Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

SKKN một số kĩ thuật khai thác atlat địa lí việt nam trang 25 du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.53 KB, 12 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Hiện nay các kỳ thi học sinh giỏi lới 12, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ
mơn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt
Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế…
- Cùng với sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri
thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới
phương pháp dạy hoc, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt
Nam là phương tiên để học tập, rèn luyện các kỹ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn
cho các em trong các kì thi mơn Địa lí. Do vậy Atlat Địa lí Việt Nam khơng thể
thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 -THPT.
- Đặc biệt theo chương trình đổi mới của Bộ GD-ĐT thì kỳ thi THPT
quốc gia bắt đầu từ năm học 2016 -2017 thi theo hình thức trắc nghiệm. Như
vậy địi hỏi học sinh không chỉ biết khai thác Atlat mà cịn phải rèn luyện để có
kỹ năng khai thác Atlat nhanh nữa.
- Khai thác Atlat Địa lí Việt Nam gồm 27 trang, thể hiện các vấn đề về vị
trí địa lí, điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - lao động, các
ngành kinh tế, các vùng kinh tế,…Tuy nhiên tôi chỉ đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm về một vấn đề nhỏ được rút ra trong quá trình giảng dạy, ơn tập cho học
sinh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kĩ thuật khai thác Atlat
Địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch -” - chương trình Địa lí 12 THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiên đề tài “Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang
25 - Du lịch -” - chương trình Địa lí 12 THPT, tơi hướng tới mục đích:
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học,
nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là kiến thức về sự phân bố cụ
thể, số lượng, qui mô, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật,
hiện tượng Địa lí,… sẽ khơng được đề cập đầy đủ và hợp lí. Vì thế khi các em
có kỹ năng dử dụng Atlat thành thạo các em sẽ dễ dàng làm chủ kiến thức một
cách tồn diện mà chủ động chứ khơng thụ động.


- Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần biết phân tích các biểu
đồ, số liệu,…trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung
của đối tượng địa lí. Các biểu đồ thể hiện trong Atlat là một kênh thông tin
không thể thiếu đối với học sinh, vì bài tập kỹ năng vẽ biểu đồ là một khâu bắt
buộc trong đề thi của các kì thi học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia hiện nay.
Nếu các em còn lúng túng với cách nhân diện biểu đồ thì có thể dựa vào các
dạng biểu đồ trong Atlat để tham khảo.
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam một cách hiệu quả thì học sinh khơng cịn
khó khăn khi phải nhớ nhiều số liệu, địa danh,…vì trong Atlat khá đầy đủ các
biểu đồ, các số liệu, sự phân bố các đối tượng địa lí,…và các em học sinh được
phép sử dụng trong phòng thi.

Trang 1


Do vậy nếu học sinh có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học
tập và ơn thi Địa lí sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Nó giúp học sinh hình dung được
tình hình phân bố và phát triển của các đối tượng địa lí theo khơng gian lãnh
thổ, giảm tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế phải ghi nhớ máy móc.
Từ đó học sinh có thể phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp, nắm vững kiến thức
hơn, đạt kết quả cao trong các kì thi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Địa lý 12 ( Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
- Atlat địa lý Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sơ lý thuyết: Sưu tầm, tìm đọc các tài liệu liên
quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng cơng thức tốn học thống
kê để thấy được kết quả đề tài.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
- Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có từ lâu.
Nhưng việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập ở bộ môn Địa lý
lớp 12 nhiều nơi vẫn còn hạn chế.
- Khai thác kiến thức trong Atlat Địa lí Việt Nam đối với học sinh cịn khó
khăn, trìu tượng, …Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, bài làm của các
em.
- Khi học sinh có kỹ năng tự nghiên cứu, khai thác kiến thức thì các em có
thể tham khảo nhiều tài liệu, sách giáo khoa và trên mạng Internet,… để phục
cho việc học
Vì thế tơi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ đó
là “ Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 - Du lịch ”,
chương trình Địa lí 12 THPT.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
- Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để khám phá, tìm hiểu kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, nó diễn giải các vấn đề địa lí. Atlat là nguồn cung cấp kiến
thức thông tin tổng hợp, hỗ trợ rất lớn các em trong các kì thi mơn Địa lí.
- Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng Atlat trong thực tế cịn nhiều khó
khăn. Đa số học sinh chưa thấy hết được tầm quan trọng của Atlat nên trang bị
chưa đầy đủ, ít khi sử dụng. Mặt khác học sinh có Atlat cịn yếu về kĩ năng sử
dụng để khai thác thơng tin từ Atlat. Từ đó việc học tập Địa lí chưa có hiệu quả
cao.

