SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH, SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN CHO CÁC
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
Người thực hiện: Lê Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn
THANH HÓA, NĂM 2019
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Trang
1
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
1
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2
3
2.1.1.Vị thành niên là gì?
3
2.1.2.Vì sao cần phải chăm lo giáo dục, tuyên truyền SKSS
VTN?
3
2.1.3.Tác hại của việc quan hệ tình dục tuổi VTN
3
2.1.4.Vị Thành niên cần có kiến thức gì về sức khỏe sinh sản ?
4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3.Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên dưới
hình thức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
5
2.3.2.Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên dưới
hình thức sinh hoạt cuối tuần
7
2.3.3.Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền SKSS VTN
9
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
17
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
2
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Ý nghĩa
1
SKSS
Sức khỏe sinh sản
2
VTN
Vị Thành Niên
3
ĐVTN
Đoàn viên thanh niên
3
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Trẻ vị thành niên (VTN) là nhóm người ở lứa tuổi từ 10-19 tuổi, chiếm 1/3
dân số. Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngành Giáo dục kể cả giáo
dục chính quy và không chính quy đều đã thực hiện giáo dục dân số, giáo dục gia
đình, giáo dục giới tính ở các bậc học và loại hình trường lớp khác nhau. Tuy vậy
những cố gắng này vẫn còn hạn chế. Các nội dung giáo dục vấn đề này đưa vào
chương trình còn ít ỏi và thiếu đồng bộ, làm cho các nội dung ít liên kết với nhau.
Hơn nữa các nội dung thường tập trung vào khía cạnh sinh học và kỹ thuật liên
quan đến giải phẫu cơ thể người, hệ thống sinh sản, những thay đổi trong thời kì
dậy thì mà ít đề cập các khía cạnh xã hội và hành vi liên quan đến mối quan hệ
khác giới, hôn nhân và sự tránh thai, các kỹ năng sống như đưa ra quyết định, giải
quyết vấn đề, xác định giá trị, sự thuyết phục trong quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Đây là những vấn cần thiết để chuẩn bị cho thanh thiếu niên đương đầu với
những vấn đề của cuộc sống liên quan đến sức khoẻ sinh sản của họ.
Ở nước ta trẻ vị thành niên có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số
và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị
thành niên (VTN), như vấn đề có thai ngoài ý muốn, tình trạng nạo phá thai cao ở
tuổi VTN, tệ nạn ma tuý, các bệnh lây lan qua đường tình dục ...Theo thống kê của
Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ phá thai cao
nhất thế giới (1,2-1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó 20% thuộc lứa tuổi VTN, thậm
chí có em mới 12 tuổi. Điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam cho thấy
7,6% trong độ tuổi này có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đó là chưa kể tới rất
nhiều ca NPT tại những cơ sở y tế tư nhân nhưng không thể kiểm soát và thống kê
được.[1]
Là một giáo viên, cán bộ Đoàn trường, được trực tiếp giảng dạy và tiếp xúc
với các em HS, tôi nhận thấy các em còn thiếu kiến thức và hiểu biết về giới tính,
SKSS, HIV/AIDS; các nguy cơ có thai ở tuổi VTN do quan hệ tình dục sớm. Do
4
vậy phải nhanh chóng tiến hành công tác giáo dục giới tính, giáo dục SKSS cho trẻ
vị thành niên nói chung và đặc biệt là các em học sinh ở lứa tuổi THPT .
Với mục đích giúp các em HS, giáo viên, những người làm việc với trẻ vị thành
niên có thêm phương pháp và kiến thức, hiểu biết về giới tính, SKSS tuổi VTN tôi
đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo
dục giới tính, SKSS tuổi vị thành niên cho các đoàn viên thanh niên trường
THPT Triệu Sơn 1 ” để thực hiện trong năm học 2018 – 2019.
1.2.Mục đích nghiên cứu
- Tuyên truyền, giáo dục cho HS, giáo viên,phụ huynh về giới tính, SKSS tuổi
VTN, giúp các em HS bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh xa được các tệ nạn xã hội.
Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản để HS có
thể ứng phó được với các tình huống bất ngờ xảy ra trong cuộc sống.
- Đạt được mục tiêu giáo dục theo định hướng của UNESCO: Học để biết, học
để làm, học để chung sống với người khác, học để tự khẳng định mình.
- Tạo ra sự hứng thú, tích cực, chủ động trong hoạt động học tập và rèn luyện
của HS. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy và học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp trong việc thực hiên công tác giáo dục giới tính, SKSS tuổi
VTN.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu tài liệu, sách, tạp chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu…
làm cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra các giải pháp ứng dụng thực tế hiệu quả.
- Phương pháp điều tra:
Phỏng vấn, trò chuyện với HS lớp 11C9,11C3,12B5 để tìm hiểu về tình hình
HS, trao đổi với phụ huynh ở những trường hợp đặc biệt.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại
khóa, các giờ chơi… để tìm hiểu những biểu hiện hành vi của HS.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Theo dõi hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi của HS để tìm hiểu kĩ về trình
độ, khả năng nhận thức, những kĩ năng sống được biểu hiện và vận dụng trong
thực tế giao tiếp.
