rộng và nâng cao thành tình cảm quê
hương, đất nước. Từ những kỷ niệm gần gũi, gắn bó nhất với mỗi con người và
nâng lên thành lẽ sống chung. Chúng tôi hi vọng sau khi học văn bản “Nói với
con”, học sinh không chỉ tự hào về bản sắc của người vùng cao mà còn hình
thành cho mình một lối sống đẹp.
Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh lớp
9 trường PTDTBT THCS Thanh Xuân, huyện Quan Hóa qua văn bản “Nói
với con” của Y Phương".
Qua đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp học sinh hiểu được lối sống cao đẹp của
tác giả gửi gắm trong bài thơ hay. Từ đó, các em xác đinh cho mình cách rèn
luyện lối sống đúng đắn để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh lớp 9 Trường
PTDTBT THCS Thanh Xuân, huyện Quan Hóa qua văn bản “Nói với con”
của Y Phương" là vấn đề mới và tôi thiết nghĩ nó rất cần thiết cho đối tượng
học sinh nơi tôi đang dạy học nói riêng cũng như học sinh miền núi nói chung.
Bởi vì khi các em không xác định được lối sống cho bản thân tức là các em đã
lạc lối trong vấn đề xác định mục đích học tập rèn luyện. Vì thế người giáo viên
sẽ không thể đào tạo ra được thế hệ học trò phát triển toàn diện. Đồng thời khi
thực hiện đề tài này, người viết đã chọn cho mình một hướng tiếp cận vấn đề
riêng. Đó là thông qua dạy học văn bản lồng ghép giáo dục lối sống. Điều này
sẽ khơi dậy học sinh hứng thú thể hiện bản thân. Mặt khác sẽ tránh cho các em
cảm giác đó là những bài học giáo dục đạo đức khô khan.
Từ đề tài này, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ được tích
lũy qua nhiều năm công tác giảng dạy môn Ngữ văn nhằm giúp học sinh vừa
được cảm thụ tác phẩm thơ đặc sắc vừa hình thành cho các em kĩ năng xác định
lối sống cho bản thân. Đồng thời, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm:
- Giúp học sinh hiểu được khái niệm lối sống đẹp là gì? Biểu hiện, ý nghĩa
và cách rèn luyện lối sống đẹp.

- Giúp các em nắm được những nội dung giáo dục lối sống trong môn Ngữ
văn nói chung và văn bản cụ thể nói riêng. Qua đó học sinh biết xác định lẽ
sống đẹp cho bản thân thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.
- Đồng thời, giúp cho tất cả các giáo viên thấy rõ tầm quan trọng của việc
dạy học tích hợp, dạy học gắn với gải quyết các vấn đề trong tình huống thực
tiễn đời sống.

2


- Mặt khác, đề tài hướng tới mục tiêu là đào tạo những học sinh không chỉ
vững về tri thức mà còn tích cực trong công tác xã hội cũng như tự tin hòa nhập
cuộc sống. Điều này cực kì ý nghĩa đối với học sinh lớp 9 vùng đồng bào dân
tộc miền núi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 9, trường PTDTBT THCS Thanh Xuân, năm học 2018- 2019.
Tổng số: 38 học sinh.
Đề tài tập trung khai thác văn bản thơ hiện đại “Nói với con” -Y Phương” .
Từ đó, giúp học sinh cảm nhận được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản, lẽ
sống cao đẹp của nhà thơ Y Phương gửi gắm trong bài thơ. Qua đó, học sinh rút
ra bài học xác định lối sống đẹp cho bản thân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm thực hiện có hiệu quả đề tài trên, tôi đã áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra quan sát, trải nghiệm thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê kết quả áp dụng đề tài.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Sống đẹp là gì ? Vì sao phải sống đẹp?

Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có
chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền
lòng và dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh
cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có
văn hóa, biết lịch sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người. [2]
Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của
dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng
Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,…
vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì
cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã dành cả cuộc đời mình cho
Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng
cho chúng ta học tập, noi theo. Thế hệ trẻ hôm nay cũng không ít tâm gương
sống đẹp. [2]
Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sống tiêu cực, đi ngược
với đạo đức. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng
biết sống thế nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng
tư tưởng khác nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống
thiên về vật chất mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp
đòi hỏi chúng ta phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ
mình khỏi những cám dỗ của xã hội.
2.1.2. Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh qua môn Ngữ văn