Trang 2


2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.3.1. Giải pháp:
Bước 1: Hướng dẫn cho học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ,

phương hướng của một số đối tượng địa lí thể hiện trong Atlat Địa lí Việt Nam
trang 25 ( du lịch)
Bước 2: Cách thể hiện tỉ lệ của bản đồ, kí hiệu, chú giải, các biểu đồ,…
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và phương pháp làm để khai thác kiến
thức có trong Atlat về phần công nghiệp chung và các ngành công nghiệp trọng
điểm
2.3.2. Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 (du lịch)
Trang 20 có một bản đồ đó là bản đồ du lịch, tỉ lệ 1:6.000.000.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 kết hợp
trình chiếu lên màn hình powerpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng
trên bản đồ và các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích:
Cụ thể
- Bản đồ du lịch:

Trang 3


Trang 4


Nội dung của bản đồ thể hiện các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn của nước ta trên nền của bản đồ địa hình.
– Các trung tâm du lịch được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu với các vịng
trịn có kích thước lớn thể hiện trung tâm du lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà
Nẵng, TP Hồ Chí Minh); cịn các trung tâm du lịch vùng được biểu hiện bằng
các vịng trịn có bán kính nhỏ hơn (Hải Phòng, Hạ Long, Vinh, Nha Trang, Đà
Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ…).
– Các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) với tư cách là điểm du lịch được

biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu tượng trưng. Trên bản đồ cịn có các biểu đồ
thể hiện số lượng khách và doanh thu từ du lịch, cơ cấu nguồn khách du lịch
quốc tế nhằm làm rõ hơn thực trạng hoạt động của ngành du lịch nước ta trong
giai đoạn 1995 – 2007.
– Khai thác bản đồ để thấy tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú, đa dạng
bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phân bố
khắp đất nước, từ đồng bằng, ven biển đến miền núi, cao nguyên.
– Các trung tâm du lịch quốc gia và trung tâm của vùng tập trung nhiều tài
nguyên du lịch nổi tiếng và có cơ sở hạ tầng tốt như : Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,
TP. Hồ Chí Minh…Những kiến thức địa lí khai thác được trên bản đồ dùng để
trả lời câu hỏi về điều kiện phát triển du lịch và sự phân bố ngành du lịch.
– Khai thác biểu đồ cho thấy tình hình phát triển du lịch qua cơ cấu và sự tăng
trưởng của các loại khách du lịch. Khách du lịch nước ngồi đến VN rất đa
dạng, trong đó chủ yếu là loại khách đến từ các nước trong khu vực và Việt kiều.
Điều này phản ánh sự đa phương hóa trong chính sách ngoại giao của VN.
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý, hướng
dẫn làm bài.
Nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 1:
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch
nào sau đây là trung tâm du lịch quốc gia?
A. Huế.
B. Vũng Tàu.
C. Hải Phòng.
D. Nha Trang.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch
nào sau đây là trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của đồng bằng sông Cửu
Long?
A. Kiên Giang.
B. Cần Thơ.
C. Cà Mau.

D. Đồng Tháp.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau
đây là di sản văn hóa thế giới?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An.
D. Cát Tiên.

Trang 5


Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau
đây là di sản thiên nhiên thế giới?
A. Cố đô Huế.
B. Thánh địa Mỹ Sơn.
C. Phố cổ Hội An.
D. Phong Nha – Kẻ Bàng.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau
đây khu dự trữ sinh quyển thế giới?
A. Mũi Cà Mau.
B. Tràm Chim.
C. U Minh Thượng.
D. Lò Gò – Xa Mát.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy xác định các điểm du lịch
biển từ bắc vào nam?
A. Sầm Sơn, Mũi Né, Mỹ Khê.
B. Sầm Sơn, Mỹ Khê, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Sầm Sơn, Mũi Né.
D. Mũi Né, Sầm Sơn, Mỹ Khê.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau

đây có lễ hội truyền thống?
A. Bát Tràng.
B. Vạn Phúc.
C. Yên Tử.
D. Tân Trào.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy xác định các thắng cảnh
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cà Mau, Phan Thiết.
B. Nha Trang, Phan Thiết.
C. Ninh Bình, Đồng Hới.
D. Cà Mau, Long Xuyên.
Câu 9: Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam
là:
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng.
B. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
C. Huế - Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
D. TP Hồ CHí Minh, Huế - Đà Nẵng, Hà Nội.
Câu 10: Vườn quốc gia Pu Mát thuộc vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các điểm
du lịch sau đây, điểm du lịch nào được xếp vào loại tài nguyên du lịch nhân văn
ở nước ta?
A. Bình Châu.
B. Núi Bà Đen.
C. Mũi Né.
D. Bến Ninh Kiều.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các điểm

