Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

SKKN đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn vật lý lớp 11 ở trường THPT ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.74 KB, 49 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
Trang
Phần I: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 2
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu.................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 3
6. Giới hạn áp dụng của đề tài.......................................................................3
Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 4
1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học ........................................ 4
1.1.1. Vai trò......................................................................................... 4
1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới ............................................ 4
1.1.3. Giải pháp đổi mới ...................................................................... 5
1.2. Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi, tranh luận,
thảo luận trong giờ học vật lý................................................................... 5
1.3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi .............................................................. 5
1.3.1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện ............................................. 5
1.3.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành ........................................... 6
1.4. Nguyên tắc tranh luận và thảo luận trong giờ học............................. 6
1.4.1. Tranh luận nghiêm túc ............................................................... 6
1.4.2. Tranh luận cởi mở...................................................................... 6
1.4.3. Tranh luận trên tinh thần thân mật, hợp tác ............................... 6
2. Thực trạng vấn đề...................................................................................... 7
2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN................................................ 7
2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN................................................ 7
3. Các biện pháp tiến hành............................................................................ 7
3.1. Cơ sở xuất phát các biện pháp........................................................... 7


3.2. Các hình thức chủ yếu tổ chức triển khai và thực hiện..................... 8
3.3. Một số lưu ý chung khi tiến hành các hoạt động trong giờ học........ 8
3.4. Ví dụ: Tiến trình dạy học bài dòng điện trong chất khí..................... 9
4. Hiệu quả của đề tài .................................................................................. 11
4.1. Khảo sát thái độ học tập của học sinh đối với môn vật lý .............. 11
4.2. Phân tích điểm số từ các bài kiểm tra thường xuyên của hai lớp . . 13
Phần III: KẾT LUẬN....................................................................................... 14
1. Kết luận..................................................................................................... 14
2. Kiến nghị................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. 15
PHỤ LỤC

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm

ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÍNH
CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ LỚP 11 Ở TRƯỜNG THPT
NGỌC LẶC
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang từng bước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự
nghiệp to lớn đó đòi hỏi giáo dục phải đào tạo nên những con người tự không
ngừng nâng cao chất lượng toàn diện" (Nghị quyết TW 2 khóa VIII), vì vậy phải
"tiếp tục chấn chỉnh nề nếp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo
chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương

pháp giáo dục ở từng khối lớp" (Nghị quyết TW 9 - Ban chấp hành TW Đảng
khóa IX). Như vậy, phương pháp dạy học (PPDH) là một trong những lĩnh vực
trọng tâm nhất của hoạt động quản lý giáo dục. PPDH có một vai trò hết sức
quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,
đất nước đòi hỏi người giáo viên phải biết dạy học sinh cách học - đổi mới
PPDH - để phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình
học tập.
Việc học môn vật lý ở THPT hiện nay vẫn còn mang tính chất truyền thụ
kiến thức thuần tuý làm hạn chế khả năng phát triển năng lực của người học.
Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư
tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong
việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học
sinh trong lớp mình phụ trách để kết quả giảng dạy đạt mức tối ưu. Người học
theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không
động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, trở nên thui chột về
tư duy, khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Do đó thay đổi PPDH trên cơ sở
giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh là rất cần thiết. Vì vậy Bộ GD & ĐT đã công bố
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhằm lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận
để hoàn thiện, chỉnh sửa trước khi bắt tay thực hiện “cuộc cách mạng” trong
giáo dục. [10]
Với nhận thức muốn đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, tôi
đã dành thời gian nghiên cứu, tích lũy được một ít kinh nghiệm và chọn đề tài:
“Đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
trong học tập môn Vật lý lớp 11 ở trường THPT Ngọc Lặc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nội dung, phương pháp và thực trạng dạy học Vật lý lớp 11 từ
đó thiết kế một số hình thức tổ chức lớp học liên môn, tích hợp góp phần đổi
mới PPDH, làm cho giờ học vật lý luôn trở nên hấp dẫn học sinh, phát huy tính
chủ động của các em trong giờ học Vật lý ở trường THPT Ngọc Lặc.


Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm

3. Đối tượng nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu trên kết quả điều tra kết quả học tập và thái độ của học
sinh đối với giờ học môn Vật lý, các phiếu điều tra, bài kiểm tra thường xuyên
của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 11A1 và
11A2 của trường THPT Ngọc Lặc. Lớp thực nghiệm là lớp 11A1 được áp dụng
thường xuyên phương pháp đổi mới giờ dạy học môn Vật lý. Lớp đối chứng là
lớp 11A2 giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu.
4. Phạm vi, kế hoach nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguồn thông tin, thảo
luận theo chủ đề, tổ chức các trò chơi để kiểm tra kiến thức cũ, lập các sơ đồ về
nội dung kiến thức của từng chủ đề, liên hệ của từng chủ đề đối với các môn học
khác, ứng dụng chúng vào thực tế.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách giáo khoa Vật lý lớp 11 cơ
bản và nâng cao; tài liệu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; các hướng
dẫn của Bộ GD & ĐT về dạy học theo chủ đề, dạy học liên môn, tích hợp; tài
liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề phương pháp dạy học và hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nhằm khai thác những
vấn đề cơ bản về lý luận phục vụ cho nhiệm vụ và mục đích đề tài.
- Phương pháp quan sát trò chuyện: Tuy đây không phải là phương pháp
chủ yếu, song nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Để phục vụ
cho nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành quan

