Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa, phần lịch sử thế giới lớp 10 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 32 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT QUA VIỆC SỬ DỤNG
TRANH BIẾM HỌA, PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Người thực hiện: Nguyễn Xuân Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HOÁ, NĂM 2019


MỤC LỤC
3.2. Kiến nghị, đề xuất...............................................................................................................................20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu”, giáo dục là động lực quan trọng để thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Hội
nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra nghị quyết
về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” và đưa ra yêu cầu “giáo
dục phải đi trước phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội”.
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm đổi mới đã đạt được nhiều thành


tựu to lớn, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc
phục. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học nói riêng là yêu cầu cấp thiết trong cải cách giáo dục hiện nay.
Bộ môn lịch sử là môn học có ưu thế và ý nghĩa quan trọng trong việc
giáo dục những con người toàn diện về cả mặt nhận thức, tư tưởng, tình cảm
cũng như khả năng tư duy tìm tòi, sáng tạo. Nhưng hiện nay, trên thực tế, môn
học này vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình do việc dạy học vẫn còn áp
dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống, hiệu quả bài học không cao, làm
cho học sinh không say mê hứng thú học tập.
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là nghiên cứu những gì đã xảy ra trong
quá khứ nên nhận thức lịch sử không phải bằng con đường trực tiếp “từ trực
quan sinh động” mà nó chủ yếu được nhận thức bằng con đường gián tiếp. Việc
tiếp nhận tri thức lịch sử đòi hỏi tính trừu tượng và óc tượng tượng phong phú
của người học. Để bức tranh quá khứ được dựng lại một cách chân thực thì việc
sử dụng tranh ảnh là phương tiện có vai trò quan trọng trong dạy học lịch sử.
Tranh ảnh không những giúp cho học sinh hiểu được những biểu tượng,
khái niệm lịch sử mà còn giúp các em nhớ kĩ, nhớ sâu các kiến thức. Đồng thời,
tranh ảnh còn có tác dụng mạnh mẽ và sâu sắc, góp phần quan trọng trong việc
giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Tranh ảnh được chia làm nhiều loại
hình khác nhau, trong đó tranh biếm họa được xem là thể loại tranh có khả năng
diễn đạt kiến thức lịch sử một cách sâu sắc. Tranh biếm họa là một phương tiện
thông tin chứa nhiều tri thức lịch sử quan trọng. Sử dụng tranh biếm họa trong
dạy học lịch sử là một biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục thực trạng học sinh
nhàm chán môn lịch sử hiện nay, gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên,
việc sử dụng tranh biếm họa một cách đúng đắn và phù hợp vẫn còn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế, chưa được sử dụng phổ biến trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, góp phần vào việc đổi mới phương pháp
dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng dạy - học môn lịch sử, tôi xin trình bày về một số kinh nghiệm “Nâng cao



hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT qua việc sử dụng tranh biếm họa,
phần lịch sử thế giới lớp 10 - Chương trình chuẩn".
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Trên cơ sở tìm hiểu lý luận về sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch
sử, xác định rõ vai trò, ý nghĩa, phương pháp khai thác, sử dụng tranh biếm họa
trong dạy học lịch sử ở trường THPT
- Xác định nội dung và phương pháp sử dụng hệ thống tranh biếm họa
phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT
- Kiểm tra xác định nội dung, phương pháp sử dụng một số tranh biếm
họa thông qua việc dạy học ở trường phổ thông, rút ra kết luận về tầm quan
trọng sự đúng đắn chính xác của những nội dung và phương pháp sử dụng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trong khuôn khổ có hạn của một SKKN, tôi chỉ đi sâu vào việc khai
thác nội dung sử dụng tranh biếm họa trong phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT
(chương trình chuẩn) thông qua một số bức tranh biếm họa tiêu biểu, có chọn
lọc và tiến hành vận dụng vào một bài học lịch sử cụ thể trong chương trình.
- Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu quan điểm của các tác giả kinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng ta về giáo dục.
- Nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học, giáo dục lịch sử về
những vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình và SGK lớp 10.
- Phương pháp trực quan (Trực tiếp quan sát giờ dạy của các Giáo
viêntrường phổ thông), phương pháp điều tra Giáo viên(về tình hình giảng dạy
bộ môn lịch sử và quan niệm sử dụng tranh biếm họa) và học sinh (tình hình và
chất lượng nhận thức lịch sử).
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh…

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Dạy học Lịch sử là hệ thống gồm nhiều phương pháp khác nhau, có quan hệ
hữu cơ, không tách rời nhau. Phương pháp trực quan, trong đó có việc sử dụng tranh
biếm họa, đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc tạo biểu tượng lịch sử, cụ thể
hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học sinh.
Trên phương diện lý luận dạy học, sử dụng tốt các loại tranh biếm họa
trong dạy học Lịch sử sẽ phát huy được vai trò quan trọng.
Thứ nhất: giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những sự kiện, kiến thức lịch sử.
Thứ hai: phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ
của học sinh, giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất của các sự kiện lịch sử, là
phương tiện rất hiệu lực để hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em
nắm vững các quy luật phát triển của xã hội.
3


Thứ ba: hình thành và hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, cảm xúc
thẩm mĩ, tình cảm của học sinh.
Trên phương diện thực tiễn, tranh biếm họa là một nguồn sử liệu quan
trọng. Đối tượng của biếm họa không có biên giới, từ thể chế, chính quyền, tôn
giáo, cho đến vua chúa và cả thường dân… Đó là những tư liệu kiến thức và
được khái quát hóa bằng hình ảnh để học sinh dễ dàng quan sát, nắm bắt được
kiến thức nhanh hơn. Những hình ảnh trong tranh biếm họa mang tính chất gây
cười nhưng ẩn chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Việc sử dụng tranh biếm họa sẽ
giúp bài giảng của giáo viên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú cho học sinh
trong giờ học Lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm qua, việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch
sử ở trường phổ thông đã được tiến hành. Thực tiễn của vấn đề khai thác và sử
dụng hệ thống kênh hình có nhiều ưu điểm, tiến bộ. Một số Giáo viêngiỏi, có

kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đã chú ý tới việc khai thác nội dung SGK, đặc
biệt là khai thác và sử dụng tốt hệ thống kênh hình, trong đó có tranh biếm họa.
Tuy vậy, việc tổ chức những giờ học hiệu quả cùng với việc khai thác và
sử dụng hệ thống kênh hình nói chung và tranh biếm họa nói riêng còn chưa
được phổ biến. Giáo viênchưa giành cho tranh biếm họa sự đầu tư về mặt thời
gian. Phương pháp dạy truyền thống thầy giảng, trò chép, thầy đọc, trò ghi còn
phổ biến chung ở các trường THPT. Điều này trực tiếp dẫn đến các tiết học lịch
sử thực sự chưa gây hứng thú cho học sinh, làm vị trí của bộ môn lịch sử ở
trường phổ thông bị giảm sút, mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn vì thế không
đạt hiệu quả cao như mong muốn.
2.3 Các biện pháp giải quyết vấn đề.
2.3.1. Xác định vị trí, mục tiêu, kiến thức cơ bản của chương trình lịch sử
thế giới lớp 10 - THPT (Chương trình chuẩn).
Khóa trình lịch sử thế giới trong chương trình Lịch sử lớp 10 được thể
hiện ở hai phần lớn: Phần thứ nhất gồm 3 thời kì lịch sử: xã hội nguyên thủy, xã
hội cổ đại và trung đại. Phần thứ hai đề cập đến thời kì lịch sử thứ nhất của lịch
sử thế giới cận đại (1566 - 1870). Đây là một khóa trình có vị trí hết sức quan
trọng trong tiến trình lịch sử nhân loại. Nó thể hiện quá trình xuất hiện, phát
triển của con người và xã hội loài người.
Qua việc học khóa trình các em sẽ trang bị thế giới quan khoa học về lịch
sử để nhìn nhận chính xác nguồn gốc con người, xã hội loài người, sự phát triển
các hình thái kinh tế xã hội. Từ đó, học sinh có thể thấy được sự phát triển của
nhân loại là quá trình của lịch sử từ thấp đến cao, từ sơ khai chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện và nó phát triển đi theo một quy luật nhất định.
Với một hệ thống các sự kiện, khái niệm, nhân vật lịch sử của khóa trình
tương đối dài như thế có tác dụng giáo dục vô cùng to lớn đối với học sinh: giáo
dục tinh thần lao động; giáo dục các em quan điểm, thế giới quan duy vật biện
chứng; giáo dục tư tưởng, tình cảm, ý chí chiến đấu cho sự bảo tồn, phát triển
4