du lịch sau đây, điểm du lịch nào được xếp vào loại tài nguyên du lịch tự nhiên ở
nước ta?
A. Phố cổ Hội An.
B. Địa đạo Vĩnh Mốc.
C. Phong Nha – Kẻ Bàng.
D. Khe Sanh.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trong các điểm
du lịch sau đây, điểm du lịch nào là vườn quốc gia ở nước ta?
A. Pleiku
B. Buôn Ma Thuột. C. Ba Na.
D. Chư Mom Ray.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và trang 17, hãy cho biết bãi
biển Dốc Lết nằm ở vùng kinh tế nào của nước ta sau đây?

Trang 6


A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 và trang 17, hãy cho biết bãi
biển Mỹ Khê nằm ở vùng kinh tế nào của nước ta sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
* GV gợi ý : Ở nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 1 này các em phải khai
thác được những vấn đề sau của Atlat trang 25:
- Các trung tâm du lịch có qui mơ khác nhau: trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc

gia, trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng.
- Phân biệt được các loại tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên, tài
nguyên du lịch nhân văn)
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào Atlat, trong khi đó giáo viên
trình chiếu.
* Giáo viên củng cố và đưa ra đáp án:
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

1
A
6
B
11
B

2
B
7
C
12
C

3
C
8

D
13
D

4
D
9
B
14
C

5
A
10
B
15
D

Nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 2:
Câu 1. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào
sau đây khơng đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta
giai đoạn 1995 – 2007?
A. Khách nội địa giảm qua các năm.
B. Doanh thu tăng qua các năm.
C. Khách quốc tế tăng qua các năm.
D. Khách nội địa cao hơn khách quốc tế qua các năm.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào
sau đây đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn
1995 – 2007?
A. Khách nội địa thấp hơn khách quốc tế qua các năm.

B. Doanh thu du lịch tăng liên tục qua các năm.
C. Khách quốc tế tăng chậm hơn khách nội địa qua các năm.
D. Khách nội địa biến động qua các năm.
Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào
sau đây đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn
1995 – 2007?
A. Khách nội địa giảm qua các năm.
B. Doanh thu năm 1998 cao nhất.

Trang 7


C. Doanh thu năm 2000 thấp nhất.
D. Khách nội địa cao hơn khách quốc tế qua các năm.
Câu 4. Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế, Atlat Địa lý Việt Nam
trang 25 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2000 nhiều nhất đến từ
A. Hoa Kỳ.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. quốc tịch khác.
Câu 5. Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế, Atlat Địa lý Việt Nam
trang 25 khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam năm 2000 so với năm 1996 từ
A. tăng lên.
B. giảm 1%.
C. giảm 10%.
D. ổn định.
Câu 6. Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế, Atlat Địa lý Việt Nam
trang 25, Việt Kiều tham gia du lịch ở Việt Nam năm 2000 so với năm 1996 từ
A. tăng lên 1%.
B. giảm mạnh.

C. tăng1 triệu lượt.
D. ổn định.
Câu 7. Căn cứ vào biểu đồ khách du lịch và doanh thu từ du lịch giai đoạn 1990
- 2000, Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, du lịch Việt Nam đạt 11 triệu lượt người
là năm
A. 1990
B. 1997.
C. 2000.
D. 1998.
Câu 8: Căn cứ vào biểu đồ trịn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc
gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 là:
A. Đông Nam Á
B. Trung Quốc
C. Đài Loan
D. Hàn Quốc
Câu 9: Căn cứ vào biểu đồ khách du lịch và doanh thu từ du lịch giai đoạn 1990
- 2000, Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, doanh thu từ du lịch năm 2000 so với
năm 1990 tăng
A. Đông Nam Á.
B. Trung Quốc.
C. Hàn Quốc.
D. Đài Loan.
Câu 10: Căn cứ vào biểu đồ trịn ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, số lượt khách
du lịch của Việt Nam năm 2000 tăng hơn năm 1996 là:
A. 532945 lượt người.
B. 542945 lượt người.
C. 352945 lượt người.
D. 452975 lượt người.
* GV gợi ý : Ở nhóm câu hỏi trắc nghiệm minh họa số 2 này để khai thác được

các yếu tố của bản đồ công nghiệp chung thuộc Atlat địa lí Việt Nam trang 25
cần phải:
- Phần biểu đồ “khách du lịch và danh thu từ du lịch” phải xác định được các đối
tượng và giá trị được thể hiện trong biểu đồ.
- Khai thác thơng tin, xử lí được số liệu mà biểu đồ thể hiện các đối tượng
+ Cột ghép thể hiện khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, đường thể
hiện doanh thu.
+ Biểu đồ tròn” cơ cấu khách du lịch quốc tế”: lưu ý các nền màu thể hiện các
đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau giữa hai năm 1996 và 2000.
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trả lời các câu hỏi dựa vào Atlat, trong khi đó giáo viên
trình chiếu.

