Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN huong dẫn họ sinh lớp 9 kỹ năng cảm thụ tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.3 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN

TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 9 KĨ NĂNG CẢM THỤ
TÁC PHẨM VĂN HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Diệu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Quý Đôn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

BỈM SƠN NĂM 2018
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1


1.Lí do chọn đề tài.
Văn chương là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ
đặc biệt, khác với ngôn ngữ đời thường, là tiếng nói tình cảm, từ xưa nó đã là
một điều kì diệu giúp người ta nhận thức, khám phá thế giới tâm hồn, giúp
người ta hướng tới những giá trị cao đẹp bằng rung động thẩm mĩ, giúp “ thanh
lọc mỗi tâm hồn chúng ta…”. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu thiếu
đi các tác phẩm văn chương. Mỗi chúng ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn khi ta
được tìm hiểu tiếp cận các tác phẩm văn chương.
Đáp ứng mục tiêu của môn ngữ văn ở trường THCS là nhằm giáo dục học
sinh trở thành “ những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý
trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới
những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công


bằng,căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính
tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có những năng lực cảm thụ các giá trị
chân thiện mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó là những con
người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Để cảm và hiểu được tư tưởng của tác phẩm văn học không phải là đơn
giản đối với học sinh THCS, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Tác
phẩm văn học là công trình nghệ thuật ẩn chứa bao điều kì thú để khám phá,
khai thác nó chúng ta vô cùng hứng thú. Nhưng làm thế nào để cảm nhận đúng ý
tưởng, học sinh say mê ngay từ đầu, có ý thức được tìm hiểu các tác phẩm văn
học, không bị hẫng hụt là điều giáo viên cần quan tâm.
Như vậy việc hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ văn học là góp phần
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn đáp ứng được những đòi hỏi
bức thiết của xã hội về phẩm chất trình độ của người lao động thời hiện đại.
Xuất phát từ suy nghĩ và định hướng như vậy, bản thân tôi luôn có ý thức
tìm tòi cách dạy để học sinh yêu thích môn văn phấn đấu đạt tới các đích mà
mình mong muốn, vì vậy viết này tôi mạnh dạn xin đưa ra một vài kinh nghiệm
về “Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học” để đồng
nghiệp tham khảo.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với bài viết này, bản thân tôi hướng vào đối tượng học sinh lớp 9 với mục
đích là làm thế nào để giúp các em nắm chắc được những kiến thức cơ bản, cách
cảm nhận tốt nhất về các tác phẩm văn học trong chương trình. Từ đó, rèn luyện
các em kĩ năng viết đúng, viết hay, có ý tứ sâu xa, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
bài viết mạch lạc, có sức thuyết phục. Đó là hành trang tốt nhất để các em bước
vào kì thi lớp 10 Trung học phổ thông.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 9C trường THCS Lê Quý Đôn, thị xã Bỉm Sơn
4. Phương pháp nghiên cứu.
Việc giáo viên giảng dạy văn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản ở

2


trên lớp là cần nhưng chưa đủ mà mỗi giáo viên cần phải tìm tòi ra những
phương pháp mới, thiết thực thông qua các buổi bồi dưỡng, phụ đạo để học sinh
ngoài nắm kiến thức cơ bản phải cảm nhận được tác phẩm, kích thích lòng say
mê, sáng tạo của học sinh. Mỗi giáo viên phải biết khơi dậy tình cảm, niềm tin
trong bản thân học sinh. Phải làm sao để học sinh thật sự yêu thích môn văn, coi
giờ học văn và mỗi khi đến giờ Ngữ văn thì các em cảm thấy đó là giờ học lí thú
và bổ ích. Có như thế thì tiết học mới đi đến thành công và thể hiện được cái
“tâm” của người dạy văn. Vì vậy, Tôi đã áp dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp kết hợp khảo sát thực tế học sinh.

3


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, vì vậy văn học rất
gần gũi với con người. Những bài thơ hay, những tác phẩm hấp dẫn đó giúp cho
giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí khám phá biết bao điều
kì diệu của cuộc sống. Tuy nhiên có những tác phẩm người ta đọc một lần rồi
sau đó mãi mãi để trong quên lãng, nhưng có những tác phẩm người ta đọc đi
đọc lại mãi mà không muốn thôi. Đó là sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và
một điều quan trọng nữa là hứng thú, kĩ năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với
tác phẩm văn học. Để có giờ văn ấn tượng, hấp dẫn, đọng lại trong tâm hồn các
em học sinh, các em yêu thích môn học và việc “cảm thụ” được những cái hay,
cái đẹp của tác phẩm văn chương là rất quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động,
sáng tạo và hết sức linh hoạt trong thiết kế bài và quá trình giảng dạy.
Mặt khác, đối với học sinh bậc phổ thông nói chung và bậc THCS nói

