Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG TÁI CHẾ NHỰA TẠI XÃ TÂN TRIỀU, HUYỆN THANH TRÌ, TP. HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.48 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên:

Đinh Thị Ngọc Vân

Lớp:

ĐH4QM2

Mã số sinh viên:

1411100859

Giảng viên hướng dẫn:

Bùi Thị Thu Trang


HÀ NỘI, 16/05/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG
VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG TÁI CHẾ NHỰA TẠI XÃ TÂN


TRIỀU,

HUYỆN THANH TRÌ, TP. HÀ NỘI


HÀ NỘI, 16/05/2017


MỤC LỤC

1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

Trong những năm gần đây, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định hướng
công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước ta đã tạo động lực cho
4


sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Một số làng nghề truyền thống được khôi
phục và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, mức thu nhập tăng lên nhưng chất
lượng cuộc sống lại giảm xuống do môi trường xuống cấp và chi phí cho sức khỏe
ngày càng tăng đang đe dọa nghiêm trọng tính bền vững của làng nghề. Đảng và nhà
nước đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ và ban hành các thông tư, nghị định, luật bảo vệ môi
trường,… có bổ sung về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, các công trình nghiên cứu, điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường làng nghề cũng đã được tiến hành và thu được những kết quả nhất định nhưng
vẫn còn rời rạc, chưa đủ mạnh để tạo một bước đột phá trong công tác quản lý và xử lý
ô nhiễm môi trường, chưa tạo động lực để thúc đẩy các làng nghề phát triển kinh tế và
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
Xã Tân Triều là xã ven đô thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xã có 2

làng Triều Khúc và Yên Xá đều được biết tới với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái
chế nhựa… Trong đó, làng Triều Khúc từ lâu đã nổi tiếng với ngành nghề phụ này, do
các hộ dân trong làng đều có mức thu nhập cao nên dần dần nghề lan sang cả làng Yên
Xá, vốn trước đây chỉ đơn thuần làm nông nghiệp. Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân
(UBND) xã Tân Triều, năm 2015 dân số xã đạt 20.497 người với 5.347 hộ. Tổng số
lao động toàn xã là 13.750 người, trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 44%, lao
động dịch vụ thương mại chiếm 31,5%. Đời sống nhân dân trong xã là sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ thương mại. Việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã giải
quyết vấn đề việc làm cho hơn 1000 lao động với thu nhâp bình quân 3 triệu
đồng/tháng/ người; thu nhập mỗi hộ đạt 106 triệu đồng/năm. Nhờ vào hoạt động sản
xuất làng nghề mà thu nhập của người dân được nâng cao nhiều nhưng họ phải sống
trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Theo thống kê, các hộ thu gom và tái chế
nhựa ở làng Triều Khúc thải ra môi trường khoảng 7-10 tấn phế thải và hàng vạn mét
khối nước thải mỗi ngày mà không có hệ thống lọc nước thải hay xử lý rác thải. Ngay
bên cạnh trụ sở UBND xã, đầu ra của cống nước thải chung của xã, nước cũng đen
ngòm và thường xuyên bốc mùi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Những bãi rác
thải rắn dọc ven đường cũng bốc mùi khó chịu cùng với bãi tập kết nhựa tái chế gây
5


mất mỹ quan làng nghề. Hầu hết các ao hồ trong làng đều không thể nuôi được cá do
tiếp nhận một lượng nước thải do sản xuất rất lớn, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng và
gây thiệt hại đến kinh tế của người dân, gia tăng gánh nặng bệnh tật và các khoản chi
phí khám, chữa bệnh do ô nhiễm môi trường.
Hoạt động sản xuất làng nghề và đặc biệt là hoạt động thu mua, tái chế nhựa
ngày càng thu hút nhiều hộ gia đình trong khu vực vẫn sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm
này còn kéo dài, bệnh tật gia cùng với những hậu quả nghiêm trọng khác. Trước tình
trạng đó, ban lãnh đạo huyện Thanh Trì đã có những kế hoạch xây dựng, quy hoạch
điểm, cụm điểm công nghiệp làng nghề cách xa khu dân cư; có kế hoạch quan trắc, lập
báo cáo hiện trạng môi trường cũng như các chính sách khuyến khích dành cho các hộ

