Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn sinh học 11 ở trường THCSTHPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH QUA BỘ MÔN SINH
HỌC 11 Ở TRƯỜNG THCS&THPT QUAN HOÁ

Người thực hiện: Lò Thị Nhật
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019


Mục Lục
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………….………….……..Trang 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………..….…….Trang 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu. …………………………………………..Trang 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận. : ……………… ........………………….....................Trang 4
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT quan
Hóa………………………………...............................................................Trang 5
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài........................Trang 6
2.2.3. Số liệu thống kê: ……………… ........…………………................ Trang 7
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT
Quan Hóa.


2.3.1. Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản:.Trang 8
2.2.2. Ví dụ cụ thể về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục giới tính – sức
khỏe sinh sản: …………………………….......................................…..…Trang 12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. …………………..…………...Trang 19
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận. …………………...................…………………....................Trang 20
3.2. Kiến nghị. …………………………………….....................................Trang 20


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh h ưởng rất
lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đo ạn này đ ược
thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả th ể chất l ẫn
trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã hội và tinh thần.
Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều b ỡ
ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhi ều
tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không đ ược giải đáp th ỏa
đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng các mặt của đ ời s ống
xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truy ền tải thông tin nh ư
internet, điện thoại di động…đã làm ảnh hưởng đến nh ững quan đi ểm,
nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên.
Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi ch ưa hiểu biết
đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có th ể dẫn đến
những hậu quả trầm trọng: Mang thai ngoài ý muốn dẫn đến n ạo phá thai
ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá tr ẻ, làm
dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình d ục ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức kh ỏe sinh s ản cho v ị
thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn m ột số ng ười cho

là vấn đề tế nhị, không nên đem ra rao giảng, bên cạnh đó, ở nhà tr ường,
công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên nào
chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè
hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con
em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ ki ến th ức đ ể
giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này.
Trong thực tiễn quá trình giảng dạy tại trường tôi nhận thấy vấn đề
giới tính với học sinh THPT là một vấn đề còn có nhiều v ướng mắc và khó
khăn. Mặt khác, thời gian học tập ở trên lớp, phân phối ch ương trình không
nhiều (1,5 tiết/năm học). Lượng thời gian đó không đủ để giáo viên h ướng
dẫn học sinh. Điều đáng nói là giáo viên và học sinh r ất ng ại va ch ạm đ ến
vấn đề tế nhị nên chưa giảng dạy cho hết tiết đặc biệt là nh ững giáo viên
trẻ.
Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện nay đã trở thành m ột nhu
cầu cấp bách của xã hội. Trong các môn học có thể nói sinh h ọc là môn d ễ
lồng ghép những kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản giúp các em có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh. Trong các
năm học trước, tôi đều chứng kiến cảnh các em học sinh n ữ phải ngh ỉ học
để lập gia đình, đa số các em đang học lớp 11 và 12. Trong s ố đó có c ả
em học lực khá, như vậy rõ ràng là các em chỉ được tiếp thu ki ến th ức c ủa
các môn học mà không hề trang bị cho mình những kiến thức về giáo dục
giới
tính,
về
kĩ năng
sống.
1


Trong hai năm học qua để giáo dục học sinh có ý th ức bảo vệ s ức kh ỏe,

bảo
vệ mình, sống lành mạnh, trong các tiết dạy có kiến th ức liên quan tôi đã
chú
ý lồng ghép vấn đề này vào trong bài dạy, tôi nhận th ấy đã đ ạt đ ược m ột
số
hiệu quả nhất định. Các em trao đổi mạnh dạn, tự tin, tự nhiên h ơn khi nói
về
một số kiến thức về giáo dục giới tính. Tỉ lệ các học sinh nữ phá thai, ngh ỉ
học lấy chồng cũng giảm hẳn.Với mong muốn giúp học sinh tích c ực và
chủ
động trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp nh ững tò
mò, thắc mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết để
bước
vào đời, tôi đã tìm hiểu thu thập thông tin, s ử dụng một số ph ương pháp,
phương tiện dạy học lồng ghép nhằm khai thác có hiệu quả nội dung giáo
dục
giới tính và sức khỏe sinh sản cho học sinh khi giảng dạy môn sinh l ớp 11

bản.
Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính
và sức khỏe sinh sản của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có h ọc
sinh trung học phổ thông mà chưa có giải pháp nào ngăn ch ặn h ữu hi ệu,
tôi xin đưa ra đề tài: “Tích hợp giáo dục giới tính qua bộ môn sinh học
11 ở trường THCS và THPT Quan Hóa” nhằm cung cấp cho các em những
kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình
bạn, tình yêu.................
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của sáng kiến này là:
- Đối với giáo viên: Nhằm giúp giáo viên và những người làm việc v ới
trẻ vị thành niên có thêm phương pháp và kiến th ức, hiểu biết và kỹ năng