- Phương pháp thống kê toán học:
Lập bảng biểu, thống kê, phân tích, xử lí các số liệu của đề tài, giúp đánh giá
vấn đề chính xác, khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm.
-
5
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1.Vị Thành Niên (VTN) là gì?
- Là người đang chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành. Tuổi từ 10 - 19
tuổi (Theo WHO) và chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: 10 tuổi - 13 tuổi.
Giai đoạn giữa: 14 tuổi - 16 tuổi.
Giai đoạn sau: 17 tuổi - 19 tuổi.
Mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt sinh học của cơ thể, chia làm 2 giai đoạn:
+) Giai đoạn tiền dậy thì.
+) Giai đoạn dậy thì hoàn toàn:
* Với nữ khoảng 13 - 14 tuổi đánh dấu bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên
* Với nam khoảng 14 - 15 tuổi, đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu
tiên.[2]
2.1.2. Vì sao cần phải chăm lo giáo dục, tuyên truyền SKSS VTN?
- Đây là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều những thay đổi trong
tâm sinh lý.
- Giai đoạn quan trọng trong việc định hình nhân cách để làm chủ bản thân về
những hành vi tình dục, những kiến thức chăm sóc bảo vệ sức khỏe sinh sản sau
này.
- Vị thành niên ngày nay có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận với thông tin, kiến
thức mới, hiện đại nhưng cũng phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa đến sức
khỏe như:
+ Thông tin, hình ảnh mang tính kích động, sai lệch.
+ Tệ nạn xã hội như: rượu, ma túy, mại dâm.
+ Chưa có kinh nghiệm, kỹ năng sống:
6
+ Dễ bị lạm dụng, ép buộc.
+ Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử quan hệ tình dục.
+ Không biết cách phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục khi
có quan hệ tình dục
- Chương trình giáo dục giới tính, tình dục trong gia đình, nhà trường và xã hội
còn hạn chế.
- Bản thân các em HS còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về sức khỏe sinh
sản vị thành niên.
2.1.3. Tác hại của quan hệ tình dục ở tuổi VTN
- Tâm lý - Xã hội: Trí tuệ không phát triển đầy đủ do tâm trạng bất ổn, lo lắng
hoặc bực bội. Không tập trung học tập, giảm trí nhớ. Đánh mất những cơ hội học
tập, phát triển nghề nghiệp (nếu có thai và sinh con sớm) . Không đảm bảo kinh tế
cho việc nuôi con . Không tìm thấy hạnh phúc thật sự.
- Sức khỏe : Có thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng biện pháp tránh thai
(BPTT). Để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài như: Mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục, viêm nhiễm phụ khoa, tai biến nạo hút thai, con nhẹ cân, sinh khó
có thể dẫn đến tử vong cả mẹ và con hoặc vô sinh .
2.1.4. Vị Thành niên cần có kiến thức gì về sức khỏe sinh sản ?
- Biết những thay đổi cơ thể và tâm sinh lý để đối mặt và đón nhận nó một cách
tích cực.
- Biết cách vệ sinh cơ quan sinh dục
- Phân biệt thế nào là tình bạn và tình bạn khác phái.
- Phân biệt giữa tình yêu và tình dục.
- Hậu quả của quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
- Kỹ năng sống. [3]
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Trong năm học 2018 -2019 , Ban Giám Hiệu trường THPT Triệu Sơn 1 đã giao
cho Đoàn trường lên kế hoạch thực hiện công tác giáo dục SKSS VTN cho các
ĐVTN trong nhà trường. Bước đầu, Đoàn trường đã thực hiện một bài thi khảo sát
kiến thức,sự hiểu biết của các ĐVTN về vấn đề này.
Bài khảo sát kiến thức về giới tính, SKSS VTN năm học 2018 - 2019
ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
CÂU HỎI KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ GIỚI TÍNH, SKSS VTN
Họ và tên:……………………………………………Chi đoàn:…………….
Lưu ý: 1-10 : 5 điểm; 11-15: 5 điểm; 16 : 25 điểm.
Câu 1 : Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã bước vào
tuổi dậy thì chính thức?
A. Lớn nhanh, cơ bắp phát triển.
B. Ria mép phát triển.
7
C. Vỡ giọng.
D. Xuất hiện “giấc mơ ướt” (xuất tinh lần đầu).
Câu 2 : Sự thụ tinh xảy ra ở đâu?
A. Tử cung.
B.Âm đạo.
C. 1/3 phía trên ống dẫn trứng.
D.Ở bất cứ điểm nào trên đường ống
dẫn trứng.
Câu 3 : Dưới góc độ sinh lý học, tuổi dậy thì là
A. thời kỳ trưởng thành sinh dục.
B. một giai đoạn trong đời của con người.
C. một giai đoạn khó phân biệt được trong đời cá thể.
D. thời kỳ trưởng thành nhất của con nguời.
Câu 4 : HIV tấn công vào loại tế bào nào trong cơ thể?
A. Tế bào biểu bì.
B. Tế bào hồng cầu.
C. Tế bào tiểu cầu.
D.Tế bào Limpho T.
Câu 5: Biện pháp tránh thai nào sau đây có tác dụng bảo vệ kép?
