Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng thí nghiệm trong dạy học bài axit sunfuric hóa học lớp 10 nc nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.54 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................................4
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................19
XÁC NHẬN..............................................................................................................20
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ................................................................................20
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019................................................................20
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người
khác.......................................................................................................20
Người viết 20
Trần Hải Nam..........................................................................................................20

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường phổ thông, Hóa học là một ngành khoa học thuộc lĩnh
vực Khoa học tự nhiên, là một môn khoa học vừa mang tính hàn lâm, lí thuyết
vừa có tính đặc trưng thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu
tượng cho nên, một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai
thác đặc thù môn Hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú
cho học sinh trong tiết học. Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học,
các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học.
Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức
cần thiết để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của
học sinh.
Năng lực thực nghiệm hóa học (NL TNHH) là một trong những năng lực
quan trọng nhất cần được hình thành và phát triển cho HS thông qua dạy học
hóa học, là sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực nghiệm cùng với thái độ


tích cực và hứng thú để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong quá trình học tập
và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống một cách phù hợp, có hiệu quả
(theo Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học (2016),
NXB Giáo dục Việt Nam). Bên cạnh đó, năng lực thực nghiệm hóa học
(NLTNHH) là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động
giải quyết các nhiệm vụ/vấn đề thuộc lĩnh vực thí nghiệm hóa học trên cơ sở
những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm của bản thân để đáp ứng các
yêu cầu và nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể. Năng lực này được thể hiện thông
qua hoạt động giải thích được hiện tượng tự nhiên liên quan đến khoa học, thực
hiện thành công thí nghiệm, cải tiến thí nghiệm theo hướng đơn giản và gắn với
thực tiễn … Như vậy NLTNHH gắn với hành động, đòi hỏi HS phải giải thích
được, làm được, vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực
về nhận thức của giáo viên (GV) trong việc nâng cao năng lực thực nghiệm cho
HS. Trong các kì thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, HS giỏi quốc gia
môn Hóa học đã có phần thi thực nghiệm, điều này tác động tích cực tới việc
đưa thí nghiệm vào trong dạy học ở nhà trường THPT nói chung và bồi dưỡng
đội tuyển HS giỏi nói riêng.
Xuất phát từ định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, vai trò
của năng lực thực nghiệm hóa học ở trường THPT, và mong muốn góp phần
phát triển năng lực thực nghiệm cho HS, tôi đã chọn đề tài “SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI AXIT SUNFURIC HÓA HỌC LỚP 10
2


NC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO
HỌC SINH".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng thí nghiệm để phát triển NLTNHH cho HS thông
qua dạy bài Axit Sunfuric- Hóa học 10 NC góp phần nâng cao chất lượng dạy

học hóa học ở trường PT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh lớp 10A35 và lớp 10B35 năm học 2018-2019 trường THPT Triệu
Sơn 3.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương
pháp (PP) nghiên cứu sau đây:
- Nhóm PP nghiên cứu lí thuyết: Sử dụng PP phân tích, tổng hợp, phân loại,
hệ thống hóa để tổng quan cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài.
- Nhóm PP nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng PP điều tra để tìm hiểu thực
trạng; PP thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của nội
dung nghiên cứu.
- Phương pháp toán học: Sử dụng PP thống kê toán học để xử lí kết quả
thực nghiệm sư phạm.
- Phương tiện nghiên cứu: Các loại tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách (sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo hóa học, bài báo
khoa học...), luận văn, luận án và một số trang web hóa học...
1.5 Những điểm mới của đề tài
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm để
phát triển NLTNHH cho HS trong dạy học hóa học, đặc biệt là bài Axit
Sunfuric- Hóa học 10 NC
- Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm và phát triển NLTNHH cho HS trong
dạy học hóa học ở một số trường THPT.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS thông qua việc sử dụng thí
nghiệm.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển NLTNHH
cho HS trong dạy học bài Axit Sunfuric- Hóa học 10 NC nói riêng, Hoá học lớp
10 nói chung.
- Thiết kế một số kế hoạch bài học có sử dụng thí nghiệm nhằm phát triển
NL TNHH.


3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận.
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới
và ở Việt Nam, SKKN trình bày về định hướng đổi mới giáo dục phổ thông
trong giai đoạn mới, cơ sở lí luận về NL, NL TNHH trong dạy học hóa học ở
trường phổ thông. Đã trình bày được vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng thí
nghiệm, các loại thí nghiệm trong dạy học và các phương pháp sử dụng thí
nghiệm nhằm phát triển NL TNHH cho HS.
Những kết quả thu được từ việc điều tra thực trạng việc sử dụng TN và
phát triển NL TNHH cho HS ở một số trường THPT cho thấy được sự tầm quan
trọng của việc sử dụng TN, tuy nhiên phương pháp và hình thức sử dụng thí
nghiệm chưa tích cực dẫn đến NL TNHH của HS chưa được đánh giá cao.
2.2. Thực trạng sử dụng thí nghiệm và phát triển năng lực thực nghiệm hóa
học trong dạy học hóa học ở khối lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3.
Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm và vấn đề phát triển năng lực thực
nghiệm hóa học cho HS ở các trường THPT để từ đó đề xuất các biện pháp để
phát triển NLTNHH cho HS.
Bảng 2.1. Số lượng GV và HS ở các lớp tham gia điều tra thực trạng
Số lớp
Số lượng giáo viên
Số lượng học sinh
08
04
2.2.1. Kết quả điều tra
1. Theo thầy (Cô) đánh giá như thế nào về việc phát triển NLTNHH cho
HS trong dạy học Hóa học?

