Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương i ( sinh học 11 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.73 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT nh thanh

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HỢP
ĐỒNG TRONG DẠY HỌC ÔN TẬP CHƯƠNG I ( SINH
HỌC 11 ) NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KHÁI QUÁT
HOÁ, TĂNG CƯỜNG TÍNH ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
TRANG

Phần I: MỞ ĐẦU

................................................................................................ 1

Phần II: NỘI DUNG ................................................................................................. 3
I. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 3
II. Thực trạng ............. ..................................................................................... 4
III. Qui trình thiết kế và hoạt động dạy học theo hợp đồng ………………… 4
V. Ưu điểm của sáng kiến .............................................................................. 20
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 21



Phần I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức,
kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản
chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người
học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua
việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy
học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Phải đảm bảo nguyên tắc “Học sinh
tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên”.
Một trong số các biện pháp dạy học có tác dụng tăng cường học tập hợp tác, cho
phép phân hoá nhịp độ và trình độ của học sinh là phương pháp dạy học theo hợp
đồng. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với các bài ôn tập kiến
thức. Nó cho phép giáo viên có thể quản lý, kiểm soát được các hoạt động học
tập và đánh giá được năng lực học tập của mỗi học sinh. Mỗi học sinh được

quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài tập, nhiệm vụ học
tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường phổ thông,
với mong muốn sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học theo định hướng
đổi mới, tôi xin chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy
học theo hợp đồng trong dạy học ôn tập chương I ( Sinh học 11 ) nhằm nâng
cao năng lực khái quát hoá, tăng cường tính độc lập của học sinh”

1


II. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng vào quá trình giảng dạy môn Sinh
học THPT.
III. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng trong bài ôn tập chương I –
Sinh Học 11 ( cơ bản )
IV. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết: Dựa trên nội dung của phương pháp dạy học theo hợp đồng.
Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trong giảng dạy sinh học 11
( chương I ); Xác định tính hiệu quả và khả thi của phương pháp.

2


Phần II : NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Dạy học theo hợp đồng là cách tổ chức học tập, trong đó mỗi HS (hoặc
mỗi nhóm nhỏ) làm việc với một gói các nhiệm vụ khác nhau (nhiệm vụ bắt
buộc và tự chọn) trong một khoảng thời gian nhất định. Trong học theo hợp đồng,

học sinh được quyền chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các bài
tập, nhiệm vụ học tập dựa trên năng lực và nhịp độ học tập của mình.
Cách tiến hành dạy học theo hợp đồng gồm các giai đoạn sau:
* Giai đoạn chuẩn bị:
Xem xét các yếu tố để hợp đồng đạt hiệu quả cao nhất như lựa chọn nội dung học
tập phù hợp, xác định thời gian hợp lí, chuẩn bị tài liệu đầy đủ.
Thiết kế các nhiệm vụ trong hợp đồng và phân loại hợp lí nhằm đáp ứng các mục
tiêu giáo dục.
* Giai đoạn tổ chức cho HS học theo hợp đồng
Hoạt động 1: Kí hợp đồng
( thực hiện giữa GV và HS trên lớp )
Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng
( HS thực hiện tại lớp, ở nhà, thư viện, phòng thí
nghiệm hay sử dụng internet để hoàn thành nhiệm
vụ/bài tập trong hợp đồng )

Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng
( GV và HS tổ chức nghiệm thu hợp đồng tại lớp )

Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá
( Sau khi HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, căn
cứ vào kết quả thu được GV tổng kết, nhận xét chung
và sửa lỗi cá nhân và cả lớp )
3


