Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp bộ sách bác hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT sầm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.13 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
2. NỘI DUNG .......................................................................................................3
2.1. Cơ sở lí luận ……………………………………….....................................3
2.2. Thực trạng vấn đề ………………………………………….........................3
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề …………………………...........4
2.3.1. Giải pháp kể chuyện……………….........................................................5
2.3.2. Giải pháp hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm…………….....................5
2.3.3. Giải pháp giao nhiệm vụ cho học sinh…………………………..............7
2.3.4. Giải pháp đóng vai các nhân vật ............................................................9
2.3.5. Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt tập thể, hát
và ngâm thơ về Bác.........................................................................................10
2.3.6. Giải pháp kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh.............11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...................12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………............12
3.1. Kết luận...................................................................................................12
3.2. Kiến nghị …………………………………………………….......................12
PHỤ LỤC………………………………………………………………….........14

1


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 05 – CT/TW về đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Công văn
số 4634/BGDĐT - CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc


sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh”; Công văn số 1206/CV - NXBGDVN ngày 12/9/2016 của Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam về việc giới thiệu bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12. Dựa trên ý tưởng giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh thông qua những câu chuyện đặc sắc từ cuộc đời
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ sách “Bác Hồ và những bài
học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 được xây dựng
phù hợp với chương trình Giáo dục công dân hiện hành, có tác dụng bổ trợ cho
các nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học sinh đang được học. Trong quá
trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10 ở trường THPT Sầm Sơn – phần II
– Công dân với đạo đức, tôi nhận thấy nội dung của những bài học này có thể lồng
ghép tích hợp bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho
học sinh” vào giảng dạy. Tôi nhận thấy bộ sách này không chỉ là những bài học
về đạo đức, lối sống chung chung, mà bộ sách đã gắn những bài học với những
câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, với cuộc
sống, với công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của mỗi em học sinh
ở trường, ở nhà hàng ngày. Do được vận dụng trong thực tiễn giảng dạy nên hiệu
quả dạy học rất lớn. Các bài học đã trở nên cuốn hút học sinh, hướng đến mục tiêu
giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất của các em. Từ
những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học tích hợp bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh
trường THPT Sầm Sơn” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi hi vọng sẽ chia
sẻ được một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy.
2


1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học tích hợp bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh
trường THPT Sầm Sơn; giúp học sinh đi từ nhận thức về các giá trị đạo đức, lối

sống đến thực hành và ứng dụng các giá trị đó trong thực tiễn, trở thành những
công dân phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông qua việc vận
dụng một số phương pháp dạy học tích cực kết hợp với các hoạt động giáo dục
khác để nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo viên giúp cho
học sinh thấy được vẻ đẹp trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, giúp các
em biết làm theo tấm gương đạo đức và lối sống của Bác để vận dụng vào trong
thực tiễn cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh trường THPT Sầm Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, thu thập thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp giáo dục tích hợp.
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận.
Bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học
sinh” có tác dụng bổ trợ cho các nội dung dạy học về đạo đức, lối sống mà học
sinh đang được học và hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Môn GDCD là một môn học có tính trừu tượng cao, là một môn học được
đánh giá là “khô”, “khó”, “khổ”, nặng về đường lối, chủ trương, chính sách nên
3


tạo sự đơn điệu, nhàm chán, không kích thích niềm say mê, hứng thú cho người
học. Nếu chỉ dạy bằng kiến thức sách giáo khoa mà không có liên hệ thực tế,
không linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy học phù
hợp sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Trong thực tiễn, nếu người thầy chỉ