kinh tế - văn hóa- xã hội; hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức, tư
tưởng tốt đẹp để tiếp tục cho sự phát triển chung của nhân loại.
Cùng với nội dung lịch sử phong phú là sự kết hợp sử dụng các phương
pháp, phương tiện dạy học sẽ có tác dụng phát triển toàn diện học sinh: giúp các em
phát triển tư duy lịch sử (tư duy so sánh, phân tích, khái quát, tổng hợp để nhìn
nhận các sự kiện, hiện tượng mối tương quan logic); giúp các em phát triển óc quan
sát, miêu tả, phân tích các loại tranh ảnh lịch lịch sử khi Giáo viênsử dụng vào dạy
học. Qua đó phát triển ở các em kĩ năng tri giác hình dung tưởng tượng…
Với một khóa trình lịch sử trải dài qua bốn thời kì (từ thời nguyên thủy, cổ
đại, trung đại đến thời cận đại), học sinh khó có thể ghi nhớ hết các sự kiện hiện
tượng lịch sử. Bởi vậy, để đạt hiệu quả cao nhất trong việc truyền đạt tri thức cho
học sinh, Giáo viêncần phải sử dụng nguồn tư liệu lịch sử từ tranh ảnh, đặc biệt là
nguồn tư liệu từ tranh biếm họa.
2.3.2. Một số yêu cầu khi sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc dạy học Lịch sử, khi Giáo viênkhai
thác và sử dụng tranh biếm họa phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như tính tư
tưởng, tính trực quan, tính khoa học và tính sư phạm.
Tính tư tưởng thể hiện ở kênh hình phải phục vụ lợi ích thiết thực cho
người học, giúp họ phát huy năng lực trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp
đồng thời phù hợp với mục đích giáo dục hiện nay. Tính tư tưởng còn thể hiện ở
việc tuân thủ vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phân
tích lịch sử một cách khoa học, đúng đắn như lịch sử đã từng diễn ra.
Tính trực quan trong dạy học lịch sử thể hiện ở việc dạy học phải đảm bảo
tính cụ thể, hình ảnh của sự kiện lịch sử “khiến các em luôn cảm thấy được hiện
thực lịch sử”.
Tính khoa học khi khai thác tranh biếm họa yêu cầu phải đảm bảo tính
chính xác về nội dung của các sự kiện, hiện tượng lịch sử về địa điểm, thời gian,
nhân vật lịch sử. Tính khoa học còn thể hiện ở sự thống nhất, logic chặt chẽ giữa

từng kênh hình với từng nội dung cụ thể của bài học.
Đồ dùng trực quan nói chung và tranh biếm họa nói riêng là một bộ phận
hữu cơ của toàn bộ hoạt động giáo dục của thầy và trò ở trên lớp. Đảm bảo tính
sư phạm là một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kênh hình trong dạy học lịch
sử. Tính sư phạm trong dạy học lịch sử khi sử dụng tranh biếm họa lịch sử thể
hiện ở sự hợp lý trong khoảng thời gian khai thác tranh biếm họa (2- 3 phút),
không loãng trọng tâm, không làm mất đi sự chú ý của học sinh vào bài giảng.
2.3.3. Hệ thống tranh biếm họa có thể sử dụng trong dạy học lịch sử thế giới
lớp 10 - THPT
Bài
Mục
Tên tranh
Bài 1:
MỤC 1: Sự xuất hiện Tranh 1: Tranh biếm họa
Sự xuất hiện của loài
loài người và đời sống về cuộc tranh cãi nguồn
người và bầy người
bầy người nguyên thủy gốc ra đời của loài người.
nguyên thủy.
5


Bài 4:
Các quốc gia cổ đại
phương Tây - Hy
Lạp và Rô Ma
Bài 5:
Trung Quốc thời phong
kiến


Mục 3:Văn hóa cổ đại
Hy lạp và Rô Ma.

Tranh 2: Tranh biếm họa
về Asimet tìm ra nguyên lí
đòn bẩy

Mục 1:Trung Quốc
thời Tần, Hán

Tranh 3: Tranh biếm họa
về Tần Thủy Hoàng

Mục 2: Xã hội phong
Bài 10:
Tranh 4: Tranh biếm họa
kiến Tây Âu.
Thời kì hình thành và
về mối quan hệ giữa lãnh
phát triển của chế độ
chúa và nông nô.
phong kiến ở Tây Âu.
Bài 29: Cách mạng tư
sản Hà Lan và cách
mạng tư sản Anh
Bài 30:
Chiến tranh giành độc
lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ.
Bài 31:

Cách mạng tư sản Pháp
cuối thế kỉ XVIII

Bài 33:
Hoàn thành cách mạng
tư sản ở châu Âu và Mĩ
giữa thế kỉ XIX
Bài 35:
Các nước Anh, Pháp,
Đức, Mĩ và sự bành
trướng thuộc địa.

Tranh 5: Tranh biếm họa
Mục 2: Cách mạng tư
về phong trào rào đất cướp
sản Anh
ruộng
Mục 1: Sự phát triển Tranh 6: Tranh biếm họa
của chủ nghĩa tư bản ở về quá trình di dân của cư
Bắc Mĩ. Nguyên nhân dân Châu Âu sang Bắc Mĩ.
bùng nổ chiến tranh
Mục I: Nước Pháp
Tranh 7: Tình cảnh người
trước cách mạng.
nông dân Pháp trước cách
Mục 1: Tình hình kinh mạng.
tế xã hội
Tranh 8: Tranh biếm họa
về tính chuyên chế của vua
Pháp thế kỉ XVIII

Tranh biếm họa về tính hai
mặt của vua Lu-i XVI
Tranh 9: Tranh biếm họa
Mục 3: Nền chuyên về việc phái Giacôbanh
chính Giacôbanh - nắm thế chủ động.
đỉnh cao của cách Tranh 10: Tranh biếm họa
mạng.
về thời kì khủng bố dưới
thời Rô-be-spie.
Tranh 11: Tranh biếm họa
Mục 1: Cuộc đấu tranh
về Bi-xmac thống nhất các
thống nhất Đức.
công quốc Đức.
Mục I: Các nước Anh
và Pháp cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX
1.Nước Anh.

Tranh 12: Tranh biếm họa
về quyền lực của đế quốc
Anh – Đế quốc mặt trời
không bao giờ lặn.