để thực hiện những bài giảng thích hợp về sức khoẻ sinh s ản, dân s ố và
các vấn đề về giới tính cho lứa tuổi vị thành niên.
- Đối với nhà trường: Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm hạn chế số
lượng học sinh có thai ngoài ý muốn đảm bảo duy trì sĩ s ố h ọc sinh.
- Đối với gia đình: Cung cấp thêm kiến thức được cho là nhạy cảm đ ối
với con em mình, hạn chế được tình trạng học sinh quan h ệ tình d ục quá
sớm, mang thai ngoài ý muốn dẫn đến bỏ học giữa ch ừng và ảnh h ưởng t ới
sức khoẻ bản thân.
- Đối với học sinh: Nhằm cung cấp cho các em những kiến th ức, kỹ
năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình
yêu.............
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2


Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc giáo dục sức khoẻ sinh sản
giới tính, các biện pháp tránh thai và việc ứng dụng giải pháp vào đời sống
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra: Điều tra d ưới dạng câu h ỏi, đi ều tra d ựa trên
tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, báo, tài liệu có liên
quan đề tài.
- Phương pháp đàm thoại:Trực tiếp trò chuyện với học sinh, phụ
huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hi ệu nhà
trường...
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê toán học

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều
nội dung, như sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, s ự phát tri ển
giới tính, tình cảm... Để có được những kết quả khả quan, các ch ương trình
giáo dục giới tính phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình
lâu dài và đây vẫn là vấn đề rất nhạy cảm, tồn tại nh ững quan điểm khác,
trái
ngược
nhau.
Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh nh ững thông tin và giúp
chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đ ường tình d ục
sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhi ều ý
kiến khác "tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào tr ường h ọc, coi giáo
dục giới tính là "con dao hai lưỡi”.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì s ự hi ểu bi ết c ơ
bản về giới tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến th ức
không thể thiếu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và c ủa c ộng
đồng; biết quan hệ, ứng xử với người khác phù hợp với chuẩn mực gi ới
tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì
nòi giống, phòng chống các bệnh xã hội…
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn t ừ
10 – 19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đ ến lúc tr ưởng
thành. Ở nước ta có 50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có đ ộ tu ổi t ừ
10-19, tức là khoảng 15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo d ục
dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban
dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội ).
Theo BS Lương Tâm Phúc – trưởng khoa Kế hoạch hóa Gia đình
(Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) chia sẻ, gần như buổi sáng nào các bác sĩ
3



trong khoa cũng hoạt động hết công suất vì số lượng người đến n ạo, phá
thai với nhiều lý do khác nhau quá đông. Có ngày, gần 100 người phụ nữ
đang mang bầu ở độ tuổi khác nhau đến đăng ký khám và n ạo phá thai.
Tuy nhiên theo quy định của Bộ Y tế chỉ cho phép phá thai v ới đ ối t ượng
mang thai dưới 22 tuần tuổi, vì vậy ngoài thực hiện đúng quy định thì các
bác sĩ phải tư vấn, động viên thai phụ. Nhờ đó, con số cuối cùng v ề n ạo
phá thai còn khoảng 60 ca.
Theo báo cáo từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ & Trẻ em - Bộ Y tế công bố vào
cuối năm 2017, mỗi năm nước ta có khoảng 250.000 – 300.000 ca phá thai
được báo cáo khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Tuy nhiên, đó chỉ là con số tại một cơ sở y tế công l ập đ ược công b ố.
Thực tế trên cả nước vẫn còn hàng nghìn các phòng khám đ ược cấp phép
thực hiện thủ thuật phá thai và chưa kể những phòng khám th ực hiện thủ
thuật chui, trái với quy định pháp luật mà không có th ống kê c ụ th ể.
Chưa dừng lại ở đó, trong số khoảng 300.000 ca nạo phá thai đ ược
công bố ở Việt Nam có đến 80% tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi (thai to).
Đáng chú ý, trong số các ca phá thai ở Việt Nam theo số li ệu c ủa H ội K ế
hoạch hóa gia đình Việt Nam công bố có đến 60- 70% là sinh viên, học sinh
ở độ tuổi 15- 19 tuổi, 20- 30% là phụ nữ chưa kết hôn. Nh ư vậy, con số
nạo phá thai theo chỉ định của bác sĩ vì những lý do dị tật thai nhi chiếm %
rất nhỏ.
Theo số liệu mới nhất hồi tháng 9/2017, Tổ chức Y tế Thế giới WHO
đã thống kê thế giới có gần 60 triệu ca phá thai mỗi năm. Trong đó có h ơn
17,1 triệu ca phá thai không an toàn, tự ý dùng thuốc hoặc người hỗ tr ợ
phá thai thiếu kĩ thuật. Nước có số ca phá thai cao nh ất toàn c ầu là Trung
Quốc, thứ hai là Nga, Việt Nam ở vị trí thứ ba. Hai vị trí 4, 5 thuộc về Mỹ và
Ukraina
Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục
tăng lên nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng
chống AIDS, tỉ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng t ừ 15% năm

1993 lên 62% vào cuối năm 2002 và số nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên
chiếm 8,3% các trường hợp nhiễm. (Giáo dục dân số – sức kh ỏe sinh sản v ị
thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – gia đình và trẻ em).

