Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số GIẢI PHÁP NÂNG CAO PHONG TRÀO học tập của lớp CHỦ NHIỆM (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói giáo viên chủ nhiệm(GVCN) là người quyết định mọi sự phát triển
và tiến bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học
sinh. Không những thế, GVCN nói riêng và đội ngũ GVCN nói chung còn là một
lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài
tay và mở rộng vòng tay” bao quát mọi hoạt động của nhà trường.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định của
hiệu trưởng đối với cả lớp và các thành viên trong lớp, là người vạch kế hoạch, tổ
chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch đồng thời theo dõi, đánh giá
việc thực hiện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong giáo
dục ý thức học tập và rèn luyện của các em học sinh. Để làm tốt nhiệm vụ chủ
nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt
động; biết tổ chức các phong trào thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh lớp mình,
phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh; phải biết tìm hiểu, nghiên cứu,
phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của
từng học sinh trong lớp từ đó khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt
động thi đua học tập và rèn luyện.
Trường THPT Lê Lai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nề nếp kỉ cương
của nhà trường luôn được giữ vững. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai
trò quan trọng. Do đầu vào của học sinh phần lớn là yếu và trung bình(không liệt là
đậu) học sinh khá, giỏi rất ít, vì vậy, phong trào học tập ở học sinh không cao,
nhiều học sinh không có động lực, mục đích học tập. Đó là một trong những trở
ngại lớn đối với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Vì thế giáo viên
chủ nhiệm ở các lớp đều phải nỗ lực trong việc nâng cao ý thức học tập và rèn
luyện ở học sinh và chủ yếu tập trung rèn luyện nề nếp, nâng cao phong trào học
tập cho lớp chủ nhiệm. Khi nhận chủ nhiệm lớp 10A1, tôi nhận thấy các em còn bỡ
ngỡ bước lên từ các trường THCS, chưa quen trường lớp, chưa có nề nếp học tâp,
hầu hết học sinh nhút nhát, kĩ năng sống yếu. Đặc biệt, hầu hết học sinh của lớp
chưa có mục đích học tập, các em thiếu động cơ, động lực học tập. Đó là lí do tôi
trăn trở và tìm tòi “Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn


luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018-2019” . Bởi vì, chỉ có nâng cao ý thức
học tập, học sinh mới cố gắng, phấn đấu, có kế hoạch học tập cho tương lai của
mình. Và khi đã có ý thức thi đua học tập các em mới có mục tiêu phấn đấu. Đó
cũng là cơ sở để hình thành ý thức tự giác học tập và rèn luyện. Đó cũng là cơ sở
rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh.

1

-----------------------------------------------------------------------------------------------


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của bản thân tôi khi tìm tòi “Một số giải pháp nâng cao phong trào
thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 10A1 năm học 2018-2019” là để có
những giải pháp hiệu quả, thiết thực nhằm nâng cao phong trào thi đua học tập và
rèn luyện cho học sinh lớp chủ nhiệm. Từ đó nâng cao ý thức học tập cho các em,
giúp các em có mục tiêu phấn đấu, rèn luyện bản thân. Đó cũng là nên tảng hình
thành ý thức tự giác, là cơ sở để rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Tìm hiểu các khái niệm thi đua, phong trào thi đua học tập, vai trò của thi
đua đối với việc học tập và rèn luyện của học sinh, đối với quá trình rèn luyện ý
thức, thái độ, nhân cách của học sinh.
- Học sinh lớp 10A1 đang độ tuổi mới lớn có nhiêu ước mơ hoài bão và cũng
có nhiều biến động tâm lí.
- Môi trường học tập tại trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa.
- Những chuyển biến của học sinh sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao
phong trào thi đua.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Một số khái niệm chung:
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập
thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thi đua học tập là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá
nhân, tập thể lớp nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong học tập và rèn
luyện.
2.1.2. Tác dụng của phong trào thi đua học tập:
Tổ chức phong trào thi đua học tập là giáo viên chủ nhiệm làm cho học sinh
nhận thức được tầm quan trọng của việc nên hưởng ứng phong trào thi đua, tác
dụng của phong trào thi đua. Cụ thể là:
- Học sinh phát huy được năng lực sở trường vốn có, hoàn thiện nhân cách
góp phần rèn luyện về đạo đức và học tập.
- Học sinh có cơ hội đóng góp sức lực nhỏ bé của mình cho tập thể lớp và
nhà trường; có cơ hội để tự khẳng định mình.
- Lôi kéo những học sinh chậm tiến vươn lên và hòa nhập với tập thể.
- Cũng là căn cứ để từng tập thể và cá nhân có dịp tự đánh giá bản thân.
2

-----------------------------------------------------------------------------------------------


- Kích thích động viên học sinh tham gia với chiều hướng tích cực. Thi đua
lành mạnh, không đồng tình với những việc sai trái, thủ đoạn trong thi đua.
- Qua mỗi đợt thi đua phải có đánh giá, nhìn nhận, rút ra những ưu điểm,
những mặt còn hạn chế để học sinh rút kinh nghiệm. Biểu dương và phê bình đúng
đối tượng sẽ có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua.
- Cho học sinh thấy sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ
lẫn nhau thì sẽ có tác dụng lớn trong phong trào thi đua học tập và rèn luyện.

