Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN kinh nghiệm giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy học tích hợp môn ngữ văn và môn giáo dục công dân lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.39 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
1.

2.

3.

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
.
2 Mục đích nghiên cứu
.
3 Đối tượng nghiên cứu
.
4 Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Cơ sở lý luận của giáo dục thẩm mỹ
2 Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ học sinh Trường THCS Tam Lư
.
3 Biện pháp giáo dục thẩm mỹ qua tích hợp bộ môn ngữ văn
. và bộ môn giáo dục công dân khối lớp 9.
1 Giáo dục thẩm mỹ mang tính hình thức bên ngoài
2 Giáo dục thẩm mỹ nuôi dưỡng tâm hồn, lý tưởng, tình
cảm con người.
3 Giáo dục thẩm mỹ hướng học sinh đến chính nghĩa
4 Giáo dục thẩm mỹ làm cho ta giàu có về mặt cảm xúc
5 Giáo dục thẩm mỹ làm cho con người ta biết yêu
thương chia sẽ với nhau.
6 Giáo dục thẩm mỹ giương cao khẩu hiệu: Cái đẹp là cái
giản dị.


7 Giáo dục thẩm mỹ đem lại những rung cảm thẩm mỹ.
4
Hiệu quả của đề tài
KẾT LUẬN

Trang
1
1
1
2
2
2
2
4
6
7
8
9
9
10
11
11
13
14


KINH NGHIỆM GIÁO DỤC THẨM MỸ THÔNG QUA DẠY HỌC TÍCH
HỢP MÔN NGỮ VĂN VÀ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9.
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân cùng các đồng nghiệp, đặc
biệt là việc từng bước đổi mới phương pháp dạy học. Tôi luôn đặt cho mình mục
tiêu: Phải làm gì để thể hiện yêu cầu đổi mới nhằm nầng cao chất lượng bài dạy
và để học sinh cảm nhận được sâu sắc về cái đẹp của con người về phẩm chất trí
tuệ, cái đẹp thiên nhiên, qua đó phát huy trí tưởng và óc sáng tạo hình thành thị
hiếu thẩm mỹ.
Môn văn có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh trung
học. Qua môn học, học sinh có thể cảm thụ cái đẹp, biết yêu cái đẹp và từ đó sẽ
biết cách rèn luyện đôi tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua việc phát huy óc
sáng tạo, tính độc lập. Môn văn đã góp phần trong việc hoàn thiện nhân cách
học sinh cả về các mặt: Chân – thiện – mỹ.
Môi trường học đặc thù của địa phương người Thái và nguyện vọng của
người dạy luôn đau đáu nỗi niềm truyền thụ kiến thức, xa hơn là truyền cảm
hứng, tư tưởng, tình cảm để ước mơ của các em cất. Giúp các em có khả năng
rung cảm, nhận thức, cảm nhận theo hướng tích cực. Giúp các em biết yêu
thương, thân thiện với cái đẹp, biết ghét cái xấu xa, tầm thường, giả dối. Vì vậy
lựa chọn đề tài này, người viết mong muốn giáo dục các em thành những con
người toàn diện trong cuộc sống, có ích cho xã hội.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phát triển học sinh một cách toàn diện là mục tiêu của giáo dục. Điều này
đã được khẳng định trong văn kiện đại hội lần thứ IX của Đảng: “Tạo điều kiện
để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật,
trở thành những chủ thể sáng tạo văn học đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều
các thành tựu văn hóa”.
Giáo dục thẩm mỹ là công việc giáo dục có tính tổng hợp nhằm tạo ra sản
phẩm phát triển toàn diện. Theo (Rubinstein) trong số các nhu cầu của con
người thì “nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu cao nhất”. Mô hình cao nhất trong mô
hình kim tự tháp bẩy tầng mà nhà xã hội học người Mỹ A. Hmasclow đã đề xuất
và phân tầng theo nhu cầu cơ bản của con người (đáy tháp là nhu cầu sinh học,
đỉnh tháp là nhu cầu thẩm mỹ). Trong đó nhu cầu thẩm mỹ đã bao hàm, đã xây

đắp trên cơ sở các nhu cầu khác (tri thức, thực tiễn….).Cũng vì thế, giáo dục
thẩm mỹ có thể nói là con đường giáo dục công phu nhất, phức tạp nhất và hiệu
quả hoàn thiện con người cao nhất, bởi lẽ khi con người là chủ thể thẩm mỹ
cũng là lúc con người toàn diện nhất, hoàn hảo nhất ở tất cả các mặt thể chất,
tinh thần, đạo đức và tài năng, vừa là chủ thể của xã hội vừa là “sản phẩm” của
chính xã hội đó tạo ra.
2


