Câu 1 Có các kiểu hướng hoá nào?
A) Hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm.
B) Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực (cây hướng tới hoá chất có lợi và tránh xa
hoá chất có hại).
C) Hướng hoá dương - hướng hoá âm.
D) Hướng hoá dương - hướng hoá lưỡng cực - hướng hoá âm
Đáp án D
Câu 2 Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?
A) Hướng sáng.
B) Hướng tiếp xúc.
C) Hướng nước.
D) Hướng hoá.
Đáp án B
Câu 3 Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên
cao, đó là kết quả của:
A) hướng sáng.
B) hướng trọng lực âm.
C) hướng tiếp xúc.
D) hướng trọng lực dương.
Đáp án C
Câu 4 Hãy kể tên những tác nhân không gây ra hướng hoá ở thực vật?
A) Các kim loại , khí trong khí quyển.
B) Các hoá chất có thể là các muối khoáng, các chất hữu cơ, hooc môn.
C) Các chất dẫn dụ và các hợp chất khác.
D) Các hoá chất có thể là axit, kiềm.
Đáp án A
Câu 5 Hướng động là gì?
A) Hình htức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác
định.
B) Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường.
C) Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D) Hướng mà cây sẽ cử động vươn đều.
Đáp án A
Câu 6 Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây
cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:
A) Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
B) Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương
C) Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
D) Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương
Đáp án D
Câu 7 Hai loại hướng động chính là
A) hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn ánh sáng) và hướng động âm (sinh
trưởng hướng về trọng lực).
B) hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh
trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C) hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng
hướng tới đất).
D) hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh
trưởng tránh xa nguồn kích thích).
Đáp án D
Câu 8 Ý nào sau đây không đúng với vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây?
A) Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sực hút của trọng lực gọi là hướng
trọng lực âm.
B) Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực là hướng trọng lực hay hướng đất.
C) Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng vào đất gọi là hướng trọng lực dương.
D) Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng
các ion khoáng từ đất nuôi cây.
Đáp án A
Câu 9 Thế nào là hướng tiếp xúc?
A) Là sự vươn cao tranh ánh sáng với cây xung quanh.
B) Là sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài.
C) Là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
D) Là sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng.
Đáp án C
Câu 10 Các kiểu hướng động âm ở rễ là
A) hướng đất, hướng sáng.
B) hướng sáng, hướng hoá.
C) hướng sáng, hướng nước.
D) hướng nước, hướng hoá.
Đáp án B
Câu 11 Các kiểu ứng động của cây?
A) Ứng động không sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
B) Ứng động sức trương - hoá ứng động.
C) Ứng động sinh trưởng - ứng động để tồn tại.
D) Ứng động sinh trưởng - ứng động không sinh trưởng.
Đáp án D
Câu 12 Cho các hiện tượng:
I. Cây luôn vươn về phía có ánh sáng
II. Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân
III. Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc
IV. Rễ cây mọc tránh chất gây độc
V. Sự đóng mở của khí khổng
Hiện tượng nào thuộc tính ứng động?
A) III, IV
B) III, V
C) I, II, IV
D) Các đáp án đều sai
Đáp án -B
Câu 13 Ứng động (vận động cảm ứng) là
A) hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
B) hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
C) hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
D) hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng khi vô hướng.
Đáp án B
Câu 14 Các hình thức vận động cảm ứng của cây phụ thuộc vào:
A) Biến đổi quá trình sinh lý, sinh hóa theo nhịp điệu đồng hồ sinh học
B) Sự co rút của chất nguyên sinh
C) Thay đổi đột ngột sức trương nước của tế bào
D) Tất cả các ý kiến trên đều đúng
Đáp án -D
Câu 15 Ứng động nở hoa của cây nghệ tây (Crocus) và cây tulip (Tulipa) nở ra vào lúc sáng và
cụp lại lúc chạng vạng tối (do sự biến đổi của nhiệt độ) là kiểu ứng động:
A) Ứng động không sinh trưởng - nhiệt ứng động
B) Ứng động không sinh trưởng - quang ứng động
C) Ứng động sinh trưởng - quang ứng động
D) Ứng động sinh trưởng - nhiệt ứng động
Đáp án D
Câu 16 Ứng động sinh trưởng là gì?
A) Là hình thức phản ứng của cây trước các tác nhân kích thích không định hướng.
B) Là sự vận động khi có tác nhân kích thích.
C) Là sự vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các
tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan có cấu trúc hình dẹt gây nên.
D) Là sự thay đổi trạng thái sinh lí - sinh hoá của cây khi có kích thích.
Đáp án C
Câu 17 Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trưởng nào?