2.1.3. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm đối với phong trào thi đua học tập
và rèn luyện của lớp chủ nhiệm:
GVCN quản lý và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu giáo dục.
GVCN vừa đóng vai trò người thầy giáo đồng thời còn đóng vai trò người đại diện
cho quyền lợi của tập thể lớp. Chịu trách nhiệm về nhiệm vụ cố vấn định hướng
học tập và rèn luyện cho học sinh lớp chủ nhiệm:
- Nắm bắt các tình hình học tập, về đạo đức, về tâm sinh lý lứa tuổi của các
em và có thể nắm luôn hoàn cảnh gia đình của từng em mà có hướng tác động phù
hợp, có giải pháp phù hợp tạo điều kiện để học sinh.
- Là cầu nối thực hiện triển khai công việc, chỉnh đốn kỷ cương học đường.
- Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo,
giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững
hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học
sinh, bởi vì:
+ Học sinh trung học phổ thông là những em ở lứa tuổi cuối thiếu niên và
đầu thanh niên. Lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước mơ, bước đầu có kinh
nghiệm sống, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể… Tuy nhiên, vẫn là
lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng định nhưng chưa đủ về mọi
mặt kinh nghiệm, tri thức. Khi có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp
những thất bại đầu tiên dễ dao động, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát từ những
đặc điểm đó về tâm lý lứa tuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung
học là rất cần thiết.
+ Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ
thuật sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn
có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ
chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+ Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt
động của học sinh.
+ Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung

giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc
3

-----------------------------------------------------------------------------------------------


học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động
chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo
viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và
trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh, đặc biệt
đối với các lớp cuối cấp.
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng với lớp. Là thuyền
trưởng dẫn dắt các hoạt động của lớp. Trong phong trào thi đua, giáo viên chủ
nhiệm là người tổ chức, định hướng, khích lệ, cổ vũ các em tích cực tham gia các
hoạt động học tập và rèn luyện để hoạt động của lớp được liên tục, đều đặn. Từ đó,
hình thành ở các em những thói quen tốt, những ý thức tốt, những kĩ năng tốt, phát
huy ở các em tinh thần tập thể, ý thức trách nhiệm, phát huy các năng lực sở trưởng
ở mỗi học sinh...
2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 10A1
đầu năm học 2018-2019:
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn của công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay:
* Thuận lợi:
- Ban Giám Hiệu nhà trường đã kịp thời động viên, quan tâm, khích lệ cũng
như rất ghi nhận công sức của giáo viên chủ nhiệm.
- Công nghệ thông tin phát triển, hầu hết phụ huynh học sinh đều có điện
thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm dễ dàng
hơn. Sự phối kết hợp trong quản lý, giáo dục học sinh cũng dễ dàng hơn.
* Khó khăn:
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ hội nhập

của đất nước, vì gánh nặng về kinh tế gia đình phụ huynh thiếu quan tâm đến con
em và trông chờ chủ yếu vào giáo viên chủ nhiệm trong việc nuôi dạy con. Những
câu nói quen thuộc của phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm là “trông cậy hết cả vào
thầy cô, nhà trường”, “ nhờ cô và các thầy cô giáo trong nhà trường dạy dỗ cháu
với chứ tôi cũng hết cách rồi”...
- Sự du nhập nền văn hoá thời mở cửa, ảnh hưởng không ít đến tâm sinh lí
học sinh. Một bộ phận học sinh đua đòi chạy theo mốt sống hiện đại.
- Sự rỗng ruột về kiến thức của học sinh trong những năm học cấp dưới
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin làm cho một bộ phận học sinh sử dụng
Internet sai mục đích giáo dục.
- Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của HS chưa tốt, còn ỷ lại.