3


Một trong những tư tưởng đổi mới GD & ĐT hiện nay là tăng cường giáo
dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo
dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục 2005 đã xác
định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình

thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và
trách nhiệm công dân… [3].
Nguyên tắc việc dạy văn là phải gắn với đời sống, phải phát huy vai trò chủ
thể của học sinh, phải chú ý đến mối quan hệ tái hiện, sáng tạo và tiếp nhận mang
tính độc lập của học sinh. Vì văn học là môn khoa học có tính nghệ thuật ngôn từ.
Vì vậy người giáo viên cần vận dụng ngôn từ sao cho phù hợp với từng đặc điểm
học sinh. Thông qua các phương tiện ngữ âm, từ vựng, các tác phẩm văn chương
để học sinh chiếm lĩnh được các hình ảnh, hình tượng tác phẩm văn chương. Do
tính nghệ thuật của ngôn từ cho nên tác phẩm văn chương không những làm cho
học sinh hiểu được hiện thực khách quan mà còn có cảm xúc thẩm mĩ. Và mục
đích của việc dạy văn là làm sao tạo được sự phát triển toàn diện về tâm hồn, trí
tuệ về thẩm mĩ và hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh.
Giáo dục lối sống đẹp học sinh thông qua giờ học Ngữ văn nhằm giúp các
em phát triển toàn diện trí lực và nhân cách. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá
những kiến thức trong tác phẩm người giáo viên cần làm sáng tỏ nội dung của
tác phẩm, từ đó đưa vào thực tế cuộc sống hiện tại để học sinh có cái nhìn phù
hợp hơn. Trong nhà trường Trung học cơ sở, giáo dục lối sống là mặt giáo dục
phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo
dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt
giáo dục khác. Vì vậy giáo dục lối sống đẹp cho học sinh trong giờ Ngữ văn cần
hướng tới các giá trị:
- Giáo dục lối sống có mục đích, lí tưởng đúng đắn, cao đẹp.
- Giáo dục lối sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
- Giáo dục lối sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức.
- Giáo dục lối sống phải hành động lương thiện, tích cực.
- Giáo dục lối sống biết phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
2. 2.Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
Về phía nhà trường
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động một phong trào rộng

khắp trong toàn ngành Giáo dục: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Mỗi một giáo viên là tấm gương mẫu mực, học sinh rèn luyện tích
cực. Trong đó việc giáo dục tri thức luôn đi kèm với việc giáo dục đạo đức. Lối
sống đẹp của học sinh luôn là mục tiêu mà mỗi nhà trường hướng tới. Việc tổ
chức giáo dục lối sống trong trường THCS được tiến hành thông qua môn học
chính khoá, ngoại khoá, thông qua việc dạy học tự chọn, qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ cũng không còn xa lạ với giáo viên bởi họ đã
được làm quen với cách thức tổ chức này qua các đợt tập huấn tích hợp một số
4


hoạt động giáo dục khác. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc
đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường.
Về phía giáo viên
Giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên qua học tập các modun, đi
tập huấn, tham gia các lớp chuyên đề về chương trình giáo dục kĩ năng sống áp
dụng vào các môn học theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch
của phòng Giáo dục và Đào tạo. Các sách tham khảo, phương tiện thông tin đại
chúng cung cấp thông tin về chuyên đề này khá phổ biến.
Mặt khác việc giáo dục lối sống cho học sinh không chỉ là trách nhiệm của
giáo viên dạy GDCD, của tổ chức Đội, Đoàn Thanh niên mà là nhiệm vụ chung
tất cả các môn học.
Đối với môn Ngữ văn 9: Thông qua giờ học tác phẩm thơ hiện đại Nói với
con của Y Phương, tôi đã cùng các em có những trải nghiệm thú vị khi khám
phá giá trị nội dung nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Dưới sự hướng dẫn của
giáo viên học sinh được cảm nhận lí tưởng sống cao đẹp của tác giả Y Phương
gửi gắm trong bài thơ.
Về phía học sinh
Việc rèn luyện lối sống cho các em được tiến hành thông qua các hoạt
động khác nhau như:

- Dạy học chính khóa.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Hình thức câu lạc bộ: Văn nghệ, thể thao, tiếng Anh
- Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng các em rất hứng
thú khi được nêu lên suy nghĩ của bản thân về lối sống đẹp mà người cha muốn
khơi dậy trong lòng người con trong khi học tác phẩm Nói với con. Đồng thời
các em đã có sự định hướng xây dựng cho mình một lối sống đẹp phù hợp với
lứa tuổi học sinh.
2.2.2. Khó khăn
Thực trạng giáo dục cho thấy nhiều giáo viên chưa nhận thức được tầm
quan trọng của việc lồng ghép giáo dục lối sống cho học sinh thông qua việc dạy
môn Ngữ văn.
Giáo viên còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục lối sống qua các
hoạt động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song không mang ý nghĩa
hình thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các môn học. Giáo viên
giáo dục lối sống cho học sinh còn tuỳ hứng có thể lồng ghép giáo dục lối sống
cho học sinh sau khi dạy kết thúc bài học là chủ yếu mà chưa chú ý các mục nội
dung trong bài. Do đó, việc giáo dục lối sống cho học sinh còn hạn hẹp.
Đa số các trường THCS còn thiếu các điều kiện tối thiểu để tiến hành giáo
dục lối sống sống trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS.
Học sinh chưa nhận thức rõ được việc giáo dục lối sống về hành vi thái độ
qua các bài học.
5


Sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa sát sao. Nhiều gia
đình chưa quan tâm đến việc phát triển nhân cách của con em mà phó mặc cho
nhà trường.
Từ những thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm trong thực tế

giảng dạy của mình và đã rút ra được một số giải pháp nhằm đưa nội dung giáo
dục lối sống đẹp cho học sinh qua việc dạy học một tác phẩm thơ hiện đại.
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1. Giáo dục lối sống đẹp từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên
3.1.1. Sưu tầm tư liệu dạy học
Tư liệu dạy học (đồ dùng và các trang thiết bị phục vụ bài học) là một trong
những nhân tố quyết định sự thành công của mỗi giờ học. Vì vậy, người giáo
viên cần có sự chuẩn bị công phu và lựa chọn kĩ càng những đồ dùng dạy học
thực sự hữu ích cho tiết học. Điều đó bộc lộ ở giáo viên là người có trách nhiệm
với công việc của mình và sự tôn trọng học sinh. Đây cũng là bài học về sự trách
nhiệm mà giáo viên muốn học sinh nắm bắt.
Trong bài học Nói với con của Y Phương, giáo viên có thể sử dụng một số
tranh ảnh sau để giúp tiết học hiệu quả hơn:

;

Tác giả - tác phẩm

6


Đời sống vật chất và tinh thần

7


Con người và thiên nhiên
GV: Sử dụng Âm nhạc: Bài Hát Then người Tày Cao Bằng hoặc bài Tiếng
hát giữa rừng Pác pó để lồng ghép trong tiết dạy; Khắp Thái...
3.1.2. Soạn giáo án

Khâu soạn giáo án là khâu đóng vai trò nền tảng dẫn đến thành công của
tiết dạy.Vấn đề giáo dục lối sống cho học sinh lâu nay giáo viên thường áp dụng
vào thời gian kết thúc bài học. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ chúng ta nên linh hoạt áp
áp dụng việc tiếp thu kiến thức xen lẫn việc giáo dục lối sống trong tất cả các
khâu của quá trình lên lớp. Như vậy sẽ tránh cho các em những cảm giác nặng
nề vào cuối tiết học. Vì vậy trọng giáo án, giáo viên cần thể hiện ý tưởng này
trong các hoạt động lên lớp sao cho phù hợp mà hiệu quả nhất.
Ví dụ: Khi giới thiệu bài học: Giáo viên có thể cho học sinh nghe một đoạn
nhạc Bài Hát Then người Tày Cao Bằng.
GV hỏi: Các em vừa được thưởng thức một đoạn dân ca của người Tày
sống ở Cao Bằng, em hãy cho biết đó là điệu hát gì?
HS: Điệu Hát Then
GV: Hướng tới giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3.2. Giáo dục lối sống đẹp từ việc soạn bài của học sinh
Vở soạn thể hiện sự chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp. Qua đó
giáo viên nắm bắt được tinh thần thái độ học tập ở nhà của học sinh cũng như sự
đón chờ tiết học mới như thế nào. Tuy nhiên có thể nhận thấy học sinh ở vùng
cao chưa tự giác trong khâu soạn bài. Vậy giáo viên có cách gì để khắc phục tình
trạng này. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi thường giao nhiệm vụ theo nhóm. Khi
đó các em có sự thi đua thì sẽ có hứng khởi hơn khi thực hiện công việc được
giao.
Ví dụ: Nhóm 1, sưu tầm tư liệu tranh ảnh về tác giả, tác phẩm; Nhóm 2 tìm
hiểu một số nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày Cao Bằng; Dân tộc Thái Tây
Bắc và ở Thanh Hóa; Nhóm 3+4 chuẩn bị câu hỏi phần đọc - hiểu SGK.
8


Từ đó, giáo viên đã giáo dục cho học sinh sự tự giác trong học tập, kĩ năng
làm việc nhóm, sự trân trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3.3. Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh qua tiết học

3.3.1. Giáo dục sự trân trọng tình cảm gia đình- cội nguồn sinh dưỡng
của mỗi người
Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong nhịp sống xô bồ hiện nay thì giá trị
truyền thống gia đình càng cần phải giữ gìn và bảo vệ hơn bao giờ hết.
GV: Cung cấp kiến thức cho học sinh:
Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nói với con chính là
cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ
dành cho con – tình cảm gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười. [4]
-> Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, sâu kín, mối dây ràng buộc, gắn kết
gia đình bền chặt đã được hình thành từ những giây phút hạnh phúc bình dị,
đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dây tình cảm gia đình sâu kín
của mỗi con người nên tạo được sự đồng cảm, rung động sâu sắc đến người đọc,
người nghe.
Sau khi giúp học sinh cảm nhận giá trị 4 dòng thơ đầu, GV mở rộng vấn đề:
GV Giáo dục lối sống:
- Câu hỏi: Vì sao lời đầu tiên của cha nói với con lại là lời nói về tình cảm
gia đình? [5]
- Đinh hướng: Nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng
của mỗi con người.
- Câu hỏi: Xã hội hiện nay, nhiều bạn trẻ trong đó có học sinh thường ngại
ngùng khi nói về gia đình mình vì sợ bạn bè trêu là người dân tộc, bố mẹ lạc
hậu, quê mùa. Em có ý kiến gì về vấn đề này? [5]
Định hướng: “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có
nguồn”. Thanh thiếu niên nói chung, học sinh nói riêng có ý nghĩ như vậy là sai
lầm. Những người con cần hiểu rằng những người cha, người mẹ sẽ đau lòng
biết bao khi con cái họ khước từ cội rễ của mình. Học sinh cần có thái độ góp ý