sát hoạt động dạy và học của thầy và trò để thu thập những tài liệu bổ ích nhằm
kiểm tra, bổ sung cho những kết quả thu được từ các phương pháp khác nhau.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra gồm những câu hỏi cho
học sinh. Hệ thống những câu hỏi gồm có câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Cụ thể có
câu hỏi chỉ là đồng ý hay không đồng ý, có câu hỏi lại để người thực nghiệm trả
lời một cách tự do (xem phần phụ lục).
- Phương pháp thực nghiệm đối chứng: Tôi tiến hành dạy học ở hai lớp
khác nhau, một lớp theo phương pháp truyền thống và một lớp theo phương
pháp đổi mới. Nhằm đối chứng kết quả của hai phương pháp dạy học khác nhau
xem phương pháp nào có hiệu quả cao hơn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xử lý số liệu để tìm ra mối quan hệ
giữa các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6. Giới hạn áp dụng của đề tài
Trong giới hạn đề tài, tôi chỉ đưa ra hình thức tổ chức lớp học liên môn,
tích hợp đối với chủ đề “Dòng điện trong chất khí” - Chương 3 - Vật lý 11
Đối tượng áp dụng: Áp dụng thực tế trên lớp 11A 1 và 11A2 trong năm học
2017 – 2018. Nếu kết quả thu được đáng tin cậy và có hiệu quả cao sẽ nhân rộng
cho tất cả các đối tượng học sinh trường THPT Ngọc Lặc.

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm

Phần II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Vai trò của đổi mới phương pháp dạy học
1.1.1. Vai trò
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước cần có
những con người năng động, sáng tạo, tự tin, linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với

điều kiện đổi mới đang diễn ra hàng ngày. Những con người như vậy phải được
rèn luyện trong quá trình đào tạo và tự tạo. Để đạt được mục tiêu đó thì trong
giảng dạy ở nhà trường phổ thông điều quan trọng nhất là phát triển trí tuệ và
năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập. Trong khi cách dạy truyền thống
có sự mất cân đối giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò, có những hạn
chế nhất định như: tiếp thu tri thức thụ động, hạn chế phát triển tư duy, không
bộc lộ và phát triển năng lực cá nhân… Vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung
chương trình, nội dung sách giáo khoa thì việc đổi mới PPDH có một vị trí hết
sức quan trọng và cần thiết, là việc làm thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục. [11]
1.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo đổi mới
Trên cơ sở giáo dục toàn diện và hài hoà đức, trí, thể, mỹ. Mục tiêu
chương trình giáo dục phổ thông xác định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất,
năng lực của học sinh ở từng cấp học; mục tiêu chương trình môn học xác định
những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hướng đến hình thành những
phẩm chất, năng lực đặc thù môn học và các phẩm chất, năng lực khác ở từng
lớp, từng cấp học, coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng
cơ sở giáo dục, là căn cứ để chỉ đạo, giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục
phổ thông.
Nội dung giáo dục phổ thông bảo đảm tinh giản, hiện đại, thiết thực, thực
hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý lứa
tuổi học sinh; giáo dục nhân cách, đạo đức, văn hoá pháp luật và ý thức công
dân; tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân
tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác –
Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; dạy Ngoại Ngữ và Tin học theo hướng chuẩn
hoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của học sinh; Giáo dục nghệ thuật và
Giáo dục thể chất coi trọng việc định hướng thẩm mỹ và bồi dưỡng hứng thú
rèn luyện sức khoẻ, hoạt động nghệ thuật.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tập trung dạy cách học và rèn

luyện năng lực tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt,
sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều
kiện cụ thể của mỗi cơ sở giáo dục phổ thông.
Đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, coi trọng cả dạy học trên lớp và
các hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo, tập dượt nghiên cứu khoa học. Phối
hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các hoạt động
giáo dục.
Vì vậy việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bộ
môn Vật lý nói riêng nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản
thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hoà về thể chất và tinh
thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học
tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành
người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.
[11]
1.1.3. Giải pháp đổi mới
- Đổi mới nội dung giáo dục.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
- Đổi mới môi trường giáo dục.
- Đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục.
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.2. Ý nghĩa, tác dụng của các trò chơi, tranh luận, thảo luận trong giờ học
vật lý:

Giờ học Vật lý theo đa số học sinh là giờ học nhàm chán, khô khan với
những con số, những định luật, và nhiều công thức. Vì vậy, trò chơi là phát hiện
mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, suy luận, giảm căng thẳng
và đa số học sinh muốn tham gia. Tranh luận và thảo luận về những vấn đề mà
bản thân hoặc bạn học còn chưa thấu hiểu hoặc hiểu chưa đủ giúp học sinh củng
cố kiến thức, thể hiện năng lực và cá tính của mình. Trong dạy học Vật lý, các
trò chơi có nhiều tác dụng như:
- Giúp học sinh thay đổi loại hình học tập, làm cho giờ học bớt căng
thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng,
gây hứng thú học tập.
- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình.
- Thông qua trò chơi, học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học, năng nổ
hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ, phát triển tư duy mềm dẻo, học tập
cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng
vận dụng trong cuộc sống để thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội.
- Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được
nhiều phẩm chất đạo đức như: tình đoán kết thân ái, lòng trung thực, tinh thần
cộng đồng trách nhiệm… [3]
1.3. Nguyên tắc thiết kế trò chơi
1.3.1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện
- Mỗi trò chơi củng cố được một nội dung Vật lý cụ thể trong chương
trình (cụ thể là một chủ đề hoặc một chương).
- Môn Vật lý lớp 11 được chia làm 7 mạch kiến thức: Điện trường, dòng
điện không đổi, dòng điện trong các môi trường, từ trường, cảm ứng điện từ,
khúc xạ ánh sáng, các dụng cụ quang học. Các trò chơi được xây dựng từ các
kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập có chọn lọc của các chủ đề trong từng
mạch kiến thức trên nhằm, gây hứng thú, góp phần củng cố và hệ thống kiến
thức.
Trang 5



Sáng kiến kinh nghiệm

- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng Toán học, phát
huy trí tuệ, liên hệ thực tế, tích hợp liên môn và phân tích tư duy sáng tạo.
- Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian sử dụng trong tiết học (từ 5 đến
10 phút, thích hợp với môi trường học tập).
- Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo
không khí vui vẻ, thoải mái.
- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh
THPT, tổ chức trò chơi không quá cầu kì, phức tạp.
1.3.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng,
phương tiện có sẵn của môn học (ở phòng Vật lý, đồ dùng tự làm của giáo viên,
học sinh...).
- Các đồ dùng tự làm được học sinh khai thác từ những vật liệu gần gũi ở
xung quanh, từ các phế liệu như vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa...
1.4. Nguyên tắc tranh luận và thảo luận trong giờ học
1.4.1. Tranh luận nghiêm túc
Tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có quy tắc hẳn hoi, mà
trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những
quy tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng
những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo
cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi. Để đạt
những yêu cầu này, người tranh luận nghiêm túc trước khi phát biểu hay đề xuất
ý kiến, đưa ra lời bình phẩm của mình, cần phải xem xét tất cả các trường hợp
khả dĩ, phải cân nhắc những quan điểm và những cách giải thích khác nhau, phải
đánh giá ảnh hưởng của sự chủ quan và cảm tính, phải chú tâm vào việc tìm sự
thật hơn là muốn mình đúng, sẵn sàng chấp nhận những quan điểm không được
nhiều người ưa chuộng, và phải ý thức được định kiến và chủ quan của chính

mình. Khi tranh luận phải nhất quán là chỉ xoay quanh chủ đề bàn luận, luận
điểm bàn luận chứ không đi lạc đề. Không nhằm vào cá nhân và bản thân của
người tham gia tranh luận.
1.4.2. Tranh luận cởi mở
Trong thời gian tranh luận cần đặt mục tiêu vui vẻ, thân thiện lên hàng
đầu. Mỗi người nói lên quan điểm, suy nghĩ của mình cho bạn bè tham khảo,
lắng nghe ý kiến của bạn bè, tìm thấy cái đúng, cái hay của họ để thông cảm, để
học tập, để điều chỉnh nhận thức của mình. Để hiểu được ý kiến của bạn, nên đặt
mình vào hoàn cảnh của bạn. Phải tìm cho được những chỗ hợp lý (hợp hoàn
cảnh) trong các ý kiến của bạn để công nhận. Có những ý kiến không hợp với
mình thì chớ vội nói bạn sai, mà nên hỏi lại, để bạn giải thích lại, biết đâu mình
mới nghe qua chưa hiểu đúng ý bạn. Khi đã thật rõ ràng thì cũng đừng nên bao
giờ nói bạn sai mà chỉ nên nói là: điều đó chưa hợp với suy nghĩ của mình, mình
thấy thế nào ấy, để rồi cả mình và cậu suy nghĩ lại xem…, theo mình nghĩ thì thế
này… có lẽ hợp lý hơn.
1.4.3. Tranh luận trên tinh thần thân mật, hợp tác
Khi tranh luận, thảo luận không đặt việc xem ai đúng, ai sai; không đặt 2
học sinh (hoặc hai tổ, nhóm) đối nghịch nhau; tránh mỗi người cố tranh cãi để
Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm

giành phần thắng (người thắng thì hớn hở, kẻ thua thì cay cú…, tranh luận xong
dễ xẩy ra xích mích…). Thảo luận là chỉ đặt việc xem ý nào đúng thì sẽ đề cao
tinh thần hợp tác, thân thiện, tôn trọng nhau hơn. Kết quả của tranh luận là cả
hai cùng thắng (mà người đưa ra ý sai lại được lợi nhiều hơn). Trước khi tranh
luận bạn A đã bị nhầm, sau tranh luận bạn A đã thấy được nhận thức sai của
mình, vậy chẳng phải bạn A đã thu lợi từ cuộc tranh luận. Còn B, trong lúc tranh
luận B đã trưởng thành thêm về việc vận dụng lý lẽ, thuyết phục và cuối cùng đã