sản xuất làm nghề. Tại xã cũng đã có các tổ chức đại diện cho người dân như Hội phụ
nữ, Đoàn thanh niên,… Thông qua đó sẽ dễ dàng hơn cho người dân trong việc tiếp
cận pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc khắc phục và cải thiện
môi trường tại xã còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường
(BVMT) của cộng đồng còn thấp, vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng lờ đi tình trạng ô
nhiễm hiện tại, chưa tự giác thực hiện các quy định của pháp luật cũng như các biện
pháp giảm thiểu chất thải trong các quá trình thu gom, tái chế nhựa; xử lý, quản lý chất
thải, BVMT tại làng nghề.
Chính vì vậy Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì phối hợp với
Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xã Tân Triều tổ chức lớp tập huấn: “Nâng cao nhận
thức cho cộng đồng về xử lý chất thải trong tái chế nhựa tại xã Tân Triều, huyện
Thanh Trì, Tp. Hà Nội” nhằm tuyên truyền cũng như cung cấp thêm kiến thức cho
cộng đồng dân cư để họ chủ động và tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường đặc biệt
là trong xử lý chất thải tái chế nhựa, từ đó có thể vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn,
bảo vệ được môi trường.
2. PHÂN TÍCH ĐỐI TƯỢNG
 Đối tượng tham gia buổi tập huấn: bao gồm 100 người trên địa bàn xã Tân

Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, chia làm 03 nhóm đối tượng chính:

6


- Nhóm đối tượng là người dân tham gia thu gom và tái chế nhựa sinh sống
trong khu vực xã.
- Nhóm đối tượng là các cán bộ đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên,
trưởng thôn/xóm.
- Nhóm đối tượng là cán bộ môi trường địa phương, các cán bộ tại UBND xã.
 Trình độ nhận thức:


- Đối với cán bộ địa phương: Cao.
- Đối với các cán bộ đoàn thể: Vừa.
- Đối với người lao động: Thấp.
 Dân tộc: Kinh.
 Ngôn ngữ truyền thông: Tiếng Kinh.
 Tỷ lệ Nam/Nữ: 3/2.
3. MỤC TIÊU
 Về kiến thức:

- 90% đối tượng tham gia buổi tập huấn biết được tổng quan về hiện trạng môi
trường tại xã Tân Triều và thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường tại địa
phương.
- 90% đối tượng tham gia buổi tập huấn biết được tác hại, ảnh hưởng của chất
thải trong tái chế nhựa nếu không được xử lý.
- 80% đối tượng tham gia buổi tập huấn nắm được một số biện pháp giảm thiểu
chất thải và cải thiện môi trường cũng như lợi ích của việc phát triển kinh tế - xã hội đi
đôi với bảo vệ môi trường.
7


 Về kĩ năng:

- 90% đối tượng tham gia tập huấn biết thực hiện một số biện pháp nhằm giảm
thiểu lượng thải từ quá trình tái chế nhựa và cải thiện môi trường địa phương.

 Về thái độ:

- 90% đối tượng tham gia buổi tập huấn có nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ
môi trường tại địa phương nơi mình sinh sống.
- 80% đối tượng tham gia buổi tập huấn có thái độ tích cực trong thực hiện công

tác tuyên truyền mọi người cùng nhau thực hiện bảo vệ môi trường.
- 100% đối tượng tham gia buổi tập huấn đưa ra tiếng nói của bản thân về
BVMT địa phương, những đề xuất và góp ý tích cực cho công tác BVMT được hiệu
quả hơn.
4. KẾ HOẠCH, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG BÀI GIẢNG
4.1.