và phê phán những lối sống, suy nghĩ sai lầm đó.
Từ đó, các em học sinh cần nhận thức được rằng tình cảm gia đình là tình
cảm thiêng liêng cao quí nhất. Như nhà Phật đã dạy rừng: Ai còn mẹ xin đừng
làm mẹ khóc, đừng để buồn lên khóe mắt của cha yêu. Đạo làm con cần lấy chữ
hiếu là đầu. Ngay từ bây giờ các em cần cố gắng chăm chỉ học hành vâng lời bố
mẹ, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Như thế mới không phụ công sinh
thành dưỡng dục của mẹ, cha.
- Câu hỏi: Tình cảm gia đình luôn là đề tài được nhiều nhạc sĩ khai phá,
em hãy nêu tên một vài bài hát về đề tài này và nêu cảm nhận của bản thân? [5]
9


- Định hướng: Bài hát “Cho con” của Phạm Trọng Cầu có câu: “Ba mẹ là lá
chắn che chở suốt đời con” Đã khắc sâu tình cảm gia đình trong tâm hồn bao thế
hệ học sinh yêu nhạc hoặc bài hát “Em đi đưa cơm cho mẹ đi cày”; Bài hát
“Tình cha và Lòng mẹ - Nhạc sĩ Ngọc Sơn”
3.3.2. Giáo dục tình yêu làng bản, quê hương và thiên nhiên tươi đẹp
GV Cung cấp kiến thức: Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y
Phương nói đến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi
đẹp và thấm đượm nghĩa tình. Như bầu sữa tinh thần thứ hai, quê hương với
cuộc sống lao động, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã nuôi dưỡng, sẻ chia
giúp cho con trưởng thành. Đó là:
Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát [4].
Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nói với con về
những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây là những
người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.
-> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lời thơ trở nên tha
thiết, trìu mến.

GV chốt: Lời người cha nói với con giúp ta hiểu được người con lớn lên
trong cuộc sống lao động cần cù, tài hoa và vui tươi của người đồng mình.
Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” là yếu tố văn hóa phi vật thể(đời sống
tinh thần của người Tày). Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên
trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức
vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở
thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa khác nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự
hơn kém.
GV Giáo dục lối sống:
- Câu hỏi: Em hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe về một nét đẹp trong
đời sống tinh thần của người Thái? [5]
- Định hướng: HS giới thiệu về Khắp Thái- một loại hình sinh hoạt văn hóa
văn nghệ đậm đà bản sắc của người dân Lâm Phú. Đó là những điệu Khắp về
tình yêu lứa đôi, về những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương mà người
dân bao đời nay luôn trân trọng giữ gìn.
- GV chốt: Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,
cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng [4].
-> Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ“cho”, người
đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quê hương ấy
chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.
Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con về kỉ niệm có tính
chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
10


Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời [4]
GV Giáo dục lối sống:

- Câu hỏi: Em hãy đọc một số dòng thơ nói về tình yêu quê hương mà em
đã được tìm hiểu? [5]
- Định hướng: Người đọc như tìm thấy sự đồng điệu trong niềm tự hào về
quê hương giữa nhà thơ Đỗ Trung Quân và Y Phương:
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hãi mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...” [4]
Hay đoạn thơ:
“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, con cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
(Quê hương- Tế Hanh) [4]
- Câu hỏi: Qua những dòng thơ trên, em hãy cho biết người cha muốn
nhắn nhủ con điều gì? [5]
- Định hướng: Hãy biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng. Vì đối
với người dân nơi đây rừng chính là nhà và sự sống. Hãy biết yêu vẻ đẹp của đời
sống vật chất và tinh thần nơi bản làng yêu dấu. Bởi “Quê hương mỗi người chỉ
một, như là chỉ một mẹ thôi”
3.3.3. Giáo dục lòng tự hào về đức tính tốt đẹp của người đồng mình và
ý thức giữ gìn, kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc
GV cung cấp kiến thức: Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê
hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người
đồng mình. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước, giàu ý chí, nghị lực.
Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn. [4]
Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn
bó với quê hương, cội nguồn.

