Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN nhằm góp phần nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn sinh học ở trường THPT lê lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang

Mục lục
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm Sinh học
2. Thí nghiệm sinh học
2.1. Thí nghiệm sinh học là gì?
2.2. Phân loại thí nghiệm sinh học
2.3. Yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm sinh học
2.4. Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong tiết thực hành, thí
nghiệm
3. Phương pháp thực hành thí nghiệm
3.1. Bản chất
3.2. Vai trò
3.3. Yêu cầu
Chương II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƯỜNG
THPT
1.Thực trạng về cơ sở vật chất
2. Thực trạng dạy học thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THPT
Chương III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. THUYẾT MINH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1


3
3
4
4
4
5
5
5
5
5
5
6

1. THIẾT KẾ GIÁO ÁN

9

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC

9

1. Kiến thức
2. Kĩ năng
3. Thái độ

9
9
10

4. Các năng lực cần hướng tới


10

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

11

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

11

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

11

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ở nhà

11

2. Hoạt động dạy học

12
1

6
6
6
6
6
7

7
7
9
9
9


Chương IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Kết quả thực nghiệm
1.1. Xử lí số liệu bằng thống kê toán học
1.2. Đánh giá kết quả
2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài
2.1. Tới các cấp quản lí
2.2. Tới giáo viên
2.3. Tới học sinh
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
a. Với các cấp quản lí
b. Với giáo viên bộ môn Sinh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16
16
16
16
17
17
17
17

18
18
18
18
18
19

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ
ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

20

Phụ lục 1: Phiếu học tập
Phụ lục 2: Một số hình ảnh hoạt động học tập

21
22

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
"Giáo dục là quốc sách hàng đầu'' - đó là phương châm của Đảng và Nhà
nước ta. Giáo dục nước ta luôn được cải cách để nâng cao chất lượng toàn diện. Và
trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề them chốt, đã và đang đạt được
nhiều bước tiến mới.
Dạy học thực nghiệm được xem là một trong những phương pháp dạy học
tích cực mang tính thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp thực nghiệm đang

được áp dụng rộng rãi ở các nước trong khu vực và trên thế giới, với phương châm
"học đi đôi với hành”, “lí luận gắn liền với thực tiễn", “lí thuyết không xa dời thực
tiễn”. Đây là phương pháp giúp học sinh có thể trực tiếp khám phá, tự mình tìm ra
bản chất và giải thích các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh dựa trên những
hiểu biết của mình. Thực hành giúp học sinh khám phá sự vật hiện tượng cụ thể,
thực tế gắn với các kiến thức đã học.Từ đó các em hiểu rõ bản chất kiến thức đã
học và có thể ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống.
Nhiều trường Trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang gặp rất nhiều
khó khăn trong việc dạy học các tiết dạy thực hành ở tất cả các môn. Nguyên nhân
là do ở một vài bài thực hành, các nguyên liệu thí nghiệm còn hạn chế, không phù
hợp với từng địa phương, từng vùng miền, từng thời điểm thí nghiệm; các mẫu vật,
dụng cụ và hóa chất chưa đáp ứng đủ cho các bài thực hành; cách thức tiến hành
thí nghiệm phức tạp, không đảm bảo thời lượng cho một tiết học, có những bài học
có quá nhiều thí nghiệm.
Sinh học là một trong những môn khoa học tự nhiên thực nghiệm. Dạy học
thực hành trong môn Sinh học là một tất yếu đang được quan tâm. Kiến thức sinh
học rất đa dạng và phong phú, để tìm hiểu rõ bản chất của kiến thức đòi hỏi phải
tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau.
Qua kinh nghiệm dạy học, tôi thấy, hầu hết học sinh đều rất thích làm thực
hành, kể cả những nội dung phải giao việc về nhà trước hoặc sau tiết thực hành.
Trong tiết học đó các em không phải “nhồi nhét” kiến thức mà vẫn tự mình chiếm
lĩnh tri thức, mang lại hiệu quả học tập cao.
Tuy nhiên, hiện nay, tại các trường THPT nhiều học sinh có xu hướng chọn
môn học hướng về các tổ hợp môn thuộc các khối A, A1, D… nhiều hơn, ít em
chọn tổ hợp môn thi có môn Sinh học. Do đó, các em ít chú ý đến môn không theo
tổ hợp xét tuyển Đại học, Cao đẳng của mình, vì các em quan niệm “Thi gì, học
nấy”. Chính điều này đã làm giảm hứng thú học tập của các em ở các tiết học
thuộc các môn không xét tuyển, trong đó có môn Sinh học. Thái độ học tập của
học sinh cũng làm giảm hứng thú của giáo viên khi lên lớp. Cũng vì vậy, nhiều
người không muốn cho học sinh lên phòng thực hành để thực hiện các bài thực

hành trong phân phối chương trình vì nhiều lí do khác nhau. Tiết thực hành trở
thành tiết “nghỉ ngơi”, học sinh càng giảm hứng thú học tập bộ môn.
Từ những trải nghiệm thực tế qua nhiều năm dạy học và kết quả đạt được
trong công tác dạy học THPT, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phương pháp dạy học
3