II. Thực trạng
Cấu trúc chương trình sinh học 11 hiện hành được trình bày thành bốn
chương tương ứng với bốn đặc trưng sống cấp độ cơ thể là: Chuyển hóa vật chất
và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Mỗi chương được

trình bày theo hai phần: Phần A – Thực vật, Phần B – Động vật, nội dung các bài
ở mỗi phần thể hiện từng chức năng sống và đa số được trình bày theo cấu trúc:
Khái niệm, sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng, cơ chế, ảnh hưởng của môi
trường và ứng dụng.
Ở chương I ( Chuyển hóa vật chất và năng lượng ) chia thành 22 bài trong
đó bài cuối chương là bài ôn tập chương I. Mục tiêu của bài là giúp HS thấy mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong một cơ thể, sự
giống và khác nhau trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và
động vật. Khi dạy học sinh thực hiện tiết ôn tập này tôi thấy còn tồn tại những
vấn đề sau:
1. Nội dung bài này mới chỉ tổng kết kiến thức riêng rẽ cho từng đối tượng
thực vật và động vật, chưa hệ thống hóa theo các dấu hiệu tương đồng bằng cách
đối chiếu, so sánh một số quá trình sống giữa thực vật và động vật để từ đó khái
quát thành toàn bộ quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở cấp độ cơ thể.
2. Dù là khái quát lại nhưng nội dung kiến thức rất nhiều, khó có thể thực
hiện hết trong một tiết dạy nếu HS không chủ động nắm vững kiến thức, khái
quát hoá lại từ trước.
3. Tâm lí HS thường không thích tiết ôn tập vì tiết ôn tập tổng hợp lại rất
nhiều kiến thức, lại là các kiến thức các em đã học rồi nên HS thường không chủ
động tư duy lĩnh hội kiến thức. Trong khi đó tiết ôn tập là tiết có thể rèn luyện tốt
nhất năng lực khái quát hoá của HS. Nếu không có phương pháp dạy học đúng
đắn và phù hợp, tiết ôn tập dễ biến thành tiết học lại kiến thức.
Với những tồn tại nêu trên, cộng với mục tiêu chủ yếu của giáo dục là tạo điều
kiện để HS chủ động tham gia quá trình học tập, cùng khám phá chiếm lĩnh kiến
thức, sử dụng phương pháp dạy học theo hợp đồng để ôn tập chương I ( Sinh học
11 ) theo tôi là biện pháp cần thiết.
III. Quy trình thiết kế và hoạt động dạy học hợp đồng bài ôn tập chương I.
1. Giai đoạn chuẩn bị
* Phân tích nội dung, lựa chọn kiến thức để dạy học hợp đồng : bài 22
- ôn tập chương I ( chuyển hóa vật chất và năng lượng ở cả thực vật và động

vật ). Bài ôn tập này dựa trên các kiến thức đã học của HS nên có thể tăng cường
tính độc lập của HS, rèn tư duy hoạt động nhóm, đồng thời tạo điều kiện cho HS
nâng cao khả năng khái quát hoá.
4


* Thiết kế hợp đồng:
- Hợp đồng được thiết kế dựa trên mục tiêu của bài học ( kiến thức, kĩ
năng, thái độ ) và phương pháp, kĩ thuật dạy học phối hợp.
+ Mục tiêu bài học:
HS phải làm rõ được, chỉ ra được mối liên hệ của các quá trình trong cơ
thể: Thu nhận các chất từ môi trường ngoài → Vận chuyển các chất trong cơ thể
→ Biến đổi các chất trong cơ thể → Thải các chất ra ngoài môi trường và Cân
bằng nội môi.
Nội dung trọng tâm của bài là điểm giống nhau và khác nhau trong quá
trình chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Những nét giống
nhau chứng tỏ nguồn gốc chung của sinh giới. Những nét khác nhau chứng tỏ sự
đa dạng trong chuyển hoá vật chất và năng lượng của sinh giới. Điều này giúp
hình thành ở HS quan điểm khoa học về thế giới sống.
Hình thành cho HS các kĩ năng như hệ thống, khái quát hoá, kĩ năng phân
tích, tổng hợp thông tin.
HS có thái độ học tập đúng đắn, ham mê nghiên cứu để giải thích các hiện
tượng, vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tiễn cuộc sống.
+ Phương pháp dạy học: Dạy học theo hợp đồng.
+ Kĩ thuật dạy học: Sử dụng sơ đồ tư duy.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ GV: Chuẩn bị tốt về các tài liệu về chuyển hóa vật chất và năng lượng
như: Phiếu học tập, sách tham khảo, dụng cụ, thiết bị, phiếu hỗ trợ theo các mức
độ học tập khác nhau của HS.
+ HS: Chuẩn bị tốt SGK, các tài liệu tham khảo về chuyển hóa vật chất và

