Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN đổi mới PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ kỹ NĂNG đọc HIỂU TRONG GIẢNG dạy TIẾNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.82 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KỸ
NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP

Người thực hiện: Trần Văn Sơn
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tiếng Pháp

Thanh Hóa năm 2017


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP
MỞ ĐẦU
Đã từ lâu, ngoại ngữ luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế,
xã hội của tất cả các nước trên thế giới. “Việt Nam đang trên đường hội nhập và
phát triển”, “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, vì vậy
hơn lúc nào hết, giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông và nhất là các
trường THPT Chuyên rất cần được chú trọng và đựoc coi như là chìa khoá của sự
thành công trong giao lưu văn hoá, khoa học, kỹ thuật…với bè bạn năm châu.
Ngoại ngữ giúp chúng ta có thể dễ dàng và chủ động trong việc tiếp cận với kiến
thức khoa học kỹ thuật hiện đại, với các nền văn hoá tiên tiến trên thế giới, tự tin
khi hoà nhập với cộng đồng quốc tế.
Ngày nay, chúng ta đang mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, lấy người
học làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo và chủ động của học sinh nhằm tạo ra
bước đột phá mới nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Vì vậy trong dạy học ngoại


ngữ, việc rèn luyện cho học sinh bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết là mục tiêu đầu
tiên và cơ bản nhất cần thực hiện.
Trong quá trình gần 20 năm công tác, chúng tôi thấy rằng Đọc hiểu là một
trong bốn mục tiêu quan trọng nhất của dạy học ngoại ngữ, cho phép người học có
khả năng tự giải mã được tài liệu tiếng nước ngoài, “tiếp xúc” được với những nền
văn hoá giàu có, đa dạng trên thế giới và làm chủ kho tàng kiến thức của mình.
Nhưng làm thế nào để việc kiểm tra đánh giá kỹ năng này một cách hiệu quả nhất
trong dạy học ngoại ngữ là điều mà chúng tôi thực sự quan tâm và dành nhiều thời
gian để nghiên cứu, tìm hiểu từ nhiều năm nay và bước đầu đã thu được kết quả khả
quan. Vì vậy trong công việc của mình, chúng tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong giảng dạy Tiếng Pháp” để nghiên
cứu. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 phần lớn:
+ Phần 1: Đặt vấn đề.
+ Phần 2: Cơ sở lý thuyết.
+ Phần 3: Tổ chức thực nghiệm về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
kỹ năng đọc hiểu và đề xuất kiến nghị.


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
I.1. Tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học.
Đánh giá kết quả học tập của người học là một khâu rất quan trọng trong
công tác đào tạo, nó gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy
học của người dạy và đổi mới phương pháp học tập của người học . Kết quả không
chỉ phản ảnh năng lực học của học sinh, mà còn phản ánh một phần phương pháp
dạy học của người giáo viên.
Thông thường, kết quả học tập của học sinh đều dựa trên kết quả bài kiểm
tra hết môn học và các bài thi giữa học kỳ và cuối học kỳ. Điều này cũng đã nâng
tính chính xác của đánh giá lên một mức, học sinh cũng đã chịu khó học bài đều
hơn. Tuy nhiên việc đánh giá không đơn thuần chỉ thông qua điểm kiểm tra. Hơn

nữa, một sự bất cập rất lớn trong việc đánh giá lâu nay là học sinh ít được xem bài
kiểm tra hoặc xem không kỹ bài kiểm tra, bài thi của mình, không biết lỗi của mình
khi làm bài. Vì vậy, sai lầm rất thông thường và tương tự vẫn có thể lập lại trong
các lần tiếp theo. Song song với điều này, cần phải nói đến một vấn đề quan trọng
trong kiểm tra, đánh giá, đó là đánh giá thường xuyên và vai trò của việc tự đánh
giá (đánh giá tích cực). Tất cả những vấn đề này, việc đánh giá theo lối truyền thống
là không thể làm được.
I.2. Vai trò của kỹ năng đọc hiểu trong dạy học ngoại ngữ.
Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt của con người được thể hiện dưới hai
hình thức: nói và viết. Phần lớn các tài liệu, thông tin, các tác phẩm văn học, các
kiến thức văn hoá xã hội và kho tàng tri thức của nhân loại được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác dưới dạng viết. Để tiếp thu và làm chủ được kho tàng kiến
thức vô giá đó đặc biệt là với những tư liệu của các nền văn hoá và các nước khác
nhau thì mỗi một người cần phải có năng lực đọc hiểu. Chúng ta đọc để khám phá,
để mở ra thế giới, để kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Với xu thế hội nhập và
toàn cầu hoá như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu bằng tiếng nước ngoài
là thực sự cần thiết, nó giúp cho mỗi một người có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp
nhận những tri thức của nhân loại, hiểu được bất cứ loại tài liệu viết nào một cách
có hiệu quả nhất.
I.3. Những khó khăn trong việc đánh giá kỹ năng đọc hiểu.


Như chúng ta đã biết, trong một thời gian dài, hình thức kiểm tra trong giảng
dạy trung học phổ thông chỉ dừng lại ở kiểm tra miệng và kiểm tra viết dạng tự
luận. Chưa bàn đến nội dung kiểm tra, các hình thức kiểm tra đang thực hiện cũng
khá đơn điệu và lối mòn. Giáo dục phổ thông chưa được chuẩn bị các hình thức
kiểm tra, đánh giá ưu việt khác, như: đánh giá theo thành quả thực hiện, đánh giá
theo mục tiêu đào tạo, các dạng bài nghiên cứu, bài thực hành (hiện vẫn có bài thực
hành nhưng không yêu cầu đánh giá), bài thực hành nghiên cứu theo nhóm, bài trắc
nghiệm…

Đối với học sinh PTTH đặc biệt là hệ chuyên 3 năm thì đánh giá kỹ năng đọc
hiểu giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá mức độ nắm bắt môn học đối
với học sinh. Sau quá trình học tiếng nước ngoài ở nhà trường phổ thông, học sinh
bắt buộc phải qua kỳ thi tốt nghiệp PTTH với môn ngoại ngữ mà đọc hiểu là nội
dung không thể thiếu được. Tuy vậy, việc đánh giá kỹ năng đọc hiểu ở nhà trường
phổ thông còn có nhiều những bất cập: trong chương trình học phổ thông với thời
lượng 3 tiết ngoại ngữẳmong một tuần thì việc đưa các tài liệu đọc hiểu vào giảng
dạy và đánh giá cũng chỉ được một phần nhỏ chương trình; một học kỳ chỉ có 2 bài
kiểm tra viết 45 phút, 1 bài thi hoặc kiểm tra học kỳ với thời gian từ 45 đến 60 phút
nhưng không phải dành riêng cho đánh giá kỹ năng đọc hiểu mà còn phải đánh giá
các nội dung khác như: kỹ năng diễn đạt viết, năng lực ngôn ngữ (ngữ pháp, từ
vựng…); hệ thống các bài tập kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực phong phú,
đa dạng và chưa tập hợp thành từng dạng; và đặc biệt giáo viên còn chưa thật đổi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu đan xen vào các bài học.
. Với những thực trạng của việc kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu mà chúng
tôI vừa mới nêu ra, chúng tôI nhận thấy rằng thực trạng kiểm tra đánh giá kỹ năng
đọc hiểu trong trường phổ thông chưa thực đem lại hiệu quả giáo dục và tạo hứng
thú cho người học.
II. Câu hỏi đặt ra và giả định nghiên cứu.
Từ thực trạng việc đánh giá kỹ năng đọc hiểu trong dạy học ngoại ngữ ở
trường phổ thông, chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi sau:


Câu hỏi 1: Kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu có vai trò quan trọng như thế
nào trong quá trình dạy học Tiếng Pháp?
Câu hỏi 2: Cần phải làm gì để đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ
năng đọc hiểu?
Để trả lời cho câu hỏi đặt ra, chúng tôi đã hình thành giả định nghiên cứu sau:
Giả định 1: Kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu giữ vai trò vô cùng quan
trọng trong dạy ngoại ngữ nói chung và dạy đọc hiểu nói riêng.

Giả định 2: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu là điều
rất cần thiết nhằm mục đích giúp giáo viên đánh giá đúng mức độ hiểu bài của học
sinh, tạo hứng thú cho người học trong quá trình học tập cùng đồng thời giúp người
dạy tự đánh giá phương pháp giảng dạy của mình đã thực đem lại hiệu quả hay
chưa.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp hành động và
phương pháp thực nghiệm để thực hiện đề tài này.
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Định nghĩa về kiểm tra, đánh giá (Définition de l’évaluation).
Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra như một yêu cầu thúc
bách, cùng với việc tiến hành soạn thảo chương trình giáo dục và biên soạn mới
sách giáo khoa ở nhiều cấp học. Trong bối cảnh đó, cần xác định các phương án
kiểm tra đánh giá quá trình dạy-học cũng như lượng định thành quả giáo dục sao
cho phù hợp và xác thực, phản ánh đúng tình hình dạy-học trong nhà trường cũng
như chất lượng của sản phẩm giáo dục trong yêu cầu phát triển và hội nhập của đất
nước.
Quả thật thì các nhà giáo dục cần phải xác định rõ chức năng thực sự của mỗi
lần kiểm tra, đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá nhằm xếp loại học sinh vào những
nhóm có thành tích học tập khác nhau (xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, kém) hay là
nhằm xác định những gì học sinh đã học được và những gì chưa để sau đó giáo viên
có thể tiếp tục dạy, tiếp tục giúp học sinh phát triển những tri thức, kỹ năng, thái độ
cần thiết. (L’évaluation est un acte omnipresent dans le cours de la langue. Evaluer


permet de découvrir les points forts et les points faibles des élèves, de fornir à
l’apprenant l’information don’t il besoin pour comprendre et corriger les erreurs.
En somme, l’évaluation n’est pas seulement le reflet d’apprentissage mais aussi un
miroir pour l’enseignement).
II. Đánh giá năng lực giao tiếp.

Chúng ta biết rằng, mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ là giúp người
học có khả năng sử dụng ngôn ngữ đã học trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Để
đạt được diều đó, ngoài việc dạy học ngoại ngữ, người giáo viên còn cần phải có
phương pháp kiểm tra đánh giá các năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) một
cách phù hợp. Đánh giá năng lực giao tiếp là xác định ở người học khả năng giao
tiếp ở mức độ nào chứ không phảI là xác định mức độ học ngôn ngữ của người học
đó. Từ đó giáo viên cần thay đổi việc đánh giá theo mục đích của từng bài đặt ra.
III. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu theo đường hướng thực hành giao tiếp.
1. Mục tiêu của việc dạy đọc hiểu.
 Giúp học sinh nắm được các kỹ thuật đọc cơ bản (đọc lướt, đọc định vị các
yếu tố trong văn bản, đọc chi tiết) để vận dụng có hiệu quả trong việc hiểu
tổng thể và hiểu chi tiết văn bản.


Giúp đỡ học sinh có được nền tảng cơ bản về các kiến thức ngôn ngữ,
kiến thức văn hoá, văn minh về đất nước nơi có ngôn ngữ đang học.

 Giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết của mình về mọi mặt thông qua nội
dung của các tài liệu đọc hiểu.
 Giúp học sinh xác định được loại hình văn bản, thể loại văn bản và nguồn
gốc văn bản để từ đó lựa chọn cho mình phương pháp khai thác bài phù
hợp nhất.
2. Các hoạt động trong kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu:
Để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh, chúng ta có thể sử dụng nhiều
loại bài kiểm tra (types de test) như là kiểm tra trắc nghiệm khách quan (question à
choix multiples),câu hỏi tự luận (question ouverte), câu hỏi đúng sai (Vrai, Faux)...


Mỗi một loại câu hỏi có những mặt tích cực và cũng có những mặt hạn chế của nó.
Điều quan trọng là người dạy biết chọn nội dung, thời điểm, kiểu câu hỏi cho phù

hợp với từng đối tượng, từng mục đích của bài kiểm tra đánh giá.
Vậy trong dạy học đọc hiểu, cần thiết phảI kiểm tra đánh giá cái gì? Các nhà
ngôn ngữ đã chỉ ra rằng đánh giá vốn hiểu biết về từ vưng, ngữ pháp, cấu trúc câu là
cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là phảI đánh giá được việc sử dụng chiến
lược đọc nào trong quá trình nắm bắt nội dung bài đọc, thể loại bài đọc, nguồn gốc
bài đọc, và đặc biệt học sinh có hiểu tổng thể cũng như hiểu chi tiết văn bản hay
không.
Khi nào chúng ta thực hiện kiểm tra đánh giá? Đánh giá học sinh là một quá
trình thực hiện liên tục trong suốt hoạt động dạy của thày và hoạt động học của trò
(trước, trong và sau khi học).
3. Các loại bài kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu (types de test).
Có rất nhiều dạng bài kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, tuy nhiên chúng
tôi nêu ra ở đây 3 dạng chính, cơ bản và khá hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ:
Câu hỏi nhiều lựa chọn (question à choix multiples) hoặc câu hỏi đúng, sai (Vrai/
Faux); Câu hỏi mở (question à réponses ouvertes courts); Bài tập điền khuyết (test
de closure). Với mỗi một mục tiêu kiểm tra đánh giá và với mỗi đối tượng khác
nhau, người dạy có thể lựa chọn hình thức kiểm tra nào cho phù hợp hoặc có thể kết
hợp đồng thời các hình thức kiểm tra.