riêng, mà nhất là đối với học sinh lớp 9, ở vào độ tuổi này bản thân các em rất
giàu cảm xúc và trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú. Việc cảm thụ và tiếp
nhận vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn
chương đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính. Đây là giai đoạn các em bộc lộ
năng khiếu nghệ thuật nói chung và năng khiếu văn chương nói riêng. Khi tiếp
xúc với các tác phẩm văn chương trong chương trình, các em đã tự đặt mình
trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật. Cùng vui, buồn, sướng, khổ, hạnh phúc,
tự hào… với nhân vật trong tác phẩm. Thế giới hình tượng và tiếng nói của
người nghệ sĩ giúp các em mở rộng tâm hồn mình với thế giới xung quanh. Vì
vậy, giáo viên cần khơi dậy, khích lệ các em, giúp các em biết cách cảm nhận
các tác phẩm văn học, qua đó rèn luyện kĩ năng viết văn cho các em. Đó là việc
làm mang ý nghĩa nhằm bồi dưỡng cảm xúc, năng lực cảm thụ văn học của học
sinh. Nó góp phần không nhỏ trong việc giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh
học tập tích cực, yêu thích môn văn.
Chính điều đó, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã trình bày
một số kĩ năng mà tôi đã thực hiện trong giờ giảng của mình cũng có thể gọi là
một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân.
2. Thực trạng:
Thứ nhất: Do định hướng của phụ huynh thường hướng cho con em chú
trọng học các môn khoa học tự nhiên, ít quan tâm đến môn học xã hội, nên học
sinh không hứng thú học văn, không dành nhiều thời gian cho việc học môn văn
có chăng học qua loa, chiếu lệ để đối phó, không biết cách tổ chức sắp xếp và
diễn đạt, không được quan sát thực tế, thiếu đi vốn sống, không nắm được các
giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của các tác phẩm, không nhớ các tác phẩm đó
của ai, hoàn cảnh sáng tác như thế nào? Thậm chí nếu tác phẩm là thơ thì cũng
không học thuộc (cho dù những bài thơ đó rất hay).
Thứ hai: Hoạt động đọc và cảm thụ văn chương của học sinh còn nhiều
hạn chế: ít đọc, đọc gượng ép, đọc những sách ít giá trị văn chương.
4



Thứ ba: Năng lực cảm thụ, phân tích văn học của học sinh nói chung, học
sinh lớp 9 nói riêng còn rất hạn chế: bài viết sơ sài, nghèo ý, chưa sâu sắc, nhiều
em khi cảm thụ tác phẩm thơ thì hầu như chỉ diễn xuôi các câu thơ, với truyện
thì kể lại cốt truyện…chứ chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp mà tác phẩm
đem lại qua ngôn từ, chi tiết, hình ảnh, hệ thống nhân vật, học sinh hầu như cảm
xúc khô khan, không có cảm xúc, thường dùng ngôn ngữ nói khi viết văn. Bởi
những nét khái quát về tác phẩm không nắm được thì không có gì để viết, dẫn
đến bài viết nghèo; ý viết trần trụi, khô khan; nghĩ sao viết vậy chứ không biết
gọt dũa, không biết dùng các biện pháp tu từ thích hợp để cho bài viết sinh động.
Thứ tư: Hầu như giáo viên chỉ quan tâm đến việc cung cấp kiến thức chứ
chưa chú ý đúng mức đến việc hình thành phát triển những năng lực cảm thụ
văn học cho học sinh. Vì thế, đến giờ kiểm tra, nếu tách rời tài liệu thì bài văn
chẳng có nội dung gì ngoài những ý khô khan, gượng ép. Đối mặt với một tác
phẩm văn học dạt dào cảm xúc nhưng có rất ít học sinh biết rung động, biết hoà
mình vào mạch cảm xúc ấy.
Thứ năm: Nhìn chung, giáo viên chưa có nhiều phương pháp, biện pháp
cụ thể thiết thực trong việc rèn luyện phân tích, cảm thụ văn học cho học sinh
THCS nói chung, học sinh lớp 9 nói riêng.
3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện:
3.1. Giải pháp:
3.1.1. Giáo viên cần vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực
phù hợp như đặt câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng.
3.1.2. Chú ý đến đối tượng học sinh, dù là đối tượng học sinh như thế nào
thì mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học
sinh yếu kiến thức, kĩ năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn
đối với học sinh giỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các em để tạo hứng thú
trong việc học tập bộ môn.
3.1.3. Giáo viên hướng dẫn cách học cụ thể chi tiết cho học sinh:
Cần hướng dẫn học sinh ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa học, dễ học.

Phần số tiêt, tên bài, đề mục cần phải ghi sao cho nổi bật đễ nhận thấy.
3.1.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập các tác
phẩm văn học:
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học, đối với văn bản là thơ phải học
thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt được nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc về tiểu sử tác giả( năm
sinh, năm mất - nếu có; tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghệp văn
chương, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết( câu, đoạn) được cho là đặc sắc.
+ Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
3.2. Biện pháp1:
1

Phần này có tham khảo một số quan điểm hoặc ví dụ trên các TLTK 2, 3.

