Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sử dụng câu hỏi để nâng cao hiệu quả trong dạy học sinh học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.12 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2019


MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ

Trang

I. MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................1
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................2
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng câu hỏi........................................................3
3. Thực trạng vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm..................................3
4. Các phương pháp sử dụng để giải quyết vấn đề................................................3


4.1. Thành phần câu hỏi..................................................................................3
4.2. Cấu trúc câu hỏi Sinh học........................................................................4
4.3. Sử dụng câu hỏi trong dạy học sinh học ở trường phổ thông..................4
a. Sử dụng câu hỏi để tạo tình huống học tập.............................................5
b. Sử dụng câu hỏi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới...........................5
c. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi...........................................................................6
d. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi..................................................................8
e. Sơ đồ quy trình bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi............................10
g. Ví dụ minh họa......................................................................................10
4.4. Kiểm chứng - so sánh.............................................................................15
a. Lớp đối chứng........................................................................................15
b. Lớp thực nghiệm....................................................................................15
4.5. Kết quả...................................................................................................15
4.6. Bài học kinh nghiệm...............................................................................16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................18


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học câu hỏi có những vai trò rất quan trọng:
+ Dùng câu hỏi để “mã hoá” nội dung sách giáo khoa.
+ Kích thích định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh.
+ Giúp học sinh tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống.
Như vậy có thể dùng câu hỏi để tổ chức học tập cho học sinh, giúp học
sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới, rèn luyện các thao tác tư duy tích cực sáng tạo,
bồi dưỡng phương pháp học tập để học sinh tự học.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng quan sát trong dạy học
sinh học là các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm… Giáo viên có

thể sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trực quan để
kích thích quan sát chú ý... khơi dậy ở học sinh tính tò mò khoa học, phát hiện
những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, tạo tình huống có vấn đề.
Trong thời đại kinh tế vốn tri thức của nhân loại ngày càng nhiều, không
những thế còn luôn luôn đổi mới. Xu hướng chính của chiến lược phát triển giáo
dục, đào tạo là: Giáo dục định hướng vào học tập, hoạt động nhận thức của học
sinh. Do vậy mà phải có phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp, hiệu quả.
Trong dạy học thì câu hỏi có vai trò rất quan trọng. Có câu hỏi tốt là cơ sở
cho việc sử dụng các phương pháp dạy học khác có hiệu quả. Thực trạng của
việc xây dựng câu hỏi trong dạy học nói chung và trong dạy học sinh học nói
riêng đã khẳng định cần phải rèn luyện kĩ năng xây dựng câu hỏi trong dạy học
sinh học là một vấn đề cấp bách và cần thiết.
Xuất phát từ mục đích đó, là giáo viên ai cũng trăn trở, làm sao phải tìm
ra cho mình một phương pháp dạy học hữu hiệu nhất, phù hợp với đối tượng học
sinh, gây được hứng thú cho học sinh, giúp học sinh có một kết quả cao trong
học tập là một vấn đề khó.
Với kinh nghiệm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để giờ dạy học sinh
học có hiệu quả cao thì cần phải rèn luyện kĩ năng: “Sử dụng câu hỏi để nâng
cao hiệu quả trong dạy học Sinh học trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏi vào quá trình giảng dạy nhằm góp
phần nâng cao chất lượng học tập và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, với
mong muốn các em yêu thích bộ môn sinh học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Câu hỏi để giảng dạy sinh học trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lí thuyết cho chuyên đề.
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương pháp dạy
học sinh học.
- Các sách giáo khoa sinh học hiện hành và các tài liệu chuyên môn.

- Trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm hiểu về thực trạng xây dựng và
sử dụng câu hỏi trong dạy học sinh học.
* Phương pháp: Thử nghiệm một vài bài tại trường tôi đang công tác.
1


- Chọn lớp thử nghiệm.
- Bố trí thử nghiệm.
- Bài giảng ở các lớp thử nghiệm được thiết kế theo hướng sử dụng câu
hỏi đã xây dựng để giảng dạy.
- Xử lí kết quả thực nghiệm.
- Phân tích định lượng: Các bài kiểm tra thu được chấm theo thang điểm
số 10.
- Phân tích định tính:
+ Phân tích nội dung bài kiểm tra của học sinh để đánh giá chất lượng câu
trả lời, mức độ hiểu sâu sắc kiến thức, từ đó đánh giá khả năng quan sát, chú ý,
mức độ tích cực trong giờ học.
+ Quan sát sư phạm để tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cở sở lí luận
Hỏi là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời để mình biết về vấn đề
nào đó.
Câu hỏi: Aristotle là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ
lôgic, ông cho rằng: “Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết
và cái chưa biết”. Câu hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học
sinh phải tiến hành hoạt động tái hiện, bất luận là trả lời miệng, trả lời viết hoặc
có kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm.
Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: câu hỏi là
dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh cần
được giải quyết.

Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt
của cái không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi.
Tuy có những quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của câu
hỏi, đều được các tác giả nêu ra, đó là: xuất hiện điều chưa rõ, cần được giải
quyết từ điều đã biết. Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con
người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết
thêm. Nếu khi không biết gì hoặc biết tất cả về sự vật nào đó, thì không có gì để
hỏi về sự vật đó nữa. Sự tương quan giữa cái biết và cái chưa biết thúc đẩy việc
mở rộng hiểu biết của con người.
Ví dụ: Khi nêu “Tổ chức của hệ thống sống” chưa phải là câu hỏi, vì chưa
thể hiện điều muốn người khác trả lời là gì, chưa dựa vào cơ sở nào để trả lời.
Nêu như trên là chưa chỉ rõ nhiệm vụ cần giải quyết và chưa rõ điều cần giải
quyết đó là dựa vào những kiến thức nào.
Để thành câu hỏi, có thể diễn đạt vấn đề trên như sau: Hệ thống sống
được tổ chức theo các cấp độ thế nào để mỗi cấp độ tự nó tồn tại và phát
triển được?
Điều đã biết ở đây là tồn tại, phát triển và tồn tại phát triển là đặc điểm cơ
bản của mỗi cấp độ tổ chức của hệ thống sống. Điều cần tìm là sinh giới từ đơn
bào đến đa bào, từ bậc thấp đến bậc cao, từ mỗi cá thể đến tất cả sinh vật bao
quanh vỏ Trái Đất, trong lòng đất, được tổ chức theo từng cấp độ như thế nào.
2


