Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN một số phương pháp giảng dạy và ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kỳ thi THPT quốc gia môn GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.15 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1 Lí do chọn đề tài............................................................................................1
1.2 Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................2
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................................2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.......................3
2.3 Giải pháp để giải quyết vấn đề......................................................................3
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.........................................................................11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...............................................................................12
3.1. Kết luận........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị......................................................................................................12

0


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Môn Giáo dục công dân (GDCD) là môn học trong hệ thống giáo dục quốc
dân, được đưa vào nhà trường Trung học phổ thông (THPT) nhằm trang bị cho
học sinh những hiểu biết ban đầu về thế giới quan duy vật và phương pháp luận
biện chứng; về một số phạm trù đạo đức cơ bản và những yêu cầu đạo đức đối
với công dân trong thời kì hội nhập quốc tế; giúp học sinh hiểu một số vấn đề
kinh tế trong thời kì mở cửa và bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thấy được quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; học sinh hiểu được bản chất
và vai trò của pháp luật đối với sự phát triển của công dân, của đất nước. Từ đó


học sinh xác định cho mình trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với
cộng đồng. Có thể thấy môn GDCD có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng con người Việt Nam mới sống có lí tưởng, hoài bão, có trách nhiệm với
cộng đồng với Tổ Quốc. Và ngày 28/9/2016 Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức
công bố môn GDCD là một trong những môn nằm trong kỳ thi THPT Quốc gia
được xây dựng dưới dạng tổ hợp cùng với 2 môn Lịch sử và Địa lí với hình thức
trắc nghiệm khách quan. Lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi Khoa học xã
hội trong kì thi THPT Quốc gia cũng cho ta thấy bước đi quan trọng của Bộ
Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung
ương Đảng trong việc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Đây là
một đổi mới tạo ra bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn
tác động chung đối với xã hội một cách tích cực.
Với đa số các thầy cô giảng dạy bộ môn GGCD đây thực sự là niềm vui,
bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, rèn luyện kỹ
năng sống, giáo dục ý thức tuân thủ và thượng tôn pháp luật, các kiến thức kinh
tế, xã hội của đất nước cho học sinh của giáo viên được sử dụng kì thi THPT
Quốc gia làm một thức đo đánh giá cũng là một động lực cho đội ngũ giáo viên
giảng dạy môn Giáo dục công dân tiếp tục phấn đấu.
Tuy nhiên trước quyết định này của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đặt các
thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD trước câu hỏi: Làm thế nào để dạy và học tốt
môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em kiến thức và kỹ năng để tham gia tốt
kì thi THPT Quốc gia..
Từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số phương pháp giảng
dạy và ôn tập nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn
Giáo dục công dân” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

1



1.2 Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn giáo dục công dân đáp ứng kì
thi THPT Quốc gia.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi xin giới hạn đối tượng nghiên cứu ở
học sinh khối 12, trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả lấy quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận chung cho việc
nghiên cứu. Và sử dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu nhằm đảm
bảo tính khoa học, tính sáng tạo, tính thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử và
logic nhằm tìm hiểu sâu hơn về kì thi THPT Quốc gia, đặc điểm đề thi môn Giáo
dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia, phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo
dục công dân.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thực
nghiệm sư phạm, trao đổi kinh nghiệm nhằm thu thập thông tin về việc dạy và
học môn Giáo dục công dân trong tình hình mới.
- Phương pháp toán học nhằm xử lý và phân tích số liệu thống kê.
Trên cơ sở đó, bằng con đường phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để
rút ra kết luận cần thiết, hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kì thi THPT Quốc gia
năm 2017, các thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 trong
2 tổ hợp: Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa,
GDCD) với mỗi môn 40 câu hỏi, thời gian làm bài mỗi môn 50 phút. Như vậy,
từ năm 2017 môn GDCD chính thức trở thành một trong 9 môn tham gia kì thi
THPT Quốc gia, thuộc tổ hợp khoa học xã hội với hình thức thi trắc nghiệm.