thực nghiệm bài “Thực hành: Lên men etilic và lactic” nhằm góp phần nâng
cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Sinh học ở trường THPT Lê Lợi”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học thực hành Sinh học
ở trường THPT, từ đó đề xuất một số phương pháp dạy học có hiệu quả khi dạy bài
24 “Thực hành: Lên men etilic và lactic” – sách giáo khoa Sinh học 10 Cơ bản.
- Sử dụng các phương pháp thực hành thí nghiệm để thiết kế tiến trình dạy
học bài thực hành theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh nhằm nâng cao
hứng thú và hiệu quả học tập bộ môn Sinh học tại trường THPT.
- Đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua khả năng nhận thức của học sinh
và hiệu quả của các phương án thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Bài Thực hành: Lên men etilic và lactic - chương trình Sinh học
10 Cơ bản.
- Khách thể: Học sinh lớp 10A6, 10A11 Khóa học 2018 - 2021 Trường
THPT Lê Lợi.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu Bài Thực hành: Lên men etilic và lactic - chương
trình Sinh học 10 Cơ bản.
- Nghiên cứu và đổi mới một số phương pháp, đối tượng, dụng cụ thí
nghiệm và các phương án thực hành cho phù hợp với thực tiễn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
Thu thập, nghiên cứu và hệ thống lại các tài liệu có liên quan đến đề tài để
làm cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực hành bài thực hành thuộc chương trình Sinh học 10 theo
những cách khác nhau.
- Khảo sát tính khả thi của các thí nghiệm thực hành.
3. Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả, thống kê xử lí số liệu
Xử dụng công thức toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được nhằm đánh
giá kết quả thực nghiệm.
4. Phương pháp viết báo cáo khoa học.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm Sinh học.
Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng
Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).[1]
Sinh học là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá
thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những
đặc điểm và tập tính của sinh vật, ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi
trường sống, cách thức các cá thể và loài tồn tại ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và
phân bổ của chúng [1].
Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên
những nguyên lý riêng. Có 4 nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lý
thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội môi. Các môn học này có mối
quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ, phạm vi khác
nhau. Sinh học là khoa học thực nghiệm, để lĩnh hội các kiến thức Sinh học, cần

thực hành, thí nghiệm.[1]
2. Thí nghiệm sinh học.
2.1. Thí nghiệm sinh học là gì?
Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh
học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống.[2]
- Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất
phát của quá trình nhận thức. Thí nghiệm sinh học là một trong những phương
pháp trong nhóm trực quan và thực hành, là phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng
trong dạy học Sinh học.[2]
- Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết với thực tiễn.
Vì vậy, thí nghiệm là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng,
kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật:
+ Kĩ năng sử dụng và bảo quản các dụng cụ thí nghiệm.[2]
+ Kĩ năng tiến hành thí nghiệm: xử lí mẫu vật, sử dụng hóa chất và dụng cụ,
quan sát, so sánh, ...[2]
+ Kĩ năng phân tích, so sánh các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.[2]
+ Kĩ năng sử dụng các phương pháp thống kê, xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra
kết luận.[2]
- Thí nghiệm sinh học giúp học sinh tìm hiểu bản chất của các hiện tượng
hay quá trình sinh học.[2]
- Thí nghiệm sinh học có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động nhận thức
của học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau như thông báo,
tái hiện, tìm tòi, nghiên cứu...[2]
2.2. Phân loại thí nghiệm sinh học [5]
a. Căn cứ vào mục đích sử dụng thí nghiệm, thí nghiệm được phân thành 3 loại:
- Thí nghiệm chứng minh: có vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên.
- Thí nghiệm nghiên cứu: có vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho học sinh.

5



- Thí nghiệm thực hành: có vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
cho học sinh.[5]
b. Căn cứ vào chủ thể tiến hành thí nghiệm, thí nghiệm được phân thành 2 loại:
- Thí nghiệm do thầy cô và phụ tá thí nghiệm thực hiện.
- Thí nghiệm do họ sinh thực hiện.[5]
c. Căn cứ vào thời gian, địa điểm tiến hành, thí nghiệm được chia thành 2 loại:
- Thí nghiệm được chuẩn bị sẵn ở nhà.
- Thí nghiệm được tiến hành trong tiết thực hành trên lớp.[5]
2.3. Yêu cầu khi tiến hành thí nghiệm sinh học [5]
- Trước khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải chỉ rõ mục đích thí nghiệm,
vai trò của các dụng cụ, hóa chất và mẫu vật thí nghiệm.
- Thí nghiệm thực hành phải đơn giản, phù hợp với điều kiện ở trường, địa
phương, dễ tiến hành, vừa sức với học sinh.
- Thời gian thí nghiệm phải hợp lí, hạn chế kéo dài thí nghiệm quá thời
lượng cho phép của một tiết học.
- Số học sinh tham gia vào nhóm thực hành phù hợp với từng bài thực hành.
- Sau khi tiến hành thí nghiệm phải tổ chức cho học sinh thảo luận dựa trên
kết quả quan sát và trả lời các câu hỏi đã nêu ra từ trước.
- Những kết luận của học sinh phải được giáo viên bổ sung và hoàn thiện.[5]
2.4. Vai trò, vị trí của giáo viên và học sinh trong tiết thực hành, thí nghiệm
- Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động, giúp học
sinh tự tìm ra kết luận và ghi nhớ. Giáo viên chỉ là người cố vấn, theo dõi, giám sát
các hoạt động học của học sinh.
- Học sinh ở vị trí người nghiên cứu, sau khi nhận biết được mục tiêu của
tiết thực hành, học sinh hoạt động nhóm để tiến hành thực hành thí nghiệm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, chủ động hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
3. Phương pháp thực hành thí nghiệm
3.1. Bản chất
Thí nghiệm thực hành do học sinh tự tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên

hoặc do giáo viên tiến hành để học sinh quan sát để hình thành kiến thức mới hoặc
củng cố hoàn thiện tri thức, rèn luyện kĩ năng.[5]
3.2. Vai trò
- Thực hành cho phép học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cần được
nghiên cứu nên có tác dụng giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức.
- Trong khi tiến hành thực hành, học sinh phải trực tiếp tác động vào đối
tượng, chủ động thay đổi các điều kiện thí nghiệm,... Vì vậy, ngoài tác dụng về mặt
trí dục, thực hành còn có tác dụng rèn luyện một số kĩ năng như: kĩ năng lắp ráp
dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng thao tác thực hành trên đối tượng nghiên cứu.[5]
3.3. Yêu cầu
- Để thực hành thu được kết quả tốt, giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu
cầu, hướng dẫn cách thức tiến hành, theo dõi, thu thập số liệu, phân tích kết quả.
- Yêu cầu học sinh viết bài tường trình về bài thực hành để đánh giá mức độ
lĩnh hội tri thức của các em.
6


Chương II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH Ở TRƯỜNG THPT
1. Thực trạng về cơ sở vật chất
Những năm gần đây, thiết bị dạy học đã và đang được quan tâm hơn đáp ứng
nhu cầu dạy học ở các trường THPT. Tuy vậy, thực trạng thiết bị dạy học thực hành
vẫn còn rất nhiều hạn chế, thể hiện:
- Thiết bị dạy học thực hành vẫn thiếu nhiều do quy mô, hệ thống trường
THPT rộng lớn. Do đó, tình trạng "Dạy chay - học chay" còn đang phổ biến ở
nhiều trường. Mặt khác, thiết bị được đầu tư không đồng bộ, bảo quản không đúng
cách nên không sử dụng được.
- Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nhưng không có vườn trường,
ao trường… để học sinh làm thực hành.
- Có sự khác biệt trong việc trang bị và sử dụng thiết bị dạy học giữa các
trường ở các vùng miền và khác biệt trong đầu tư trang thiết bị của các trường

chuẩn và trường chưa đạt chuẩn.
- Chất lượng thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế: Nhiều thiết bị dạy học không
đảm bảo chất lượng, không đạt những yêu cầu, có nhiều thiết bị dạy học mua về
mà không được sử dụng. Mặt khác, nhiều thiết bị dạy học ở các trường THPT quá
cũ, hóa chất hết hạn sử dụng,… nên khi tiến hành thí nghiệm cho kết quả thiếu
chính xác.
Ở Thanh Hóa, tiến trình đổi mới đổi mới PPDH đang từng bước được triển
khai ở các trường THPT. Do đó, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học đang được
quan tâm. Tuy nhiên, so với số lượng học sinh thì mức độ đầu tư thiết bị dạy học
còn thiếu và gặp nhiều khó khăn.
Trường THPT Lê Lợi là trường chuẩn Quốc gia nên cơ sở vật chất được đầu
tư rất nhiều, trong đó có trang thiết bị phòng thực hành, tuy nhiên vẫn còn nhiều
hạn chế như phòng thực hành dùng chung cho cả 2 bộ môn: Sinh học và Hóa học;
các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng cho
tiết thực hành; không có vườn trường để thực hành Sinh học, Công nghệ, Nghề
Làm vườn…[5]
2. Thực trạng dạy học thực hành trong dạy học Sinh học ở trường THPT
- Với thực trạng thiết bị thực hành thiếu thốn, hỏng hóc, quá hạn sử dụng, …
nhiều giáo viên không thể thường xuyên đưa học sinh lên phòng làm thực hành,
hình thành thói quen ngại làm thực hành, ngay cả những thí nghiệm trong chương
trình rất dễ thực hiện với trang thiết bị hiện có. Điều đó cũng làm giảm hứng thú
của học sinh với môn học. Đồng thời cũng không giúp các em tự lĩnh hội tri thức
mà việc lĩnh hội kiến thức mang tính thụ động.
- Nhiều giáo viên ngại dạy tiết thực hành vì tốn thời gian, công sức, kĩ năng
thực hành kém, …
- Cán bộ phụ trách thí nghiệm ở hầu hết các trường chỉ hầu như làm nhiệm
vụ “giữ chìa khóa” phòng thực hành và làm các công việc khác do Ban Giám hiệu
giao, không phụ trách thực hành cùng giáo viên bộ môn.
- Chỉ có 1 cán bộ phụ trách phòng thực hành, các thiết bị, dụng cụ thực hành
chung cho tất cả các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, … không có phụ tá

phụ trách riêng từng bộ môn,… Cán bộ phụ tá thí nghiệm lại còn kiêm nhiệm
nhiều công việc khác.
7