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc [4]
Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.
Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua
11


cách nói đối lập tươngphản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên
trong, nhưng rất đúngvới người miền núi.
- Gv: Người cha muốn nói với con về những đức tính tốt đẹp nào của
người đồng mình qua 2 câu thơ:[5]Ngêi cèt ®Ñp nµo cña
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con [4]
- Định hướng: Tác giả tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc
nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé
về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
-> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ý thức bảo vệ nguồn
cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của người đồng mình.
GV: Giáo dục lối sống:
- Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: “ Con người ta không được chọn nơi mình
sinh ra nhưng con người ta có thể chọn cách để sống”. Qua những dòng thơ
trên, em hãy nêu suy nghĩ về ý kiến này? [5]
- Định hướng: ý kiến khẳng định thái độ sống: con người cần trân trọng giá
trị cội nguồn, truyền thống nơi mảnh đất mình sinh ra cho dù quê hương yêu
dấu còn bộn bề khó khăn. Bởi không ai có thể chối bỏ cội rễ của mình. Đồng

thời cần sống có ý chí, nghị lực, khắc phục hoàn cảnh khó khăn, vươn lên để
thực hiện ước mơ hoài bão, sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Mặt khác, học sinh cần phê phán thái độ sống bàng quan, quay lưng lại với gia
đình, quê hương.
- Câu hỏi: Em hãy nêu một số truyền thống, phong tục, nét sinh hoạt tốt
đẹp của người Thái? Để gìn giữ nhứng nét đẹp đó, chúng ta cần phải làm gì?
[5]
- Định hướng: Sinh hoạt văn hóa Khắp Thái, Lễ cúng cơm mới, Vũ hội
rượu cần, nhảy sạp- khua luống...Thế hệ trẻ cần sưu tầm, gìn giữ, bảo vệ, phát
huy những giá trị ấy để nó không bị mai một theo thời gian mà ngày càng phát
triển.
- Câu hỏi: Trong truyền thống lịch sử - văn hóa của người Tày có nhiều
tấm gương sáng đóng góp công lao to lớn vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây
dựng tổ quốc. Em hãy nêu một số tấm gương tiêu biểu mà bản thân đã có dịp
tìm hiểu? [5]
- Định hướng: [7]

12


Tượng đài Cố Tổng Bí thư ĐCS
Đông Dương – Hoàng Văn Thụ

Anh hùng La Văn Cầu
Chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp

Đ/c: Nông Đức Mạnh- Nguyên Tổng Bí thư
Bà: Tòng Thị Phóng
BCH TW Đảng
UV Bộ CT, PCT Quốc hội Khóa XII

- Câu hỏi : Dân tộc Thái thân yêu của chúng ta rất đỗi tự hào về một vị nữ
chính khách giữ một trọng trách vô cùng quan trọng trong bộ máy Nhà nước
Việt Nam. Bạn cho biết bà là ai? giữ chức vụ gì? Rút ra bài học cho bản thân?
[5]
- Định hướng: Bà là Tòng Thị Phóng- Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch
Quốc hội khóa XII.
Bài học: Noi gương những người con ưu tú của dân tộc. Xem đó là niềm tự
hào, động lực để cố gắng học tập phấn đấu, tiếp bước thế hệ đi trước, viết tiếp
trang sử vẻ vang của dân tộc mình góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
3.3.4. Giáo dục niềm tin vào bản thân, sống có ý chí, nghị lực, ước mơ
và hoài bão
GV cung cấp kiến thức: Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời
nhắn nhủ trìu mến với biết bao niềm tin hi vọng của người cha đặt vào đứa con
yêu:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con. [4]
13


- Hai tiếng “Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia
đình, quê hương để bước vào một trang đời mới.
- Ca ngợi nhữngđức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống
có tình nghĩa với quê hương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha
ông từ bao đời để lại. Hơn nữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên
bằng ý chí của mình.
=> Người cha trong bài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành
trang quí vào đời. Nếu mẹ là bông hoa cho con cài lên ngực thì cha là cánh chim
cho con bay thật xa. Nếu mẹ cho con những lời ngọt ngào yêu thương vỗ về thì

cha cho con tinh thần ý chí nghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao đẹp.
GV: giáo dục lối sống đẹp:
- Câu hỏi: Có một thực trạng hiện nay, nhiều bạn học sinh người dân tộc
khi đi ra ngoài xã hội ngại ngùng khi phải mặc trên mình những bộ trang phục
dân tộc truyền thống mà đua nhau chạy theo mốt này mốt nọ. Em suy nghĩ gì về
vấn đề này? [5]
- Định hướng: Hiện nay có một bộ phận lớp trẻ nói không với trang phục
truyền thống bởi họ có suy nghĩ sai lệch. Thứ nhất, các bạn không tự tin vào bản
thân. Thứ hai, các bạn không hiểu được rằng người ta đánh giá bạn không chỉ ở
bộ quần áo bạn mặc mà ở cách giao tiếp với mọi người. Thứ ba, các bạn ấy
khong hiểu hết giá trị của giá trị bản sắc vùng miền và thiếu lòng tự tôn dân tộc.
Mỗi bộ trang phục truyền thống đều có giá trị tôn vinh nét đẹp đậm đà bản sắc
của dân tộc ấy. Nên khi mặc chúng ta sẽ rất đỗi tự hào. Các bạn ấy cần điều
chỉnh lối sống không phù hợp này.
- Câu hỏi: Nếu tương lai em phải rời xa gia đình, quê hương để học tập
và trở thành người thành đạt. Khi đó em có muốn trở về cống hiến cho quê
hương hay sẽ tìm một nơi khác có cơ hội thuận lợi cho sự nghiệp của mình? [5]
- Định hướng: Nếu sau này may mắn trở thành người thành đạt em sẽ có
nhiều sự lựa chọn. Thứ nhất, trở về quê lập nghiệp nếu quê nhà phù hợp cho sự
phát triển tương lai.Thứ hai, em sẽ lập thân lập nghiệp ở một nơi khác nếu đảm
bảo cho sự phát triển công việc và cuộc sống. Thứ ba, dù ở đâu không quan
trọng bằng việc chúng ta làm được gì có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: [6]
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn…
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương…
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
4. Bài soạn minh họa
Tiết 122-123. VĂN BẢN
NÓI VỚI CON