2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng câu hỏi
Dạy học và sự phát triển gắn bó chặt chẽ với nhau. Dạy học không chỉ nhằm
cung cấp cho học sinh một số lượng tri thức do nội dung chương trình và sách giáo
khoa đã quy định, mà phải tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức một cách tích cực,
chủ động, độc lập để phát triển tư duy khoa học, rèn luyện được trí thông minh, óc
sáng tạo, suy nghĩ linh hoạt. Đó là những phẩm chất trí tuệ của con gnười lao động
mới theo đúng mục tiêu đào tạo của nhà trường, của cấp học khi mà đại bộ phận

học sinh tốt nghiệp bậc học này có thể ra đời tham gia lao động.
Giáo dục đạo đức tình cảm, thái độ hành vi trong ứng xử thân thiện với
con người, với lao động là thể hiện sự "dạy người thông qua dạy chữ". Thông
qua dạy học bộ môn mà góp phần xây dựng nhân cách con người lao động mới,
xây dựng thế giới quan duy vật biện chứng cùng các phẩm chất về tinh thần ý
chí cho học sinh trong hiện tại và ý chí vượt khó để hoàn thành mọi nhiệm vụ
trong lao động, nghiên cứu sau này.
Qua việc hình thành những kiến thức và kĩ năng trên sẽ hình thành và phát
triển niềm tin của học sinh vào tri thức khoa học trong việc nhận thức bản chất
và tính qui luật của các hiện tượng sinh học. Từ đó có ý thức vận dụng các tri
thức, kĩ năng đã học được vào thực tiễn cuộc sống, lao động và học tập.
Hình thành được ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng viết sáng kiến kinh nghiệm
Trước đây tôi thường sử dụng các câu hỏi dẫn dắt để hướng dẫn học sinh
từ quan sát các dấu hiệu bên ngoài của phương tiện trực quan đến việc rút ra
nhận xét, kết luận về bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá trình... Do đó mà
chưa hình thành được ở học sinh năng lực quan sát, cũng như tạo cách học tích
cực của các em.
4. Các phương pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4.1. Thành phần câu hỏi
Như phần khái niệm về câu hỏi ta thấy: Câu hỏi chứa đựng điều đã biết và
điều cần tìm. Trong câu hỏi, điều đã cho và điều cần tìm luôn luôn phải quan hệ
chặt chẽ với nhau, cho đến đâu sẽ tìm được đến đó hay nói cách khác, điều cần
tìm chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào điều đã cho và phải cho đầy đủ. Điều
đã cho là rộng và khái quát thì điều tìm được cũng khái quát; điều cần tìm càng
cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết.
Ví dụ: Nếu hỏi: Nhìn vào hình 1 (Sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản) em
có nhận xét gì? Học sinh sẽ trả lời rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực như: hình rõ,
đẹp, nội dung mỗi hình là gì. Điều kiện cho ở đây là hình 1, tuỳ mức độ hiểu của

người trả lời.
Nhưng nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy sự sống có cấu trúc theo các cấp
độ như thế nào? Học sinh chỉ trả lời về các cấp độ tổ chức sống (trả lời các lĩnh
vực khác là sai). Điều kiện cho là hình 1, về các cấp tổ chức sống từ thấp (phân
tử) đến cao (sinh quyển).
Nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy vật không sống khác sinh vật ở điểm
nào? Trong câu hỏi này điều đã cho và điều cần tìm không phù hợp với nhau,
nên không trả lời được.
3


Cũng cùng hình 1 đã nêu, nhưng muốn hỏi được nhiều vấn đề và mỗi vấn
đề thuộc những khía cạnh khác nhau, người ta dùng cách diễn đạt khác bằng
cách cho biết nhiều điều kiện, hỏi nhiều vấn đề, diễn đạt nhiều mệnh đề khác
nhau. Chẳng hạn như: đọc mục I, nghiên cứu hình 1 và cho biết:
- Sự sống được cấu tạo theo các cấp độ từ thấp đến cao như thế nào?
- Cấp độ tổ chức vật chất sống, khác cấp độ tổ chức hệ thống sống như thế nào?
- Cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình 2, giống cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình
6 như thế nào?
Dựa vào cơ sở nào xếp tế bào trong cơ thể đa bào và mô vào cấp độ tổ
chức của hệ thống sống?
Trong bài tập vừa nêu, điều kiện cho bao gồm: các loại cấp độ tổ chức của
sự sống, các cấp độ tổ chức sống của từng loại và đặc điểm của mỗi cấp độ tổ
chức, các ví dụ minh hoạ cho mỗi cấp độ (thể hiện trong thông tin bằng đoạn
văn viết và hình vẽ). Từ những điều đã cho đủ để tìm được bốn vấn đề cần tìm,
được thể hiện ở 4 vế hỏi.
4.2. Cấu trúc câu hỏi Sinh học
Mỗi câu hỏi đều có 2 thành phần tạo nên, có quan hệ với nhau, nhưng về
mặt cấu trúc ta cần xem thành phần nào nêu trước, thành phần nào nêu sau.
Thực tiễn cho thấy, trình tự này không đòi hỏi nghiêm ngặt, vì rằng, câu hỏi