năng lượng, tinh thần thoải mái, nghiêm túc học tập và nghiên cứu.
- Thiết kế văn bản hợp đồng: Gồm một hợp đồng và các loại phiếu hỗ trợ
đối với từng đối tượng HS ( chỉ dùng cho HS yếu, kém và trung bình, khá ).
+ Trong mỗi hợp đồng sẽ có các nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn
cho phép học sinh được học theo nhịp độ học tập khác nhau.
+ Với mỗi nhiệm vụ, học sinh có thể tự chọn làm việc cá nhân hay làm
việc theo nhóm ( thể hiện sự kết hợp khéo léo giữa nhiệm vụ cá nhân với các bạn
cùng lớp hay cùng nhóm ).
+ Các loại phiếu hỗ trợ cho phép HS xác định được nhiệm vụ độc lập hay
nhiệm vụ được hướng dẫn vì không phải nhiệm vụ nào HS cũng có thể tự lực giải
quyết. Trong những trường hợp gặp khó khăn, HS có thể tìm sự trợ giúp từ giáo
viên thông qua các phiếu hỗ trợ ở các mức độ khác nhau và HS có thể tham khảo
chúng để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong hợp đồng.

5


Sở GD&ĐT Thanh Hoá
Trường THPT Như Thanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I SINH HỌC 11
Họ và tên học sinh:...........................................................................Lớp...............
Thời gian thực hiện: Từ.........................................đến..........................................
Không cần trợ giúp

Cần trợ giúp


Đã hoàn thành

Làm việc nhóm

Chủ đề

Làm việc cá nhân

STT

Tự
đánh
giá

Bạn
đánh
giá

Các nhiệm vụ bắt buộc
1

Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật
chất và năng lượng ở cấp độ cơ
thể.
2
Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau giữa các chức năng dinh
dưỡng trong cơ thể thực vật, động
vật.
3

So sánh chuyển hoá vật chất và
năng lượng ở thực vật và động
vật.
Các nhiệm vụ tùy chọn
4
Trình bày một số ứng dụng kiến
thức về chuyển hoá vật chất và
năng lượng vào trong đời sống.
5
Để phục hồi và duy trì trạng thái
cân bằng môi trường sống của
chúng ta cần tác động như thế nào
vào quá trình chuyển hoá vật chất
và năng lượng.
Tôi xin cam kết thực hiện đúng những điều ghi trong hợp đồng.
Xác nhận của Giáo viên
(Ghi rõ họ và tên)

Học sinh kí cam kết
(Ghi rõ họ và tên)
6

Giaó
viên
đánh
giá


CÁC LOẠI PHIẾU HỖ TRỢ ĐỐI VỚI TỪNG NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.

* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS Khá
Từ gợi ý bản đồ tư duy dưới đây em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.
Thực
vật

Chuyển hóa
vật chất và
năng lượng

Động
vật

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ bản đồ tư duy này em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.

Thoát
hơi nước

Vận chuyển
các chất trong
cây

Sự hấp thụ nước
và muối khoáng
ở rễ

Vai trò của

các nguyên
tố khoáng

Dinh
dưỡng
nitơ

QH ở thực
vật

Tiêu hóa ở
động vật

Hô hấp ở
động vật

Thực
vật

Chuyển hóa
vật chất và
năng lượng
Hô hấp
ở thực
vật

QH ở thực AH các nhânQH và năng
vật C3, C4, tố ngoại cảnh suất cây
CAM
đến QH

trồng

7

Động
vật
Tuần hoàn
máu

Cân bằng
nội môi


Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về chuyển hoá vật chất và năng lượng.
* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ bản đồ tư duy này em hãy tiếp tục hoàn thiện nhiệm vụ.
Các tác nhân
THN qua láVai trò quá Dòng mạchDòng mạch Cơ quan Cơ chế hấp Ảnh hưởngTiêu hóa TH ở ĐV chưa
AH
trình THN
rây
gỗ
hấp thụ
thụ
các nhân tố là gì
có CQTH
Cân bằng và
tưới tiêu
NTDD khoáng thiết Thoát
yếu