6


Mục II. Các nước Đức
Tranh 13. Tranh biếm họa
và Mĩ cuối thế kỉ XIX

về các tổ chức độc quyền
đầu thế kỉ XX
ở Mĩ
Mục 2: Nước Mĩ
Mục 1: Sự ra đời và
Bài 36:
tình cảnh của giai cấp
Sự hình thành và phát vô sản công nghiệp.
triển của phong trào Những cuộc đấu tranh
công nhân.
đầu tiên.
Mục II: Công xã Paris
Mục 1: Cuộc cách
mạng 18-3-1873 và sự
Bài 38:
Quốc tế thứ nhất và hình thành công xã.
công xã Paris.
Mục 2: Công xã paris Nhà nước kiểu mới

Tranh 14: Tranh biếm họa
về tình cảnh người công
nhân.

Tranh 15: Tranh biếm họa
về cuộc đấu tranh của
nhân dân ngày 18-3-1873.
Tranh 16: Tranh biếm họa
về cuộc đàn áp công xã
Paris.


2.3.4. Một số biện pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế
giới lớp 10 - THPT
2.3.4.1. Sử dụng tranh biếm họa trong việc tạo biểu tượng về một nhân vật
lịch sử
Đối với những bức tranh biếm họa về nhân vật lịch sử, Giáo viêncần sử
dụng vào việc giảng dạy nhằm giúp học sinh có kiến thức về các nhân vật lịch
sử quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển của lịch sử nhân loại. Trong giảng
dạy, việc sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử sẽ đạt được
hiệu quả cao. Trong các loại tranh ảnh, thể loại tranh biếm họa về nhân vật lịch
sử còn chưa phổ biến, nhưng nếu giáo viên có thời gian đầu tư tìm hiểu và khai
thác thì việc sử dụng tranh biếm họa để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử sẽ khiến
học sinh rất thích thú. Nếu như tranh chân dung thực tế phản ánh rõ hình dáng,
diện mạo nhân vật lịch sử thì tranh biếm họa lại có chút khác biệt. Tranh biếm
họa có thể sử dụng các hình ảnh ẩn dụ để diễn tả nhân vật, thông qua hình ảnh
ẩn dụ đó để làm nổi bật tính cách, phẩm chất và cá tính riêng của nhân vật. Khi
tạo biểu tượng về nhân vật, giáo viên cần khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân
vật, tính cách nổi bật và những hoạt động gắn liền với nhân vật. Bên cạnh đó
Giáo viêncần phân tích tranh để học sinh thấy được mối liên hệ giữa tranh biếm
họa với nhân vật lịch sử được giới thiệu.
Giáo viên muốn sử dụng tranh biếm họa vào việc tạo biểu tượng nhân vật
lịch sử cần phải cần lựa chọn thời gian sử dụng phù hợp với nội dung và thời
lượng của bài giảng, của tiết học, phù hợp với mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển. Giáo viêncần phân tích, giải thích được nội dung bức tranh biếm họa

7


đề cập đến là gì và hướng dẫn học sinh không những tìm hiểu được vai trò mà
còn có thể tự rút ra nhận xét về nhân vật lịch sử đó.
Chúng ta đều nhận thức rằng con người chính là chủ thể, là người sáng

tạo và làm nên lịch sử, con người là nhân vật trung tâm của nhân loại. Lịch sử
của thế giới tồn tại đến ngày nay không thể không nhắc đến vai trò của những cá
nhân. C.Mác đã khẳng định “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ
đại”. Vì vậy, khi giảng dạy lịch sử, việc sử dụng tranh biếm họa để tạo biểu
tượng nhân vật lịch sử là rất quan trọng. Giáo viên cần thiết phải khai thác các
nhân vật lịch sử, cố gắng khắc sâu hình ảnh của nhân vật lịch sử vào trong tâm
trí của học sinh bằng những phương pháp của riêng mình. Việc cho học sinh
quan sát tranh biếm họa về nhân vật lịch sử cần có sự kết hợp một số phương
pháp khác thì việc khai thác mới đạt hiệu qua cao. Muốn học sinh nhận thức tốt
về một nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên không thể chỉ treo tranh lên và yêu cầu
học sinh nhận xét, mà cần phải phân tích bức tranh, kết hợp thuyết trình miêu tả
về nhân vật lịch sử để học sinh có cái nhìn toàn diện về nhân vật lịch sử, hiểu
được nội dung bức tranh biếm họa diễn tả là gì.
Trong nội dung phần lịch sử thế giới lớp 10 THPT có nhiều bức tranh
biếm họa có thể sử dụng để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, Giáo
viêncần phải có sự lựa chọn kĩ càng trước khi sử dụng bởi lẽ nhiều bức tranh có
tính châm biếm mỉa mai quá độ dễ làm học sinh hiểu sai về nhân vật lịch sử. Để
nhân vật lịch sử hiện ra chân thực đằng sau các bức tranh biếm họa, giáo viên
cần có sự lựa chọn phù hợp.
Một số bức tranh có thể sử dụng trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10 THPT:
Bức tranh 1: Tranh biếm họa về Tần Thủy Hoàng

8


Phân tích tranh: Nhìn vào bức tranh chúng ta thấy hình ảnh của vua Tần
Thủy Hoàng và một con rồng khổng lồ.
Hình ảnh của vua: Khuôn mặt trông hơi dữ tợn và tư thế đứng rất nghiêm
nghị, trên người treo một thanh gươm. Quan sát Tần Thủy Hoàng toát lên khí
chất của người hùng mạnh, hung bạo.

Hình ảnh con rồng: Rồng là biểu tượng cho sức mạnh của bậc quân
vương, là loài vật cao quý. Con rồng trong bức tranh được coi là hình ảnh của
Tần Thủy Hoàng. Con rồng có kích thước rất lớn, trông rất hung giữ và có màu
đỏ. Nhìn và quan sát, chúng ta có thể thấy tính cách của Tần Thủy Hoàng là một
người dữ tợn và tàn ác. Màu đỏ của con rồng là hình ảnh ẩn dụ, nó hàm ý đến sự
tàn ác của ông vua này. Màu đỏ có thể hiểu là máu của những người dân bị Tần
Thủy Hoàng sát hại.
Nội dung khai thác: Bức tranh trên nói về nhân vật Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng (259TCN-210 TCN) là vị vua sáng lập ra nhà Tần và cũng là
người có công lớn trong việc tiêu diệt các nước khác, thống nhất Trung Quốc.
Sau khi thống nhất đất nước, ông đã tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng về
kinh tế và chính trị, xây dựng một bộ máy quân chủ chuyên chế toàn diện. Ông
đã tiến hành xây dựng hàng loạt công trình kiến trúc đồ sộ như Vạn lý trường
thành, khu lăng mộ bằng đất nung...
Tuy có công rất lớn đối với đất nước nhưng Tấn Thủy Hoàng được mệnh
danh là một vị hoàng đế tàn độc. Suốt chiều dài lịch sử cai trị của Tần Thủy
Hoàng chính sách độc tôn duy trì chính là sự tàn bạo, đa nghi, xem mạng người
như cỏ rác. Tần Thủy Hoàng cai trị một cách độc tài, không chú trọng đến nhân
9


đức, ân nghĩa, trong một thời gian dài không tha tội cho ai, không để ý đến giáo
hóa hoặc tuyên truyền cho dân thấu hiểu.
Vốn nghĩ mình là con trời nên Tần Thủy Hoàng luôn thể hiện tính tình
gàn dở tự đắc, muốn gì được ấy, tự cho rằng từ xưa đến nay không ai bằng mình.
Một trong những quyết định của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều văn sĩ đầu rơi
máu đổ là chính sách đốt kinh thi, kinh thư, sách vở trong vòng 30 ngày, truy
lùng các học sĩ.
Ông từng ra lệnh chôn sống 460 người ở Hàm Dương vì không cùng quan
điểm chính trị. Ngoài ra, một trong những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử là Lã

