Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.63 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GD&ĐT THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT
ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 8

Người thực hiện: LÊ THỊ HƯƠNG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS THÀNH VINH
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): NGỮ VĂN.

THANH HỐ NĂM 2018
1


MỤC LỤC
TÊN MỤC LỤC
Phần I : MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phần II : NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận chung về đoạn văn
2.Thực trạng viết đoạn văn của học sinh Lớp 8
a. Thực trạng.
b. Kết quả của thực trạng.
3. Giải pháp giải quyết vấn đề


3.1 Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản
trong tạo lập đoạn văn.
3.2 Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
3.3 Một số lưu ý cho giáo viên khi tổ chức tạo lập
đoạn văn.
4. Hiệu quả đạt được
Phần III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Phần IV: XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ, LỜI CAM ĐOAN CỦA NGƯỜI VIẾT

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
3
5
5
5
8
13
15
16
16

17
18

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do viết đề tài.
Làm văn chiếm một vị trí quan trọng trong mơn Ngữ Văn bậc Trung học cơ
sở. Nó thể hiện rõ qua thời lượng: Số tiết thực hành được bố trí khá nhiều, chưa
kể phần thực hành được bố trí xen kẽ trong các tiết tìm hiểu lí thuyết. Điều đó
cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo rất chú trọng đến vấn đề rèn luyện các kĩ năng
cơ bản cho học sinh. Chính vì coi trọng thực hành nên Chương trình Ngữ Văn
nhấn mạnh : Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh là làm
cho học sinh có kĩ năng nghe, đọc, nói, viết Tiếng Việt khá thành thạo theo các
kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có
năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
Chương trình Tập làm văn đặt trọng tâm ở thực hành : xây dựng qua bài
thực hành, thực hành nhận biết và thực hành làm văn bản. Ngoài việc luyện kĩ
năng nghe, đọc, nói, chương trình cịn rất chú trọng đến kĩ năng viết.
Như chúng ta đã biết : Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh là vấn
đề hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo lập văn bản. Từ đó, giúp học
sinh hình thành ý thức và nhân cách cũng như trình độ học vấn cho các em ngay
khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trưởng thành. Qua việc
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh, ta rèn cho học sinh ý thức tự tu
dưỡng, biết yêu thương, q trọng gia đình, bạn bè, có lịng nhân ái, vị tha, tinh
thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác và cũng từ đó
rèn cho các em tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các
giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật. Biết vận dụng năng lực thực hành và
năng lực sử dụng Tiếng Việt như một cơng cụ để tư duy, giao tiếp.

Đồng chí cố vấn Phạm văn Đồng viết: “ Sau từ là đến câu, nhiều câu
thành một đoạn văn, nhiều đoạn văn thành một bài, rồi một cuốn sách. Tất cả
đều phải dạy, phải học, phải tập, nhằm diễn tả thành công những điều mình suy
nghĩ ” . Dạng bài tập viết đoạn văn là dạng bài tập tương đối khó khăn với cả
giáo viên và học sinh. Đối với giáo viên thường chịu áp lực về thời gian, viết
đoạn văn đòi hỏi thời gian nhiều, công sức đầu tư lớn. Với học sinh, các em
thường ngại viết nhất là những em học sinh có học lực trung bình và yếu. Kĩ
năng viết chưa thành thạo, thuần thục. Khả năng diễn đạt về đoạn văn còn mắc
nhiều lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, mức độ liên kết…Mặt khác trong giai đoạn hiện
nay, có rất nhiều phương tiện hiện đại, học sinh cần đoạn văn, bài văn nào thì chỉ
cần nhấp chuột vào Google rồi Downloads là đã có nên các em ngại học, ngại
viết dẫn đến kỹ năng viết kém, chất lượng bộ mơn chưa cao, học sinh dần khơng
cịn đam mê mơn Ngữ Văn nữa.
Chính vì lẽ đó tơi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Một số biện pháp rèn
luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8, với mong muốn góp một phần
3


nhỏ kinh nghiệm của mình để nâng cao chất lượng dạy học tạo đoạn văn cho học
sinh nói riêng và chất lượng mơn Ngữ Văn nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này để làm rõ thực trạng viết đoạn văn của học sinh
lớp 8, qua đó đề xuất được một số biện pháp rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học
sinh nhằm cùng các đồng nghiệp nâng cao chất lượng nâng cao hiệu quả học tập
môn Ngữ Văn nói chung và viết đoạn văn của học sinh nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết
đoạn văn cho học sinh lớp 8” này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn
đề sau:
- Các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn văn.

- Một số lưu ý cho giáo viên trong quá trình hướng dẫn HS tạo lập đoạn văn.
- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 8.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích, chứng minh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN II : NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐOẠN VĂN
Năm 1914 trong cuốn Tiếng Nga dưới ánh sáng khoa học của
A.M.Petskovkj đã nói đến sự tồn tại của một đơn vị ngữ pháp lớn hơn câu nằm
giữa hai chỗ lùi đầu dịng là đoạn văn. Sau đó nhiều nhà khoa học nghiên cứu
vấn đề này gọi đơn vị lớn hơn câu bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau: Theo
ông Hà Thúc Loan“ Đoạn diễn đạt tương đối trọn vẹn một ý và được tạo thành
bởi nhiều câu liên kết. Trong bài văn đoạn được nhận biết bằng chỗ thụt đầu
dòng và dấu chấm xuống dòng”( “Tiếng Việt thực hành”, 1996, ĐHSPTP
HCM), còn theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết: “ Đoạn văn là cơ sở để tổ chức
văn bản, thường một số câu gắn với nhau trên cơ sở một chủ đề bộ phận, cùng
nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản”.
Như vậy, các cách hiểu trên tuy có chỗ khác nhau nhưng tất cả đều thống
nhất ở hai điểm:
Thứ nhất: Mỗi đoạn văn “diễn đạt một nội dung nhất định” hoặc “ diễn
đạt tương đối trọn vẹn một ý”.
Thứ hai: Mỗi đoạn văn có cấu trúc nhất định và được nhận diện về hình
thức: mở đầu bằng chỗ thụt đầu dịng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
4