Đây là một bước đi quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Nghiên cứu đề minh họa lần 1, 2 và nhất là lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ta nhận thấy đề thi bộ môn GDCD có một số đặc điểm cơ bản sau:
- Đề gồm 40 câu với kiến thức trải dài 9 bài học (từ bài 1 đến bài 9) của chương
trình lớp 12 và theo lộ trình của Bộ giáo dục và Đào tạo đến kì thi THPT Quốc gia
năm 2018 sẽ bao gồm kiến thức lớp 11, 12 và từ kì thi THPT Quốc gia năm 2019 trở
đi nội dung thi sẽ bao gồm kiến thức của toàn bộ chương trình THPT.
- Kiến thức bài 2,4,6,7,8 luôn có số lượng câu hỏi nhiều nhất trong đề thi.
- Nếu đề thi minh họa lần 1 và 2 hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo
thứ tự bài học thì đề thi minh họa lần 3 hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo mức
2


độ từ dễ đến khó (từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng thấp, vận dụng cao).
Như vậy, nhận thấy đề thi môn giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia sẽ
được xây dựng hệ thống câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó.
- Đề thi với 60% câu hỏi lí thuyết và 40% câu hỏi tình huống.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Những thuận lợi trong việc giảng dạy môn GDCD theo hướng giúp
học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia
- Đa số các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn GDCD đều hào ủng hộ với
việc đưa môn GDCD vào kì thi THPT quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
sẵn sàng tâm thế cho kì thi này.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho việc dạy và học thể hiện bằng việc tiến
hành khảo sát chương trình cũng như nhu cầu của học sinh để từ đó đề ra các
phương án kịp thời tăng cường chất lượng và thời gian dạy học nhằm bồi dưỡng
kiến thức cho các em.
- Đa số các em học sinh cho rằng đề thi môn GDCD có kiến thức gần gũi
với thực tiễn cuộc sống nên việc học sẽ khá thuận lợi.
2.2.2 Những khó khăn trong việc giảng dạy môn GDCD theo hướng giúp

học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia
- Nhận thức về môn học của một số học sinh còn hạn chế, bấy lâu nay ít
dành thời gian cho môn học này nên việc thay đổi tư tưởng, tình cảm của các em
với bộ môn cần có thời gian. Điều đó dẫn đến nhiều em còn có tư tưởng chờ đợi,
ỷ lại, thậm chí lười biếng trong học tập.
- Đây là lần đầu tiên GDCD được đưa vào kì thi THPT Quốc gia nên tâm lí các
em cũng có phần hoang mang, không biết có thi sẽ như thế nào, có khó không…
- Giáo viên băn khoăn tìm một hướng đi phù hợp với việc giảng dạy bộ
môn trong tình hình mới.
2.3 Giải pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1 Nhóm giải pháp về công tác tư tưởng nhằm giúp học sinh chinh
phục kì thi THPT Quốc gia
Có thể nói để thành công trong hoạt động giúp học sinh chinh phục kì thi
THPT Quốc gia bộ môn GDCD thì công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đối
với học sinh đặc biệt quan trọng. Bởi thực tế cho chúng ta thấy ở nơi nào nhà
trường, giáo viên làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức cho học sinh tốt
thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập
của học sinh. Chính vì vậy, các thầy cô giáo đặc biệt là thầy cô trực tiếp giảng
dạy bộ môn Giáo dục công dân cần quan tâm tới công tác giáo dục tư tưởng,
giúp cho học sinh nhận thấy việc học nhu cầu tự thân thông qua các bài học với
các liên hệ sống động trong cuộc sống thường nhật của các em, thông qua những
cuộc trò chuyện với các em để các em thấy được lợi ích cũng như tìm được
hứng thú trong quá trình học tập bộ môn.
3


2.3.2 Nhóm giải pháp trong hoạt động giảng dạy nhằm giúp học sinh
chinh phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
- Đầu tư xây dựng giáo án theo hướng khai thác trọng tâm giúp cho học
sinh nhận thức được bản chất của bài học thay vì hướng tới việc học thuộc lòng.

