Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực tự học bài “ĐỊNH LUẬT bảo TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.64 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1
------- -------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC

BÀI “ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” VẬT
LÍ 10 THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

ỤC LỤC

Người thực hiện: Lê Văn Chung
Chức vụ: Giáo viên
MỤC LỤC

Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Định 1
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật Lí

THANH HOÁ, NĂM 2019

0


Mục lục
NỘI DUNG

Mục lục


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
2.3. Các giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận- kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Danh mục các sáng kiến đã được Hội đồng khoa
học cấp Sở GD-ĐT đánh giá, đạt giải
Phụ lục

Trang
1
2
2
2
3
3
3-4
4-5
5-6
7-9
9-10

11
12
13-18

1


Sáng kiến kinh nghiệm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC BÀI “ĐỊNH LUẬT
BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG” VẬT LÍ 10 THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn vật lí là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng
ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao. Là một trong những môn học gắn liền với
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình học tập học
sinh không chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội và tiếp thu tri thức mới do giáo viên
truyền tải mà các em còn phải tìm tòi các kiến thức mới thông qua các tài liệu
khác ngoài SGK. Điều này tạo cho học sinh một thói quen tốt trong việc chủ
động, hứng thú, đam mê học tập, tìm hiểu kiến thức trong từng bài học, phát huy
tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và sử dụng tốt công nghệ
hiện đại. Đào tạo nguồn lao động trong thời đại mới với phương châm “học suốt
đời”.
Phương pháp nghiên cứu bài học [1] xuất hiện từ rất lâu nhưng đã được áp dụng
trong quá trình giảng dạy hiện nay ở nước ta, bước đầu có hiệu quả cao.
Sử dụng phương pháp này(1) trong giảng dạy còn nhiều vấn đề vướng mắc đối
với giáo viên cũng như học sinh. Do nguyên nhân từ trước đến nay chúng ta chỉ
quan niệm dạy học chủ yếu dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của giáo viên, học
sinh là người học thụ động, chỉ luôn chú ý đến những kiến thức do giáo viên
truyền thụ mà mất đi tính chủ động trong việc tìm tòi kiến thức mới từ chính

SGK, các tài liệu khác.
Từ những vấn đề trong thực tiễn dạy học tôi đã áp dụng và đưa ra sáng kiến
“ Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học bài Định luật bảo toàn động
lượng- Vật lí 10THPT bằng phương pháp nghiên cứu bài học”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Từ xưa đến nay, ta quá chú trọng đến phương pháp dạy học với tính chất người
dạy là trung tâm, ít có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Mặt khác học
sinh rất thụ động trong việc tiếp thu tri thức, không có ý thức tự học, tự tìm tòi,
sáng tạo.
Tổ chức dạy học cho học sinh nghiên cứu bài học là một phương pháp dạy học
mới đối với hầu hết giáo viên THPT, chưa phổ biến, giáo viên cũng chưa thể
khẳng định tuyệt dối tính ưu việt của phương pháp này. Nhưng nó sẽ thay đổi
suy nghĩ của giáo viên cũng như học sinh, là tiền đề cho học sinh có thói quen đi
tìm chân lí mới, phương pháp học tập mới ở mọi nơi, mọi lúc, phù hợp với cuộc
cách mạng khoa học 4.0 đang diễn ra.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tôi đặt vấn đề là: Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu bài
học để giảng dạy cho một nội dung rất quan trọng trong chương trình vật lí 10
THPT là bài “Định luật bảo toàn động lượng” kết hợp với một số phương pháp,
kỹ thuật dạy học tích cực khác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu lí thuyết.
+ Khảo sát thực tế.
+ Thực nghiệm sư phạm
+ So sánh, đánh giá kết quả thu được giữa hai nhóm đối tượng học sinh có
“đầu vào” gần giống nhau
+ Rút kinh nghiệm bổ xung cho các lần dạy tiếp theo