Ở bậc học THCS, học sinh được tiếp nhận kiến thức về đoạn văn ngắn
gọn, cụ thể đó là: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ
viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt
một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Đoạn văn thường có câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại
nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái
quát, lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối
đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề
của đoạn văn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích.
Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về đoạn văn, nắm vững các thao
tác tạo lập đoạn văn, các em sẽ dễ triển khai các luận điểm để làm rõ vấn đề đặt
ra trong bài văn; lập luận sẽ chặt chẽ, thuyết phục hơn; chất lượng bài viết được
nâng cao. Từ đó, các em sẽ viết được những đoạn văn, bài văn không chỉ đúng
mà tiến tới biết viết bài văn hay, rèn luyện kĩ năng viết cho mình đồng thời đánh
thức, khơi dậy trong lịng bạn đọc sự đồng cảm với vấn đề mình viết.
2. THỰC TRẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN CỦA HỌC SINH LỚP 8
a. Thực trạng.
* Về phía người dạy:
- Ưu điểm:
+ Nhiều giáo viên đã có sự quan tâm đầu tư đúng mức vào việc rèn luyện kĩ
năng viết đoạn văn .
+ Ở một số hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn, nội dung rèn kĩ năng viết cho
học sinh cũng được đưa ra bàn luận, góp ý, xây dựng giải pháp, hiệu quả cho
quá trình thực hành tạo lập đoạn văn, bài văn hồn chỉnh trong chương trình
Ngữ Văn THCS.
- Tồn tại:
+ Lối dạy truyền thống đọc chép, truyền thụ một chiều vẫn tồn tại trong một bộ
phận không nhỏ giáo viên dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ở học
sinh khơng được chú trọng, có chăng chỉ là hình thức, áp đặt, máy móc.

+ Trong giờ dạy, giáo viên chưa truyền được ngọn lửa đam mê cho học sinh.
Chưa làm cho học sinh thích học và lựa chọn mơn học của mình để ơn thi học
sinh giỏi. Một số thầy cơ bi quan, bng xi trước thực trạng khó khăn trong
dạy học Ngữ Văn.
+ Một số giáo viên chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy năng lực sáng tạo ở học sinh. Bài dạy nghiêng về hình thành kiến thức lí
thuyết, chưa dành thời gian phù hợp cho học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng
viết đoạn văn ở học sinh.
+ Một số giáo viên chưa thật sự có trách nhiệm trong khâu kiểm tra, đánh giá
học sinh. Hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên cịn nặng về kiến thức.
Nhiều thầy cơ chưa có biện pháp cầm tay chỉ việc để sửa bài, rút kinh nghiệm
5


trong việc viết đoạn văn, bài văn cho các em. Nhận xét bài của giáo viên trong
quá trình chấm chữa bài kiểm tra của học sinh còn chung chung, chưa cụ thể,
chưa rõ ràng.
Ví dụ:

*. Về phía học sinh.
- Ưu điểm:
+ Đa số học sinh đã nắm được phương pháp viết đoạn văn, biết cách tạo lập
đoạn văn theo lối diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích theo u cầu của đề.
+ Một số em nắm vững hình thức trình bày đoạn văn, bài văn.
- Tồn tại:
+ Vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh còn hạn chế.
+ Thiếu sự quan tâm của phụ huynh. Định hướng của bản thân gia đình và học
sinh khơng theo các mơn Khoa học Xã hội.
+ Tài liệu tham khảo của môn Ngữ văn nhiều, song chất lượng lại không cao,
gây nhiễu, ảnh hưởng đến kĩ năng viết của các em.

+ Ý thức tự học chưa cao, ngại viết, ngại suy nghĩ.
+ Vẫn cịn tình trạng học sinh chưa xác định được quy định viết đoạn văn về mặt
hình thức( chữ đầu đoạn không lùi vào trong, không viết hoa chữ cái đầu tiên,
thậm trí cả bài văn khơng hề tách đoạn, tách phần).
Ví dụ 1: Đoạn văn khơng đúng quy định về hình thức.
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bài thơ
“Nhớ rừng” được ông sáng tác năm 1934, in trong tập “ Mấy vần thơ” xuất
bản năm 1935. Đây là một bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của
phong trào Thơ Mới.
( Đoạn văn trong bài làm của HS Nguyễn Văn Chung, lớp 8B trường THCS
Thành Vinh - phần mở bài cho đề bài: Giới thiệu về tác giả Thế Lữ )
6


+ Nhiều học sinh không biết viết đoạn văn theo kết cấu diễn dịch, quy nạp, song
hành, móc xích do các em chưa hiểu phương pháp lập luận, chưa phân biệt được
sự khác nhau giữa các mơ hình, cấu trúc đoạn văn.
+ Việc diễn đạt ý trong đoạn văn của khơng ít học sinh cịn rời rạc, lủng củng,
thiếu liên kết về mặt nội dung lẫn hình thức.
Ví dụ 2: một đoạn văn dàn trải không xác định được mô hình, thiếu liên kết
chủ đề, logic.
Huế là một thành phố của sinh viên. Huế có nhiều trường Đại học, Cao
đẳng. Thành phố này có sơng Hương hiền hịa, thơ mộng, có núi Ngự Bình uy
nghi , trầm mặc. Lăng tẩm nhiều nên rất thu hút khách thập phương. Em rất yêu
thích thành phố này.
( Đoạn văn của học sinh Trương Thị Chiến – Lớp 8B trường THCS Thành
Vinh trong đề bài: Giới thiệu một danh lam, thắng cảnh).
b. Kết quả của thực trạng.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát chất
lượng bài viết của học sinh lớp 8 năm học( 2016-2017), thu được kết quả như

sau:
Đề bài:
Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê hương”( Tế
Hanh).
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu- Kém
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
8A
34
1
2,9
7
20,7
18
52,9
8
23,5
8B