Trang 8


* Giáo viên củng cố và đưa ra đáp án:
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

1
A
6
A

2
B
7
C


3
D
8
D

4
D
9
C

5
B
10
A

2.4. HIỆU QUẢ:
Với ứng dụng một số kỹ thuật nêu trên tơi thấy có sự chuyển biến tích cực
về chất lượng học tập của học sinh trường tôi, nhất là với các em thi học sinh
giỏi và những em dự thi THPT Quốc gia tự tin hơn về kỹ năng làm bài, đặc biệt
phần khai thác Atlat địa lí Việt Nam. Học sinh tích cực, chủ động hơn trong học
tập và ôn luyện thi, tự tin và nghiên cứu thêm. Các em cũng đã chịu khó tìm
hiểu kiến thức để hoàn thiện nội dung và phương pháp làm bài, xác định đề và
kỹ năng làm bài ngày càng chuẩn hơn với yêu cầu của đề bài.
Mặc dù chất lượng đầu vào của học sinh trường THPT Lê Viết Tạo cịn
khá thấp nhưng kết quả thực tế đã góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong
các kì thi:
- Thi tốt nghiệp THPT trong các năm học vừa qua.
- Kỳ thi thử THPT QG do Sở GD - ĐT tổ chức cuối tháng 4 năm học 2018
-2019.

+ Học sinh đạt điểm 9 - 10 trên 5%
+ Học sinh đạt điểm khá, giỏi trên 45%
+ Học sinh đạt điểm trung bình trở lên trên 90%
+ Khơng có học sinh bị điểm kém
- Những kỹ thuật trên còn hiệu quả đối với dạng bài làm tự luận của các
em. Vì thế các năm tơi đảm nhiệm dạy đội tuyển tham dự kì thi học sinh giỏi cấp
tỉnh đều có giải bộ mơn Địa.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Đề tài “ Một số kĩ thuật khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 - Du
lịch ” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 - THPT có ý nghĩa thực tiễn, khả năng
ứng dụng cao, đáp ứng được nhu cầu học tập, ơn luyện phần Địa lí du lịch của
học sinh.
- Tôi sẽ tiếp tục phát triển các kĩ thuật ôn luyện đề tài này ở những vấn đề
khác của Địa lí 12 để hồn thiện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam được tốt hơn nữa. Hy vọng đề tài này sẽ nhận được sự góp ý của đồng
nghiệp trong Tỉnh để bộ mơn Địa lí ngày càng hấp dẫn hơn, thu hút được học
sinh tích cực học tập, tìm hiểu, nghiên cứu và góp phần thành cơng cho các em
trong các kì thi cấp tỉnh và kì thi THPT Quốc gia.

Trang 9


3.2. Kiến nghị và đề xuất
- Bộ mơn Địa lí có vai trị rất quan trọng trong họ tập ở nhà trường cũng
như ngồi thực tế của học sinh, nó tạo tư duy kiến thức không gian, mối quan hệ
nhân quả giữa các hiện tượng Địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trang bị cho
học sinh kỹ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam là rất cần thiết trong những tiết
học có liên quan. Vì thế, tôi kiến nghị và đề xuất:
- Xây dựng phân phối chương trình cần có những tiết học dành riêng cho

khai thác Atlat để giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu, khai thác sau mỗi
phần, mỗi chương học.
- Bộ Giáo dục nên gửi về cho các trường phổ thông các trang Atlat điện tử
cập nhật hằng năm để giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong giảng dạy học
tập và nghiên cứu.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Lê Thị Thu Trang

Trang 10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
2. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT QG năm 2017 khoa học xã hội - tâp 1(Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
3. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT QG năm 2017 khoa học xã hội - tâp 2(Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
4. Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi Quốc gia mơn Địa lí (Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội)
5. Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam)
6. Sách giáo khoa Địa lí 12 (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)


DANH MỤC

CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thu Trang.
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Lê Viết Tạo.
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại( Sở,
Tỉnh…)

Kết quả đánh giá
xếp loại(A,B,hoặc
C)

Năm học
được đánh
giá xếp loại

1

“Một số kĩ thuật
khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam - Phần Địa lí
cơng nghiệp ” - chương
trình Địa lí 12 THPT

Sở GD - ĐT


C

2017 - 2018



×