Giáo dục thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Có
nhiều cách, nhiều con đường để hướng học sinh đến chân trời mới. Đối với tôi là
một nhà giáo dục văn học, tôi sẽ tận dụng những câu chuyện, những lý thuyết, lý
tưởng giáo dục các em,Dùng văn học để giáo dục thẩm mỹ là con đường ngắn
nhất, sinh động nhất để con người có thể “nhảy bảy bước tới chân trời”. Điều đó
có nghĩa văn học chứa đựng cái đẹp tự thân và cái đẹp do tác giả gửi gắm, cái
đẹp trong cuộc sống được phản ánh vào.
Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình
thành nhân cách của học sinh. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, học sinh hiểu được
cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với người thân
trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và cộng đồng. Con người có trí tuệ thông
minh, sức khỏe cường tráng. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò to lớn trong nhận thức
và lao động sáng tạo của con người.
Ở lứa tuổi THCS các em đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, đứng trước
một vấn đề các em thường khó định hướng, còn giao động nhiều chiều, hành
động lệch lạc, phản thẩm mỹ, đi ngược lại mục tiêu giáo dục mà xã hội đang
hướng tới.
Nhận thấy điều này là mối nguy hại không xa nếu không có sự dẫn dắt
đúng hướng. Với trách nhiệm là người giáo viên, bản thân luôn trăn trở tìm tòi
hướng giải quyết giúp học sinh thân yêu có hành động đúng, ý thức phù hợp với
đạo đức. Tất nhiên vấn đề thời gian, tinh thần và lòng nhiệt tình của cả giáo viên

và học sinh. Đó là cuộc đấu tranh lâu dài và hứa hẹn sẽ cho quả ngọt. Vì vậy bản
thân đã lựa chọn đề tài này góp phần kinh nghiệm của mình trong việc hoàn
thiện nhân cách học sinh thân yêu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn ở Trường Trung học cơ sở Tam
Lư tôi nghiên cứu đề tài giáo dục ở phạm vi học sinh khối lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp chủ đạo là phân tích, lấy ví dụ. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp khác mang tính chất hỗ trợ như: Tổng hợp, thống kê,….
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của giáo dục thẩm mỹ.
Giáo dục thẩm mỹ là thành quả của lý luận hiện đại nhưng vấn đề giáo
dục thẩm mỹ thì đã được nghiên cứu từ trước.
Ở Phương Tây đại diện đầu tiên có thể nói là Platon và Aristole (Hy Lạp
cổ đại) đòi hỏi “Nữ thần nghệ thuật không được phép đem lại sự thích thú cho
bất cứ ai mà chỉ đem lại thích thú cho hạng người ưu tú nhất đã từng kinh qua
một quá trình giáo dục đến nơi đến chốn” [12]. Aristote quan điểm rõ ràng, giáo
dục thẩm mỹ trên cơ sở khái quát thực tiễn nghệ thuật đương thời “hình tượng
3


nghệ thuật đẹp bao nhiêu thì đồng thời phải cao cả và trong sạch về mặt đạo
đức bấy nhiêu”[12]. Vì vậy, việc cảm thụ tác phẩm nghệ thuật sẽ làm dấy lên ở
con người một loạt cảm xúc có khả năng giúp con người được “tu thiện về mặt
đức hạnh”. Còn khi cảm thụ tác phẩm bi kịchsẽ có tác dụng “tẩy rửa”, “thanh
lọc”tình cảm con người làm cho con người trở nên cao quý về mặt tâm hồn. Nói
như vậy có nghĩa chỉ có nghệ thuật nói chung là có tác dụng thanh lọc hướng
con người tới cái đẹp “cao cả” và “đức hạnh”. Ngay từ buổi sơ khai của lý
thuyết mỹ học đã đề cập giáo dục thẩm mỹ đi liền với giá trị đạo đức.
Ở Phương Đông, nhà sáng lập học thuyết Nho giáo vĩ đại của Trung Quốc

cổ đại là Khổng tử (551 – 479 Tr.CN) cũng từng khuyên các môn đồ của mình
lĩnh hội các nghệ thuật để không ngừng bồi bổ tâm hồn, sẽ mang lại cảm giác
“tận thiện tận mỹ”. Như vậy, xét đến cùng văn học nghệ thuật đem lại những xúc
cảm thẩm mỹ tươi hướng đến cái đẹp tâm hồn, cái đẹp của đạo đức.
Về sau các nhà dân chủ cách mạng Nga thế kỷ XIX là những người đầu
tiên trong mỹ học trước Mác đã xác lập một cách đúng đắn vị trí của giáo dục
thẩm mỹ đối với sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện con người. Bielinxki cho
rằng cảm xúc thẩm mỹ là đức tính quan trọng nhất của con người hoàn mỹ, đầy
hòa điệu, là cơ sở của đạo đức. Vì vậy, nghệ thuật phải thực hiện vai trò giáo dục
thẩm mỹ. Còn nhà toàn học lỗi lạc, đồng thời là nhà duy vật chủ nghĩa người
Nga Lobasvski khẳng định rứt khoát rằng: Việc giáo dục con người mới sẽ là vô
nghĩa nếu thiếu đi sự thống nhất của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa đạo đức và văn
hóa trí tuệ. Tóm lại, quan điểm của các nhà duy vật đã cố gắng làm sáng tỏ mục
đích, ý nghĩa của việc giáo dục cái đẹp, giáo dục con người.
Hơn một thế kỷ trước đây khi bàn về bản chất con người Marx đã khẳng
định “bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Quan điểm đúng
đắn đó là cơ sở cho lý luận của Lenin. Nhận thức đúng đắn về giáo dục thẩm mỹ
quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức, giữa mỹ và thiện cũng dẫn đến sự gắn
bó thống nhất giữa yêu cầu giáo dục thẩm mỹ với giáo dục đạo đức, khả năng
hiểu thấu và phân biệt rành mạch giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và
phi nghĩa, giữa nhân đạo và phản nhân đạo…. Dựa trên cơ sở những chuẩn mực
của hành vi đạo đức làm thước đo không thể thiếu của con người cảm thụ, đánh
giá, thưởng thức và sáng tạo các giá trị thẩm mỹ một cách sâu sắc.Sự thống nhất
của giáo dục thẩm mỹ, đạo đức và giáo dục trí tuệ là sự thống nhất của ba
phương thức hình thành chân – thiện – mỹ. Đây là giá trị mà sự phát triển toàn
vẹn trong nhân cách con người và đó cũng là mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ
hướng đến
Trong các hình thức giáo dục thẩm mỹ thì giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ
thuật được coi là biện pháp hữu hiệu nhất, vốn dĩ “con người về bản tính vốn là
nghệ sĩ” (M.Gorki). Con người có khả năng cảm xúc, hưởng thụ, nhận thức và