STT

Kế hoạch tổ chức tập huấn

Đối tượng

Thời gian tổ
chức

Số lượng
học viên

Địa điểm tổ
chức

Sáng thứ sáu,
ngày
26/05/2017

50

Hội trường
UBND xã Tân

Triều

Lớp 01:
Đ/c Chủ tịch/Phó chủ
Đối
tịch UBND xã; các cán
tượng 1
bộ làm việc tại UBND
xã; các cán bộ môi
trường cấp xã.

8


Lớp 02:
Các cán bộ đoàn thể như
Đối
tượng 2 Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên xã Tân Triều; các
trưởng làng/thôn/xóm.

Sáng thứ bảy,
ngày
27/05/2017

50

Hội trường
UBND xã Tân
Triều


Sáng chủ nhật,
ngày
28/05/2017

70

Hội trường
UBND xã Tân
Triều

Lớp 03:
Người dân tham gia thu
Đối
tượng 3 gom, tái chế nhựa sinh
sống và làm việc trong
khu vực xã.
4.2.

Nội dung chương trình tập huấn

Thời gian

Nội dung

Đơn vị thực hiện

7:30 – 8:00

Đón tiếp đại biểu, phát tài liệu tập huấn


Phòng Tài nguyên
và Môi trường

8:00 – 8:15

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

Đại diện Phòng
Tài nguyên và
Môi trường

8:15 – 9:25

Chuyên đề: Tổng quan về ô nhiễm môi
trường trong thu gom và tái chế nhựa.

Báo cáo viên

9:25 – 9:40

Nghỉ giải lao giữa giờ

Báo cáo viên và
học viên

9:40 – 10:40

Chuyên đề: Tổng quan về ô nhiễm môi
trường trong thu gom và tái chế nhựa. (tiếp)


Báo cáo viên

Thảo luận trả lời câu hỏi của học viên

Báo cáo viên,
Phòng TNMT và
học viên

Trọng tâm, kết thúc buổi tập huấn

Đại diện Phòng
Tài nguyên và
Môi trường

10:40 – 11:15

11h15 – 11h30

9


Nội dung bài giảng

4.3.

Chuyên đề: Tổng quan về ô nhiễm môi trường trong thu gom và tái chế nhựa.
(Dành cho tất cả các đối tượng)
 Giảng viên: Bùi Thị Thu Trang.
 Đơn vị công tác: Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và


Môi trường Hà Nội.

 Nội dung chuyên đề:
- Hiện trạng môi trường tại địa phương
- Các loại chất thải từ hoạt động thu gom và tái chế nhựa
- Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe, kinh tế, xã hội và

cảnh quan môi trường địa phương
- Một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong thu gom và tái chế nhựa.

(Nội dung chi tiết xem trong Phụ lục đính kèm)
5. KINH PHÍ
5.1.

Nguồn kinh phí
Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn kinh phí sự nghiệp môi

trường của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
5.2.

Cơ sở lập dự toán kinh phí
- Thông tư số 139/2010/TT- BTC ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Bộ tài chính

quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành
cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
10


- Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2010 của Bộ tài chính quy

định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư 123/2009/TT-BTC Quy định nội dung chi, mức chi xây dựng
chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các
ngành đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp.
- Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 06 năm 2008 về Hướng dẫn quản
lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước.
- Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 Quy
định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo
đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người
dân tại cơ sở.
- Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/03/2010 về việc
Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 05 năm 2007
Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
5.3.