PHẦN 3
TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích ở trên, trong phần này chúng tôi nêu
ra những yêu cầu chính và những bước cơ bản trong việc kiểm tra đánh giá năng lực
đọc hiểu của học sinh mà chúng tôi đã áp dụng để tiến hành thực nghiệm ở một số lớp.
I. Tổ chức thực nghiệm.
1. Thực hiện các yêu cầu của đánh giá tích cực:
- Đánh giá phải tập trung vào sự hiểu hiểu bài là chính, phải thông qua việc
vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các loại bài tập, giải quyết các tình huống



mới dựa trên các kỹ năng phân tích, tổng hợp .. của học sinh, chứ không chỉ dựa
vào sự tái nhận hay sự tái hiện.
- Đánh giá phải nhằm khuyến khích việc học tập của học sinh. Ngoài chức
năng cho điểm và xếp loại học sinh, ta cần quan tâm đến chức năng khuyến khích,
tạo động lực cho việc học của các em, hướng việc học của học sinh vào các hoat
động học tập tích cực, tránh việc học vì điểm số.
- Đánh giá phải phù hợp với đối tượng, nhưng vẫn không ngoài những kiến
thức và nội dung trọng tâm của môn học.
- Các tiêu chí đánh giá cấn công khai hoá và sau mỗi lần đánh giá, thông báo
cho học sinh biết đáp án, thang điểm để họ có thể tự đánh giá bản thân trước.
- Thông tin phản hồi cho học sinh: Sau mỗi bài kiểm tra cần tập trung lưu ý
cho học sinh những điều các em làm tốt, những sáng tạo trong bài làm, nhưng đặc
biệt hơn là phân tích kĩ những sai sót để họ rút kinh nghiệm chung và có cơ hội cải
tiến việc học tập của mình.
- Cho phép các em tham gia vào quá trình đánh giá: có thể tự cho điểm, sau
đó bạn cho điểm, cuối cùng giáo viên mới cho điểm. Việc cho phép các em tham gia
vào quá trình đánh giá như trên có đóng góp đáng kể cho sự thúc đẩy quá trình học
tập, đặc biệt quá trình cải tiến phương pháp học tập, ngoài ra nó còn nhằm tập cho
học sinh cách đánh giá, cho điểm sau này ra trường không bỡ ngỡ.
2. Phân loại, tổng hợp các dạng bài kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu.
Đây là một bước rất quan trọng trong việc thu thập tư liệu dạy học của
ngươig giáo viên. Việc tổng hợp, phân loại các dạng bài kiểm tra đánh giá cũng thể
hiện được ý thức tự bồi dưỡng và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ của người dạy,
điều đó tạo thuận lợi cho nâng cao hiệu quả của kiểm tra đánh giá đối với học sinh.
Trong phần này, chúng tôI giới thiệu một số dạng bài tập đánh giá học sinh trong
quá trình thực hiện đề tài.
2.1. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu qua hệ thống câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi
đúng/sai. (L’évaluation de la compétence de CE par le QCM ou par Vrai/Faux)
Nhìn chung, hình thức kiểm tra trắc nghiệm được sử dụng tương đối rộng rãi
trong giảng dạy ngoại ngữ. Kiểm tra trắc nghiệm giúp đánh giá tốt khả năng hồi

tưởng, tái hiện kiến thức, vận dụng và tổng quát hóa các khái niệm trong một chừng


mực nhất định. Tuy vậy, hình thức trắc nghiệm chủ yếu được sử dụng cho việc đánh
giá mặt bằng chung, còn để chọn lọc tinh hoa, người ta vẫn phải dùng hình thức tự
luận hoặc kết hợp trắc nghiệm với tự luận. Chúng tôi nêu ra ở đây hai dạng bài kiểm
tra dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi đúng/ sai.
Texte 1: Lisez ce texte puis choisissez la bonne réponse!
Cambrige, le 16 Juillet 2006
Chers parents,
Je viens de m’installer dans la maison de ma famille d’accueil en Angleterre.
Elle est très sympa. J’ai loué un vélo pour me déplacer. Je n’ai pas eu de la
difficulté avec la circulation. Le seul problème, c’est pour tourner à droite parce
qu’il faut faire très attention aux autres voitures.
J’habite avec deux autres étudiantes dans la même maison: une Japonaise et
une Italienne. Elles ne parlent pas français du tout, donc je dois parler anglais tout
le temps.
Le temps est très variable ici. On m’a conseillé de toujours prendre un
imperméable sur moi. Hier, quand je suis arrivé, il y avait du soleil, mais vers midi,
il a commencé à pleuvoir, mais j’ai dû ouvrir mon parapluie. Ensuite, l’après-midi,
il a fait un peu froid, j’ai dû mettre mon pull.
Je dois finir: on va diner à 18 heures! C’est ça Angleterre.
Sonia
D’après “Tout va bien!” CLE International 2006
41. Sonia a écrit à ses parents de …………..
a. Cambridge

b. Canne

c. Caen


d. Corse

c. japonaise

d. anglaise.

c. sympa

d. dure

c. le bus

d. le metro

42. Elle est accueillie dans une famille …………
a. italienne

b. portugaise

43. Sa famille d’acceille est ………………..
a. facile

b. peu aimable

44. Pour se déplacer, elle prend ………………..
a. la moto

b. le vélo


45. Dans la rue, pour tourner à droite, elle doit ………………..
a. faire ce qu’elle veut.

b. attendre le feu vert


c. se passer du feu rouge.

d. faire attention aux autres voitures.

46. Dans la famille d’accueil, elle est …………………..
a. avec une italienne et une japonaise.

b. avec une italienne.

c. seule

d. avec une japonaise.

47. Elle parle tout le temps anglais, parce que (qu’)………………………
a. elle ne veut pas parler français, sa langue maternelle.
b. ses amis locataires parlent seulement anglais.
c. elle aime le pratiquer.
d. ses amis locataires sont francophones.
48. En Angleterre, le temps est ………….
a. variable

b. bon

c. mauvais


d. magnifique

49. Pour ne pas avoir pris froid, elle a dû mettre………………..
a. un parapluie.

b. un pull

c. un impermeable

d.unvêtement léger.

50. En Angleterre, on dine …………..
a. après 18 heures. b. vers 18 heures c. à 18 heures

d. avant 18 heures.

Texte 2: Lisez attentivement le texte!
Une dîner en famille
Dominique: Mon repas préféré est le dîner. Nous prenons ce repas du soir toujours
à huit heures et demie après le bulletin d'informations à la télé.
C'est tous les jours un grand repas avec hors d'oeuvre viande ou poisson,
légumes, fromage et dessert. La cuisine de ma mère est toujours excelentes.
Toute la famille est autour de la table. Nous parlons de notre journée. Nous
discutons des nouvelles du jour. Nous faisons des projets. Nous restons longtemps à
table. Ce repas du soir est très important pour nous tous et nous sommes toujours à
l'heure.