hơi nước
VTNTDD
khoáng thiết
yếu
Nguồn cung
cấp NTDDK

Vận chuyển
các chất trong
cây

Quá trình
chuyển hóa nitơ
trong đất
Phân bón với
NS cây trồng

Tiêu hóa ở
động vật

Dinh
dưỡng
nitơ

Hô hấp là gì

Hô hấp ở
động vật

Thực

vật

Chuyển hóa
vật chất và
năng lượng
Hô hấp
ở thực
vật

QH ở thực
vật

Khái quát
về QH Lá là cơ
quan QH

QH ở thực AH các nhânQH và năng
vật C3, C4, tố ngoại cảnh suất cây
CAM
đến QH
trồng

AS
Nước

CO2
Nhiệt

Trồng cây
AS NT

Khoáng

Bề mặt trao đổi
khí
Các hình thức hô
hấp

Động
vật
KQ về hô
hấp

Cấu tạo và chức
năng HTH
Các dạng HTH
ở ĐV

Tuần hoàn
Hoạt động cuat
máu
tim

Con đường hô
hấp ở TV

Hoạt động của hệ
mạch

Hô hấp sáng


TV C3
TV C4 TV CAM

TH ở ĐV có ống TH
Đặc điểm TH ở thú ăn
thịt và thú ăn TV

Vai trò của
các nguyên
tố khoáng

Vai trò sinh lí
của NT nitơ
Nguồn cung
cấp nitơ tự
nhiên

Sự hấp thụ nước
và muối khoáng
ở rễ

TH ở ĐV có túi
TH

Quan hệ giữa
HH với QH và
MT

Cân bằng
nội môi


Khái niệm và ý
nghĩa
Sơ đồ khái quát
cơ chế duy trì cân
bằng nội môi

Tăng NS
Vai trò của hệ
cây
đệm trong cân
QH với NS trồng
Vai trò của thận, gan
bằng pH nội
cây trồng
trong cân bằng áp suất
môi
thẩm thấu

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------------------------------------------------------8


Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh
dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS khá
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Ở thực vật:
+ Nêu mối quan hệ giữa hấp thụ nước và ion khoáng

sự vận chuyển nước và
ion khoáng ở mạch gỗ
sự thoát hơi nước ở lá.
+ Nêu mối quan hệ giữa quá trình hấp thụ nước và ion khoáng với quang hợp, hô
hấp.
+ Nêu mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.
- Ở động vật: Nêu mối quan hệ giữa tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết. Sự
cân bằng nội môi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh
dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Ở thực vật :
+ Mối quan hệ giữa các quá trình
+ Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp

- Ở động vật:

9


Nhiệm vụ 2: Nêu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh
dưỡng trong cơ thể thực vật, động vật.
* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Ở thực vật :
- Rễ hấp thụ nước và ion khoáng từ đất
vào đến mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi

đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ.
Ngược lại, dòng mạch gỗ thông suốt làm
giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ
là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng nước
cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút
nước cùng các chất tan, đẩy chúng lên lá
và các cơ quan trên mặt đất, tạo độ trương
nước cần thiết cho các tế bào và mô của
cây, đặc biệt giúp tế bào khí khổng mở để
hơi nước thoát ra khỏi lá. Thoát hơi nước
ở lá là “động lực đầu trên” của dòng mạch
gỗ.
- Quá trình trao đổi, hấp thụ nước và các
ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng
có mối liên quan với nhau: Sự hấp thụ
nước cùng các ion khoáng ở rễ và vận
chuyển chúng đến tận từng tế bào của cơ
thể, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp
và hô hấp. Thoát hơi nước làm tăng độ
mở của khí khổng giúp cho khí CO2
khuếch tán vào bên trong lá, đến các tế
bào quang hợp và giúp cho O2 thoát ra.
Ngược lại quang hợp cung cấp nguồn
nguyên liệu cho rễ hô hấp tạo sản phẩm
cho quá trình tổng hợp các thành phần của
tế bào rễ.