cũng phản ánh hiện thực khách quan nhưng về hình thức thể hiện của câu hỏi,
bài tập lại thông qua cấu trúc lôgic của tư duy con người, nghĩa là theo lôgic
nhận thức. Mà lôgic nhận thức không phải lúc nào cũng tuân thủ lôgic vận động
của sự vật trong thực tại khách quan. Trong thực tại, bao giờ nguyên nhân cũng
xuất hiện trước, từ đó mới xuất hiện kết quả. Nhưng trong nhận thức, lại có thể
dựa vào kết quả mới tìm được nguyên nhân. Do vậy, tuỳ tác giả diễn đạt mà
trong câu hỏi có thể nêu điều đã biết, sau đó mới nêu điều cần tìm, hoặc có thể
nêu điều cần tìm trước và kèm theo điều kiện đã cho.
Ví dụ bài tập: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của ADN, hãy giải thích sự
phong phú, đa dạng của sinh vật.
Hoặc: Hãy giải thích sự phong phú, đa dạng của sinh vật bằng đặc điểm
cấu trúc của ADN.
Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của ADN, ta có thể giải thích sự
phong phú, đa dạng của sinh vật như thế nào? Hoặc: Có thể giải thích sự phong
phú, đa dạng của sinh vật như thế nào bằng đặc điểm cấu trúc của ADN?
Câu hỏi vô cùng đa dạng, mà trong dạy học thì câu hỏi được sử dụng
trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, trong dạy học không phải trong chủ đề nào
của nội dung dạy và học đều có sẵn các câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng. Vì
vậy nhiều trường hợp giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi để hướng dẫn người
học nghiên cứu, phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi để tổ
chức hoạt động học tập, giáo viên phải nắm vững cần có những câu hỏi thuộc
loại nào để đạt được mục tiêu dạy học. Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng dạy
học khi sử dụng loại câu hỏi phù hợp với mục tiêu dạy học.
4.3. Sử dụng câu hỏi trong dạy học sinh học ở trường phổ thông
Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng và được sử dụng trong các
khâu khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau.
4


Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng ta chỉ nghiên cứu sâu vào việc

sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức hoạt động nhằm khám phá kiến thức mới
hình thành kĩ năng mới, qua đó phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành
động và hình thành nhân cách.
a. Sử dụng câu hỏi để tạo tình huống học tập
Con người hoạt động khi có nhu cầu, nhu cầu có được khi đứng trước một
nhiệm vụ cần được giải quyết. Do đó giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ nhận
thức và diễn đạt nhiệm vụ nhận thức đó bằng câu hỏi. Khi đó câu hỏi là phương
tiện để tạo tình huống học tập.
Ta có thể sử dụng câu hỏi để tạo các tình huống trong dạy học Sinh học
nói chung, Sinh học 11 nói riêng như sau:
Giáo viên có thể đưa ra tình huống: Tại sao cây non khi bị chiếu sáng từ
một phía sẽ phát triển thân theo hướng cong về phía ánh sáng? Học sinh chắc sẽ
nhanh chóng trả lời đó là vì cây có tính hướng sáng. Tuy nhiên, nếu hỏi cơ chế
nào dẫn đến cây sẽ bị cong đi như vậy thì học sinh không dễ gì giải thích được.
Việc đưa ra những tình huống mang tính thách đố như vậy sẽ kích thích học tập
và thi đua nhau tìm câu trả lời. Những em trả lời được sẽ rất tự hào và nhớ kiến
thức lâu và chắc, còn những em chưa trả lời được sẽ gắng học hơn.
Ví dụ khác: Khi dạy bài 22 “Enzim và vai trò của enzim trong quá trình
chuyển hoá vật chất”, ta có thể nêu vấn đề học tập của bài này như sau:
Qua bài 8 ta đã biết: tinh bột và xenlulozơ đều được liên kết từ nhiều phân tử
đường glucozơ, chỉ khác nhau về cách liên kết, nhưng khi người ăn xenlulozơ
vào cơ thể không tiêu hoá được, mà tinh bột lại được tiêu hoá. Vì sao lại có hiện
tượng như vậy?
b. Sử dụng câu hỏi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới
* Sử dụng câu hỏi để định hướng vấn đề học tập
Nhiều khi nghiên cứu một vấn đề có chứa đựng nhiều nội dung, người
học không dễ gì xác định được vấn đề nào là cơ bản, đặc điểm nào là bản chất.
Do vậy giáo viên cần định hướng cho người học bằng câu hỏi.
Ví dụ: Khi dạy bài 9 “Quang hợp ở các nhóm thực vật” Sinh học 11 Cơ
bản, sau khi ghi đầu bài lên bảng ta có thể định hướng vấn đề học tập như sau:

Quang hợp ở cây xanh diễn ra như thế nào ở các nhóm thực vật khác nhau
và sống trong môi trường khác nhau thì quá trình quang hợp có đặc điểm gì
riêng biệt?
Câu hỏi định hướng vấn đề học tập khác với câu hỏi tạo tình huống học
tập ở chỗ: chỉ cần chỉ ra những vấn đề học tập mà không cần chỉ ra mâu thuẫn
thế nào dẫn đến cần giải quyết.
* Sử dụng câu hỏi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời
Khi một câu hỏi lớn đặt ra, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ta có thể nêu
câu hỏi để gợi ra từng vấn đề nhỏ và nội dung từng vấn đề, sau một loạt câu hỏi
gợi ý, dẫn người học giải quyết được vấn đề lớn.
Ví dụ: Khi dạy mục “Cấu trúc của protein” bài 9, sau một câu hỏi lớn là:
Prôtêin có cấu trúc như thế nào, ta sẽ lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý:
- Đơn phân của prôtêin (axit amin) có cấu tạo như thế nào?
- Các đơn phân liên kết với nhau như thế nào?
5