Vrai ou Faux? Cochez les bonnes réponses!


Questions
1. Dominique préfère le dîner.
2. La famille mange toujours après les informations.
3. Le diner est toujours un petit repas.

Vrai

Faux


4. Sa mère est une bonne cuisinière.
5. On mange vite.
6. Dominique vient toujours après les autres.
On trouve que les questions posées sur le texte sous forme le QCM. Pour
trouver la bonne réponse, l’apprenant doit savoir les caractéristiques de chaque type
de texte, trouver les formulas particulières comme: formule de politesse, signature,
comprendre bien le contenu du texte, trouver les idées principales, les mots clés. En
réalité, le QCM n’est pas facile à répondre parce que les élèves peuvent être
trompés à cause des réponses à l’air vrai, il demande une connaissance-synthèse:
socio-culturelle, discursive, sémantique des apprenants. On constate que les tests
par le QCM sont plus efficacies parce que le hazard a moins de place dans les
réponses, plusieurs réponses sont proposées aux élèves. De plus, le QCM donne une
réponse rapide, claire et exacte.
2.2. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu qua hệ thống câu hỏi mở (L’évaluation de la
compétence de C.E par les questions à réponses ouvertes courts).
Với dạng bài tập này, giáo viên sẽ nên lựa chọn kiểm tra với học sinh có trình
độ khá, giỏi. Tuy vậy, mặc dù là dạng câu hỏi mở nhưng người học sẽ không quá
khó khăn nếu đọc kỹ hơn một chút bài texte và năng động trong suy nghĩ.
Texte: Lisez le texte suivant:
Les effets de l’acool

Vous êtes-vous demandé quels sont les effets d’alcool? Sachez que, servi au
café ou au restaurant, un verre de vin, un demi de bière, un verre de porto, ou de
whisky contiennent chacun environ 10 gramme d’alcool. À la maison, les verres
sont un peu plus remplis….
Or, l’alcool n’est pas dirigé dans l’estomac. Il passe directement dans le
sang. En quelques minutes, il est diffusé dans toutes les parties du corps. Il
provoque une petite période d’excitation. agréable, mais bien vite l’activité du
cerveau est pertubée: les réflexes et les réactions sont ralentis, la concetration
devient plus dificile, l’attention se réduit, les mouvements sont moins bien
coordonnés, les distances mal appréciées.


Un état normal est retrouvé seulement quand l’alcool a été éliminé par les
urines et par les foie. Mais il faut du temps: une heure pour un verre….
Si quelqu’un se met à boire régulièrement plus qu’il faudrait, les
conséquences sont d’abord limitées ou mal identifiées: fatigue, problèmes digestifs,
anxiété, irritabilité. Peu à peu, si rien n’est fait, les risques s’aggravent: troubles
phisiques, maladie du foie, cancer. L’alcool tue des dizaines de milliers de gens
chaque année.
Alors, regarde en mémoire une excellente publicité qui date quelques années
mais qui est toujours d’actualité: “Un verre, ça va, trois verres, bonjour les
dégâts!”
D’après Trait d’union – MGEN, Paris, Mai 1999, no57.
Questions:
a. Combien d’alcool est contenu dans un verre de boisson alcoolisé servi au café?
b. Est –ce que l’alcool est digéré comme les autres aliments? Que se passe –il?
c. Quels sont les effets négatifs immédiats?
d. Combien de temps faut-il pour retrouver un état normal?
e. Quels sont les risques que prennent ceux qui boit de l’alcool
régulièrement?

f. Quel(s) conseil(s) est/ sont donné(s) ou suggéré(s) par le texte?
2.3. Đánh giá kỹ năng đọc hiểu qua dạng bài tập điền khuyết (L’évaluation de
la compétence de C.E par le test de closure).
Với dạng bài tập trắc nghiệm, yếu tố ngẫu nhiên là một trong các nhược điểm
lớn của phương pháp. Với mục đích tuyển chọn tinh hoa, yêu cầu chính xác phải là
ưu tiên cao nhất, cùng với nỗ lực giảm thiểu các yếu tố ngẫu nhiên cũng như sự bất
định của đối tượng tuyển chọn nên trong tuyển chọn tinh hoa, người ta ít dùng kiểm
tra trắc nghiệm như một phương tiện độc lập, mà thường được sử dụng kết hợp với
kiểm tra tự luận. Do yêu cầu là tuyển chọn, tìm đầu khá giỏi chứ không phải là đánh
giá mặt bằng chung nên không đặt ra yêu cầu “khuyến khích bộc lộ cái sai” của học
sinh nữa mà cần thiết tìm ra cái sáng tạo thông minh và sự kết hợp linh hoạt các kỹ
năng trong làm bài kiểm tra, vì vậy với đối tượng này người giáo viên nên chọn
dạng bài tập điền khuyết để đánh giá.


Chúng tôi sẽ giới thiệu ở đây một số dạng bài tập điền khuyết trong đó người
ta đã xoá đi một số từ có thể là danh từ, động từ, tính từ, đại từ…. Người học cần
phảI có kiến thức khá tổng hợp để làm được các dạng bài tập kiểu này.
Texte 1: Complétez ce texte avec les mots convenables!
Il faut penser ……….. la nourriture que nous gaspillons aujourd’hui viendra
à ………. demain. D’une autre côté, la ……….est de plus en ………nombreuse,
surtout dans les ……….non-industrialisés où l’agriculture ……….faible, ne suffit
pas à …………les homes. ………… est pourquoi, les savants ………….de
nouvelles sources d’………….
Texte 2: Lisez ce texte et choisissez la bonne réponse!
Une monnaie unique dans 12 pays européens
Le 1er janvier 2001, (1)...... 12 Etats membres de l' (2) ........... économique
et monétaire adoptent la (3) ....unique, l'euro, qui (4)........... progressivement les
monnaies de chaque pays concerné. (5).......... France par exemple, les pièces et les
(6)........... nationaux sont définitivement retirés de la (7)............ le 28 février 2002.

Cette étape (8).......... la construction européenne a été décidée en 1992, lors de
(9)............. ratification du traité de Maastricht, (10).................... Pays-Bas.
1- A.les

B.ces

C.des

D.tous les

2- A.Europe

B.Union

C.Ensemble

D.Etat

3- A.pièce

B.billet

C.argent

D.monnaie

4- A.change

B.occuppe


C.remplace

D.remplit

5- A.La

B.En

C.Au

D.Avec

6- A.argents

B.billets

C.francs

D.carnets

7- A.circulation

B.cour

C.marché

D.rue

8- A.pour


B.en

C.avec

D.de

9- A.cette

B.le

C.la

D.sa

10. A.en

B.au

C.aux

D.dans

Nous venons de vous présenter quelques tests de closure dans lesquels il y a
des mots supprimés, ces mots peuvent être le nom, le verbe, l’adjectif ou
l’adverbe… L’apprenant doit compléter le texte par les mots convenables.