Bất Vi (người được cho là cha ruột của Tần Thủy Hoàng) đã bị chính vị hôn
quân này giết chết.
Vì muốn trường sinh bất tử, vị vua này còn sai biết bao người đi tìm thuốc
tiên, thần dược. Tần Thủy Hoàng có lẽ là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức
điên dại. Quá trình này đã khiến biết bao người dân vô tội bị chết để thỏa mãn
cho sở thích quái đản của vị vua này. Lúc còn sống, ông cho xây lăng mộ gồm 3
tầng, trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung, nằm
ở phía Bắc núi Ly Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây. Rất nhiều binh sĩ, thợ
thuyền được điều động đến để xây lăng mộ cho vị hoàng đế này. Dã man hơn,
sau khi thợ chôn cất châu báu, để tránh bị lộ ra ngoài, vị vua này đã sai đóng
đường hầm, chôn sống những người thợ ở đây với mục đích biến họ trở thành
thần giữ của cho Tần Thủy Hoàng.
Phương pháp sử dụng:
Bức tranh này có thể sử dụng trong mục 1 “Trung Quốc thời Tần - Hán”
trong bài 5 của sách giáo khoa lớp 10 THPT.
Khi nói tới quá trình thống nhất Trung Quốc và xây dựng bộ máy nhà nước
dưới thời Tần, Giáo viênnên khắc họa nhân vật Tần Thủy Hoàng để học sinh biết
được vai trò và công lao của nhân vật này đối với đất nước Trung Quốc.
Giáo viêntreo bức tranh cho học sinh quan sát, sau đó sử dụng các câu hỏi
để gợi mở cho học sinh như:
+ Quan sát bức tranh em thấy những gì?
+ Em biết gì về nhân vật Tần Thủy Hoàng?
+ Hình ảnh trong tranh gợi mở cho em những gì về nhân vật Tần Thủy Hoàng?
Sau khi học sinh đưa ra ý kiến, giáo viên chốt lại và sử dụng các kiến thức
về nhân vật để tạo biểu tượng cho học sinh bằng việc kết hợp nhiều phương
pháp như miêu tả, tường thuật... để giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về
nhân vật Tần Thủy Hoàng như con người, tính cách, công lao của vị vua này.
Tranh 2: Tranh biếm họa về Lui XVI

10



Nội dung tranh: Quan sát bức tranh chúng thấy người đứng giữa có hai
mặt là vua LUI XVI. Bên tay phải là người đại diện cho liên minh phong kiến
Áo Phổ, người bên tay trái là người đại diện cho phái lập hiến đưa bản hiến pháp
đến. Bức tranh thể hiện tính hai mặt của nhà vua LUI XVI khi một bên hướng về
phái lập hiến để phê chuẩn hiến pháp, còn một bên thì quay sang bắt tay với bọn
phong kiến Châu Âu nhờ giúp đỡ, hành động này của vua LUI XVI đã có tác hại
rất lớn đối với nước Pháp lúc bấy giờ, đưa nước Pháp vào tình thế phải đấu tranh
chống ngoại xâm và hành động này cũng gián tiếp đưa cách mạng Pháp tiếp tục
phát triển sang giai đoạn mới.
Nội dung khai thác: Thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn là nước quân chủ
chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua Lui XVI trị vì từ năm 1774 đến
1792, là người thể hiện tính chuyên chế cao độ ông nắm giữ trong tay toàn bộ tổ
chức hành chính, quân đội cảnh sát... Lui XVI là người yếu đuối, nhu nhược nền
chuyên chế của ông khét tiếng là tàn bạo và độc đoán chỉ cần mệnh lệnh có ấn
vua là từ cùng đinh đến quý tộc có thể bị bắt mà không cần xét xử. Ông và
hoàng tộc của ông thường xuyên sống cuộc sống xa hoa, hoang phí. Hàng năm
có tới xấp xỉ 1/12 ngân sách quốc gia được dùng cho nhu cầu ăn chơi của vua và
quần thần. Vua Lui XVI thường tổ chức những cuộc săn bắn xa hoa chuồng
ngựa của ông có khoảng 1600 con, với 1400 người giữ ngựa... Có thể thấy, cuối
thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến nước Pháp đứng đầu là vua LUI XVI đã lâm
vào khủng hoảng trầm trọng.
Năm 1789, Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ khi chính quyền nhanh chóng
rơi vào tay phái lập hiến, vua Lui XVI mặc dù đã ngoan cố chống trả nhưng thất
bại. Sau đó, vua buộc phải phê chuẩn hiến pháp công nhận nền quân chủ lập
hiến ở Pháp. Mặc dù đã phê chuẩn hiến pháp, nhưng sau đó vua Lui XVI đã lộ
11



rõ bộ mặt phản bội bằng việc cấu kết với liên minh Áo Phổ để chống phá cách
mạng. Khi chính quyền cách mạng chuyển vào tay tư sản công thương cầm
quyền vua Lui XVI đã bị bắt và xử tử.
Phương pháp sử dụng
Bức tranh biếm họa này được sử dung ở mục 1 “Cách mạng bùng nổ. Nền
quân chủ lập hiến” bài 31 sách giáo khoa lớp 10 THPT.
Khi giảng tới sự kiện tháng 9/1791, Vua Lui XVI thông qua hiến pháp,
xác lập nền quân chủ lập hiến. Sau đó, vua Lui XVI đã có hành động chống phá
cách mạng, đó là việc câu kết với thế lực phong kiến bên ngoài để lật đỏ chính
quyền giai cấp tư sản, giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa vua Lui XVI
để khắc họa cho học sinh thấy bản chất, tính cách và hành động không đúng của
vua Lui XVI
Sau khi treo tranh lên bảng, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày một số
hiểu biết về LUI XVI.
Học sinh quan sát tranh xong giáo viên sử dụng một số câu hỏi gợi mở
như sau:
Bức tranh có gì đặc biệt? Theo em người ở giữa là ai? Hai bên là những
ai? Hành động này của vua LUI XVI có tác hại gì đối với nước Pháp lúc bấy
giờ…
Sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên sử dụng một số phương pháp
để giúp các em tạo biểu tượng về nhân vật như thuyết trình, lấy ví dụ minh họa,
phân tích ...
Tranh 3: Tranh biếm họa về Bixmac (Phần phụ lục)
2.3.4.2. Sử dụng tranh biếm họa trong việc phản ánh hiện tượng, sự kiện
lịch sử
Tranh biếm họa là loại hình tranh độc đáo, có khả năng khôi phục lại quá
khứ, các sự kiện hiện tượng một cách cụ thể. Nó còn tạo cho học sinh những ấn
tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ.
Tranh biếm họa khi phản ánh một sự kiện, hiện tượng lịch sử sẽ giúp học
sinh có cái nhìn toàn diện lịch sử dưới góc nhìn hài hước chứa đựng nhiều hình

ảnh ẩn dụ. Nó là một loại đồ dùng trực quan bổ ích, có tác dụng cung cấp cho
học sinh về các kiến thức lịch sử, giáo dục về mặt tư tưởng tình cảm và phát
triển tư duy lịch sử...
Khi sử dụng tranh biếm họa để phản ánh sự kiện hiện tượng lịch sử, giáo
viên cần chú ý đến tính hiện thực, tính tư tưởng của bức tranh sử dụng. Giáo
viên không được đưa bức tranh có nội dung xuyên tạc lịch sử hoặc mang ý đồ
mục đích không lành mạnh.
Khi phân tích tranh cần chú ý làm nổi bật các sự kiện hiện tượng được nói
đến, cố gắng khôi phục bức tranh một cách chân thực nhất có thể. Khi sử dụng
tranh biếm họa để minh họa, Giáo viênphải giúp các em tìm hiểu một cách chính
xác, khoa học. Bởi vậy, giáo viên cần trang bị cho mình vốn kiến thức sâu sắc,
12