5


3.2.1. Giáo viên cần phải phát hiện được những học sinh có khả năng
cảm thụ văn học:
Đây là một công việc tưởng chừng như dễ nhưng lại vô cùng quan trọng
đối với mỗi giáo viên dạy Ngữ văn. Bởi lẽ nó là khâu đầu tiên nhằm giúp giáo
viên tìm và phát hiện được những học sinh có khả năng, có tố chất học văn. Sau
một thời gian dạy, đặc biệt qua các bài kiểm tra viết, em nào có cách diễn đạt
linh hoạt, “lạ”, không sao chép hay viết lại những nội dung mà giáo viên cho ghi
khi học thì giáo viên nên khuyến khích, động viên như tặng thêm điểm(dù chưa
xứng đáng), khen trước lớp… để các em mạnh dạn viết theo cách hiểu của mình.
Làm như vậy sẽ phát huy tối đa sự chủ động, tích cực và sáng tạo ở các em. Mà
muốn cho học sinh biết cảm thụ được các tác phẩm, nhất là với học sinh lớp 9

thì người dạy phải đem được cái hay, cái mới của văn chương đến cho người
học. Để là được điều này, giáo viên nên định hướng cho các em cảm thụ cái hay,
cái đẹp của tác phẩm qua những tín hiệu nghệ thuật như: các biện pháp tu từ,
những từ ngữ, hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm… để làm rõ nội dung hơn là cứ
phân tích nội dung một cách tràn lan.
3.2.2. Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh chú ý đến ý nghĩa
nhan đề của các tác phẩm văn học:
Có thể nói, đây là một việc làm rất quan trọng khi phân tích và cảm thụ
các tác phẩm văn học, nhất là đối với học sinh lớp 9. Bởi nhan đề tác phẩm đã
phần nào thể hiện được nội dung , dụng ý, tư tưởng và tình cảm mà các nhà thơ,
nhà văn muốn thể hiện. Nếu học sinh khai thức được vấn đề này tức là các em
đã rất thành công trong quá trình cảm thụ văn chương. Tất nhiên, không phải bất
cứ văn bản nào chúng ta cũng phải tìm hiểu nhan đề song đa phần tất cả những
gì muốn thể hiện thì các tác giả đều thể hiện qua nhan đề tác phẩm.
Chẳng hạn như khi tìm hiểu truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân: Nhà văn
đặt tên truyện là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn
đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Nhà
văn đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến của
người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: tình
yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Rồi văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Văn bản này
mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn
hồn nhiênđầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phong trẻ
tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trướng Sơn trong những năm kháng chiến
chống Mỹ ác liệt. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi
tỏa ánh sáng lấp lánh trên bầu trời.
Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ
bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào,
bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người
đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu

là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái
không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện
6


nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ,
âm thầm, cống hiến cho đất nước.
Hay đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh khai thác nhan đề bài thơ ở những vấn đề sau:
Nhan đề bài thơ dài (8 chữ) tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc
ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc
đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc
xe không kính. Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ
của hiện thực, của tuổi trả hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn,
hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai
thác hiện thực của tác giả.
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng
dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con
người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với
những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng
- ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của
con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với
quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người
lính.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh nhận biết một số tín hiệu, dụng ý mà các nhà
văn, nhà thơ muốn gửi gắm trong các tác phẩm của mình.
Để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện khi tiếp cận tác phẩm trong chương
trình Ngữ văn 9, giáo viên cần cho học sinh thấy được mối quan hệ giữa
« cảnh » và « tình » trong dụng ý tả cảnh của tác giả. Điều này đã được Đại thi
hào Nguyễn Du thể hiện rất rõ trong thiên kiệt tác Truyện Kiều :

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Ví dụ như trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều),
ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tài tình trong việc sử dụng bút pháp tả cảnh và
tả cảnh ngụ tình. Những hình ảnh: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng là
những cảnh thực mà Kiều cảm nhận được nhưng cũng là những hình ảnh mang
tính chất ước lệ gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm
trạng cô đơn, tuyệt vọng của Kiều nơi đất khách quê người. Cụm từ “mây sớm
đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Không gian, thời gian như giam
hãm con người. Chính vì vậy, mà Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối. Tám
câu thơ cuối đoạn trích thể hiện tâm trang buồn lo, hãi hùng của Kiều qua bút
pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Cảnh được nhìn từ xa đến gần, âm thanh từ tĩnh
đến đông, màu sắc từ nhạt đến đậm, tâm trạng từ cô đơn đến sợ hãi, tuyệt vọng.
có thể nói, Nguyễn Du đã chọn cách “tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để
thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa “cảnh” và “tình” trong tác phẩm
của mình.
Hay trong bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương. Đây là một bài thơ
rất hay về đề tài tình cảm gia đình. Cái hay ở bài thơ nay là Y Phương khi vợ
7