sáng tạo mà nghệ thuật giúp con người xây dựng những tư tưởng đúng đắn,
những tình cảm đẹp làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành thị hiếu lành
mạnh, hướng tới một lý tưởng sống cao đẹp.
4


Tiềm năng bí ẩn của nghệ thuật đều bắt nguồn từ sức mạnh của hình
tượng nghệ thuật. Nghệ thuật không phản ánh thực tại bằng những công thức
trừu tượng, những triết lý khô khan mà bằng những hình tượng cụ thể sinh động,
hấp dẫn. Dùng văn học để giáo dục thẩm mỹ là con đường ngắn nhất, sinh động
nhất để con người có thể “nhảy bẩy bước tới chân trời” (nhu cầu cao nhất trong
mô hình kim tự tháp bảy tầng mà nhà xã hội học người Mỹ A. Hmaslow đề xuất
và phân tầng theo các nhu cầu cơ bản của con người: Đáy tháp là nhu cầu sinh
học, đỉnh tháp là nhu cầu thẩm mỹ).Văn học làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của
người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của
từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động trước những hình tượng
nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người và cuộc
đời. Họ lấy tâm hồn chân thành của mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ
về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái xấu, ca ngợi phẩm chất cao đẹp ….
Những điều đó có tác dụng rất lớn đến quá trình cảm thụ và hướng tới giá trị
chân – thiện – mỹ của người đọc. Chức năng thẩm mỹ của văn học làm cho tầm
vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần trong sáng, phong phú hơn.
2.2. Thực trạng thị hiếu thẩm mỹ học sinh trường trung học cơ sở
Tam Lư.
Học sinh các trường trung học cơ sở Miền núi nói chung và học sinh
Trường trung học cơ sở Tam Lư nói riêng nhìn chung còn nhận thức hạn chế.
Hầu hết các em đều là con em dân tộc thiểu số nghèo (Dân tộc Thái); khi cuộc
sống “áo, cơm ghì sát đất”; khi cái ăn còn chưa đủ no thì làm sao “cái bụng” để
yên cho mà học được;đến trường là một sự cố gắng nỗ lực rất lớn; vàkhi ngôn
ngữ còn đang là rào cảncách biệt các em với thế giới, các em phát âm tiếng việt

còn chưa đúng, đọc chữ còn phải đánh vần …. thì việc giáo dục các em gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là môn văn buộc phải tư duy hình tượng. Vì vậy giáo
dục tính thẩm mỹ qua môn học để các em nhận thức được là vô cùng khó.

5


(Cuộc sống nghèo khó)
6


Tư duy của các em vốn là tư duy đường thẳng. Cácem được sinh ra và em
lớn lên xung quanh là màu xanh của đồi núi, những cây cối, những thung
lũng…. Tất cả đều đóng khung bó hẹp trong không gian núi rừng, vì vậy các em
thường kém nhạy bén với những cảm giác, sợ thế giới bên ngoài, ngại sự thay
đổi…. Còn một số học sinh thích sự thay đổi do cuộc sống thương mại hóa len
lỏi vào khắp các ngõ nghách làm một số em nhận thức chưa đúng đã có sự thay
đổi thái quá với những chuẩn mực đạo đức, không phù hợp với điều kiện kinh tế
gia đình. Nói chung là các em đang còn nhận thức lệch chuẩn. Nhận thức không
đúng sẽ dẫn đến những hành động không đúng, đặc biệt cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến
những hậu quả khôn lường cho gia đình, nhà trường và xã hội. Nhận thức về vai
trò, trách nhiệm nhà giáo cùng với lòng yêu nghề, tâm huyết với học sinh , mong
muốn làm một điều gì có ích với bản làng,với học sinh thân yêu, bản thân đã cố
gắng hết mình trong việc truyền đạt tri thức đúng, đủ, chuẩn của bộ giáo
dục.Bản thân còn tìm hiểu vận dụng những kiến thức, thuyết giảng sâu sắc thành
những bài học bổ ích, thực tế cho học sinh để giúp các em có cái nhìn đúng đắn,
có những hành động đúng đắn. Không kiến thức gì thuyết phục để giáo dục các
em bằng những hình tượng văn học chân chính. Qua đó, các em sẽ rút ra những
bài học quý giá từ những mảnh đời trong các tác phẩm văn học làm “kim chỉ
nam”, thước đo đạo đức cho chính mình. Từ thực trạng trên với trách nhiệm,