giúp được bạn sửa sai. Vì vậy sau khi tranh luận, thống nhất là ý của A sai (ý của
A sai chứ không phải A sai) thì A nên phấn khởi mà nói rằng… nhờ việc tranh
luận mà ta đã sửa được sai lầm, thật là có lợi (chứ không phải cay cú, tức
giận…).
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thuận lợi khi thực hiện đề tài SKKN
Năm học 2011 – 2012, Bộ GD & ĐT giảm tải nội dung sách giáo khoa
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn những năm qua.
Năm học 2014 – 2015, Bộ GD & ĐT công bố chương trình tổng thể đã
dự thảo nhằm xin ý kiến rộng rãi để tiếp tục hoàn chỉnh.
Giáo viên đã được Sở GD & ĐT Thanh Hóa tổ chức tập huấn về dạy học
theo chủ đề, dạy học theo định hướng đổi mới...
Ban giám hiệu trường THPT Ngọc Lặc luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để
giáo viên đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Một số phần mềm, thí nghiệm ảo, thí nghiệm minh họa được phổ biến
rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi trình bày bài thuyết trình,
chủ đề được phân công tìm hiểu, biên soạn các trò chơi trên máy chiếu.
2.2. Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Một bộ phận không nhỏ các em học sinh còn yếu về các môn học tự
nhiên, tư duy và kỹ năng môn học yếu, chưa có kỹ năng vận dụng lý thuyết giải
bài tập.
Phần lớn học sinh không nhớ biểu thức định lí hàm số sin, cosin, định lí
Pitago, phép cộng vectơ, không xác định được giá trị của các hàm số lượng
giác... Hoặc nhớ được các hàm lượng giác thì việc vận dụng toán vào giải bài tập
vật lý rất khó khăn.
Một số học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn. Thậm chí có học sinh
học chỉ để đối phó lúc giáo viên kiểm tra, sau đó thì chẳng còn nhớ mình đã học
những gì.
Một số học sinh xem nhẹ việc học lý thuyết, không học các định nghĩa và
bản chất của các hiện tượng vật lý mà chỉ chú trọng vào học thuộc các công thức

nên không thể giải được các dạng bài tập ở mức độ tư duy.
Khi dự giờ các tiết dạy, giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ, hầu như
đa số giáo viên của các trường THPT đều chưa định hướng phương pháp giảng
dạy theo chủ đề, tích hợp, liên môn.
3. Các biện pháp tiến hành
3.1. Cơ sở xuất phát các biện pháp
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm

- Xuất phát từ lí luận dạy học: nhằm gây sự hứng thú của học sinh đối với môn
học Vật lý.
- Xuất phát từ tình hình học tập của học sinh trường THPT Ngọc Lặc.
3.2. Các hình thức chủ yếu tổ chức triển khai và thực hiện
Chia mỗi chương kiến thức thành những chủ đề nhỏ. Mỗi chủ đề có thể
gồm 1, 2 hay 3 bài học, tiến hành trong 2 hoặc 3 tiết. Trình tự thực hiện một chủ
đề như sau:
3.2.1. Giao nhiệm vụ về nhà cho từng nhóm
- Chia nhóm, cử 1 học sinh trong nhóm làm nhóm trưởng.
- Giao chủ đề cho từng nhóm.
- Nhóm trưởng phân công cho từng thành viên trong nhóm những nội
dung cần tìm hiểu trong chủ đề nhóm mình được phân công.
- Các thành viên thảo luận các vấn đề mình được phân công, trao đổi
những khó khăn của bản thân khi thực hiện, đề nghị hoán đổi nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng tổng hợp các ý kiến của từng thành viên trong nhóm.
- Cả nhóm thảo luận và đưa ra hình thức thực hiện chủ đề của mình: thiết
kế bài thuyết trình, bài báo cáo bằng word hoặc powerpoint, thiết kế trò chơi,
câu hỏi,…