Bảng 2.2. Sự cần thiết của việc phát triển NL TNHH cho HS
Ý kiến
Số GV (Tỉ lệ) đánh giá
Không cần thiết

0 (0,00%)

Bình thường

0 (0,00%)

Cần thiết

1 (25%)

Rất cần thiết

3 (75%)

Qua các số liệu thu được, tôi nhận thấy nhìn chung GV đánh giá việc phát
triển NL TNHH của HS ở mức cao: hầu hết các GV đều cho rằng việc phát triển
NL TNHH là rất cần thiết (75%) hoặc rất cần thiết (25%), ý kiến bình thường là

4


không có. Điều này cho thấy sự cần thiết và cấp bách trong việc phát triển NL
TNHH trong dạy học Hóa học.
Qua trao đổi ý kiến trực tiếp với một số GV thì cho rằng Hóa học là môn
vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên việc phát triển NL TNHH cho HS là rất cần

thiết, phủ hợp với đặc thù của môn học.
2. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của Thầy/Cô
như thế nào?
Bảng 2.3. Tần suất sử dụng thí nghiệm hóa học trong các tiết dạy của GV
Ý kiến
Số GV (Tỉ lệ)
Không sử dụng
0 (0,00%)
Thỉnh thoảng
1 (25%)
Thường xuyên
2 (50%)
Rất thường xuyên
1 (25%)
Từ bảng số liệu thu được cho thấy phương pháp sử dụng thí nghiệm đã được
sử dụng, đa số GV được khảo sát (50%) cho biết thường xuyên có sử dụng TN
trong giờ dạy của mình, chỉ khoảng 25% GV mới rất thỉnh thoảng sử dụng thí
nghiệm trong bài giảng. Điều này cho thấy GV đã thực sự nhận thấy tầm quan
trọng của việc sử dụng TN để nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Những lí do làm Thầy (Cô) chưa/ ít khi sử dụng thí nghiệm trong các tiết
dạy?
Bảng 2.4. Những khó khăn của GV khi sử dụng TN trong các tiết dạy
Ý kiến
Tỉ lệ (%)
Mất nhiều thời gian chuẩn bị bài trước khi lên lớp
3(75%)
Không đủ dụng cụ, hóa chất làm thí nghiệm
1(25%)
Sĩ số lớp quá đông, lớp học chật
4(100%)

HS chưa đủ năng động, tích cực tham gia vào tiết học
2(50%)
HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản
2(50%)
Không thấy hiệu quả
0,00
Chưa có bộ công cụ đánh giá NLTNHH cho HS
3(75%)
Không đủ thời gian thực hiện trên lớp
1 (25%)
Lí do khác: ………………………………………..
Qua những ý kiến của GV, tôi nhận thấy trong quá trình tổ chức dạy học
có sử dụng TN, GV còn gặp khó khăn do việc chuẩn bị cho tiết dạy TN mất
nhiều thời gian (75%), chưa có bộ công cụ đánh giá NL TNHH của HS, sĩ số lớp
quá đông cũng như HS chưa nắm vững các thao tác TN cơ bản, chưa đủ năng
động, tích cực tham gia vào tiết học. Chính những lí do này cũng làm cơ sở để
tôi sẽ đề ra các biện pháp sử dụng thí nghiệm hỗ trợ GV trong quá trình dạy học
nhằm phát triển NL TNHH cho HS.

5


4. Quý Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về các biểu hiện dưới đây đối với NL
TNHH của HS ở lớp Thầy (Cô) đang dạy học
Bảng 2.5. Đánh giá của GV về các biểu hiện của NL TNHH của HS
Số GV (Tỷ lệ)
Nội dung đánh giá
1. Xác định câu hỏi/ mục đích TN
2. Hình thành dự đoán/ giả thuyết
khoa học

3. Đề xuất các phương án TN
4. Phân tích và lựa chọn phương án
TN
5. Xác định quy trình TN
6. Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn
bị cho TN theo phương án đã chọn
7. Thực hiện các thao tác tiến hành TN
8. Quan sát, mô tả các hiện tượng TN
9. Giải thích và viết phương trình hóa
học
10. Rút ra kết luận về kiến thức

Rất
thành
thạo
0 (0,0%)
1

Thành
thạo

Ít thành
thạo

1
1

2
1


Không
thành
thạo
1
1

1
1

1
1

1
1

1
1

1
1

1
1

1
1

1
1


0
0
0

1
1
1

2
2
2

1
1
1

0

1

2

1

Từ kết quả trên cho thấy đa số GV đánh giá về các biểu hiện của NL
TNHH của HS ở mức ít thành thạo, đặc biệt là ở nhóm các biểu hiện liên quan
đến việc trực tiếp làm TN. Tuy nhiên ở nhóm các biểu hiện chỉ cần phán đoán,
suy luận (dự đoán, quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, viết phương trình hóa
học) thì có nhiều GV nhận xét rằng HS đạt mức thành thạo. Điều này cho thấy
việc học lí thuyết của HS được quan tâm nhiều hơn so với việc trải nghiệm, cho