A. Bao cao su
B. Thuốc tránh thai
C. Xuất tinh ngoài âm đạo.
D. Đặt vòng tránh thai.
Câu 6: Trong giai đoạn dậy thì, ở học sinh nữ xảy ra những biến đổi thể chất như
thế nào?
A. Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, thanh quản mở rộng vỡ tiếng.
B. Nổi mụn trứng cá, xương hông rộng ra, cơ ngực vai đùi phát triển.
C. Tuyến vú phát triển, xương hông rộng ra, tử cung lớn và dày hơn.
D. Tử cung lớn và dày hơn, nổi mụn trứng cá, xuất hiện ria mép.
Câu 7: : Mang thai ở tuổi vị thành niên có những nguy cơ nào sau đây?
A. Gây tác hại xấu đến những đứa trẻ sơ sinh.
B. Đẻ non cao hoặc sinh ra những đứa trẻ quá nhẹ cân.
C. Các vấn đề về y tế và có nguy cơ tử vong cao ngay sau sinh.*
D. Đẻ non và dễ tử vong
Câu 8 Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về tình bạn
khác giới?
A. Không thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới.
B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức ngụy trang cho tình yêu.
C. Tình bạn khác giới có thể là khởi đầu của tình yêu.
D. Luôn có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới.
Câu 9:Độ tuổi vị thành niên là:
A. từ 6 đến 9 tuổi
B. từ 10 đến 19 tuổi *
C. từ 20 đến 25
D. từ 6 đến 25 tuổi.
Câu 10:Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một tình bạn
tốt ?
A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau.
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C. Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thích.
D. Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết để cảm thông với
8
nhau.
Câu 11 : Ở tuổi vị thành niên, phương pháp phòng tránh thai nào hiệu quả nhất?
A. Dùng thuốc tránh thai
B. Dùng bao cao su.
C. Đặt vòng
D. Không quan hệ tình dục.
Câu 12 : Các bệnh nào lây truyền qua đường tình dục?
A. Sốt virut, sốt xuất huyết.
B. Viêm gan A.
C. Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS
D. Bệnh lao.
Câu 13: Việc uống thuốc tránh thai hằng ngày có tác dụng gì?
A. Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
B. Ngăn không cho trứng chín và rụng.
C. Cản trở sự hình thành phôi.
D. Cản trở sự phát triển phôi.
Câu 14: Để xác định phụ nữ có thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác
định sự có mặt của hooc môn nào?
A. LH
B. progesterone
C. HCG.
D. Ơstrogen.
Câu 15: AIDS là từ viết tắt có nghĩa là:
A. Bệnh khả năng miễn dịch.
B. Bệnh suy giảm miễn dịch.
C. Hội chứng suy giảm miễn dịch.
D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.
Câu 16 : Tình huống :Thanh, một cô gái xinh đẹp, 16 tuổi và đã có bạn trai là
người ở cùng xóm. Tháng trước sau khi dự sinh nhật bạn vào buổi tối, Thanh
và bạn trai đã dẫn nhau trò chuyện ở nơi khung cảnh vắng vẻ, vì không làm
chủ được bản thân, hai bạn đã đi quá giới hạn cho phép. Tháng này không có
kinh nguyệt, Thanh đã hốt hoảng không biết mình phải làm gì. Nếu trong
trường hợp như Thanh bạn phải làm gì?
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Điểm..............
Kết quả tổng hợp :
Số lượng ĐVTN
1210
Phần trăm
Đánh giá
Điểm < 30
347
28,69
Không hiểu
Điểm từ 30 đến < 60
520
42,97
Chưa hiểu rõ
343
28,34
Đã hiểu rõ
Điểm
≥
60
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy thực tế vẫn còn nhiều các ĐVTN trường
THPT Triệu Sơn 1 chưa nắm rõ các kiến thức về SKSS cũng như cách xử lý tình
9
huống bất ngờ liên quan đến SKSS. Vì vậy công tác giáo dục giới tính , SKSS cho
các ĐVTN cần phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời.
2.3.Các giải pháp đã được sử dụng giải quyết vấn đề
Với cương vị là phó bí thư Đoàn trường THPT Triệu Sơn 1, trong năm học
2018 -2019 tôi được BCH Đoàn trường giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và triển
khai công tác giáo dục giới tính, SKSS tuổi VTN cho các ĐVTN trong nhà trường.
Từ quá trình thực hiện, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục giới tính, SKSS VTN cho các ĐVTN như sau:
2.3.1.Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niêndưới hình thức sinh
hoạt ngoài giờ lên lớp
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Thời gian Chủ đề hoạt động
Tháng 10
Bình đẳng giới
Giáo viên
Học sinh
- Bài giảng về chủ đề
bình đẳng giới
-Câu hỏi thảo luận về
BĐG
-Tiểu phẩm “ Con
trai – Con gái”
-Các câu hỏi thảo
luận
Tháng 4
Chống xâm hại
tình dục
-Bài giảng về chống
xâm hại tình dục
-múa “ Hãy sống như
những đóa hoa”
Bước 2: Thực hiện
NỘI DUNG 1 : BÌNH ĐẲNG GIỚI
-
Thời gian: Giờ chào cờ, tuần 2, tháng 10,năm 2018.
