Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG dạy học bài NITƠ – hóa học lớp 11 để tạo HỨNG THÚ học tập CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.05 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT ĐÔNG SƠN 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY
HỌC BÀI NITƠ – HÓA HỌC LỚP 11 ĐỂ TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Trịnh Thị Tuyết
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học


THANH HÓA, NĂM 2019

MỤC LỤC

Trang

1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................1
1.5. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai................................1
2. NỘI DUNG...............................................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................3
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề....................................4


2.3.1. Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài Nitơ - Hóa học lớp
11 để tạo hứng thú học tập cho học sinh .............................................................4
2.3.2. Giáo án dạy học bài nitơ......................................................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..................................................................11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................12
3.1. Kết luận................................................................................................12
3.2. Kiến nghị..............................................................................................12


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nói đến các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn hóa học nói riêng
học sinh thường hay liên tưởng đến những môn học cứng nhắc, khô khan. Chính
vì vậy mà khi học các môn này không ít học sinh thường có cảm giác “sợ” và dễ
chán nản.
Trong dạy học nói chung, trong dạy học môn hóa học nói riêng vấn đề đặt
ra là phải đổi mới chiến lược đào tạo con người. Đặc biệt cần đổi mới phương
pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát triển thế hệ mới năng động sáng tạo, cho
học sinh tìm tòi, khám phá từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách
chủ động. Ở nước ta việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần
đây. Tức là chúng ta đang dần chuyển từ dạy học theo hướng lấy giáo viên (GV)
làm trung tâm sang việc dạy học theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm.
Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức điều khiển cho học sinh lĩnh
hội tri thức.
Tuy nhiên, trong giảng dạy hóa học ở trung học phổ thông (THPT) phần
lớn vẫn còn tình trạng người giáo viên ít chú trọng đến việc phát huy tính tích
cực của học sinh, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho học sinh phát
triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu.
Với những lý do trên để việc dạy học môn hóa học lớp 11 có hiệu quả, tôi

mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học bài Nitơ - Hóa học lớp 11 để tạo hứng thú học tập cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức của môn học một cách
mềm dẻo và linh hoạt.
- Tạo ra được lòng say mê và hứng thú đối với môn học từ đó nâng cao chất
lượng dạy và học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Bài nitơ – Hóa học 11 và áp dụng cho học sinh lớp 11 trường THPT Đông
Sơn 1 năm học 2018 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
-Thống kê toán học, phân tích kết quả.
1.5. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai.
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn
hay chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục
tiêu dạy học.
- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.
- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong bài tập đóng vai để
không lạc đề.
1


- Nên có biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của phương pháp
đóng vai.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục

đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
a. Phương pháp dạy học (PPDH) tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học.Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực
thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học thì người thầy phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ
đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới
cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt
động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp
dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen
với lối học tập thụ động. Vì vậy GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để
dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ
thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối
hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
b. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, làm thử một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
+ Ưu điểm của phương pháp đóng vai.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh có thể chủ
động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức qua lời nói hoặc việc làm của các vai
diễn.
- Giúp học sinh phát huy được khả năng của từng cá nhân cũng như sự phối
hợp chặt chẽ của từng cá nhân với tập thể nhóm.
+ Hạn chế của phương pháp đóng vai.
- Mất nhiều thời gian, phải suy nghĩ “kịch bản”, “diễn viên”...
- Nếu số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao.
- Học sinh phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và thuộc kịch bản.

+ Tiến hành phương pháp đóng vai.
Cách tiến hành các phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- GV chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách tương
đối đơn giản không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian
đóng vai.
- Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản và phân công sắm vai.
- Thứ tự các nhóm đóng vai.

2


- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, phỏng vấn, đánh giá và bổ sung
(nếu cần). Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù
hợp ở điểm nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống
và rút kinh nghiệm.
Cách tiến hành các phương pháp đóng vai có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản

Các nhóm đóng vai

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét...