Tổng kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện: 25,800,000 đồng.
- Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu tám trăm nghìn đồng.
(Chi tiết kinh phí theo phụ lục đính kèm)

11


12


PHỤ LỤC 1

DỰ TOÁN KINH PHÍ
ST
T
I
II
1
III
1
IV
1
2
3

4

5

6
7
V

Nội dung thực hiện
Xây dựng đề cương
Biên soạn tài liệu
Chuyên đề: Tổng
quan về ô nhiễm môi
trường trong thu gom
và tái chế nhựa.
Giảng dạy
Chuyên đề: Tổng

quan về ô nhiễm môi
trường trong thu gom
và tái chế nhựa.
Tổ chức lớp học
Thuê hội trường (tạm
tính)
Thuê thiết bị giảng
(máy chiếu, âm
thanh, ánh sáng) (tạm
tính)
Banner lớp học (tạm
tính)
Hỗ trợ tiền ăn cho
học viên, giảng viên
và ban tổ chức (170
học viên + 01 giảng
viên + 04 người tổ
chức)
Nước uống cho học
viên, giảng viên và
ban tổ chức (170 học
viên + 01 giảng viên
+ 04 người tổ chức)
Photo tài liệu tập
huấn (quyển x người)
(tạm tính)
Văn phòng phẩm
Các chi phí khác

Đơn vị

tính
Đề cương

Số
lượng
1

1,500,000

Chuyên
đề

1

2,000,000

Đơn giá

Thành tiền
(vnđ)
1,500,000
2,000,000
2,000,000
900,000

Buổi

3

300,000


900,000
20,200,000

Ngày

3

500,000

1,500,000

Ngày

3

300,000

900,000

Cái

1

500,000

500,000

Người


175

50,000

8,750,000

Người

175

10,000

1,750,000

Quyển

170

30,000

5,100,000

Bộ

170

10,000

1,700,000
1,200,000


13

Ghi
chú


Thuê xe đưa đón
giảng viên và mang
1
Chuyến
2
300,000
600,000
màn chiếu, thiết bị
trợ giảng (tạm tính)
Chi phí khác: bút dạ,
2
giấy A4, A0… (tạm
Lớp
3
200,000
600,000
tính)
Tổng cộng (Mục I + Mục II + Mục III + Mục IV + Mục V) là 25,800,000 đồng
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu tám trăm nghìn đồng

Người lập
Vân
Đinh Thị Ngọc Vân


14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC 2
CHUYÊN ĐỀ:
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG
THU GOM VÀ TÁI CHẾ NHỰA


HÀ NỘI, 2017


MỤC LỤC


I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công
nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng thì vấn đề ô nhiễm môi trường lại càng trở
nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Sớm nhận thức được sự cần thiết của bảo vệ môi
trường, Đảng và Nhà nước ta đã xác định quan điểm chủ đạo của chiến lược phát triển
đất nước là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
Một trong các biện pháp hiệu quả và đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường là
việc nâng cao ý thức cộng đồng. Như Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, do đó muốn bảo vệ môi trường thì đòi hỏi
phải có sự phối hợp giữa dân và chính quyền. Việc nâng cao ý thức cộng đồng về bảo

vệ môi trường sẽ là một chìa khóa cho sự thành công trong công tác bảo vệ môi
trường, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi lẽ cộng đồng là những người chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi môi trường sống của chính họ, họ vừa là nguyên nhân vừa là những người
gánh chịu hậu quả những vấn đề môi trường của địa phương. Khi được nâng cao nhận
thức, kiến thức về bảo vệ môi trường sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ
môi trường.
Xã Tân Triều là xã ven đô thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Xã có 2
làng Triều Khúc và Yên Xá đều được biết tới với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái
chế nhựa… Tuy nhiên sự nổi tiếng ấy cũng đi liền với một thực trạng rất nhức nhối đó
là tình trạng ô nhiễm ngày một trầm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động
thu gom, tái chế nhựa của các hộ dân trong địa bàn xã. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân còn thấp, trình độ học vấn và chuyên môn thấp, chủ yếu là lao
động phổ thông do đó trong quá trình sản xuất, người lao động sẽ có nhiều hoạt động
gây ô nhiễm môi trường, chưa quan tâm tới việc xử lý chất thải trong sản xuất cũng
như những thiệt hại về môi trường xung quanh, về kinh tế, xã hội do hoạt động thu
gom, tái chế nhựa gây ra trên địa bàn xã.
Xuất phát từ các lí do trên, hôm nay chúng tôi thực hiện chương trình tập huấn:
“Tổng quan về ô nhiễm môi trường trong thu gom và tái chế nhựa” để nhằm nâng
18