- Chuỗi các axit amin sẽ tiếp tục biến đổi thế nào để tạo được cấu trúc bậc
2, bậc 3, bậc 4?
- Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin có vai trò như thế nào?
* Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn quan sát
Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều
hiện tượng đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu một hiện tượng trong đó,
giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta thường
dùng câu hỏi để hướng dẫn.
* Sử dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy
Trong tổ chức hoạt động học tập, ngoài việc hướng tới mục tiêu tri thức,
đồng thời phải hướng tới mục tiêu quan trọng nữa là phát triển tư duy. Trong các
kĩ năng tư duy, trước hết phải sử dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng so sánh,
phân tích, tổng hợp

* Sử dụng câu hỏi để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập
Để học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự
kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và hoạt động học. Do vậy
cần xác định mục tiêu dạy học cụ thể, để từ mục tiêu cụ thể mà sử dụng câu hỏi
phù hợp để học sinh tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vững kiến
thức, kĩ năng và phát triển năng lực nhận thức. Để giúp học sinh tự kiểm tra tốt
nhất là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, dạng nhiều lựa chọn.
Để học sinh tự kiểm tra kiến thức bài 4 (Sinh học 10 Cơ bản), ta có thể sử
dụng bài tập sau:
Hãy ghép số thứ tự các câu đánh số từ I đến IV với các câu đánh số từ 1
đến 10 cho phù hợp:
1. Saccarozơ
I. Đường đơn
2. Glicôgen
II. Đường đa
3. Kitin
4. Xenlulozơ
III. Lipit
5. Lactozơ
6. Galactozơ
IV. Đường đôi
7. Glucozơ
8. Photpholipit
9. Stêrôit
10. Dầu
c. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi
Để thiết kế được câu hỏi đảm bảo các yêu cầu sư phạm, để sử dụng trong
quá trình dạy học cần thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất, phải xác định rõ và đúng của việc hỏi.
Mục tiêu hỏi được hiểu là mục tiêu của việc hỏi, nghĩa là muốn người học

phải trả lời ở mức độ nào về kiến thức, tư duy, kĩ năng. Như vậy, giáo viên phải
nắm vững mục tiêu bài dạy, nội dung bài dạy, biện pháp tổ chức thực hiện bài
dạy và năng lực của học sinh.
- Thứ hai: liệt kê và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp
với trình độ các hoạt động học tập.
- Thứ ba: diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi.
6


Mỗi câu hỏi cần diễn đạt rõ điều đã biết và điều cần tìm. Điều đã biết và
điều cần tìm có quan hệ với nhau; điều đã biết là cơ sở để suy ra điều cần tìm,
hay điều cần tìm là hệ quả của điều đã biết.
Điều đã biết thường là những thông tin được nêu trong sách giáo khoa hay
những kiến thức vừa thu nhận trước đó; điều đã biết có thể được thể hiện qua
kênh chữ hay kênh hình.
Điều cần tìm thường là mối quan hệ giữa các hiện tượng, hay đặc điểm
bản chất, hay xác định giá trị hay kĩ năng ứng dụng, hay phương pháp luận, hay
nguyên nhân giải thích.
- Thứ tư: Thử xác định những nội dung cần trả lời, tìm nội dung trả lời để
xác định câu hỏi này có tìm được đáp số hay không, đáp số này có phù hợp với
trình độ hay không. Qua việc tìm ý trả lời mà xác định việc diễn đạt câu hỏi đã
phù hợp hay chưa, nếu chưa phù hợp cần sửa lại thế nào.
- Thứ năm: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi để đưa
vào sử dụng.
Ví dụ minh hoạ:
Khi thiết kế câu hỏi, bài tập để dạy mục I.2: "Pha tối" trang 41 (SGK Sinh
học 11 Cơ bản) ta tiến hành như sau:
1) Mục tiêu của việc xây dựng câu hỏi là:
+ Hiểu được đặc điểm của pha tối là pha khử CO2 ở thực vật C3.
+ Hình thành năng lực thu thập xử lí thông tin từ SGK - một năng lực tự

học cần được hình thành qua việc dạy học sinh trả lời câu hỏi.
2) Liệt kê những điều cần hỏi và những điều đã biết.
+ Điều đã biết: Chu trình Canvin, đặc điểm các giai đoạn của chu trình.
+ Điều cần hỏi:
- Hợp chất tham gia đồng hoá CO2.
- Sản phẩm đầu tiên khi khử CO2.
- Các giai đoạn của pha tối.
- Giải thích tên gọi của chu trình
- Ý nghĩa của chu trình.
3) Diễn đạt điều cần hỏi bằng câu hỏi: Quan sát hình 9.2, SGK trang 41 và
cho biết:
+ Hợp chất tham gia đồng hoá CO2 là chất nào?
+ Sản phẩm đầu tiên khi khử CO2 là gì? Có bao nhiêu cacbon trong phân tử?
+ Pha tối có những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của mỗi giai đoạn.
+ Tại sao lại có tên là thực vật C3? Chu trình C3 có ý nghĩa gì?
4) Xác định các nội dung cần trả lời cho từng câu hỏi:
+ Hợp chất tham gia đồng hoá CO2 là ribulôzơ -1,5-diphotphat.
+ Hợp chất ribulôzơ -1,5- điphotphat (có 5C) kết hợp với CO 2 tạo 2 phân
tử APG có 3C.
+ Chu trình Canvin có 3 giai đoạn:
- Cố định CO2 tạo APG.
- Khử APG thành AlPG. Cuối giai đoạn có phân tử AlPG tách khỏi chu
trình tạo glucôzơ.
- Tái sinh chất nhận ban đầu là ribulôzơ -1,5- điphotphat.
7


+ Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C 3 là một hợp chất có 3 cacbon
(do đó chu trình này có tên là chu trình C 3). Nhóm thực vật cố định CO 2 theo
con đường C3 (chu trình Canvin) gọi là thực vật C3.