4


Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành
niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở tr ường THPT
là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đ ủ v ề gi ới
tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu… Đây là vi ệc làm c ần thi ết
bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra một t ương lai th ật
tươi sáng cho học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghi ệm.
2.2.1. Thực trạng vấn đề giáo dục giới tính ở trường THCS và THPT
quan Hóa
Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận.
Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính vào
giảng dạy. Các trường đều chọn giải pháp là lồng ghép hoặc ngoại khoá. Các
giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy
cảm này. Cũng chưa có trường nào xây dựng được chuẩn kiến thức chung về
vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết còn thực
hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực quan là không có, giáo viên không được tập
huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn đề giới tính. Trách nhiệm này hiện nay có lẽ
giáo viên sinh học được mong đợi nhiều nhất. Tuy nhiên dạy thế nào thì giáo
viên phải tự biên tự diễn. Không có hướng dẫn cụ thể không ai kiểm tra, đánh
giá công tác này. Hậu quả của việc này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng
kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân các em đã nhận được kiến thức từ thông tin
đại chúng, trong khi cần một người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ

bản, tổng quát thì chúng ta chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép,
không hệ thống, thiếu thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài toán giáo dục
giới tính trong trường THPT chưa có lời giải đáp thích đáng.
Giáo dục giới tính là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống đòi
hỏi có những kĩ năng riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên
THPT hiện nay chưa được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều
này dẫn tới hậu quả là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại
5


hứng thú cho học sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có
qui định nào bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính trong từng bài học cụ thể.
Chưa có tổng kết, đánh giá về hoạt động này trong nhà trường một cách
chính xác, sát thực. Dạy lồng ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có
những chương bài chi tiết, cụ thể, phù hợp về giáo dục giới tính. Rất cần thiết
đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến
thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện các bài dạy giáo dục giới tính,
giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, tình dục an toàn một cách hiệu quả.
Năm học 2017 – 2018 vừa qua tổ chức cho 4 lớp 11 tìm hiểu kiến thức
sinh sản vị thành niên, cùng đồng hành với học sinh tôi nhận thấy các em hầu
như không được trang bị kiến thức về kĩ năng sống cũng như tình dục an toàn,
thiếu hiểu biết về an toàn tình dục nên có thai ngoài ý muốn; khi có thai người
mà các em cần đến để chia sẻ đầu tiên là bạn bè, ít xuất hiện vai trò của giáo
viên chủ nhiệm, giáo viện giảng dạy và gia đình đặc biệt là người mẹ, từ thực tế
này cho thấy vai trò giáo viên, gia đình trong việc giáo dục giới tính cho các em
rất hạn chế, các em chưa tin tưởng để chia sẻ những vương mắc đầu đời về giới
tính, an toàn tình dục.
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
a. Thuận lợi:
- So với các bộ môn khác môn sinh là bộ môn có nhiều kiến thức liên quan tới

giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho phép cập nhật nhiều thông tin cũng như
hình ảnh minh họa cho bài dạy.
- Bản thân tôi là một giáo viên nữ, có gia đình nên việc giảng dạy kiến thức sinh
sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng.
b. Khó khăn:
- Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục giới tính
cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có môn giáo dục giới tính
được đưa vào nội dung giảng dạy. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội
dung của môt số bài trong môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn địa lí.
Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu
cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức về giới tính của các
em học sinh.
- Thái độ của các em khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới tính còn khá
dè dặt, các em chưa hề mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những
kiến thức đó.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu như chưa
trường nào có. Các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ dùng lại ở một số
buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề sức khoẻ giới tính, phòng
chống HIV/AIDS...Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến việc dạy
các kiến thức về giới tính cho các em, một số người còn nói rằng: Giáo viên nói
ra những vấn đề đó còn cảm thấy ngượng nữa là các em học sinh.
6


- Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay không
nên đưa chương trình giáo dục sức khoẻ giới tính vào chương trình giáo dục
THPT. Có ý kiến cho rằng: không nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho
rằng: Thà vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực.
Vấn đề lớn được đặt ra ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong công tác giáo

dục giới tính cho các em đang ở giai đoạn vị thành niên.
Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em các kiến
thức về vấn đề giới tính là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá
tham lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ
nên làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng và đều đặn qua
các tiết học.
2.2.3. Số liệu thống kê:
Đầu năm học 2018-2019 tiến hành khảo sát kiến thức cơ bản về sức khỏe
sinh sản vị thành niên trước khi thực hiện đề tài ở 4 lớp 11 ( tổng số 113 học
sinh) với 10 câu hỏi sau:
Câu 1: Các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở nam giới:
a. Có khả năng xuất tinh.
b. Có khả năng mộng tinh.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 2: Giai đoạn từ 16 tuổi đến 19 tuổi cấu tạo sinh lí có đặc điểm:
a. Cơ thể trưởng thành, con gái hầu hết có kinh; con trai “chín về sinh dục”.
b. Lớn nhanh.
c. Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp; có kinh( ở nữ), sinh tinh (ở
nam).
Câu 3: Nếu quan hệ tình dục có giao hợp ở tuổi vị thành niên sẽ:
a. Không gây hậu quả vì cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
b. Có thai vì ở nữ trứng đã chín và rụng; ở nam đã hình thành tinh trùng.
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không được xem là sinh đẻ có kế hoạch
a. Phá thai
b. Thuốc tránh thai
c. Đình sản
d. Tính ngày trứng rụng.
Câu 5: Để biết mình có thai hay không cần phải:
a. Hỏi bố mẹ