Normalement, cette sorte de test est reserve au niveau avancé parce que le test de
closure est utilize pour déterminer la lisibilité, mesurer la comprehension de la
lecture et les apprenants doivent avoir trios types de connaissances: connaissances

linguistiques, connaissances contextuales et connaissances générales en faisant ce
test. Avec ce test, l’enseignant peut tester à la fois l’acquisition de vocabulaire et
l’application des règles morpho-syntaxiques des apprenants dans le processus de
compréhension du document.
3. Tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu
và kết quả thu được.
3.1. Giải pháp cũ thường làm.
Trong chương trình dạy học ngoại ngữ ở trường phổ thông, đọc hiểu giữ vai
trò rất quan trọng. Sau quá trình 3 năm hoặc 7 năm học tiếng nước ngoài ở nhà
trường, học sinh bắt buộc phải qua kỳ thi tốt nghiệp PTTH với môn ngoại ngữ mà
đọc hiểu là nội dung không thể thiếu được, kỹ năng này chiếm tỷ lệ không nhỏ
trong nội dung đánh giá. Tuy vậy, chúng tôi thấy việc kiểm tra đánh giá thường
ngày kỹ năng đọc hiểu ở nhà trường còn chưa thực mang lại hiệu quả với nhiều lý
do sau:
Thứ nhất, trong một thời gian dài, hình thức kiểm tra trong giảng dạy trung
học phổ thông chỉ dừng lại ở kiểm tra miệng và kiểm tra viết dạng tự luận. Chưa
bàn đến nội dung kiểm tra, các hình thức kiểm tra đang thực hiện cũng khá đơn điệu
và lối mòn. Giáo dục phổ thông chưa được chuẩn bị các hình thức kiểm tra, đánh
giá ưu việt khác, như: đánh giá theo thành quả thực hiện, đánh giá theo mục tiêu
đào tạo, các dạng bài nghiên cứu, bài thực hành (hiện vẫn có bài thực hành nhưng
không yêu cầu đánh giá), bài thực hành nghiên cứu theo nhóm, bài trắc nghiệm…
Thứ hai, nhưng năm gần đây, nền giáo dục ở nước ta đang dần cải cách, thay
đổi cho phù hợp với sự phát triển của thời đại và xu thế phát triển của thế giới.
Phương pháp đánh giá ngoại ngữ ở trường phổ thông cũng từng bước chuyển mình,
Tuy vậy sự giao thời giữa phương pháp kiểm tra đánh giá cũ, truyền thống và
phương pháp mới, hiện đại cũng tạo ra không ít những khó khăn cho cả người dạy
và người học: khó khăn về cách ra đề thi, khó khăn về phương pháp làm bài, khó


khăn về lựa chọn thời điểm và khoảng thời gian thích hợp để tiến hành kiểm tra,

đánh giá.
Thứ ba, với mỗi một đối tượng, mỗi một chương trình học, người dạy cần
phải chọn phương pháp và loại hình thức kiểm tra đánh giá nào cho phù hợp để
chọn đầu mũi nhọn hay đánh giá trình độ chung, cơ bản của người học. Tuy vậy, đa
số giáo viên còn gặp khó khăn khi cần phải kiểm tra để đánh giá, phân loại học sinh
một cách cụ thể như thế.
* Ưu điểm:
- Giáo viên không mất quá nhiều thời gian trong việc thu thập tư liệu để
thành lập ngân hàng đề.
- Học sinh không phải “vận động” nhiều và không phải vội vàng lắm với
những đề kiểm tra hoặc đề thi không quá nhiều chữ.
* Nhựơc điểm:
- Phương pháp kiểm tra đánh giá này chưa thực phù hợp với mục tiêu đổi mới
phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm.
- Học sinh thụ động, không hứng khởi khi nhận được kết quả đánh giá của
mình.
- Kiểm tra, đánh giá chưa tao được động lực giúp học sinh say mê với môn
học, thoả mãn với kết quả học tập của mình.
- Không phát huy được tính sáng tạo và không luyện được cho hoc sinh cách
làm việc độc lập và chủ động.
- Giáo viên bị động trong việc nắm bắt hiệu quả giờ học, giảng dạy không
phù hợp với mục đích giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ.
* Những tồn tại của giải pháp cần được khắc phục:
- Người giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn nữa trong
việc xây dựng cho mình một ngân hàng đề thi, có phân loại theo từng dạng.
- Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu là điều rất cần
thiết nhằm mục đích đánh giá sát lực học của học sinh, tạo tâm thế thoải mái cho
người được đánh giá và điều quan trọng hơn cả là mang lại hiệu quả cao trong dạy
học ngoại ngữ.



[

3.2. Giải pháp mới cải tiến.
Trên cơ sở lý thuyết về dạy ngôn ngữ qua các thời kỳ, về kiểm tra đánh giá
kỹ năng đọc hiểu bằng ngoại ngữ, qua thực tiễn của quá trình giảng dạy và nghiên
cứu, chúng tôi thấy rằng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy ngoại
ngữ nói chung và dạy đọc hiểu nói riêng để đạt được mục tiêu môn học là thực sự
cần và nên làm.
3.2.1. Cách thức tiến hành.
Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng về kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu ở
nhà trường phổ thông, áp dụng phương pháp đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy
học ngoại ngữ và để xác định hiệu quả của phương pháp đổi mới, chúng tôi đã tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm trên hai lớp 11P và 12P năm học 2016-2017 và so
sánh đối chiếu với kết quả của hai lớp 11P, 12P năm học 2015-2016 khi hai lớp đó
chưa thực hiện đổi mới phương pháp trong kiểm tra, đánh giá kỹ năng đọc hiểu mà
chúng tôi nêu ra ở đây. Thời gian tổ chức thu thập kết quả và nghiên cứu thực
nghiệm trong hai năm học 2015-2016 và 2016-2017.
Năm học 2015-2016, chúng tôi vẫn tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh bình
thường như đã từng làm. Qua điểm kiểm tra, qua các bài thi, qua khảo sát mức độ
nắm bài trước và sau khi kiểm tra trong quá trình học, chúng tôi thống kê tỉ lệ phần
trăm học sinh hiểu bài và đạt kết quả cao trong môn học theo thang diểm và theo số
lượng học sinh trong lớp học.
Năm học 2016-2017, chúng tôi thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh
giá kỹ năng đọc hiểu theo đường hướng sau:
a. Đánh giá theo hướng tích cực:
Việc đánh giá này giáo viên thực hiện trên người học một cách chủ động,
thoải mái, không gây sức ép căng thẳng cho học sinh khi làm bài kiểm tra, không
nặng nề về lý thuyết mà ưu tiên cho sự hiểu bài, cho việc vận dụng kiến thức đã học
vào từng bài cụ thể. Với phương pháp đánh giá này, giáo viên tìm ra được học sinh

nào có kỹ năng phân tích, tổng hợp chứ không đánh giá học sinh dựa trên sự tái
diễn những kiến thức đã học một cách máy móc, thụ động.