ông sinh đứa con gái đầu lòng. Bằng tất cả tình thương yêu, Y Phương đã nói lên
tình cảm của cha mẹ dành cho con. Song không chỉ dừng lại ở đó, dụng ý của
bài thơ còn nằm ở chỗ là qua những lời tâm sự với con, tác giả đã nói lên những
đưc tính và phẩm chất cao đẹp của quê hương, của “người đồng mình”. Để từ
đó, người cha dặn dạy con phải biết yêu thương và nhớ về quê hương, về cội
nguồn của mình.
3.2.4. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tác phẩm, nắm chắc tiểu sử tóm
tắt của tác giả và xuất xứ tác phẩm, cung cấp một số kiến thức lịch sử liên quan
để học sinh nắm chắc hơn về tác phẩm.

Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm
tác động đến những người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác
động đến lý trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm.
Bởi vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm
tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm
tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Người học, trong chừng
mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc
động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã
tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không
tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình
thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự
hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản.
Khi cảm thụ một tác phẩm văn học, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm có vai
trò rất quan trọng khi đánh giá, nhận xét một tác phẩm văn học. Bác đã từng nói:
“Xã hội nào thì văn học ấy”. Quả đúng như vậy, nếu ta đặt tác phẩm vào hiện
thực xã hội lúc đó, chúng ta sẽ hiểu rõ và nhìn nhận đúng hơn về tâm trạng, hành
động và suy nghĩ của nhân vật trong tác phẩm. Từ đó, có thể làm rõ các vấn đề
như: Tại sao nhân vật có những suy nghĩ, hành động, tình cảm, cảm xúc như
vậy? Qua đó, đã bộc lộ phẩm chất, tính cách gì của nhân vật? … Ngược lại, nếu
giáo viên không hướng dẫn học sinh nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh sáng
tác tác phẩm thì sẽ làm cho học sinh rất khó khăn trong việc tìm hiểu tác phẩm.
Nhất là đối với học sinh lớp 9 khi viết mở bài bài văn nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ hay nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Hoặc nếu không
nắm được các mốc lịch sử thì học sinh sẽ không có cơ sở để hiếu một số tác
phẩm.
Ví dụ như: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được viết năm
1958, khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
miền Bắc được giải phóng và bước vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới –
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua bài thơ, ta thấy được không khí hào
hứng, phấn chấn, tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội và ở khắp nơi dấy lên

phong trào phát triển sản xuất xây dựng đất nước.
Hay khi tìm hiểu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, cần biết đến
hoàn cảnh sáng tác bài thơ là vào năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ
kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa
8


được khánh thành. Viễn Phương lần đầu tiên ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng
Bác. Với lòng thành kính thiết tha, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và tấm
lòng của đồng bào miền Nam đối với Bác nên nhà thơ đã sáng tác bài thơ.
Hay khi phân tích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, cần nhấn
mạnh đến hoàn cảnh sáng tác của truyện là vào năm 1948, đây là thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc. Nếu ta gắn vào bối cảnh
lúc bấy giờ thì học sinh sẽ phần nào năm được nội dung của truyện cũng như
năm được tính cách của nhân vật chính là ông Hai – một người nông dân có tình
yêu làng gắn với tình yêu đất nước. Qua đó, học sinh sẽ thấy được điểm phát
triển về tư tưởng, nhận thức của người nông dân trong lịch sử (ông Hai so với
lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và chị Dậu trong đoạn trích
“Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt đèn”) của Ngô Tất Tố).
Qua đó cho thấy rằng, muốn có kiến thức để viết bài và hiểu đúng về tác
phẩm thì việc tìm hiểu tác giả và nắm chắc các mốc lịch sử trong mỗi tác phẩm
là rất quan trọng và không thể thiếu.
3.2.5. Hướng dẫn học sinh có cách trần thuật sáng tạo:
Đây là biện pháp thường được dùng với học sinh THCS vì nó phù hợp với
đặc điểm tâm lý cúng như năng lực của các em. Trần thuật sáng tạo là tự đặt
mình vào một nhân vật nào đó trong văn bản mà trần thuật lại câu chuyện của
nó. Hình thức này phát huy sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực hoá thân,
nhập thân vào nhân vật. Khi trần thuật, trong chừng mực nào đó, học sinh phải
đặt mình vào vị trí nhân vật, thể nghiệm những gì mà nhân vật nếm trải trong
tình huống của nó, từ đó hiểu sâu sắc hơn về nhân vật và mở rộng kinh nghiệm