Bởi bộ môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia được thi theo hình
thức trắc nghiệm khách quan. Như vậy trong quá trình giảng dạy nội dung, đặc
biệt các khái niệm giáo viên nên chỉ ra nội dung cốt lõi, những từ khóa để học
sinh nhanh chóng nhận biết được nội dung kiến thức và dễ dàng ghi nhớ để phục
vụ cho kì thi THPT Quốc gia.
Ví dụ: Khi ta giảng dạy mục 1b bài 2 Giáo dục công dân 12
Ngay tiêu mục ta có thay “Các hình thức thực hiện pháp luật” bằng “4 hình
thức thực hiện pháp luật” điều này giúp các em học sinh ghi nhớ ngay trong đầu
việc thực hiện pháp luật được chia là 4 hình thức khác nhau – điều này phục vụ
cho việc giải quyết câu hỏi trắc nghiệm có liên quan.
Để giảng dạy 4 hình thức thực hiện pháp luật, thay việc dạy để học sinh ghi
nhớ tất cả đầy đủ các từ ngữ của câu văn ta sẽ chỉ ra cho học sinh cốt lõi của các
hình thức thực hiện pháp luật: Sử dụng pháp luật là làm việc được làm, thi hành
pháp luật là làm việc phải làm, tuân thủ pháp luật là không làm việc bị cấm, áp
dụng pháp luật là việc ra quyết định của cơ quan nhà nước đồng thời chỉ ra chủ
thể của hình thức áp dụng pháp luật là Nhà nước khác với các hình thức còn lại
là công dân, tổ chức. Điều nay giúp học sinh thuận lợi trong việc giải quyết các
câu hỏi trắc nghiệm của đề thi bao gồm cả loại câu nhận biết đến loại câu vận
dụng. Như câu 89, câu 105 đề minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[5]Câu 89: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật
C. phổ biến nội quy
B. thi hành pháp luật
D. thực hiện nội quy
Hướng dẫn giải đề: Làm việc cho phép => đáp án A
[5]Câu 105: Khi đến ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ
sơ du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ ủy
ban. Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật

C. Thi hành pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
D. Điều chỉnh pháp luật
Hướng dẫn giả đề: A làm việc phải làm => đáp án C
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình giảng dạy. Ta biết sơ đồ tư duy là
một phương tiện mạnh mẽ tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ.
Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình
ảnh với màu sắc sinh động trong đó có các đối tượng liên hệ với nhau bằng các
đường nối. Bằng cách thức này, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận một cách
4


nhanh chóng hơn. Hơn nữa việc thực hiện một sơ đồ tư duy trong giờ dạy hiện
nay rất thuận lợi với những phần mềm được sử dụng linh hoạt, sinh động.
Ví dụ: Trong soạn giáo án “Bài 2: Thực hiện pháp luật” ta có thể sử dụng
iminmap để xaa dựng bài dạy.

- Song hành với việc dạy học theo hướng khai thác trọng tâm, làm rõ bản
chất giáo viên nên thay vì việc kiểm tra học sinh (bao gồm cả kiểm tra miệng và
kiểm tra viết) nên thay đổi từ hình thức tự luận sang hình thức trắc nghiệm. Điều
này là rất cần thiết vì nếu ta dạy theo hướng mà hoạt động kiểm tra, đánh giá lại
theo một hướng khác thì tất yếu sẽ rất khó khăn cho học sinh trong việc học, hơn
nữa mục tiêu chinh phụ kì thi THPT Quốc gia của các em thêm phần khó khăn.
Hơn nữa việc thực hiện kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm không làm mất
đi mục đích rèn luyện kỹ năng trình bày trước đông người của học sinh nếu giáo
viên thực hiện việc yêu cầu học sinh lí giải cơ sở của việc lựa chọn đáp án của 1
câu hỏi bất kì trong số các câu hỏi được giao.
Ví dụ: Để kiểm tra bài cũ tiết 1 bài 2 GDCD 12 thay vì câu hỏi tự luận yêu
cầu học sinh hoàn thành bài trắc nghiệm với 5 đến 10 câu hỏi. Như:
[6]Câu 1: Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc

sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là
A. ban hành pháp luật.
C. phổ biến nội quy.
B. thực hiện pháp luật.
D. xây dựng pháp luật.
5