dạy những kiến thức mang tính “hàn lâm”, “bác học”, xa rời thực tiễn cuộc sống
thì nội dung bài học sẽ nặng nề, mang tính lý thuyết, không thực hiện được mục
tiêu giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Nếu
người học tiếp nhận kiến thức bài học theo cách như vậy thì tiết học sẽ vô cùng
nặng nề, buồn tẻ, nhàm chán, học sinh ngại học, chán học. Học sinh sẽ học theo
cách thụ động, đối phó, ghi nhớ những kiến thức một cách máy móc mà không rút
ra được ý nghĩa về giá trị đạo đức của bài học. Từ đó, sẽ không định hướng được
năng lực, phẩm chất, giá trị đạo đức, lối sống của các em.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ thực trạng nêu trên, trong quá trình giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
Sầm Sơn, tôi đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp
bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho học sinh trường THPT
Sầm Sơn. Thông qua việc tổ chức các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với các
hình thức đa dạng như thảo luận, trò chơi, vẽ tranh, diễn kịch,... tôi đã lồng ghép
những câu chuyện sinh động về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về
cuộc sống, công việc, nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác vào bài học, gắn với
cuộc sống, công việc, sinh hoạt, vui chơi gần gũi, quen thuộc của từng học sinh ở
trường, ở nhà hàng ngày. Vì vậy, các tiết học trở nên cuốn hút học sinh, khiến các
em thấm nhuần, tiến bộ. Những câu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của
Bác, nhân cách của Bác... là những bài học giản dị, gần gũi, sâu sắc, thấm đẫm
tính nhân văn, giúp định hướng, điều chỉnh hành vi, năng lực, phẩm chất của học
sinh, giúp các em soi chiếu, đánh giá, nhìn nhận và sửa mình. Mỗi câu chuyện về
Bác được tích hợp, lồng ghép phù hợp với nội dung bài học vừa giúp các em hiểu
bài học một cách sâu sắc, vừa rút ra được cho mình những ý nghĩa nhân văn cao
4


cả, giúp các em học hỏi, nhìn nhận, đánh giá, điều chỉnh ý thức, thái độ, hành vi...
của mình. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, tôi đã sử
dụng một số giải pháp sau:

2.3.1. Giải pháp kể chuyện:
Kể những câu chuyện trong bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức,
lối sống....là hoạt động có tính lan toả mạnh mẽ cho các em học sinh. Qua nội
dung các câu chuyện, học sinh có thể cảm nhận được sự xúc động, sâu sắc và ý
nghĩa về Bác Hồ bằng tình cảm thiêng liêng, sự ngưỡng mộ và lòng kính yêu của
các em dành cho Bác, đem đến những thông điệp cuộc sống, những bài học nhân
văn sâu sắc.
Giáo viên cho cho sinh chuẩn bị trước nội dung câu chuyện mà các em sẽ
kể ở tiết học tới trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
dành cho học sinh” như: “Chuyện về bài thơ nổi tiếng Bác Hồ căn dặn thanh
niên”; “Bác cảm hóa người khác”; truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ”…để thành
công trong hoạt động này, giáo viên cần định hướng cho lớp chọn những bạn có
giọng kể hay, truyền cảm. Hoặc ở bài 10 “Quan niệm về đạo đức”, giáo viên đã
tích hợp bài 9 “ Nhân cách Bác Hồ” vào giảng dạy thông qua phương pháp kể
chuyện. Trong quá trình dạy học, ở mục 2- Vai trò của đạo đức đối với sự phát
triển của cá nhân, gia đình và xã hội, trước khi muốn học sinh hiểu được nội dung
cụ thể vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, giáo viên kể nội dung
câu chuyện cho học sinh nghe. Sau khi kể chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh
phân tích nội dung câu chuyện, giúp học sinh hiểu rõ về nhân cách của Bác Hồ.
Từ đó, học sinh hiểu được vai trò, tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát
triển nhân cách của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng. Qua đó sẽ giáo
dục các em ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, biến ý thức đạo đức thành thói
quen đạo đức.
2.3.2 Giải pháp hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.
5