- Giáo viên hướng dẫn từng nhóm cách viết báo cáo và trả lời những thắc
mắc của học sinh.
3.2.2. Học sinh về nhà thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi học sinh tự tìm hiểu công việc mình được phân công bằng sách giáo
khoa, sách tham khảo, tài liệu từ internet, tham khảo ý kiến của người thân, bạn
bè, hoặc các thầy cô giáo bộ môn khác, …
- Các nhóm tự xắp xếp thời gian gặp nhau để tranh luận, thảo luận và bàn
luận về kết quả mà mỗi thành viên trong nhóm thu thập được.
- Nhóm trưởng lắng nghe, ghi và tổng hợp lại những nội dung cần thiết.
- Cả nhóm cùng lên ý tưởng, thiết kế và hoàn thành một bài báo cáo.
3.2.3. Các nhóm trình bày báo cáo tại lớp
- Nhóm trưởng (hoặc có thể kết hợp với 1 vài học sinh khác) lên trước lớp
báo cáo những nội dung mà nhóm mình được phân công.
- Các nhóm khác đặt câu hỏi còn thắc của mình liên quan đến chủ đề mà
nhóm bạn vừa báo cáo.
3.2.4. Giáo viên nhận xét và tổng hợp
- Giáo viên nhận xét bài báo cáo của từng nhóm: ưu điểm, khuyết điểm về
hình thức trình bày báo cáo và về nội dung báo cáo (có thể cho điểm những
nhóm có bài báo cáo tốt).
- Giáo viên chốt lại những nội dung quan trọng của bài học.
- Giáo viên phân nhiệm vụ cho từng nhóm ở tiết học sau:
+ Mỗi nhóm tiếp tục thiết kế các câu hỏi hoặc trò chơi để kiểm tra kiến
thức cũ có liên quan đến chủ đề đã học cho các nhóm khác.
+ Liên hệ thực tế chủ đề đã học với đời sống, tuyên truyền bảo vệ môi
trường, tiết kiệm năng lượng, …
3.3. Một số lưu ý chung khi tiến hành các hoạt động trong giờ học
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm


3.3.1. Sử dụng phối hợp nhiều hoạt động trong một giờ học: nếu toàn bộ
giờ học chỉ có một hoạt động duy nhất thì dễ gây đơn điệu, nhàm chán cho học
sinh đặc biệt là những lớp có sự phân loại học sinh rõ nét. Giáo viên nên tiến
hành ít nhất từ 2 đến 4 hoạt động, đồng thời kết hợp các hoạt động với nhau một
cách hợp lý. Điều đó sẽ giúp cho giờ học không còn đơn điệu, tạo điều kiện cho
học sinh các loại đối tượng đều được tham gia hoạt động.
3.3.2. Nên khen ngợi và khuyến khích học sinh, cho điểm hợp lý, tuyệt
đối không chê bai học sinh: Theo tâm lý học thì con người ai cũng thích được
khen, ghét bị chê. Do đó việc khen ngợi học sinh sau khi làm được một bài tập,
trình bày xong một bài báo cáo, giải thích được một hiện tượng, trả lời đúng một
câu hỏi (cho dù là dễ), kể cả khi học sinh trả lời sai ta cũng khen ngợi vì học
sinh đã suy nghĩ và nói lên suy nghĩ của mình. Việc khen ngợi và cho điểm hợp
lý sẽ giúp cho học sinh tăng thêm sự hứng thú trong môn học. Bên cạnh đó nếu
có chê trách học sinh thì nên thực hiện một cách khéo léo, tế nhị, tránh làm học
sinh bị tổn thương, tuyệt đối không được có mạt sát học sinh, điều này có thể
dập tắt ngay sự hứng thú của học sinh đối với môn học vừa mới được hình
thành.
3.3.3. Luôn luôn tổng kết và chốt lại những nội dung trọng tâm của bài
học: đây là thao tác rất cần thiết nó giúp cho học sinh xác định được những
mạch kiến thức quan trọng cần ghi nhớ.
3.4. Ví dụ: Tiến trình dạy học chủ đề dòng điện trong chất khí (2 tiết)
Phần 1: Giao nhiệm vụ về nhà cho từng nhóm (mỗi nhóm là 1 tổ)
(5 phút – là phần dặn dò sau khi kết thúc bài học trước)
- Nội dung về nhà của mỗi nhóm: (Phụ lục 1)
- Hướng dẫn học sinh nguồn thông tin để tìm hiểu:
+ Sách giáo khoa Vật lý lớp 11: dòng điện trong chất khí;
+ Sách giáo khoa Hóa học lớp 10: thành phần cấu tạo nguyên tử, liên kết
ion;
+ Sách giáo khoa Hóa học lớp 8: không khí và sự cháy;

+ Sách giáo khoa Công nghệ lớp 11: hệ thống đánh lửa, động cơ đốt trong;
+ Sách giáo khoa Công nghệ lớp 8: đèn huỳnh quang;
+ Sách giáo khoa Công nghệ lớp 7: vai trò của giống và phương pháp chọn
tạo giống cây trồng;
+ Sách giáo khoa Địa lý lớp 7: môi trường nhiệt đới gió mùa;
+ Sách giáo khoa Địa lý lớp 6: thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí;
+ Internet.
- Nhắc nhở học sinh thiết kế một bài báo cáo: Trình bày bài thuyết trình bằng:
word hoặc powerpoint.
Phần 2: Nội dung báo cáo của các nhóm và nhận xét, tổng hợp của giáo
viên (40 phút)
- Nhóm 1 trình bày báo cáo (4 phút) (Phụ lục 2)
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 1 (nếu có)
- Nhận xét và tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 1
- Nhóm 2 trình bày báo cáo (4 phút) (Phụ lục 3)
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 2 (nếu có)
Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm

- Nhận xét và tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 2
- Nhóm 3 trình bày báo cáo (4 phút) (Phụ lục 4)
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 3 (nếu có)
- Nhận xét và tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 3
- Nhóm 4 trình bày báo cáo (4 phút) (Phụ lục 5)
- Các nhóm khác đặt câu hỏi cho nhóm 4 (nếu có)
- Nhận xét và tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 4
Phần 3: Dặn dò tiết học sau (5 phút)
- Học bài và trả lời các câu hỏi trang 93 SGK.