lòng yêu nghề, sự nhiệt tình yêu thương học sinh, bản thân tôi luôn cố gắng tìm
tòi phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để áp dụng với những đối
tượng học sinh và cơ bản được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp.
2.3. Biện pháp giáo dục thẩm mỹ qua tích hợp bộ môn ngữ văn và bộ
môn giáo dục công dân khối lớp 9.
Giáo dục thẩm mỹ chúng ta hiểu là giáo dục cho đối tượng hiểu như thế
nào là đẹp? Như thế nào là tốt? Như thế nào là lẽ phải?....Vậy giáo dục thẩm mỹ
ở đây theo cách hiểu là giáo dục để nhận thức chứ không riêng lẽ về mặt hình
thức hay mặt nội dung mà quan trọng là cách nghĩ và cách hành động đúng.
Không phải vì tôi mặc bộ quần áo đẹp mà tôi đẹp, không phải tôi ăn mặc theo xu
hướng thời trang quần bò rách, áo cắt hở, váy ngắn quá mức cho phép để khoe
da thịt là đẹp….Mà cái đẹp trong đề tài này người viết muốn nhấn mạnh đến
việc “đừng khen tôi vì bộ quần áo đẹp mà hãy khen vì tôi có bộ óc đẹp”.
Vậy tôi đang muốn nói đến cái chất “gỗ tốt” trong sự vật hơn là chất “sơn” ngoài
mặt.
Tích hợp môn Văn và môn Giáo dục công dânđể giáo dục tính thẩm mỹ
trực tiếp cho học sinh thì thật tuyệt. Môn văn sẽ mang đến cho học sinh thấy
những số phận, cuộc đời nhân vật, những bài học ý nghĩa, mang đến những lý
tưởng thẩm mỹ, làm hồi sinh những tình cảm thẩm mỹ tích cực…. Môn Giáo
dục công dân sẽ cho chúng ta hiểu rõ những khái niệm, những tư tưởng, những
thái độ đúng đắn mà lâu nay vẫn thường gọi tên chúng. Tích hợp hai môn học
trong cùng đề tài này người viết muốn hướng học sinh mình đến những “đài
sen”thơm ngát.
7


2.3.1. Khái niệm giáo dục thẩm mỹ, ban đầu cũng mang lại cách hiểu về
mặt bên ngoài, mặt hình thức. Ví dụ hôm nay tôi có thể mặc bộ quần áo đẹp, có
thể tôi cũng được xem là đẹp. Nhưng cái đẹp nó được soi xét nhiều chiều ví dụ
như đang lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở hôm nay có em Hoa điều kiện gia

đình nghèo nhưng đến trường lớp thì ăn mặc rất đẹp, vừa ngồi học lại vừa lô tóc,
mang lược ra làm đẹp trong lớp thì theo tôi nghĩ đó chưa phải là đẹp.

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Đối với lứa tuổi học sinh các em cái đẹp phải là cái phù hợp: Phù hợp với
điều kiện kinh tế gia đình; phù hợp với môi trường giáo dục; phù hợp với văn
hóa dân tộc mình thì mới được xem là đẹp. Giáo viên có thể tận dụng tình huống
đó làm một bài thuyết giảng đạo đức cho học sinh. Cái đẹp ở lứa tuổi học sinh
các em khi đang ngồi trên ghế nhà trường là mặc quần đen, áo trắng sơ vin trông
gọn gàng, đẹp mắt, giản dị nhưng rất phù hợp. Xã hôi phát triển một cách chóng
mặt kéo theo nhiều xu hướng, xu hướng thời trang luôn luôn thay đổi và được
nâng cao theo thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng thời đại
nhưng đó là những người đã làm ra tiền rồi, họ có quyền được tiêu vào đồng tiền
mình kiếm ra, còn các em thì chưa thể kiếm ra tiền, các em đang phải phụ thuộc
vào bố mẹ.Hàng ngày bố mẹ đã đầu tắt mặt tối làm việc cho các em đến trường
với những hy vọng khác chứ không phải như thế này. Các em ạ! Trong văn bản
“Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) Bác Hồ thân yêu của chúng ta
chỉ có bộ kaki, đôi dép cao su thôi nhưng có ai nói là Bác lạc hậu, là xấu đâu.
Bác lúc nào cũng đẹp, cũng tỏa sáng trong mỗi tâm trí con người Việt. Vì sao
vậy? Bác vẫn bữa cơm giản dị, bộ quần áo giản dị và ở trong căn nhà sàn cũng
giản dị, lời nói của bác cũng giản dị….Cái giản dị của Bác lúc này là Bác muốn
chia sẻ đến đồng bào Việt đang còn nghèo khổ. Theo cô đó là cái đẹp, nó đẹp
8


bởi nó phù hợp, vì nó phù hợp nên nó sống mãi với thời gian. Bác Hồ cũng vậy.
Như vậy cái đẹp nó phải là sự kết hợp hài hòa của rất nhiều yếu tố, nó không
đơn giản chỉ là mặt hình thức bên ngoài, nếu như chúng ta làm đẹp không đúng
lúc , đúng nơi, đúng hoàn cảnh thì ta tự biến mình thành lố bịch trong mắt người
khác mà thôi các em ạ!