HS tự làm các TN cụ thể.
5. Kết quả điều tra học sinh
1. Em có thích giờ học môn Hóa học không?
Bảng 2.6. Thái độ của HS đối với môn Hóa học
Ý kiến
Tỷ lệ
Rất thích
Thích
Bình Thường
Không thích

30/88 (34,1%)
35/88 (39,8%)
20/88 (22,7%)
5/88 (5,7%)

Qua số liệu thu được, tôi nhận thấy còn nhiều HS chưa yêu thích giờ học
môn Hóa học. Đa số các em cảm thấy học môn Hóa học cũng bình thường
(20/88) như các môn học khác. Chỉ một số ít là không thích, qua trao đổi trực
tiếp với một số HS, các em cho biết do em không học tốt môn Hóa, cũng có em
6


do không thi đại học môn này nên không muốn mất thời gian,....
2. Những giờ học như thế nào làm em hứng thú với môn Hóa học?
Bảng 2.7. Ý kiến của HS về giờ học làm các em hứng thú với môn Hóa học
Ý kiến
Tỷ lệ
Sử dụng máy tính, máy chiếu đa năng.
80/88 (90,9%)

Sử dụng thí nghiệm.
86/88 (97,7%)
Sử dụng mẫu vật, tranh ảnh.
65/88(73,9%)
Sử dụng bài tập.
38/88 (43,2%)
Ý kiến khác: .....................................
Qua kết quả điều tra, tôi nhận thấy rằng tuy đa số thái độ của các em đối
với môn Hóa học là bình thường nhưng hầu hết các em đều thích và hứng thú
với giờ học có sử dụng các phương tiện trực quan như thí nghiệm, mẫu vật,
tranh ảnh,... đặc biệt rất nhiều ý kiến HS (86/88) cho rằng các em hứng thú với
các giờ học Hóa học có sử dụng thí nghiệm.
3. Trong tiết dạy Hóa học, giáo viên thường sử dụng thí nghiệm theo hình
thức nào sau đây?
Bảng 2.8. Các hình thức sử dụng thí nghiệm của GV
Ý kiến
Tỷ lệ
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
50%
Thí nghiệm tự làm của học sinh.
10%
Thí nghiệm mô phỏng.
20%
Video thí nghiệm.
20%
Hình
thức
khác: .....................................
Qua bảng số liệu tôi nhận thấy, đa số GV sử dụng TN trong các giờ dạy
theo hình thức biểu diễn của GV (50%), hình thức TN mà do HS tự tay tiến hành

thì chưa được nhiều (chỉ khoảng 10%), điều này so với bảng cấu trúc của NL
TNHH thì chưa đáp ứng được một số tiêu chí đã đề ra.
4. Để hình thành và phát triển năng lực thực nghiệm hóa học, em đánh
giá như thế nào về các kĩ năng thực hành thí nghiệm của bản thân?
Bảng 2.9. Kết quả điều tra về việc tự đánh giá các kĩ năng thực hành thí
nghiệm của HS
Tỷ
lệ
Nội dung khảo sát
Phương án lựa chọn
(%)
Chọn và lấy dụng cụ, hóa chất  Không biết
5.7
17.0
chính xác và phù hợp với thí  Biết nhưng chưa thành thạo
 Biết và thành thạo
77.3
nghiệm
13.6
Sắp xếp các dụng cụ, hóa chất để  Không biết
7


Nội dung khảo sát

Phương án lựa chọn

làm thí nghiệm và biểu diễn thí  Biết nhưng chưa thành thạo
 Biết và thành thạo
nghiệm

 Không biết
 Biết nhưng chưa thành thạo
Lắp và tháo dụng cụ
 Biết và thành thạo
 Không biết
Lấy, cân, đong các hóa chất rắn,
 Biết nhưng chưa thành thạo
lỏng.
 Biết và thành thạo
 Không biết
Đun nóng các dụng cụ và hóa chất  Biết nhưng chưa thành thạo
 Biết và thành thạo
 Không biết
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
 Biết nhưng chưa thành thạo
(ống nghiệm, kẹp ống nghiệm,…)
 Biết và thành thạo
 Không biết
Xử lí hóa chất thừa, vệ sinh các
 Biết nhưng chưa thành thạo
dụng cụ thí nghiệm
 Biết và thành thạo
 Không biết
 Biết nhưng chưa thành thạo
Thu và xử lí khí
 Biết và thành thạo
 Không biết
Tiến hành thí nghiệm đúng quy
 Biết nhưng chưa thành thạo
trình, an toàn và thành công

 Biết và thành thạo
 Không biết
 Biết nhưng chưa thành thạo
Quan sát, mô tả TN
 Biết và thành thạo
 Không biết
 Biết nhưng chưa thành thạo
Phân tích, giải thích kết quả TN
 Biết và thành thạo

Tỷ
(%)

lệ

67.0
19.3
11.4
79.5
9.1
6.8
70.5
22.7
9.1
79.5
11.4
9.1
80.7
10.2
6.8

70.5
22.7
8.0
67.0
25.0
6.8
73.9
19.3
3.4
79.5
17.0
14.8
75.0
10.2

Qua bảng số liệu tự đánh giá của HS về các kĩ năng tiến hành TN ở trên, tôi
nhận thấy đa số HS đều biết nhưng chưa thành thạo những kĩ năng cơ bản để tiến
hành TN hóa học. Qua trao đổi trực tiếp với một số HS, các em cho biết, nguyên
nhân của việc chưa thành thạo một số kĩ năng cơ bản khi thực hành thí nghiệm là
do các em không được tiến hành thường xuyên, vẫn còn khá lúng túng, ngay cả tự
nhận xét về kĩ năng thực hành hóa học của bản thân cũng không dám tự tin đánh
giá mức độ.