Hoạt động cá nhân sẽ phát huy tính chủ động, tự giác của học sinh. Thảo
luận nhóm phát huy tính sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợp tác, làm việc theo nhóm
của học sinh. Để thực hiện tốt hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm cho học sinh,

giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi, giấy A0, bút dạ, phiếu học tập...Cụ thể ở bài 10
“Quan niệm về đạo đức”, giáo viên đã tích hợp bài 9 “Nhân cách Bác Hồ” vào
giảng dạy bằng phương pháp kể chuyện. Sau khi kể chuyện, giáo viên yêu cầu học
sinh hoạt động cá nhân bằng cách đặt những câu hỏi cho học sinh trả lời:
- Bác Hồ đã tỏ tình thân mật, xóa bỏ khoảng cách “ngoại giao” bằng những
hành động, cử chỉ, lời nói như thế nào?
- Qua lời tâm sự với khách: giả thử khi người ta không có con cái, thì chúng
ta phải làm mọi việc để làm gì” nhưng chính Người lại không có con. Và hàng
tuần, Người đều dành hai ba lần tiếp các cháu thiếu nhi và dành cho các cháu cả
buổi tối. Bác muốn thể hiện điều gì? Vì sao?
Trong quá trình học sinh trả lời, giáo viên có thể dẫn dắt, gợi mở hoặc bổ
sung, nhận xét ý kiến của các em. Từ đó giáo viên hướng học sinh hiểu ý nghĩa
câu chuyện, giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua những lời nói, cử chỉ, việc làm giản dị và sự quan tâm đến mọi người. Từ đó
học sinh hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của cá
nhân, giúp các em biết nhìn nhận, đánh giá, soi chiếu lại mình, điều chỉnh ý thức,
thái độ, hành vi, việc làm của mình đối với người khác, đối với yêu cầu, chuẩn
mực đạo đức chung của xã hội. Qua nội dung câu chuyện, các em học hỏi ở Bác
Hồ những phẩm chất, tính cách đáng quý, đó là cách sống giản dị, chân thành,
quan tâm đến mọi người.
Mặt khác, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động nhóm
(thảo luận nhóm) với nội dung câu hỏi thảo luận:
+ Nhóm 1: Bài học mà các em rút ra được từ câu chuyện vừa nghe.
+ Nhóm 2: Một người có nhân cách, lối sống tốt có phụ thuộc vào chức vụ, sự
giàu có hay nghèo khổ không?
6


+ Nhóm 3: Sưu tầm những câu tục ngữ, ca dao nói về sự chân thành, ngay
thẳng.

Ở bài 12: “ Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, giáo viên tích hợp
bài 2: “ Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình” vào mục 3a – Gia đình là gì.
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện sau đó yêu cầu học sinh hoạt động cá
nhân bằng cách đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời:
- Tìm những chi tiết thể hiện lòng yêu thương, kính trọng của Bác đối với
những người thân yêu trong gia đình: chị gái Nguyễn Thị Thanh, anh trai Nguyễn
Sinh Khiêm, người cha Nguyễn Sinh Sắc.
- Khi không được sống gần gũi người thân, tâm trạng của Bác Hồ như thế nào?
- Em hãy viết ra giấy những câu ca dao, câu thơ nói về tình cảm gia đình.
Bên cạnh đó giáo viên chia lớp thành các nhóm khác nhau và yêu cầu học
sinh hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Tình cảm vô cùng yêu thương gia đình, người thân của Bác Hồ có
ảnh hưởng gì đến lý tưởng, sự nghiệp của Người?
+ Nhóm 2: Các em hãy chia sẻ những kỷ niệm của bản thân khiến em cảm
động , không quên về tình cảm gia đình. Các em rút ra được điều gì cho mình sau
những kỷ niệm, những câu chuyện đó?
+ Nhóm 3: Câu chuyện trên có ý nghĩa gì, giáo dục cho chúng ta điều gì?
Giáo viên cho các nhóm thảo luận, thời gian khoảng 5 phút, sau đó đại diện các
nhóm lên bảng trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại vấn đề. Giáo
viên giúp học sinh cảm nhận được tình cảm của Bác đối với gia đình và những
người thân yêu. Từ đó giáo dục cho các em tình yêu thương, biết sống yêu thương,
quan tâm đến những người thân trong gia đình.
2.3.3 Giải pháp giao nhiệm vụ cho học sinh
Để nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp bộ sách “Bác Hồ và những bài học
về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học
sinh chuẩn bị trước mỗi câu chuyện là khâu quan trọng, quyết định sự thành công
7