35
1
2.9
6
17,1
19
54,3
9
25,7
Kết quả khảo sát cho thấy, với đề văn trên, các em chưa có khả năng tạo
những đoạn văn hay theo yêu cầu cả về nội dung và hình thức dẫn đến chất
lượng bài làm thấp.
3. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
3.1.Hướng dẫn học sinh nắm được các yếu tố cơ bản trong tạo lập đoạn
văn.
a. Từ ngữ chủ đề, câu chủ đề của đoạn văn.
- Từ ngữ chủ đề: Là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp
lại nhiều lần thường là các chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa nhằm duy trì đối
tượng biểu đạt trong đoạn văn.
- Câu chủ đề: còn gọi là ý chính, câu then chốt, là câu mang nội dung khái quát,
lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính của câu, đứng đầu, cuối hoặc
trong một số trường hợp câu chủ đề đứng ở giữa đoạn văn. Câu chủ đề có chức
năng nêu chủ đề, đề tài mà đoạn văn biểu đạt.
b. Cách lập luận trong đoạn văn và cấu trúc đoạn.
7


Lập luận là cách sắp xếp lí lẽ một cách có hệ thống để trình bày nhằm
chứng minh cho một kết luận ở một số vấn đề. Khi triển khai đoạn văn ta vận
dụng các cách: Diễn dịch, qui nạp, song hành, móc xích…Ở đối tượng học sinh

lớp 8, cơ bản tôi chỉ hướng dẫn cho các em một số cách lập luận phổ biến là diễn
dịch, qui nạp, song hành cịn các cách cịn lại tơi chỉ hướng dẫn qua cho các em
hiểu và vận dụng được khi cần thiết, khi ôn thi đối tượng học sinh giỏi mới tập
trung rèn viết.
* Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch.
Là cách lập luận đi từ ý lớn, ý khái quát, đến ý nhỏ, ý bộ phận. Đoạn văn sẽ
có 2 phần:
- Phần mở đoạn ( Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn).
- Phần phát triển đoạn: những câu kế tiếp triển khai các ý phụ để làm rõ ý chính
của câu chủ đề.
Ví dụ:
Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bị “ mồ hơi
ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà
mình…Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân
làng bèn đắp lại đường.
( Theo Xuân Diệu)
* Trình bày theo cách qui nạp:
Qui nạp là cách trình bày đi từ ý nhỏ, ý cụ thể, đến ý lớn, ý khái quát( là
cách trình bày ngược lại với diễn dịch). Đoạn văn sẽ có cấu trúc hai phần:
- Phần phát triển đoạn: Chứa ý phụ, ý cụ thể được triển khai đứng trước.
- Phần kết đoạn: là câu chủ đề đứng cuối đoạn.
Ví dụ:
Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. làng
xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có
trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà
mới của xã viên…Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày
càng tiến bộ.
( Hồ Chí Minh)
* Trình bày theo cách song hành
Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội

dung nào bao trùm lên nội dung nào. Lối sắp xếp câu sóng đơi, các câu có chứa
ý ngang nhau, bổ sung và phối hợp với nhau để biểu đạt ý chung, ý khái quát. Ở
chương trình lớp 8, phần văn Thuyết minh, đặc biệt khi giới thiệu về tác giả, tác
phẩm thì thường vận dụng cách lập luận này.
Ví dụ:
Nguyên Hồng ( 1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở
Nam Định. Ngòi bút của ông hướng về những người cùng khổ gần gũi mà ông
8


yêu thương thắm thiết. Nguyên Hồng sáng tác ở rất nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết,
kí, thơ. Ơng được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
Nghệ thuật ( 1996).
( Đoạn văn trong bài làm của học sinh Nguyễn Quỳnh Chi- Lớp 8A trường
THCS Thành Vinh)
* Trình bày theo cách móc xích.
Là đoạn văn có các ý gối đầu hoặc đan xen nhau, được thể hiện bằng việc
lặp lại một số từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có
hoặc khơng có câu chủ đề.
Ví dụ:
Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn
Trãi khơng. Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng khơng phải là dễ hiểu đúng.
Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà tồn bài khơng hiểu. Khơng hiểu
vì chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời chìm nổi của Nguyễn Trãi.
Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì ý
nghĩa lại khác hẳn.
( Theo Hồi Thanh)
* Trình bày theo kết cấu Tổng – phân – hợp.( kết hợp diễn dịch và qui nạp).
Cấu trúc dạng này như sau:
- Phần mở đoạn: Nêu ý chính, khái quát.

- Phần phát triển: Các câu chứa ý phụ.
- Phần kết đoạn: Tổng hợp, khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ:
Thế đấy, biển ln thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thắm,
biển cũng thắm xanh, như dâng lên cao, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt,
biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời
ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ… Như một con người lúc buồn vui, biển lúc tẻ
nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
( Vũ Tú Nam)
c. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Thực tế, kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản các
em đã được học từ các lớp dưới và sẽ được phát triển, mở rộng ở chương trình
lớp 9 với các khái niệm và cách thực hành, luyện tập cụ thể. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ xin đề cập đến hai
phương diện liên kết câu và liên kết đoạn văn cần rèn luyện cho học sinh.
- Liên kết nội dung:
+ Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản phải liên kết với
nhau nhằm hướng đến chủ đề chung của đoạn, của văn bản.
+ Liên kết lo gic: Các câu trong đoạn văn và các đoạn văn phải được sắp xếp
theo một trình tự hợp lí, logic.
9