Giáo viên kết luận, nhận xét
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung giáo viên đã đổi mới phương pháp dạy học như: sử dụng
phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm...Tuy nhiên việc

sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là
nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ
sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh họa cho bài học mà không có thêm
các sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng
phương pháp để tạo ra hứng thú học tập môn học cho học sinh.
2.2.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế dạy học cho thấy, chất lượng dạy học môn hóa học 11 chiếm tỉ
lệ trung bình cao, ít học sinh khá, giỏi. Nhiều học sinh tiếp thu kiến thức thụ
động chủ yếu là nghe giảng và ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng
bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, thậm chí một số em còn có
cảm giác “buồn ngủ” và “sợ” môn hóa học. Có khi lớp 39 – 40 em nhưng chỉ có
3 – 4 em tập trung phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không hứng thú với
môn học.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập môn hóa học ở nhiều lớp chưa cao.
Số học sinh giỏi ít (thậm chí không có), khá và trung bình nhiều, yếu kém vẫn
còn. Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng phương pháp đóng vai cùng với những
câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi
hẳn lên, các em có hứng thú học tập nên rất tích cực phát biểu xây dựng bài.
Ngược lại, ở lớp giáo viên không sử dụng phương pháp đóng vai thì lớp học
3


trầm hơn, số lượng học sinh hứng thú với môn học ít nên có ít học sinh phát biểu
xây dựng bài.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
Để khắc phục tình trạng trên và để việc dạy môn hóa học lớp 11 có hiệu
quả trong khuôn khổ của sáng kiến tôi sẽ trình bày cách “sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học bài Nitơ - Hóa học lớp 11 để tạo hứng thú học
tập cho học sinh”.
2.3.1. “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài Nitơ - Hóa

học lớp 11 để tạo hứng thú học tập cho học sinh”.
Đối với bài này tôi sử dụng đóng vai theo cách sau đây: Học sinh đóng vai
diễn viên chèo giới thiệu về tính chất của nitơ qua bài thơ Cô gái nitơ, vai quần
chúng trả lời một số câu hỏi của diễn viên.
Cách thức này được tổ chức theo trình tự như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (12 người/1 nhóm)
+ Nhóm 1 đóng phân cảnh giới thiệu về tính chất vật lí và vị trí của nitơ
trong bảng tuần hoàn.
+ Nhóm 2 đóng phân cảnh giới thiệu về sự tạo thành khí NO, NO 2 và một
số tính chất hóa học của NO và NO2.
+ Nhóm 3 đóng phân cảnh củng cố tính chất của nitơ bằng cách đọc lại
toàn bộ bài thơ cô gái nitơ có ghép nhạc của vở chèo Thị Nở.
Giáo viên sẽ phân công nhiệm vụ cho các nhóm sau khi học xong tiết 10 để
các nhóm có thời gian xây dựng kịch bản, phân công vai diễn, tập lời thoại và
ghép nhạc.
Bước 2: Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản và đóng vai.
Bước 3: Thứ tự các nhóm lên đóng vai.
Bước 4: Các nhóm khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: Phải cho Học sinh chuẩn bị trước vì nếu thời gian 45 phút ở lớp
không thể kịp để các nhóm có thể xây dựng kịch bản, phân công vai diễn, học
thuộc lời thoại và trình bày.
Sau đây tôi xin giới thiệu kịch bản của 3 nhóm học sinh lớp 11a3 trường
THPT Đông Sơn 1 lên đóng vai.
+ Nhóm 1: Tình huống như sau: Một diễn viên chính lên giới thiệu vị trí,
tính chất vật lí của nguyên tố nitơ bằng cách sử dụng 16 câu đầu của bài thơ Cô
gái nitơ dưới dạng hát chèo (nếu không hát được thì ngâm thơ), các học sinh còn
lại đóng vai quần chúng.
Diễn viên chính: Này các bạn ơi!
Diễn viên quần chúng: Ơi!