- Chuẩn bị:
+ Nhóm 1 (Tổ 2): Chuẩn bị câu hỏi và đáp án để hỏi các tổ còn lại về
nội dung bài dòng điện trong chất khí (có thể thay thế câu hỏi bằng trò
chơi ô chữ hoặc đố vui).
+ Nhóm 2 (Tổ 3): Tìm hiểu về vai trò của Bugi trong hệ thống đánh lửa
trên xe gắn máy.
+ Nhóm 3 (Tổ 4): Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cách mắc dây
của đèn ống.
+ Nhóm 4 (Tổ 1): Viết pano tuyên truyền sử dụng bóng đèn tiết kiệm
điện năng, hạn chế sử dụng động cơ đốt trong để bảo vệ môi trường,
tuyên truyền phòng chống sét.
Phần 4: Củng cố và vận dụng bài dòng điện trong chất khí (40 phút)
- Nhóm 1: Đặt câu hỏi cho các nhóm khác (Phụ lục 6)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và đánh giá nhóm 1
- Nhóm 2: Trình bày tìm hiểu về Bugi trong hệ thống đánh lửa trên xe gắn máy
(Phụ lục 7)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và đánh giá nhóm 2
- Nhóm 3: Trình bày nguyên lý hoạt động và cách mắc dây của đèn ống
(Phụ lục 8)
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và đánh giá nhóm 3
- Giao nhiệm vụ về nhà cho từng nhóm (5 phút)
Bài học tiếp theo: “Dòng điện trong chất bán dẫn”
- Phân nhóm: Nhóm 1 – tổ 3, nhóm 2 – tổ 4, nhóm 3 – tổ 1, nhóm 4 – tổ 2.
- Nhiệm vụ của từng nhóm:
(Phụ lục 9)
- Các bài kiểm tra trước và sau tác động.
(Phụ lục 10)
- Bảng điểm chi tiết lớp thực nghiệm 11A1.
(Phụ lục 11)
- Bảng điểm chi tiết lớp đối chứng 11A2.

(Phụ lục 12)

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm

4. Hiệu quả của đề tài
Sự sáng tạo là vô tận, đề thi năm sau khác đề thi năm trước. Giáo viên ra
đề thì sáng tạo ra những bài tập mới, cách hỏi mới, học sinh phải sáng tạo trong
tư duy. Vì vậy không thể bó cứng tư duy theo cách học là cứ theo công thức và
bài tập mẫu hoặc coi rằng như thế là việc học đã xong. Muốn học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo tự tin thể hiện cá tính thì thay đổi PPDH là điều tất yếu.
Năm học 2017– 2018, tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai lớp 11A1 và
11A2 của trường THPT Ngọc Lặc. Lớp 11A1 và lớp 11A2 là hai lớp cơ bản, đa
phần học sinh có học lực khá năng động, thích đổi mới. Lớp thực nghiệm là lớp
11A1 được áp dụng thường xuyên phương pháp thảo luận, tự tìm hiểu đề tài, tích
hợp, liên môn trong giảng dạy Vật lý. Lớp đối chứng là lớp 11A2 giảng dạy theo
phương pháp truyền thống là chủ yếu.
Trong quá trình dạy học, khi tôi đổi mới phương pháp dạy học thì học
sinh lớp 11A1 có hứng thú học tập hơn đối với môn Vật lý, các em trở nên mạnh
dạn, chủ động và tự tin hơn về bản thân. Qua quá trình khảo sát, kết quả cho
thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt:
4.1. Khảo sát thái độ học tập của học sinh đối với môn Vật lý:
4.1.1. Phiếu điều tra đầu năm:
Lớp 11A1 có 38 học sinh, 11A2 có 40 học sinh
Câu hỏi
Nội dung
11A1
11A2

Câu 1:
Rất thích
0
0
Sự hứng thú học tập Thích
10
9
môn Vật lý ở các Bình thường
19
23
em thuộc mức nào Ghét
7
8
dưới đây?
Rất ghét
2
0
Môn lý là một trong những môn thi
20
23
vào các trường ĐH, CĐ
Câu 2:
Bài học sinh động, thầy cô dạy học
0
1
Em thích môn Vật vui vẻ, dễ hiểu
lý vì:
Kiến thức dễ nắm bắt
2
2

Liên hệ thực tế nhiều
13
14
Ý kiến khác (nêu ra)
3
0
Môn lý rất khó hiểu, rắc rối, nhiều
26
27
công thức khó nhớ
Câu 3:
Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học
6
8
Em không thích nhàm chán
môn Vật lý vì:
Môn lý không giúp ích gì cho cuộc
1
1
sống
Bị mất căn bản môn lý
4
3
Ý kiến khác (nêu ra)
1
1
Rất khó
6
9
Câu 4:

22
24
Theo em môn lý dễ Khó
Bình thường
8
17
hay khó
Dễ
2
0
Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm

Câu 5:
Trong giờ học môn
lý em thường:
Câu 6:
Em thường học
môn lý khi nào?
Câu 7: Em có cảm
nhận gì trong các
giờ học Vật lý hiện
nay?