- Liên kết hình thức: Sử dụng các phép liên kết bằng từ ngữ có tác dụng liên kết
các câu văn, đoạn văn với nhau. các phép liên kết thường gặp là: phép thế, phép
lặp, phép nối, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng…
3.2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
a. Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo chủ đề.
* Các chủ đề thường gặp trong quá trình viết đoạn văn
Ở lớp 8, học sinh được học ba kiểu văn bản cụ thể là: Tự sự, Thuyết minh,

Nghị luận. Căn cứ vào ba kiểu bài đó có thể xác định được các chủ đề thường
gặp trong tạo lập đoạn văn cho học sinh là: phân tích, cảm nhận về số phận/
cuộc đời/ vẻ đẹp nhân vật; Giới thiệu danh thắng/ đồ dùng học tập/ thể loại văn
học/ tác giả/ tác phẩm; suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong học tập/ lẽ sống/ ước mơ
của tuổi trẻ…
* Các bước rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo chủ đề
Bước 1: Xác định được chủ đề cần viết trong đoạn văn.
Bước 2: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, câu văn … hướng đến làm rõ chủ đề trong
đoạn văn( chú ý sử dụng sự lặp lại, các từ đồng nghĩa).
Bước 3: Dự kiến các câu văn mang chủ đề trong đoạn văn: đứng đầu, đứng
giữa, đứng cuối, tự rút ra chủ đề.
Bước 4: Tiến hành viết đoạn văn theo chủ đề.
- Giáo viên có thể cho học sinh tự lựa chọn chủ đề hoặc giao nhiệm vụ chủ đề.
Ví dụ: Viết đoạn văn khoảng 20 dịng trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
phương pháp tự học.
- Học sinh xác định các từ ngữ, câu văn nhằm làm rõ chủ đề trên: Tự học là
tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nắm rõ bản chất vấn đề,
ghi nhớ lâu kiến thức, tiến bộ trong học tập…
- Học sinh xác định vị trí câu chủ đề( luận điểm)
Ví dụ:
Tự học có vai trị rất quan trọng đối với mỗi người. Tự học giúp
ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú. Tự học giúp ta
nhớ lâu, vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc
sống. Khơng những vậy tự học cịn giúp ta trở nên năng động, sáng tạo,
không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó, người học biết bổ sung
những kiến thức còn thiếu . Phải khẳng định rằng, tự học là con đường ngắn
nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
( Một đoạn văn trong bài làm của em: Lương Thị Lâm – 8A trường THCS
Thành Vinh)
b. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn theo một số mơ hình cấu trúc thường

gặp.
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách diễn dịch.
Mơ hình đoạn văn:
10


Câu văn mang luận điểm

Luận cứ 1

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận cứ…

* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách quy nạp.
Mơ hình:
Luận cứ 1

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận cứ …

Câu văn mang luận điểm
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo cách song hành.
-


Mơ hình:
Câu 1
Câu 2
Câu 3

Ví dụ:
Nam Cao ( 1915- 1951) quê ở Hà Nam. Là nhà văn hiện thực xuất sắc giai
đoạn 1930- 1945 với các tác phẩm chuyên viết về người nông dân nghèo khổ và
người trí thức sống mịn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Tác phẩm của ơng thể hiện
tình cảm nhân đạo sâu sắc.
(Đoạn văn trong bài làm của học sinh Nguyễn Thị Duyên- Lớp 8B trường THCS
Thành Vinh)
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo kết cấu móc xích
- Mơ hình:

Câu 1-2

Câu 3- 4…
11


Ví dụ:
Tiết kiệm là một vấn đề cần được quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng. Tiết kiệm
không phải là sự bủn xỉn, không phải là xem đồng tiền bằng cái trống, gặp việc
đáng làm cũng không làm, gặp việc đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không
phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại tiết kiệm cốt
để giúp vào việc tăng gia sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để năng cao mức
sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo khoa học thì tiết kiệm là tích cực
chứ khơng phải là tiêu cực.
( Hồ Chí Minh)

Các câu trong đoạn xoay quanh đức tính tiết kiệm, từ “tiết kiệm”được lặp
lại ở các câu. Móc xích nối các câu với nhau để làm nổi bật ý nghĩa của chủ đề.
* Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo kết cấu Tổng – phân – hợp
Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và
cuối đoạn. Câu mở đầu nêu ý khái quát bậc 1, các câu sau triển khai cụ thể cho ý
khái quát ở câu 1. Câu kết mang ý nghĩa khái qt bậc 2, có tính mở rộng, nâng
cao hơn. Các thao tác trong đoạn văn theo cấu trúc này là nhận xét, giảỉ thích,
phân tích…, sau đó đưa ra nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng
cao vấn đề.
Mơ hình:
Câu chủ đề( luận điểm) Bậc 1

Luận cứ 1

Luận cứ 2

Luận cứ 3

Luận cứ …

Câu chủ đề( luận điểm) Bậc 2
Ví dụ :
Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Chúng ta khơng chỉ có những cảm
xúc bồi hồi, xao xuyến, không chỉ cảm nhận được cái đẹp của hình ảnh, của
màu sắc trong những bức tranh được dệt nên bằng ngơn ngữ dân tộc mà chúng
ta cịn thưởng thức cả nhạc điệu hài hòa, phong phú, gợi cảm của Tiếng Việt.
12