Bởi “con người là một thực thể tự nhiên – xã hội, vì vậy theo quan điểm
của mỹ học duy vật biện chứng, giá trị thẩm mỹ của con người được xem xét
không chỉ tùy thuộc vào vẻ đẹp cơ thể tự nhiên của nó, mà còn tùy thuộc vào sự
phát triển, sự hoàn thiện nhân cách đạo đức, sự phong phú những năng lực tinh
thần và thực tiễn được thể hiện trong lao động sáng tạo, trong hoạt động chính
trị - xã hội, trong giao tiếp và trong mọi hành vi, mọi quan hệ” [11]. Một con
người được xem là hoàn mỹ, dĩ nhiên phải là con người thống nhất được trong
nó cả vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể lẫn vẻ đẹp của sự phát triển, sự hoàn thiện về
đạo đức, tinh thần.
2.3.2. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, lý tưởng, tình cảm của con người.
Định nghĩa nổi tiếng của M.Gorki “văn học là nhân học” trước hết nhấn mạnh
đến mục đích của văn học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao
niềm tin, nảy sinh trong con người một khát vọng sống, khát vọng cống hiến,
hướng tới chân lý, biết đấu tranh với cái xấu và hướng tới cái đẹp của cuộc sống
đó chính là giáo dục thẩm mỹ tư tưởng. Văn học có chức năng tồn tại vàchuyên
chởở cấp số nhân. “Lý tưởng sống là lẽ sống, là cái đích của cuộc sống mà mỗi
người khao khát muốn đạt được” [13]. Lý tưởng sống không chỉ là ước mơ, là
khát vọng; mà còn là niềm tin, ý trí và tri thức của con người có ý nghĩa định
hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn làm cho hành động của con người
vươn tới một mục tiêu rõ rệt. Một người có nhân cách đạo đức, lý tưởng phát
triển đến độ hoàn thiện thì luôn biết tạo dựng cho mình những quan hệ, những
hành vi đẹp, do vậy trong con mắt của người khác, cá nhân đó cũng được nhìn
nhận như là cái đẹp – một giá trị thẩm mỹ. Đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà
thơ Thanh Hải ta nhận thấy nguyện ước nhỏ, chân thành: muốn làm một “con
chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến” thành một “mùa xuân nho
nhỏ” để “lặng lẽ dâng cho đời” góp vào mùa xuân lớn của đất nước đó làmột ý
nguyện chân thành tha thiết của một thế hệ ghi công ơn của Bác. Giản dị thôi chỉ
mong làm “con chim hót quanh lăng/ Muốn làm cành hoa tỏa hương đâu
đây/Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”(Viếng lăng Bác, Viễn Phương).
Không đao to búa lớn, chỉ chân thành lặng lẽ dâng bó hoa tươi thắm tỏ lòng biết

ơn với Bác. Nên hôm nay “Bác ngủ chúng cháu canh giấc ngủ”. Trong văn học
hình tượng nghệ thuật chân chính chứa đựng sức mạnh cảm hóa. Ngôn từ văn
học như một đội quân sức mạnh làm thanh lọc tâm hồn người đọc. Đọc xong
một tác phẩm hay, ý nghĩa ta như được thỏa mát, được toại ý. Lý tưởng sống là
cách sống vì mọi người, như ngọn đuốc sáng dẫn soi đường, lý tưởng của thanh
niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) là người có sức trẻ về tâm
hồn, lý tưởng sống không mệt mỏi vì quê hương đất nước, được lao động vì dân
là hạnhphúc “mình vì ai mà sống, vì ai mà làm việc”. Anh đã đấu tranh cho quan
9


điểm sống, phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. Đằng sau mỗi câu chuyện là
một ý nghĩa sâu xa có sức lan tỏa mãnh liệt, buộc ta phải nhận thức và có thái độ
sống xứng đáng với thế hệ trước đó và xây dựng một quan niệm sống mới mẻ
phù hợp. Sức mạnh của văn học là những hình tượng mang tính lý tưởng sống
đẹp, đã tiếp sức thêm cho thế hệ hôm nay một tâm hồn đẹp, tư tưởng tình cảm
đẹp, một cách sống đẹp.
Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục về cái đẹp. Cái đẹp không chỉ tồn tại ở mặt
hình thức mà cái đẹp tồn tại hoàn chỉnh trong mọi mặt ví dụ như một tâm hồn
đẹp; một phẩm chất đẹp; có tinh thần thái độ sống trách nhiệm cũng được coi là
đẹp, biết nhận thức đúng sai, nhận thức cuộc sống giá trị như nó vốn có tức là
đẹp…. Như vậy đẹp có thể hiểu là hành động đúng, cái đẹp tồn tại trong nhận
thức và chỉ có văn học là loại hình giáo dục cho học sinh hình thành cái đẹp một
cách hoàn chỉnh nhất.
2.3.3. Hướng học sinh theo tư tưởng chính nghĩa, nhận biết chính nghĩa,
phi nghĩa. Thực tế cho thấy, một người không có ý thức đúng đắn về về các giá
trị đạo đức, không có khả năng phân biệt rạch ròi ranh giới giữa thện và ác,
chính nghĩa và phi nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ… thì chẳng thể có được những
rung động mãnh liệt sâu sắc trước những vẻ đẹp của những gương hy sinh quên
mình, những tâm hồn cao thượng, những hành vi mẫu mực và những thành quả