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Phương pháp dạy học theo định hướng nghiên cứu bài học đã được Sở GD-ĐT
Thanh Hóa triển khai trong những năm gần đây, là một phương pháp dạy học
mới trong các trường THPT. Nếu được triển khai mạnh mẽ hơn thì tiết học thông
qua cách làm này sẽ giúp học sinh có nhiều cơ hội để phát biểu, trao đổi, lắng
nghe ý kiến của nhau, tạo cơ hội cho học sinh nhút nhát, học sinh yếu vào hoạt
động học tập, phát huy được khả năng làm việc độc lập của học sinh. Học sinh
làm việc theo nhóm phát huy được kỹ năng giao tiếp như lắng nghe ý kiến của
người khác, biết trình bày ý kiến của mình, giúp đỡ lẫn nhau, tạo mối quan hệ
tốt đẹp giữa các học sinh để cùng nhau tiến bộ trong học tập.
Qua tiết dạy có thể nhận thấy rằng, việc dạy học theo hướng nghiên cứu bài
học kết hợp với tự học là một giải pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy và học
hiện nay.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lí luận
Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (NCBH) (tiếng Anh là Lesson
Study hoặc Lesson Research) được chuyển từ nguyên nghĩa tiếng
Nhật (jugyou kenkyuu) . Thuật ngữ NCBH có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục
Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 -1912), như một biện pháp để nâng cao năng lực
nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học
các bài học cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng học của học sinh. Cho đến nay
NCBH được xem như một mô hình và cách tiếp cận nghề nghiệp của giáo viên
và vẫn được sử dụng rộng rãi tại các trường học ở Nhật Bản, hình thức này đã
được áp dụng trên nhiều nước, bước đầu được áp dụng ở Việt Nam và đã chứng
minh được tính khả thi của nó trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực

3


chuyên môn của giáo viên so với các phương pháp truyền thống khác. Điều đó

cho thấy tính ưu việt và sức hấp dẫn to lớn của NCBH [1] .
Bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Vật lí đã suy nghĩ và đặt ra câu hỏi: Áp
dụng nghiên cứu bài học cho một tiết học vật lí THPT có gì khó, nó có tác dụng
như thế nào đối với một học sinh( tạo hứng thú học tập,
Quá trình giảng dạy một bài, một chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học cần
thông qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu trong chương trình những bài học, nội dung có thể dạy học
theo hướng nghiên cứu bài học.
Bước 2: Giáo viên soạn giảng theo hướng nghiên cứu bài học
- Quá trình soạn giảng cần chú ý các vấn đề sau:
Cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà HS cần đạt được sau khi học
bài (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình
độ của HS, năng lực chuyên môn của GV.
- Nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao,
cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của HS, cách rèn kỹ năng, hướng
dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn…
- Dự kiến, giả định các vướng mắc những thuận lợi, khó khăn của học sinh khi
tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)
… để thiết lập các câu hỏi tình huống phù hợp với nội dung trọng tâm mà học
sinh cần đạt được sau bài học.
- Sử dụng phương pháp học sinh tự nghiên cứu bài học chỉ áp dụng cho một số
nội dung trong bài. Khi dạy cần kết hợp với các phương pháp, kỹ thuật dạy học
tích cực khác như phương pháp dạy học theo góc, dạy học đặt và giải quyết vấn
đề, kỹ thuật KWL, sơ đồ tư duy
- (Giáo án thuộc phần phụ lục)
Bước 3: Tiến hành giảng dạy trên lớp
- Giảng dạy trên lớp theo phương pháp thông thường mà lâu nay sử dụng kinh
nghiệm từ trước đến nay ở một lớp đối chứng
- Giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu bài học bài định luật bảo toàn động
lượng trên một lớp tương đương

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, so sánh
Quan sát thái độ học tập, khả năng tiếp thu kiến thức mới của học sinh hai lớp
Cho hai nhóm học sinh cùng làm bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ
tiếp thu kiến thức
Bước 5: Rút kinh nghiệm bổ xung
2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Đối với học sinh:
4