Diễn viên chính: Hỏi khí không phải! Tôi ra đây có phải xưng danh không
nhỉ?
Diễn viên quần chúng: không xưng danh ai biết đó là ai!
Diễn viên chính: Vậy tôi xin phép giới thiệu về mình.

4


Sau đó diễn viên chính sử dụng 16 câu đầu bài thơ cô gái nitơ dưới dạng hát
chèo (nếu không hát được thì ngâm thơ):
Em i í là cô gái nitơ
Tên thật azot anh ngờ làm chi
Không màu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù không giống oxi (Câu này hát ngân lên)
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì 2
Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Diễn viên quần chúng: Nhớ về thăm em
Diễn viên chính:
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo... sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ!
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
Diễn viên quần chúng: tính chuyện yến anh làm gì
+ Nhóm 2: Tình huống như sau: Một diễn viên chính đọc phần còn lại của

bài thơ cô gái nitơ (Khi đọc nhấn nhá ngữ điệu), các diễn viên còn lại trong
nhóm làm diễn viên quần chúng nhấn mạnh lại một số câu của diễn viên chính.
Diễn viên chính:
Em là cô gái nitơ
Có anh bạn trẻ oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm màu nâu đỏ, chất nào đậm hơn
Diễn viên quần chúng: chất nào đậm hơn
Diễn viên chính:
Bơ vơ cuộc sống cô đơn
Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà
Gọi ngay hoàng tử nước (H2O) ra
Ghép luôn chồng vợ thật là ác thay
(2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2)
5


Hờn đau bốc khói lên đầy
Nên tim em chịu chua cay một bề
Đêm giông tố rét đêm về
Oxi chẳng được gần kề bên em!
Vì cùng dòng họ phi kim
Cho nên cô bác hai bên bực mình
Oxi từ đó buồn tình

Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ
(2NO  N2 +O2)
Em là cô gái nitơ
Lâu nay em vẫn mong chờ tình anh.
Diễn viên quần chúng: mong chờ tình anh.
+ Nhóm 3: Tình huống như sau: Diễn viên lên đọc lại toàn bộ bài thơ cô gái
Nitơ có ghép nhạc chèo Thị Nở (ghép đoạn nhạc khua chuông gõ mõ), (hoặc có
thể chuyển dưới dạng đọc rap).
Em là cô gái nitơ
Tên thật azot anh ngờ làm chi
Không màu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù không giống oxi (câu này hát ngân lên)
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì 2
Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo... sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ!
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
Em là cô gái nitơ
Có anh bạn trẻ oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay

Không bền nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm màu nâu đỏ, chất nào đậm hơn
Bơ vơ cuộc sống cô đơn
6


Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà
Gọi ngay hoàng tử nước (H2O) ra
Ghép luôn chồng vợ thật là ác thay
(2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2)
Hờn đau bốc khói lên đầy
Nên tim em chịu chua cay một bề
Đêm giông tố rét đêm về
Oxi chẳng được gần kề bên em!
Vì cùng dòng họ phi kim
Cho nên cô bác hai bên bực mình
Oxi từ đó buồn tình
Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ
(2NO  N2 +O2)
Em là cô gái nitơ
Lâu nay em vẫn mong chờ tình anh.
2.3.2. Giáo án dạy học bài Nitơ – Hóa học 11
2.3.2.1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nắm vững vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Học sinh viết được cấu hình electron của nguyên tử nitơ và viết được cấu
tạo phân tử của nó.
- Biết các tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của nó.