A) Là phản ứng sinh trưởng quang ứng động.
B) Là phản ứng sinh trưởng ứng động sức trương.
C) Là phản ứng sinh trưởng ứng động tiếp xúc.
D) Là phản ứng sinh trưởng hoá ứng động.
Đáp án A
Câu 18 Các kiểu ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là:
A) Ứng động không sinh trưởng: nhiệt ứng động, hoá ứng đông.
B) Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh
trưởng là ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
C) Ứng động sinh trưởng gồm quang ứng động và nhiệt ứng động, ứng động không sinh
trưởng là ứng động sức trương.
D) Ứng động sinh trưởng: ứng động sức trương, quang ứng động.
Đáp án B
Câu 19 Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là gì?
A) Ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh,
còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sinh trưởng mà là do biến đổi
sức trương nứơc trong tế bào.
B) Ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên
và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích.
C) Ứng đông sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá.
D) Ứng động sinh trưởng là quang ứng động, còn ứng động không sinh trưởng là ứng động
sức trương.
Đáp án A
Câu 20 Cử động bắt mồi của thực vật có cơ chế tương tự với vận động nào sau đây của cây?
A) Xòe lá của cây trinh nữ, cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên
B) Xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối
C) Xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm
D) Các ý kiến đưa ra đều sai
Đáp án C
Câu 21 Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích cửa
cảm ứng trên là:
A) Gai nhọn.
B) Cơ tay.
C) Tuỷ sống.
D) Thụ quan ở tay.
Đáp án D
Câu 22 Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rút tay lại. Tác nhân kích thích của cảm ứng
trên là:
A) Tuỷ sống.
B) Gai nhọn.
C) Cơ tay.
D) Thụ quan ở tay.
Đáp án B
Câu 23 Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
A) Cá, lưỡng cư.
B) Bò sát, chim, thú.
C) Thuỷ tức.
D) Giup dẹp, đỉa, côn trùng.
Đáp án D
Câu 24 Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào?
A) Diễn ra nhanh hơn.
B) Diễn ra chậm hơn một chút.
C) Diễn ra ngang bằng.
D) Diễn ra chậm hơn nhiều.
Đáp án A
Câu 25 Hệ thần kinh của giun dẹp có
A) hạch ngực, hạch bụng.
B) hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng
C) hạch đầu, hạch ngực.
D) hạch đầu, hạch thân.
Đáp án D
Câu 26 Khi chạm tay vào gai nhọn ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận thực hiện của cảm ứng
trên là:
A) Tuỷ sống.
B) Cơ tay.
C) Gai nhọn.
D) Thụ quan ở tay.
Đáp án B
Câu 27 Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
A) Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
B) Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn
C) Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn
D) Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
Đáp án B
Câu 28 Ở các dạng động vật không xương sống như thân mềm, giáp xác, sâu bọ, tính cảm ứng
thực hiện nhờ:
A) Dạng thần kinh ống
B) Các tế bào thần kinh đặc biệt
C) Hệ thần kinh chuỗi
D) Dạng thần kinh hạch
Đáp án D
Câu 29 Cảm ứng ở động vật là:
A) Phản xạ có điều kiện.
B) Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài .hoặc bên
trong cơ thể.
C) Phản xạ không điều kiện.
D) Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm
báo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Đáp án D
Câu 30 Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại
đê tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là:
A) Tế bào cám giác.
B) Lưới thần kinh.
C) Kim nhọn.
D) Tế bào mô bì cơ.
Đáp án B
Câu 31 Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
A) San hô, tôm, ốc.
B) Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc.
C) Thuỷ tức, giun đất, tằm, châu chấu.
D) Thuỷ tức, san hô, hải quỳ.
Đáp án D
Câu 32 Cơ thể có hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động
phức tạp của cơ thể một cách chính xác như ở:
A) Giun, sán.
B) Động vật có xương sống.
C) Ruột khoang.
D) Thân mềm, giáp xác, sâu bọ.
Đáp án D
Câu 33 Hệ thần kinh động chuỗi hạch được tạo thành do:
A) Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo
thành chuỗi hạch được phân bố ở một số bộ. phần cơ thể.
B) Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo
thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng và bụng.
C) Các tế bào thần kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo
thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
D) Các tế bào thán kinh tập trung tạo thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo
thành chuỗi hạch nằm dọc theo lưng.
Đáp án C
Câu 34 Phản xạ phức tạp ở động vật là:
A) Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh và thường do tuỷ sống điều khiển.
B) Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh và thường do thần kinh ngoại biên điều
khiển.
C) Phản xạ được cấu tạo bởi nhiều tế bào thần kinh, có sự tham gia của của não bộ, đặc