của việc dạy học tích hợp. Tuỳ theo nội dung từng câu chuyện mà giáo viên có thể

giao nhiệm cho cho từng lớp, nhóm hoặc từng cá nhân. Trong sáng kiến kinh
nghiệm này có sử dụng các hoạt động như hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm; kể
các câu chuyện, đóng vai các nhân vật trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học
về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”, các hoạt động hát và ngâm thơ về Bác,
kiểm tra, đánh giá...Tuỳ từng hoạt động mà giáo viên có thể giao việc trước để học
sinh chuẩn bị ở nhà hoặc tại lớp nhằm đảm bảo các hoạt động này được diễn ra
đúng thời gian và đạt hiệu quả cao trong quá trình tích hợp. Cụ thể, ở bài 13 –
Công dân với cộng đồng, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà đọc hiểu
nội dung câu chuyện cần tích hợp - bài 3: “Một lần hành quân với Bác’’ để tích
hợp vào mục 2a- Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng (nhân nghĩa).Từ
việc đọc hiểu của cá nhân học sinh, giáo viên có thể kiểm tra nhận thức của các
em về nội dung câu chuyện bằng cách đưa ra câu hỏi:
+ Chi tiết Bác Hồ yêu cầu đồng chí bảo vệ trả chiếc chiếu đẹp cho dân, bẻ lá
cây lót làm chỗ ngồi thể hiện những đức tính gì của Bác?
+ Chi tiết Bác Hồ không vui khi thấy được ăn một bữa cơm thịnh soạn, Bác yêu
cầu chia cho dân một nửa, một nửa còn lại ăn thành hai bữa, thể hiện điều gì ở
Bác?
Qua phần trả lời của học sinh, giáo viên phải nhận xét, đánh giá, phân tích để
học sinh cảm nhận được, hiểu được tinh thần sẻ chia, đồng cam cộng khổ của Bác
Hồ đối với nhân dân.Từ đó, các em liên hệ chính bản thân mình, đó là việc rèn
luyện ý thức sống chan hòa, biết chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Đây là cách sống nhân nghĩa, thể hiện
trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, là quy tắc ứng xử mà mỗi cá nhân
phải có nghĩa vụ tuân thủ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng mà công dân hiện nay
cần phải có.