4

-----------------------------------------------------------------------------------------------


2.2.2. Thực trạng của phong trào thi đua học tập và rèn luyện tại lớp 10A1
đầu năm học 2018-2019
Trên thực tế, Đoàn trường THPT Lê Lai có tiêu chí đánh giá, xếp loại lớp học
theo từng tuần. Mỗi tuần đều có xếp loại, đánh giá ở cả hai mặt nề nếp và học tập.
Căn cứ vào hai mặt hoạt động đó, Đoàn trường xếp thứ cho các lớp. Nhưng phong
trào thi đua chỉ được Đoàn trường phát động thành hai đợt trong năm học:
- Đợt 1, thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Đợt 2, thi đua lập thành tích chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày
thành lập đoàn 26/3.
Những đợt thi đua này diễn ra khá sôi nổi, học sinh các lớp khá tích cực. Tuy
nhiên, phong trào thi đua chỉ hữu ích đối với những lớp khá, những lớp ngoan, lớp
chọn. Vì vậy mỗi đợt thi đua chỉ là cuộc chạy đua giữa các lớp chọn nhất là về học
tập. Mặt khác, việc thi đua ở mặt học tập chỉ đơn thuần là việc thống kê các giờ

dạy: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, Kém, lớp nào có nhiều giờ học tốt thì được khen
thưởng. Phong trào học tập của lớp thành ra chỉ mang tính hình thức, chung chung,
không tác động trực tiếp vào từng đối tượng học sinh, các em sẽ không hiểu thấu
đáo ý nghĩa của việc thi đua, vì thế không phấn đấu, không thi đua thực sự. Nhiều
học sinh sẽ xem việc thi đua học tập là của ai đó chứ không phải của bản thân
mình. Vì vậy, các em sẽ không nỗ lực, cố gắng để học tập, không vươn lên để thi
đua cùng bạn bè, không đóng góp công sức cho phong trào của lớp. Nếu chỉ tham
gia hai đợt thi đua do nhà trường tổ chức, thì việc thi đua sẽ không thường xuyên,
liên tục. Như vậy, các em chỉ tập trung trong đợt nhà trường tổ chức thi đua, sau đó
lại có tâm lí xả hơi. Phong trào học tập của lớp vì thế sẽ đi xuống, học sinh xao
nhãng việc học. Phong trào học tập của lớp sẽ như quả bóng căng lên rồi lại xẹp
xuống. Đó là điều không giáo viên chủ nhiệm nào mong muốn, và cũng là điều
không thích hợp trong học tập. Bởi chỉ có “Học, học nữa, học mãi”(Lê nin).
Trong tình trạng chung ấy, tại lớp 10A1, đầu năm học, tình hình học tập và rèn
luyện của học sinh không khả quan do các em chưa quen trường lớp, phong trào
học tập rời rạc, thiếu sinh khí. Hầu hết các em không có mục tiêu học tập rõ ràng.
Vì thế, học sinh không có động lực, động cơ học tập, giờ học buồn tẻ, đơn điệu.
Dường như các em chỉ đến lớp để ngồi, nghe, ghi chép rồi về. Khi phát phiếu điều
tra về mục tiêu học tập và nguyện vọng của các em sau khi học xong THPT, kết quả
là: 73% không rõ mục tiêu; 17% vào các trường ĐH- CĐ- THCN, 10% không có
mục tiêu. Trong khi đó, học sinh của lớp khá ngoan, 1/2 số học sinh của lớp học tốt,
có thể tiến xa hơn trên con đường học tập, số còn lại có thể đạt mức trung bình,
trung bình khá, khá trong học tập.
Trước tình hình đó, là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi trăn trở, tìm tòi một số giải
pháp để có thể nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh lớp
5

-----------------------------------------------------------------------------------------------



chủ nhiệm với mong muốn thổi cho các em ngọn lửa của lòng đam mê học tập,
hăng say thi đua. Mục đích cuối cùng của tôi không chỉ là giúp các em nắm được
kiến thức mà là giúp các em thấy được lợi ích của việc học tập, giúp các em có ý
thức rèn luyện bản thân để trau dồi những phẩm chất tốt, sống có trách nhiệm và
luôn nỗ lực trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đó là một trong những con
đường đến với tương lai tươi sáng của các em.
2.3. Một số giải pháp nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện
cho học sinh lớp 10A1
Học tập và rèn luyện để nâng cao trí tuệ, trau dồi đạo đức và hoàn thiện kĩ
năng sống là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường. Vì thế một trong những công
việc chính của công tác chủ nhiệm là quản lí, tổ chức các hoạt động học tập, rèn
luyện của lớp chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm
không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy tốt môn học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc
nhở các em học sinh phải học tốt tất cả các môn. Đặc biệt phải có ý thức, đạo đức
phẩm chất và các kĩ năng. Để các em đạt được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải
có các giải pháp để nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện cho học sinh
lớp mình chủ nhiệm, giúp các em hăng say học tập, thi đua học tập, thi đua rèn
luyện.
2.3.1. Lập “Phiếu thông tin cá nhân”:
Ngay từ đầu năm, khi lớp chủ nhiệm đã ổn định về sĩ số, tôi đã yêu cầu các
em khai thông tin vào“ Phiếu thông tin cá nhân” để nắm bắt thông tin về các em,
Những thông tin về giới tính, tên bố, mẹ, anh/ chị/ em, thông tin về môn học, khố
học, về ước mơ, mong muốn của mỗi học sinh đều rất quan trọng đối với giáo viên
chủ nhiệm. Trên thực tế, rất ít giáo viên chủ nhiệm lập phiếu thăm dò thông tin học
sinh. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm nhiều khi không nắm được khả năng, nguyện
vọng, ước mơ của các em và không khuyến khích được các em trong quá trình học
tập.
“Phiếu thông tin cá nhân” đã giúp tôi nắm được tình hình học tập, nguyện
vọng, sở thích của từng học sinh. Đây là cơ sở để tôi tổ chức, sắp xếp học sinh
trong lớp, có những điều chỉnh kịp thời cho các em, đồng thời đây cũng là cơ sở để