cao ý thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi của mỗi người dân trong việc bảo vệ môi
trường tại xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG—
Việc phát triển làng nghề thu gom, tái chế nhựa xã Tân Triều, huyện ThanhTrì,
thành phố Hà Nội đã mang lại hiệu quả kinh tế và có tác động tích cực đến sự phát
triển của địa phương. Tuy nhiên, mặt trái của làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi
trường đang ngày một nghiêm trọng.
2.1. Môi trường nước mặt
Theo báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề thôn Triều Khúc gửi UBND

huyện Thanh Trì, 100% nước thải trong sinh hoạt và sản xuất chưa được thu gom và
xử lí tập trung. Tất cả lượng nước thải đó đều chảy thải ra hệ thống nước mặt xung
quanh làng Triều Khúc và làm cho toàn bộ ao hồ sông ngòi ở đây bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Các rãnh thoát nước trong làng, mặc dù đã được bê tông hóa song vẫn bốc lên
mùi hôi thối. Tại các kênh mương cùng những chân ruộng dùng để trồng rau muống
gần đó, mặt nước luôn nổi lên những váng xanh, váng vàng... bốc mùi làm cho cá tôm
cùng các loài thủy sinh không thể sinh sống được. Hệ sinh thái ao hồ cũng bị suy
thoái, ô nhiễm nghiêm trọng.
2.2. Môi trường không khí
Trong công nghệ tái chế nhựa, khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt
trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC.
Việc xử lý các khí độc này rất khó khăn nên chúng được thải trực tiếp ra môi trường.
Bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm, phát sinh từ khâu xay nghiền, phơi, phân loại
và từ các cơ sở dung than để gia nhiệt trong quá trình sản xuất. Quá trình phân hủy các
tạp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng phát sinh khí ô nhiễm. Rác thải
không được thu gom xử lý kịp thời mà bị thải một cách bừa bãi ra môi trường cũng
làm ô nhiễm môi trường không khí. Quá trình vận chuyển phế liệu với nhiều xe tải cỡ
lớn cũng gây ra lượng bụi đáng kể trên địa bàn xã.

19


2.3. Môi trường đất và chất thải rắn
Môi trường đất tại làng nghề chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số carbon,
nito, phopho, độ chua các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy nhiên về lâu dài
nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây ô nhiễm nặng nề hơn nữa, làm
giảm sản lượng nông nghiệp nghiêm trọng.
Ước tính được lượng chất thải rắn từ sản xuất của làng nghề tái chế nhựa Triều
Khúc bình quân một ngày thu gom được 20,57 tấn các loại nhựa phế liệu, trong đó tạp
chất không sử dụng được chiếm 10%. Nguồn rác thải sinh hoạt bao gồm rác thải khu

hành chính, rác phát sinh do ăn uống. Các chất thải rắn được thu gom rất thủ công rồi
được chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp hở, thậm chí thải bỏ và đốt bừa bãi trên
những con đê làng, hoặc đổ xuống kênh, mương. Lượng chất thải rắn nếu không được
xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm đất và nước.
2.4. Môi trường lao động
Sự phát triển của làng nghề chủ yếu mang tính tự phát và quy mô nhỏ lẻ chủ
yếu là hộ gia đình. Không gian làm việc là các khu sản xuất đơn giản hay hộ gia đình
làm việc tại nhà. Các hộ sản xuất xen kẽ với hộ dân cư, trình độ lao động thấp, máy
móc trang thiết bị sản xuất lạc hậu. Đặc biệt không hề có hệ thống xử lý nước thải
trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Công nghệ còn chưa cao, đòi hỏi công nhân thực
hiện nhiều thao tác thủ công. An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất nhìn chung chưa
được quan tâm một cách đầy đủ. Đặc biệt là tâm lý chủ quan của người lao động và sự
quản lý chưa chặt chẽ của chủ các cơ sở sản xuất.
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ—
3.1. Các loại chất thải từ hoạt động thu gom và tái chế nhựa
3.1.1. Chất thải từ hoạt động thu gom nhựa phế liệu
Bắt đầu đi từ UBND xã Tân Triều, đi về hướng nào cũng có gia đình làm nhựa.
Ngoài việc thu gom các loại chai, vỏ, can nhựa phế liệu, họ còn thu gom cả rác thải y
tế nguy hại từ nhiều bệnh viện lớn, phòng khám trên địa bàn Hà Nội về tái chế. Nhựa
20