+ Ý nghĩa của chu trình C3:
- Chu trình C3 là chu trình quang hợp cơ bản nhất của thế giới thực vật,
xảy ra trong tất cả thực vật.
- Chu trình C3 tạo nên nhiều sản phẩm sơ cấp đó là hợp chất C 3, C5, C6...
là nguyên liệu để tổng hợp nên các sản phẩm quan trọng như đường, tinh bột,
protein, lipit.
5) Chỉnh sửa lại câu hỏi và ý trả lời:
Xem lại câu hỏi và câu trả lời, chỉnh sửa lại nội dung cách diễn đạt cho
phù hợp mục tiêu (nếu cần).
d. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi.
1) Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức.
2) Phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
3) Phản ánh được tính hệ thống.
4) Phù hợp với trình độ đối tượng học sinh.
Tóm lại việc xây dựng các câu hỏi phải dựa trên các nguyên tắc trên. Tuy
nhiên không phải câu hỏi nào được xây dựng cũng phải tuân thủ đầy đủ các
nguyên tắc trên mà tuỳ thuộc vào nội dung kiến thức của từng bài học.
5) Yêu cầu sư phạm của câu hỏi Sinh học
Câu hỏi phải là công cụ, phương tiện trong dạy học. Câu hỏi phải là
phương tiện để hướng dẫn phương pháp học, hướng dẫn nội dung học, cũng như
nội dung kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập.
Câu hỏi phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới
dạng thông báo, phổ biến kiến thức thành dạng nêu ra vấn đề học tập.
Ví dụ: Khi học mục I, bài 5, Sinh học 10, Nâng cao, ta có thể mã hoá nội
dung thông báo trong mục I, bằng bài tập sau:
Qua nghiên cứu, người ta đã xác định được động vật có những đặc điểm trái ngược
với thực vật như ở bảng sau:

Đặc điểm
Thành tế bào

Kiểu dinh dưỡng
Khả năng cảm ứng
Khả năng di chuyển

Thực vật
Thành Xenlulozơ
Tự dưỡng
Chậm
Không

Động vật

Hãy xác định và điền các đặc điểm của động vật vào ô trống ở bẳng trên
- Câu hỏi, bài tập cần được diễn đạt gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng
được hướng trả lời.
Ví dụ: Từ hình 2.1 và 2.2, em thấy việc phân chia sinh giới có điểm nào
giống nhau? Những điểm nào khác nhau?
Trong câu hỏi này chứa đựng điều đã biết là các thông tin chứa trong hình
2.1, 2.2 số từ ít nên câu ngắn, nhưng rõ ý muốn hỏi, đó là những điểm nào khác
nhau và những điểm giống nhau. Hướng trả lời là sự khác nhau, giống nhau thể
hiện ở hình 2.1, 2.2.
8


Nếu hỏi: Hệ thống 5 giới sinh vật và hệ thống 3 nhánh sinh vật có những
điểm nào giống, khác nhau? Tuy câu gọn, rõ ý muốn hỏi, nhưng định hướng trả
lời chưa rõ về mức độ, nghĩa là chưa rõ yêu cầu nêu chi tiết đến mức nào.
Do đó câu hỏi càng nêu rõ căn cứ để trả lời và yêu cầu mức độ cần trả lời
được thì người trả lời có cơ hội tìm được câu giải đáp tốt.
- Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi.

- Trong một mục hay một bài thường chứa đựng nhiều nội dung, người
xây dựng hay sử dụng câu hỏi cần phân tích thật rõ ràng mục tiêu của nội dung
dạy, xác định được câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi rút ra kết luận, kết luận thế nào từ đó
mới tìm cách diễn đạt ý muốn hỏi bằng câu hỏi.
Ví dụ: dạy mục “I - Các cấp tổ chức sống” của bài 1, Sinh học 10, Cơ bản.
Khi xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, trước hết người dạy phải
xác định được: Vấn đề cần hỏi ở đây là cái gì? Và hỏi câu hỏi đó để làm gì?
Vấn đề cần hỏi ở mục I là:
+ Về mặt cấu trúc, sự sống được chia thành các mức độ như thế nào? Câu
hỏi này nhằm giúp học sinh rèn luyện năng lực xác định được nội dung quan
trọng qua tự đọc sách, đồng thời về tri thức là nhớ được các cấp độ tổ chức sống
mà các nhà khoa học đã phân chia.
+ Câu hỏi quan trọng hơn là: Mỗi cấp độ tổ chức sống có đặc điểm đặc
trưng như thế nào? Dựa vào cơ sở nào mà chia các cấp độ như vậy? Hiểu được
các cấp tổ chức sống có giá trị gì?
Ba câu hỏi sau mới là điều cơ bản, vì đó là nội dung cốt lõi, nội dung bản
chất, nếu liệt kê được đủ các cấp độ tổ chức sống mới là nêu được dấu hiệu bề
ngoài. Trả lời được 3 câu hỏi sau mới là hiểu bản chất, phát triển tư duy.
Phân tích như trên ta sẽ xác định được 4 câu hỏi có yêu cầu từ thấp đến cao:
Câu 1: Cấu trúc của sự sống được chia thành các cấp độ nào? Đây là câu
hỏi dẫn dắt.
Câu 2: Mỗi cấp độ tổ chức sống có đặc điểm đặc trưng như thế nào? Đây
là câu hỏi khai thác dấu hiệu bản chất.
Câu 3: Dựa vào cơ sở nào phân chia cấp độ tổ chức sống như vậy? Cũng
là câu hỏi khai thác dấu hiệu bản chất.
Câu 4: Hiểu được các cấp độ tổ chức sống có giá trị gì? Đây là câu hỏi
nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực nhận xét, đánh giá kiến thức.
Bốn câu hỏi nêu trên là những câu hỏi hướng vào cái cần hỏi. Nếu đặt câu
hỏi loại như: Phân tử vô cơ là gì? Tế bào là thế nào?... thì đó là những câu hỏi
chưa hướng vào vấn đề cần hỏi của mục I, ở bài 1.

- Câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy
Câu hỏi nêu ra phải có cấu trúc thế nào để học sinh trả lời cần có sự lựa
chọn hoặc phân tích, hoặc tổng hợp, hoặc so sánh những thông tin đã có trong
tài liệu đang nghiên cứu để trả lời. Không nên nêu câu hỏi mà học sinh trả lời
một cách ngẫu nhiên như có hay không, đúng hay sai. Chẳng hạn như: Vật chất
sống có được chia thành các cấp độ tổ chức khác nhau không?
Trong trường hợp câu hỏi mà yêu cầu trả lời cần nêu có hoặc không, đây
mới là sự dẫn dắt, chưa phải nội dung cần khám phá, do đó tiếp sau phải có vế
thứ hai là: Tại sao? Trả lời vế này mới đi vào bản chất và mới là cái cần hỏi.
9


e. Sơ đồ quy trình bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi.
Bồi dưỡng cho giáo viên cơ sở lí luận về bản
Bước 1:
chất và nguyên tắc xây dựng câu hỏi
Bước 2:

Phân tích nội dung tài liệu giáo khoa

Bước 3:

Xác định mục tiêu bài dạy

Bước 4:

Tìm các khả năng có thể đặt câu hỏi

Bước 5:


Xác định các tài liệu phụ trợ cho sách giáo khoa

Bước 6:

Diễn đạt các khả năng đó thành câu hỏi

Bước 7:

Sắp xếp các câu hỏi thành hệ thống logic

Bước 8:

Xây dựng câu hỏi để soạn bài dạy

Bước 9:

Tổ chức bài giảng trên lớp

g. Ví dụ minh họa
BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT (Sinh học 11 Cơ bản)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
a. Kiến thức chung
Sau khi học xong bài này, học sinh cần:
- Nêu được khái niệm quang hợp.
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo (đặc điểm về hình thái, giải phẫu) của lá thích
nghi với chức năng quang hợp.
- Liệt kê được các sắc tố quang hợp, nơi phân bố trong lá và nêu chức
năng chủ yếu của các sắc tố quang hợp.

b. Kiến thức trọng tâm
- Vai trò của quang hợp.
- Đặc điểm hình thái và giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang
hợp.
10


2. Kĩ năng:
- Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, xử lí thông tin.
- Tư duy so sánh, khái quát hoá kiến thức.
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ, phát triển cơ quan quang hợp góp phần bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp: Quan sát trực quan, vấn đáp tìm tòi, nghiên cứu SGK.
III. Phương tiện dạy học:
Hình 8.1. Sơ đồ quang hợp ở cây xanh, hình 8.2. Cấu tạo của lá cây, hình
8.3. Cấu tạo của lục lạp.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ồn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra báo cáo thực hành của học sinh.
3. Bài mới:
* Mở bài:
Giáo viên (GV) đưa câu hỏi nêu vấn đề : về khía cạnh dinh dưỡng, cây
xanh khác với động vật nói chung và con người nói riêng ở điểm cơ bản nào?
Tại sao? Học sinh (...)
* Nội dung:
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
1. Quang hợp là gì? (GV Sử dụng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn quan
sát) Quan sát hình dưới đây và cho biết:


- Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây, tại sao?
(Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá xanh vì lá xanh là cơ quan chuyên trách
quang hợp. Ngoài ra, các phần có màu xanh khác của cây như vỏ thân, đài hoa,
quả xanh cũng thực hiện quang hợp)
- Điều kiện cần thiết để quang hợp xảy ra là gì?
(diệp lục, ánh sáng, nước từ rễ lên, khí CO2 từ khí quyển vào lá)
- Sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hợp là gì?
(C6H12O6 cùng dẫn suất của nó là tinh bột, đường saccarozơ)
Tiếp theo GV nêu câu hỏi rèn luyện kĩ năng tổng hợp để học sinh trình
bày khái niệm về quang hợp:
- Từ các đặc điểm vừa nhận xét em hãy cho biết quang hợp là gì?
(Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời
đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng ôxi từ khí
cacbonic và nước).
11


- Dựa vào khái niệm quang hợp kết hợp với hình 8.1 SGK, phương trình
tổng quát quá trình quang hợp được viết như thế nào?
(6CO2 + 12H2O

Ánh sáng
Hệ sắc tố

C6H12O6 + 6O2 + 6H2O)

GV nêu vấn đề: Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Hãy giải thích?
2. Vai trò của quang hợp
- Tại sao nói quang hợp là quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất đều phụ

thuộc vào nó? (Em hãy cho biết vai trò của quang hợp)
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật,
là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người.
- Quang năng đã được chuyển hoá thành hoá năng trong các liên kết hoá
học của sản phẩm quang hợp. Đây là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống
của sinh giới.
- Quang hợp điều hoà không khí.
Nếu con người chặt phá rừng bừa bãi thì sẽ gây ra những hậu quả gì? Từ
đó giáo dục ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng hợp lý tránh nguy
cơ cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi sinh
GV dẫn dắt: Lá có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng quang hợp?
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP
Bộ máy quang hợp được tổ chức như thế nào mà thích hợp với việc hấp
thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học dự
trữ trong các hợp chất hữu cơ?
Để trả lời được ý trả lời cho câu hỏi trên, nên có những câu hỏi gợi ý như
sau: Bộ máy quang hợp ở cấp cơ quan, bào quan, cấp phân tử là gì? Mỗi cấp có
cấu trúc thế nào phù hợp với hoạt động quang hợp?
(Cấp cơ quan là lá mỏng hướng về phía ánh sáng, cấp bào quan là lục lạp,
chất nền có nhiều loại enzim, electron; cấp phân tử có nhiều loại sắc tố: diệp lục
và carotenôit)
1. Hình thái giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Quan sát hình dưới đây cho biết đặc điểm bên ngoài của lá thích nghi với
chức năng quang hợp như thế nào?