8


5. Em mong muốn được sử dụng thí nghiệm ở mức độ nào trong học tập môn
Hóa học?
Bảng 2.10. Mong muốn của HS về việc sử dụng TN trong học tập môn Hóa
học

Ý kiến
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Rất thường xuyên

Số HS (Tỷ lệ)
0 (0,00%)
3 (3,4%)
45 (51,1%)
40 (45,5%)

Kết quả khảo sát cho thấy thái độ của HS là có nhu cầu, hứng thú và
mong muốn được tiến hành làm các TN thường xuyên (51,1%) và rất thường
xuyên (45,5%) trong quá trình học tập môn Hóa học.
*Kết luận: Thông qua kết quả điều tra 04 GV dạy môn Hóa học và 88 HS
thuộc hai lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy rằng GV nhận thấy
được tầm quan trọng của TN trong các tiết dạy của mình. Tuy nhiên, đa số
GV lại chọn cách sử dụng TN theo phương pháp minh họa (đây là cách sử
dụng TN ít tích cực nhất nên hạn chế sử dụng) và hình thức sử dụng TN chủ
yếu là do GV tiến hành chứ không phải tự tay HS tiến hành TN, dẫn đến một
số các biểu hiện của NL TNHH, đặc biệt là các biểu hiện liên quan đến việc
trực tiếp làm TN của HS được đánh giá không cao. Vì vậy, việc sử dụng TN
trong dạy học hóa học cần được quan tâm hơn nữa về các phương pháp và
hình thức, cần phải đề ra các biện pháp thích hợp để phát triển NL TNHH
cho HS.
2.3. Các giải pháp.
Một số biện pháp phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh
thông qua sử dụng thí nghiệm
2.3.1. Biện pháp 1: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp kiểm chứng

- Bước 1: Nêu vấn đề nghiên cứu
GV nêu vấn đề, nhiệm vụ nhận thức (TN)
HS phân tích, phát hiện, nhận ra vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề
->Tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN) của NL TNHH
- Bước 2: Cho HS dự đoán kiến thức mới, hiện tượng TN
GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức cũ đưa ra dự đoán
HS đưa ra suy đoán về vấn đề cần tìm hiểu (tính chất vật lí, hóa học …)

9


HS đề xuất TN, lựa chọn và xác định các bước tiến hành TN để kiểm
chứng dự đoán
-> Tiêu chí 2, 3, 4,5 (Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học; Đề xuất
các phương án TN; Phân tích và lựa chọn phương án TN;Xác định quy trình
TN)
- Bước 3: Làm TN
GV yêu cầu HS lựa chọn dụng cụ, hóa chất tiến hành TN
HS tiến hành thí nghiệm theo phương án TN đã đề xuất
-> Tiêu chí 6, 7 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo
phương án đã chọn; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm)
- Bước 4: Kết luận
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận về kiến thức mới
HS quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đưa ra là đúng.
HS rút ra kết luận
-> Tiêu chí 8, 9, 10 (Quan sát, mô tả các hiện tượng TN; Giải thích và viết
PTHH; Rút ra kết luận về kiến thức)
2.3.1.2. Ví dụ minh họa
Thí nghiệm1: Tính axit của của dung dịch axit sunfuric
1. Vị trí bài học

Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat
2. Tính chất hóa học
a. Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng
2. Mục tiêu thí nghiệm
- Kiến thức: Qua TN, HS chứng minh được axit sunfuric loãng có tất cả các
tính chất của một axit mạnh.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm TN, kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng
TN.
- Phát triển NL TNHH cho HS.
3. Kiến thức, kĩ năng đã có
- Kiến thức về tính chất chung của axit (lớp 9)
- Kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích
4. Logic nhận thức
Dự

đoán

tính

- Tính chất chung

axit của dung

Hiện tượng thí

của axit (lớp 9)

dịch

nghiệm


loãng

H2SO4

Kết

luận

tính

axit của dung
dịch H2SO4

10


5. Tiến trình dạy học
- GV nêu vấn đề: Từ tính chất hóa học chung của một axit mà các em đã
học kết hợp với đặc điểm cấu tạo của axit H 2SO4, vậy axit H2SO4 loãng có
những tính chất hóa học của axit hay không?
- HS lắng nghe, xác định mục đích của TN.
- GV yêu cầu HS dự đoán các tính chất hóa học của axit H 2SO4 loãng và đề
xuất các TN để kiểm chứng dự đoán dựa vào điều kiện dụng cụ, hóa chất đã
chuẩn bị:
+ Dụng cụ:Ống nghiệm, giá thí nghiệm, muỗng múc hoá chất, ống nhỏ
giọt, kẹp gắp.
+ Hóa chất: Dung dịch axit H2SO4 loãng, dung dịch NaOH, dung dịch
phenolphtalein, bột CuO, dung dịch BaCl2 , đinh Fe, giấy quỳ.
- HS đưa ra dự đoán và phương án thí nghiệm