10



Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:

- Ở động vật:
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng ( có
trong thức ăn ), oxi; thải các chất sinh ra
từ quá trình chuyển hoá ( nước tiểu, mồ
hôi, CO2 ) và nhiệt.
- Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ
bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn.
Hệ hô hấp tiếp nhận oxi chuyển vào hệ
tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất
dinh dưỡng và oxi đến cung cấp cho tất cả
các tế bào của cơ thể. Các chất dinh
dưỡng và oxi tham gia vào chuyển hoá
nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2. Hệ
tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến
thận để bài tiết ra ngoài và vận chuyển
CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

11


Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
* Phiếu hỗ trợ 1: Với HS khá
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
- Khác nhau:
Quá trình

Thu nhận các chất từ
môi trường ngoài
Vận chuyển các chất
trong cơ thể
Biến đổi các chất trong
cơ thể
Thải các chất ra ngoài
môi trường
Cân bằng nội môi

Thực vật

Động vật

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS trung bình
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
+ Về trao đổi khí..
+ Về quá trình phân giải chất sống.
+ Về các giai đoạn.
- Khác nhau:
Quá trình
Thu nhận các chất từ
môi trường ngoài
- Chất khí:
+ Cơ quan trao đổi khí
+ Chất khí trao đổi

- Chất dinh dưỡng:
+ Bộ phận thu nhận
+ Dạng vật chất thu nhận
- Cơ chế thu nhận

Thực vật

12

Động vật


Vận chuyển các chất
trong cơ thể
- Hệ thống vận chuyển
- Thành phần chất vận
chuyển
- Động lực vận chuyển
Biến đổi các chất trong
cơ thể
Thải các chất ra ngoài
môi trường
- Dạng vật chất đào thải
- Cơ quan đào thải
Cân bằng nội môi
- Cơ quan
- Cơ chế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nhiệm vụ 3: So sánh chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật.

* Phiếu hỗ trợ 3: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý dưới đây, các em tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ
- Giống nhau:
+ Đều có quá trình lấy O2, thải CO2.
+ Đều có quá trình phân giải chất sống tạo ra năng lượng.
+ Đều xảy ra các giai đoạn: Thu nhận các chất từ môi trường ngoài → Vận
chuyển các chất trong cơ thể → Biến đổi các chất trong cơ thể → Thải các chất ra
ngoài môi trường.
- Khác nhau:
Quá trình
Thu nhận các chất từ
môi trường ngoài
- Chất khí:
+ Cơ quan trao đổi khí
+ Chất khí trao đổi
- Chất dinh dưỡng:
+ Bộ phận thu nhận

Thực vật

Động vật

+ Chủ yếu qua khí khổng
ở lá và lỗ vỏ ở thân cây
+ Lấy O2, thải CO2 ( hô
hấp ) và lấy CO2, thái O2 (
quang hợp )

+ Bề mặt cơ thể, hệ thống
ống khí, mang, phổi.

+ Lấy O2, thải CO2 ( hô
hấp )

+ Lông hút của rễ, lá
13


+ Dạng vật chất thu nhận
- Cơ chế thu nhận
Vận chuyển các chất
trong cơ thể
- Hệ thống vận chuyển
- Thành phần chất vận
chuyển
- Động lực vận chuyển

Biến đổi các chất trong
cơ thể

+ H2O, muối khoáng,...
.
- Thụ động, chủ động

+ Cơ quan tiêu hóa.
+ Thức ăn, H2O, ....
- Thụ động, chủ động

- Mạch gỗ và mạch rây.

- Tim và mạch máu

( động mạch, mao mạch
và tĩnh mạch )
+ Động lực vận chuyển
- Ở động vật có hệ tuần
dòng mạch gỗ là áp suất hoàn, động lực vận
rễ, thoát hơi nước ở lá và chuyển máu đến các cơ
lực liên kết giữa các phân quan là sự co bóp của tim.
tử nước với nhau và giữa Tim co bóp tạo ra áp lực
phân tử nước với mạch
đẩy máu đi trong vòng
gỗ.
tuần hoàn.
+ Động lực vận chuyển
dòng mạch rây là sự
chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn
và cơ quan chứa.
- Quang hợp: vô cơ →
- Tiêu hoá: chất dinh
hữu cơ.
dưỡng có trong thức ăn →
chất đơn giản mà cơ thể
hấp thụ được.
- Hô hấp: hữu cơ → vô
- Hô hấp: hữu cơ → vô
cơ, đồng thời giải phóng cơ, đồng thời giải phóng
năng lượng cho các hoạt năng lượng cho các hoạt
động sống.
động sống.