Nhiều người nước ngồi cho rằng tiếng nói của người Việt Nam nghe như tiếng

chim hót. Vốn từ phong phú, đa dạng, giàu hình ảnh giúp chúng ta nói, viết
được cụ thể, chính xác. Vì vậy chúng ta phải biết tơn trọng, u q tiếng nói
của ơng cha chúng ta để lại.
( Phạm Văn Đồng)
c. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng liên kết.
* Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sự liên kết về nội dung.
- Liên kết chủ đề:
+ Vấn đề đặt ra trong đoạn văn là gì?
+ Các câu trong đoạn có hướng tới làm rõ vấn đề, chủ đề của đoạn văn không?
Giáo viên cho học sinh nhận diện ở đoạn văn“ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” của
cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
- Vấn đề đặt ra trong đoạn văn là Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp.
- Các câu trong đoạn văn đều hướng tới làm rõ chủ đề của đoạn.
+ Tiếng Việt đẹp của màu sắc, của ngơn ngữ.
+ Tiếng Việt đẹp ở nhạc điệu, hài hịa, phong phú, gợi cảm.
+ Tiếng Việt giàu ở vốn từ phong phú, đa dạng, giàu hình ảnh.
- Liên kết logic.
+ Học sinh xác định các câu trong đoạn có được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
khơng?
Gv tổ chức cho học sinh nhận diện đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp
lí.
Ở đoạn văn“ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”(Phạm Văn Đồng) được sắp xếp
rất hợp lí. đoạn văn được viết theo cách diễn dịch. Câu chủ đề đứng đầu đoạn,
các câu tiếp theo triển khai, làm rõ nội dung của câu chủ đề nhằm hướng tới vấn
đề “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”.
+ Khi không trình bày theo một trình tự hợp lí thì đoạn văn sẽ như thế nào?
Từ đó giáo viên hướng dẫn để học sinh nhận diện được rằng khi khơng được
trình bày theo một trình tự hợp lí, đoạn văn trở nên lộn xộn, lủng củng, tối
nghĩa.
Ví dụ:

Thói quen, niềm vui sự hăng say học hỏi là những yếu tố rất quan trọng
giúp ta học tập thật tốt(1). Học tập là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi con
người(2). Muốn hồn thành tốt nghĩa vụ này thì mỗi chúng ta cần đặt ra mục
tiêu cho bản thân mình(3). Chúng ta đều biết để đi đến thành cơng có nhiều con
đường khác nhau, một trong những con đường quan trọng là học hành(4). Mục
tiêu là cơ sở để chúng ta cố gắng học tập thật tốt(5). Sự cố gắng nỗ lực học tập
thể hiện từ những việc nhỏ như xem lại bài, học trên lớp, làm bài tập về nhà đầy
đủ…(6). Những việc làm nhỏ thường xuyên đem lại cho chúng ta thói quen,
niềm vui, sự hăng say học hỏi để ta học tập tốt(7).
13


(Đoạn văn trong bài làm của học sinh Lại Sỹ Duy- lớp 8B trường THCS Thành
Vinh).
Như vậy đoạn văn trên tất cả các câu văn đều nói đến chủ đề: Tầm quan
trọng của học hành. Nhưng khi đọc ta có cảm giác đoạn văn lủng củng, khơng
thốt ý, rời rạc. Đó là do đoạn văn mắc lỗi về lo gic, sắp xếp khơng theo một
trình tự hợp lí Câu (4) là câu khái quát cần đứng ở vị trí đầu câu, câu (1) và câu
(7) đang cùng nói về một ý cần nối tiếp nhau…
Giáo viên yêu cầu học sinh sửa lại đoạn văn trên, đoạn văn sửa lại như sau:
Chúng ta đều biết để đi đến thành cơng có nhiều con đường khác nhau,
một trong những con đường quan trọng nhất chính là học tập(1). Học tập là
quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi con người(2). Muốn hoàn thành tốt nghĩa
vụ này thì mỗi chúng ta cần đặt ra mục tiêu cho bản thân mình(3). Mục tiêu ấy
là cơ sở để chúng ta cố gắng học tập thật tốt (4) . Sự cố gắng nỗ lực học tập thể
hiện từ những việc nhỏ như xem lại bài, học trên lớp, làm bài tập về nhà đầy
đủ…(5).Những việc làm nhỏ thường xuyên đem lại cho chúng ta thói quen, niềm
vui, sự cần cù học hỏi…(6). Sự cần cù học hỏi là yếu tố rất quan trọng giúp ta
học tập thật tốt(7).
Đoạn văn sau khi sửa khơng chỉ có sự liên kết mạch lạc cả về nội dung và

hình thức mà cịn được trình bày theo kiểu móc xính, tạo nên nét đặc sắc riêng
cho đoạn văn.
* Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có sự liên kết về hình thức( Sử dụng các
phép liên kết). Khi tạo lập đoạn, thường sử dụng một số phép liên kết sau:
- Phép lặp: Lặp ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã
có ở câu trước.
- Phép liên tưởng: sử dụng câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa, hoặc
cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng
trước.
Ví dụ:
Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Ông
sáng tác bài thơ “ Nhớ rừng” vào năm 1934, in trong tập “ Mấy vần thơ” ( Xuất
bản 1935). Đây là một bài thơ góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong
trào Thơ Mới. ( Đoạn văn trong bài làm của học sinh Nguyễn Thị Lan Anh- lớp
8B trường THCS Thành Vinh).
Gv: Em hãy chỉ ra phép liên kết và nêu tác dụng của các phép liên kết có trong
đoạn văn?( Ở đoạn văn trên học sinh đã biết dùng phép thế để tạo sự liên kết:
Thế Lữ = Ông, Bài thơ Nhớ rừng= Đây).
GV nhận xét: Như vậy đoạn văn có sử dụng phép liên kết sẽ tránh được lỗi về
diễn đạt. Ở đoạn văn trên dùng phép thế nên đoạn văn không bị lặp từ ngữ.
14