Dự đoán/ giả thuyết
H2SO4 có tính axit :
- Làm đổi màu chất chỉ thị
- Tác dụng với oxit bazơ

- Tác dụng với bazơ
- Tác dụng với muối

- Tác dụng với kim loại đứng trước H

Phương án thí nghiệm
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4
loãng lên mảnh giấy quỳ tím.
- Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng
vào ống nghiệm chứa dung dịch
NaOH có phenolphtalein.
- Cho một ít bột CuO màu đen vào
dung dịch H2SO4 loãng rồi lắc nhẹ.
- Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng
vào ống nghiệm có chứa dung dịch
BaCl2.
- Cho đinh Fe (Zn) vào ống nghiệm
chứa dung dịch H2SO4 loãng.

- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm, yêu cầu HS quan sát, mô
tả hiện tượng các TN, kết luận (Nếu HS làm TN theo nhóm, GV có thể phát
phiếu học tập cho HS).
- HS xác định quy trình thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ hóa chất, tiến hành
TN theo phương án thí nghiệm đề xuất, so sánh với dự đoán, giải thích hiện
tượng xảy ra.

- HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit H2SO4 loãng
2.3.2. Biện pháp 2
11


- Bước 1: Đặt vấn đề
GV nêu vấn đề, nhiệm vụ nhận thức (TN)
HS phân tích, phát hiện, nhận ra vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề
->Tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN) của NL TNHH
- Bước 2: Tạo mâu thuẫn nhận thức
HS tái hiến kiến thức cũ để đưa ra dự đoán / giả thuyết
HS nhận ra mâu thuẫn bằng TN
-> Tiêu chí 2 (Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học)
- Bước 3: Phát biểu vấn đề cần giải quyết
HS phát biểu vấn đề cần giải quyết, đề xuất phương án thí nghiệm, lựa
chọn và xác định các bước tiến hành TN để giải quyết mâu thuẫn
-> Tiêu chí 3, 4,5 (Đề xuất các phương án TN; Phân tích và lựa chọn
phương án TN;Xác định quy trình TN)
- Bước 4: Giải quyết vấn đề
GV yêu cầu HS lựa chọn dụng cụ, hóa chất tiến hành TN
HS tiến hành thí nghiệm theo phương án TN đã đề xuất
-> Tiêu chí 6, 7 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo
phương án đã chọn; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm)
- Bước 5: Phân tích để rút ra kết luận
GV yêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận về kiến thức mới
HS quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, xác nhận dự đoán đưa ra là đúng.
HS rút ra kết luận
-> Tiêu chí 8, 9, 10 (Quan sát, mô tả các hiện tượng TN;Giải thích và viết
PTHH;Rút ra kết luận về kiến thức)
Thí nghiệm 2: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc

(phản ứng của Đồng với axit sunfuric đặc)
1. Vị trí bài học
Bài 33: Axit Sunfuric - Muối Sunfat
2. Tính chất hóa học
b. Tính chất của axit sunfuric đặc
2. Mục tiêu thí nghiệm
- Kiến thức: Qua TN, HS chứng minh tính oxi hoá mạnh của axit H 2SO4
đặc, có thể tác dụng với hầu hết các kim loại.
- Kĩ năng: dự đoán, quan sát mô tả hiện tượng TN, nhận xét, rút ra kết
luận.
- Phát triển NL TNHH cho HS
3. Kiến thức, kĩ năng đã có

12


- Kiến thức về tính chất hóa học chung của axit (lớp 9): Kim loại đứng
trước H tác dụng với axit cho ra sản phẩm là H2.
- Màu sắc của muối Cu2+ (CuSO4)
- Kĩ năng quan sát, mô tả, giải thích
4. Logic nhận thức
Tính chất hóa học

chung của axit →
Dự đoán Cu không
phản ứng với axit
H2SO4 đặc

Hiện tượng của
TN Cu + H2SO4

đặc

Bản chất phản
ứng của H2SO4

Tính oxi hóa của
axit H2SO4 đặc

đặc với Cu

5. Tiến trình dạy học
- GV nêu vấn đề: Dựa vào tính chất hóa học chung của axit (lớp 9) và tính
chất hóa học của axit HCl đã học trước đó, chúng ta nhận thấy rằng:Kim loại
đứng trước H tác dụng với axit cho ra sản phẩm là H 2. Vậy axit H2SO4 đặc có
phản ứng với Cu không? Sản phẩm sinh ra có H2không?
- HS lắng nghe, xác định vấn đề
- GV yêu cầu HS dự đoán và đề xuất các thí nghiệm so sánh với dự đoán
dựa vào điều kiện dụng cụ, hóa chất đã chuẩn bị
+ Hóa chất: Axit H2SO4 đặc, Cu kim loại, giấy quỳ
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gắp, ống nhỏ giọt
- HS đưa ra dự đoán và đề xuất phương án thí nghiệm
Dự đoán / giả thuyết
Phương án thí nghiệm
Axit H2SO4 đặc không phản ứng với Cho một ít lá đồng nhỏ vào ống
Cu
nghiệm, sau đó nhỏ axit H2SO4 đặc
vào, đặt quỳ tím ẩm trên miệng ống
nghiệm
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm, yêu cầu HS quan sát, mô
tả hiện tượng các TN, kết luận (Nếu HS làm TN theo nhóm, GV có thể phát