đa dạng, biết kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau như tường thuật, miêu
tả... để nội dung lịch sử thêm sinh động, cụ thể.
Việc khai thác tranh biếm họa để phản ánh sự kiện hiện tượng lịch sử là
một biện pháp sư phạm rất quan trọng giúp học sinh hình dung về quá khứ một
cách chân thực. Khi sử dụng, muốn đạt hiệu qua cao thì giáo viên phải chuẩn bị
kĩ về mặt nội dung, giáo viên phải hiểu nội dung tranh nói gì sau đó mới xác
định lựa chọn phương pháp và cách sử dụng cho hợp lí.
Trong khóa trình lịch sử thế giới lớp 10, giáo viên có thể sử dụng một số
bức tranh biếm họa như sau:
Tranh 1: Tranh biếm họa về lãnh chúa - nông nô thời phong kiến

Nội dung tranh: Trong bức tranh có ba người. Đứng trên bậc cao là hai
người đại diện cho lãnh chúa. Họ mặc quần áo sang trọng, khuôn mặt hớn hở.
Đứng ở dưới là người nông nô trông rất cực nhọc, trên tay cầm một chiếc cuốc
là công cụ sản xuất của họ, tay còn lại cầm một chiếc đèn chiếu sáng. Điều đó
chứng tỏ họ phải làm ruộng ngay cả ban đêm. Đằng sau đang kéo áo người nông

nô là những con khỉ và chó trông rất giữ tợn. Bức tranh hiện lên hai cảnh tượng
đối lập thể hiện mối quan hệ bất bình đẳng giữa một bên là lãnh chúa và một bên
là nông nô.
Nội dung khai thác: Xã hội phong kiến Tây Âu chia làm hai bộ phận
chính là lãnh chúa và nông nô. Lãnh chúa phong kiến được nhà vua ban cấp cho
quyền miễn trừ, không can thiệp vào lãnh địa của các lãnh chúa. Lãnh chúa có

13


cuộc sống xa hoa nhàn rỗi, sung sướng bằng cách bóc lột tô thuế và sức lao động
của nông nô.
Nông nô là người sản xuất chủ yếu của xã hội, nuôi sống xã hội. Khác với
những người nô lệ và lệ nông trước kia, nông nô chiếm hữu tư liệu sản xuất (ruộng
đất, súc vật kéo và công cụ), có kinh tế, có gia đinh, nhà của, tài sản riêng. Đời
sống của họ đỡ cực nhục hơn nô lệ, nhưng thực ra cũng hết sức khổ sở.
Họ bị quý tộc phong kiến đối xử tàn nhẫn và bóc lột nặng nề. Nông nô bị
phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa, họ bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa,
không được tự ý bỏ trốn khỏi ruộng đất, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng nề. Khi
lãnh chúa bán đất thì kèm cả nông nô.
Ngoài ra nông nô còn phải nộp tô thuế và các nghĩa vụ phong kiến khác
và họ còn bị phụ thuộc về mặt chính trị đối với lãnh chúa của mình. Lãnh chúa
đã sử dụng quyền lực chính trị để đàn áp, truy tố và xét xử nông nô trước tòa án
của lãnh chúa, cuộc sống của họ bị can thiệp vào mọi mặt.
Phương pháp sử dụng:
Bức tranh được sử dụng ở mục 2 “Xã hội phong kiến Tây Âu” bài 10 sách
giáo khoa lớp 10 THPT.
Khi giảng về xã hội phong kiến Tây Âu, giáo viên có thể sử dụng bức
tranh này nhằm mục đích giúp học sinh hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa lãnh
chúa và nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu.

Để hiểu hơn về mối quan hệ bất bình đẳng giữa lãnh chúa và nông nô,
giáo viên cho học sinh quan sát tranh và yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi:
+ Trong tranh có những ai?
+ Bức tranh phản ánh những gì?
Học sinh trả lời xong giáo viên có thể phân tích bức tranh và truyền tải
cho học sinh một cách cụ thể về nội dung của bức tranh. Trong quá trình giảng
bài, Giáo viêncần kết hợp với miêu tả để làm rõ thân phận của nông nô
Tranh 2: Tranh biếm họa về cuộc di dân từ châu Âu sang châu Mĩ

14


Phân tích tranh: Bức tranh trên là hình ảnh người châu Âu xếp hàng lên
thuyền để sang Bắc Mĩ. Đứng trước cửa thuyền là hình ảnh một người to lớn
đang dang cánh tay chào đón. Đây là hiện thân của một Bắc Mĩ đang phát triển.
Bắc Mĩ luôn hân hoan chào đón các bạn.
15


Bức tranh dưới là hình ảnh một người đàn ông đang níu tay một người
phụ nữ không cho theo đoàn người theo sang Bắc Mĩ. Bên cạnh người đàn ông
là một con chó dữ tợn đại diện cho sự hà khắc, các chính sách áp bức của chính
quyền châu Âu lúc bấy giờ khiến người dân sợ hãi không dám ở lại. Trái ngược
với hình ảnh đó là hình ảnh một người đàn ông đang ở phía xa, trong tư thế tự
do đang vẫy chào những cư dân châu Âu.
Nội dung khai thác.
Hai bức tranh diễn tả cảnh cư dân châu Âu đang di cư sang Bắc Mĩ. Có
thể thấy, cư dân châu Âu di cư sang châu Mĩ vào thế kỉ XVI, XVII rất đông. Họ
sang đây vì ở châu Mĩ là vùng đất hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn. Cư dân sang
châu Mĩ lúc này chủ yếu là người Anh và một bộ phận người Pháp và Đức.

Có nhiều lý do khiến dân cư ở Anh sẵn sàng rời bỏ Tổ quốc để đi Tân
Thế Giới. Hầu hết dân Anh đã từng là nông dân. Họ đã từng mướn ruộng của
các địa chủ giàu có để cày cấy sinh nhai. Nhưng lúc bấy giờ, các lãnh chúa kiếm
tiền nhiều hơn bằng cách nuôi cừu bán len nên giữ ruộng đất lại để làm đồng cỏ
chăn nuôi, họ chỉ giữ lại một số ít người trông coi súc vật của họ. Vì vậy, một số
đông nông dân mất nhà, mất nghiệp. Họ lang thang khắp nơi để tìm công ăn việc
làm. Nhiều người phải đi ăn xin hoặc trộm cắp thực phẩm. Chính quyền Anh lúc
bấy giờ đối xử với những người lang thang này rất là khắc nghiệt. Nhưng Tân
Thế Giới đã mở ra cho họ một cơ hội đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở châu Mĩ
họ được tự do hơn để làm chủ đất đai. Vào đầu thế kỷ thứ XVII, rất nhiều người
ở Anh chẳng bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm chủ một số đất đai. Hầu hết đất
đai ở Anh thuộc về giai cấp thượng lưu, rồi được truyền lại cho dòng con trưởng,
cho nên các dòng con thứ sau này trở nên bần nông. Tuy nhiên, ở Tân Thế Giới
có thừa đất đai cho mỗi người. Ngay những người nghèo khó cũng có thể trở
nên địa chủ ở Bắc Mỹ.
Đến châu Mĩ họ được tự do về tôn giáo. Ở Âu châu vào đầu thế kỷ thứ
XVII, nhà cầm quyền thường kiểm soát chặt chẽ tín ngưỡng của dân chúng. Dân
chúng không được thờ phụng theo ý muốn. Chẳng hạn như tại Anh quốc, dân
chúng bắt buộc phải công nhận nhà vua như vị lãnh đạo giáo hội Anh. Họ bị bắt
buộc phải đi dự lễ và chấp nhận những giáo lý của giáo hội cũng như dâng tiền
đóng góp.
Nhiều người Anh không thích những sự khắt khe về tín ngưỡng này.
Những người công giáo mộ đạo không thể nào chấp nhận giáo lý của giáo hội
Anh, vì nó khác xa với giáo lý công giáo. Họ tin rằng chỉ có giáo hoàng ở La Mã
mới là người lãnh đạo hợp pháp của giáo hội. Mặt khác, lại có nhiều người nghĩ
rằng giáo hội Anh quốc cũng quá đáng như giáo hội công giáo. Những người
này không muốn có gì thay đổi trong giáo hội Anh mà cũng không hoàn toàn ly
khai để thiết lập một hệ phái khác. Bất kể là lý do nào, những ai không muốn
tuân theo những luật lệ về tôn giáo của Anh đều bị nghiêm trị. Vì thế, có nhiều
người Anh muốn đi xa tới Mỹ châu để lập nghiệp, nơi mà họ có thể tự do thờ