8


Từ đọc hiểu, giáo viên hướng học sinh đến việc thực hành, ứng dụng các giá trị,

các chuẩn mực đạo đức xã hội bằng cách giáo viên đưa ra các câu hỏi đàm thoại
và yêu cầu học sinh trình bày ý kiến cá nhân:
+ Người sẵn sàng sẻ chia, đồng cam cộng khổ với người khác sẽ được gì, mất
gì? Em có thấy cần thiết phải sống như vậy không?
Với giải pháp giao nhiệm vụ cho học sinh, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách
chủ động. Các em hiểu được mỗi con người không thể sống mà tách rời cộng
đồng. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, có ý
nghĩa hơn; giúp người ta thêm yêu cuộc sống và có thêm sức mạnh vượt qua khó
khăn trong cuộc sống. Từ nhận thức, các em sẽ điều chỉnh thái độ, hành vi; biết cư
xử đúng đắn và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, đồng
thời, biết yêu quý, gắn bó với cộng đồng lớp học, trường học, làng xóm, quê
hương mình.
2.3.4. Giải pháp đóng vai các nhân vật trong bộ sách
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho người học thực hành “ làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Giáo viên đưa ra những tình
huống gợi mở, không cho trước kịch bản, người học sẽ tự sáng tạo kịch bản, lời
thoại liên quan đến nội dung kiến thức, thái độ, kỹ năng cần đạt được của bài học
để đóng vai. Đây là phương pháp thực hành mang tính chủ động, sáng tạo, gây
sự chú ý, thu hút người học tham gia vào bài giảng, từ đó phát triển tư duy, trí
tuệ, kỹ năng thực hành, tạo ra bầu không khí sôi nổi cho lớp học, người dạy
và người học trở lên thân thiện gần gũi với nhau hơn, giờ dạy đạt hiệu quả cao.
Như vậy, phương pháp đóng vai là một phương pháp dạy học giúp học
sinh tích cực tham gia, sáng tạo, thể hiện bản thân, hòa nhập vào quá trình dạy
học, vào môi trường học tập linh hoạt, năng động. Đóng vai, phân tích tình
huống, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, truyền tải thông tin, thông điệp
về kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ tác động sâu sắc đến suy nghĩ và hành động
của người dạy và người học. Cụ thể, ở bài 11: “Một số phạm trù cơ bản của đạo
9



đức học”, giáo viên tích hợp bài 8: “ Chiếc đồng hồ” vào mục 1 – Nghĩa vụ. Để
giúp học sinh hiểu được khái niệm Nghĩa vụ, giáo viên sử dụng phương pháp
đóng vai (diễn kịch). Giáo viên cho học sinh tập diễn kịch và diễn kịch trước lớp
sau khi giáo viên nhận thấy nội dung đảm bảo. Sau khi học sinh diễn kịch, giáo
viên yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét nội dung vở kịch. Từ đó, các em hiểu được
thông điệp của vở kịch, đó là phải luôn có ý thức, trách nhiệm trong tập thể. Điều
đó giúp cho tập thể luôn vững mạnh, phát triển. Đó cũng chính là nội dung cơ bản
của khái niệm Nghĩa vụ.
2.3.5. Giải pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập
thể, các cuộc thi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Bác, hoạt động hát và
ngâm thơ về Bác,...
Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh”, với mong muốn thông qua những bài học từ cuộc đời
hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học sinh có khả năng tiếp nhận
và vận dụng vào quá trình học tập, lao động và quan hệ xã hội của bản thân để trở
thành những con người sống có văn hóa, biết cống hiến vì sự phát triển của đất
nước, của dân tộc Việt Nam. Kể lại những câu chuyện từ bộ sách về Bác Hồ
“Chuyện về bài thơ nổi tiếng Bác Hồ căn dặn thanh niên”; “Bác cảm hóa người
khác”; cuối cùng là truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ”. Sau mỗi câu chuyện kể,
những câu hỏi được đặt ra cho khán giả là học sinh của toàn trường. Các em đã
tham gia rất hào hứng, sôi nổi với những câu trả lời thể hiện khả năng nhận thức
và khả năng liên hệ, vận dụng đối với bản thân trong thực tế. Ngoài những câu
chuyện kể, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn được cảm nhận qua
những ca khúc về Bác như: Bác Hồ một tình yêu bao la, Lời Bác dặn trước lúc đi
xa, ... Hình tượng Bác Hồ - vị Cha già của dân tộc - qua đó càng hiện lên trọn vẹn,
cao cả, vĩ đại mà vô cùng giản dị, gần gũi với mỗi người.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, Bác là tấm gương của
tinh thần tự học, tự hoàn thiện bản thân. Để giúp học sinh hiểu được điều này,
10