12


- Phiến lá mỏng: thuận lợi cho khỉ khuếch tán vào ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí C0 2 khuếch tán

vào bên trong lá đến lục lạp.
- Cách sắp xếp của lá trên thân.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp
GV hướng sự chú ý của học sinh vào sự phù hợp giữa cấu trúc và chức
năng của lục lạp.

GV nêu yêu cầu: Quan sát hình trên và dựa vào kiến thức về lục lạp trong
Sinh học 10, hãy nêu những đặc điểm cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức
năng quang hợp?
- Màng tilacôit: Là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản
ứng sáng.
- Xoang tilacôit: là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá
trình tổng hợp ATP trong quang hợp.
- Chất nền (strôma) của lục lạp là nơi diễn ra các phản ứng của pha tối
quang hợp.
3. Hệ sắc tố quang hợp
GV nêu câu hỏi mã hóa được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới
dạng thông báo
- Nghiên cứu mục II.3 SGK, em hãy nêu các loại sắc tố của cây và vai trò
của chúng trong quang hợp?
+ Các loại sắc tố
* Diệp lục: Diệp lục a và diệp lục b
* Carôtenôit: Caroten và Xantophyl
+ Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng
lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Sau đó,
quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong ATP và NADPH.
Ngoài ra, carotenoit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào
khỏi bị nắng cháy khi ở cường độ ánh sáng quá cao.
- Sắc tố nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
(Trong các sắc tố quang hợp chỉ có diệp lục a (P700 và P680) nằm trong

trung tâm phản ứng quang hợp mới trực tiếp tham gia vào sự chuyển hoá năng
lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành hoá năng trong phân tử ATP và
NADPH. Các sắc tố khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng
hấp thụ được cho các phân tử diệp lục a).
13


- Quá trình truyền năng lượng cho các nhóm sắc tố được thực hiện như thế
nào? Caroteoit  Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Cuối bài: GV nêu những câu hỏi có tác dụng kỉch thỉch tư duy, học sinh
muốn trả lời được cần có sự phân tỉch, tổng hợp các thong tin đã có trong bài.
Vì sao lá có màu lục (xanh)?

Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục. Các tia sáng màu lục
không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có
màu lục.

Những cây lá có màu đỏ như rau dền đỏ, huyết dụ,... thì có quang hợp
không? Tại sao? (Những cây lá có màu đỏ vẫn có sắc tố màu lục nhưng bị che
khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào. Do vậy, những cây này vẫn quang
hợp bình thường nhưng cường độ quang hợp thường không cao).
- Vì sao thực vật thuỷ sinh lại có nhiều màu sắc?
(Trong điều kiện tự nhiên chỉ trong môi trường nước thành phần quang
phổ mới thay đổi mạnh. Thực vật ở độ sâu khác nhau chịu tác dụng của thành
phần quang phổ khác nhau, trong khi thực vật ở cạn không có sự khác nhau về
lượng ánh sáng).
14


4. Củng cố:

- Mô tả sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của lá?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK trang 39
- Đọc thêm: “Em có biết”.
- Đọc trước bài 9 sgk.
V. Rút kinh nghiệm
4.4. Kiểm chứng - so sánh
Từ khi thực hiện chuyên đề vào giảng dạy chương trình sinh học trung
học phổ thông, tuy thời gian khá ngắn ngủi nhưng tôi thấy chuyên đề rất có ích
với học sinh kết quả kiểm tra chất lượng học sinh nắm kiến thức rất cao.
Cụ thể, tôi tiến hành kiểm tra với đề giống nhau cùng một thời điểm với các
lớp 11K (lớp thực nghiệm) được giảng dạy theo chuyên đề trong quá trình dạy, 11E
không được giảng dạy theo chuyên đề trong quá trình dạy, kết quả như sau:
a. Lớp đối chứng
Số học sinh đạt khá, tốt là 60%, trung bình là 38% còn lại dưới trung bình
là 2%.
Ở lớp 11E học sinh chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, không khí học tập
trầm, học sinh thụ động chiếm lĩnh kiến thức theo giáo viên.
b. Lớp thực nghiệm
Số học sinh đạt khá, tốt là 80%, trung bình là 20%
Ở lớp 11K không khí học tập sôi nổi, học sinh luôn tích cực chủ động
tham gia các hoạt động học, hăng hái phát biểu xây dựng bài và luôn có nhu cầu
tìm tòi cái mới, từ đó học sinh chủ động chiếm lĩnh được kiến thức cơ bản.
Qua kết quả so sánh như vậy ta thấy: Khi áp dụng chuyên đề để giảng dạy
đã nâng cao được chất lượng, phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động của
học sinh.
4.5. Kết quả
- Từ việc kiểm chứng so sánh tôi nhận thấy những học sinh được học theo
chuyên đề có kết quả tốt hơn hẳn biểu hiện ở số học sinh khá, tốt tăng lên, số
học sinh dưới trung bình giảm rõ rệt.