[6]Câu 2: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
thực hiện pháp luật theo hình thức
A. sử dụng pháp luật.
C. phổ biến nội quy.
B. thi hành pháp luật.
D. thực hiện nội quy.
Câu 3: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi
xe máy là biểu hiện của hình thức
A. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
[6]Câu 4: Khi đến ủy ban nhân dân xã xác nhận lí lịch cá nhân làm hồ sơ
du học, bạn A hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn của cán bộ ủy ban.
Bạn A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
D. Điều chỉnh pháp luật.
Câu 5: Hôm nay, nhóm bạn của A rủ nhau đi dã ngoại bằng xe máy. Vì cho
rằng vướng nên A không đội mũ bảo hiểm, trên đường đi đến ngã tư trong khi
A,C,D dừng xe vì có tín hiệu đèn đỏ thì B đã tách nhóm bạn vượt qua đèn đỏ

nên bị cảnh sát giao thông H xử phạt hành chính. Trong trường hợp trên, ai đã
không tuân thủ pháp luật?
A. A và cả nhóm bạn.
C. Cảnh sát giao thông H.
B. A và B.
D. C và D.
2.3.3 Nhóm giải pháp về hoạt động ôn tập nhằm giúp học sinh chinh
phục kì thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
- Phân loại học sinh trong quá trình ôn tập
Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình đều học tốt, đạt điểm
9, 10 trong các kì thi, nhưng điều đó là bất khả thi. Trong lớp học sinh luôn có
sự phân loại trong khả năng nhận thức, thái độ học tập khác nhau do đó dẫn đến
trình độ khác nhau nên việc phân loại học sinh trong quá trình giáo dục là rất
quan trọng nhằm phát huy tối đa khả năng học tập của các em. Nếu việc phân
loại học sinh trong quá trình giảng dạy là cần thiết thì trong quá trình ôn tập lại
càng cần thiết hơn cả vì đây là thời gian nước rút với thời lượng 1 tháng đến 1,5
tháng nên việc giáo viên thay đổi được học lực của học sinh là rất khó. Do vậy
ta nên mặc định học lực của học sinh ở thời điểm hiện tại để có hướng ôn thi
phù hợp nhằm giúp học sinh có được cơ hội giành được kết quả cao nhất trong
kì thi THPT Quốc gia ở trình độ của mình. Như:
+ Đối với học sinh yếu, kém: Lúc này ta đặt ra mục tiêu giúp các em giành
khoảng 2 – 3 điểm để chống liệt trong kì thi THPT Quốc gia. Để đạt được điều
này tất nhiên với thay đổi của việc sắp xếp đáp án không cho phép học sinh lựa
chọn tất cả một đáp án bất kì trong bài thi đều có cơ hội chống liệt từ kì thi
THPT Quốc gia 2017. Nên việc lựa chọn 1 đáp án duy nhất các em vẫn có rủi ro
6


bị điểm liệt đồng nghĩa với việc trượt tốt nghiệp. Vậy để tránh điều này chỉ có
cách học sinh phải học bài, nhưng với những học sinh này việc học tất cả nội

dung bài học trong giới hạn thi là rất khó. Phân tích đề thi minh họa của Bộ Giáo
dục và Đào tạo nhận thấy có những câu hỏi học sinh chỉ cần nhớ tiêu đề của bài
học là đã lựa chọn được đáp án đúng một cách tuyệt đối. Số lượng các câu hỏi
này luôn giao động nằm ở khung chống liệt một cách an toàn như đề minh họa
lần 3 có số câu hỏi loại này là 8 câu. Do đó giáo viên nên yêu cầu học sinh học
thuộc tiêu mục sách giáo khoa – điều này là khả thi đối với học sinh yếu kém.
Ví dụ: Trong đề minh họa lần 3 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [5]
]Câu 82: Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược
chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về
trách nhiệm
A. pháp lí.
C. xã hội.
B. cá nhân.
D. cộng đồng.
Hướng dẫn giải đề: Trong tất cả các tiêu mục thấy có tiêu mục “Công dân
bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” => đáp án A.
Câu 83: Bắt người phạm tội quả tang là công dân thực hiện đúng quyền bất
khả xâm phạm về
A. đia vị.
C. đời tư.
B. danh tính.
D. thân thể.
Hướng dẫn giải đề: Trong tất cả các tiêu mục thấy có tiêu mục “quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân” => đáp án D.
+ Với học sinh có học lực trung bình: Bên cạnh việc học tất cả các tiêu
mục của bài học giáo viên cần yêu cầu học sinh học hiểu rõ bản chất của các bài
2,4,6,8 vì nhận thấy trong cả 3 đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo số
lượng câu hỏi có nội dung nằm ở những bài này rất nhiều, luôn giao động từ 5
đến 8 câu cho 1 bài. Việc giảm số lượng bài cần học giúp các em nắm được chắc
chắn kiến thức hơn. Do đó việc lựa chọn đáp án sẽ chính xác hơn, tránh tình