Người thực hiện : Đoàn trường,Ban nữ công và Chi đoàn 11 C7
Nội dung: Đoàn trường chuẩn bị bài giảng Bình Đẳng giới,Chi đoàn 11
C7 chuẩn bị tiết mục kịch “ Con trai – con gái’’, tiết mục giáo viên hát
tốp ca Cô gái mở đường.
10
PHẦN 1: Bài viết tuyên truyền về Bình Đẳng Giới
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện
và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là
bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong
việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc
biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới
trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối
xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là
tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp
phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây
dựng thể chế gia đình bền vững.
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung
luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật
hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…
mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như: Công
ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước Liên hiệp
quốc về Quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá
phổ biến trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian
làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được
coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện
ngoài xã hội. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình
thường được coi là “thiên chức” của người phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Ở vùng
đồng bào dân tộc, phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia
đình. Những người đàn ông thường dành thời gian cho việc làng, việc nước, họ
hàng, rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao
động và sự vất vả đều đè lên đôi vai của người phụ nữ.
Nguyên nhân trên là do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và
bình đẳng giới. Còn có quan niệm cho rằng, bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ
và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ
của phụ nữ và của Hội phụ nữ Việt Nam. Nhận thức mang tính định kiến giới vẫn
còn tồn tại trong xã hội.
Để đẩy mạnh việc thực hiện bình đẳng trong các gia đình với chủ đề: “Chung
tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”, chúng ta cần làm tốt những
thông điệp tuyên truyền sau:
1. Hướng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên
cơ sở giới năm 2019.
2. Hưởng ứng ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.
11
3. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!
4. Chung tay xây dựng một xã hội không còn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em
gái.
5. Bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
6. Hãy lên tiếng khi bạn chứng kiến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
7. Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là vi phạm pháp luật.
8. Hãy hành động để chấm dứt ngay bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
PHẦN 2: Câu hỏi thảo luận :Bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, chống
lại đàn ông. Bạn có suy nghĩ gì về quan điểm này?
PHẦN 3: Vở kịch “ Con trai – con gái”
Hoạt động thực tế
Trưởng ban nữ công đọc bài tuyên
truyền về Bình Đẳng giới
Học sinh thảo luận về chủ đề Bình Đẳng
Giới
Tốp ca giáo viên : Cô gái mở đường
Vở kịch : Con trai con gái của chi
đoàn 11 C7
NỘI DUNG 2 : CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
12
-
Thời gian: Giờ chào cờ, tuần 3, tháng 4,năm 2019.
Người thực hiện : Đoàn trường và Chi đoàn 12 B5.
Nội dung: Đoàn trường chuẩn bị bài giảng về Chống xâm hại tình
dụcChi đoàn 11C1 chuẩn bị tiết múa‘Hãy sống như những đóa hoa”
PHẦN 1: Tìm hiểu về xâm hại tình dục đối với trẻ em
Khái niệm:“Xâm hại tình dục trẻ em là một hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt
động liên quan đến tình dục mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu),
hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này hoặc
các hành vi đó vi phạm đến luật pháp hay các giá trị văn hóa của cộng đồng
sở tại” (UNICEF).
Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em
- Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 20112015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Trung bình, cứ 8 giờ trôi qua
lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, con số này chỉ là những vụ việc
được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý
do nào đó đã không được thống kê (Nguồn Internet).
- Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em có thể là bất cứ ai thuộc mọi giới tính, mọi
quốc gia, mọi lứa tuổi.
Hậu quả:
Trẻ bị xâm hại tình dục thường bị tổn thương nặng nề cả về thể chất và tâm
lí trong một thời gian dài.
Cơ thể
Tâm lí
- Tổn thương bộ phận sinh dục hay hậu - Cảm giác tội lỗi
môn
- Cảm giác lo lắng, sợ hãi
- Mang thai (đối với em gái)
- Cảm giác tuyệt vọng, có ý định tự tử
- Mắc bệnh lây qua đường tình dục
- Tự làm tổn thương mình
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Cảm giác tức giận
- Ngoài ra: đau bụng, đau đầu, mất - Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc
ngủ…
xâm hại tình dục người khác
Thủ đoạn phổ biến của kẻ xâm hại tình dục trẻ em:
(Trích “Tài liệu hướng dẫn phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em” – World Vision)
Xâm hại tình dục trẻ em không phải là việc xảy ra ngẫu nhiên do một người lạ thực
hiện. Thủ phạm đã dành nhiều thời gian để tạo dựng mối thân thiết với trẻ đôi khi là cả
với gia đình trẻ. Quá trình này được gọi là “quá trình dụ dỗ”, bao gồm:
Bước 1: Nhắm đối tượng
Đây là bước thủ phạm xác định đối tượng để xâm hại. Thủ phạm thường
nhắm đến những trẻ dễ bị tổn thương.
13
Bước 2: Xây dựng niềm tin
Thủ phạm tạo niềm tin ở trẻ như: chia sẻ sở thích, tặng quà và kết bạn.