Như vậy, mặc dù thí nghiệm có vai trò quan trọng trong dạy học Sinh học,
nhưng trên thực tế thí nghiệm vẫn chưa được chú trọng đúng mức và thực hành
chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Trên thực tế, nhiều bài thực hành được tiến hành nhưng chưa đạt mục tiêu đề
ra, các phương tiện, dụng cụ hiện đại còn rất hạn chế, nên dẫn đến tình trạng ''dạy
chay - học chay" còn phổ biến, học sinh phải công nhận kiến thức mà không chứng
minh được đúng hay sai.
Với thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, … như trên, trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, tôi mạnh dạn giới thiệu một số phương pháp dạy học
thực hành Sinh học 11 để học sinh dễ tiến hành, giúp tiết học thực hành trở nên có
ý nghĩa hơn, học sinh có hứng thú cao trong học tập bộ môn Sinh học và việc dạy
học đạt hiệu quả cao. Cụ thể:
+ Sử dụng tối ưu những trang thiết bị còn sử dụng được trong phòng thí
nghiệm.
+ Thay thế một số nguyên liệu phù hợp với từng địa phương, từng vùng
miền, từng mùa và với từng thời điểm thí nghiệm.
+ Thay thế một số hóa chất, dụng cụ thực hành dễ kiếm, rẻ tiền hoặc có thể
tận dụng các vật dụng xung quanh đời sống chúng ta.
+ Xây dựng các phương án thực hành đơn giản, thao tác dễ tiến hành giúp
giáo viên và học sinh dễ dàng tiến hành thí nghiệm mà vẫn đảm bảo mục tiêu bài
thực hành, đồng thời khắc phục một phần những bất cập nêu trên.[5]

8



Chương III. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THUYẾT MINH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Từ thực trạng nêu trên, qua tìm tòi nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với
đồng nghiệp, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm. Đồng nghiệp có thể
xem đó là tính mới của đề tài: Làm thế nào để dạy một tiết thực hành đạt hiệu qua
trên cơ sở vận dụng các kĩ thuật, PPDH tích cực và ứng dụng công nghệ thông
tin...học sinh tích cực tham gia giờ học, tìm tòi, nghiên cứu khoa học, vận dụng và
giai quyết các vấn đề trong học tập và thực tế cuộc sống...
Tôi đã mạnh dạn thay đổi một số nội dung thực hành trong bài học để phù
hợp với thực tiễn và tạo hứng thú cho học sinh như:
- Thay vì cho học sinh thực hành lên men etilic như thí nghiệm trong sách
giáo khoa trang 95, tôi đã cho các em lên men etilic bằng cách ủ men rượu bằng
cơm nếp cẩm để kết hợp với sữa chua thành món ăn ngon, bổ dưỡng – sữa chua
nếp cẩm. Nội dung bài vẫn đảm bảo đầy đủ, tường minh.
- Thay vì cho học sinh làm thực hành trên lớp (vì cần thời gian nên sẽ không
thấy ngay được kết quả thực hành), tôi đã giao cho các em làm thực hành ở nhà, có
chụp ảnh và quay video lại để chứng minh quá trình các em làm thực hành nhóm ở
nhà. Sản phẩm thực hành được mang đến lớp vào tiết học thực hành để chấm sản
phẩm và học sinh cùng thưởng thức sản phẩm của mình. Các em cảm thấy rất thích
thú khi được trải nghiệm cùng nhau.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Bài thực hành nhằm củng cố lí thuyết của 2 bài:
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Ngoài ra cũng là tiền đề để học các bài:
Bài 25 + 26: Sinh trưởng của vi sinh vật. Sinh sản của vi sinh vật (chỉ giới
thiệu các hình thức sinh sản của VSV).
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
1. THIẾT KẾ GIÁO ÁN Bài: Thực hành: Lên men etilic và lactic
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Sau khi học xong chủ đề, học sinh đạt được:
1. Kiến thức
- Nêu được quy trình làm sữa chua hoặc muối chua rau quả.
- Viết được phương trình lên men lactic, etilic….
- Vận dụng nuôi cấy liên tục trong sản xuất, nêu được các yếu tố ảnh hưởng
đến sinh trưởng của vi sinh vật trong quá trình nuôi cấy.
- Nêu được các ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống.
2. Kĩ năng
- Học sinh biết làm sữa chua, ủ cái rượu bằng cơm nếp cẩm.
9