Thải các chất ra ngoài
môi trường
- Dạng vật chất đào thải
- Cơ quan đào thải
Cân bằng nội môi
- Cơ quan
- Cơ chế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

14


Nhiệm vụ 4: Trình bày một số ứng dụng kiến thức về chuyển hoá vật chất và
năng lượng vào trong đời sống.
Phiếu hỗ trợ 1: Với HS trung bình và khá
Từ những gợi ý sau em hãy tiếp tục trình bày để hoàn thành nhiệm vụ.
Chuyển hoá vật chất và năng lượng đảm bảo mọi hoạt động sống của cơ
thể.
- Những ứng dụng trong trồng trọt:.........
- Những ứng dụng trong chăn nuôi:.........
- Những ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học:.....
- Những ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường:........
-------------------------------------------------------------------------------------------------Nhiệm vụ 4: Trình bày một số ứng dụng kiến thức về chuyển hoá vật chất và
năng lượng vào trong đời sống.
* Phiếu hỗ trợ 2: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý sau em hãy tiếp tục trình bày để hoàn thành nhiệm vụ.
Chuyển hoá vật chất và năng lượng đảm bảo mọi hoạt động sống của cơ
thể. Vì vậy có thể vận dụng chuyển hoá vật chất và năng lượng vào các hoạt động
như: Trồng trọt; Chăn nuôi; Sản xuất các chế phẩm sinh học; Xử lý ô nhiễm môi
trường...

- Những ứng dụng trong trồng trọt: Làm cỏ; Xới đất; Bón phân; Tưới nước,
....
Làm cỏ nhằm loại bỏ những cây cỏ dại, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng nhận được nhiều ánh sáng, chất dinh dưỡng ... giúp chuyển hoá vật
chất và năng lượng tốt hơn. Từ đó làm tăng năng xuất của cây trồng.
Xới đất làm cho đất thoáng khí, kích thích rễ hô hấp, tăng cường quá trình
hấp thụ nước, ion khoáng......
Bón phân nhằm tăng cường chất dinh dưỡng trong đất......
Tưới nước tạo điều kiện cho cây hấp thụ nước......

15


- Những ứng dụng trong chăn nuôi: Xây dựng chuồng trại thoáng, mát;
Cho ăn thức ăn hợp lí; Bổ sung các chất khoáng, vitamin ...
- Những ứng dụng trong sản xuất chế phẩm sinh học: Sản xuất mì chính;
Sản xuất thuốc kháng sinh; Sản xuất vitamin ....
- Những ứng dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường: Trồng cây gây rừng,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Xử lý nước thải bằng các loài thực vật thủy
sinh....
-------------------------------------------------------------------------------------------------Nhiệm vụ 5: Để phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống của
chúng ta cần tác động như thế nào vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng
lượng?
Phiếu hỗ trợ 1: Với HS trung bình và khá
Từ gợi ý sau em hãy tiếp tục trình bày để hoàn thành nhiệm vụ.
Để tác động vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng nhằm phục
hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống chúng ta tác động thông qua
việc: Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Bảo tồn các loài sinh
vật, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ ....
-------------------------------------------------------------------------------------------------Nhiệm vụ 5: Để phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống của

chúng ta cần tác động như thế nào vào quá trình chuyển hoá vật chất và năng
lượng?
Phiếu hỗ trợ 2: Với HS yếu và kém
Từ những gợi ý sau em hãy tiếp tục trình bày để hoàn thành nhiệm vụ.
Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác
động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh
trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Vậy cân bằng môi
trường sống là các quá trình đảm bảo duy trì các nhân tố môi trường để đảm bảo
sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