lao động lớn lao. Một người như thế chẳng thể bày tỏ thích đáng thái độ cảm
xúc của mình trước cái xấu, cái thấp hèn, cái ác. Vì vậy, người giáo viên hãy là
những người dẫn đường, soi đuốc hướng học sinh đến những hình tượng cao đẹp
hành động vì chính nghĩa, Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
(Hoàng Lê Nhất Thống Chí) mãi là một biểu tượng xả thân vì dân tộc đất nước,
một vị vua hết lòng vì bá tánh, con dân. Hay trong “Đồng chí” (Chính Hữu),
những người làm nên chính nghĩa những tưởng là những con người phi phàm,
vạm vỡ nhưng không họ là những con người bình dị, vô danh xuất thân từ
những vùng quê nghèo đi chiến đấu vì tổ quốc ra đi giành lại chính nghĩa, lẽ
phải cho non sông “Đầu súng trăng treo”. Không đao to búa lớn, không khoa
chương hoa mỹ văn học cứ dần dần mang đến những bài giáo dục thanh lọc,
nâng đỡ tâm hồn học sinh biết sống hơn, nghĩa khí hơn và sống vì lẽ phải.
Chẳng vậy mà văn học còn truyền cảm hứng nghị lực cho những người yếu đuối
giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn nguy hiểm. Hình ảnh chiến sĩ
trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) luôn luôn lạc quan,
yêu thương chia sẻ và có niềm tin chiến thắng mãnh liệt vào ngày mai “Nhìn
nhau mặt lấm cười ha ha…Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong
xe có một trái tim”. Trước Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi cũng khẳng định rằng
những thế lực phi nghĩa không bao giờ xây dựng được lý tưởng vànhất định sẽ
“thủ bại hư”, điều này đã được lịch sử chứng minh.
2.3.4.Giáo dục thẩm mỹ bồi đắp ta giàu có về mặt cảm xúc. “Văn chương
gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện ta những tình cảm sẵn có” [2].
Văn học như một liều thuốc bổ dưỡng cho tâm hồn thêm phong phú “khỏe
10


mạnh”. Khả năng gây ảnh hưởng của văn chương là vô cùng, văn chương khơi
dậy lòng trắc ẩn nơi sâu kín tâm hồn người tắm mát và nuôi dưỡng. Đọc
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du ai không thương cảm cho số phận mười lăm năm
lưu lạc đọa trường của Kiều “Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều” (Tố Hữu).

Văn học có chức năng sinh thành và tái tạo là sức mạnh nhân văn của văn học.
Đó là lý do vì sao văn học chiếm vị trí quan trộng trong môi trường giáo dục nhà
trường. Văn chương ngoài cung cấp kiến thức còn có sức lay động tâm hồn
người đọc. Chính vì thế, không có con đường giáo dục nào hữu hiệu bằng con
đường giáo dục học sinh bằng văn chương. Đặc biệt học sinh trung học cơ sở
đang trong độ tuổi trưởng thành, các em sẽ có nhiều ý tưởng cho cuộc sống
riêng mình. Đây là lúc đúng nhất trong việc xác định, định hướng ước mơ của
các em và tình yêu thương là cái căn cốt nhân văn thổi vào tâm hồn các em một
luồng sinh khí mới đầy yêu thương và hình thành nhâncách con người theo đúng
nghĩa.
2.3.5. Giáo dục thẩm mỹ cho ta biết yêu thương sẻ chia, giúp ta xích lại
gần nhau hơn vì“nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và
rộng ra thương cả muôn loài, muôn vật” [6].“Chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn
Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương
hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim
sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca” [2].
Nói như vậy, nhà phê bình Hoài Thanh đã nêu cao “tính người” trong văn học.
M.Gooki - Mặt trời thi ca của nước Nga từng nói “Văn học là nhân học”. Tình
yêu vô hạn đối với con người, nỗi xúc động mãnh liệt sâu xa trước những số
phận, những cảnh đời… chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc người nghệ sỹ
đem lại những hứng khởi, niềm say, ý chí và nghị lực để lao động và sáng tạo.
Tình yêu thương đùm bọc vô điều kiện, hình ảnh chiếc lá thường xuân bất chấp
không gian thời gian cứu sống một thực thể, đó chính là linh hồn cụ Bơ men.
Chiếc lá đó là một kiệt tác vì nó giống như thật ta khó có thể phân biệt được; vì
nó đã cứu sống được Giônxi. Nghệ thuật mang chức năng sinh thành và tái tạo là
“nghệ thuật vị nhân sinh”. Đọc “Người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ), ai
không thương cảm cho số phận của vợ chàng Trương, ai không căm tức xã hội
phong kiến đương thời quá tàn nhẫn, ích kỷ đã đẩy Vũ Nương đến cái chết oan
khuất.Ai không xót thương cho số kiếp của Kiều sau mười lăm năm lưu lạc đoạn
trường. Xót thương những thân phận bất hạnh trong văn học, gợi dậy lòng trắc