phụng theo ý muốn.
Phương pháp sử dụng
16


Bức tranh được sử dụng ở mục 1 “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh” trong SGK lớp 10 THPT.
Khi giáo viên giới thiệu khái quát về Bắc Mĩ (về diện tích dân số...), giáo
viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa trên để cung cấp và lí giải hiện tượng cư
dân châu Âu sang Bắc Mĩ.
Để tìm hiểu hiện tượng lịch sử này, giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bức
tranh. Sử dụng các câu hỏi để định hướng học sinh tìm hiểu:
+ Quan sát bức tranh em thấy những gì?
+ Những hình ảnh đó phản ánh hiện tượng gì đang diễn ra?
Sau khi học sinh đưa ra các ý kiến của mình, Giáo viênnhận xét và giảng
bài, sử dụng kiến thức đã được tìm hiểu, Giáo viênthuyết trình về hiện tượng di
dân của người châu Âu sang châu Mĩ.
Tranh 3: Tranh biếm họa về Asimét tìm ra nguyên lí đòn bẩy (Phần phụ lục)
Tranh 4: Tranh biếm họa về phong trào rào đất cướp ruộng (Phần phụ lục)
Tranh 5: Tranh biếm họa về tình cảnh người nông dân Pháp trước cách
mạng (Phần phụ lục)
Tranh 6: Tranh biếm họa về thời kì khủng bố dưới thời Robexpie (Phần phụ lục)
Tranh 7: Tranh biếm họa về các nước đế quốc bành chiếm châu Á (Phần phụ lục)
Tranh 8: Tranh biếm họa về các tổ chức độc quyền ở Mĩ (Phần phụ lục)
2.3.4.3. Sử dụng tranh biếm họa trong việc đánh giá và kiểm tra lịch sử.
Tranh biếm họa chưa đựng trong đó rất nhiều kiến thức lịch sử. Bên cạnh
việc sử dụng tranh biếm họa trong việc tạo biểu tượng nhân vật và phán ánh các
sự kiện, hiện tượng lịch sử thì tranh biếm họa có thể sử dụng trong việc đánh giá
và kiếm tra. Đây được coi là một biện pháp hay giúp học sinh phát huy được
tính sáng tạo, trí tượng tượng cũng như khả năng tư duy logic. Phương pháp

kiểm tra truyền thống thường chỉ nêu câu hỏi một cách đơn thuần học sinh sẽ
thấy nhàm chán, nặng nề. Giáo viêncũng gặp khó khăn trong việc ra đề nhưng
nếu đưa tranh biếm họa vào phần kiểm tra đánh giá có thể khắc phục những hạn
chế trên. Việc quan sát tranh làm cho học sinh hứng thú, phát triển khả năng
sáng tạo mà vẫn có thể đảm bảo được nội dung lịch sử trong đó. Qua quá trình
trình bày, Giáo viênsẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá học sinh biết được khả
năng tư duy, sáng tạo của các em đến đâu.
Tuy nhiên, không phải bất kì bức tranh nào cũng có thể sử dụng trong việc
kiểm tra đánh giá, bởi vì yêu cầu của bài kiểm tra là phải thể hiện được một quá
trình lịch sử hay một hiện tượng lịch sử cụ thể. Nhiều bức tranh chứa đựng nội
dung rất ngắn hoặc chỉ chứa đựng, phần nội dung mở rộng thì không thể sử dụng
trong kiểm tra. Chính vì vậy để lựa chọn những bức tranh phù hợp trong việc
kiểm tra đánh giá đòi hỏi Giáo viêncần lựa chọn những bức tranh có nội dung
vừa đủ không dài cũng không ngắn. Nội dung của bức tranh phản ánh được một
quá trình lịch sử cụ thể một hiện tượng lịch sử đặc trưng có trong phần kiến thức
cơ bản mà học sinh đã được học.
Trong phần Lịch sử thế giới lớp 10, Giáo viêncó thể sử dụng một số bức
tranh như sau:
17


Tranh 1: Tranh biếm họa về tình cảnh người công nhân cuối thế kỉ
XIX đầu XX
Nội dung tranh: Bức tranh miêu tả hình ảnh trẻ em lao động trong hầm
mỏ. Không gian nhìn chật hẹp, tối tắm.

Trong bức tranh có hai đứa trẻ. Một đưa đang gồng mình đẩy xe than ra
ngoài, một đứa khác cũng đang đứng nhìn với khuôn mặt buồn dầu. Bức tranh
phản ánh tình trạng khổ cực của những người công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.
Nội dung phản ánh: Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển thì xã hôi phân

chia thành 2 lực lượng lớn, đối lập nhau về quyền lợi: Giai cấp tư sản và vô sản.
Đội ngũ vô sản bắt nguồn từ nông dân, họ bị mất ruộng đất, phải đi làm thuê
trong các công trường nhà máy. Thợ thủ công phá sản cũng thành công nhân.
Giai cấp vô sản ra đời cuối thế kỉ XVIII trước tiên ở Anh. Ở nước Anh mỗi ngày
công nhân kể cả trẻ em và phụ nữ phải lao động 14 -15 tiếng đồng hồ, thậm chí
còn kéo dài tới 16 - 18 giờ. Trong thời gian làm việc họ phải đứng liền máy,
không được ngồi. Điều kiện lao động rất tồi tệ, không khí làm việc thì ẩm thấp,
nóng nực. Trong khi đó tiền lương thì bị hạ thấp. Chính sự bóc lột bất công đó
đã dẫn đến phong trào đấu tranh của công nhân, mở đầu là phong trào đập phá
máy móc.
Phương pháp sử dụng:
Đây là bức tranh miêu tả cuộc sống của người công nhân dưới chế độ tư
bản. Đó là cuộc sống vất vả cực nhọc.
Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh và sử dụng kiến thức đã học để
làm câu hỏi:
+ Em hãy miêu tả tình cảnh của người công nhân trước cách mạng? Tình
cảnh ấy dẫn đến hệ qua gì? Em hãy nêu một số phong trào đấu tranh của công
nhân trong thế kỉ XIX?
18


Bài kiểm tra này dựa trên kiến thức đã học để trình bày được trong quá
trình trả lời câu hỏi học sinh sẽ làm sáng rõ nhiều vấn đề quan trọng. Giúp học
sinh có cái nhìn chân thực về sự khổ cực của những người công nhân.
Đó là một số ví dụ mà giáo viên có thể sử dụng trong kiểm tra đánh giá
học sinh, bên cạnh đó còn có rất nhiều bức tranh biếm họa khác có thể sử dụng
trong bài kiểm tra như:
Tranh 2: Tranh biếm họa cuộc tranh luận về nguồn gốc ra đời của loài
người