tôi có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để các thầy cô giúp đỡ các em trong quá
trình học tập, là cơ sở để tôi có thể trao đổi với phụ huynh về định hướng nghề
nghiệp cho các em trong tương lai...Chẳng hạn: qua “Phiếu thông tin cá nhân”, tôi
được biết em Lê Thị Linh có mong muốn được làm bác sĩ/ dược sĩ. Tuy nhiên môn
Toán của em chưa thực sự tốt, tôi đã động viên em, trao đổi với giáo viên bộ môn
và gặp gỡ phụ huynh để trao đổi và tìm giải pháp tốt nhất cho em nâng cao môn
học. Hoặc em Trần Đức Thắng học chưa tốt môn Vật Lý, tôi đã trực tiếp trao đổi
với giáo viên bộ môn, gửi gắm giáo viên theo dõi, dìu dắt em trong quá trình học
6

-----------------------------------------------------------------------------------------------


tập. “Phiếu thông tin cá nhân” còn giúp tôi điều chỉnh phương pháp chủ nhiệm tốt
hơn, hiệu quả hơn, gần gũi và hiểu học sinh hơn.

Ảnh chụp từ “ Phiếu thông tin cá nhân của bạn Lê Linh và Việt Anh
2.3.2. Xây dựng nội quy thi đua và lập bảng biểu theo dõi thi đua:
Để phong trào học tập của lớp được thường xuyên, liên tục, tôi đã tổ chức
phong trào thi đua giữa các tổ trong các tuần, các tháng, học kì và cả năm học, bằng
việc lượng thành điểm, đồng thời lập bảng biểu để dễ dàng theo dõi đối chiếu, so
sánh giữa các tổ với nhau. Nhờ vậy, việc thi đua sẽ rõ ràng, công bằng, minh bạch.
Bước 1: Xây dựng quy chế thi đua làm cơ sở theo dõi, trừ điểm các thành
viên trong lớp và các tổ, trong đó có quy định điểm trừ cho các cá nhân khi mắc lỗi
hoặc điểm cộng khi lập thành tích. Đồng thời giáo viên lập bảng biểu và hướng
dẫn tổ trưởng, tổ phó cách theo dõi, cách tính điểm cộng, điểm trừ của các thành
viên trong tổ.
Bước 2: Tổ trưởng, tổ phó ghi lại những lỗi cũng như những thành tích thành
viên trong tổ đạt được. Chẳng hạn: những học sinh có điểm tốt (điểm 8, 9 , 10 ),
những học sinh có tinh thần xây dựng bài, ...những học sinh bị điểm yếu kém... để

trừ điểm hoặc cộng điểm theo quy chế. Sau đó xếp loại theo từng tuần. Ngoài ra,
giáo viên chủ nhiệm cần phải giao cho lớp phó học tập trong lớp có nhiệm vụ nhắc
7

-----------------------------------------------------------------------------------------------


nhở , giúp các bạn học sinh yếu kém hiểu thêm bài khi cần thiết và cần báo cáo tình
hình học tập chung của lớp cho giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.
Bước 3: Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng
nhận xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại thành viên trong tổ thông qua điểm cộng. Từ
đó thông báo điểm cộng, điểm trừ của tổ trong tuần. So sánh điểm cộng và trừ của
các tổ để xác định tổ có thành tích tốt nhất trong tuần. Các cá nhân và tổ tiếp tục
đăng kí thi đua cho tuần tiếp theo.
Bước 4: Cuối tháng, giáo viên yêu cầu các tổ thống kê kết quả đạt được của
các thành viên trong tổ và kết quả đạt được của tổ. Sau đó, cả lớp sẽ khen thưởng.
Thi đua cuối kì là sự tổng kết kết quả của hàng tháng. Thi đua cuối năm là sự tổng
kết của hai kì.
NỘI QUY THI ĐUA
LỚP 10A1 NĂM HỌC 2018- 2019
* Quy định về trừ và cộng điểm:
STT
Hình thức vi phạm
Điểm
trừ
1
Nghỉ học, nghỉ lao động không có lý do chính đáng
-30
2
Nghỉ học có lý do ( có ý kiến của phụ huynh )