phế thải có ở khắp nơi, do không có bãi tập kết phế liệu nên mỗi khi đi mua nhựa phế
thải về để trong nhà không đủ. Họ để hết ở ngoài đường, chặn lối đi, tình trạng tắc
đường thường xuyên xảy ra. Nhựa chất cao bằng mái nhà, tuy kinh tế có phát triển
nhưng người dân luôn phải sống chung với rác. Từng túi nhựa thải bị ủ lâu ngày, lẫn
trong đó là đủ thứ tạp chất, dịch, thực phẩm bẩn, nên khi trời mưa, nước cứ thế rỉ ra và
bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Đặc biệt là chai dầu nhớt, dây chuyền dịch, bơm tiêm, chai
lọ y tế.
Thu gom tốn nhiều công lao động và việc tập kết nguyên liệu trước khi đi vào

xử lý chiếm nhiều diện tích, nguyên liệu chưa qua xử lý chứa nhiều chất thải gây mùi
hôi khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đất
cao.
3.1.2. Chất thải từ hoạt động tái chế nhựa
Theo thống kê, các hộ thu gom và tái chế nhựa ở làng Triều Khúc thải ra môi
trường khoảng 7-10 tấn phế thải và hàng vạn mét khối nước thải/ngày mà không có hệ
thống lọc nước thải hay xử lý rác thải.
Bảng 01: Các loại chất thải từ hoạt động tái chế nhựa.

Quy trình

Các loại chất thải từ hoạt động tái chế nhựa
- Nước thải của quá trình sản xuất chủ yếu sinh ra từ công đoạn tẩy,
rửa chai nhựa, có hàm lượng TSS, độ đục, COD, BOD 5 khá cao.
Ngoài ra các tạp chất các loại: đất, cát, nhựa không thu hồi được,
mảnh nhựa rơi vãi,…

- Về khí thải: Mùi hỗn tạp do các chất bẩn có trong nhựa phế liệu và
Phân loại và
phát sinh bụi.
làm sạch phế
liệu
- Không tách riêng ra các loại nhựa phế thải đựng các chất nguy
hiểm một cách triệt để (hóa chất, thuốc trừ sâu, bơm tiêm,...)
- Chỉ giặt, rửa bằng nước thường nên không loại hết được các tạp
chất dính vào phế liệu và phân loại hoàn toàn thủ công bằng mắt nên
hiệu suất làm việc thấp và tốn nhân công.
Xay

nghiền - Thiết bị xay, rửa, được chế tạo trong nước, do những người thợ cơ

21


khí trong làng tự chế tạo nên chưa khống chế được lượng nước rửa
và lượng nhựa xay.
nhựa
- Phát sinh lượng lớn nước thải, bụi và rất nhiều loại mùi nhựa xay
trộn lẫn với nhau cũng như tiếng ồn lớn của các máy nghiền.
Phơi khô

- Giai đoạn này sản sinh ra lượng bụi ra môi trường và gây cản trở đi
lại cho người dân thường phơi nhựa trên đường đi.
- Khí ô nhiễm phát sinh từ công đoạn gia nhiệt trong quá trình tạo
hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCl, HCN, CO, HC.