trạng học dàn trải kiến thức nhớ, hiểu được luôn ở tình trạng sơ sơ, nên khi đứng
trước các đáp án để lựa trọn lại ở trạng thái “hình như là…” điều này đặc biệt
nguy hiểm.
+ Đối với học sinh khá giỏi: Bên cạnh yêu cầu học sinh hoàn thành tốt
nhiệm vụ học như dành cho học sinh trung bình thì cần học hiểu các bài còn lại
vì ta biết kiến thức phủ kín chương trình học trên lớp. Hơn nữa với đối tượng
này việc giải quyết các câu hỏi nhận biết và thông hiểu là dễ dàng nên trong quá
trình ôn tập cần hướng nhiều tới luyện cho các em giải quyết các câu hỏi vận
dụng thấp và vận dụng cao. Đặc biệt là câu vận dụng cao vì đây là những câu
hỏi có nhiều tình tiết mà để giải quyết được tốt thì học sinh không chỉ học hiểu
từng bài học rời rạc mà cần có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức của tất cả
các bài học để giải quyết tình huống được đưa ra.
7


- Rèn luyện kỹ năng giải đề
Sau khi phân loại học sinh ta bước vào quá trình rèn luyện kỹ năng giải đề.
Việc rèn luyện kỹ năng giải đề cho học sinh là rất quan trọng vì nó trực tiếp ảnh
hưởng đến số điểm bài làm trong kì thi THPT Quốc gia. Do vậy để học sinh đạt
điểm cao nhất có thể giáo viên cần hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sau đây:
+ Làm từ câu dễ đến câu khó (vì các câu đều có giá trị về điểm số giống
nhau).
+ Ngay trong khi đọc đề để lựa chọn đáp án lần đầu tiên những câu có sự
phân vân giữa các đáp án vẫn nên đánh dấu vào đáp án ta cảm giác là đáp án
đúng để sau đó ta quay lại phân tích, tìm hiểu kỹ hơn và nếu sắp hết giờ việc lựa
chọn đáp án này để hoàn thành bài thi cũng có cơ sở nhất. Và học sinh không
nên bỏ trống bài thi vì bất cứ lí do gì.
+ Trong quá trình lựa chọn đáp ta có thể loại bỏ đáp án gây nhiễu bằng
việc mặc định “cái gì ta không học trong chương trình thì đó là đáp án sai” mặc
dù đọc lên có vẻ hợp.