3.3 Một số lưu ý cho giáo viên khi tổ chức tạo lập đoạn văn.
- Đoạn văn phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức vẫn chưa chắc viết tốt được đoạn văn
nếu khơng được trang bị về hình thức của đoạn văn. Vậy nên ngay từ bài luyện
viết đoạn văn ở tiết đầu tiên tôi kết hợp cho học sinh ôn lại những kiến thức liên

quan về đoạn văn mà các em đã được học ở lớp dưới nhằm ôn lại kiến thức về
đoạn văn, thơng qua đó tơi cho học sinh nắm chắc lại kiến thức cơ bản khi tạo
lập đoạn văn :
+ Về nội dung, đoạn văn là một ý hồn chỉnh ở một mức độ nào đó logic ngữ
nghĩa, có thể nắm bắt được một cách tương đối dễ dàng.
+ Về hình thức, đoạn văn ln ln hồn chỉnh. Sự hồn chỉnh đó thể hiện ở
những điểm sau: Một đoạn văn được bắt đầu từ chữ cái viết hoa lùi đầu dòng
đến chỗ chấm xuống dòng.
- Phải kiểm tra học sinh thường xuyên để tạo thói quen đến mức thành thạo kể
cả lý thuyết lẫn thực hành khi gặp từng dạng đề ngay trên lớp. Cho học sinh
nhắc lại các cách trình bày đoạn văn mà em đã biết (Đoạn diễn dịch, đoạn quy
nạp), sau đó giáo viên cung cấp thêm một số cách khác nữa như đoạn so sánh,
đoạn tương phản, đoạn nhân quả, đoạn móc xích... Từ đó học sinh hiểu đoạn văn
khác với bài văn ở điểm nào, tránh sự lan man thiếu trọng tâm. Nếu viết đoạn
văn rèn khả năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn, đoạn văn hoàn
thành ngay trên lớp đã khó, thì những đoạn văn rèn khả năng vận dụng kiến thức
văn học, hoàn thành ở nhà lại càng khó khăn hơn. Sở dĩ tơi có suy nghĩ như vậy
bởi xét về mặt khách quan, tâm lí học sinh cấp THCS cịn ham chơi, thiếu tính
tự giác học ở nhà. Đặc biệt là các em học sinh trung bình, yếu, kém, thường rất
nhanh quên thậm chí những kiến thức vừa học đã quên ngay. Ít quan tâm đến kết
quả kiểm tra. Còn xét về mặt chủ quan, đoạn văn rèn kĩ năng kiến thức Tiếng
Việt, Tập làm văn gần như có khn mẫu. Đoạn văn có kiến thức Văn học nó lại
gần như khơng khn mẫu, xét về mặt nội dung, nó khơng chỉ có nội dung cụ
thể trên bề mặt ngơn từ mà cịn có giá trị nghệ thuật bên trong ngơn từ, trong khi
đó khơng phải học sinh nào cũng có cảm nhận như nhau. Địi hỏi giáo viên
khơng những hướng dẫn cụ thể mà phải nhìn nhận, đánh giá bài làm của học
sinh một cách khách quan, không thể áp đặt, cũng không thể để cho học sinh tùy
tiện cảm nhận, lại không quên phát huy năng khiếu cá nhân của các em, tránh
trường hợp các em viết đoạn phân tích, cảm nhận một khổ thơ, một đoạn truyện
lại viết cả tác phẩm. Hoặc chỉ gạch đầu dòng, hoặc chỉ đơn phương nội dung

đoạn thơ, đoạn truyện đó với tác phẩm chứa nó. Quan sát các đề văn, ta thấy chủ
yếu thuộc về văn bản. Đây cũng chính là một kiến thức quan trọng thường được
gặp lại trong bài kiểm tra một tiết và bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì. Tất cả
hai yếu tố lớn trên tạo nên cái khó trong việc tiến hành rèn kĩ năng viết đoạn cho
học sinh. Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn sơ qua cho học sinh về nhà viết, hoặc cho
15


học sinh viết trên lớp chưa hồn thành thì hết giờ và yêu cầu học sinh về nhà
hoàn thành đoạn văn ở nhà, kết quả cho thấy bài tập này khơng cao. Làm thế nào
để học sinh về nhà có làm bài, viết bài theo đúng yêu cầu của bài tập có sáng
tạo, tránh được sự sao chép văn mẫu?
- Kiểm tra vở soạn, vở bài tập về nhà của học sinh.
Để tháo gỡ khó khăn trên, giúp học sinh có được sự hướng dẫn, được thực
hành và được uốn nắn, giáo viên không thể bỏ qua được bước hướng dẫn về nhà,
mà còn tập trung cho bước hướng dẫn học bài ở nhà cho học sinh với những hệ
thống câu hỏi, phương thức thiết kế phù hợp, tạo thói quen học bài ở nhà cho
học sinh. Xuất phát từ đặc điểm tình chung như trên cũng như xuất phát từ đặc
điểm riêng của một trường vùng xã, chất lượng học tập thấp, tôi đã thực hiện
bước hướng dẫn học sinh làm bài tập bằng cách như sau:
Nếu giáo viên giao bài tập mà không kiểm tra là coi như khơng có tác
dụng gì. Biết vậy nên, bản thân tơi bỏ ra thời gian soạn câu hỏi chu đáo bao
nhiêu thì khâu kiểm tra bài làm của học sinh kĩ càng bấy nhiêu. Việc kiểm tra
bài làm ở nhà của học sinh cũng được tôi và học sinh thỏa thuận ngay từ đầu
năm, đó là tơi sẽ thu bất kì bài của học sinh nào trong giờ dạy văn bản tiếp theo
để về nhà chấm, lấy điểm vào cột điểm miệng. Hoặc khi kiểm tra bài cũ, học
sinh phải trình vở làm bài tập, vở soạn. Trên cơ sở đó tôi xem học sinh đã sử
dụng phần gợi ý đến đâu, sáng tạo thêm được ý nào, diễn đạt có linh hoạt khơng
hay bị gị bó máy móc. Nhận xét điểm ưu và hạn chế cụ thể cho từng em, khích
lệ ý sáng tạo, khả năng diễn đạt của những em cố gắng. Các bước hướng dẫn