- Mặt khác, khi giáo viên có được kĩ năng xây dựng câu hỏi theo mục tiêu
cụ thể tạo được cho học sinh lối tư duy nhanh nhạy mà chặt chẽ và tiếp thu kiến
thức sinh học rất hiệu quả.
- Học sinh được rèn luyện kiến thức, kĩ năng qua những câu hỏi ở các
mức độ khác nhau thì học sinh trong một lớp sẽ lần lượt trả lời theo năng lực của
mình, giáo viên bao quát được học sinh và đánh giá được hiệu quả giờ học từ đó
khơi gợi ở học sinh hứng thú với môn Sinh học.
- Qua trao đổi, quan sát sư phạm, phân tích nội dung bài kiểm tra tôi thấy
đa số học sinh chú ý đến các phương tiện trực quan sử dụng trong dạy học
nhưng các em chưa có kĩ năng quan sát các phương tiện trực quan. Các câu hỏi
xây dựng cũng góp phần nào vào việc định hướng quan sát cho học sinh.
- Qua những kết quả thử nghiệm và quan sát sư phạm tôi thấy rằng: các
câu hỏi hướng dẫn giảng dạy sinh học đã thể hiện nhiều dấu hiệu về triển vọng
của việc sử dụng câu hỏi trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
15


4.6. Bài học kinh nghiệm
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân tôi trong một số năm học tập,
nghiên cứu và giảng dạy tôi đưa ra để quý thầy cô tham khảo trong dạy học Sinh
học sách giáo khoa đổi mới tốt hơn.
Để vận dụng được chuyên đề tôi đã trình bày ở trên thành công cần lưu ý
các vấn đề sau:
- Người thầy phải nắm chắc kiến thức chuyên môn cần truyền đạt để có
thể sử dụng các câu hỏi vào bài giảng.
- Nhận dạng được các dạng câu hỏi.
- Khi dùng chuyên đề này giảng dạy cũng phải tuỳ thuộc vào đối tượng
học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để nâng dần mức độ khó, phức tạp của
câu hỏi.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

- Từ kinh nghiệm của bản thân trong sinh hoạt chuyên môn của tổ tôi đã
mạnh dạn trao đổi cùng các đồng nghiệp và được các đồng nghiệp đóng góp,
chỉnh sửa, sau đó được cả tổ vận dụng trong giảng dạy trên lớp trong năm học
này đã thu được kết quả tương đối tốt. Cụ thể năm học 2018 - 2019 kết quả
trung bình cả năm môn sinh học của trường THPT Hà Trung đạt 3,1% loại giỏi,
72,6% loại Khá, 24,3% loại trung bình, không có loại yếu, kém. Trong thực tiễn
dạy học, câu hỏi được thiết kế đảm bảo yêu cầu sư phạm theo mục tiêu bài học
thì việc học không chỉ còn là việc ghi nhớ để trình bày lại mà còn phải sử dụng
được kiến thức đã biết để tìm tòi, khám phá ra những kiến thức, kĩ năng mới
theo định hướng của giáo viên. Kết quả của việc trả lời, việc giải bài tập là nắm
vững kiến thức, đồng thời nắm vững phương pháp học, tư duy phát triển, tạo
được cách học tập tích cực, tự lực.
- Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy phương pháp này cũng có một số
nhược điểm
+ Nếu giáo viên thiếu kiến thức hay thiếu kỹ năng có thể cản trở hoạt
động học của lớp, làm cho học sinh trở nên thụ động.
+ Nếu học sinh thụ động, lớp học trầm thì chất lượng giờ dạy sẽ kém
hiệu quả.
- Vì vậy khi áp dụng phương pháp này muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi
người giáo viên phải chuẩn bị tốt các bước sau:
+ Chuẩn bị tốt kế hoạch bài giảng.
+ Định hướng, gợi mở khéo léo để học sinh để học sinh tư duy, phát hiện
kiến thức và phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập.
+ Chuẩn bị kênh hình rõ ràng, khai thác triệt để để phục vụ tốt giờ dạy.
- Trong chuyên đề này, chủ yếu chỉ tập trung vào việc bồi dưỡng kĩ năng
xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, nghĩa là sử dụng câu hỏi để
hướng dẫn học sinh hoạt động khám phá kiến thức và kĩ năng mới, nên không đi
sâu vào việc sử dụng câu hỏi để củng cố, hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức
cũng như để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Để góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, nhằm nâng cao

hiệu quả trong dạy học sinh học.
16


Mặc dù tôi có rất nhiều cố gắng, song chắc nội dung trình bày ở trên còn
có những thiếu sót. Mong được nhiều ý kiến bổ sung, đóng góp của các đồng
nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm
2019
CAM KẾT KHÔNG COPY
Người thực hiện

Nguyễn Văn Dũng

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10 Cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Phạm Xuân Lập,
Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty - NXBGD - Năm 2008.
2. Sách giáo khoa sinh học 10 Nâng cao - Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn
Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng - NXBGD Năm 2008.
3. Sách giáo khoa sinh học 11 Cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn,
Nguyễn Như Khanh - NXBGD - Năm 2008.
4. Sách giáo khoa sinh học 11 Nâng cao - Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn
Như Hiền, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh - NXBGD - Năm 2008.

5. Sách giáo viên sinh học 10 Cơ bản - Nguyễn Thành Đạt, Phạm Xuân Lập,
Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty - NXBGD - Năm 2008..
6. Sách giáo viên sinh học 10 Nâng cao - Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như
Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng - NXBGD - Năm 2008.
7. Sách giáo viên 11 Cơ bản- Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như
Khanh - NXBGD - Năm 2008.
8. Sách giáo viên 11 Nâng cao - Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền,
Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh - NXBGD - Năm 2008.
9. Câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học (Lê Phước Lộc - Đại học Cần Thơ).
10. Sổ tay phương pháp dạy học và đánh giá (Trường đại học Nha Trang, Chủ
biên: TS. Lê Văn Hảo)

18



×