ẩn trong lòng các em, giúp các em có sự đồng cảm, chia sẻ và cao hơn là phải
biết quí giá những gì mình đang có hôm nay và cảm thấy mình may mắn hơn
những mảnh đời khác, nên phải biết quý trọng và chia sẻ. Thông qua hình tượng
văn học để giáo dục ý thức thẩm mỹ cho học sinh, thế nhưng cũng cần phải
khẳng định với các em là đây không phải là những hình tượng hư ảo, chỉ là sách
vở. Những hình tượng văn học này là những đại diện cho mô hình xã hội đương
thời. Cơ bản là những thực tế xã hội tác giả được chứng kiến, không giống như
một ký giả nghi chép đơn thuần mà tác giả thổi hồn vào các nhân vật và truyền
đạt thông tin muốn nói.Vì văn học bắt rễ từ cuộc sống, ăn sâu vào cuộc sống,
11


hay nói cách khác đời sống là chất liệu của văn học. “Văn học không chỉ là văn
chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc
đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”(Tố Hữu).
Mỗi một hình tượng văn học như một đời sống thật và có thể nói văn học là đời
sống thứ hai mà qua đó sẽ hình thành một cách nghĩ, một tấm lòng đẹp đó cũng
chính là chức năng của giáo dục thẩm mỹ.
2.3.6.Giáo dục thẩm mỹ giương cao khẩu hiệu cái đẹp là cái giản dị.Trong
luật giáo dục tại Khoản 1 Điều 27: “Mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”. Như vậy giáo dục thẩm mỹ không chỉ tồn tại ở cái đẹp
bên ngoài mà giáo dục thẩm mỹ còn hướng đến giáo dục các em có cái nhìn
nhận thức đúng, tốt . Giáo dục các em hoàn thiện về nhân cách giúp các em sống
có trách nhiệm với đất nước, với quê hương, gia đình và có trách nhiệm với
chính bản thân mình. Giản dị thôi là một ý thức đẹp.Những “Đồng chí” của
Chính Hữu là những chiến sĩ giản dị từ ngoại hình (nông dân) và mang sẵn một

lý tưởng cũng giản dị nhưng to lớn vô cùng: Tâm thế chờ giặc tới “đứng cạnh
bên nhau chời giặc tới”. Cái giản dị này đã biến những chiến sĩ vô danh thành
tượng đài chiến đấu bất khuất và sẽ mãi bất khuất trong lòng nhân dân Việt.
Giáo dục thẩm mỹ còn giúp con người nhận thức được những gì là đẹp, là không
đẹp. Cái đẹp tồn tại bền vững thì nó phải hài hòa, bình dị đòi hỏi sự khám phá.
Nhĩ (Bến quê) một con người được đi khắp mọi “xó xỉnh” thế mà cuối đời bị bó
hẹp trên giường bệnh. Khi nằm trên giường bệnh Nhĩ mới thấy hết cái đẹp bình
dị nơi quê hương mình, đó đơn giản chỉ là bãi bồi bên kia sông, là người vợ tần
tảo chịu thương chịu khó, là màu sắc của cánh hoa bằng lăng, là khoảnh khắc
đời thường thế mà suốt đời ông cứ đi tìm mãi. Cái đẹp xung quanh ta khi nhận
thức đúng về giá trị của nó, nó đẹp gấp 2 lần, đẹp trong đời sống và đẹp trong
nghệ thuật.
Như vậy có thể nói rằng văn chương có khả năng giáo dục con người
mang lại những tư duy tốt đẹp để hướng con người đến nhận thức và những
hành động tốt.
2.3.7. Giáo dục thẩm mỹ theo triết học Mác-Lenin thì hình thái cao nhất
của ý thức là hình thái thẩm mỹ, khi mà tư tưởng tình cảm của con người đạt độ
rung cảm tinh tế,cảm nhận, sáng tạo thẩm mỹ là hành động cao nhất của giáo
dục thẩm mỹ. Và văn học dù muốn hay không muốn nó cũng luôn mang trong
mình chức năng chuyên trở những rung cảm thẩm mỹ. Khi cảm xúc đạt đến độ
thăng hoa, khi rung cảm đạt vào giây phút không cảm xúc ta chỉ có thể nhìn,
ngắm và cảm nhận “Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa).
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác,nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay,
như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở
12


nên tinh tế, sinh động vô cùng. Đọc “Sang thu” (Hữu Thỉnh) tất cả chỉ còn là
phi ngôn ngữ. Ta chỉ có thể cảm nhận được cái “hình”, cái “sắc” của sự vật chứ
không thể phân tích cụ thể:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng trình qua ngõ
Hình như thu đã về
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bới bất ngời
Trên hàng cây đứng tuổi.
Cái vi diệu của nghệ thuật là vậy, sự tinh tế của nghệ thuật là phản ánh
cuộc sống ở những cảm giác cao hơn đôi khi sẽ làm ta lắng lại trước sự việc và
trải lòng. Cuộc sống xô bồ, vội vã thôi nhưng giá trị của cuộc sống thì thật đáng
quý. Hãy hướng học sinh đến những khoảnh khắc “không lời” để cảm nhận sâu
cuộc sống sẽ khiến chúng giàu cảm xúc khi ngắm một bông hoa hay giọt
sương…