b. Đi khám bác sĩ
c. Từ từ thấy bụng to sẽ biết.
d. Thấy mất kinh ở chu kì tiếp theo.
Câu 6: Thế nào là tình dục an toàn?
a. Thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
b. Đảm bảo không nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục, không gây
tổn thương cơ quan sinh dục.
7


c. Cả hai đều đúng.
Câu 7: Chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ:
a. Thay đổi từ 21 đến 35 ngày.
b. Chính xác 28 ngày.
c. Có một chu kỳ.
Câu 8: Phương pháp tránh thai nào không nên dùng với lứa tuổi vị thành
niên:
a. Triệt sản
b. Dùng bao cao su.
c. Dùng thuốc tránh thai
Câu 9: Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm
trong độ tuổi nào?
a. Dưới 20 tuổi.
b. Từ 20- 29 tuổi.
c. Từ 30- 39 tuổi
Câu 10: Tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên:
a. Ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh li
b. Ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tương lai của bản thân.
Cả 2 ý trên đều đúng.
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đúng 39,5 35,2 46,1 26,3 35,5 39,5 26,3 92,1 60,5 65,
8
Sai
60,5 65,8 53,9 73,7 64,5 60,5 737
7,9
39,5 34,
2
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các bài học có nội dung giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản:
Chương trình sinh học lớp 11
Bài

Nội dung tích hợp

Bài 38: Các nhân tố
ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển
ở động vật


- Cung cấp kiến thức về các
hoocmon điều hòa sự phát triển ở
người qua đó nhấn mạnh cho học
sinh thấy được sự thay đổi của cơ
thể khi bước vào tuổi dậy thì.
- Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh
nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các
em có hiểu biết đúng đắn về hiện
tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế
độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức

Phương thức tích
hợp và gợi ý
phương pháp dạy
học
- Phương thức:
Liên hệ.
- Phương pháp:
+Thảo luận
nhóm.
+Phát vấn, gợi
mở, liên hệ thực
tế.

8


Bài 39: Các nhân tố
ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển

ở động vật

Bài 45: Sinh sản
hữu tính ở động vật

khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe
sinh sản sau này.
- Giới thiệu các biện pháp để cải
thiện chất lượng dân số như nâng
cao đời sống, cải thiện chế độ dinh
dưỡng, tư vấn di truyền, chẩn đoán
sớm các đột biến trong phát triển
phôi thai, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường,… đặc biệt nhấn mạnh tác hại
của ma túy, thuốc lá, bia, rượu đến
sức khỏe và sức khỏe sinh sản sau
này.
- Cung cấp đầy đủ kiến thức về các
biện pháp phòng tránh thai để các
em có ý thức và cách phòng tránh
các bệnh lây lan qua đường tình dục
và việc mang thai ngoài ý muốn; biết
cách để kế hoạch hóa khi lập gia
đình sau này.
- Ở người quá trình thụ tinh diễn ra
trong cơ quan sinh dục của nữ, từ
đây nói thêm cho các em biết việc
quan hệ tình dục giữa nam và nữ có
thể dẫn đến thụ thai và mang thai.


- Phương thức:
Liên hệ.
- Phương pháp:
+Thảo luận
nhóm.
+Thuyết trình.
+Đóng vai.
+Phát vấn, gợi
mở, liên hệ thực
tế.

-Phương thức :
Tích hợp.
-Phương pháp:
+ Thuyết trình
+ Thảo luận
nhóm.
+ Vẽ tranh áp
phích.
Bài 46: Cơ chế điều - Ảnh hưởng của thần kinh và môi -Phương thức:
hòa sinh sản
trường sống đến quá trình sinh tinh Tích hợp.
và sinh trứng.
-Phương pháp:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức về Thảo luận nhóm.
tác động của các hoocmon lên quá
trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học
sinh biết được việc chậm kinh hoặc
tắt kinh sau khi đã có quan hệ tình
dục là một trong những dấu hiệu có

thể đã có thai.
- Giới thiệu cho học sinh biết được
ảnh hưởng của stress, lo âu, thiếu
chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá,
nghiện ma túy, nghiện rượu… sẽ ảnh
hưởng đến khả năng sản sinh tinh
trùng và trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng
lên sức khỏe sinh sản và chức năng
9


duy trì nòi giống sau này.
Bài 47: Điều khiển - Điều khiển sinh sản ở động vật và
sinh sản ở động vật sinh đẻ có kế hoạch ở người.
và sinh đẻ có kế - Cung cấp kiến thức cho học sinh
hoạch ở người
hiểu được cơ sở khoa học và cách
thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
để giúp cho những cặp vợ chồng
hiếm muộn có thể có con.
- Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm
của từng biện pháp tránh thai.