- Quan sát, giải thích và rút ra kết luận của các hiện tượng của thí nghiệm lên
men lactic, nên men etilic.
- Phát triển kĩ năng tính toán.
- Phát triển kĩ năng tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm,
kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn: lên men rượu, làm sữa chua làm thực
phẩm hàng ngày.
- Vận dụng ảnh hưởng của các yếu tố hóa học, vật lí để điều chỉnh sinh
trưởng của vi sinh vật.
- Có ý thức tìm tòi, phát triển các nguyên liệu lên men để ứng dụng trong
thực tiễn như bảo quản thực phẩm, bảo vệ môi trường (từ các nguyên liệu là chất
phế thải).
- Học sinh định hướng nghề nghiệp liên quan đến chủ đề.
4. Các năng lực cần hướng tới
a. Năng lực tự học
- Học sinh xác định được mục tiêu của chủ đề, tiểu chủ đề.
- Học sinh lập và thực hiện được kế hoạch học tập.

b. Năng lực giải quyết vấn đề
- Giải thích được cơ sở khoa học của thí nghiệm.
- Giải thích được các hiện tượng thực tiễn liên quan đến chủ đề.
c. Năng lực giao tiếp
- Học sinh rèn luyện được khả năng thuyết trình vấn đề, bày tỏ ý kiến khi
tranh luận, …
d. Năng lực hợp tác
Có năng lực hợp tác giữa: học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên.
e. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Học sinh có khả năng khai thác mạng internet để tìm hiểu các thông tin liên
quan đến chủ đề.
- Sử dụng phần mềm tạo video, chụp ảnh quá trình thực hiện.
f. Năng lực tính toán
- Tính được tỉ lệ nước: sữa, nhiệt độ.
g. Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát: Quan sát các hiện tượng xảy ra trong quá trình lên men
và trong thực tiễn.
10


- Tìm mối liên hệ: Liên hệ được các hiện tượng xảy ra trong quá trình lên men
và thực tiễn với nội dung lí thuyết đã học trong bài học.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
- Các tài liệu, website
+ Trang Web:
/> />+ Sách tham khảo
Mai Sỹ Tuấn (Chủ biên) (2013), Thực hành sinh học trong trường phổ thông,
NXB Giáo Dục Việt Nam

Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 10, NXB GD
- Địa chỉ facebook, gmail…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các dụng cụ để làm thí nghiệm lên men lactic:
Sữa chua Vinamilk, sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước,
các dụng cụ khác…
- Các dụng cụ để làm thí nghiệm lên men etilic:
Gạo nếp cẩm, nồi cơm điện, bánh men rượu, dụng cụ ủ, …
- Máy quay phim, chụp ảnh hoặc điện thoại thông minh.
- Sách giáo khoa.
- Địa chỉ facebook, gmail…
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ở nhà
- Việc chuyển giao nhiệm vụ học tập được giáo viên tiến hành ở cuối tiết học
trước sau khi đã dạy xong bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi
sinh vật.
- Mục tiêu: Khơi gợi tính tò mò, hứng thú của học sinh vào chủ đề học tập.
Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi lớp chia thành 4 nhóm, cho học sinh bầu
nhóm trưởng của nhóm mình. Nhóm 1, 2 và 3 làm sữa chua, nhóm 4 làm cái rượu
11


nếp cẩm.
+ Để làm sữa chua, học sinh cần chuẩn bị: Một hộp sữa chua Vinamilk, 1 hộp
sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng, hộp ủ, ấm đun nước, nhiệt kế.
+ Cách tiến hành làm sữa chua: Lấy 1 lon sữa đặc pha với 2 lon nước sôi và 2

lon nước nguội, khuấy đều (có thể sử dụng sữa tươi thay cho nước nguội) sao cho
dung dịch pha chế được có nhiệt độ khoảng 400C. Cho 1 hộp sữa chua Vinamilk có
đường hoặc không đường vào, khuấy đều rồi đổ ra cốc --> ủ ấm (hộp xốp, đậy kín
hoặc ủ bằng máy ủ sữa chua). Sau 6 - 8h sữa sẽ đông tụ lại. Bảo quản trong tủ lạnh.
+ Để làm cái rượu nếp cẩm, học sinh cần chuẩn bị: 1/2kg gạo nếp cẩm, 2 -->
4 bánh men rượu, nồi cơm điện, nước sạch, dụng cụ ủ rượu.
+ Cách làm cái rượu nếp cẩm: Gạo nếp cẩm vo sạch, nấu thành cơm mềm, rải
cơm ra cho nhanh nguội. Bánh men rượu cạo hết phần vỏ trấu dính vào, sau đó giã
nhỏ, trộn đều vào phần cơm đã chuẩn bị. Cho hỗn hợp đã trộn vào dụng cụ ủ đã
chuẩn bị, ủ kín trong 1-2 ngày (tùy điều kiện nhiệt độ khi ủ). Sản phẩm thu được
thơm mùi rượu nếp, có thể sử dụng ăn cùng sữa chua.
Yêu cầu: Trong quá trình nhóm làm thực hành phải cử người chụp ảnh và
quay video quy trình làm và là minh chứng để chứng minh tất cả các thành viên
trong tổ tham gia nhiệt tình.
2. Hoạt động dạy học
Học sinh trình bày sản phẩm lên men trên lớp
Nội dung chính:
- Các nhóm mang sản phẩm đến lớp, chiếu video quay quy trình thực hành ở
nhà của nhóm và thuyết trình về chuẩn bị và quy trình làm.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau, rút ra kết luận về điều kiện lên men
để có sản phẩm ngon, đẹp mắt.
* Tổ chức:
Thời
gian

Tiến
trình
dạy học

15

phút

Trình
- Đại diện 4
bày sản nhóm
lên
phẩm
thuyết
trình,
trình
chiếu
video thực hiện
sản phẩm của
nhóm mình.