16


Các nhân tố môi trường bao gồm: Các nhân tố vô sinh (nhân tố vật lí, nhân
tố hóa học) và các nhân tố hữu sinh (là hoạt động của sinh vật). Nếu các nhân tố
môi trường bị mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của sinh vật nói
chung và con người. Để phục hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống
chúng ta có thể tác động vào các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Để tác động vào quá trình chuyển hoá vật vhất và năng lượng nhằm phục
hồi và duy trì trạng thái cân bằng môi trường sống chúng ta tác động thông qua
việc: Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; Bảo tồn các loài sinh
vật, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ; Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc
gia, vườn quốc gia ....
- Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhờ vào quá trình
quang hợp điều hòa không khí, tạo môi trường sống thuận lợi cho các loài sinh
vật, cung cấp thức ăn cho động vật ... sẽ phục hồi và cân bằng môi trường sống.
- Bảo tồn các loài sinh vật, đặc biệt là các loài nằm trong sách đỏ .....
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia, vườn quốc gia .....
2. Tổ chức cho HS học theo hợp đồng
Hoạt động 1: Kí hợp đồng

Việc tổ chức kí hợp đồng được thực hiện tại lớp, thời gian thực hiện trước
vài tuần khi thực hiện hợp đồng. Các hoạt động kí hợp đồng của GV và HS được
thực hiện theo bảng sau:
Hoạt động GV và HS khi kí hợp đồng
Hoạt động của GV
Nêu mục tiêu bài học hoặc vấn
đề của bài học.
Giới thiệu hợp đồng, các nhiệm
vụ trong hợp đồng
Trao cho HS bản hợp đồng đã có
chữ kí của GV.

Hoạt động của HS
Lắng nghe
Lắng nghe

Nhận bản hợp đồng,
nghiên cứu nội dung của
hợp đồng
Hướng dẫn cách thực hiện các Lắng nghe, đặt câu hỏi
17

Phương tiện

Bản hợp đồng, tài
liệu học tập


nhiệm vụ.
Tổ chức cho HS kí hợp đồng


về vấn đề chưa hiểu.
Lựa chọn nhiệm vụ, kí
hợp đồng

Lưu ý:
- HS có thể lựa chọn nhiệm vụ phần tự chọn theo năng lực của mình.
- GV và HS có thể trao đổi những điều chưa rõ trong hợp đồng.
- HS có quyền xin sự trợ giúp từ giáo viên thông qua các phiếu hỗ trợ với
những nhiệm vụ khó thực hiện so với năng lực của mình.
Hoạt động 2: Thực hiện hợp đồng
Giáo viên tổ chức hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng ở nhà, có thể sử dụng
sử dụng internet để hoàn thành nhiệm vụ trong hợp đồng. Các hoạt động thực
hiện hợp đồng của GV và HS được thực hiện theo bảng sau:
Hoạt động GV và HS khi thực hiện hợp đồng
Hoạt động của GV
Hướng dẫn thực hiện các nhiệm
vụ trong hợp đồng. Giới thiệu
các phiếu hỗ trợ theo các mức độ
khác nhau.
Theo dõi và hỗ trợ HS trong quá
trình thực hiện.
Lưu ý:

Hoạt động của HS
Phương tiện
Thực hiện các nhiệm vụ Các phiếu hỗ trợ
theo thứ tự phù hợp với
trình độ, nhịp độ học tập
của mỗi cá nhân.

Chủ động lựa chọn phiếu
hỗ trợ phù hợp.

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, nếu cần có thể có
sự trợ giúp của HS khác hay GV.
- Những nhiệm vụ thực hiện theo nhóm thực hiện sau khi hoàn thành
nhiệm vụ cá nhân.
- HS cần lập kế hoạch để thực hiện hợp đồng.
Hoạt động 3: Nghiệm thu hợp đồng
Tổ chức nghiệm thu hợp đồng tại lớp. Các hoạt động nghiệm thu hợp đồng
của GV và HS được thực hiện theo bảng sau:
Hoạt động GV và HS khi thực nghiệm thu hợp đồng
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
18

Phương tiện


Hướng dẫn HS điền các
thông tin trong hợp đồng.
Yêu cầu HS trao đổi chéo
bài để đánh giá đồng đẳng
theo đáp án của GV.