b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, trình bày trước lớp.
- Vận dụng kiến thức liên môn Hóa học và văn học giúp phát triển kĩ năng
mềm cho các em.
c. Về thái độ
- Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh.
- Yêu thích môn nghệ thuật truyền thống là chèo.
2.3.2.2. Chuẩn bị bài dạy
- Sách giáo khoa.
- Bài thơ cô gái nitơ.
- Đoạn nhạc chèo Thị Nở.
2.3.2.3. Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm – phương pháp đóng vai – trình chiếu
2.3.2.4. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (2 phút): Khởi động:
Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh:
Hình 2.1 SGK trang 29 hóa học cơ
bản 11, mẩu phân đạm và hỏi HS hình
ảnh này liên quan đến nguyên tố naò?
7


HS trả lời
GV: chốt kiến thức
Hoạt động 2 (5 phút): GV chia
lớp thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng,
thư kí, và phát mỗi nhóm một bút dạ,
một giấy A0.

Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí, cấu
tạo nguyên tử, tính chất vật lí của nitơ
Nhóm 2: Tìm hiểu về sự tạo
thành NO, NO2 và một số tính chất
của chúng.
Nhóm 3: Khắc sâu kiến thức mà
nhóm 1, nhóm 2 đã trình bày.
HS làm việc theo nhóm viết vào
giấy A0, cử người đóng vai (GV đã
phân công sau khi học xong tiết 10).
Hoạt động 3 (10 phút): Đại diện
I. Vị trí và cấu hình electron
nhóm 1 lên bảng đóng vai theo kịch nguyên tử
bản ở trên.
1.Vị trí
Sau khi nhóm 1 đóng xong thì
- Ô: 7
GV đặt câu hỏi cho cả lớp như sau:
- Chu kì: 2
Qua phần đóng vai của nhóm 1
- Nhóm: VA
em hiểu gì về vị trí, tính chất vật lí của
- MN = 14
nitơ.
- Cấu hình electron nguyên tử:
2
-Viết cấu hình electron của 1s 2s22p3
nguyên tử nitơ?
- Công thức cấu tạo: N ≡ N
- HS trả lời.

2. Tính chất vật lí
- GV chốt kiến thức.
- Điều kiện thường: Khí, không
màu, không mùi, không vị.
- Không duy trì sự cháy và sự hô
hấp.
- Tan ít trong nước.
Hoạt động 4 (5 phút): Tính chất hóa
III. Tính chất hóa học.
học nào của nitơ xuất hiện trong phần
- Ở nhiệt độ thường trơ về mặt hóa
đóng vai của nhóm 1.
học.
GV: N có những số oxi hóa nào?
- Các số oxi hóa của N:
Cho biết vai trò của N2 trong các
-3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
phản ứng oxi hóa – khử.
- Trong phản ứng oxi hóa – khử:
N2 thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử.
HS thảo luận và lên viết PTHH
1. Tính oxi hóa
của N2 tác dụng với kim loại và H2.
a. Tác dụng với kim loại
GV: Cho biết trong phản ứng đó
t0
0
-3
N2 thể hiện tính gì?
3Mg + N2 → Mg3N2 (magie nitrua)

8


b. Tác dụng với H2
t0,p
0
-3
N2 + 3H2  2NH3
xt

Hoạt động 5 (10 phút): Đại diện
2. Tính khử
nhóm 2 lên bảng đóng vai theo kịch
30000C +2
0
0
bản ở trên.
N2 + O2 
2NO
Sau khi nhóm 2 đóng xong thì
GV đặt câu hỏi cho cả lớp như sau:
N2 là chất khử.
1. Trong phần đóng vai của
nhóm 2 em thấy xuất hiện những hợp
chất nào của nguyên tố N.
2NO + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
2. Viết PTHH có thể xảy ra
trong đoạn đóng vai trên.
3. Nêu đặc điểm của 2 khí NO,
NO2.