Bước 3: Tạo bí mật
Thủ phạm xây dựng bí mật riêng với trẻ và sử dụng mưu mẹo để thuyết phục trẻ giữ lời
hứa hoặc đe dọa, ép buộc trẻ để trẻ không tiết lộ hoặc không nói với ai.
Bước 4: Hành động leo thang
Thủ phạm tiến hành giới tính hóa quan hệ với trẻ. Thủ phạm thường nói
chuyện hướng đến các vấn đề quan hệ tình dục nam nữ và chia sẻ những tài liệu
đồi trụy khiến trẻ trở nên “mất cảnh giác”.
Bước 5: Thực hiện/ xâm hại: Đây là giai đoạn thủ phạm tiến hành xâm hại trẻ.
PHẦN 2: Thảo luận cách ứng phó với xâm hại tình dục cho HS
Những cách ứng phó nên hay không nên sử dụng:
- Phớt lờ: coi như không có chuyện gì. -> Đây là cách thức được nhiều người sử
dụng nhất nhưng thực tế, hành động đó không tự biến mất.
- Chối bỏ: Tự nhủ với bản thân rằng họ chỉ đùa, vô tình, đang tán tỉnh mình; mình
nhạy cảm quá… -> Sử dụng cách thức này chỉ làm cho mình cảm thấy thoải mái hơn
một chút về tinh thần chứ không thay đổi được thực tế.
- Né tránh: xin nghỉ; xin chuyển lớp; hạn chế những tình huống có nguy cơ phải
đối diện với kẻ quấy rối. -> Cách thức này không bền vững và sẽ gây ra rất nhiều
bất tiện trong cuộc sống của các em.
- Tham gia: Thành kẻ hưởng ứng và cũng đi quấy rối người khác. ->Nhiều bạn đã
sử dụng cách này để làm cho mình cảm thấy an toàn hơn nhưng trên thực tế hành
vi của các em là sai lầm.
- Đương đầu: -> Hành vi đó không chấp nhận được. Đây là cách ứng phó tích cực
đòi hỏi các em cần có sự dũng cảm và luyện tập trước kỹ năng ứng biến.
- Báo cáo: Báo cáo những hành vi này với những người có trách nhiệm. ->Đây
cũng là hình thức ứng phó tích cực; giải quyết vấn đề một cách bền vững và có thể
ngăn ngừa sự lặp lại trong tương lai.
=>Tóm lại: để an toàn, tránh bị xâm hại tình dục, HS cần phải nâng cao ý
thức cảnh giác trước hành vi xâm hại tình dục, bình tĩnh, khôn khéo thoát ra khỏi
tình huống nguy hiểm và cần phải báo ngay với người thân, cơ quan chức năng để
có hình thức can thiệp, xử lý, tuyệt đối không được thỏa hiệp, làm theo yêu cầu của
kẻ xâm hại sau khi bị hành vi xâm hại tình dục.
PHẦN 3:Tiết mục múa “ Hãy sống như những đóa hoa”
Hoạt động thực tế
14
Tuyên truyền Chống xâm
hại tình dục
Thảo luận về chủ đề
chống xâm hại tình dục
Tiết mục văn nghệ Hãy
sống như những đóa hoa
của 11C1
2.3.2. Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niêndưới hình thức sinh
hoạt cuối tuần
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Thời gian Chủ đề hoạt động
Giáo viên
Tháng 3
Giáo dục giới tính
Học sinh
- Nội dung tư vấn: - Câu hỏi về giới tính
Giới tính và sức khỏe
sinh sản vị thành niên - Các câu hỏi về sức
khỏe sinh sản vị
- Tranh ảnh minh họa thành niên
Bước 2: Thực hiện
-
Thời gian: Giờ sinh hoạt cuối tuần, tuần 1, tháng 3,năm 2019.
Giáo án : Đoàn trường chuẩn bị dưới dạng pownpoint
Người thực hiện : Giáo viên chủ nhiệm các lớp
Nội dung : Giáo dục giới tính
15
Hoạt động 1: Thảo luận về giới tính
(GV trao đổi với HS về vấn đề giới tính qua hình thức đặt các câu hỏi để HS trả lời).
Câu hỏi 1: Em hiểu giới tính(3) là gì?
Trả lời:- Giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và
nữ. Những đặc điểm ấy giúp ta phân biệt được dễ dàng giữa giới nam và giới nữ.
- Giới tính hình thành từ 2 nguồn gốc.
+ Sinh học: nam là nhiễm sắc thể XY, nữ là XX. Nhiễm sắc thế quy
định tình trạng nam nữ là Y và X .
+ Nguồn gốc thứ hai là từ xã hội: Tình cảm, ý thức nó hình thành qua
giao tiếp dưới ảnh hưởng của giáo dục xã hội.
Câu hỏi 2: Tuổi dậy thì(4) là giai đoạn nào của con người? Dấu hiện của tuổi dậy thì?
Trả lời: - Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em phát triển thành
người lớn và có khả năng sinh sản.
- Tuổi bắt đầu dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia làm hai giai
đoạn nhỏ:
Một số dấu hiệu :
Ở nam
Ở nữ
- Lớn nhanh, cao vọt.
- Lớn nhanh.
- Vỡ tiếng, giọng ồm.
- Thay đổi giọng nói.