-Phương thức :
Tích hợp.
-Phương pháp:
+ Thuyết trình
(Sưu tầm các
thông tin và mẫu
vật về các biện

pháp tránh thai;
về hậu quả của
việc có thai ngoài
ý muốn, phá thai
ở tuổi vi thành
niên).
+ Thảo luận
nhóm.
+ Vẽ tranh áp
phích.
+ Đóng vai.

2.2.2. Ví dụ cụ thể về thiết kế bài giảng có nội dung giáo dục giới tính –
sức khỏe sinh sản:
Bài 47 : ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ SINH ĐẺ CÓ
KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
(Sinh học 11 cơ bản)
Hoạt động II. Tìm hiểu công tác sinh đẻ có kế hoạch ở người.
I. Mục tiêu.
Qua hoạt động, học sinh cần:
- học sinh phải nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích được vì sao phải
sinh đẻ có kế hoạch, tác hại của sự mang thai trong tuổi vị thành niên và việc
phá thai như thế nào?
- Nêu và trình bày cơ chế tác dụng của một số phương pháp tránh thai chủ yếu.
II. Chuẩn bị phương tiện.
- Giáo viên sưu tập hình ảnh băng đĩa, máy chiếu và nội dung liên quan đến các
vấn đề giới tính. Chuẩn bị kĩ và nắm vững giáo án trước khi lên lớp.
- Phát câu hỏi thảo luận cho các nhóm trước 1 tuần cho các nhóm tự sưu tầm,
chuẩn bị nội dung, tranh ảnh trước khi lên lớp.
III. Phương pháp giảng dạy.

- Vấn đáp tìm tòi.
- Hoạt động nhóm.
- Thuyết trình.
IV. Trọng tâm kiến thức.
- Cơ chế tác dụng của một số phương pháp tránh thai chủ yếu.
10


V. Tiến trình giảng dạy.
Khi gặp những trục trặc về những vấn đề tế nhị, khó nói liên quan đến giới
tính, các em sẽ hỏi ai? Cha mẹ ư? Có thể nói với cha mẹ được không? Hay đến
các Bác sỹ để được tư vấn? Đó không phải là thói quen của các em. Chính vì
không dám hỏi ai nên kiến thức về giới tính của các em hầu như không có, dẫn
đến nhiều trường hợp đáng tiếc xãy ra như có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai,
lây nhiễm một số bệnh liên quan đến đường tình dục. Vậy tại sao các em không
tự mình tìm hiểu, khám phá những kiến thức cơ bản về giới tính để trang bị cho
mình những hiểu biết để không gặp phải hay lúng túng khi gặp những chuyện
như vậy.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh

Nội dung bài học
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở
- GV: Việt Nam là một trong số các NGƯỜI.
quốc gia có quy mô dân số cao nhất thế
giới. Năm 2007, dân số Việt Nam
khoảng 84 triệu người, đứng thứ 13 trên
thế giới.Dân số tăng nhanh và quy mô
dân số lớn đã và đang gây ra đã và đang
gây ra những áp lực rất lớn đến nhiều
mặt của cuộc sống như nhà ở, cấp nước,

giáo dục, y tế, nhà ở, môi trường, tài
nguyên.
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì.
- Làm thế nào để hạn chế tốc độ gia tăng
Dân số?
Khái niệm: Sinh đẻ có kế hoạch là
- HS: Phải thực hiện công tác sinh đẻ có điều chỉnh về số con, thời điểm sinh
kế hoạch.
con và khoảng cách sinh con sao cho
- Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
phù hợp với việc nâng cao chất
- HS: Nêu khái niệm (như phần nội lượng cuộc sống của mỗi cá nhân,
dung).
gia đình và xã hội.
- Hiện nay, nước ta đang vận động mỗi
cặp vợ chồng nên sinh bao nhiêu con?
Giới hạn tuổi nào thì không nên sinh
con? Khoảng cách giữa hai lần sinh là
bao nhiêu năm?
- HS: + Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh
tối đa là 2 con.
+ Không nên sinh con trước tuổi
trưởng thành ( khoảng 18 tuổi).
+ Khoảng cách giữa hai lần sinh
không dưới 3 năm.
- GV: Các em hiểu thế nào về tình dục?
11


Các em biết gì về các phương pháp

tránh thai? Phần lớn các em đều cảm
thấy xấu hổ khi nhắc đến những vấn đề
trên mặc dù các em rất tò mò, rất muốn
tìm hiểu và khám phá những vấn đề có
liên quan đến tình dục. Để trả lời những
câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. Các biện pháp tránh thai.
II.2.
a. Tính ngày rụng trứng.
- GV: + Chia lớp thành 4 nhóm.
Trứng rụng vào giữa kì kinh
+ Phát phiếu câu hỏi thảo luận cho nguyệt và chỉ sống được khoảng 24
từng nhóm.
giờ. Vì vậy, tránh giao hợp vào
+ Yêu cầu: Thời gian chuẩn bị những ngày đó để trứng đang còn
trong vòng 5 phút, mỗi nhóm cử đại khả năng thụ tinh không gặp được
diện (hoặc cả nhóm) lên bảng báo cáo.
tinh trùng.
- HS: + Nhận câu hỏi.
b. Bao cao su tránh thai.
+ Tiến hành thảo luận, chuẩn bị
Bao cao su mỏng được lồng vào
nội dung.
dương vật để hứng tinh dịch, làm
+ Đại diện nhóm, nhóm trưởng cho tinh trùng không gặp được
(hoặc cả nhóm) lên bảng trình bày nội trứng.
dung yêu cầu của nhóm mình.
c. Thuốc viên tránh thai
+ Các nhóm khác nhận xét, đặt câu
Viên thuốc tránh thai có chứa
hỏi thêm về vấn đề liên quan cho nhóm prôgestêron và ơstrôgen tổng hợp