Ví dụ: [5]
Câu 1: Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác
nhau đều bình đẳng về
A. cơ hội học tập.
C. mức thuế thu nhập.
B. nhu cầu hưởng thụ.
D. phát triển kỹ năng.
Hướng dẫn giải đề: Trong cả 4 đáp án trên đều thấy dường như đều hợp lí.
Tuy nhiên, trong chương trình chúng ta chỉ học bình đẳng về văn hóa, giáo dục
do đó các phương án B, C, D mặc nhiên là bị loại => đáp án A.
Câu 2: Sau giờ học, thấy A và các bạn cùng lớp vẫn tụ tập chơi đá bóng
trong sân trường nên nhân viên bảo vệ tiện tay cầm quyển sổ trực gõ vào đầu A
yêu cầu cả nhóm giải tán. B chụp được hình ảnh đó đã chia sẻ trên trang mạng
xã hội. Khi bị Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường dùng bức hình đó gây
sức ép, Hiệu trưởng buộc phải ra quyết định chấm rứt hợp đồng lao động với
bảo vệ. Trong trường hợp này, bảo vệ cần sử dụng quyền nào dưới đây cho phù
hợp?
A. Đàm phán.
B. Tố cáo.
C. Khiếu nại.
D. Tham vấn
Hướng dẫn giải đề: Trong tình huống trên có thể nghĩ bảo vệ cần đàm phán
với Ban đại diện cha mẹ học sinh hay tham vấn ý kiến Hiệu trưởng nhưng trong
trình không học 2 quyền này nên mặc định đáp án A và D là sai. Lúc này
phương án lựa chọn rút gọn chỉ còn 2 đáp án nên thuận lợi hơn cho việc lựa
chọn.
+ Giới hạn thi của môn Giáo dục công dân trong kì thi THPT Quốc gia
năm 2017 nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12, nội dung của
chương trình là pháp luật. Do đó khi làm bài giáo viên hướng dẫn cho học sinh
8



ưu tiên lựa chọn đáp án có nội dung là pháp luật để nhanh chóng loại bỏ các đáp
án gây nhiễu.
Ví dụ: [5]
Câu 1: Để mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước
không ngừng đổi mới và hoàn thiện
A. phương án tiếp cận.
C. thể chế chính trị.
B. hệ thống pháp luật.
D. quy trình giám sát.
Hướng dẫn giải đề: Nội dung thi là pháp luật => đáp án B.
Câu 2: Để thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
công dân cần dựa vào
A. pháp luật của nhà nước.
C. quy ước của cộng đồng.
B. chuẩn mực đạo đức.
D. giá trị của truyền thống.
Hướng dẫn giải đề: Nội dung thi là pháp luật => đáp án A.
+ Đặc điểm của pháp luật đó là tính chặt chẽ, một nghĩa. Do đó sẽ không
bao giờ có đáp án với nội dung vừa đúng vừa sai, có thể đúng hoặc sai… Do đó,
câu hỏi có phương án lựa chọn với nội dung như trên học sinh cần nhanh chóng
loại bỏ phương án đó để tập trung suy nghĩ về các phương án còn lại.
+ Với câu hỏi thuộc nhóm vận dụng cao giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 Đọc nội dung yêu cầu làm trước khi đọc tình huống đưa ra. Bởi các câu
vận dụng cao luôn là những tình hướng với nhiều chi tiết, trong đó có cả những
chi tiết gây nhiễu. Do đó việc đọc yêu cầu đề ra trước khi đọc tình huống sẽ giúp
cho các em chỉ tập trung vào những tình huống liên quan đến yêu cầu đề ra tránh
tình trạng rối trong suy nghĩ.
Ví dụ: [5]

Chị Y nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử của chị Y
có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự và nhờ
X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu đẹp, K
và X được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền
được pháp luật bảo đám an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công
dân?
A. Anh K và công ty Z.
C. Anh K.
B. Anh K, X và công ty Z.
D. Anh K và anh X.
Hướng dẫn giải đề: Trong câu hỏi này yêu cầu “ai đã vi phạm quyền được
pháp luật bảo đám an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?” Như
vậy ta chỉ quan tâm tới những chi tiết vi phạm quyền được pháp luật bảo đám an toàn,
bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là anh K sao chép mẫu thiết kế của
chị Y.
 Trong quá trình đọc tình huống nên đánh dấu vào những chi tiết có liên
quan đến yêu cầu để tránh nhớ nhớ quên quên phải đọc lại.