Các lớp 10A6, 10A7, 10A8 được định hướng học chương trình cơ bản D, các
em chủ yếu chú tâm đến các ôn sau này thi THPT Quốc Gia, đồng thời để xét
vào một trường ĐH, CĐ đó là các môn Toán, Văn, Anh, ban KHXH. Khi đó tôi
đã tìm hiểu, xem xét thái độ, quá trình học tập của các em trên lớp cũng như ở
nhà tôi đã nhận thấy một đặc điểm chung là:
- Học sinh nhận xét môn Vật lí là môn học khó, em không chịu học bài cũ và
làm bài tập ở nhà, ghi chép bài “lấy lệ”, chuyển “ trách nhiệm” cho giáo viên bộ
môn.
- Học sinh học theo hình thức đối phó, không có động lực học vì cho rằng môn
vật lí không giúp ích cho các em thi THPT QG cũng như xét tuyển sau này.
- Không học bài cũ và làm bài tập ở nhà, ở trên lớp các em vào trang học trực
tuyến( vieetjack.com, ....) để chép lại lời giải các bài tập trong SGK.
- Khi kiểm tra 15 phút hoặc một tiết thì chỉ có một số ít học sinh làm còn các
học sinh khác nhìn bài, chép lại, ảnh hưởng đến sự đánh giá chính xác năng lực,
kết quả học tập của các em.

5


b. Đối với giáo viên:

- Bản thân là giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của lớp
được phân công gảng dạy, tôi đã trăn trở khá nhiều và tâm niệm rằng làm sao để
các em cảm thấy học môn Vật lí có ích cho tương lai các em, có hứng thú trong
học tập. Với tinh thần cầu thị, học hỏi qua bạn bè, qua đồng nghiệp và ngay cả
đối với học sinh, tôi đã tìm đến phương pháp tổ chức dạy một bài học với yêu
cầu học sinh tự nghiên cứu bài học. Đây là phương pháp dạy học nhưng cũng là
yêu cầu của giáo viên đối với học sinh trong từng phần nội dung bài học.
c. Đối với bài “ Định luật bảo toàn động lượng”
Nội dung bài “Định luật bảo toàn động lượng” trong chương trình vật lí THPT
là một bài học khó, học sinh hiểu được bài học này cần phải đảm bảo các yếu tố
như nắm vững kiến thức toán véc tơ vận dụng vào Vật lí, đồng thời có khả năng
quan sát các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, cuộc sống. Với các yêu cầu đó thì
chỉ có số ít học sinh mới đảm bảo được các yêu cầu.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
a. Sử dụng tuyên truyền- kiểm tra
Vai trò tuyên truyền của giáo viên rất quan trọng, mỗi khi các em đã tin tưởng
vào giáo viên, cảm nhận sự lý thú môn học thì các em sẽ có động lực học môn
đó, hoặc cho các tiết học có chất lượng hơn. Nhưng sự tuyên truyền của giáo
viên bộ môn không thể đạt hiệu quả tốt nhất mà cần có sự hỗ trợ của giáo viên
chủ nhiệm và ban cán sự lớp. Các em ban cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm
thấy được tình hình học tập từng bộ môn từ đó đôn đốc, nhắc nhở các em, các
bạn khác học bài cũ, làm bài tập ở nhà.

b. Sử dụng công nghệ thông tin
6


Công nghệ thông tin( CNTT) có thể nói là một kênh tìm hiểu, học tập rất bổ ích,
học sinh có thể tìm thấy bất cứ một vấn đề nào đó liên quan đến bài học, có thể
quan sát, sử dụng các video thí nhiệm, các hiện tượng vật lí được ghi chép lại.