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu.
- Mọc lông mu, lông nách.
- Cơ bắp phát triển.
- Vú phát triển, hông nở rộng.
- Cơ quan sinh dục to ra.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển. - Xuất hiện mụn trứng cá.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Bộ phận sinh dục phát triển.
- Xuất tinh lần đầu
- Bắt đầu hành kinh.
(5)
- Cơ quan sinh dục
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết quá trình thụ thai được diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận,
đưa vào ống dẫn trứng và di chuyển về phía
tử cung. Nếu trứng gặp được tinh trùng, sẽ
xảy ra sự thụ tinh để tạo thành hợp tử.
- Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi
đến tử cung sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung
dày xốp và xung huyết để làm tổ và phát triển
thành thai.
16
Hoạt động 2: Thảo luận về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
(GV trao đổi với HS qua hình thức đặt câu hỏi để HS trả lời).
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết những nguy có thể gặp phải nếu quan hệ tình dục sớm?
Trả lời: Quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên gây ra nhiều tác hại như:
có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, lây nhiễm các bệnh lây qua
đường tình dục,… gây nên những hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh
thần như: tử vong, vô sinh, tự ti, mặc cảm, tinh thần suy sụp, bỏ học, kết hôn sớm
và chịu rất nhiều áp lực khác từ phía gia đình và xã hội…
Câu hỏi 2: Tuổi vị thành niên nếu mang thai sẽ gặp phải những nguy hiểm gì?
Trả lời: - Trẻ vị thành niên chưa phát triển toàn diện về thể chất.Sinh con lần đầu
có rủi ro cao. Xương chậu còn nhỏ nên đẻ khó và con dễ bị ngạt. Khi đẻ dễ bị mất
máu, nhiễm trùng hoặc tử vong mẹ hoặc con hoặc cả hai.
- Nữ vị thành niên mang thai dễ có nguy cơ sẩy thai, đẻ non, lưu thai nhiều
hơn so với những người đã trưởng thành; có nguy cơ bị nhiễm độc thai nghén ảnh
hưởng đến tính mạng. Con của các bà mẹ vị thành niên thường thiếu cân và nguy cơ
tử vong cao hơn rất nhiều so với con của các bà mẹ đã trưởng thành.
Câu hỏi 3:Nguy cơ, hậu quả của việc nạo phá thai (6)?
Trả lời:-Có thể bị choáng do đau, do sợ hoặc do chảy máu nhiều.
-Dễ chảy máu nhiều do cổ tử cung nhỏ, khó cặp.
- Thủng tử cung: thủng tử cung nhỏ có thể điều trị bảo tồn. Nếu thủng rộng,
chảy máu trong, có thương tổn ruột…thì phải mổ. Trường hợp phải cắt tử cung khi
chưa có gia đình là một tổn thất không có gì bù đắp nổi đối với vị thành niên.
- Những sẹo thủng do nạo được điều trị bảo tồn có thể là nguyên nhân gây
vỡ tử cung khi chuyển dạ.
-Nhiễm trùng, viêm tiểu khung gây đau bụng dưới và ra khí hư, đau khi
giao hợp, đau khi làm việc nặng…
-Hở eo tử cung, gây sảy thai liên tiếp.
-Viêm dính buồng tử cung sẽ gây vô kinh hoặc vô sinh.
-Viêm tắc vòi trứng gây vô sinh.
Câu hỏi 4: Em hãy cho biết các biện pháp để phòng tránh thai?
Trả lời:
- Tránh sinh hoạt tình dục trước hôn nhân là cách chắc chắn nhất bảo vệ không mang
thai và mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.
17
- Sử dụng bao cao su:
+ cho nam giới
+ cho nữ giới.
+ Có tác dụng tránh được việc mang thai các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Dùng thuốc tránh thai
Các phương pháp này có tác dụng
- Dùng thuốc diệt tinh trùng.
tránh thai (không đảm bảo 100%)
- Phương pháp tránh thai ruyền thống
nhưng không tránh được các bệnh lây
+ Tính vòng kinh
qua đường tình dục.
+ Xuất tinh ngoài âm đạo
Nhận xét:Nhấn mạnh cho ĐVTN, cần biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân, sống
có trách nhiệm và có kỹ năng phòng tránh được những điều đáng tiếc xảy ra cho mình.
Hoạt động cụ thể:
Thảo luận về chủ đề giáo dục giới tính của chi đoàn 12B1
2.3.3. Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên
Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Thời gian Chủ đề hoạt động
Giáo viên
Tháng 3
Giáo dục giới tính
Học sinh
- Nội dung tư vấn:
- Câu hỏi về giới tính
Giới tính và sức khỏe
sinh sản vị thành niên - Các câu hỏi về sức
18
- Giao nhiệm vụ cho
ĐVTN khối 10,11,12
khỏe sinh sản vị
thành niên
-Nội dung tiểu phẩm
Bước 2: Lên kế hoạch sơ khảo vòng 1, chọn ra 3 đội chơi theo các khối lớp.
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các đội chơi
Phần 1: Giới thiệu (tối đa 20 điểm)
- Mỗi đội có 03 phút để giới thiệu về đội mình (Gồm 06 thành viên chính
thức). Các đội có thể giới thiệu bằng nhiều cách khác nhau (thơ, hát,tình huống
ngắn,...)