-10
3
Mở cửa lớp muộn
-20
4
Đi học muộn trong 15phút
- 20
5
Đi học muộn > 15 phút
-35
6
Không đeo thẻ
-20
8
Không đồng phục (trong những buổi yêu cầu đồng phục)
-20
9
Không sơ vin hoặc tháo sơ vin giữa giờ
-20
10 Không có ghế trong giờ chào cờ
-20
11 Nói chuyện riêng trong lớp bị GVBM nhắc nhở
-30
12 Nói chuyện riêng trong lớp để cán bộ lớp nhắc nhở
-15
13 Những cá nhân trực tiếp làm cho lớp bị hạ bậc xếp loại
-50
14 Đổi chỗ tự do (kể cả buổi sáng và chiều)
-20
15 Trực nhật không hoàn thành nhiệm vụ ( bẩn, chậm, không trực

-20
nhật, không tắt điện, khóa cửa...)
16 Trống vào lớp vẫn chưa vào(vẫn đứng ngoài hành lang hoặc đang
-5
ở ngoài lớp học)
17 Ngủ gật trong giờ học, ngồi không ngay ngắn, nằm dài lên bàn
-15
18 Đánh nhau trong trường lớp bị hội đồng nhà trường kỉ luật.
-100
19 Hút thuốc lá trong trường
-50
20 Mang vũ khí dao, côn, súng, thuốc nổ, pháo đến trường
-60
21 Bỏ tiết
-50
8

-----------------------------------------------------------------------------------------------


22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

32
33
34
35
36
37

Sử dụng điện thoại trong giờ hoặc đem theo điện thoại đến lớp
Viết vẽ bậy lên tường, bàn ghế, cửa sổ lớp học
Làm hỏng hệ thống bàn ghế, quạt, cửa, hệ thống điện
Gây khó khăn cho cán bộ lớp
Không mời phụ huynh đến họp khi GVCN yêu cầu
Đầu tóc không gọn gàng, nhuộm tóc, sơn móng tay, đánh son
môi, trang phục không phù hợp
Đạt điểm kiểm tra miệng tốt( 8 -10 điểm)
Bị điểm miệng dưới trung bình 0-4;

-50
-20
-50
-20
-20
-40

Không ghi bài
Không mang đầy đủ sách vở, không làm bài tập trước khi đến lớp theo
yêu cầu của GVBM
Không hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài <= 2 lần /tuần
Quay cóp bài trong giờ kiểm tra
Hăng hái xây dựng bài ( 5lần/ tuần- / 10 lần trở lên/tuần)

Vô lễ với giáo viên, nói tục
Được tuyên dương trước toàn trường (nhà trường tuyên dương)
Quay cóp, trao đổi bài trong các kì thi bị giáo viên giám sát nhắc nhở.
Cán bộ lớp nếu vi phạm các lỗi trên hoặc không trừ điểm tổ viên
theo nội quy trên sẽ bị trừ gấp đôi.

-15
-20

+5
-20

-5
-15
+5/+8
-50
+10
- 30

Lưu ý: Nội quy có thể được điều chỉnh, thêm hoặc bớt khi trong quá trình
thực hiện có những điều chưa hợp lí.
* Cách xếp loại hàng tuần:
- Nếu học sinh có số điểm trừ < 10 thì xếp loại A.
- Nếu học sinh bị trừ từ 11-20 điểm thì xếp loại B và dọn nhà vệ sinh 1 tuần báo về
cho phụ huynh.
- Nếu học sinh bị trừ 21 – 30 điểm thì xếp loại C và đem 10 kg phân chuồng hoai
mục, dọn nhà vệ sinh 1 tuần, báo cáo với phụ huynh.
- Nếu học sinh bị trừ 31- 40 điểm thì xếp loại D và mang 20 kg phân chuồng hoai
mục, dọn nhà vệ sinh 1 tuần, báo cáo phụ huynh.
- Nếu học sinh bị trừ từ 41 điểm trở lên thì không xếp loại và mang 30kg phân

chuồng hoai mục, dọn vệ sinh 1 tuần, báo cáo phụ huynh.
- Nếu học sinh có điểm số cao nhất, nhì, ba, tư trong tháng sẽ được cộng điểm.
* Cách xếp loại tháng và học kỳ: Chia điểm bình quân giống các tuần, tháng
để xếp loại.

9

-----------------------------------------------------------------------------------------------


BẢNG BIỂU THEO DÕI HOẠT ĐỘNG
BẢNG THEO DÕI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ......TUẦN.......THÁNG.........
TỔ TRƯỞNG:.............
Danh sách
Các lỗi tổ viên vi phạm trong tuần
Điểm Điểm Tổng
thành viên
trừ
cộng
điểm
Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ
của tổ

2
3
4
5
6
7
nhân


Xếp
loại

Tổng điểm trừ và cộng của tổ
BẢNG TỔNG HỢP THÁNG...........TỔ...............
TỔ TRƯỞNG:....................
Danh sách
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
tổ viên
tuần 1
tuần 2 tuần 3 tuần 4

Điểm TB
tháng

Xếp loại tháng ...