Từ những quan sát đó học sinh sẽ nhận thấy rằng học vật lí không khô khan,
không chỉ có các công thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh để làm bài tập
mà đó là không gian rộng mở trực quan, sinh động, mở ra thế giới quan phong
phú.
Thời đại 4.0 đã, đang bắt đầu nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên cung cấp
thông tin, hướng dẫn học sinh sử dụng CNTT vào bài học hôm nay là một trong
những bước tiến của ngày mai để các em tìm hiểu nhiều vấn đề khác.
c. Phương pháp, kỹ thuật dạy học KWL cho bài giảng “Định luật bảo toàn
động lượng”
Trong phân phối chương trình bài này là 2 tiết với yêu cầu học sinh hiểu được
kiến thức trọng tâm, đồng thời giải được các bài tập có liên quan. Muốn đạt
được hiệu quả tối đa thì việc ôn lại các kiến thức cũ mà các em đã được học
trong chương trình Vật lí 10 THPT, kết hợp với sự tìm tòi trên mạng sẽ giúp ích
cho xây dựng kiến thức bài học này. Do đó trước khi đến tiết dạy tôi đã yêu cầu
học sinh về nhà hoàn thiện bảng sau:
Bảng 1
Hoàn thiện những điều các em đã học, đã biết và tìm hiểu, sưu tầm
Câu hỏi - Yêu cầu
Đáp án, kết quả cần đạt được
1.
- Vận tốc của vật là đại lượng vô Vận tốc là đại lượng véc tơ
hướng hay véc tơ? phụ thuộc như thế - Vận tốc phụ thuộc vào hệ quy chiếu
nào vào vật làm mốc( hệ quy chiếu)
- Một vật đặt nằm yên trên ôtô đang
Bằng không
chuyển động trên đường ngang
+ Vận tốc của vật so với ôtô
Bằng vận tốc của ôtô
+ Vận tốc của vật so với cột mốc bên
đường

GV gợi ý học sinh về đọc lại bài “
Chuyển động cơ” và bài “Chuyển
động thẳng biến đổi đều”

7




2. Mối quan hệ giữa F .t và sự biến



v

v
2
1
đổi vận tốc ( trạng thái chuyển động) m a = F hay m t = F



của một vật.
 m v 2 - m v1 = F t
Gv gợi ý cho học sinh đọc lại bài Ba
Hướng, độ lớn của lực, thời gian tác
định luật Niu-tơn
dụng lực làm biến thiên đến tích vận
tốc và khối lượng của vật
3. Tương tác giữa hai vật trong hệ cô F12  F21

lập
Gv gợi ý cho học sinh đọc lại bài Ba
định luật Niu-tơn
4. Tìm hiểu sự chuyển động của tên lửa Video
thông qua Internet
- Giáo án hoạt động dạy học bài “Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí 10
THPT chương trình cơ bản(2) ( ở phần phụ lục)
- Nội dung kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài học(3) ( ở phần phụ lục)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
a. Đối với bản thân: Tôi nhận thấy rằng, phương pháp nghiên cứu bài học gắn
liền với hoạt động tự học của học sinh đã giúp cho học sinh hiểu bài kỹ hơn, học
sinh có thái độ học tập tốt hơn, hứng thú học tập, góp ý cho nhau trong việc xây
dựng bài. Học sinh cảm thấy rất thú vị với những thông tin bổ ích và các hình
ảnh, video minh họa liên quan đến các sự vật hiện tượng trong bài học mà các
em sưu tầm được. Học sinh tiếp cận với nội dung bài học rất tự nhiên và thực sự
hăng hái, tích cực tham gia vào các hoạt động mà giáo viên dẫn dắt. Nhiều học
sinh hiểu rằng, việc tìm kiếm thông tin ngoài SGK sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn
là tiền đề cho các em làm những việc lớn hơn
b. Đối với học sinh
Sau khi học xong bài định luật bảo toàn động lượng thì học sinh sẽ hoàn thiện
được bảng mô tả kỹ thuật KWL
K
W
L
( những điều đã biết)
( những điều muốn biết) ( Hs học được sau bài
học)
1. Vận tốc của vật là đại I. Động lượng
Biểu thức động lượng

lượng vô hướng hay 1. Xung lượng của lực
- Mối quan hệ giữa động
véctơ? phụ thuộc như 2. Động lượng
lượng và hướng chuyển
thế nào vào vật làm
động
mốc( hệ quy chiếu)
- Độ biến thiên động