phiếu học tập cho HS)
- HS xác định quy trình thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ hóa chất, tiến hành
TN theo phương án thí nghiệm đề xuất, quan sát hiện tượng thấy phản ứng có
xảy ra → xuất hiện mâu thuẫn trái với dự đoán
- GV hướng dẫn HS giải thích (giải quyết mâu thuẫn): Axit H 2SO4 đặc tác
dụng với Cu, khí tạo thành không phải là H 2 mà là khí SO2 làm giấy quỳ tím ẩm
hóa đỏ là do axit H2SO4 đặc có tính chất hóa học riêng khác tính axit của dung
dịch axit H2SO4 loãng.
13


- HS rút ra kết luận về tính oxi hóa của axit H2SO4 đặc khi xác định số oxi
hóa của S trước và sau phản ứng
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
- Bước 1: Nêu vấn đề nghiên cứu
GV giới thiệu mục đích, nội dung nghiên cứu
HS phân tích, phát hiện, nhận ra vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề
->Tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN) của NL TNHH
- Bước 2: Xây dựng các giả thuyết
HS đưa ra suy luận về các khả năng có thể xảy ra với vấn đề nghiên cứu
-> Tiêu chí 2 (Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học)
- Bước 3: Đề xuất cách xác định giả thuyết đúng
HS đề xuất TN, lựa chọn và xác định các bước tiến hành TN để xác định
giả thuyết đúng
-> Tiêu chí 3, 4,5 (Đề xuất các phương án TN; Phân tích và lựa chọn
phương án TN;Xác định quy trình TN)
- Bước 4: Tiến hành TN
HS lựa chọn dụng cụ, hóa chất tiến hành TN
HS thực hiện TN đã đề xuất
-> Tiêu chí 6, 7 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo

phương án đã chọn; Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm)
- Bước 5: Phân tích và giải thích hiện tượng từ đó xác nhận giả thuyết
đúng
HS quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng, xác nhận giả thuyết đúng.
-> Tiêu chí 8, 9 (Quan sát, mô tả các hiện tượng TN;Giải thích và viết
PTHH)
- Bước 6: Kết luận và vận dụng
GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS kết luận
HS rút ra kết luận
GV tổng kết, bổ sung (nếu cần)
-> Tiêu chí 10 (Rút ra kết luận về kiến thức)
2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng thí nghiệm dưới dạng bài tập thực nghiệm
Bước 1: Phải xác định rõ mục tiêu và nội dung của các bài tập thực
nghiệm
+ Mục tiêu của việc bài tập thực nghiệm là đánh giá kiến thức về kĩ năng
thực hành, đánh giá được các tiêu chí của NL TNHH.
+ Xác định nội dung ở đây cần hiểu là xác định các kiến thức về kĩ năng
thực hành cầntrang bị và đánh giá các tiêu chí của NL TNHH của HS thông qua
14


nội dung hóa học cụ thể nào đó. Để làm đượcđiều này cần xuất phát từ những
TNcụ thể được sử dụng trong nghiên cứu các bài học từ đó GV khai thác, xây
dựng nó thành một bài tập thực nghiệm.
Bước 2: Lựa chọn dạng bài tập thực nghiệm
Tùy vào mục tiêu đánh giá HS về tiêu chí nào của NL TNHH hay tất cả
các tiêu chí của NL TNHH mà GV sẽ lựa chọn dạng bài tập thực nghiệm cho
phù hợp như: bài tập về phân biệt, nhận biết các chất; bài tập về lập kế hoạch
thực hiện TN; bài tập dùng hình vẽ, sơ đồ; bài tập mô tả, giải thích các hiện
tượng thí nghiệm; bài tập sử lí thông tin liên quan đến TN.

Lưu ý: Với các bài tập cung cấp thông tin dạng hình vẽ, các hình ảnh cần
đảm bảo chính xác về mặt khoa học (trừ trường hợp đề bài chủ ý vẽ sai quy tắc
để kiểm tra HS) và thẩm mĩ. Nội dung, số liệu cung cấp cần đảm bảo tính chính
xác và phù hợp với thực tiễn. Các số liệu đưa ra cần lưu ý về sai số của phép
đo.
Thí nghiệm 3: Pha loãng axit sunfuric đặc: ta tiến hành thí nghiệm theo
cách nào của hình vẽ sau? Giải thích?