5
phút

Hoạt động của
học sinh

Đánh giá - Các
sản
chấm

Hỗ trợ của giáo viên

Kết quả/ sản
phẩm dự kiến


- GV tổ chức cho các
nhóm lên trình bày sản
phẩm lên men của nhóm
mình.

- Sữa chua
hoặc cái rượu
nếp.
- Video thực
hiện lên men
của nhóm.

nhóm - GV phát phiếu đánh giá - Phiếu đánh
điểm, theo mẫu Phiếu học tập giá, chấm điểm
12


5
phút

10
phút

phẩm.

đánh giá lẫn (Phụ lục 1)
của các nhóm.
nhau.
- GV thu phiếu chấm
điểm của các nhóm.


Kết luận

- HS suy nghĩ,
rút ra kết luận
về điều kiện
lên men để có
sản phẩm ngon,
đẹp mắt.

- Gv nhận xét về sản - Điều kiện lên
phẩm của mỗi nhóm.
men để có sản
ngon,
- Có thể có nhóm tạo sản phẩm
phẩm thành công, không đẹp mắt.

Trả lời - Học sinh suy
câu hỏi nghĩ (hoạt động
mở rộng, cá nhân)
củng cố
chủ đề
học tập

Giáo viên đặt các câu hỏi - Ăn theo nhu
liên quan đến chủ đề để cầu
dinh
HS trả lời.
dưỡng sinh lý
- Thế nào là một chế độ của cơ thể.

dinh dưỡng lành mạnh Cần duy trì
và hợp lí, đam bao sức thường xuyên
chế độ ăn uống
khỏe?
đủ chất, cân
đối, ăn những
thực phẩm có
lợi cho sức
khỏe, hạn chế
thực
phẩm
không tốt cho
sức khỏe…

thành công.
-> Yêu cầu HS rút ra kết
luận về điều kiện lên men
để có sản phẩm ngon,
đẹp mắt.

- Tại sao sữa chua lại có
lợi cho sức khỏe?
- GV có thể gợi ý cho HS
so sánh đặc điểm dinh
dưỡng của:
+ Sữa đặc có đường,
sữa bột, sữa tươi - sữa
chua.
- GV bổ sung nếu HS trả
lời chưa đầy đủ.


13

*Sữa
chua:
Giúp
tăng
cường
sức đề kháng
và tiêu hóa tốt
Sữa chua
cung cấp một
lượng lớn các
các lợi khuẩn
giúp
tăng
cường
sức
khỏe hệ tiêu
hóa,
tăng
cường
miễn


dịch,
hóa
ăn,
kích
ngon

hơn.

- GV kết luận:
Trong chế độ dinh dưỡng
lành mạnh, hợp lí cần
lượng lớn các loại rau củ
quả và một lượng vừa
phải các loại sữa. Ngoài
sử dụng trực tiếp các sản
phẩm này, chúng ta có
thể sử dụng các sản phẩm
chế biến từ chúng như
dưa chua, sữa chua.
10
phút

Thảo
luận
hướng
nghiệp

- HS thảo luận, - GV cho HS thảo luận,
kể tên các ngành,
kể tên các
nghề liên quan
ngành,
nghề
đến nội dung bài
liên quan đến
học.

nội dung bài
học.
- Nếu muốn theo ngành
- HS suy nghĩ sản xuất rượu, bia, các
các ngành nghề loại nước giải khát, làm
tương lai cho nở bột mì, sản xuất
glyxerin… thì cần tìm
14

giúp tiêu
tốt thức
qua đó
thích ăn
miệng

Hấp thu
dễ dàng (đặc
biệt với người
không
dung
nạp
đường
lactose

trong sữa tươi
do thiếu men
lactaza
gây
tiêu chảy sau
khi uống sữa,

thì việc sử
dụng sữa chua
sẽ không còn
lo lắng về vấn
đề này vì
đường lactose
trong sữa đã
được lên men
và dễ hấp thu
hơn).
Nguồn
cung
cấp
canxi giúp trẻ
em cao lớn,
giúp người lớn
xương
răng
chắc khỏe.
- Kể tên các
ngành, nghề
liên quan đến
nội dung bài
học.
- Định hướng
các
ngành
nghề tương lai
cho bản thân.



bản thân.

hiểu các chủng giống
VSV, cơ chế và điều kiện
môi trường lên men
etilic.
- Nếu muốn theo ngành
sản xuất axit lactic, công
nghiệp thực phẩm (sữa
chua, fomat, bơ) công
nghiệp chế biến thịt cá,
công nghiệp muối chua
rau quả, sản xuất men
tiêu hóa trong y học,
dùng để ủ chua thức ăn
gia súc trong nông
nghiệp, trong bảo vệ môi
trường... thì cần tìm hiểu
các chủng giống VSV, cơ
chế và điều kiện môi
trường lên men lactic.
- Muốn theo các ngành
sản xuất sinh khối (hoặc
protein đơn bào), sản
xuất axit amin, sản xuất
các chất xúc tác sinh học,
sản xuất gôm sinh học…
thì nghiên cứu quá trình
tổng hợp các chất ở

VSV...