Điền các thông tin trong hợp đồng và
tự đánh giá.
Đánh giá bài làm của bạn theo đáp án Đáp án
của GV, có thể cho điểm hoặc đánh

giá đúng/sai.
Ghi rõ họ và tên vào bài làm của bạn.
Nhận xét, đánh giá chung Lắng nghe và chỉnh sửa theo kết luận
vê các nhiệm vụ/bài tập của GV.
trong hợp đồng.
Lưu ý: Khi đánh giá đồng đẳng yêu cầu HS thực hiện nghiêm túc theo
hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Củng cố, đánh giá của
Sau khi HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, căn cứ vào kết quả thu
được GV tổng kết, nhận xét chung và sửa lỗi cá nhân và cả lớp. Các hoạt động
củng cố, đánh giá của GV và HS được thực hiện theo bảng sau:
Hoạt động GV và HS khi củng cố, đánh giá hợp đồng
Hoạt động của GV
Nhận xét, đánh giá chung vê các nhiệm
vụ/bài tập trong hợp đồng.
Sửa lỗi cho từng cá nhân và cả lớp
theo kết quả thu được của hợp đồng.
Tuyên dương, khen ngợi những HS
thực hiện tốt, hoàn thành hợp đồng
đúng thời hạn và đã cố gắng hoàn
thành các nhiệm vụ.
Động viên những HS còn hạn chế khi
thực hiện hợp đồng để thực hiện tốt
hợp đồng tiếp theo
Lưu ý:

Hoạt động của HS
Phương tiện
Lắng nghe và chỉnh sửa
theo kết luận của GV.

Lắng nghe và chỉnh sửa
theo GV.
Lắng nghe và tán
thưởng theo (vỗ tay)

- GV cần chú ý phát hiện những nhiệm vụ không phù hợp với trình độ của
HS để làm căn cứ cho việc xây dựng hợp đồng tiếp theo.
- GV không phê bình HS với bất cứ lý do nào mà chỉ động viên khích lệ
HS.
19


IV.Ưu điểm của sáng kiến.
Tổ chức cho HS học theo hợp đồng đối với bài ôn tập chương I ( Sinh học
11 ) tôi nhận thấy có những ưu điểm sau:
- Cho phép phân hoá nhịp độ và trình độ của HS. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn HS có thể xin sự trợ giúp từ giáo viên. Tạo điều kiện
cho HS được thầy cô giáo hướng dẫn cá nhân.
- Với những nhiệm vụ học tập theo nhóm có thể tăng cường tính hợp tác
giữa các cá nhân.
- HS hào hứng, chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Nâng cao khả năng khái quát hoá, phát huy tính độc lập của HS.
Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Việc học tập, tìm tòi sáng tạo gắn bó suốt đời một giáo viên cùng với công
tác giảng dạy. Mỗi một thời kỳ, một giai đoạn, người giáo viên lại có một phương
pháp, một cách thức giảng dạy mới phù hợp với thực tiễn dạy học, phù hợp với
sự phát triển. Sáng kiến kinh nghiệm chỉ là một trong số vô vàn cách áp dụng
phương pháp dạy học mới trên cơ sở kinh nghiệm của tác giả. Vì vậy, rất mong
sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để SKKN này được hoàn thiện hơn.

II. Kiến nghị
Kiến thức sinh học phát triển quá nhanh, mỗi ngày lại có những thành tựu
và phát hiện mới. Nếu giáo viên không theo kịp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong
việc truyền thụ kiến thức và tình yêu sinh học đến với học sinh. Vì vậy tôi mong
muốn nhà trường bổ sung thường xuyên hơn và nhiều hơn nữa những đầu sách
phục vụ chuyên môn trong đó có sách tham khảo bộ môn Sinh học vào nhà
trường, sưu tầm những SKKN đạt giải cấp tỉnh ( đặc biệt là những SKKN về môn
Sinh học ), đề và đáp án các cuộc thi học sinh giỏi để giáo viên có thể học hỏi và
rút kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 11 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác

Nguyễn Thị Nhung

20


21



×