10

-----------------------------------------------------------------------------------------------


2.3.3. Đa dạng nội dung sinh hoạt trong 15 phút đầu giờ:
Để khích lệ tinh thần học tập của học sinh, tạo động lực học tập cho các em,
trong giờ 15 phút, tận dụng máy chiếu đa năng tại lớp học, tôi đã trình chiếu cho
các em xem hình ảnh, những câu chuyện, những bản nhạc hay có ý nghĩa hoặc

những học sinh cũ của trường nay đã thành đạt trong cuộc sống.
Chẳng hạn: giới thiệu hình ảnh về em Quách Văn Luận, người từng đạt giải
nhất cuộc thi “Âm vang xứ Thanh ”, cựu sinh viên trường Đại học Bách Khoa, hiện
nay đang làm việc tại tập đoàn lớn của Nhật; hình ảnh em Lê Viết Hiệu, học sinh cũ
của tôi chủ nhiệm hiện đang làm tại tập đoàn ô tô Nissan- Nhật Bản...
Hoặc những câu chuyện: “Thành công chẳng ở đâu xa”, “Một bí quyết thành
công”, “Dũng cảm bước lên phía trước một bước”, “Ước mơ thời niên thiếu”…
Những hình ảnh đó đã tác động trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm của các em
thể hiện ở những tiếng trầm trồ, xuýt xoa, những ánh mắt ngưỡng mộ. Tôi thấy rất
rõ sự tác động mạnh mẽ của những nhân vật có thực, những tấm gương học sinh cũ
của nhà trường đã thành đạt.
Điều cốt lõi là sau mỗi hình ảnh, mỗi câu chuyện, tôi đã đặt những câu hỏi để
các em suy nghĩ, trình bày quan điểm và rút ra bài học. Chẳng hạn: Theo các em,
thành công của anh Quách Văn Luận có được nhờ vào điều gì? Em học tập được gì
từ anh Quách Văn Luận? Em có suy nghĩ gì về con đường thành công và bí quyết
thành công của Jim Ceter? (trong “Một bí quyết thành công”), hay : Em học được
điều gì từ câu chuyện “Ước mơ thời niên thiếu”?.....
Việc đa dạng hóa nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã tạo được tinh thần
phấn chấn, sôi nổi, hào hứng cho học sinh, giúp các em có tâm lí thoải mái, tích cực
cho buổi học. Đồng thời, qua câu trả lời trả lời của các em quan điểm, suy nghĩ đã
được bộc lộ, giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhiều hôm trở thành những cuộc tranh
luận sôi nổi. Những câu chuyện, những bản nhạc,.. có ý nghĩa đó giúp tôi hiểu rõ
hơn học sinh của mình, hiểu những quan điểm, những suy nghĩ, hiểu những ước mơ
đáng trân trọng của các em. Đây cũng là một kênh thông tin để chúng ta động viên,
khích lệ tinh thần học tập của các em để các em nỗ lực, cố gắng trong học tập.
Trong năm học này lớp 10A1 đã có tới 15 em đăng kí tham gia thi “Âm vang
xứ Thanh” cấp trường. Trong đó, em Bùi Khánh Huyền đã được chọn đi tham gia
chương trình “ Âm vang xứ Thanh” tại Đài truyền hình Thanh Hóa và đã đạt thành
tích rất đáng tự hào: giải nhất tuần, giải nhì tháng- có điểm cao nhất và được tham
gia thi quý vào tháng 8/ 2019.


11

-----------------------------------------------------------------------------------------------


Em Bùi Khánh Huyền, học sinh lớp 10A1 rất quyết tâm trong cuộc thi.
2.3.4. Thi đua “Nhóm bạn cùng tiến”:
Ngày nay, kĩ năng làm việc nhóm rất cần thiết. Vì vậy, để nâng cao tinh thần
thi đua học tập, nhất là nâng cao khả năng học tập nhóm, tôi đã cho các em trong
lớp đăng kí “Nhóm bạn cùng tiến” để thi đua học tập và rèn luyện với các bước làm
như sau:
Bước 1: Học sinh đăng kí nhóm(mỗi nhóm gồm 2-3 em, thường là những em
hợp nhau hoặc có thể hỗ trợ nhau trong học tập).
Bước 2: Các nhóm hỗ trợ nhau trong học tập giữa các tuần với các tiêu chí
cụ thể:
- Tích cực hăng say phát biểu bài- xây dựng bài nhiều nhất trong tuần.
- Điểm kiểm tra tốt(gồm kiểm tra miệng và kiểm tra viết)
- Các thành viên tích cực trao đổi bài và hỗ trợ nhau trong việc học.
12

-----------------------------------------------------------------------------------------------