Công
đoạn
- Bụi cũng được phát sinh từ các cơ sở dùng than để gia nhiệt trong
tạo hạt
quá trình sản xuất. Phát sinh mùi nhựa chảy rất nồng nặc.
- Tiếng ồn phát sinh chủ yếu trong giai đoạn cắt tạo hạt và sàn rung.
- Quá trình đùn ép nhựa, do sử dụng nguyên liệu chính là
polycarbonate và một số chất phụ gia khác như metablen,
resorcinol… đều là dẫn xuất của Benzen. Các dẫn suất của Benzen
bay ra từ quá trình gia nhiệt tại khâu đùn ép nhựa, khi người lao
Công đoạn ép động hít phải nguồn khí này không những có những tác động xấu
bùn, thổi tạo đến sức khỏe mà còn cảm giác được mùi khó chịu trong suốt quá
hình
trình, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
- Ngoài ra, nếu không có biện pháp giảm thiểu, mùi còn lan tỏa theo

các khí VOC ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe
và năng suất lao động của người lao động.
- Làm phát sinh giấy photo, bìa catton, vỏ bao đựng nguyên liệu/sản
Hoàn thiện
phẩm,… Những sản phẩm lỗi lại được đưa về công đoạn xay nghiền
sản phẩm
tái sản xuất.

Các hộ sản xuất kinh doanh đa số hoạt động ngay trong nhà nên rác sản xuất
thường lẫn cả rác sinh hoạt. Lượng rác sỉ than mỗi ngày của làng rất lớn. Vì các cơ sở
ở đây chủ yếu dùng than tổ ong cho việc sản xuất. Đối với những hộ tái chế nhựa,
nước thải chứa một lượng lớn các chất tẩy rửa và những hạt nhựa nhỏ lơ lửng ở trong
nước, khi thải ra các cống, rãnh trong làng làm ùn tắc và ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt.

22


3.2. Những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe, kinh tế, xã hội và
cảnh quan môi trường địa phương
3.2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Trong thực tế, thì ô nhiễm làng nghè có tác hại rất lớn đến sức khỏe cộng đồng
dân cư, đặc biệt là người dân sống và làm việc ngay tại làng nghề. Tuy nhiên đối với
mỗi nhóm làng nghề lại có nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng nên sự ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân khác nhau. Theo kết quả điều tra thì đối với làng nghề tái
chế nhựa Triều khúc, xã Tân Triều thì ô nhiễm môi trường đã gây ra cho con người các
bệnh chủ yếu như:
- Bệnh tai mũi họng: do mũi tiếp xúc với các hơi hóa chất, khí thải… gây tổn
thương niêm mạc làm viêm mũi, viêm họng, tổn thương thanh quản.
- Bệnh hô hấp: Do tiếp xúc với bụi, khí ô nhiễm, mùi hôi thối từ rác thải và

cống rãnh, mùi hóa chất làm viêm phế quản, ung thư phổi,…
- Bệnh xương khớp: do mang vác nguyên liệu, máy móc.
- Các bệnh ngoài da do tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm như lở loét, viêm
da…
- Các bệnh về tiêu hóa do sử dụng nước trong ăn uống sinh hoạt…
- Bệnh ung thư, viêm não do tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với các chất gây ô
nhiễm đặc biệ là nước nhiễm kim loại nặng như chì.
Ngoài ra còn vấn đề tai nạn lao động tại làng nghề như bỏng hóa chất, bỏng
nhiệt, gãy tay, đổ vỡ hóa chất.
3.2.2. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội
23