Cái đẹp của một bản nhạc là giai điệu, nốt trầm nốt thanh làm cho tâm
hồn thư thái. Cái đẹp của hội họa phụ thuộc vào hình khối và màu sắc làm cho ta
mãn nhãn. Cái đẹp của văn học phụ thuộc vào ngôn từ. Hình tượng nghệ thuật
được chuyển tải qua chất liệu ngôn từ, có thể hiểu cái đẹp của văn học mang lại
13


là sự tổng thể của nghệ thuật hội họa và âm nhạc. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cho
học sinh Trung học cơ sở là cả một vấn đề khó khăn. Người giáo viên phải bóc
vỏ ngôn từ và đằng sau lớp vỏ ngôn từ ấy là một ý nghĩa giáo dục.
Thế giới hình tượng văn học luôn mang một ý nghĩa giáo dục tích cực.
Người giáo viên thăng hoa cảm xúc trong giờ dạy cũng là tình cảm thẩm mỹ và
có nhiệm vụ truyền đạt khơi dậy tình cảm tích cực nơi học, giúp học sinh có cái

nhìn, có hành động đúng đắn.
2.4. Hiệu quả của đề tài
Với những giải pháp và lộ trình kế hoạch đưa ra, sau một năm tiến hành
bản thân đã thu được kết quả cụ thể trong hai lớp học:

STT

1

2

Họ tên HS

Lớp

Năm học
(học kỳ)

8A

2014- 2015

4

Yếu

T.bình

9A


2015- 2016

0

T.bình

Tốt

Năm
dạy học

Hà Văn Hiếu

8A

2014- 2015

5

Yếu

Yếu

Năm
chưa
dạy học

9A

2015- 2016


0

T.bình

Tốt

Năm
dạy học

0

Khá

T.bình

Năm
dạy học

Vi Văn Thạnh

(HK1)
Hà Trung
Kiên

9A

2015- 2016
(HK2)
2015- 2016

(HK1)

4

Xếp
loại
học
lực

Xếp loại
hạnh
kiểm (đạo
Ghi chú
đức, tình
cảm thẩm
mỹ)
Năm
chưa
dạy học

2015- 2016
3

Tổng số
môn
thuộc loại
YếuKém

Hà Văn
Quyển


9A

2015- 2016
(HK2)

Có nhiều chuyển biến tích
cực, không vi phạm kỉ luật.
Dự kiến KH2 xếp loại hạnh
kiểm loại Tốt
0

T.bình

T.bình

Năm
dạy học

Có nhiều chuyển biến tích
cực, không vi phạm kỉ luật.
Dự kiến KH2 xếp loại hạnh
kiểm loại Tốt

14


3. Kết luận và đề xuất
Như vậy giáo dục thẩm mỹ không đứng riêng lẻ mà giữa chúng có sự tác
động biện chứng giữa cái thẩm mỹ với cái đạo đức, giữa cái thiện và cái đẹp.

Quan hệ thống nhất biện chứng của cái thẩm mỹ và cái đạo đức, khả năng bộc lộ
vẻ đẹp của cái thiện đã khiến cho các tấm gương sáng về phương diện đạo đức,
nghĩa là tấm gương người tốt việc tốt, trở thành một phương tiện giáo dục thẩm
mỹ độc đáo có hiệu lực mạnh mẽ và dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho học
sinh. Mỗi người giáo viên là chủ thể hướng các em đến những giá trị thẩm mỹ
đích thực và hãy là những tấm gương có ý nghĩa trực tiếp, có sức truyền cảm
“lây lan” mãnh liệt, vì nó là sự biểu hiện sinh động, cụ thể khát vọng chân thiện - mỹ tạo nên ở học sinh sự ngưỡng mộ và mong muốn noi theo. Đó là một
hình thức và nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong bối cảnh hiện nay.
Tóm lại dùng văn học là công cụ giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh
nhằm nâng cao nhận thức là phương pháp khả quan và đem lại những xúc cảm
thẩm mỹ tích cực từ phía người học, để người học định hình hành động đúng
đắn và lý tưởng cao đẹp, biết ‘‘sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.’’
Trên là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục tính thẩm
mỹ cho học sinh ở trường và đạt được những hiệu quả nhất định trong quá trình
công tác. Hẳn đề tài vẫn có nhiều khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý của các
bạn đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tam Lư, ngày 28 tháng 4 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Yến

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

2
3
4
5
6
7
8
9

SGK ngữ văn 6 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2014.
SGK ngữ văn 7 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2014.
SGK ngữ văn 8 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2014.
SGK ngữ văn 9 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2014.
Sách GV Ngữ văn 6 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2012.
Sách GV Ngữ văn 7 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2012.
Sách GV Ngữ văn 8 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2012.
Sách GV Ngữ văn 9 (Tập 1, tập 2), NXBGD Việt Nam, 2012.
Báo mạng (Google).

10. Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả (JAMES H. STRONGE),
Người dịch Lê Văn Canh, NXBGD Việt Nam - 2011.
11. Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ
thuật (Nguyễn Văn Phúc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996.
12. Mỹ học đại cương (Lê Văn Dương), Nxb GD – 1999.
13. Giáo dục công dân lớp 9, nhà xb GD- 2002.

16




×