- Chúng tôi cũng thực hiện đánh giá học sinh không chỉ vì mục đích cho điểm
mà đặc biệt quan tâm đến vịêc khuyến khích, thu hút, động viên các em vào các
hoạt động học tập tích cực, say mê với tìm tòi nghiên cứu chứ không phải vì điểm
số.
- Chúng tôi cũng công khai hoá các tiêu chí đánh giá và đáp án mẫu của mỗi
một bài kiểm tra, thu thập các lỗi mắc phải thường gặp của học sinh như là một tiền
lệ rồi tổ chức những buổi rút kinh nghiệm tập thể, phân tích kỹ những sai sót và có
hình thức khuyến khích, động viên những em có sự sáng tạo trong bài làm của
mình.
- Việc cho phép các em tự đánh giá, chấm bài của mình hoặc của bạn mình
rồi sau đó giáo viên xem lại cũng là một phương pháp khá hiệu quả trong việc khắc
sâu kiến thức cho người được kiểm tra. Vì vậy không phải cứ chờ đến giờ kiểm tra
chúng ta mới đánh giá được học sinh mà thông qua các bài học trên lớp, bằng
những câu hỏi ngắn đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh cũng là phương pháp
kiểm tra rất tốt khi người dạy cần xác minh lại sự chăm chỉ, tích cực học tập của
người học.
b. Chuẩn bị và tự tạo cho mình có một hệ thống bài kiểm tra đánh giá kỹ năng
đọc hiểu theo từng dạng và cho từng đối tượng học sinh.
- Với những học sinh của mình, tôi phân loại đề kiểm tra dành cho 3 đối
tượng: học sinh khá giỏi thi HSG Quốc gia và có mục tiêu thi đại học khối D. Với
mỗi loại đối tượng này chúng tôi xác định nên đưa dạng bài kiểm tra nào cho phù
hợp mà vẫn đảm bảo được nội dung chương trình, phương pháp đổi mới đánh giá
và điều quan trọng là tạo được sự tự tin hoặc ít nhất là cũng không quá rụt rè khi
được cô giáo gọi đến trong giờ học.
- Trong hệ thống đề kiểm tra của mình, chúng tôi tập hợp các bài kiểm tra
nhanh dành cho kiểm tra miệng, 15 phút; các bài kiểm tra dài dành cho 45 phút, thi

học kỳ; các bài kiểm tra dành cho những buổi ngoài giờ với thời lượng nhiều hơn và
hệ thống câu hỏi tổng hợp hơn. Chúng tôi cũng phân loại cụ thể tư liệu để kiểm tra,
đánh giá theo loại bài trắc nghiệm khách quan (QCM, Vrai/Faux), trả lời tự luận
(QROC), bài tập điền khuyết (test de closure).


c. Các hình thức kiểm tra, đánh giá:
- Chúng tôi đã sử dụng đa dạng hoá các hình thức kiểm tra như: kiểm
tra cá nhân qua bài kiểm tra 45 phút, 15 phút, học kỳ; kiểm tra hoạt động theo nhóm
(cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà sau đó kiểm tra sổ ghi chép của nhóm và thông qua
hoạt động trên lớp của nhóm để đánh giá), đặc biệt là đánh giá sự tích cực thảo luận
của nhóm, động viên nhắc nhở các em nhiệt tình tham gia vào công việc chung. Với
việc đánh giá như trên các em có tâm lý thoải mải, tự tin vì thường xuyên được
khuyến khích sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các nhóm đều có điểm tốt
nhưng đây không phải là giáo viên cho rộng mà là kết quả hoạt động chung của các
em trong các giờ học. Các em rất thích thú với việc đánh giá này vì họ thấy được
công sức của họ đã có mặt trong kết quả. Dần dần, các em đã quen với sự làm việc
trong lớp, sự đánh giá bạn và tự đánh giá mình.
3.2.2. Tính mới của giải pháp.
Qua cách thức tiến hành kiểm tra đánh giá mà chúng tôi vừa nêu lên, rõ ràng
là giảI pháp này có nhiều cái mới thay đổi cho phù hợp với mục tiêu của giáo dục
đào tạo theo hướng tích cực, tập trung vào người học, lấy người học làm trung tâm
và lắng nghe ý kiến, quan điểm của người học. Từ đó phân tích cáI ưu và cáI còn
tồn tại trong quá trình dạy học để điều chỉnh sao cho hợp lý. Một thực tế của việc
học ngoại ngữ ở các trường phổ thông là sự khác biệt giữa học và kiểm tra đánh giá
kiến thức học sinh, song với phương pháp này chúng tôI thấy kiểm tra đánh giá đã
gắn liền với chương trình học và mục tiêu dạy học ngoại ngữ, tạo được hứng thú
cho người học và đánh giá chính xác năng lực của học sinh. Từ đó cũng tạo cho các
em có một niềm tin vào học tập, vào sự công bằng trong kiểm tra đánh giá và sự say
mê với môn học.

I.3.2.3. Tính sáng tạo của giải pháp.
Với những quan điểm mới về kiểm tra đánh giá trong dạy ngoại ngữ nói
chung và dạy đọc hiểu nói riêng, chúng tôi thấy rằng cải tiến phương pháp kiểm tra
dánh giá là vô cùng quan trọng. Bằng nhiều năm nghiên cứu tìm tòi thực nghiệm,
bằng những cuộc điều tra về việc dạy và học đọc hiểu của giáo viên và học sinh,
chúng tôi mạnh dạn nêu lên một số quan điểm sau:


+ Mục đích của đánh giá là để phản hồi cho học sinh về cách học tập; tạo động
cơ và kích thích học sinh học tập, hỗ trợ và thúc đẩy việc học tập; Phản hồi cho các
giáo viên ở các khóa sau và những người khác biết về kết quả; biết cho điểm và
phân loại thành tích và đảm bảo chất lượng (theo các tiêu chuẩn trong trường và bên
ngoài trường: đáng tin cậy, có giá trị và có thể lặp lại)
+ Tuy nhiên, học sinh hoàn toàn không quan niệm mục đích của việc đánh giá là
như vậy. Suy nghĩ của học sinh về kiểm tra đánh giá thường là: Xác định động cơ
học tập; Xác định tại sao, khi nào và học như thế nào; Thường rất nhiều học sinh
nghĩ rằng tất cả những gì họ đang làm trong lớp học như viết bài luận hay các kiểm
tra không có nhiều liên quan gì đến cuộc sống thực tế.
+ Từ quan niệm đó, có thể thấy rằng học sinh có thể thấy phương pháp dạy của
giáo viên này giáo viên kia chưa thực phù hợp, nhưng không tránh được các bài tập
kiểm tra đánh giá tồi; nếu chúng ta muốn thay đổi cách học của người học, chúng ta
hãy mạnh dạn thay đổi cách đánh giá của mình.
+ Để tránh việc người học thực hiện phương pháp học tập để thi, chúng tôi thấy
rằng qui trình kiểm tra đánh giá cần thiết được tiến hành như sau:
 Xác định mục tiêu chương trình đào tạo
 Xây dựng chiến lược, kế hoạch và phương pháp giảng dạy
 Thiết kế việc kiểm tra đánh giá dựa vào các mục tiêu đã đề ra. Các mục
tiêu đó thường bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
+ Các đánh giá được đổi mới tiến hành theo các dạng sau:
 Đánh giá đầu vào: để tìm hiểu xem trình độ của người khi giáo viên bắt