Thời
gian
ra
chơi

Thưởng
thức sản
phẩm và
dọn dẹp
vệ sinh
phòng
học

Học
sinh Giáo viên yêu cầu học
thưởng thức sản sinh giữ vệ sinh lớp học.
phẩm của nhóm
mình làm ra và
chia sẻ sản
phẩm của mình
với các nhóm
khác để củng cố
thêm tinh thần
đoàn kết trong
tập thể. Dọn
dẹp vệ sinh
phòng học.


15

Phòng
học
sạch sẽ để
chuẩn bị học
tiết học tiếp
theo.


Chương IV. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Nội dung đề tài trên được tôi tiến hành trong năm học 2018-2019 tại lớp
10A6 và 10A11 trường THPT Lê Lợi - Thọ Xuân - Thanh Hóa.
- Ở tiết thực hành này tại các lớp, tôi đã soạn giáo án theo phương pháp mới,
nâng cao tính khả thi và hiệu quả tiết thực hành, đồng thời giúp học sinh hứng thú
hơn trong học tập.
Ở tất cả các buổi thực hành của các lớp đối chứng và thực nghiệm, tôi đã
quan sát và ghi chép các hoạt động học của học sinh để đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm qua các mặt:
+ Về chất lượng: Kiểm tra các thao tác kĩ thuật thực hành, chất lượng sản
phẩm, số câu trả lời đúng cho các câu hỏi bổ sung, mở rộng kiến thức.
+ Về thái độ: Tạo không khí sôi nổi, tích cực học tập trong tiết thực hành
thông qua các hoạt động nhóm, thảo luận và trao đổi ý kiến, nhận xét kết quả thí
nghiệm. Trao đổi trực tiếp với học sinh để đánh giá chính xác về mức độ hứng thú
trong học tập.
Qua đó, tôi đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và sử dụng các dụng cụ,
nguyên vật liệu và các phương án thí nghiệm, đánh giá tinh thần học tập.
-> Từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài.
1. Kết quả thực nghiệm
1.1. Xử lí số liệu bằng thống kê toán học

- Sư dụng một số công thức toán thống kê để xử lí số liệu, thống kê, đánh giá kết
quả thực nghiệm.
- Sử dụng các dạng đồ thị, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ đường gấp khúc… để
so sánh kết quả thực nghiệm.
- Lập bảng thống kê và vẽ đồ thị
- Các tham số đặc trưng:
i n

+ Giá trị trung bình cộng ( X ):

X =


i 1

ni . X i
n

Trong đó: n là số học sinh tham gia kiểm tra
ni là số học sinh đạt điểm Xi
Xi là điểm số trong thang điểm 10
1.2. Đánh giá kết quả
- Tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 lớp 10A6(42 học sinh) và 10A11(40
học sinh) để đánh giá. Lớp 10A1 (42 học sinh) và 10A12 (42 học sinh) là lớp đối
chứng. Cả 4 lớp đều học khóa 2018 – 2021 và có lực học tương đương nhau.
2 lớp đối chứng (ĐC): tổng 84 học sinh (n= 84)
2 lớp thực nghiệm (TN): tổng 82 học sinh (n= 82)
* Bảng phân phối thực nghiệm như sau:
phương
xi 0

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
án
ni
ĐC
84
0
0
0
2
5
15 20
21
17
3
1
TN
82
0
0
0
0

1
8
17
21
23
7
5
16


* Biểu đồ:

Biểu đồ tần suất kết qua học tập bài thực hành
Trục tung: ni
Trục hoành: xi
- Căn cứ vào kết qủa thực nghiệm, tôi thấy:
+ Điểm trung bình của các lớp thực nghiệm 10A6 và 10A11 cao hơn các lớp
đối chứng 10A1 và 10A12.
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt ở các lớp thực nghiệm,
đồng thời số học sinh điểm yếu và trung bình của lớp thực nghiệm cũng giảm.
Như vậy, việc dạy học thực hành theo phương pháp mới giúp cho giáo viên
và học sinh chủ động trong tiết thực hành, vừa giảm đi trở ngại cho giáo viên, vừa
tăng hứng thú học tập cho học sinh, hiệu quả dạy học cao hơn, góp phần quan
trọng vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học.
2. Phạm vi ảnh hưởng của đề tài.
2.1. Tới các cấp quản lí
- Giúp các cấp quản lí quan tâm hơn đến vấn đề dạy học thực hành ở trường,
từ đó giúp học sinh dễ dàng chiếm lĩnh tri thức mà không thụ động.
- Các cấp quản lí đầu tư hơn đến trang thiết bị phòng thực hành.
2.2. Tới giáo viên

- Giúp cho các giáo viên vận dụng linh hoạt trong quá trình thực hiện dạy học
thực hành ở trường mình.
- Giúp giáo viên có được phương pháp dạy học thực hành phù hợp với thực
tiễn dạy học, không lãng phí thời gian tiết học.
2.3. Tới học sinh
- Giúp các em HS năng động, tự tin, hoạt bát hơn trong khi học thực hành.
Các em hứng thú học tập bộ môn nhiều hơn.
- Học sinh tự khám phá tri thức sẽ nhớ lâu hơn, ham học hơn. Qua đây kết quả
học tập của các em cũng tiến bộ hơn nhiều và biết định hướng nghề nghiệp trong
tương lai.