Tập trung nghe giảng, phát biểu ý
kiến
Nghe giảng một cách thụ động
Không tập trung

Ý kiến khác (nêu ra)
Thường xuyên
Khi nào có giờ lý
Khi sắp kiểm tra hoặc thi
Khi nào có hứng thú
Ý kiến khác (nêu ra)
Vui vẻ, thoải mái, hứng thú, tích
cực
Bình thường như các môn học
khác
Khô khan, cứng nhắc, nhàm chán
Ý kiến khác (nêu ra)

15

21

20
3
0
6
10
17
5
0

17
2
0
3

25
10
2
0

0

1

25

19

13
0

19
2

11A1
4
19
13
2
0

11A2
0
10
25

5
0

20

10

17

23

1
0
29
0
9
0
2
9
27
0

7
0
25
2
12
1
8
19

13
0

4.1.2. Phiếu điều tra cuối tháng 2:
Câu hỏi
Câu 1:
Sự hứng thú học tập
môn Vật lý ở các
em thuộc mức nào
dưới đây?
Câu 2: Em có cảm
nhận gì trong các
giờ học Vật lý hiện
nay?
Câu 3:
Theo em có nên đổi
mới PPDH môn Vật
lý hay không?
Câu 4:
Theo em môn lý dễ
hay khó?

Nội dung
Rất thích
Thích
Bình thường
Ghét
Rất ghét
Vui vẻ, thoải mái, hứng thú, tích
cực

Bình thường như các môn học
khác
Khô khan, cứng nhắc, nhàm chán
Ý kiến khác (nêu ra)

Không
Tùy thầy cô giáo
Ý kiến khác (nêu ra)
Rất khó
Khó
Bình thường
Dễ

Kết quả điều tra cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đã có những thay đổi
tích cực hơn trong việc học môn Vật lý theo phương pháp mới. Các em hứng thú
học tập hơn, chủ động hơn và yêu thích môn Vật lý hơn so với trước khi tác
động và so với lớp đối chứng.
Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm

4.2. Phân tích điểm số từ các bài kiểm tra thường xuyên của hai lớp.
Kết quả như sau:
4.2.1. Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm 11A1
Bài KT
Sau tác động
Thống trước tác Bài KT số 1 Bài KT số 2 Bài KT số 3 Bài KT số 4

động

SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giỏi
6 15,78
8 21,05 10 26,31 14 36,84 16 42,1
Khá
21 55,26 22 57,89 21 55,26 19 50,00 19 50,00
TB
7 18,42
6 15,78
6 15,78 5 13,16
3
7,9
Yếu
4 10,54
2
5,28
1
2,65
0
0
0

0
Kém
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng 38
100
38
100
38
100 38
100
38
100
4.2.2. Bảng tổng hợp điểm các bài kiểm tra của lớp đối chứng 11A2
Bài KT
Thống trước tác

động
SL
%
Giỏi
3

7,5
Khá
17 42,5
TB
18 45,0
Yếu
2
5,0
Kém
0
0
Tổng 40
100

Sau tác động
Bài KT số 1 Bài KT số 2 Bài KT số 3 Bài KT số 4
SL
3
16
20
1
0
40

%
7,5
40,0
50,0
2,5
0

100

SL
3
18
18
1
0
40

%
7,5
45,0
45,0
2,5
0
100

SL
4
19
16
1
0
40

%
10,0
47,5
40,0

2,5
0
100

SL
4
20
15
1
0
40

%
10,0
50,0
37,5
2,5
0
100

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm

Phần III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Môn Vật lý cũng như nhiều môn học khác đòi hỏi sự chăm chỉ trong quá
trình học tập. Sự đầu tư thời gian và công sức để học là một trong những nhân tố
quan trọng làm nên thành công. Để học sinh yêu thích môn Vật lý thì cần có sự