- Y PhươngI. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

14


1. Kiến thức. Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con
cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền
bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương ; Bước đầu hiểu được cách diễn tả
độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi .
2. Kỹ năng. Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.
3. Thái độ. Bồi dưỡng tâm hồn yêu gia đình, tự hào quê hương, dân tộc .
II. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo viên. SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN,các tài liệu
có liên quan đến bài dạy, giáo án.
2. Học sinh. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Tổ chức dạy học bài mới
Giới thiệu bài. ( Học sinh nghe nhạc : Tiếng hát giữa rừng Pác Pó)- Gv
dẫn dắt vào bài học.
HĐ của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung.
HS đọc phần chú thích tác giả SGK.
1. Tác giả:
?Em hãy giới thiệu một vài nét về tác giả
Y Phương?
GV giới thiệu chân dung tác giả

(Máy chiếu)
2. Tác phẩm:
? Nêu thời gian sáng tác và vị trí của bài - Bài thơ được sáng tác năm 1980 in trong cuốn
thơ ?(Sử dụng máy chiếu)
“ Thơ Việt Nam”( 1945- 1985)
3. Đọc- hiểu chú thích:
GV hướng dẫn hs đọc. GV đọc mẫu. Gọi
Hs đọc
GV cho hs tìm hiểu phần chú thích SGK
? Nội dung bài thơ thể hiện điều gì?
4. Chủ đề:
- Bài thơ là lời của người cha nói với con về
cội nguồn và sức mạnh của quê hương
?Tìm bố cục và nêu nội dung chính của 5. Bố cục:
từng phần?
(Sử dụng máy chiếu)
? Từ bố cục trên em hãy nêu mạch vận
động cảm xúc của bài thơ?
- Mạch cảm xúc bài thơ: Bài thơ đi từ tình
cảm gia đình mở rộng ra tình cảm quê
hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha
mà nâng nên thành lẽ sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
II. Tìm hiểu chi tiết
Hs đọc khổ thơ đầu.
1.Con lớn lên trong tình thương yêu của
cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương.
15



? Người con lớn lên trong vòng tay cha mẹ - Chân phải bước tới cha.
được diễn tả qua hình ảnh thơ nào?
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
- NT: Điệp từ, điệp cấu trúc câu, cách nói
? Em có nhận xét gì về cách diễn tả qua những hình mộc mạc, giản dị, dễ hiểu
ảnh thơ ?
?Với những hình thức nghệ thuật đó giúp
em hình dung như thế nào về hình ảnh - Hình ảnh đứa trẻ đang tập đi, tập nói,
người con?
từng bước, từng lời trong sự nâng niu, chờ
đón, vui mừng của cha mẹ.
? Bốn câu thơ đầu gợi cho em cảm nhận về - Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt,
không khí gia đình như thế nào?
hạnh phúc.
? Qua bốn câu thơ, người cha muốn nói với con
về tình cảm gia đình như thế nào?
* GV: Giáo dục lối sống:
? Vì sao lời đầu tiên của cha nói với con
lại là lời nói về tình cảm gia đình?
- Hoạt động nhóm:
?Xã hội hiện nay, nhiều bạn trẻ trong đó
có học sinh thường ngại ngùng khi nói về
gia đình mình vì sợ bạn bè trêu là người
dân tộc, bố mẹ lạc hậu, quê mùa. Em có ý
kiến gì về vấn đề này?
?Tình cảm gia đình luôn là đề tài được
nhiều nhạc sĩ khai phá, em hãy nêu tên
một vài bài hát về đề tài này và nêu cảm

nhận của bản thân?
? Không chỉ lớn lên trong tình cảm gia
đình, con còn lớn lên trong sự đùm bọc
của quê hương. Hình ảnh thơ nào gợi lên
điều đó?

=> Tình cảm gia đình, tình yêu thương của
cha mẹ dành cho con cái thật ngọt ngào,
êm ái, thật đáng trân trọng.

- “ Đan lờ cài nan hoa.
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa.
Con đường cho những tấm lòng”.
- NT: Động từ “ ken, cài”: sự gắn bó,
? Nhận xét về cách dùng từ trong những yêu thương.
câu thơ trên?
? Con lớn lên trong sự đùm bọc, che chở => Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui,
của quê hương như thế nào?
gắn bó. Núi rừng quê hương thơ mộng,
* GV: Giáo dục lối sống:
nghĩa tình che chở, nuôi dưỡng con.
?Em hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe
về một nét đẹp trong đời sống tinh thần
của người Thái?
?Em hãy đọc một số dòng thơ nói về tình
yêu quê hương mà em đã được tìm hiểu?
GV: Hết tiết 122, chuyển tiết 123
2. Những đức tính cao đẹp của “người đồng
GV: Chuyển ý

mình” và mong muốn của người cha.