báo cáo.
hoặc chỉ chứa prôgestêron. Uống
- GV: + Nhận xét thái độ, chuẩn bị, kết thuốc tránh thai hàng ngày sẽ làm
quả thực hiện yêu cầu của từng nhóm.
cho nồng độ prôgestêron và ơstrôgen
+ Tổng kết, bổ sung kiến thức liên trong máu cao gây ức chế lên tuyến
quan.
yên vùng dưới đồi, làm trứng không
Nội dung câu hỏi thảo luận của các
chín và không rụng; đồng thời làm
nhóm:
cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại,
* Nhóm 1:
ngăn cản không cho tinh trùng vào
- Các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì ở tử cung và ống dẫn trứng để gặp
nam và nữ?
trứng.
- Thế nào là kinh nguyệt? Trình bày chu d. Dụng cụ tử cung.
kì kinh nguyệt ở nữ?
Dụng cụ tử cung kích thích lên
- Nêu cơ chế tác dụng của phương pháp niêm mạc tử cung gây phản ứng
tính ngày rụng trứng?
chống lại sự làm tổ của hợp tử ở tử
*Nhóm 2:
cung. Hợp tử không làm tổ được sẽ
- Nêu cơ chế tác dụng của phương pháp bị đẩy ra ngoài cơ thể.
bao cao su tránh thai?
e. Triệt sản nữ.
- Trình bày đặc điểm, các loại, cách sử
Cắt và thắt 2 đầu ống dẫn trứng

dụng bao cao su tránh thai?(có tranh ảnh ngăn không cho tinh trùng gặp trứng
minh hoạ).
trong ống dẫn trứng.
*Nhóm 3:
g. Triệt sản nam.
12


- Trình bày cơ chế tác dụng của thuốc
Cắt và thắt hai đầu ống dẫn tinh
tránh thai?
ngăn không cho tinh trùng đi ra để
- Kể tên một số loại thuốc tránh thai gặp được trứng.
hiện đang được dùng trên thị trường?
Khi sử dụng thuốc tránh thai cần lưu ý
những vấn đề gì?
* Nhóm 4.
- Trình bày cơ chế tác dụng của các biện
pháp tránh thai: Dụng cụ tử cung, triệt
sản nữ, triệt sản nam?
- Nêu thực trạng nạo phá thai của thanh
thiếu niên Việt Nam hiện nay? Tại sao
không nên nạo phá thai? Tác dụng
chung của các phương pháp tránh thai?
Tuổi vị thành niên không nên sử dụng
những phương pháp tránh thai nào?
- GV: Ngoài các phương pháp tránh thai
trên còn có phương pháp tránh thai nào
khác?
- HS: Ngoài ra còn có biện pháp xuất

tinh ngoài âm đạo.
- GV: Củng cố thêm kiến thức bằng một
số câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 NỘI DUNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THẢO LUẬN:
*Nhóm 1:
- Các hiện tượng đánh dấu tuổi
dậy thì ở Nam: Có khả năng xuất
tinh, mộng tinh, ở nữ: Xuất hiện
kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt là hiện tượng chỉ
xuất hiện ở nữ giới, theo chu kì.
Khi trứng rụng một thời gian
không được kết hợp với tinh
trựng sẽ được thải ra ngoài cùng
với lớp niêm mạc của dạ con bị
bong ra qua đường sinh dục. Kinh nguyệt thải ra gồm máu, chất nhầy, lớp niêm
mạc tử cung, trứng.
- Chu kì kinh nguyệt của nữ giới:
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ 28 ngày. Trong đó:
+ Kinh nguyệt diễn ra trong 3 ngày đầu gọi là ngày hành kinh (1, 2, 3,4,5).
+ Từ ngày 6-13: ngày ít an toàn.
13


+ Ngày 14-15: Ngày trứng rụng.
+ Ngày 16-19 : Ngày ít an toàn.
- Cơ chế tác dụng của phương pháp tính ngày rụng trứng: Yêu cầu trình bày như
phần nội dung (Học sinh dùng tranh : Sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ giới để
giải thích).
*Nhóm 2:

- Cơ chế tác dụng của phương pháp bao cao su tránh thai: Học sinh trình bày
như phần nội dung.
- Đặc điểm bao cao su tránh thai: + Bao cao su còn cò các tên gọi khác như áo
mưa, bao dương vật, condom, capot.
+ Là một loại bao mỏng, mềm và nhạy cảm
làm bằng cao su nhân tạo, được lồng vào dương vật khi cương cứng để tránh
thai.

Tranh: Bao cao su dành cho nam giới

Tranh: Bao cao su dành cho phụ nữ.