Phần 2: Hiểu biết (tối đa 20 điểm)
- Cả 03 đội sẽ tham gia trả lời nhanh 10 câu hỏi trong 5 phút về các vấn đề
liên quan đến nội dung cuộc thi.
- Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, (suy nghĩ trả lời 1 lần duy nhất)
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
Phần 3: Tài năng ( 30 điểm)
- Mỗi đội có 07 phút để thể hiện tài năng của mình với các hình thức khác
nhau. Số lượng thành viên tham gia tối đa là 10 người.
- Nội dung phần thi tài năng phải đúng chủ đề cuộc thi( theo chủ đề cho
trước )
Phần 4:Hùng biện(30 điểm)
- Mỗi đội của ra 1 học sinh trình bày bài viết luận dưới dạng diễn thuyết
( theo chủ đề cho trước )
Bước 4: Thực hiện
-
Thời gian: Ngày 26/03/2019.
Kịch bản : Đoàn trường chuẩn bị
Người thực hiện : Đoàn trường và các ĐVTN tham gia thi.
Nội dung : Thi tìm hiểu về giáo dục giới tính , SKSS VTN
PHẦN 1: Phần thi chào hỏi
- Khối 10: Thể hiện màn chào hỏi giới thiệu về đội dưới dạng thể loại vè, có liên
19
quan đến vấn đề sức khỏe – kết hợp phong tục ngày xưa – ngày nay.
- Khối 11: Thể hiện màn chào hỏi trong tình huống một đôi bạn học sinh yêu nhau,
rủ nhau đi chơi … bạn trai rủ bạn gái quan hệ tình dục… bạn gái từ chối … =>
Bạn trai chia tay bạn gái vì bạn gái không đồng ý…
- Khối 12: Thể hiện màn chào hỏi dưới dạng tiểu phẩm kết hợp vè giới thiệu các
thành viên có nội dung liên quan, thể hiện phong cách hài hước.
PHẦN 2: Phần thi hiểu biết
PHẦN 3 : Nội dung các tình huống chính HS diễn kịch trong phần thi tình
huống như sau
- Khối 10 :
Hai học sinh nam và nữ yêu nhau. Một hôm hai bạn rủ nhau đi chơi, sau đó bạn
nam đã rủ bạn gái vào nhà nghỉ. Nếu là bạn gái trong tình huống này em xử lí như
thế nào ?
- Khối 11 : Có hai em học sinh nữ trên đường đi học về qua một đoạn đường vắng
vào buổi trưa, hay vào vào buổi tối bị một người đàn ông sàm sở mình. Trong tình
huống này là hai bạn nữ em xử lí như thế nào ?
- Khối 12 :
Một HS khối 12 phát hiện mình có bầu. Là học sinh này em xử lí như thế nào ?
PHẦN 4 : Nội dung phần thi hùng biện :
- Khối 10 : Tình yêu tuổi học đường
- Khối 11 : Quan hệ tình dục tuổi VTN
- Khối 12 : Tảo hôn.
Hoạt động thực tế :
Tuyên truyền về SKSS VTN 26/3/2019
20
Phần thi chào hỏi
Phần thi tìm hiểu kiến thức
Phần thi tài năng
Phần thi tài năng
Phần thi hùng biện
Phần thi hùng biện
21
2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân và nhà trường
Để đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục giới tính, SKSS VTN cho
các ĐVTN của trường THPT Triệu Sơn 1 trong năm học 2018 - 2019, Đoàn
trườngđã thực hiện một bài khảo sát.
Bài khảo sát số 2 về chủ đề giáo dục giới tính, SKSS VTN
ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
Câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên( Bài khảo sát số 2)
Họ tên :............................................................................Lớp......................
(1-30: 3 điểm; 31: 10 điểm)
1.Tuổi dậy thì được đặc trưng bởi những thay đổi về:
a.Nội tiết
b.Hình thái học
c.Tâm sinh lýd. Các câu trên đều đúng
2. Dấu hiệu nào sau đây thường xuất hiện sớm nhất đánh dấu tuổi dậy thì?
a. Phát triển lông mu, lông nách
b.Phát triển tuyến vú
c.Nổi mụn trứng cá
d.Chảy máu kinh
3.Trên lâm sàng, các dấu hiệu của tuổi dậy thì thường bắt đầu xuất hiện
vào khoảng thời gian nào?
a.8-10 tuổi
b.10-12 tuổi
c.12-14 tuổi
d.14-16 tuổi
4.Nguyên nhân nào sau đây có thể gây dậy thì muộn?
a.Hội chứng Turner
b.Tổn thương buồng trứng sau điều trị tia xạ
c.Yếu tố gia đình (di truyền)
d.Các câu trên đều đúng
5. Chọn một câu đúng về định nghĩa của tuổi dạy thì :
a. Xuất hiện dấu hiệu sinh dục phụ.
b. Thấy kinh nguyệt lần đầu.
c. Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang trưởng thành có khả năng sinh sản.
22
d. Cơ thể phát triển nhanh.
