Câu 1 Đặc điểm của pha lũy thừa (pha log) của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy
không liên tục là:
A) Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
B) Số lượng tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
C) Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng,
enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
D) Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong
quần thể tăng lên rất nhanh
Đáp án D
Câu 2 Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 120 tế bào, có
thời gian thế hệ g là 10 phút. Sau 20 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó
là
A) 360
B) 240
C) 480
D) 260
Đáp án C
Câu 3 Số 2 trong hình dưới tương ứng với pha sinh trưởng nào của quần thể vi sinh
vật trong nuôi cấy không liên tục?
A) Pha suy vong
B) Pha cân bằng
C) Pha tiềm phát
D) Pha lũy thừa.
Đáp án D
Câu 4 Đặc điểm của pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy
không liên tục là:
A) Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
B) Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong
quần thể tăng lên rất nhanh
C) Số lượng tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
D) Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng,
enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
Đáp án D
Câu 5 Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, một quần thể vi sinh vật gồm 25 tế bào. Sau
30 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là 100. Thời gian thế hệ g của
quần thể trên là bao nhiêu?
A) 10
B) 6
C) 15
D) 5
Đáp án C
Câu 6 Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong vì:
A) Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều
B) Vi sinh vật tiết lượng chất độc hại tích lũy quá nhiều
C) Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt
D) Không cân đối giữa chất dinh dưỡng và chất độc hại
Đáp án A
Câu 7 Số 3 trong hình dưới tương ứng với pha sinh trưởng nào của quần thể vi sinh
vật trong nuôi cấy không liên tục?
A) Pha suy vong
B) Pha lũy thừa.
C) Pha tiềm phát
D) Pha cân bằng
Đáp án D
Câu 8 Đặc điểm của pha cân bằng của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên
tục là:
A) Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong
quần thể tăng lên rất nhanh
B) Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
C) Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng,
enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
D) Số lượng tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
Đáp án B
Câu 9 Đặc điểm của pha suy vong của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên
tục là:
A) Số lượng tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.
B) Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng,
enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
C) Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian,
số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
D) Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong
quần thể tăng lên rất nhanh
Đáp án A
Câu 10 Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?
A) Cuối pha lũy thừa
B) Pha lũy thừa
C) Pha cân bằng
D) Cuối pha cân bằng
Đáp án A
Câu 11 Vi khuẩn không thể hình thành được loại bào tử nào sau đây?
A) Bào tử nấm
B) Bào tử đốt
C) Nội bào tử
D) Ngoại bào tử
Đáp án A
Câu 12 Khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một
nội bào tử (endospore), đây là
A) một hình thức sinh sản vô tính.
B) một hình thức sinh sản hữu tính.
C) dạng nghỉ của tế bào, không phải là hình thức sinh sản.
D) một hình thức sinh sản bằng bào tử.
Đáp án C
Câu 13 Sinh sản bằng cách phân đôi ở vi sinh vật
A) không có sự nhân đôi ADN, màng tế bào thắt lại tạo thành 2 tế bào con.
B) có sự nhân đôi ADN, đồng thời màng tế bào thắt lại tạo thành 2 tế bào con.
C) có sự nhân đôi ADN, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn tạo thành 2
tế bào con.
D) không có sự nhân đôi ADN, thành tế bào hình thành vách ngăn tạo thành 2 tế
bào con.
Đáp án C
Câu 14 Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn
là:
A) Trực phân
B) Ngoại bào tử
C) Nẩy chồi
D) Bào tử đốt
Đáp án A
Câu 15 Vi khuẩn không thể sinh sản bằng hình thức nào?
A) Ngoại bào tử, nẩy chồi
B) Bào tử đốt
C) Trực phân
D) Nội bào tử
Đáp án D
Câu 16 Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là:
A) Có vỏ, màng, và hợp chất canxiđipicôlinat
B) Không có vỏ, màng, hợp chất canxiđipicôlinat
C) Có màng, không có vỏ và có canxiđipicôlinat
D) Có màng, không có vỏ và canxiđipicôlinat
Đáp án D
Câu 17 Ý nào sau đây không đúng khi nói về diễn biến của hình thức sinh sản phân đôi
ở vi khuẩn?
A) Tế bào tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng
B) Tổng hợp mới các emzim và ribôxôm, nhân đôi NST
C) Khi tế bào lớn gấp đôi, 1 vách ngăn hình thành, tách 2 NST giống nhau và tế
bào chất thành 2 phần riêng biệt tạo ra 2 tế bào con.
D) Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 200C và lớn hơn 400C thì ngừng sinh sản
Đáp án D
Câu 18 Ghi chú cho hình ảnh về bào tử kín dưới đây
A) 1- Bào tử trần; 2- Túi bào tử ; 3 - Cuống bào tử kín
B) 1- Bào tử già ; 2- Túi bào tử ; 3 - Bào tử non
C) 1- Nhân bào tử ; 2- Bào tử kín; 3 - Cuống bào tử
D) 1- Bào tử kín ; 2- Túi bào tử kín; 3 - Cuống bào tử kín
Đáp án D
Câu 19 Ví dụ nào dưới đây không đúng về các bào tử sinh sản ở vi khuẩn và ở nấm?
A) Nấm sinh axit xitic (hô hấp hiếu khí không hoàn toàn)
B) Ngoại bào tử ở vi khuẩn dinh dưỡng mêtan Methylosinus
C) Bào tử đốt ở Streptomyces
D) Bào tử kín ở nấm Mucor (bào tử hữu tính), bào tử trần ở nấm Penicillium
Đáp án A
Câu 20 Trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản hữu tính bằng cách
A) phân đôi.
B) hình thành bào tử kín.
C) hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.
D) tiếp hợp
Đáp án C
Câu 21 Các hợp chất sau không được dùng để diệt khuẩn trong y tế:
A) Các hợp chất kim loại nặng
B) Kháng sinh
C) Cồn
D) Iôt
Đáp án A
Câu 22 Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?
A) Đun sôi lại thức ăn dư thừa trước khi lưu giữ trong tủ lạnh giúp thức ăn nhanh
đông hơn
B) Các thức ăn dư thường đã nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi lưu giữ trong
tủ lạnh cần phải đun sôi
C) Đun sôi lại các thức ăn dư thừa trước khi lưu giữ trong tủ lạnh để thức ăn
không bị vữa
D) Đun sôi lại thức ăn dư thừa trước khi lưu giữ trong tủ lạnh để diệt một số vi
khuẩn lạ trong thức ăn
Đáp án B
Câu 23 Một chủng tụ cầu vàng được cấy trên 3 loại môi trường sau:
Môi trường 1: nước, muối khoáng và nước thịt
Môi trường 2: nước, muối khoáng glucôzơ và vitamin B1
Môi trường 3: nước, muối khoáng glucôzơ
Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường 1 và môi trường 2 trở nên
đục trong khi môi trường 3 vẫn trong suốt.
Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
A) Glucôzơ và nước thịt cung cấp năng lượng, còn vitamin B1 hoạt hóa enzim
B) Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt là môi trường tổng hợp giúp vi khuẩn sinh
trưởng - phát triển bình thường.
C) Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt giúp vi sinh vật sinh trưởng và phát triển
bình thường
D) Glucôzơ là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng đối với vi khuẩn, vitamin
B1 hoạt hóa các enzim, nước thịt là nguồn cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Đáp án D
Câu 24 Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic
(1 loại vitamin) và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin),
còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này
trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng
khác được không, vì sao?
A) Được, vì chủng thứ nhất tổng hợp axit folic bổ sung vào môi trường cho chủng
thứ 2; chủng 2 tổng hợp được phêninalanin vào môi trường cho chủng thứ nhất.
B) Không được vì không đủ các chất như axit folic và phêninalanin
C) Được, cả hai đều đủ chất dinh dưỡng
D) Có lúc được, có lúc không vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác
Đáp án A
Câu 25 Một chủng tụ cầu vàng được cấy trên 3 loại môi trường sau:
Môi trường 1: nước, muối khoáng và nước thịt
Môi trường 2: nước, muối khoáng glucôzơ và vitamin B1
Môi trường 3: nước, muối khoáng glucôzơ
Sau khi nuôi ở tủ ấm 370C một thời gian, môi trường 1 và môi trường 2 trở nên
đục trong khi môi trường 3 vẫn trong suốt.
Môi trường 1 là loại môi trường gì?
A) Môi trường tự nhiên
B) Môi trường tổng hợp tối thiểu
C) Môi trường tổng hợp
D) Môi trường bán tổng hợp
Đáp án D
Câu 26 Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là:
A) Vi sinh vật khuyết dưỡng.
B) Vi sinh vật tự dưỡng.