đời sống. Biện pháp này khiến học sinh hào hứng học tập, xoá bỏ khoảng cách
với văn bản, phát huy được sự sáng tạo. Giáo viên phải thực hiện biện pháp này
một cách linh hoạt, không nên rập khuôn. Việc trần thuật có thể thay cho việc
đọc, hoặc thực hiện ở phần củng cố bài học, tuỳ vào đối tượng học sinh.
Giáo viên nhất thiết phải có sự động viên khích lệ cũng như những hướng
dẫn, uốn nắn cần thiết. Mục đích chính của trần thuật sáng tạo không phải là để
học sinh nắm vững hệ thống cốt truyện của văn bản mà là con đường để cảm thụ
văn bản. Do đó, giáo viên phải định hướng việc trần thuật vào lĩnh hội và thể
nghiệm giá trị của văn bản. Chẳng hạn, lưu ý học sinh diễn tả thế nào về những
tình huống trọng yếu, những diễn biến tâm lý và xúc cảm tế nhị của nhân vật.
Cũng cần lưu ý rằng đây là biện pháp phát huy sáng tạo của học sinh nhưng giáo
viên phải có định hướng để học sinh không vì cảm xúc và tình cảm mà thay đổi
ý đồ sáng tác của nhà văn hay tính cách của nhân vật.
3.2.6. Đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng:
Trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là
những câu hỏi trắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản
ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích
các em lắng nghe tiếng nói của trái tim. Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo
viên có thể hỏi: Em có ấn tượng thế nào về văn bản? Dạng câu hỏi này thường
được gọi là câu hỏi ấn tượng chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như:
9


Em ấn tượng thế nào về (đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành
động, ngôn ngữ, tích cách nhân vật… trong truyện)? Những hình ảnh, những câu
từ nào đã ghóp phần làm nổi bật cái hay? Nhờ những biện pháp tu từ nào mà họ
làm cho ta thấy được cái hay trong bài thơ, đoạn thơ đó… Muốn thế, khi tiếp
cận đoạn thơ, bài thơ, ta hãy chú ý đến: màu sắc, hình khối, đường nét, âm thanh
mà tác giả đã sử dụng. Gọi tên các biện pháp tu từ và thấy được tác dụng của các
biện pháp tu từ đó, đồng thời chú ý đến nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ, hình

ảnh… Bởi “trong thơ có họa” nên cách miêu tả màu sắc, âm thanh, đường nét,
hình khối… cũng ghóp phần làm nên hình tượng thơ đặc sắc.
Ví dụ như trong khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trười
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Ta thấy trước mắt ta là một bức tranh của mùa xuân xứ Huế với hoa nở,
chim hót, sông xanh, trời cao rộng cùng với những “giọt long lanh”. Vẻ đẹ nao
lòng đó chính là lời mời gọi tha thiết của những người con xứ Huế dành cho
những ai chưa một lần đặt chân đến mảnh đất thơ mộng này. Trong quá trình
phân tích, giáo viên có thể đặt những câu hỏi: Mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế
được gợi lên từ những hình ảnh nào? Em hiêu giọt long lanh ở đây là như thế
nào? Qua đó, em có cảm nhận gì về bức tranh xuân của xứ Huế?
Hay để bình giá về chi tiết anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không cho xe đi
qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể hỏi học
sinh: Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn cảnh
một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất muốn
gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ trải
qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi dạng
này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất
nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó.
Ngoài ra, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của
học sinh. Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của
ngôn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan
của người đọc, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng.
Cho nên thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình

thức tưởng tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường
được gọi là tưởng tượng tái tạo.
Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh vào cảm thụ văn
bản, giáo viên có thể đặt các câu hỏi với dạng sau: Em hình dung thế nào về bức
tranh thu trong bài thơ “Sang thu” được tác giả Hữu Thỉnh thể hiện trong tác
phẩm? Ở đây, hoàn toàn không phải là việc phân tích bức tranh mà là yêu cầu
10


học sinh phải có cái nhìn bên trong thầm kín, phải hình dung thấy bức tranh đó
trong đầu mình, và trong chừng mực nhất định là sống với nó, đồng cảm với nó.
Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản càng sâu sắc, và
người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế giới tưởng tượng
do nhà văn sáng tạo nên.
3.2.7. Rèn cho học sinh kĩ năng viết những câu văn giàu hình tượng, có sự
liên kết câu và liên kết đoạn văn, lựa chọn từ ngữ thích hợp:
Ngôn ngữ, giọng điệu của lời văn có vai trò rất quan trọng trong việc diễn
đạt các trạng thái, cảm xúc, thái độ của người viết. Vì vậy, khi viết văn, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ phù hợp và sắp xếp lời văn để có
cách diễn đạt trôi chảy, mượt mà. Ta biết rằng để có câu văn hay không phải là
dễ mà nó được chưng cất, được thanh lọc, được viết ra từ “gan ruột” của người
viết mà có khi ta phải dạy, phải rèn cả mấy tháng trời, thậm chí cả một quá trình
thì may ra mới có được.
Để giúp học sinh viết ra được những câu văn giàu hình tượng, trước hết
giáo viên nên cho học sinh nhận xét, so sánh hay tìm ra những cái mới mà các
nhà văn, nhà thơ muốn thể hiện trong các tác phẩm của mình.
Chẳng hạn như khi phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu
Thỉnh, giáo viên cần phân tích được cho học sinh: qua những tín hiệu ban đầu
của mùa thu như: mùi hương ổi, gió se lạnh, sương “chùng chình” song Hữu
Thỉnh cũng chỉ “hình như thu đã về” rất nhẹ nhàng, man mác chứ không ồn ào,