Nội dung tranh: Bức tranh là hình ảnh về cuộc tranh luận của hai người
đàn ông về nguồn gốc ra đời của loài người. Một người thể hiện suy nghĩ của
Darwin cho rằng nguồn gốc ra đời của con người là trải qua quá trình tiến hóa
lâu dài. Người còn lại thể hiện suy nghĩ của kinh thánh, cho rằng con người do
chúa sinh ra. Hai người (miệng mở to, mắt sáng rõ) để thể hiện rõ ý kiến của
mình. Cuộc tranh luận này diễn ra lâu dài, bất phân thắng bại.
Nội dung khai thác: Theo kinh thánh thì Thiên Chúa là đấng dựng nên
loài người và sắp đặt trật tự một cách khôn ngoan. Người tạo dựng mọi sự tốt
đẹp và tạo dựng trong trật tự. Con người sẽ là chóp đỉnh của việc tạo dựng trong
công trình của Thiên Chúa. Con người mang hình ảnh Thiên Chúa và được đặt
làm chủ muôn loài. Chúa đã tạo ra con người bằng cách tạo ra Adam và Eva.
Chúa tạo ra muôn loài, nắm quyền sinh tử của con người.
Còn theo Đácuyn, con người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ, trải qua
quá trình tiến hóa lâu dài có sự lựa chọn và thích nghi, vượn người đã phát triển
thành người tối cổ, từ người tối cổ chuyển biến thành người tinh khôn. Lý luận
Đác uyn đã mở đầu cho việc lý giải nguồn gốc con người trên cơ sở khoa học.
Những lý thuyết của Đác uyn sau này đã được phát triển bởi nhiều nhà khoa
19


học. Đácuyn đã có công lao lớn trong việc vạch ra vị trí của con người trong giới
sinh vật và mối quan hệ giữa con người và động vật cấp cao.
Phương pháp sử dụng
Với mục đích kiểm tra về sự hiểu biết của học sinh về nguồn gốc ra đời
của loài người, bức tranh này có thể sử dụng trong bài kiểm tra 1 tiết.
Trước khi ra câu hỏi, giáo viên nên giới thiệu qua về hình ảnh trong tranh
sau đó giáo viên giúp học sinh định hướng câu trả lời như sau: Em hãy quan sát
bức tranh và cho biết bức tranh nói lên điều gì? Cuộc tranh luận đó em theo ý
kiến nào là đúng. Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích nguồn gốc ra đời của
con người? Quá trình hình thành con người hiện đại diễn ra như thế nào?

Đây là bức tranh độc đáo, khi học sinh khai thác được bức tranh cũng là
lúc học sinh nhận thức được nguồn gốc ra đời của loài người.
Tranh 3: Tranh biếm họa về Bixmac thống nhất Đức
Tranh 4: Tranh biếm họa về cuộc đấu tranh của nhân dân ngày 18-3-1871
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Tranh biếm họa có vai trò rất lớn trong giảng dạy lịch sử. Bởi vậy, Giáo
viênphải biết khai thác và sử dụng tốt tranh biếm họa để bài học thêm phong
phú, giảm bớt sự nặng nề, căng thẳng gây hứng thú học tập cho học sinh. Để có
thể sử dụng tranh biếm họa có hiệu qua trước hết Giáo viênphải có quan niệm
đúng đắn về tranh biếm họa. Trên cơ sở hiểu đúng vai trò, ý nghĩa của tranh
biếm họa Giáo viêncần nắm chắc những yêu cầu có tính nguyên tắc khi sử dụng,
tìm hiểu, khai thác nội dung và đề ra phương pháp sử dụng thích hợp.
Việc sử dụng tranh biếm họa là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt động
giáo dục của thầy và trò trên lớp. Nó phải được kết hợp chặt chẽ với các phương
pháp dạy học khác, phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sư phạm. Khai thác và sử
dụng tốt tranh biếm họa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Với việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10,
trong những năm học qua, tôi nhận thấy hiệu quả dạy học đã nâng cao đáng kể:
học sinh đã không chán học bộ môn, hứng thú trong các giờ học Lịch sử, chất
lượng môn học đã được cải thiện, thể hiện qua số lượng học sinh đạt kết quả học
sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia…
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân cá nhân tôi về việc sử dụng
tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10. Thông qua những kinh
nghiệm cá nhân của mình, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT Như Thanh.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.2.1 Về phía giáo viên
Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn,
cần tích cực dự giờ, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp.

3.2.2 Về phía nhà trường
20


Cần có những buổi thảo luận dành riêng cho tổ chuyên môn để Giáo
viêncó thể trao đổi kiến thức chuyên môn cũng như cách thức tổ chức từng bài
học sao cho có hiệu quả.
Cần tăng cường trang thiết bị dạy học đa dạng, hiện đại để phục vụ cho
môn học.
Cần tổ chức cho học sinh và giáo viên đi thăm quan, ngoại khóa, đi thực
tế các di tích lịch sử để tăng cường sự hiểu biết.
3.2.3 Về các cấp quản lý giáo dục:
Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên một cách
thường xuyên. Khi tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên, ngoài những lí
thuyết chung cần có những dẫn chứng cụ thể thông qua việc tiến hành một tiết
dạy cụ thể.
Tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi có chất lượng.
Có các chính sách đãi ngộ với giáo viên để giáo viên có thể dành toàn bộ
thời gian vào công tác chuyên môn.
XÁC NHẬN CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Thanh Hóa,
tháng năm
2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Xuân Hương

21



4. PHỤ LỤC
1. Tranh biếm họa về Bixmác

Nội dung tranh:
Quan sát bức tranh ta thấy một người khổng lồ đang cầm một thanh
gươm, miệng há rất to để nuốt một người nhỏ bé. Khuôn mặt tỏ rõ sự hiếu chiến
và quyết liệt.
Con người khổng lồ ấy đại diện cho Bixmac. Trên tay cầm thanh gươm
thể hiện chính sách của ông trong việc thống nhất quốc gia, đó là bằng vũ lực,
bằng sắt và máu.
Những người nhỏ bé bị Bixmac nuốt đại diện cho các công quốc ở Đức.
Bức tranh cho ta thấy toàn cảnh về quá trình Bixmac thống nhất các công
quốc ở Đức để thành lập ra một nước Đức thống nhất.
Nội dung khai thác:
Ô.Bixmac (Otto. Bis marck, 1815-1898), nhà hoạt động chính trị Phổ và
Anh, một trong những người đề xướng và thực hiện việc thống nhất nước Đức.
Sinh trưởng trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc cũ ở vùng
Sơnhaoden, thuộc tỉnh Mac-đơ-buôc (Margdeburg), nước Phổ cách Beclin
khoảng 100km. Học đại học luật, ham mê môn lịch sử, thiên văn học, đi du lịch
nước ngoài.
Ông có thân hình cao lớn, tính khí bướng bỉnh, tàn nhẫn đối với người
dân, có đầu óc thực tiễn và cương quyết, lắm mưu mẹo, thích dùng bạo lực,
không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích.
22


Vào thể kỉ XVIII, nước Đức bị phân chia thành 38 quốc gia, cần được
thống nhất. Bixmac sau khi tốt nghiệp về quê, liên doanh theo đường lối tư bản
chủ nghĩa. Tham gia hoạt động từ năm 1845, được bầu vào nghị viện tỉnh