4. Vai trò của N2 trong phản ứng
với oxi.
Hoạt động 6 (3 phút):
IV. Ứng dụng
GV trình chiếu các hình ảnh về
-Là thành phần dinh dưỡng chính
ứng dụng của nitơ và trạng thái tự của thực vật.
nhiên của nitơ từ đó nêu lên những
- Dùng để tổng hợp NH3, HNO3,
ứng dụng và trạng thái tự nhiên của phân đạm...
N2.
- Làm dung môi.
- N2 lỏng bảo vệ máu và các mẫu
vật sinh học .
V. Trạng thái tự nhiên
- Tồn tại dạng đơn chất chiếm
78,16% thể tích không khí.
- Dạng hợp chất có nhiều trong
khoáng chất NaNO3, gọi là diêm tiêu
natri.
Hoạt động 7 (5 phút):
VI. Điều chế
GV trình chiếu sơ đồ sản xuất N2
1. Trong công nghiệp
trong công nghiệp. HS quan sát và trả
- Chưng cất phân đoạn không khí
lời các câu hỏi sau:
lỏng.
1. Tên của phương pháp sản xuất
N2 trong công nghiệp là gì?

2. Nguyên tắc của phương pháp
2. Trong phòng thí nghiệm
trên là gì?
t0
HS viết các phương trình phản
NH4NO2 → N2↑+ 2H2O
ứng điều chế N2 trong phòng thí
t0
nghiệm.
NH4Cl +NaNO2 → N2↑+NaCl + 2H2O
9


Hoạt động 8: Củng cố (5 phút)
Đại diện nhóm 3 lên đọc lại toàn bộ bài thơ cô gái nitơ.
Có ghép nhạc chèo Thị Nở (ghép đoạn nhạc khua chuông gõ mõ), (hoặc có
thể chuyển dưới dạng đọc rap).
Em là cô gái nitơ
Tên thật azot anh ngờ làm chi
Không màu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em
Cho dù không giống oxi
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì 2
Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo... sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ!

Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì
Em là cô gái nitơ
Có anh bạn trẻ oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm màu nâu đỏ, chất nào đậm hơn
Bơ vơ cuộc sống cô đơn
Thủy tề thấy vậy bắt luôn về nhà
Gọi ngay hoàng tử nước (H2O) ra
Ghép luôn chồng vợ thật là ác thay
(2NO2 + H2O → HNO3 + HNO2)
Hờn đau bốc khói lên đầy
Nên tim em chịu chua cay một bề
Đêm giông tố rét đêm về
Oxi chẳng được gần kề bên em!
Vì cùng dòng họ phi kim
Cho nên cô bác hai bên bực mình
Oxi từ đó buồn tình
10


Bỏ em đơn độc một mình bơ vơ
(2NO  N2 +O2)

Em là cô gái nitơ
Lâu nay em vẫn mong chờ tình anh
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Ban đầu, do chưa quen với phương pháp đóng vai nên học sinh gặp một số
khó khăn nhất định trong việc diễn đạt và truyền tải thông tin. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất và thực hiện thao tác
mẫu nên đã hướng các em đi đến cách diễn xuất và truyền tải kiến thức của bài
một cách tự nhiên, tạo được hứng thú, tích cực và tập trung cao để chủ động
lĩnh hội kiến thức của bài.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại lớp 11A3 và lớp đối chứng là lớp
11A4 trường THPT Đông Sơn 1 năm học 2018-2019, đây là hai lớp có trình độ
tương đương nhau về số lượng học sinh giỏi, khá và trung bình.
Lớp thực nghiệm là lớp 11A3 được “sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học bài Nitơ - Hóa học lớp 11 để tạo hứng thú học tập cho học
sinh”, còn lớp 11A4 là lớp đối chứng nên không áp dụng phương pháp trên mà
chỉ sử dụng giáo án điện tử. Kết quả cho thấy:
- Về thái độ hứng thú, chú ý trong học tập: lớp thực nghiệm có 85% số học
sinh chăm chỉ, hứng thú, háo hức khi giáo viên dạy học bằng phương pháp trên,
15% còn lơ là vì chưa biết cách diễn xuất. Còn lớp đối chứng 11A4 chỉ sử dụng
giáo án điện tử trong mỗi tiết học thì có 80 % các em chú ý trong nửa thời gian
đầu của tiết học khi học phần vị trí và cấu tạo nguyên tử và tính chất vật lí vì có
nhiều hoạt động của học sinh và lượng kiến thức chưa nhiều. Nhưng sang đến
nửa sau của tiết học khi học phần tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự
nhiên và điều chế thì độ tập trung của học sinh giảm còn 60% vì nội dung này
giáo viên truyền tải mang tính khô khan, học sinh chỉ quan sát kết quả mà không
có hoạt động của học sinh nên học sinh không chú ý.
- Về kết quả điểm kiểm tra 1 tiết sau khi học bài Nitơ.
Điểm
3-4,5 5-6,5 7-8,5 9-9,5