16


Gv bình giảng, chuyển ý
- “ Cao đo nỗi buồn
? Những hình ảnh thơ nào nói về những đức
Xa nuôi chí lớn”
tính cao đẹp của người đồng mình?
- “ Sống trên đá….ghềnh
- “ Người đồng mình….da thịt….
Còn quê hương thì làm phong tục”
- NT: Hình ảnh so sánh, điệp ngữ “người
? Nhận xét về nghệ thuật tác giả sử dụng đồng mình”, hình ảnh mộc mạc, cách nói
trong đoạn thơ?
giản dị, gần gũi.
? Từ những hình ảnh thơ đó em cảm nhận được
những phẩm chất, đức tính cao đẹp của người
đồng mình như thế nào?
? Hình ảnh “người đồng mình” được lặp
lại có ý nghĩa gì?
( sự khẳng định, nhắn nhủ, dặn dò)
? Từ những phẩm chất cao đẹp đó của
người đồng mình, người cha muốn nhắc
nhở con điều gì?

- Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ,
khoáng đạt, bền gan, vững chí, hồn nhiên, mộc
mạc, gắn bó máu thịt với quê hương dù còn cực

nhọc đói nghèo.

- Muốn con phải sống xứng đáng, sống có tình
nghĩa, thủy chung với quê hương.
- Muốn con tự hào về truyền thống của
quê hương, cần tự tin vững bước trên
? Từ đó người cha mong muốn gì ở người đường đời.
con?
? Qua những lời nhắc nhở, nhắn nhủ đó =>Tình thương yêu trìu mến, thiết tha,
em cảm nhận được tình cảm của người cha niềm tin tưởng của cha dành cho con.
dành cho con như thế nào?
* GV: Giáo dục lối sống:
- Hoạt động nhóm:
?Trong truyền thống lịch sử - văn hóa của
người Tày có nhiều tấm gương sáng đóng góp
công lao to lớn vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ
và xây dựng tổ quốc. Em hãy nêu một số tấm
gương tiêu biểu mà bản thân đã có dịp tìm
hiểu?
?Dân tộc Thái thân yêu của chúng ta rất đỗi tự
hào về một vị nữ chính khách giữ một trọng
trách vô cùng quan trọng trong bộ máy Nhà
nước Việt Nam. Bạn cho biết bà là ai? giữ
chức vụ gì? Rút ra bài học cho bản thân?
? Có một thực trạng hiện nay, nhiều bạn
học sinh người dân tộc khi đi ra ngoài xã
hội ngại ngùng khi phải mặc trên mình
những bộ trang phục dân tộc truyền thống
mà đua nhau chạy theo mốt này mốt nọ.
Em suy nghĩ gì về vấn đề này?

? Nếu tương lai em phải rời xa gia đình, quê
hương để học tập và trở thành người thành

17


đạt. Khi đó em có muốn trở về cống hiến cho
quê hương hay sẽ tìm một nơi khác có cơ hội
thuận lợi cho sự nghiệp của mình?
GV bình giảng
Hoạt động 3: Tổng kết
? Nêu những nét khái quát về nghệ thuật III. Tổng kết:
của bài thơ?
1. Nghệ thuật:
- Giọng thơ trìu mến, thiết tha, cách nói
giàu hình ảnh của người miền núi.
2. Nội dung:
- Ngợi ca phẩm chất cao đẹp, truyền thống tốt
đẹp của quê hương và tình thương yêu của cha
mẹ dành cho con cái.

IV. Luyện tập
Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) với nội dung về tình cảm gia đình.
V. Hướng dẫn học bài
Hoàn thành đoạn văn ở phần luyện tập. Đối với HS khá, yêu cầu viết thành
bài văn hoàn chỉnh.
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng đề tài và hoàn thành bài dạy, tôi đã tiến hành đánh giá học
sinh về hạnh kiểm(dựa trên thái độ học tập- xếp loại của lớp) và khảo sát học lực
(qua hình thức kiếm tra 15 phút).