- Các loại bao cao su: + Có hai loại bao cao su là bao cao su cho nam giới và bao
cao su cho nữ giới.
+ Một số loại bao cao su trên thị trường: OK, Trust,
Pleasure, condom, Ausny, Asinnyit, Ribbed, dotted, Intimiti, …
- Cách sử dụng bao cao su dành cho nam giới
1.Xé hộp bao, lấy ra cẩn thận tránh làm rách BCS.
2. Bóp đẩy không khí ra khỏi bao cao su nhằm đủ không khí để giữ tinh trùng.
3. Bóp chặt đầu BCS, vuốt nhẹ viền ngoài BCS bao phủ đến tận gốc dương vật
khi đó cương cứng.
4. Sau khi quan hệ xong, tháo bỏ BCS lúc dương vật còn cương cứng, tránh
tinh dịch rơi ra ngoài.
5. Vứt bỏ BCS vào sọt rác. Không sử dụng lại.

14


Tranh: Cách sử dụng BCS dành cho nam giới.
*Nhóm 3:

- Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai: Trình bày như phần nội dung.
- Một số loại thuốc tránh thai: Postino (ngừa thai khẩn cấp), Ky, Exluton.

Postino

Olag

Ky, Exluton

- Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng thuốc tránh thai:
+ Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp: Có thể dựng sau khi quan hệ ( khoảng 72
giờ). Không nên dùng nhiều lần vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ (không
nên dùng quá 3 lần/tháng). Khi sử dụng cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ và
nhà sản xuất.
+ Đối với thuốc tránh thai hàng ngày: Phải uống đều đặn mỗi ngày một lần theo
đúng giờ. Dùng thuốc tránh thai có thể có một số tác dụng phụ, ảnh hưởng đến
sức khoẻ. Do đó, không nên quá lạm dụng thuốc tránh thai.

*Nhóm 4.
- Cơ chế tác dụng của phương pháp dụng cụ tử cung: Phần nội dung, HS dùng
tranh minh hoạ để trình bày.

15


Hình: Vòng tránh thai.
Hình: Thắt ống dẫn trứng ở phụ nữ.
- Cơ chế tác dụng của phương pháp triệt sản nữ: Học sinh sử dụng hình vẽ để
giải thích (như phần nội dung).
- Giải thích cơ chế phương pháp triệt sản nam: Học sinh dùng hình vẽ để giải

thích (như phần nội dung).

- Thực trạng của việc nạo phá thai của thanh thiếu niên Việt nam hiện nay:
Theo khảo sát mới đây, có khoảng từ 20%-30% ca nạo phá thai là những
trường hợp nằm trong tuổi vị thành niên.
- Không nên nạo phá thai, đặc biệt ở tuổi vị thành niên vì nó có thể gây nên
những hậu quả xấu đối với sức khoẻ: như thủng tử cung, xuất huyết (nếu phá
thai muộn),nhiễm trùng vùng chậu, sa dạ con, vụ sinh, tử vong, ảnh hưởng lớn
đến tâm lí, sức khoẻ, nòi giống.

16


- Tác dụng chung của các phương pháp tránh thai:
+ Điều chỉnh số lượng sinh, góp phần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
+ Giảm các trường hợp có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai.
- Tuổi vị thành niên không nên sử dụng các biện pháp trỏnh thai như: Triệt
sản nam, triệt sản nữ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Đối với học sinh ở trường trung học phổ thông, chương trình nội khóa do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã kín lịch, vì thế, để giáo dục giới tính – sức
khỏe sinh sản vị thành niên cho các em, tôi chọn giải pháp là lồng ghép, tích hợp
và liên hệ qua các bài giảng.
Cuối năm học 2018-2019 tôi lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính vào
các tiết dạy ở trường THCS và THPT Quan Hóa, tiến hành khảo sát lại kiến thức
ở 4 lớp 11 với 10 câu hỏi cũ, thu được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
Câu
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đúng 89.2 85.7 87.5 91.1 82.1 80.3 89.2 83.9 89.2 82.
1
Sai
10.8 14.3 12.5 8.9
17.9 19.7 10.8 16.1 10.8 17.
9
Sau đó, tôi phát phiếu thăm dò nhận được kết quả rất khả quan: Học sinh
lĩnh hội được các kiến thức cơ bản về giới tính – sức khỏa sinh sản vị thành
niên, cụ thể:
Số
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
thứ
Đồng Không
tự
ý
đồng ý
1 Em có đồng ý đề cập đến vấn đề giới tính –
x
sức khỏe sinh