8


2. Mối quan hệ giữa
F .t và sự biến đổi vận
tốc ( trạng thái chuyển II. Định luật bảo toàn
động lượng
động) của một vật.
3. Tương tác giữa hai 1. Hệ cô lập
vật trong hệ cô lập
2. Định luật bảo toàn
động lượng của hệ cô lập
3. Va chạm mềm
4.Chuyển động bằng
phản lực
Video mô tả chuyển
động của tên lửa

lượng và lực tác dụng
lên vật trong một khoảng
thời gian t

- Hệ cô lập là gì?
- Định luật bảo toàn
động lượng của hệ cô lập
- Thế nào là va chạm
mềm, lấy được ví dụ về
va chạm mềm, giải được
một số bài toán liên quan
đến va chạm mềm.
Chuyển động bằng phản
lực
- Video về sự tương tác
giữa các vật, đồng thời
hiểu được khi tính toán
một bài toán va chạm

Sơ đồ tư duy do học sinh thiết kế

9


10


Kết quả thu được sau khi giảng dạy theo phương pháp dạy học dựa trên kinh
nghiệm ở lớp 10A6 và dạy theo phương pháp nghiên cứu bài học thông
qua hoạt động tự học của học sinh cho các lớp 10A7, 10A8 như
sau:
Xếp loại
Lớp


Sĩ số

Giỏi
SL

10A6

46

4

%
8,7

Khá
SL
30

%
65,22

Trung bình
SL
%
10
21,74

Yếu, kém
SL
%

2
4,
34
0
0
0
0

10A7 46
12
26,09 31
67,39 3
6,52
10A8 45
16
35,55 24
53,33 5
11,12
Tỉ lệ trung bình giữa hai nhóm đối tượng học sinh
Loại
Nhóm dạy học theo thuyền
Nhóm dạy học theo phương pháp
thống
mới
(Học sinh học theo phương pháp
( Học sinh học theo phương pháp
cũ)
nghiên cứu bài học dựa trên hoạt
động tự học)
Giỏi 4Hs/ 46Hs= 8,7%

28Hs/ 91Hs= 30,76%
Khá 30Hs/46Hs= 65,22%
55Hs/91Hs= 60,43%
Tb
10Hs/46Hs= 21,74%
8Hs/91Hs= 8,79%
Yếu, 2Hs/46Hs= 4,34%
0%
kém
Qua thống kê ta nhận thấy rằng tỉ lệ (%) học sinh khá giỏi ở nhóm học sinh sử
dụng phương pháp dạy học nghiên cứu bài học cao hơn 17,29% so với nhóm
học sinh sử dụng phương pháp dạy học thông thường( hoạt động dạy của giáo
viên đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin, kiến thức cho học sinh).
Điều đó một lần nữa minh chứng cho tính ưu việt của phương pháp dạy học
nghiên cứu bài học gắn liền với hoạt động tự học của học sinh.
c. Đối với nhà trường:
Kết quả đạt được không chỉ do phương pháp dạy học, do giáo viên bộ môn mà
do tập thể, sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm. Nâng cao ý thức, phát huy tính tự chủ của học sinh, tạo hứng thú học tập,
xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và cũng như thói quen nghiên cứu vấn
đề mới cho học sinh.Góp phần nâng cao chất lượng dạy, học và đã được khẳng
định trong các kì thi THPT Quốc Gia và kì thi chọn HSG do Sở GD- ĐT Thanh
Hóa tổ chức.
3. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