6. Chọn một câu xác định tuổi trung bình của thời kỳ dạy thì
a. Từ 12 đến 15 tuổi.
b. Từ 12 đến 16 tuổi.
c. Từ 11 đến 15 tuổi.
d. Từ 11 đến 16 tuổi.
7. Cơ chế khởi động tuổi dạy thì có những tuyến nào tham gia ?
a. Tuyến thượng thận.
b. Tuyến hạ đồi và tuyến yên.
c. Tuyến buồng trứng.
d. Các câu trên đều đúng.
8. Tuổi nào được coi là dạy thì sớm :
a. Hành kinh lần đầu < 9 tuổi.
c. Hành kinh lần đầu < 11 tuổi.
b. Hành kinh lần đầu < 10 tuổi.
d. Hành kinh lần đầu < 12 tuổi.
9. Tuổi nào được coi là dạy thì muộn :
a. Trên 16 tuổi chưa hành kinh
b. Trên 17 tuổi chưa hành kinh
c. Trên 18 tuổi chưa hành kinh
d. Trên 19 tuổi chưa hành kinh
10. Dấu hiệu sinh dục phụ :
a. Xuất hiện trứng cá.
b. Phát triển vú và hệ thống lông.
c.Thay đổi tâm lý.
d. Thay đổi giọng nói.
11. Sự thay đổi cơ thể của tuổi dạy thì :
a. Chiều cao tăng nhanh từ 12 đến 16 tuổi.
b. Xương phát triển, chủ yếu là cột sống và xương chậu.
c. Cơ và lớp mỡ dưới da phát triển.
d.Các câu trên đều đúng.
12. Thay đổi tâm lý ở tuổi dạy thì ?
23
a. Luôn khẳng định mình là người lớn.
b. Hoài bão, mơ mộng
c. Bồng bột, thiếu chín chắn.
d. Các câu trên đều đúng
13. Những rối loạn sau thường gặp ở tuổi dạy thì, ngoại trừ :
a. Băng kinh tuổi dạy thì
b. Kinh thưa, không đều.
c. Vòng kinh không phóng noãn.
d. Rong kinh cơ năng.
14. Nguyên nhân nào đưa đến dạy thì sớm thật ?
a. Do u chế tiết buồng trứng.
b. Do u thượng thận và tăng sinh vỏ thượng thận bẩm sinh.
c.Do đồi thị - tuyến yên chế tiết hormon hướng sinh dục
d. Do u tuyến giáp.
15. Nguyên nhân của dạy thì sớm giả ?
a. Do u buồng trứng và thượng thận.
b. Do u tuyến yên.
c. Do thiểu năng tuyến giáp.
d. Do tuyến hạ đồi.
16. Dấu hiệu xác định dạy thì muộn :
a. Trên 15 tuổi vú chưa phát triển.
thống lông chưa mọc.
c. Trên 17 tuổi chưa hành kinh.
b. Trên 16 tuổi hệ
d. Các câu a, b, c đều đúng.
17. Khi có bất thường về giải phẫu – sinh lý ở tuổi dậy thì, cần phải:
a. Cần tư vấn để trẻ yên tâm
b. Cần gửi khám chuyên khoa
c. Cần siêu âm bằng đầu dò âm đạo
d. Cần siêu âm tổng quát
18. Tuổi dậy thì, nếu trẻ biết quá rõ về SKSS có thể dẫn đến:
a. Hoạt động tình dục sớm
c. Tự bảo vệ SKSS
b. Hoạt động tình dục không an toàn
d. Chỉ câu a/b đúng
24
19. Khi có kinh, cần hướng dẫn thay băng vệ sinh tối thiểu:
a. 6 giờ/lần
b. 8 giờ/lần
c. 10 giờ/lần
d. 12 giờ/lần
20. Thai nghén ở tuổi vị thành niên có các nguy cơ sau, ngoại trừ:
a. Nguy cơ mắc tiểu đường, cao HA mạn tínhb. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
c. Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
d. Nguy cơ sẩy thai, đẻ non
21. Trước kỳ kinh đâu tiên, đặc tính sinh dục phụ phát triển được là nhờ
a. Estrogen của buồng trứng
b. Progesteron của buồng trứng
c. Androgen của thượng thận
d. Leptin của mô mỡ
22. Sự khởi phát tuổi dạy thì chủ yếu phụ thuộc vào:
a. Vai trò của trục đồi thị - tuyến yên - buồng trứng
b. Vai trò của hormon leptin
c. Vai trò của thần kinh
d. Cả a,b,c đều đúng
23. Chu kỳ kinh ở tuổi vị thành niên thường dài hơn so với tuổi trưởng
thành là do:
a. Giai đoạn phát triển nang noãn dài hơn bình thường
b. Giai đoạn hoàng thể dài hơn bình thường
c. Giai đoạn ( những ngày ) có kinh dài hơn bình thường
d. Cả a,b,c đều đúng
24. Theo Tanner, sự phát triển vú ở giai đoạn 3 có đặc điểm:
a. Vú và núm vú nổi lên như một gò nhỏ
b. Vú và quầng vú lớn và nổi rõ hơn nhưng chưa rõ ranh giới
c. Nún vú và quầng vú nổi lên cao
25