gay gắt như trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu:
“Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
Hay thu đến với Hữu Thỉnh được bắt đầu bằng hương ổi nồng nàn, náo
nức chứ không phải là cái hương vị ngòn ngọt, ngầy ngậy, beo béo của vị cốm
như:
"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới"
(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)
Hơn thế nữa, trong quá trình viết văn, giáo viên luôn nhắc nhở các em về
tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong một văn
bản. Có nghĩa là khi các em chuyển đoạn hay chuyển ý, giáo viên sẽ định hướng
các em sử dụng các từ ngữ liên kết như: ngoài ra, hơn thế nữa, mặt khác, không
những thế… mà còn…, có thể nói, tóm lại… Làm như vậy, sẽ giúp bài văn của
học sinh trở nên chặt chẽ, liên kết lo gic và có sức thuyết phục.
3.2.8. Dùng lời bình đúng thời điểm:
Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn trong việc
rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Trước hết, nó khiến học sinh có những ấn tượng
sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương; sau đến, rèn luyện khả năng
thẩm định những điểm sáng thẩm mỹ trong văn bản. Biện pháp này cho phép
giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm
sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Nhưng
tuyệt nhiên giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụ chính
11


của giáo viên là tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ
không phải là trổ tài trình diễn để thôi miên học sinh. Do đó, giáo viên chỉ tung
ra lời bình khi học sinh cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời
bình lúc đó có tác dụng hỗ trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên
những khoái cảm thẩm mỹ. Lời bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản

phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc
đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu
hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học sinh.
Hơn nữa, giáo viên chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật
của tác phẩm và việc bình giá nó giúp học sinh nắm được thần thái, linh hồn của
văn bản.
Chẳng hạn khi phân tích hai câu thơ:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau…
(Trích Đồng chí – Chính Hữu)
Giáo viên có thể chọn bình cách sử dụng từ “đôi” của Chính Hữu ở đây
như sau: “Anh với tôi đôi người xa lạ”, tác giả không sử dụng từ “hai” mà lại
nói “đôi”. Thông thường từ “đôi” thường gắn với những danh từ như “đũa”,
“chim”. Đã là “đôi” tức là bao giờ cũng phải gắn bó chặt chẽ với nhau, keo sơn,
thắm thiết. Chính Hữu dùng từ naỳ như để khẳng định tình thân giữa hai người,
đồng thời làm lời thơ thêm giản dị gần với đời thường. Tuy nhiên, đời thường
nhưng không phải là tầm thường, thô thiển bởi tác giả khéo léo lựa chọn, đưa
ngôn ngữ cuộc sống thành ngôn ngữ văn chương.
Hay khi phân tích khổ thơ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc..
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Giáo viên có thể vừa phân tích, vừa bình và mở rộng vấn đề như sau: Tâm
hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng
âm thầm, lặng lẽ. Đầu đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là như vậy. Mùa xuân
nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả,
nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn ghóp
vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào

cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước
xa xôi mà chỉ là “một mùa xuân nho nhỏ”. Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ
nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng tác giả luôn hướng tới sự cống hiến
tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vang lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa
xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng
phô trương, không cần ai biết đến, chỉ “Lặng lẽ dâng cho đời”. Ý thức của tác
giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn bởi tấm lòng nhân hậu, muốn
giúp đời trong âm thầm, lặng lẽ. Hai câu thơ:
12


“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Thể hiện tuổi trẻ cống hiến, hi sinh, tuổi già cũng âm thầm cống hiến. Ý
thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống
hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giả sẽ sống và cống
hiến. Còn sống còn cống hiến. Lời thơ thỏ thẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi
căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc – ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn
không thay đổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với
lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê
hương đất nước. Đến đây, giáo viên liên hệ đến nhân vật anh thanh niên trong
truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Đó là con người trẻ tuổi,
vô danh đã góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương, đất nước. Đó
là sự cống hiến suốt đời, sự cống hiến mãi mãi như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Trích Một khúc ca xuân)
Hay phân tích văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn

Dữ, khi phân tích đến chi tiết “cái bóng” trong chuyện, giáo viên nên hướng
dẫn học sinh bình chi tiết này: Có thể nói chi tiết “cái bóng” có vai trò và ý
nghĩa rất quan trọng trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nó
đóng vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện. “Cái bóng” là nguyên nhân dẫn tới
cái chết của Vũ Nương nhưng cũng chính “cái bóng” ấy cũng đã giúp Vũ Nương
được giải oan. Chi tiết này làm cho câu chuyện được đẩy lên đến đỉnh điểm, cao
trào gây thuyết phục cho người đọc.
2.3.2.8. Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh chú ý đến ý nghĩa
nhan đề của các tác phẩm văn học:
Có thể nói, đây là một việc làm rất quan trọng khi phân tích và cảm thụ
các tác phẩm văn học, nhất là đối với học sinh lớp 9. Bởi nhan đề tác phẩm đã
phần nào thể hiện được nội dung , dụng ý, tư tưởng và tình cảm mà các nhà thơ,
nhà văn muốn thể hiện. Nếu học sinh khai thức được vấn đề này tức là các em
đã rất thành công trong quá trình cảm thụ văn chương. Tất nhiên, không phải bất
cứ văn bản nào chúng ta cũng phải tìm hiểu nhan đề song đa phần tất cả những
gì muốn thể hiện thì các tác giả đều thể hiện qua nhan đề tác phẩm.
Chẳng hạn như khi tìm hiểu truyện ngắn ”Làng” của Kim Lân: Nhà văn
đặt tên truyện là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn
đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Nhà
văn đặt tên “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến của
người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: tình
yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến.
Rồi văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê: Văn bản này
mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn
13


hồn nhiênđầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phong trẻ
tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trướng Sơn trong những năm kháng chiến
chống Mỹ ác liệt. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi

tỏa ánh sáng lấp lánh trên bầu trời.
Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ
bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào,
bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người
đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu
là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái
không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện
nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ,
âm thầm, cống hiến cho đất nước.
Hay đến với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh khai thác nhan đề bài thơ ở những vấn đề sau:
Nhan đề bài thơ dài (8 chữ) tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc
ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc
đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh những chiếc
xe không kính. Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ
của hiện thực, của tuổi trả hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn,
hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai
thác hiện thực của tác giả.
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy: Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng
dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con
người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với
những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng
- ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của
con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với
quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người
lính.
3.2.9. Đối chiếu văn bản với các loại hình nghệ thuật khác:
Một số nhà nghiên cứu khẳng định việc đối chiếu văn bản với các loại
hình nghệ thuật khác có tác dụng làm hiện hình cảm thụ của học sinh, thúc đẩy
học sinh hình thành những ấn tượng về văn bản.

Thông thường, một số giáo viên đối chiếu văn bản với nghệ thuật hội hoạ
hoặc điện ảnh. Tuy nhiên, giáo viên không được lạm dụng, việc sử dụng các
hình ảnh này mang tính chất đối chiếu, so sánh về hai cách cảm thụ, hai cách
nhìn, và hướng tới khơi gợi cảm thụ chứ hoàn toàn không được dùng hình ảnh
làm tài liệu trực quan như một số người vẫn hay làm bởi đó là biện pháp thủ tiêu
trí tưởng tượng của học sinh, học sinh dễ có xu hướng đồng nhất văn bản với
các tác phẩm nghệ thuật khác. Một số văn bản trong chương trình đã được
chuyển thể thành kịch bản điện ảnh thì giáo viên có thể cho các em xem trong
giờ ngoại khoá và có thể nêu ra một số vấn đề để các em thảo luận.
14


Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải, Đồng chí của Chính Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, giáo
viên hoàn toàn có thể cho học sinh thưởng thức những ca khúc này, chúng sẽ có
tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học sinh về
văn bản. Công việc này cùng với đọc diễn cảm có khả năng đánh thức cảm giác
về nhịp điệu, giai điệu cho học sinh và cũng từ đó cảm nhận những cung bậc của
tâm hồn đang hát lên trong những giai điệu đó.
4. Hiệu quả:
Có thể nói dạy học nói chung và dạy Ngữ văn nói riêng cũng là một nghệ
thuật, vì thế mỗi giáo viên sẽ có một “con đường đi” khác nhau nhưng cái đích
để đến thì đều giống nhau, đó là “ thước đo” từ kết quả của học sinh: chất lượng
môn học, kết quả của các kì thi học sinh giỏi các cấp do Huyện, Tỉnh tổ chức và
nhất là sự yêu thích, đam mê môn Văn của các em học sinh.
Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn
lớp 9, so với học sinh khi chưa vận dụng đề tài:
Kết quả là:
+ Đa số học sinh cảm thấy ngại và không mấy hứng thú khi học tiết văn.
+ Học sinh vẫn nắm được bài, hiểu bài nhưng chưa sâu sắc và chưa ấn

tượng về giờ học, về các tác phẩm văn học, các nhân vật điển hình chưa được in
đậm trong tâm trí các em.
+ Bài viết của một số học sinh còn khô khan, ý rời rạc, hình ảnh chưa sinh
động.
+ Khi kiểm tra nếu tách rời tài liệu thì học sinh không nhớ kiến thức để
làm bài, có làm thì bài viết lan man, không trọng tâm, không đúng và đầy đủ hệ
thống các ý. Vì vậy, kết quả kiểm tra chỉ đạt được:
Lớp