đầu dạy có ngang nhau không. Nếu không, giáo viên sẽ phân loại học sinh
theo các trình độ khác nhau và có kế hoạch giảng dạy đánh giá cho phù
hợp.
 Đánh giá quá trình học tập của học sinh: giúp cho người dạy thấy được
hiệu quả giảng dạy ở mức độ nào và khả năng nắm bắt, tiếp thu lượng kiến


thức của học sinh. Từ đó giáo viên có thể quyết định xem có cần thiết phải
điều chỉnh phương pháp giảng dạy hay tiếp tục duy trì và phát huy
phương pháp đang tiến hành.
 Đánh giá đầu ra theo các hình thức khác nhau: lúc này giáo viên nên căn
cứ vào quá trình đánh giá trước và trong khi học để phân loại học sinh theo
các trình độ: Khá, Giỏi; Trung bình;. Với mỗi một đối tượng học sinh và
mỗi một mục tiêu đánh giá giáo viên nên chọn các hình thức kiểm tra đánh
giá cho phù hợp. Chẳng hạn như để nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng
học sinh cho kỳ thi tốt nghiệp, giáo viên nên chọn dạng bài tập kiểm tra
trắc nghiệm với nội dung cơ bản nhất; đối với học sinh giỏi đội tuyển quốc
gia và Học sinh có nguyện vọng thi khối D vào các trường đại học chuyên
nghiệp thì sự kết hợp cả kiểm tra trắc nghiệm và tự luận với nội dung mở
rộng nâng cao là thực sự cần thiết mặc dù khi thi đại học các em chỉ phải
làm dạng bài tập trắc nghiệm.
 Tuy vậy, chúng tôi thấy rằng trong các dạng đánh giá kể trên, chỉ có đánh
giá quá trình là dạng đánh giá chính xác nhất các mục tiêu kỹ năng và thái độ mà
trong các trường phổ thông của chúng ta thường bỏ qua. Đánh giá quá trình sẽ tạo
động lực thúc đẩy người học say mê hơn và cũng là phương pháp hữu hiệu cho việc
nhắc nhở kịp thời những học sinh chưa có ý thức tốt trong học tập. Còn đánh giá
đầu ra nhằm mục tiêu nhìn lại toàn bộ quá trình học tập của người học và quá trình
giảng dạy của người dạy, từ đó giáo viên có quyết định đúng đắn, công bằng trong
việc xếp loại học sinh.
3.3. Kết quả đạt được.

Sau hai năm học tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin và tổ chức thực
nghiệm kiểm tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu theo phương pháp mới, chúng tôi đã
tiến hành điều tra đánh giá về mức độ hiểu bài của học sinh và so sánh với chất
lượng học tập, giảng dạy khi chưa thực hiện cải tiến phương pháp. Kết quả điều tra
về hiệu quả của việc đổi mới phương pháp đánh giá đọc tương đối khả quan.
3.3.1. Hiệu quả giảng dạy.


Để thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng, cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá
mà chúng tôi đã nêu trên, chúng tôi đã tiến hành điều tra về kết quả hiểu bài của học
sinh và mức độ hứng thú của các em với môn học. Kết quả được thể hiện cụ thể
trong hai bảng dưới đây:
* Bảng 1: Tổng kết về mức độ hiểu bài của học sinh:
Mức độ hiểu bài
Lớp
Lớp 11P,12 P
(70 học sinh)
Năm học 2015-2016
Lớp 11P, 12 P
(70học sinh)
Năm học 2016-2017

Tốt

Khá

8 10 điểm

6,5 <8 điểm


55 học sinh

15 học sinh

78,6%

21,4%

62 học sinh

8 học sinh

88,5%

11,2%

* Bảng 2: Điều tra về mức độ say mê của học sinh với môn
học
Mức độ hứng
thú
với môn học
Lớp
Lớp 11P, 12P
(70 học sinh)
Năm học 2015-2016
Lớp 11P, 12P
(70 học sinh)
Năm học 2016-2017

Rất hứng thú


Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú

15 học sinh

17 học sinh

20học sinh

18 học sinh

21,4%

24,2%

28,5%

25,6%

27 học sinh

18 học sinh

17 học sinh

8 học sinh


38,5%

25,7%

24,4%

11,4%

Nhìn vào hai bảng trên, chúng tôi thấy rằng việc đổi mới phương pháp kiểm
tra đánh giá kỹ năng đọc hiểu thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ.
Thứ nhất, việc đổi mới đã nâng cao chất lượng giờ dạy, chất lượng của quá trình
đào tạo. Số học sinh nắm kỹ bài hơn và có điểm số cao nhiều hơn hẳn những năm
trước. Và điều đặc biệt quan trọng là các em đã say mê với môn học, đã thấy hứng
thú hơn trong các giờ ngoại ngữ. Điều đó cũng tạo cho các em năng động hơn trong
mọi tình huống, chủ động trong lĩnh hội tri thức.