Không chỉ làm gia tăng “gánh nặng bệnh tật”, ô nhiễm môi trường nói chung và
ô nhiễm nguồn nước làng nghề còn gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế.
- Việc nước thải của các cơ sở sản xuất tái chế nhựa đều được xả thẳng ra môi
trường mà không qua bất cứ hệ thống xử lý nào khiến mặt nước ao hồ xung quanh
Triều Khúc bị ô nhiễm. Hầu hết các ao hồ đều không thể nuôi được cá do phải tiếp
nhận một lượng nước thải rất lớn, điều này ảnh hưởng đến việc nuôi trồng và gây thiệt
hại đến kinh tế của người dân. Các ruộng rau muống do người dân trồng ngay cạnh các
bãi rác thải của nhựa tái chế. Bãi rác thải này bốc mùi hôi thối và nước chảy ra cũng
ngấm vào đất khiến người dân khó trồng trọt. Nước tưới cho ruộng rau cũng bị ô
nhiễm .Vậy nên rau muống của người dân trồng tại đây cũng không an toàn cho người
sử dụng.
- Trước đây, làng Triều Khúc có gần 30 hộ làm nghề, nay do quá trình tái chế
nhựa phát ra tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh, không có
kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước, chất thải nên nhiều người bỏ nghề, hiện chỉ
còn khoảng mười hộ làm nghề này. Do quá trình ô nhiễm mà người dân không có điều
kiện kinh tế để đầu tư hệ thống xử lý nước thải nên số hộ làm nghề đã giảm xuống còn
10 hộ. Kinh tế địa phương cũng gặp nhiều khó khăn.

- Ô nhiễm môi trường làng nghề còn làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm
giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm và chết non. Người lao
động cũng như người dân tại chính làng nghề khi sức khỏe bị suy giảm, sẽ dẫn tới
giảm năng suất lao động.
3.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
- Qua tìm hiểu được biết, trong quá trình xay chế và tạo nhựa các loại chất tẩy
màu cùng phẩm nhuộm cũng được người dân vô tư xả thẳng ra môi trường khiến cho
nguồn nước nơi đây vì thế cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Tại các kênh mương
cùng những chân ruộng dùng để trồng rau muống gần đó, mặt nước luôn nổi lên những
váng xanh, váng vàng... bốc mùi làm cho cá tôm cùng các loài thủy sinh không thể
sinh sống được. Hệ sinh thái mương bị suy thoái, nguồn nước mặt đen ngòm, ô nhiễm
nghiêm trọng.
24


- Những bãi rác thải: nhựa, ni long, bao bì gây ô nhiễm môi trường và gây mất
mỹ quan. Nước rửa, chất tẩy rửa, hóa chất dư thừa được xả ra ngoài gây ô nhiễm nặng
nề cho môi trường đất, lâu ngày trở nên bạc màu do không được cải tạo.
- Cảnh quan tại làng nghề Triều Khúc bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ô nhiễm
nước mặt. Nước tại ao hồ trong làng có màu xanh đen, bốc mùi khó chịu. Trong các ao
hồ còn chứa nhiều chất thải tích tụ gây mất mĩ quan.

3.2.4. Ảnh hưởng đến du lịch
Ở Triều Khúc có hai đình là đình Sắc (nơi để sắc phong) và đình Đại hay còn
gọi là Đình Lớn (nơi thờ Phùng Hưng). Kiến trúc của cả hai ngôi đình đều còn nguyên
vẹn như xưa. Làng Triều Khúc còn được giới sử học công nhận làng cổ từ khi các nhà
khảo cổ học tìm thấy di chỉ khảo cổ học với 140 hiện vật đá, gốm thuộc Văn hóa
Phùng Nguyên cách ngày nay trên dưới 3.500 năm, trên gò Cây Táo ở cánh đồng Miễu
của làng.
Với bề dày văn hóa và lịch sử tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch,

thu hút khác thăm quan nhưng do tình trạng rác thải, nước mặt ô nhiễm có mùi có màu
gây mất cảnh quan, số lượng du khách giảm đáng kể. Gây thiệt hại về du lịch và nền
kinh tế của địa phương.
3.3. Một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải trong thu gom và tái chế nhựa
3.3.1. Các giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH)
Sản xuất sạch hơn đối với làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc, xã Tân Triều gồm
một số nội dung như sau:
Bảng 02: Các giải pháp SXSH được lựa chọn cho làng nghề tái chế nhựa Triều Khúc

ST
T

Giải pháp
SXSH

Nhóm giải
pháp

Lợi ích
25


×