Dăcxơn, năm 1847 được bầu vào Quốc hội nước Phổ trong cuộc cách mạng tư
sản 1848-1849 ở Đức. Bixmac tham gia tổ chức phản động chống lại cách mạng
và cứu vua. Từ năm 1851, ông làm việc trong ngành ngoại giao tại Nga, Pháp.
Năm 1862, giữ chức thủ tướng, dưới triều vua Phổ Vinhem I.
Quá trình thống nhất nước Đức được tiến hành bằng con đường từ trên
xuống. Ông dùng chính sách “sắt và máu”. Qua những cuộc chiến tranh chống
Áo (1866), chống Đan Mạch (1864) tạo điều kiện cho liên bang Bắc Đức ra đời.
Sau khi kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), Bixmac đã loại bỏ ảnh
hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước
và sau đó ông giữ chức Thủ tướng Đức trong một thời gian dài (1871-1890).
Phương pháp sử dụng
Bức tranh này có thể sử dụng ở mục 1 “Công cuộc thống nhất nước Đức”
trong bài 33 sách giáo khoa lớp 10 THPT.
Sau khi giảng xong bối cảnh dẫn đến việc thống nhất nước Đức, Giáo
viênchuyển sang giảng quá trình thống nhất nước Đức. Trước khi nêu diễn biến
GIÁO VIÊNcần tạo biểu tượng về nhân vật Bixmac.
Giáo viên cho học sinh qua sát tranh và yêu cầu các em đưa ra nhận định.
Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi gợi mở và giải thích cho các em hiểu về
bức tranh nói lên điều gì. Trong quá trình ấy giáo viên nên kết hợp trình bày cho
các em các sự kiện chính về quá trình thống nhất nước Đức để các em khắc sâu
được kiến thức.
2. Tranh biếm họa về Asimet tìm ra nguyên lí đòn bẩy.

23


Nội dung tranh: Bức tranh là hình ảnh Asimet đang ngồi trong bồn tắm
với khuôn mặt vui sướng khi tìm ra nguyên lí lực đẩy. Trên bồn tắm có ghi chữ
“EUREKA!” có nghĩa là tìm ra, rồi để nói tới câu chuyện về chiếc vương miện
mà đức vua nhờ Acsimet kiểm tra.

Nội dung phản ánh: Trong các thành tựu khoa học thời cổ đại thì phát minh
của Acsimet về lực đẩy được coi là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất.
Acsimet sinh vào khoảng năm 287TCN. Ông là một nhà khoa học lỗi lạc
có rất nhiều sáng kiến độc đáo trong khoa học. Acsimét được trời phú cho khả
năng khác thường. Đối với bất kì sự vật nào, chỉ nhìn qua là ông có thể phân tích
được nguyên lí hoạt động của nó. Ông đã để lại cho nhân loại rất nhiều thành
tựu khoa học, tiêu biểu nhất là tìm ra nguyên lí của lực đẩy.
Thành tựu này gắn liền với một câu chuyện mà mọi người vô cùng thích
thú, đó là câu chuyện “EUREKA!” dịch theo tiếng Hy Lạp nghĩa là tôi tìm ra
rồi. Chuyện kể rằng, quốc vương Hieron đã cho người đúc một chiếc vương
miện bằng vàng nặng 15 lạng, nhưng ông vua đã nghi ngờ rằng người thợ đúc
vương miện đã ăn bớt vàng, nên vua đã nhờ Acsimet kiểm tra hộ. Acsimet mang
về nhà suy nghĩ trong nhiều ngày mà vẫn chưa tìm ra cách nào để kiểm tra xem
chiếc vương miện ấy có đủ lượng vàng hay không. Một hôm, khi đang tắm, ông
quan sát thấy có một phần nước trong bồn tràn ra, đột nhiên một ý nghĩ lóe trong
đầu ông, khiến ông hét tướng lên:
- Ơ rê ca! Ơ rê ca! (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!)
Và rồi ông nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy vọt ra đường, mừng rỡ khôn tả.
Mãi khi thấy người đi đường cứ chỉ chỉ trỏ trỏ, ông mới tỉnh ra là trên người
mình chẳng có gì, vội quay về nhà. Sau đó ông vào gặp đức vua nói cách kiểm
tra độ thật giả của chiếc vương miện
Acsimet đưa tới 3 vật: một tảng sắt, một tảng vàng ròng, và chiếc vương
miện. Cả 3 vật có trọng lượng bằng nhau. Ông lần lượt cho nhúng ngập chúng
vào một chiếc bình được đổ đầy nước, và đo lượng nước trào ra.
Kết quả là lượng nước trào ra khi nhúng ngập chiếc vương miện nhiều
hơn khi nhúng ngập tảng vàng, ít hơn tảng sắt.
Acsimet giải thích:
Chiếc vương miện không phải bằng toàn vàng ròng, cũng không phải
bằng sắt. Khi thợ kim hoàn làm chiếc vương miện này, chắc chắn đã trộn không
ít bạc vào trong vàng.

Từ việc tìm ra bí mật chiếc vương miện theo lệnh quốc vương, Acsimet
tiếp tục nghiên cứu về sự nổi, chìm của vật thể rắn trong chất lỏng. Cuối cùng,
Acsimet đã tìm ra bí mật của lực đẩy, phát biểu nguyên lý lực đẩy mang tên ông
- lực đẩy Acsimet như chúng ta đã biết.
Nguyên lí về lực đẩy Acsimet có một giá trị ứng dụng vô cùng lớn và
ngày nay nó được vận dụng trong các lĩnh vực của đời sống.
Phương pháp sử dụng:
Sử dụng trong mục 3 “Văn hóa cổ đại Hi - Lạp và Rô - Ma” trong bài 4
sách giáo khoa lớp 10 THPT.
24


Khi giảng tới phần nội dung sự ra đời của khoa học, giáo viên giới thiệu
cho các em biết các thành tựu khoa học thời cổ đại, trong đó nhấn mạnh tới
thành tựu khoa học của Asimet tìm ra nguyên lí đòn bẩy.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và nêu câu hỏi:
+ Nhìn vào bức tranh có gợi mở cho các em câu chuyện nào không?
Sau đó giáo viên phân tích tranh kết hợp với việc kể câu chuyện về
Acsimet tìm ra nguyên lí đòn bẩy.
Việc trình bày sự kiện này giúp học sinh hiểu được ngay từ thời cổ đại
khoa học đã ra đời ở phương Tây và đạt được nhiều thành tựu tiêu biểu. Điều
này cho thấy sự khác biệt về mặt văn hoá giữa phương Tây với phương Đông.
3. Tranh biếm họa về Phong trào rào đất cướp ruộng

Nội dung tranh:
Bức tranh miêu tả cảnh quân của quý tộc địa chủ đang cầm vũ khí xua
đuổi những người nông dân ra khỏi mảnh ruộng của mình. Những người dân
nghéo dù đã cố bám trụ nhưng vẫn bị đuổi đi. Bức tranh phản ảnh một hiện
tượng phổ biến ở Anh vào thế kỉ XVI, đó là cảnh rào đất cướp ruộng.
Nội dung khai thác: Vào thế kỉ XVI, ngành sản xuất len dạ phát triển

một cách nhanh chóng. Để thu được nhiều lợi nhuận, các lãnh chúa phong kiến
chiếm đoạt đất đai của nông dân, đuổi họ ra khỏi ruộng đất mà họ đang canh tác
để lập các đồng cỏ. Hàng vạn gia đình nông dân mất ruộng đất trở thành những
người không có nhà cửa, không tài sản, phiêu bạt khắp nơi. Tình cảnh đó được
nhà văn Toomat Morơ gọi là hiện tượng “cừu ăn thịt người”.
Phương pháp sử dụng:
25


×