17


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Thiết kế được giáo án sáng tạo, có thể vận dụng linh hoạt, cụ thể cho bài
thực hành.
- Thực nghiệm sư phạm cho thấy việc dạy học thực hành đã đem lại hiệu quả
cao và có tính khả thi, có thể áp dụng linh hoạt trong dạy học sinh học ở trường
THPT.
2. Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị sau:
a. Với các cấp quản lí
- Các cấp quản lí, các nhà trường và giáo viên bộ môn cần chú trọng hơn
việc dạy học thực hành. Vì dạy học thực hành có hiệu quả rất tích cực.
- Cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị, phòng thực hành,… để giáo viên và
học sinh dễ dàng thực hành.
- Các nhà trường cần khuyến khích các giáo viên khai thác và sử dụng các

thí nghiệm đơn giản phù hợp với điều kiện địa phương, vùng miền, điều kiện từng
trường để phục vụ hiệu quả cho dạy học sinh học.
b. Với giáo viên bộ môn Sinh học
- Mỗi giáo viên cần nhiệt tình, tích cực hơn trong việc dạy học thực hành.
- Tôi mong rằng những nghiên cứu, trăn trở của tôi sẽ được phổ biến cho
nhiều giáo viên. Từ đó, đồng nghiệp thẳng thắn góp ý để đề tài hoàn thiện hơn và
ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tiễn dạy học, đem lại hiệu quả dạy học cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Đỗ Thị Hoa

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. />[2]. Đại cương về thí nghiệm trong dạy hoc Sinh học. 123doc.org
[3]. Mai Sỹ Tuấn (2013), Thực hành Sinh học trong trường phổ thông, NXB Giáo
dục Việt Nam.
[4]. Nguyễn Thành Đạt (2006), Sinh học 10 Cơ ban, NXB Giáo dục.
[5]. Đỗ Thị Hoa (2017), Sáng kiến kinh nghiệm “Phương pháp dạy học thực hành
môn Sinh học 11 (nâng cao) nhằm tạo hứng thú và hiệu qua học tập cao cho học sinh
trường THPT Lê Lợi”.


19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THPT Lê Lợi
TT

Tên đề tài SKKN

1.

Phương pháp dạy bài thực hành “Đa dạng
thế giới sinh vật” qua thực tế thiên nhiên
rừng Lam Kinh Thọ Xuân cho học sinh
lớp 10 trường THPT Lê Lợi.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh lớp chủ nhiệm qua các tiết hoạt
động tập thể.
Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh của giáo viên chủ nhiệm tại
trường THPT Lê Lợi
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Bảo vệ đa
dạng thế giới sinh vật khu di tích Lam
Kinh - Thọ Xuân - Thanh Hóa”
Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung tay
phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm
thường gặp ở địa phương”

Dạy học theo chủ đề tích hợp: “Chung tay
cùng người nông dân phòng trừ sâu bệnh
hại lúa”
SKKN “Phương pháp dạy học thực hành
môn Sinh học 11 (nâng cao) nhằm tạo
hứng thú và hiệu quả học tập cao cho học
sinh trường THPT Lê Lợi”

2.
3.
4.
5.
6.
7

8

SKKN “Tích hợp giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản vị thành niên trong dạy học
sinh học lớp 11 cho học sinh Trường
THPT Lê Lợi”

20

Cấp đánh
giá xếp
loại

Kết quả
đánh giá

xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành

C

2011

Ngành

C

2013

Ngành

C

2016

Ngành

Giải KK

2015


Ngành

Ba

2016

Ngành

Ba

2017

Ngành

B

2017

Ngành

C

2018


PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN SỮA CHUA
SẢN PHẨM CỦA TỔ (NHÓM):……………

Lớp: …………


HỌ TÊN HS CHẤM: ……………………….

Nội dung đánh giá

Điểm
tối đa

Điểm đạt
được

Nhận xét

Màu sắc, trạng thái:
Mịn, sệt, màu trắng đục hoặc
màu của nguyên liệu bổ sung

3

Mùi: thơm dịu

3

Vị: ngọt, chua dịu

3

Trình bày đẹp

1


Tổng điểm

10

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÊN MEN ETILIC
SẢN PHẨM CỦA TỔ (NHÓM):……………

Lớp: …………

HỌ TÊN HS CHẤM: ……………………….

Nội dung đánh giá

Điểm
tối đa

Trạng thái

3

Mùi: thơm mùi cái rượu

3

Vị: ngọt, cay dịu

3

Trình bày đẹp


1

Tổng điểm

10

Điểm đạt
được

21

Nhận xét


PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

22


23



×