Hiệu quả trong giảng dạy sau khi áp dụng phương pháp đổi mới còn thể hiện
ở tỷ lệ học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi bán học kỳ, hết học kỳ. Và đặc biệt,
năm học 2016-2017 đội tuyển học sinh giỏi tiếng Pháp lớp 12 có 01 em học sinh
lớp 11 do tôi trực tiếp giảng dạy đã đạt giải KK trong kỳ thi HSG quốc gia và giải
Nhì trong kỳ thi Olympic các trường Chuyên duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ.
I.3.3.2. Hiệu quả kinh tế.
Áp dụng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá đọc hiểu mà chúng tôi đã
nêu ra ở trên tiết kiệm được một số lượng thời gian đáng kể. Chúng ta có thể kiểm
tra đánh giá quá trình học tập và mức độ hiểu bài của học sinh đan xen vào các giờ
dạy. Chúng ta không mất nhiều thời gian trên lớp với những bài kiểm tra chưa thực
mang lại hiệu quả. Và phương pháp kiểm tra đánh giá này cũng khắc sâu kiến thức
cho học sinh trong một khoảng thời gian không quá nhiều, giúp người học tiết kiệm

được thời gian cần phải dành các môn học. Hiệu quả kinh tế của đề tài sẽ được tính
bằng số thời gian mà tổng số người học tiết kiệm được trong quá trình học tập của
cả năm học để quy đổi ra ngày công lao động. Khi đó học sinh có thể dành thời gian
tiết kiệm đó để mở rộng, nâng cao, ôn luyện cho thi tốt nghiệp và thi đại học.
II. Đề xuất đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động không thể thiếu được trong tất cả các lĩnh
vực đặc biệt là trong giáo dục. Chúng ta cần phải đánh giá để thấy được cái ưu, cái
nhược của hoạt động dạy, để phát hiện ra lỗi mà học sinh thường mắc phải, để nắm
bắt được hiệu quả hoạt động dạy của thày, hoạt động học của trò. Và đặc biệt hơn
nưa, kiểm tra đánh giá cũng là động lực thúc đẩy các em chăm chỉ và có ý thức hơn
trong học tập.
Để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh thực sự hiệu quả, chúng tôi xin
có một số đề xuất sau:
1. Cần phải đổi mới phương pháp đánh giá tích cực như chúng tôi đã nêu ở trên.
2. Cần phải thay đổi tư duy về đánh giá kết quả học tập. Giáo viên cần xác định
cụ thể mục đích và mục tiêu đánh giá, đó là nhằm hỗ trợ việc học, phản hồi
và định hướng cho người học chứ không phải để làm cho có và ai cũng có thể


qua như để đánh đỗ hay đánh rới học sinh. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta
không thể dạy cho các em tất cả mọi thứ được, chúng ta chỉ có thể làm cho
quá trình học tập của họ trở nên dễ dàng hơn.
3. Sử dụng nhiều dạng đánh giá như tự luận, trắc nghiệm, thực hành, làm việc
theo nhóm, tự đánh giá và đánh giá của bạn bè và chú trọng đến tính giá trị,
tính nhất quán của đánh giá.
4. Giáo viên cần phải tự tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng cho mình một hệ thống
bài tập đa dạng về cả nội dung và thể loại, phân loại đề theo từng đối tượng.
5. Phân loại đối tượng đánh giá, chú ý đến việc thiết kế chương trình học với
việc đánh giá kết quả học tập để có dạng đề phù hợp. Cần có sự chọn lựa nội
dung bài đọc để kiểm tra đánh giá học sinh, phân bố đủ đều thời gian và

lượng kiến thức cần kiểm tra trong các bài kiểm tra định kỳ để tạo sự hứng
khởi và bình tĩnh cho học sinh khi làm bài.
6. Khuyến khích học sinh có trách nhiệm đối với việc học tập của mình, mở
rộng vốn hiểu biết qua các bài tập đọc hiểu bằng ngoại ngữ để mở rộng tầm
nhìn ra thế giới.
7. Cần xây dựng các tiêu chuẩn về đánh giá giáo viên trong đó có sử dụng ý
kiến phản hồi từ phía người học về việc giảng dạy thường xuyên.
8. Ngày nay Bộ Giáo dục đổi mới kiểm tra đánh giá thi trắc nghiệm hoàn toàn
đối với môn ngoại ngữ. Để tiến hành ra đề thi trắc nghiệm được tốt thì cần có
thời gian để tổ chức tập hợp đội ngũ chuyên gia, soạn thảo câu hỏi, thực hiện
quy trình tiêu chuẩn hóa câu hỏi, huấn luyện thực hiện trong đội ngũ những
người làm giáo dục. Với học sinh, phải cho các em có cơ hội luyện tập và làm
quen với hình thức này để các em không bị sốc khi cầm bài kiểm tra đánh giá
quá dài mà lại phải làm trong khoảng thời gian rất ngắn. Muốn làm được điều
đó chúng tôi cũng xin được mạnh dạn kiến nghị ở đây về việc tổ chức cho
giáo viên những cuộc hội thảo về ra đề thi trác nghiệm với những nội dung:
 Cách thực hiện câu hỏi trắc nghiệm (với từng bộ môn) của người dạy.


 Cách làm bài trắc nghiệm của người học.
 Cách xử lí thống kê và ý nghĩa các số liệu thống kê.
 Xây dựng ngân hàng câu hỏi tiêu chuẩn hóa để chỉ dùng các câu hỏi đã tiêu
chuẩn hóa trong các kì thi quốc gia.
 Thực hiện việc tiêu chuẩn hóa các câu hỏi trắc nghiệm với những vùng,
miền và trình độ khác nhau trong cả nước.
 Công bố một phần ngân hàng câu hỏi cho mọi đối tượng quan tâm.
 Tiêu chuẩn hóa quy trình làm kiểm tra trắc nghiệm với những yêu cầu khác
nhau: bài kiểm tra miệng, 15 phút, bài kiểm tra giữa kỳ, bài thi hết học kỳ,
hết năm học.


KẾT LUẬN
Kiểm tra và đánh giá là hoạt động không tách rời và được tiến hành trong
suốt quá trình dạy học. Kiểm tra nhằm phân loại người học căn cứ vào kết quả kỳ
thi. Đánh giá nhằm phản hồi cho người khả năng học tập của họ, động viên tinh
thần thái độ học tập. Đánh giá còn phản hồi cho giáo viên biết tình hình học tập để
kịp thời điều chỉnh bài giảng. Điều quan trọng là giáo viên sẽ chọn lựa phương pháp
đánh giá sáng tạo, hợp lí căn cứ vào khả năng của người học, thời gian của giáo
viên, điều kiện của lớp học và nhất là hiệu quả của công việc.
Đánh giá kết quả học tập của người học là một khâu rất quan trọng trong
công tác đào tạo, nó gắn liền và quan hệ trực tiếp với việc đổi mới phương pháp dạy
học của người dạy và đổi mới phương pháp học tập của người học . Kết quả không
chỉ phản ảnh năng lực học của học sinh, mà còn phản ánh một phần phương pháp
dạy học của người giáo viên.
Việc thay đổi cách thức kiểm tra và đánh giá kỹ năng đọc hiểu là một công
việc không thể thiếu được trong tiến trình đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo
viên ngoại ngữ và phương pháp học tập của học sinh.


Làm được việc này đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, thời gian
để suy nghĩ và thực hiện sao cho phù hợp với lớp học mà mình đang dạy, nhằm
khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động do giáo viên đề ra.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu của mình nhưng đó chỉ là một chút
suy nghĩ, một phần kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết được. Vì vậy sự đón đọc
và góp ý của tất cả các đồng nghiệp là hết sức quý báu để làm sao cho công việc của
những nhà giáo dục như chúng ta luôn đạt được những kết quả rực rỡ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



×