Hình 1. Rót từ từ và khuấy nhẹ

Hình 2. Rót từ từ và khuấy nhẹ

Phân tích: Đối với bài tập này, đầu tiên HS xác định câu hỏi nghiên cứu, đưa ra
các dự đoán, phương án thí nghiệm, xác định các bước tiến hành TN. Các nhiệm
vụ này sẽ ĐG được các tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5 (xác định câu hỏi/ mục đích TN
Hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học; Đề xuất các phương án TN; Phân
tích và lựa chọn phương án TN;Xác định quy trình TN) của NL TNHH.
Câu hỏi nghiên cứu
Dự đoán / giả thuyết
Phương án thí nghiệm
Làm thế nào để pha Rót từ từ axit vào nước - Hình 1 của bài tập
loãng axit sunfuric đặc? và khuấy nhẹ
Sau đó HS tự lựa chọn dụng cụ, hóa chất trong số các dụng cụ, hóa chất
GV đã chuẩn bị sẵn trên bàn để tiến hành TN, quan sát, phân tích hiện tượng,
xác nhận dự đoán đúng. Các nhiệm vụ này sẽ ĐG được các tiêu chí 6, 7, 8, 9,
10 (Lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo phương án đã chọn;

15



Thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệm; Quan sát, mô tả các hiện tượng
TN;Giải thích và viết PTHH; Rút ra kết luận về kiến thức) của NL TNHH.
Đáp án:
Hình1: Rót từ từ axit vào nước dọc theo thành đũa thủy tinh và khuấy đều
HS rút ra quy tắc pha loãng axit sunfuric đặc: Rót từ từ axit vào nước và
khuấy nhẹ bằng đũa thủy tinh mà không được làm ngược lại
PHIẾU BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
Họ và tên HS: ....................................................................... Lớp:.....................
Tên thí nghiệm

Câu hỏi/
mục đích
của thí
nghiệm

Dự đoán/
giả thuyết

Phương
án thí
nghiệm

Hiện tượng,
giải thích,
PTHH

Kết luận

1. Tính axit của
axit

sunfuric
loãng
2. Tính oxi hóa
của axit sunfuric
đặc
3. Pha loãng axit
sunfuric đặc

Dựa vào đáp án các câu hỏi ĐG NLTNHH trong bài kiểm tra trước và sau
tác động, GV tiến hành đánh giá các tiêu chí 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10 thông qua
chấm bài kiểm tra, còn lại hai tiêu chí 6, 7 GV được chấm điểm thông qua quan
sát trực tiếp nhóm HS làm TN.
Bảng 2.11 Phân loại NL TNHH của HS
Mức
1
2
3

Điểm TB NL
0 - 0,9
1,0 - 1,7
1,8 - 2,4

4

2,5 - 3,0

Xếp loại NL TNHH
HS có NL ở mức thấp, cần được bồi dưỡng
HS có NL ở mức TB, cần được bồi dưỡng, phát triển

HS có NL ở mức khá, cần tiếp tục bồi dưỡng, phát
triển
HS có NL ở mức cao, cần duy trì

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả ĐG NL TNHH khi chấm bài kiểm tra trước
và sau tác động ( ở hai lớp 10A35 và 10B35)
Tiêu chí số

Bài kiểm tra TTĐ
Bài kiểm tra STĐ
Số HS đạt
Điểm Số HS đạt điểm Điểm
điểm
TBTC
TBTC
3 2 1 0
3 2 1 0
16


1. Xác định câu hỏi/ mục
đích TN
2. Hình thành dự đoán/ giả
thuyết khoa học
3. Đề xuất các phương án
TN
4. Phân tích và lựa chọn
phương án TN
5. Xác định quy trình TN
6. Lựa chọn dụng cụ, hóa

chất chuẩn bị cho TN theo
phương án đã chọn
7. Thực hiện các thao tác
tiến hành TN
8. Quan sát, mô tả các hiện
tượng TN
9. Giải thích và viết phương
trình hóa học
10. Rút ra kết luận về kiến
thức

5

34 44

5

1.44

38 37 13

0

2.28

21 35 29

3

1.84


8

62 18

0

1.89

0

19 45 24

0.94

8

60 20

0

1.86

0

26 39 23

1.03

8


58 22

0

1.84

3

38 37 10

1.39

8

66 12

2

1.91

10 28 36 14

1.39

29 48 11

0

2.20


11 29 29 19

1.36

27 45 16

0

2.13

5

1.44

22 58

8

0

2.16

42 28 13

15 46 26

1

1.85


9

67 12

0

1.97

5

7

1.35

8

62 18

0

1.89

28 48

Bảng 2.13. Bảng thống kê điểm TB NL TNHH và các tham số trong bài kiểm
tra trước và sau tác động
Bài kiểm tra TTĐ
Bài kiểm tra
STĐ

Điểm TB NL
1,40
2,01
Độ lệch chuẩn SD
0,2236
0,1374
Giá trị p của T-test phụ
6,73.10-5
thuộc
Bảng 2.14. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậycủa điểm số bài kiểm tra đánh
giá NL TNHH
Các giá trị
Bài kiểm tra
Bài kiểm tra TTĐ
TTĐ
0.93
0.70
Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh
0.96
0.82
Độ tin cậy Spearman - Brown rSB
Phân tích mức độ tiến bộ của từng tiêu chí cho thấy:
- Các tiêu chí 1 (xác định câu hỏi/ mục đích TN ) tiến bộ nhanh nhất trong
khi tiêu chí 2 (hình thành dự đoán/ giả thuyết khoa học) có sự tăng chậm. Điều
này được giải thích vì tiêu chí 1 là tiêu chí không khó chỉ cần được rèn luyện