11


So sánh kết quả khảo sát trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm đề tài
ta thấy: có sự chuyển biến rất rõ trong học sinh. Số học sinh giỏi- khá tăng lên,

số học sinh yếu, kém không còn. Điều này cũng cho thấy đề tài bước đầu đã có
kết quả tốt.
Qua thời gian áp dụng giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu
quả giảng dạy thì giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên cần
truyền “lửa”, bổ xung một số kỹ năng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động
khả năng tư duy logic trong học tập của học sinh. Tạo thêm động lực, kích thích
các em yêu thích môn học hơn.
Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Nếu chỉ học lí thuyết “xuông” sẽ
dẫn đến giáo điều. Vì vậy tư duy trực quan cần được phát huy thông qua việc
các em tự học, tự tìm tòi qua nhiều kênh thông tin, Internet là một kênh thông tin
phong phú, đa dạng, hữu ích cho học sinh nếu như có sự định hướng của giáo
viên.
Kết quả đạt được trong giảng dạy môn học không chỉ sự đóng góp của giáo
viên bộ môn mà còn cần có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp,
đôn đốc, kiểm tra việc học tập của học sinh hàng ngày.
Trên đây tôi đã trình bày những suy nghĩ của mình về một số phương pháp dạy
học theo hướng nghiên cứu bài học bằng việc tổ chức hoạt động tự học bài “
Định luật bảo toàn động lượng” vật lí 10 THPT một cách hiệu quả. Tuy nhiên
trong đổi mới phương pháp dạy học vật lý tôi gặp không ít khó khăn và chắc
chắn không tránh khỏi những hạn chế. Tôi rất mong sự đóng góp, bổ sung của
các đồng nghiệp để phương pháp này được tốt hơn, nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của xã hội trong thời kì
đổi mới.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2019
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam kết đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác

Lê Văn Chung


12


13


Tài liệu tham khảo
1. SGK vật lí 10 cơ bản. NXB GD
2. Bài tập vật lí 10, Nguyễn Xuân Bình, NXB GD năm 2006
3. Bài tập cơ học , Tô Giang NXB GD năm 2000.
4. Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng vật lý 10, NXB GD năm 2010.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Vật lí, NXB GD năm 2006
6. Dạy và học tích cực- một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, dự án Việt –
Bỉ, NXB ĐHSP
7. Nguồn Internet
[1] - /> /> />
14


Danh mục sáng kiến đạt giải của Hội đồng khoa học Sở GD-ĐT Thanh Hóa
Năm học
2015-2016

Tên sáng kiến
Giải pháp mới nâng cao hiệu quả ôn luyện
phần động lực học vật rắn thi HSG cấp tỉnh

Xếp loại
C


15


Phụ lục
Giáo án bài 23 vật lí 10(CB)
ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất ( tính chất vectơ)
và đơn vị xung lượng của lực.
- Định nghĩa được động lượng, nêu được bản chất( tính chất vectơ) và đơn vị
đo động lượng.
- Từ định luật Newton suy ra định lý biến thiên động lượng.
- Phát biểu được định nghĩa hệ cô lập
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng cho va chạm mềm và chuyển
động bằng phản lực
2. Kỹ năng được phát triển:
- Vân dụng được định luật bảo tòan động lượng để giải quyết va chạm mềm.
- Giải thích bằng nguyên tắc chuyển động bằng phản lực.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : - Bảng 1, các câu hỏi tình huống
- Máy chiếu đa năng
2.Học sinh : - Ôn lại các định luật Newton.
- Hoàn thiện bảng 1
- Tìm hiểu các video về chuyển động bằng phản lực của tên lửa, va
chạm giữa các vật khác với nhau
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Tiết 1

Hoạt động 1 : Tổ chức học sinh tự học tự tìm hiểu khái niệm xung
lượng của lực và động lượng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
Nội dung
sinh
Giáo viên phân học sinh Nhóm …. trình bày I. Động lượng.
lớp học theo 4 nhóm thảo bảng 1, các nhóm khác 1. Xung lượng của lực.
luận, trình bày, nhận xét góp ý, đánh giá
a) Ví dụ.
các yêu cầu sau
+ Cầu thủ đá mạnh vào
quả bóng, quả bóng đang
- Yêu cầu học sinh trình Tìm ví dụ và nhận xét đứng yên sẽ bay đi.
bày bảng 1 được giao về về lực tác dụng và thời + Hòn bi-a đang chuyển
nhà
gian tác dụng của lực động nhanh, chạm vào
trong từng ví dụ.
thành bàn đổi hướng.
Yêu cầu học sinh tìm ví
Như vậy thấy lực có độ
dụ về vật chịu tác dụng
lớn đáng kể tác dụng lên
lực trong thời gian ngắn.
Đưa ra kết luận qua một vật trong khoảng
các ví dụ đã nêu.
thời gian ngắn, có thể
16



Yêu cầu học sinh nêu ra
kết luận qua các ví dụ.