- Các thành viên tiến bộ rõ rệt trong học tập.
Cuối tuần, lớp sẽ xét thành tích của mỗi nhóm để xác định nhóm xuất sắc.
Bước 3: Tổng hợp những thành tích của các nhóm bạn cùng tiến theo từng
tuần và trong cả đợt thi đua.
Kết quả đạt được: Lớp đã chọn được những nhóm bạn xuất sắc qua từng
tuần. Đặc biệt, ở những nhóm học tập, học sinh đã tích cực giảng bài cho nhau

trong những giờ ra chơi, 15 phút đầu giờ hoặc trao đổi nhau qua tin nhắn. Đồng
thời học sinh còn gửi cho nhau những đường link học tập qua mạng để học trực
tuyến. Đây là sự hỗ trợ, chia sẻ nhau rất đáng khích lệ và biểu dương.

Các nhóm đạt thành tích trong đợt tuần thi đua
2.3.5. Lập nhóm trên Messenger hỗ trợ trong quản lý và phát động phong
trào thi đua của lớp:
Mạng xã hội nếu biết sử dụng đúng cách sẽ đem đến cho chúng ta rất nhiều
hữu ích. Ngày nay, hầu hết phụ huynh và học sinh đều có máy tính, có điện thoại di
động và đều biết sử dụng mạng Internet. Hầu hết phụ huynh và học sinh đều có có
nick facebook. Vì vậy, quan facebook tôi đã lập lên nhóm “ Phụ huynh 10A1” và
nhóm “10A1-THPT Lê Lai” để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin hỗ trợ cho
13

-----------------------------------------------------------------------------------------------


quá trình quản lý lớp và khuyến khích phong trào thi đua học tập và rèn luyện của
học sinh.
* Nhóm “Phụ huynh 10A1”: gồm các phụ huynh của học sinh lớp. Nhóm
được thành lập để việc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh được dễ
dàng, đầy đủ hơn. Nếu gọi điện chỉ có thể trao đổi cá nhân và lại khá tốn kém về
tiền bạc vì khi gọi điện trao đổi với phụ huynh không phải chỉ 5-10 phút mà còn có
khi lên đến cả tiếng đồng hồ. Bởi vậy, nhóm phụ huynh trên Mesenger sẽ giúp giáo
viên chủ nhiệm cung cấp cái nhìn toàn cảnh về hoạt động học tập của học sinh trên
lớp, đồng thời, vừa có thể trao đổi với từng phụ huynh (nhắn tin riêng) vừa có thể
trao đổi với phụ huynh cả lớp (nhắn trên nhóm chung). Qua nhóm, giáo viên chủ
nhiệm có thể bàn bạc và nhờ phụ huynh cùng nhắc nhở các em học hành.
Tuy nhiên, việc thông tin những hình ảnh về trường lớp phải chừng mực, có
tác dụng hữu ích, giáo viên chủ nhiệm không thể thông tin tùy tiện, tràn lan phản

tác dụng.
Cung cấp thông tin buổi học để phụ huynh hỗ trợ nhắc nhở học sinh nghiêm
túc trong học tập:

14

-----------------------------------------------------------------------------------------------


Sử dụng nhóm để thông tin kịp thời cho phụ huynh:

15

-----------------------------------------------------------------------------------------------


* Nhóm “10A1-THPT Lê Lai”: gồm học sinh của lớp. Nhóm được thành lập
để việc trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh được dễ dàng hơn như: giáo
viên thông báo tin tức, nhắc nhở các em trong học tập, và nề nếp,nhắc nhở các em
dùng từ ngữ đúng đúng đắn, phù hợp khi nhắn tin cho người khác và trên mạng xã
hội. Đối với học sinh, nhóm lớp giúp các em có thể hỏi han, trao đổi với nhau, đưa
thông tin xếp loại của tổ lên nhóm trước giờ sinh hoạt thứ 7, thậm chí các em còn
có lúc lời qua tiếng lại với nhau và gọi cô can thiệp... Tất cả những tin nhắn ấy đều
hữu ích vì nó giúp giáo viên chủ nhiệm gần gũi với các em, hiểu các em hơn, nắm
bắt tình hình của lớp dễ dàng hơn. Điều đó đã giúp giáo viên chủ nhiệm có những
can thiệp hoặc điều chỉnh công tác chủ nhiệm đúng lúc, hợp lí hơn.
Cũng như nhóm của phụ huynh, việc thông tin và hình ảnh về trường lớp
phải chừng mực, có tác dụng hữu ích, không thể thông tin tùy tiện, tràn lan phản tác
dụng. Giáo viên chủ nhiệm cần nhắc nhở học sinh khi các em quá lời, hoặc bàn tán
những chuyện ngoài lề một cách thái quá.