Sĩ số

KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUA BÀI KIỂM TRA SAU TIẾT HỌC
Giỏi
Khá
Trung bình

SL

%
SL
%
SL
%
9C
43
5
11,6
25
58,2
13

30,2
Đối với học sinh lớp 9C năm học 2017 -2018, khi tôi đã áp dụng đề tài:
“Khi tôi đã áp dụng đề tài: “Hướng dẫn học sinh lớp 9 kĩ năng cảm thụ tác
phẩm văn học” thì kết quả rõ rệt. Cụ thể là:
+ Học sinh trung bình giảm, học sinh khá giỏi tăng, nhất là học sinh giỏi
các cấp. Cụ thể trong kì thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp Tỉnh, tôi có
10 học sinh đạt giải cấp Tỉnh (1 giải nhất, 1 giải ba, 8 giải khuyến khích).
+ 100% học sinh hiểu bài sâu sắc, hứng thú say sưa với bài giảng, có thái
độ chủ động, tích cực học tập, hăng say xây dựng bài.
+ Học sinh viết bài giàu hình ảnh hơn, sinh động hơn, bớt khô khan.
+ Học sinh có cảm giác thích thú hơn khi học tiết Ngữ văn.
Kết quả bài kiểm tra:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA QUA BÀI KIỂM TRA

15


Lớp Sĩ số
9C

43

Giỏi
SL
13

Khá
%
30,2


SL
27

%
62,8

Trung bình
SL
%
3
7,0

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
16


Văn chương dạy bảo chúng ta rất nhiều: Có ích cho tư tưởng tình cảm của
chúng ta. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao khi văn chương sống mãi với thời gian và
những người dạy văn học, học văn sẽ vui sướng biết bao khi được tiếp xúc, tìm
hiểu một cách thường xuyên, sâu sắc với văn chương. Văn chương sẽ giúp cho
chúng ta được phát triển toàn diện về nhân cách lẫn tâm hồn. Nhà thơ Tố Hữu đã
nói : “ Dạy văn học, học văn học là một niềm vui sướng lớn. Qua mỗi giờ văn
học, thầy cô giáo có thể làm rung động các em, làm các em yêu đời, yêu lẽ sống
và lớn thêm một chút”.
Vì vậy, hướng dẫn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9 chính là
nâng cao khả năng thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong văn chương nghệ thuật
để từ đó các em có khả năng thưởng thức và đánh giá cái đẹp trong đời sống,
biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp, có ý thức vươn lên tới một cuộc sống cao đẹp,
giàu ý nghĩa.

Chính điều đó, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của năm học này, tôi đã
trình bày những việc làm mà tôi đã thực hiện trong giờ giảng của mình cũng có
thể gọi là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân.
2. Kiến nghị:
- Đối với chương trình môn học cần có thêm các tiết tham quan, ngoại
khoá hoặc câu lạc bộ văn học…để học sinh được trải nghiệm từ đó cảm nhận
hiểu văn học và cuộc sống sâu sắc hơn.
- Tổ chức các đợt chuyên đề dạy mẫu để giáo viên học hỏi trao đổi kinh
nghiệm giữa các đồng nghiệp.
Trên đây là một chút kinh nghiệm của bản thân trong dạy học Ngữ văn.
Tôi hi vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hướng dẫn học
sinh lớp 9 cảm thụ văn học nói riêng, học sinh THCS nói chung.
Do hạn chế về thời gian, đề tài chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm
khuyết. Vì vậy, tôi rất mong được Hội đồng khoa học giáo dục các cấp, các bạn
đồng nghiệp trao đổi, góp ý để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin cam đoan không sao chép copy.
Xác nhận của Hiệu trưởng

Bỉm Sơn, ngày 3/04/2018
Người viết

Phạm Thị Ngọc

Nguyễn Thị Hồng Diệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn, NXB Giáo dục,

Hà nội, 2009;
2. Các phương pháp dạy học hiệu quả, R.J. Mazano, NXB Giáo dục Việt Nam,
2015;
3. Phương pháp dạy và học làm văn, Mai Thị Kiều Phượng, NXB ĐHQG Hà
nội, 2009;
4. Một số nguồn trên mạng Internet như:
-
-
-
-
5. Sách giáo khoa Ngữ văn 9 và sách giáo viên Ngữ văn 9, NXB Giáo dục,
2016.

18


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1. Cơ sở lí luận:.................................................................................................4
2. Thực trạng:....................................................................................................4
3. Các giải pháp, biện pháp tổ chức thực hiện:..................................................5
4. Hiệu quả:.....................................................................................................15
1. Kết luận:......................................................................................................16
2. Kiến nghị:....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................17
MỤC LỤC...........................................................................................................19


19



×