17


sản vị thành niên trong trường THPT không?
2

Các bệnh không có khả năng lây truyền qua
x
đường tình dục là : ADIS, lậu, giang mai.
Viêm gan B.
3 Mang thai ở tuổi vị thành niên là tốt cho sức
x
khỏe vì tránh được hiện tượng sinh con mắc
hội chứng Đao.
4 Phá thai là một trong những biện pháp tránh
x
thai hiệu quả nhanh chóng.
5 Nếu quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai
x
ngoài ý muốn thì có thể sẽ ảnh hưởng trầm
trọng đến thể chất lẫn tinh thần của bạn gái.
6 Dùng bao cao su không những tránh thai mà
x
còn tránh được các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
7 Quan hệ tình dục đúng vào ngày rụng trứng
x
mới có thể thụ thai.
8 Phải quan hệ tình dục trước hôn nhân mới
x

tránh được sự tan vỡ sau này do chưa hiểu
nhau.
9 Nên tránh xa những người nhiễm HIV vì sẽ
x
bị lây bệnh khi tiếp xúc.
10 Ở lứa tuổi vị thành niên không nên tìm hiểu
x
các biện pháp tránh thai.
Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm, tổng điểm từ:
8 – 10 : Tốt; 6 – 8 : Khá; 4 – 5 : Trung bình; < 5 : yếu.
Kết quả khảo sát: (tính theo tỷ lệ %)
Loại khá, tốt
Trung bình
70, 6%
29.4%
Năm học 2017 – 2018 khi chưa tiến hành thực hiện đề tài trên thì có nhiều
học sinh phải bỏ học giữa chừng do mang thai ngoài ý muốn. Cụ thể như sau:
Stt
Họ Và Tên
2017 - 2018
Địa chỉ
1
Hà Thị Hơn
11a
Thiên phủ - Quan Hoá
2
Vi Thị Lượng
11a
Nam tiến – Quan Hoá
3

Lương Thị Linh
11a
Thiên phủ - Quan Hoá
4
Hà Thị Chanh
11d
Nam tiến – Quan Hoá
5
Lò Thị Nụ
10d
Hiền chung- Quan Hoá
6
Lê Thị Phương Thảo
10d
Thị xã sầm sơn – Thanh hoá
7
Hà Thị Huyền
10c
Hiền kiệt - Quan Hoá
8
Lò Thị Hải
10b
Nam Tiến – Quan Hoá
Sang năm học 2018 – 2019 sau khi thực hiện lồng ghép kiến thức giáo dục
giới tính vào chương trình sinh học lớp 11 thì đến thời điểm hiện tại chưa có học
18


sinh nào phải bỏ học vì lí do mang thai ngoài ý muốn. Đó là kết quả khả quan
hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học cho nhà trường.

Ngoài những con số trên đây, tôi còn thu thập được rất nhiều tư liệu, tranh
vẽ, hình ảnh và cả những đoạn phim rất cảm xúc thể hiện ý thức về vấn đề giới
tính – sức khỏe vị thành niên, dân số, kế hoạch hóa gia đình của các em, qua đó
thể hiện phần nào ý thức của các em qua các bài học tích hợp giáo dục giới tính
– sức khỏe sinh sản vị thành niên. Hơn nữa, các vở kịch các em “tự biên tự diễn”
đã để lại dấu ấn sâu sắc về mối hiểm họa của việc có thai ngoài ý muốn và sự
lây nhiễm các bệnh hiểm nghèo qua đường tình dục ở tuổi vị thành niên và đặc
biệt đã để lại kỉ niệm đẹp trong cuộc đời đi dạy của tôi , đánh dấu bước đầu
thành công trong việc “tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành
niên” cho học sinh
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Công tác giáo sức khoẻ sinh sản vị thành niên trong nhà trường là hết sức
quan trọng trong việc xây dựng con người có lý tưởng sống tốt đẹp. Muốn làm
tốt những công tác này nhà trường cần phải quan tâm và có biện pháp phù hợp
với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương. Cần quán triệt quan điểm lý
luận gắn liền với thực tế, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Trong nhà
trường phải đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ: giáo viên những người trực
tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh phải có lý luận, có tri thức, có các kĩ năng cần
thiết để làm tốt công tác giáo dục của học sinh. Thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai
của đất nước phải là người lý tưởng sống tốt đẹp kế tục sự nghiệp của ông cha.
Đào tạo con người lý tưởng sống tốt đẹp là nhiệm vụ của toàn xã hội trong
đó có nhà trường. Nhà trường bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Là một giáo viên trong trường THPT, tôi mong
muốn được góp phần mình cùng với nhà trường, gia đình và xã hội để tìm ra
những biện pháp tốt nhất để giáo dục những vấn đề “nhạy cảm” cho học sinh
trong các trường trung học cơ sở đạt hiệu quả cao hơn. Vì trên thực tế việc giáo
dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên không thể thống kê bằng những số liệu cụ
thể mà lợi ích của nó là rất lớn có thể 5 đến 10 năm sau mới nhận thấy được
hoặc có thể lâu hơn nữa nhằm góp phần vào việc phát triển dân số hợp lý và

nâng cao chất lượng cuộc sống
3.2. Kiến nghị.
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên và những người
làm công tác giảng dạy, cần nâng cao nhận thức về lý luận chính trị của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Còn đối với tổ chức Đoàn, Đội và nhà trường nên thành lập tổ tư vấn về
sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giải đáp những thắc mắc cho học sinh để đáp
ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý của học sinh trong các
trường trung học cơ sở hiện nay.
Tổ chức hội thảo liên trường để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm giáo dục
nói chung và khuyến khích cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ.
19


Các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền
tạo môi trường giáo dục tốt ở địa phương để các em sinh hoạt trong dịp nghỉ hè,
lễ, tết...
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 27 tháng 04 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

20



×