16

-----------------------------------------------------------------------------------------------


Một số hình ảnh chụp lại từ nhóm “10A1-THPT Lê Lai”:

17

-----------------------------------------------------------------------------------------------


2.3.6. Rèn luyện kĩ năng cho học sinh qua hoạt động dã ngoại, trải
nghiệm:
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ phát động phong trào thi đua học tập trên lớp
mà còn tổ chức nhiều hoạt động thực tế, hoạt động dã ngoại để các em được trải
nghiệm. Từ đó hình thành những phẩm chất cần thiết như mạnh mẽ, năng động, tự
chủ và tích cực. Đặc biệt rèn luyện cho các em tinh thần tập thể, - những kỹ năng
xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này như: kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng hòa nhập,... tạo thêm động lực và tinh thần thoải mái nhất
cho các em sau những giờ học căng thẳng. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động tập
thể, thầy và trò có thêm sự giao lưu, gắn kết và những kỷ niệm đẹp.
Các hoạt động dã ngoại, trải nghiệm phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu,
được sự hỗ trợ và quản lý cùng của phụ huynh, phải an toàn cho học sinh và phải
có ý nghĩa rèn luyện cho các em.
Một số hình ảnh về hoạt động leo núi, thi nước thịt của học sinh lớp 10A1
trong cuộc dã ngoại tại làng Miềng- Phúc Thịnh- Ngọc Lặc giúp các em gần gũi
với thiên nhiên, có kĩ năng leo núi, biết nỗ lực vượt qua khó khăn, có kĩ năng nấu
nướng nhất định:


18

-----------------------------------------------------------------------------------------------


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với những giải pháp trên, trong năm học 2018-2019 công tác chủ nhiệm của
tôi đã đạt được những thành tích nhất định:
- Lớp 10A1: Đạt lớp tiến tiến xuất sắc cả năm.
- Giáo viên chủ nhiệm: đạt chủ nhiệm xuất sắc.
- Thành tích của lớp tiến bộ rõ rệt với 100% học sinh đạt hạnh kiểm tốt; học
lực: Giỏi 35,1%, Khá 62,1%, Trung bình 2,8%.

Giấy khen của lớp 10A1

Giáo viên chủ nhiệm xuất sắc được Nhà trường ghi nhận
19

-----------------------------------------------------------------------------------------------


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đối với người giáo viên, công tác giảng dạy đã rất nhọc nhằn, vất vả, công tác
chủ nhiệm lại càng vất vả hơn. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm vừa phải dạy tốt bộ môn
của mình lại vừa phải quản lý, tổ chức tốt học sinh lớp chủ nhiệm. Thời đại công
nghệ thông tin đã tác động rất lớn đến quan điểm, lối sống của các em khiến không
ít em lệch lại trong suy nghĩ, trong nhân cách, nhiều học sinh đi học nhưng không
có mục tiêu, không lí tưởng. Vì thế, công tác chủ nhiệm lại càng khó khăn hơn.

Những khó khăn ấy đặt nặng lên đôi vai giáo viên chủ nhiệm. Cho nên, giáo
viên chủ nhiệm phải là người truyền lửa, là người định hướng, khích lệ tinh thần
học tập của các, vì học tập là một trong những con đường ngắn nhất đến với thành
công của các em và chỉ có rèn luyện mới tạo nên những nhân cách tốt. Tinh thần
hiếu học- hăng say học tập và rèn luyện cũng là một truyền thống tốt đẹp của con
người Việt Nam. Vì lẽ đó, trong quá trình chủ nhiệm, tôi cũng cố gắng gửi hết tâm
huyết vào các em với mong muốn khơi dậy tinh thần hiếu học qua phong trào thi
đua học tập và rèn luyện.
Những giải pháp nâng cao phong trào học tập và rèn luyện của tôi phù hợp với
lớp 10A1 trường THPT Lê Lai và cũng rất hữu ích đối với các giáo viên chủ nhiệm
khác. Vì vậy, tôi đã phổ biến những giải pháp đó đến với các giáo viên chủ nhiệm
cùng trường. Thành công của lớp 10A1 trong năm học cũng khiến tôi mạnh dạn
chia sẻ các giải pháp này với mong muốn phần nào đó giúp cho các giáo viên chủ
nhiệm có những biện pháp đa dạng hơn trong quá trình chủ nhiệm.
Điều cuối cùng tôi muốn nói là, dù dùng biện pháp gì đi nữa thì vẫn cần nhất ở
giáo viên chủ nhiệm một tấm lòng nhiệt tình, có trách nhiệm, có tâm huyết với các
em học sinh. Hãy coi các em như những đứa con của mình. Hãy vui cùng, buồn
cùng các em, hãy gần gũi các em để hiểu và chia sẻ như một người bạn, người anh,
người chị, người mẹ, người cha mà các em tin tưởng. Đó là bí quyết thành công
trong công tác chủ nhiệm.
3.2. Kiến nghị: không.
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
của cá nhân tôi. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Người viết


Trương Thị Lan
20

-----------------------------------------------------------------------------------------------



×