9


 Giải quyết yêu cầu trong từng câu văn một. Xem trong câu văn đó có nội
dung nào đáp ứng yêu cầu không hoặc tóm lược lại tình huống chỉ với nhưng chi
tiết liên quan đến yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ: [5]
Câu 1: Ông A có con gái tên T đang học lớp 11 đã đạt giải học sinh giỏi
quốc gia năm 2017. Khi biết tin T yêu H là thanh niên không nghề nghiệp lại
nghiện hút, ông A đã rất bất ngờ. Ông A vừa tìm cách giám sát con gái chặt chẽ,
vừa thuê D đánh H. Trong một lần ông A về quê, T rủ H đến nhà chơi. Thấy trên
bàn có chiếc nhẫn kim cương, H lấy trộm và mang bán được 500 triệu đồng rồi

xui người yêu cùng bỏ trốn. Trong trường hợp trên, những ai phải chịu trách
nhiệm pháp lí?
A. Ông A, D và H
C. Ông A, D và T.
B. Ông A, D, H và T
D. Ông A, T và H.
Hướng dẫn giải đề : Đọc yêu cầu cho ta biết cần phải tìm các đối tượng
phải chịu trách nhiệm pháp lí. Ta xử lí yêu cầu đó trong từng câu văn một. Câu
văn thứ 1: không có đối tượng nào, câu văn thứ 2: không xuất hiện đối tượng
nào, câu văn thứ 3: có ông A và D, câu văn thứ 4: không xuất hiện đối tượng
nào, câu văn thứ 5: xuất hiện H. Như vậy, đáp án được lựa chọn là A. Sau đó ta
kiểm tra lại một lần nữa bằng cách tóm lược hình huống với tình tiết có liên
quan đến tình huống: A không đồng con gái T yêu H nên thuê D đánh H, một lần
H đến nhà T chơi đã lấy trộm đồ bán lấy tiền rủ T bỏ trốn hoặc đơn giản kiểm tra
bằng cách xóa các câu văn không có chi tiết liên quan đến yêu cầu của bài nhằm
giản lược chi tiết của tình huống.
Câu 2: Chị Y nhờ anh K sửa giúp máy tính. Phát hiện trong hòm thư điện tử
của chị Y có nhiều mẫu thiết kế mới, anh K đã vội vã sao chép. Sau đó K tâm sự
và nhờ X làm môi giới để bán những mẫu đó cho công ty thời trang Z. Vì mẫu
đẹp, K và X được trả một khoản tiền lớn. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm
quyền được pháp luật bảo đám an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của
công dân?
A. Anh K và công ty Z.
C. Anh K.
B. Anh K, X và công ty Z.
D. Anh K và anh X.
Hướng dẫn giải đề: Trong tình huống trên có rất nhiều chi tiết cũng như đối
tượng vi phạm pháp luật. Nhưng khi học sinh đọc yêu cầu trước thì nhanh chóng
phát hiện chỉ có mình đối tượng K xuất hiện trong câu văn thứ 2 là đáp ứng yêu
cầu của bài. Do đó, đáp án chính xác sẽ là C.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau thời gian thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng giúp học sinh chinh
phục kì thi THPT Quốc gia đã đem lại kết quả sau:
10


- Học sinh hứng thú hơn với bài học, tâm lí lo lắng trước việc thay đổi của Bộ
Giáo dục và Đào tạo đưa môn Giáo dục công dân vào kì thi THPT Quốc gia gần như
được giải tỏa thay vào đó là sự hào hứng, tin tưởng rằng môn GDCD sẽ là môn gỡ
điểm cho các em trong kì thi này
Đánh giá sự tự tin của học sinh trong việc chinh phục kì thi THPT Quốc gia trước
và sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy và ôn tập giúp học sinh chinh phục kì
thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
SỰ TỰ TIN CỦA HỌC SINH TRƯỚC KÌ THI THPT
QUỐC GIA VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Trước khi áp dụng