Câu hỏi: Lời tâm sự người cha nói với con qua bài thơ Nói với con của Y
phương là gì? Em có tự tin về hoàn cảnh xuất thân của mình không ? Nếu có cơ hội
thể hiện tình cảm với người cha kính yêu của mình, em sẽ nói điều gì? Vì sao?
Định hướng: Học sinh nêu được giá trị nội dung của bài thơ, thể hiện quan
điểm cá nhân: Tự hào về hoàn cảnh xuất thân; Phê phán những con người chối
bỏ cội rễ của mình; thể hiện tình cảm với người cha, lòng biết ơn công sinh
thành dưỡng dục; Bản thân có những việc làm để cha vui lòng yên tâm vì con...
* Kết quả đạt được: Khẳng định tính hiệu quả của đề tài.
Trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu
Lớp Sĩ
số

9

38

Xếp loại hạnh kiểm

Xếp loại học lực

Tốt
Khá
TB
Yếu
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL %
SL % SL

% SL % SL % SL %
SL %
SL %
29 76.3
15.8 02 5.3
2.6
11 28.9 25
01 2.6
06
01
01 2.6
65.9

Sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu
Lớp Sĩ
số

9

38

Xếp loại hạnh kiểm
Tốt
Khá
TB
SL %
SL
% SL %
35 92.1
7.9 0 0

03

Xếp loại học lực
Yếu
SL %
0
0

Giỏi
SL %
01

2.6

Khá
SL %
15 39.5

TB
SL
22

%

Yếu
SL %
0
0

57.9


18


Từ đó, tôi nghĩ rằng muốn nâng cao hiệu quả của đề tài nghiên cứu cần
đảm bảo các yêu cầu: Giáo viên áp dụng rộng rãi qua các tiết dạy môn Ngữ văn;
Dạy học theo phương pháp tích hợp, dạy học giúp học sinh hòa nhập cuộc sống.
Học sinh hứng thú khi học bộ môn. Các em không chỉ được trang bị kiến
thức mà còn được thể hiện tâm tư tình cảm của mình. Sau mỗi bài học, các em
sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết để rèn luyện cho bản thân lối sống đẹp.
6. Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
Đề tài “Giáo dục lối sống đẹp cho học sinh lớp 9 Trường PTDTBT
THCS Thanh Xuân, huyện Quan Hóa qua văn bản “Nói với con” của Y
Phương"đã được áp dụng sau gần một năm học. Sau đây, tôi xin được tự đánh
giá lại những vấn đề đã trình bày trong sáng kiến như sau:
Từ xưa đến nay ông cha ta luôn đặt chữ “lễ , nghĩa” làm đầu. “Tiên học lễ,
hậu học văn”. Thế nhưng hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có
dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc,
kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém
phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. Vì vậy , với
tư cách là một giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn tôi luôn trăn trở làm thế nào
để hướng học sinh vào việc “Học văn là hướng đến khám phá vẻ đẹp con người
và nhận ra giá trị của con người qua các hình ảnh, ngôn từ, nhận ra giá trị phản
nhân văn để hướng đến vẻ đẹp của chân, thiện, mĩ…”
Thông qua việc cảm thụ văn bản thơ “ Nói với con” của Y Phương, học sinh
không chỉ nắm được những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như
phong cách thơ đậm chất của người miền núi mà Y Phương gửi gắm. Bên cạnh
đó, các em còn hình thành cho mình lối sống đẹp của học sinh thời nay. Lối sống
ấy hướng về cội nguồn, những giá trị truyền thống: Tình cảm gia đình, tình yêu

quê hương; trân trọng, tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mặt khác, GV cần linh hoạt vận dụng ý nghĩa của đề tài này trong việc dạy
các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS. Thực hiện nguyên tắc
dạy học tích hợp, hòa nhập cuộc sống. Bởi Văn học học là nhân học.
Thông qua đề tài này, tôi hy vọng thắp lên tình yêu văn học trong trái tim
ấm áp của các em học sinh. Đồng thời, tôi mong rằng các em hãy tự tin vào ước
mơ đi tìm cái chữ để thắp sáng tương lai nơi vùng cao còn lắm nghèo khó này.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Với nhà trường
Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng, dự giờ gắn
liền nội dung dạy học và giáo dục lối sống cho học sinh.
Tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo của phòng GD- ĐT, phát động phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Mỗi thầy cô là tấm gương
mẫu mực cho học sinh noi theo.
6.2.2. Với giáo viên

19


Trước hết, mỗi thầy, cô giáo phải là một tấm gương chuẩn mực về nhân
cách, lối sống. - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề “dạy chữ kết hợp dạy
người”, theo dõi những chuyển biến của học sinh. Từ đó có hướng rèn luyện
thích hợp giúp các em xây dựng cho mình một lối sống đẹp. Bởi mỗi trang sách
khép lại thì một trang đời sẽ mở ra.
6.2.3. Đối với phụ huynh học sinh
Các bậc phụ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường và xã hội để giáo dục
con em thành công dân tốt.
Với đề tài này, tôi cũng hy vọng nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp
nhằm nâng cao tính ứng dụng của sáng kiến trong thực tiễn dạy học.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Hoá, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Trịnh Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguồn goole.com
[2] Sống đẹp- Nguyễn Hiến Lê- NXB VHTT, 2003
[3] Luật giáo dục, 2005
[4] Sách giáo khoa Ngữ văn 9 NXBGD năm 2017
[5] Hệ thống câu hỏi đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 9- Trần Đình Chung,
NXBGD năm 2017.
[6] Thơ Việt Nam 1945- 1985, NXBGD năm 2017
[7] Đến với người Tày và văn hóa Tày- NXB Khoa học xã hội, 2016

20


21



×