học sinh làm bài ở nhà cũng chính là những bước tiến trình cho các đề khác.
Nhưng vì nội dung kiến thức của đề này không giống với đề khác nên khi soạn
câu hỏi tôi cũng dựa vào chủ đề, thể loại văn bản để đặt câu hỏi gợi ý mang tính
tích hợp khác nhau.
- Dặn dò, cách hướng dẫn về nhà sau bài học.
Phần hướng dẫn về nhà giáo viên thường dặn học sinh một cách chung
chung: “Về nhà học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài
mới”. nhưng tôi thường dành thời gian hướng dẫn về nhà từ 5 đến 7 phút để
cung cấp câu hỏi gợi ý như trên và yêu cầu học sinh ghi chép cụ thể. Sau nhiều
lần cung cấp câu hỏi gợi ý cho học sinh như thế, tôi cũng trao đổi với các học
sinh trung bình, học sinh yếu: Khi có câu hỏi gợi ý của cô, cảm giác làm bài
tập viết đoạn văn của em như thế nào ? Vậy từ đây em rút ra kinh nghiệm gì để
viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu? Như vậy tôi nghĩ rằng việc đưa ra những câu
hỏi gợi ý cho học sinh không chỉ giúp các em hoàn thành tốt đoạn văn cụ thể
mà cịn tạo cho các em thói quen trước khi viết đoạn văn, bài văn phải biết xây
dựng ý, lập dàn ý cho đoạn.
4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
16


Qua thời gian dài kiên trì hướng dẫn cho học sinh, tôi đã nhận được kết quả
khả quan. Trước hết về thái độ học tập, các em đã thích làm các bài tập tạo đoạn
văn. Mỗi lần tôi thu vở chấm bài, học sinh háo hức chờ đợi lúc cô trả lại vở, các
em đọc từng lời nhận xét, rồi lại đề nghị cô ra đề thêm để về nhà làm. Tơi thấy
rất ấm lịng. Qua phiếu khảo sát cuối năm học các em đã dần tạo được những
đoạn văn đúng, dù chưa thật hay nhưng đã có cảm xúc, biết vận dụng cả về yêu
cầu nội dung và hình thức, thật là một tín hiệu đáng mừng. Cụ thể với tổng số 69
học sinh khối 8( năm học 2017- 2018) có :
- 48 em biết tạo đoạn văn theo đúng yêu cầu. ( tỉ lệ: 69,6 %)
- 21 em hồn chỉnh về mặt hình thức nhưng nội dung thiếu liên kết, hoặc các ý

phụ cịn trình bày lộn xộn. (tỉ lệ 30,4 %).
Kỹ năng viết của các em đã có sự tiến bộ. Đọc một số đoạn viết của các
em, tơi biết sự kiên trì của mình đã có kết quả. Sau đây là một số đoạn văn của
các em.
Đoạn 1: Hãy giải thích tại sao bao bì ni-lơng lại được sử dụng rộng rãi
Túi ni-lông là thứ được sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình. Sự tiện lợi
của việc sử dụng bao bì ni-lơng do nó là một vật dụng rất rẻ tiền, có thể dùng
một lần hoặc nhiều lần. Màu sắc, hình dáng mẫu mã cũng rất phong phú, đa
dạng và đẹp mắt, dễ tìm kiếm, dễ mua. Bất cứ ở đâu, nhất là tại các chợ, mỗi
người bán hàng đều chuẩn bị sẵn sàng hàng xấp túi ni-lông để đựng đồ cho
khách mà không lấy tiền. Bao bì ni-lơng cũng rất đơn giản để sản xuất và tái
chế với kinh phí khơng đáng kể.
( Đoạn văn trong bài làm của học sinh Lê Văn Giáp- lớp 8A
trường THCS Thành Vinh)
Đoạn 2: Vì sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng lại có thể xem là một kiệt tác.
Chi tiết chiếc lá thường xuân do cụ Bơ-men vẽ xứng đáng là một kiệt
tác của nghệ thuật hội họa. Cảm hứng của tác phẩm xuất phát từ lòng nhân
đạo, tình yêu thương con người một cách chân thành, sâu sắc, sự thấu hiểu của
một người từng trải và giàu lòng vị tha trước nỗi bất hạnh và tuyệt vọng của cô
gái trẻ. Người họa sĩ già, yếu đã dồn tất cả sức lực, tài năng và lương tâm của
mình để vẽ bức tranh lên tường vào một đem mưa gió, lạnh giá. Bức tranh hồn
thành, một sinh mệnh trẻ được cứu rỗi cũng là lúc cụ Bơ-men ra đi trong âm
thầm, nhẹ nhàng. Không ai biết tác phẩm này vì nó khơng được trưng bày trong
các triển lãm, lại chỉ là của một họa sĩ vô danh…nhưng với Xiu và Giơn-xi nó
xứng đáng là một kiệt tác. Kiệt tác của tình yêu thương, của sự hi sinh giữa
những con người lao động nghèo khổ.
( Đoạn văn trong bài làm của HS Lại Thị Ngọc Mai lớp 8B trường THCS Thành
Vinh)
Đoạn 3. Đoạn văn mở bài Thuyết minh về một loài hoa em yêu.
17



Bun-ga-ri là vương quốc của hoa hồng. Hà Lan là xứ sở của hoa Tuy-lip.
Người Nhật lại chọn hoa Anh đào làm quốc hoa. Cũng là hoa, là lá, là cỏ cây
như bao loài thảo mộc khác, nhưng những loài hoa ấy mang trên mình sứ mệnh
của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Chính vì lẽ đó hoa sen đã
trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam thân yêu .
( Đoạn văn trong bài làm của HS Nguyễn Thị Quỳnh Chi lớp 8A trường
THCS Thành Vinh)
Sau khi áp dụng một số kinh nghiệm nêu trên ở học sinh khối 8, ( năm học
: 2017-2018) chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “Quê
hương”( Tế Hanh).
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Lớp
8A
34