Sau khi áp dụng

Lớp

Tổng số
học sinh

Số lượng

Tỷ lệ


Số lượng

Tỷ lệ

12A4

48

19

39.6

30

62.5

12A7

49

20

40.8

37

75.5

12A9


49

30

61.2

48

97.9

- Kết quả làm bài của các em được nâng lên, biểu hiện qua các bài kiểm tra
một tiết theo hình thức bám sát kì thi THPT Quốc gia và kết quả làm đề minh họa
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của học sinh trước và sau khi áp dụng
phương pháp giảng dạy và ôn tập theo hướng giúp học sinh chinh phục kì thi
THPT Quốc gia
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Lớp Tổng
Trung
Yếu,
Khá,
Trung
Yếu,
Khá, giỏi
số học
bình
kém
giỏi
bình

kém
sinh
SL
% SL % SL % SL % SL % SL %
12A4
12A7
12A9

48
49
49

7
6
12

14.5
12.3
24.5

38
38
36

79
77.7
73.5

3
5

1

6.3
10
2

10
15
25

2.1
30.6

51

36
31
24

93.7
63.3

49

2
3
0

4.2
6.1

0

- Sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần vào việc thay đổi cách dạy môn Giáo dục
công dân của nhà trường theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã đóng góp vào nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
11


Từ thực tế giảng dạy và ôn thi môn Giáo dục công dân cho học sinh khối
12 ở trường THPT Lương Đắc Bằng chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa bộ môn Giáo dục công
dân vào kì thi THPT Quốc gia, đặc biệt khi một số trường Đại học có phương án
lựa chọn bộ môn này làm cơ sở xét tuyển đầu vào thi việc học bộ môn của bản
thân học sinh được nâng cao, các em có ý thức hơn trong học tập với mục tiêu
chinh phục kì thi THPT Quốc gia với điểm số cao. Đây là một trong những yếu
tố rất thuận lợi cho việc giảng dạy của các thầy cô dạy Giáo dục công dân nâng
cao chất lượng. Tuy nhiên, thay đổi này cũng đặt các thầy cô trước yêu cầu thay
đổi phương pháp giảng dạy để có thể đáp ứng nhu cầu chinh phục kì thi THPT
Quốc gia với kết quả cao nhất của học sinh.
- Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường nói
chung và bộ môn Giáo dục công dân nói riêng. Do đó có thể áp dụng cho các
trường học có điều kiện tương đồng.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên:
- Thầy cô dạy môn Giáo dục công dân cần tâm huyết hơn với môn của
mình để từ đó quan tâm đến việc củng cố và bổ xung kiến thức chuyên môn. Vì
khi có kiến thức chuyên môn vững mới có thể vận dụng các phương pháp giảng

dạy phù hợp, linh hoạt giúp học sinh chinh phục kì thi THPT Quốc gia.
- Thầy cô nên rèn luyện kỹ năng ra đề vì khi thực hiện việc ra đề sẽ giúp
giáo viên dễ phát hiện ra phương pháp giảng dạy và ôn thi đáp ứng nhu cầu
chinh phục kì thi THPT Quốc gia của học sinh.
- Thầy cô nên sưu tập các đề thi để tạo một ngân hàng câu hỏi của cá nhân
nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và ôn thi cho học sinh.
- Thầy cô cần bổ xung kiến thức tin học, nhất là các phần mềm hỗ trợ cho
việc giảng dạy. Vì hiện nay các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Giáo
dục công dân còn rất sơ sài, nên chủ yếu dựa vào khả năng tự khai thác của mỗi
thầy cô giáo.
Đối với cấp trên:
- Cần có sự quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy môn
Giáo dục công dân. Tạo điều kiện cho họ nâng cao nghiệp vụ bằng các đợt tập
huấn có chất lượng.
- Cần có hành động tích cực trong việc khuyến khích, hỗ trợ giáo viên khi
thực hiện giảng dạy theo hướng đổi mới nhằm giúp học sinh chinh phục kì thi
THPT Quốc gia.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 2 tháng 6 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
12


kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hằng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 12, NXB
Giáo Việt Nam, năm 2010.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Giáo dục công dân
12, NXB Giáo dục Việt Nam.

13


[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề minh họa lần 1 kì thi THPT Quốc gia môn Giáo
dục công dân, năm 2016.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề minh họa lần 2 kì thi THPT Quốc gia môn Giáo
dục công dân, năm 2017.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề minh họa lần 3 kì thi THPT Quốc gia môn Giáo
dục công dân, năm 2017.
[6] Nguyễn Thị Thanh Mai – Dương Thúy Nga, Trắc nghiệm môn Giáo dục công
dân, NXB Giáo dục, năn 2016.

14



×