thông qua các cuộc thi, các buổi sinh hoạt tập thể với chủ đề “Thanh niên với Bác
Hồ” hay các bài học chính khóa trên lớp, giáo viên có thể kể chuyện hoặc yêu cầu
học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Sau khi kể chuyện, giáo
viên yêu cầu học sinh trình bày ý kiến cá nhân với một số câu hỏi do giáo viên
đưa ra:
+ Bác Hồ có thể sử dụng được những ngoại ngữ nào? Vì sao mọi người biết
được Bác có thể sử dụng nhiều ngoại ngữ như vậy?
+ Khi Bác mới đến nước Pháp, việc học tiếng Pháp có ý nghĩa quan trọng
như thế nào đối với Bác?
+ Để trở thành một người thông thạo tiếng Pháp, Bác Hồ đã học tiếng Pháp
như thế nào? Học một cách chăm chỉ, khổ luyện hay đạt được kết quả một cách dễ
dàng?
hoặc yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm/lớp với câu hỏi:
+ Tại sao Bác phải chăm chỉ khổ luyện? Qua câu chuyện này, em học được
điều gì?
Thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp cho học sinh thấy
được tấm gương tự học của Bác Hồ, hiểu được vì sao Bác đã thành công trong
việc học ngoại ngữ cũng như trong nhiều việc khác. Từ đó, giáo dục cho các em ý
thức, thái độ, sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện,
biết tự học, khổ luyện để đạt được những thành công lớn trong cuộc sống. Đây
cũng là giải pháp, phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học tích hợp bộ sách “Bác
Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”( bài 6 – Bác Hồ
học ngoại ngữ) để dạy bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
2.3.6. Giải pháp kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh
Đây là bước quan trọng nhằm đánh giá khả năng tiếp thu và lĩnh hội tri thức
của học sinh ... thông qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ hoặc bài 15 phút. Giáo viên
có thể cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với nội dung câu hỏi:
Bác Hồ đã từng nói:
11



“ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
+ Em hiểu như thế nào về câu nói trên của Bác? Em cần rèn luyện như thế nào
để trở thành người vừa có đức vừa có tài?
Sau khi học sinh động não suy nghĩ và lần lượt đưa ra ý kiến, giáo viên kết
luận và dẫn dắt học sinh hiểu rõ vấn đề trên cơ sở câu trả lời của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
Qua sử dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học tích hợp bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho
học sinh trường THPT Sầm Sơn” , tôi thấy học sinh say mê, hứng thú và tích cực
xây dựng bài, tiết học không diễn ra nhàm chán, nặng nề, thay vào đó là sự sôi
nổi, cuốn hút, đam mê môn học. Giáo viên tham gia giảng dạy môn học này của
trường tôi hết sức hoan nghênh, đã tham khảo, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
trên vào quá trình giảng dạy đạt hiệu quả, chất lượng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học tích hợp bộ sách Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống cho
học sinh trường THPT Sầm Sơn” mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với
công tác giảng dạy và giáo dục học sinh của bản thân tôi. Đó là việc làm hết
sức cần thiết, có nghĩa to lớn, thiết thực, góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Sáng kiến kinh nghiệm không
chỉ giúp tôi có được những tri thức, kiến thức bổ ích mà còn giúp bản thân và
học sinh định hướng, điều chỉnh ý thức, thái dộ, hành vi, năng lực, phẩm chất của
mình, giúp quá trình dạy học và giáo dục học sinh có hiệu quả.
3.2. Kiến nghị

12



- Về phía nhà trường: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Bác, trang bị thêm những
tài liệu, tư liệu về Bác để cán bộ GV và HS có thể tìm hiểu.
- Về phía Sở GD&ĐT: Tổ chức các lớp học chuyên đề.

Sầm Sơn, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Người viết

Nguyễn Minh Châu

Lời cam kết :
Tôi xin cam đoan SKKN này là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực
nghiệm của cá nhân tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết của
mình.

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

13


Tài liệu tham khảo:
1. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 10 - Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 11- Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 12 - Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam

14




×