17


thường xuyên sẽ tăng nhanh còn tiêu chí 2 phụ thuộc vào trình độ học lực, khả

năng nắm vững các kiến thức đã học có liên quan của HS.
- Tiêu chí 3 (đề xuất các phương án TN), tiêu chí 4 (phân tích và lựa chọn
phương án TN) và tiêu chí 5 (xác định quy trình TN) là nhóm các tiêu chí có
mức độ tiến bộ nhanh và tương tương nhau, đặc biệt là tiêu chí 3 và 4. Kết quả
này được giải thích là vì các tiêu chí này có mối liên hệ với nhau, từ việc đề xuất
được các phương án TN, HS sẽ biết phân tích, lựa chọn được phương án TN, từ
đó xác định được quy trình TN dựa vào những kiến thức thực hành hóa học của
mình để kiểm chứng hoặc xác nhận dự đoán.
- Các tiêu chí 6 (lựa chọn dụng cụ, hóa chất chuẩn bị cho TN theo
phương án đã chọn) và tiêu chí 7 (thực hiện các thao tác tiến hành thí
nghiệm) mặc dù điểm TBTC sau tác động thấp hơn so với các tiêu chí khác
nhưng xét về mức độ tiến bộ so với trước tác động là nhanh. Vì đây là 2 tiêu chí
HS phải trực tiếp tiến hành thí nghiệm (đã được nhận xét trong phần điều tra
thực trạng là ít thành thạo), nhưng sau khi tác động bằng các biện pháp đề xuất
thì HS có cơ hội tiếp xúc với dụng cụ, hóa chất và tự tay tiến hành TN nhiều hơn
nên các tiêu chí này được tăng lên rất nhiều.
- Các tiêu chí 8 (quan sát, mô tả các hiện tượng TN), tiêu chí 9 (giải thích
và viết PTHH) và tiêu chí 10 (rút ra kết luận về kiến thức) có sự tiến bộ cũng
khá cao và tương tương nhau. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là các tiêu chí
không khó, trước đó HS đã được rèn luyện trong quá trình học tập môn Hóa học,
thông qua việc tác động
các biện pháp sẽ góp phần phát triển cao hơn nữa các tiêu chí này.
Từ số liệu ở bảng thống kê điểm TB NL TNHH và các tham số trong bài
kiểm tra trước và sau tác động (bảng 2.13) cho thấy điểm TBNL của bài kiểm tra
STĐ cao hơn TTĐ với xác suất xảy ra ngẫu nhiên < 5% chứng tỏ sự chênh lệch
điểm TB có ý nghĩa cao, việc tác động của các biện pháp phát triển NL TNHH là
có hiệu quả.
Bên cạnh đó các giá trị độ tin cậy Spearman - Brown của điểm số thu
được từ bài kiểm tra trước và sau tác động đều lớn hơn 0,7 cho thấy các dữ liệu
trên là đáng tin cậy.

Nhận xét: Thông qua việc chấm bài kiểm tra, bảng kiểm quan sát tôi nhận
thấy bằng việc tác động các biện pháp đã đề xuất trong SKKN thì các lớp thực
nghiệm STĐ có sự tiến bộ hơn so với TTĐ cả về kiến thức và NL TNHH. Như
vậy, việc sử dụng TN nhằm phát triển NL TNHH đã góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả trong dạy học Hóa học.

18


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- SKKN đã hoàn thành đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra,
cụ thể:
- Đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài, cụ thể:
nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, phương pháp, công cụ đánh giá năng lực thực
nghiệm hóa học; Vai trò, ý nghĩa và các phương pháp sử dụng TN trong dạy học
hóa học . Đã tiến hành điều tra ….HS và 04 GV ở trường về thực trạng sử dụng
TN trong dạy học hóa học và NL TNHH của HS lớp 10 ở trừờng THPT Triệu
Sơn 3.
- Có sự tiến bộ về NL TNHH thông qua 2 tiết dạy thực nghiệm (điểm
TBNL của HS trong tiết dạy thứ hai cao hơn so với tiết dạy thứ nhất).
- NL TNHH của HS cũng tăng theo chiều hướng tích cực khi so sánh điểm
TBNL của hai bài kiểm tra trước và sau tác động (điểm TBNL từ mức trung bình
tăng lên mức khá).
Những kết quả TNSP đã khẳng định việc sử dụng thí nghiệm trong dạy
học hóa
học nhằm phát triển NL TNHH cho HS là cần thiết, có tính khả thi, đạt hiệu quả
cao
và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra.
2. Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi mạnh dạn đưa ra một số
kiến nghị như sau:
- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng cho GV về hướng dẫn thiết kế
các hoạt động dạy học, thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực,
đổi mới cách đánh giá.
- Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, hóa
chất,... và phòng thí nghiệm cho nhà trường để tạo điều kiện cho GV có thể tổ
chức các hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm.
Trên đây là toàn bộ nội dung của sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI AXIT SUNFURIC - HÓA HỌC LỚP 10 NC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC
SINH” mà bản thân tôi đã áp dụng năm học 2018 – 2019 và đã thu được những
thành công ban đầu tương đối khả quan. Tôi hy vọng rằng, đề tài sẽ là một tài liệu
cho nhiều đồng nghiệp nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả. Rất mong được sự góp ý,
bổ sung của đồng nghiệp.
19


Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2019

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Hải Nam


20



×