Nêu và phân tích khái
niệm xung lượng của lực.
Nêu điều lưu ý về lực
trong định nghĩa xung
lượng của lực.
Yêu cầy học sinh nêu
đơn vị của xung lượng của
lực.

Nêu bài toán xác định tác
dụng của xung lượng của
lực.
Yêu cầu hs nêu định
nghĩa gia tốc.
Giới thiệu khái niệm
động lượng.
Yêu cầu học sinh nêu
định nghĩa và đơn vị động
lượng.
Yêu cầu học sinh cho
biết hướng của véc tơ
động lượng.
Yêu cầu hs trả lời C1,
C2.
Hướng dẫn để học sinh
xây dựng phương trình
23.3a.


gây ra biến đổi đáng kể
trạng thái chuyển động
của vật.
Ghi nhận khái niệm.
b) Xung lượng của lực.

Khi một lực F tác dụng
lên một vật trong khoảng

thời gian t thì tích F t
được định nghĩa là xung

lượng của lực F trong
Ghi nhận điều kiện.
khoảng thời gian t ấy.
Nêu đơn vị.
Ở định nghĩa này, ta giả

thiết lực F không đổi
trong thời gian ấy.
Đơn vị của xung lượng
Viết biểu thức định của lực là N.s
luật II.
2. Động lượng.
Nhắc lại biểu thức
a) Tác dụng của xung

định nghĩa a
lượng của lực.

Theo định luật II
Newton ta có :


Nêu định nghĩa động
ma = F
lượng.



v

v
2
1 =
hay m
F
t
Nêu đơn vị động



lượng.
 m v 2 - m v1 = F t
b) Động lượng.

Nêu hướng của véc tơ
Động lượng p của một
động lượng.
vật là một véc tơ cùng

Trả lời C1 và C2
hướng với vận tốc và
Xây dựng phương được xác định bởi công


trình 23.3a.
thức p = m v
Đơn vị động lượng là
kgm/s
Phát biểu ý nghĩa các
c) Mối liên hệ giữa
đại lượng trong phương động lượng và xung
trình 23.3a.
lượng của lực.



Ta có : p 2 - p1 = F t

Vận dụng làm bài tập
Yêu cầu học sinh nêu ý ví dụ.
nghĩa của các đại lượng



hay p = F t
Độ biến thiên động


17



trong phương trình 23.3a.

Nêu ý nghĩa của cách lượng của một vật trong
phát biểu khác của định khoảng thời gian nào đó
Hướng dẫn học sinh làm luật II.
bằng xung lượng của
bài tập thí dụ.
tổng các lực tác dụng lên
Yêu cầu học sinh nêu ý
vật trong khoảng thời
nghĩa của cách phát biểu
gian đó.
khác của định luật II
Phát biểu này được xem
Newton.
như là một cách diễn đạt
của định luật II Newton.
Ý nghĩa : Lực tác dụng
đủ mạnh trong một
khoảng thời gian thì có
thể gây ra biến thiên
động lượng của vật.
Hoạt động 2 : Củng cố, dặn dò.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các kiến Tóm tắt những kiến thức đã hóc trong
thức trong bài.
bài.

Yêu cầu học sinh giải các bài tập 8, Giải các bài tập 8, 9 trang 127.
9 trang 127.