4
11,8
9
26,5
18
52,9
3
8,8
8B
35
5
14,3
7
20
18
51,4
5
14,3
Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng bài làm đã đi lên đáng kể, đa số học
sinh nắm chắc cách viết đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc cả về nội dung và hình
thức. Vì vậy với đề văn trên, các em đã tạo được những đoạn văn đúng, hay với
yêu cầu của đề dẫn đến chất lượng bài làm nâng cao.
Như vậy khi được áp dụng những kinh nghiệm trên, chất lượng dạy học
Ngữ văn ở trường THCS Thành Vinh đã có chuyển biến tích cực. Tơi mạnh dạn
trình bày những kinh nghiệm của mình cùng các bạn đồng nghiêp, cùng học
sinh, mong góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới dạy học môn Ngữ văn.
PHẦN III : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Xuất phát từ thực tế học sinh ở trường THCS Thành Vinh còn một số hạn
chế trong viết văn nên tôi quyết định chọn đề tài Một số biện pháp rèn luyện kĩ

năng viết đoạn văn cho học sinh ở lớp 8 để nghiên cứu và áp dụng. Trong quá
trình nghiên cứu và áp dụng tôi đã rút ra một số kĩ năng, kinh nghiệm và bước
đầu thấy hiệu quả của việc áp dụng những kinh nghiệm, kĩ năng ấy. Mặc dù
những kinh nghiệm, kĩ năng tơi đưa ra vẫn cịn ít và mang tính chủ quan nhưng
tơi vẫn tin tưởng và chờ đợi ở sự hữu ích của sáng kiến. Qua một thời gian vận
dụng kinh nghiệm vào thực tế dạy học, bản thân tôi rút ra được một số vấn đề
sau:
a. Đối với học sinh.
Để cho học sinh có thói quen làm bài tập ở nhà ngay từ đầu năm giáo viên
phải yêu cầu học sinh:
- Có đầy đủ các loại vở, như soạn văn, vở làm bài tập Tiếng Việt, một quyển viết
đoạn văn riêng, giáo viên mới thuận lợi trong việc thu vở soạn, vở bài tập, hay
vở đoạn văn để chấm, không ảnh hưởng đến việc chuẩn bị bài của học sinh.
18


- Ln có ý thức tự giác trong việc thực hành viết đoạn văn. Trao đổi, nhận xét
đoạn văn của bạn, sửa văn mình.
- Sưu tầm các đoạn văn hay của bạn, trong sách báo… để làm tư liệu cho mình.
b. Với giáo viên.
- Phải coi trọng vấn đề rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh.
- Dành thời gian thích đáng trong việc hướng dẫn về nhà cho học sinh.
- Đầu tư hệ thống câu hỏi thích hợp, giúp học sinh xây dựng khung, sườn, tìm ý
chính cho đoạn văn.
- Tăng cường khâu kiểm tra, kịp thời động viên, khích lệ các em cho dù sự cố
gắng của các em ở mức độ nhỏ.
- Khơng riêng gì học sinh mà ngay cả giáo viên cũng cần có ý thức sưu tầm
đoạn văn hay, độc dáo liên quan đến các đề bài. Đây sẽ là nguồn tư liệu quý, là
tài sản vô giá mà bất cứ giáo viên nào tâm huyết với nghề cũng đều mơ ước.
- Điều cốt yếu là giáo viên đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết

của mình trong việc rèn luyện học sinh viết đoạn văn.
2. KIẾN NGHỊ
Để việc ứng dụng các phương pháp đổi mới một cách thuận lợi và có
hiệu quả cao, bản thân tơi có một số đề xuất đối với cơng tác quản lí của trường,
của tổ chuyên môn như sau:
- Tổ chức, lên kế hoạch cụ thể để hướng dẫn giáo viên tích cực đổi mới PPDH.
Chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ
công tác đổi mới PPDH.
- Đánh giá đúng năng lực, trình độ của từng giáo viên trong trường để động
viên, khen thưởng kịp thời đối với giáo viên biết đổi mới PPDH tích cực, hiệu
quả.
- Thường xuyên bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cốt cán về đổi mới PPDH. Thao
giảng, nhận xét và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ
văn.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy
ở trường THCS. Rất mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng
nghiệp để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20tháng 03
năm2018.
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
19


LÊ THỊ HƯƠNG


TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, 9 ( Tập 1,2 - NXBGD – 2003)
2. Sách giáo viên Ngữ văn 8, 9 ( Tập 1, 2 - NXBGD – 2003)
3. Dạy học Ngữ văn 6,7,8,9 theo hướng tích hợp do GS.TS Lê A chủ biên.( nhà
xuất bản ĐHSP Hà Nội )
4. Tiếng Việt thực hành ( ĐHSP Huế - 1997)
5. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn tập 2( NXBGD
-2010)

DANH MỤC
21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH XẾP
LOẠI.
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hương.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Thành Vinh- Thạch
Thành- Thanh Hóa.
TT

1
2

3


4

5

6

Tên đề tài SKKN

Hướng dẫn học sinh Chữa lỗi
dùng từ Tiếng Việt
Hướng dẫn học sinh nâng cao
kĩ năng viết qua tiết trả bài Tập
làm văn lớp 6
Hướng dẫn học sinh nâng cao
kĩ năng viết qua tiết trả bài Tập
làm văn lớp 6
Giúp dạy học tốt giờ học thơ
trữ tình Hiện đại Việt Nam ở
Ngữ Văn lớp 9
Một số Biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 6 chữa lỗi dùng từ
địa phương
Một số Biện pháp hướng dẫn
học sinh lớp 6 chữa lỗi dùng từ
địa phương

Các cấp
Kết quả
đánh giá xếp đánh giá
loại

xếp loại
Ngành GD
B
cấp huyện
Ngành GD
A
cấp huyện

Năm học
đánh giá
xếp loại
20042005
20072008

Ngành GD
cấp tỉnh

B

20072008

Ngành GD
cấp huyện

B

20092010

Ngành GD
cấp huyện


A

20122013

Ngành GD
cấp tỉnh

B

20122013

22



×