10
Tổng số bài
Lớp
Thực nghiệm (11A3)
0
5
16
11
3
35
Đối chứng (11A4)
7
7
14
8
1
37
Lớp thực nghiệm có 100% các em đạt điểm trung bình trở lên, trong đó có
85,71% khá giỏi. Có 11 em đạt điểm 9 – 9,5, có 3 em đạt điểm tuyệt đối.
Lớp đối chứng có 30/37 (81,08%) đạt trung bình trở lên, trong đó có
62,16% đạt khá giỏi. Có 8 em đạt điểm 9 – 9,5, có 1 em đạt điểm tuyệt đối.
Qua bài kiểm tra thấy lớp thực nghiệm có kết quả đạt cao hơn lớp đối
chứng đặc biệt là số học sinh đạt điểm 9 – 10 cao hơn hẳn. Nguyên nhân là lớp
thực nghiệm nắm vững kiến thức, đi sâu vào kịch bản đóng vai qua đó tự chủ
động lĩnh hội kiến thức. Còn lớp đối chứng thì do không chủ động lĩnh hội kiến
thức nên không được điểm tuyệt đối.
11


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu tôi rút ra những kết luận chính như sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai trong giảng dạy bài Nitơ để tạo hứng thú học tập cho học
sinh.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số lưu
ý khi sử dụng phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy học bài Nitơ – Hóa học
lớp 11.
- Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học bài Nitơ - Hóa học 11 gồm 5 bước.
- Tiến hành thực nghiệm ở lớp 11a3. Những kết quả bước đầu đã đánh giá
được phương pháp đóng vai đã nêu ở trên.
- Trong dạy học hiện nay việc “sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học bài Nitơ - Hóa học lớp 11 để tạo hứng thú học tập cho học sinh” theo
hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi.
3.2. Kiến nghị
Sau thời gian nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, tôi có kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai.
- Giáo viên cần có biện pháp cụ thể để rèn luyện kĩ năng “đóng vai” cho học
sinh lĩnh hội tri thức trong dạy học bài Nitơ.
- Do số lượng học sinh ở lớp tôi nghiên cứu là ít (35 học sinh) nên hiệu quả cao,
do đó cần nghiên cứu thêm phương pháp này ở lớp có sĩ số đông.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã áp dụng và có hiệu quả. Rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp để sáng kiến
ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

Trịnh Thị Tuyết

12


TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm
2013.
2. Sách giáo viên Hóa học 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2013
3. Hóa học vui - PGS. PTS. Nguyễn Xuân Trường, Nhà xuất bản Khoa Học
và Kĩ Thuật Hà Nội – 1998.
4. Phương pháp đóng vai trên mạng internet.

13


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Tuyết.
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Hóa Học – Trường THPT Đông Sơn 1.

TT


Tên đề tài SKKN

1.

Sử dụng trò chơi ô
chữ ở một số bài luyện
tập
chương
thuộc
chương trình hóa học
lớp 10 nâng cao nhằm
tạo hứng thú học tập
môn hóa học cho học
sinh

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)
QĐ số
871/QĐ –
SGD&ĐT
ngày
18/12/2012

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2011-2012

14



×