18


Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : Nêu định nghĩa và ý nghĩa của độ biến thiên
động lượng.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu định luật bảo toàn động lượng.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung
II. Định luật bảo toàn
động lượng.
Nêu và phân tích khái Ghi nhận khái niệm hệ 1. Hệ cô lập (hệ kín).
niệm về hệ cô lập.
cô lập.
Một hệ nhiều vật được
gọi là cô lập khi không
Nêu và phân tích bài toán
có ngoại lực tác dụng
hệ cô lập hai vật.
lên hệ hoặc nếu có thì
Hướng dẫn học sinh xây
các ngoại lực ấy cân
dựng định luật.
Xây dựng và phát biểu bằng nhau.
định luật.
2. Định luật bảo toàn
Hướng dẫn học sinh giải

động lượng của hệ cô
bài toán va chạm mềm.
Giải bài toán va chạm lập.
Cho một bài toán cụ thể. mềm.
Động lượng của một
hệ cố lập là không đổi.



Giải bài toán cụ thể
p1 + p 2 + … + p n =
thầy cô đã cho.
không đổi
3. Va chạm mềm.
Xét một vật khối
lượng m1, chuyển động
trên một mặt phẳng

ngang với vân tốc v1
Giải thích cho học sinh
đến va chạm vào một
rỏ tại sao lại gọi là va
vật có khối lượng m2
chạm mềm.
Ghi nhận hiện tượng va đang đứng yên. Sau va
chạm mềm.
chạm hai vật nhấp làm
một và cùng chuyển

động với vận tốc v

Yêu cầu học sinh trình
Theo định luật bảo
chiếu một số video chuyển
Tìm thêm ví dụ về toàn động lượng ta có :
động bằng phản lực.
chuyển động bằng phản


m
1 v1 = (m1 + m2) v
Hướng dẫn để học sinh lực.
tìm vận tốc của tên lửa.

Tính vận tốc tên lửa.

suy ra



v=



Cho học sinh giải bài
toán cụ thể.

Giải bài toán thầy cô
cho.

m1 v1

m1  m2

Va chạm của hai vật
như vậy gọi là va chạm
19


mềm.
3. Chuyển động bằng
phản lực.
Một quả tên lửa có
khối lượng M chứa một
khối khí khối lượng m.
Khi phóng tên lửa khối
khí m phụt ra phía sau

với vận tốc v thì tên
khối lượng M chuyển

động với vận tốc V
Theo định luật bảo
toàn động lượng ta có :


m v + MV = 0


=> V = -

m 

M v

Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút đánh giá kết quả
thu được sau khi học xong bài “Định luật bảo toàn động lượng”
Đề
Câu 1: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của xe máy điện của các em đi
học được bảo toàn?
A. Xe máy điện tăng tốc.
B. Xe máy điện giảm tốc.
C. Xe máy điện chuyển động tròn đều.
D. Xe máy điện chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát.
Câu 2: Một vật khối lượng m đang chuyển động theo phương ngang với vận tốc
v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính
vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Bỏ qua ma sát, vận tốc của hệ sau va
chạm là :
A. v
B. v/3
C. 3v
D. v/2.
Câu 3: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực:
A. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy
B. Vận động viên bơi lội đang bơi
C. Chuyển động của súng sau khi bắn đạn
D. Chuyển động của con Sứa.
Câu 4: Viên bi A có khối lượng m1= 60g chuyển động với vận tốc v1 = 5m/s va
chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40g chuyển động ngược chiều với vận
r
tốc v2 . Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Tốc độ viên bi B là:
A. v 7,5m / s
B. v 10 m / s

C. v  25 m / s
D. v 12,5m / s
2

2

3

2

3

2

20


Câu 5: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực F =
10-2N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động
là: A.2.10-2 kgm/s B.10-2 kgm/sC.3.10-2 kgm/s
D.4.10-2 kgm/s
Đáp án
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
D

B
C
A
C
Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các kiến Tóm tắt những kiến thức đã học trong
thức trong bài.
bài.
Cho học sinh đọc thêm phần em có Đọc phần em có biết.
biết ?
Ghi các bài tập về nhà và các yêu cầu
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài chuẩn bị cho bài sau.
tập từ 23.1 đến 23.8 sách bài tập.
Yêu cầu học sinh đọc trước bài công
và công suất.

21



×