quan tâm đúng mức của người dạy. Giáo viên dạy môn Vật lý trước hết phải có
lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về chuyên môn. Dạy vô cảm thì hậu quả học
trò học vô cảm. Vì vậy các thầy cô cần phải dạy học trò không những bằng trái
tim mà cả khối óc nữa. Dạy bằng trái tim là để truyền sự rung cảm. Dạy bằng
khối óc là để truyền đạt tri thức. Khi dạy học các thầy cô không nên quá cứng
nhắc về phương pháp, mà phải có sự linh hoạt trong từng bài giảng. Không dạy
theo kiểu “thầy đọc trò chép”, vì hậu quả của nó là đến khi đi thi học trò sẽ “chép
hết gì thầy đã đọc”. Nên dạy cho học sinh cách phân tích, đánh giá, thậm chí là
có thể sáng tạo thêm những công thức mới, tìm hiểu những vấn đề mới trong đời
sống hằng ngày. Để học sinh thực sự nhập cuộc vào bài học, chủ động trong lối
tư duy và cách nghĩ, các thầy cô cần đưa ra các chủ đề Vật lý để các em tham gia
thảo luận, nhất là thảo luận theo các nhóm. Trước đây theo cách thảo luận nhóm
cũ học sinh quay mặt vào nhau cùng phát biểu những nội dung trong bài học chỉ
vài phút rất máy móc và phản tự nhiên. Dạy học theo chủ đề, tích hợp, liên hệ
thực tế, học sinh trình bày nội dung chủ đề theo ý tưởng riêng của từng cá nhân
hoặc từng nhóm rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn tất cả học sinh cả lớp cùng
tham gia. Chúng ta cần đa dạng hóa cách dạy và cách học. Dạy học mà khuôn
cứng là bóp chết lòng đam mê học tập của học trò. Vì vậy, trước hết giáo viên
phải tạo tâm lý thoải mái cho học sinh thì học mới có hiệu quả.
2. Kiến nghị
Với các cấp lãnh đạo: nhiều năm qua ngành giáo dục nói chung, các đơn
vị cơ sở nói riêng đã tích cực chỉ đạo thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, tránh sự truyền thụ một chiều trước đây. Đó là một cơ sở hướng tới sự phát
triển toàn diện năng lực học sinh, sự bền vững của giáo dục. Tuy nhiên việc thực
hiện cần được giám sát một cách chặt chẽ để đảm bảo sự đổi mới là thực, xuất
phát từ nhu cầu và lòng tâm huyết của mỗi giáo viên chứ không phải vấn đề đổi
mới theo kiểu hình thức.
Đối với giáo viên: cần phân biệt rõ giữa các phương pháp, kĩ thuật dạy
học để tránh nhầm lẫn. Đồng thời không ngừng tìm tòi tài liệu và học hỏi đồng
nghiệp về phương pháp để hoàn thiện mình. Đặc biệt là các giáo viên trẻ.

Bàn luận thêm: khi vận dụng mỗi phương pháp cần phải xem tính phù
hợp của nó với: nội dung kiến thức bài học, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất.
Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ vận dụng đơn thuần một phương pháp thì hiệu
quả khó có thể viên mãn. Chúng ta nên kết hợp giữa các phương pháp một cách
linh hoạt cùng với sự đầu tư tốt đồ dùng dạy học sẽ là chìa khóa của một tiết dạy
tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong một thời gian không dài, áp dụng trong đơn vị kiến thức không lớn
trong chương trình Vật lý TPHT chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong
các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để việc nghiên cứu, triển khai các đề tài sau
mang lại hiệu quả cao hơn.
Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Khoa tâm lý giáo dục, trường
ĐHSP Thái Nguyên, Thái Nguyên, 2002).
[2] Phương pháp dạy học Vật lý ở phổ thông (Nguyễn Đức Thâm-Chủ biên
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002).
[3]. Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nguyễn Minh Hoàng , Nhà xuất bản
trẻ, 2003.
[4] Sách giáo khoa Vật lí 11. NXB giáo dục.
[5] Sách bài tập Vật lý 11. NXB giáo dục.
[6] Sách giáo viên Vật lý 11. NXB giáo dục.
[8] Sách giáo khoa Hóa học 8, 10. NXB giáo dục.
[8] Sách giáo khoa Địa lí 6, 7. NXB giáo dục.
[9] Sách giáo khoa Công nghệ 7, 8, 11. NXB giáo dục.
[10] Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD-ĐT.
[11] Các thông tin từ internet.

/> />...
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
[1] TW: trung ương
[2] PPDH: phương pháp dạy học
[3] THPT: trung học phổ thông
[4] SKKN: sáng kiến kinh nghiệm
[5] GD & ĐT: Giáo dục và Đào tạo
[6] TB: trung bình
[7] KT: kiểm tra
[8] SL: số lượng
[9] ĐH: đại học
[10] CĐ: cao đẳng
[11] ĐHSP: đại học sư phạm
[12] NXB: nhà xuất bản

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Bé


Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 1
(Nội dung về nhà của mỗi nhóm, chủ đề: Dòng điện trong chất khí)
- Nhóm 1: (Tổ 1)
1) Chất khí là chất dẫn điện hay cách điện? Vì sao?
2) Nêu điều kiện để có dòng điện.
3) Mô tả thí nghiệm phát hiện, đo dòng điện qua chất khí.
4) Nêu cách tạo ra hạt tải điện trong chất khí.
5) Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí.
6) Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là gì?
- Nhóm 2: (Tổ 2)
1) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua chất khí khi
phóng điện không tự lực theo hiệu điện thế U giữa hai điện cực và đưa ra nhận
xét.
2) Trình bày hiện tượng nhân số hạt tải điện trong chất khí trong quá trình dẫn
điện không tự lực.
3) Thế nào là quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí?
4) Nêu các cách chính để tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí?
5) Nêu những ưu, nhược điểm của đèn ống, compact so với bóng đèn sợi đốt có
cùng công suất.
- Nhóm 3: (Tổ 3)
1) Tia lửa điện là gì? Điều kiện tạo ra tia lửa điện.
2) Hãy nêu các ứng dụng của tia lửa điện trong kỹ thuật và đời sống?
3) Sét là gì? Em hãy đưa ra những biện pháp để phòng chống sét đánh?
- Nhóm 4: (Tổ 4)

1) Hồ quang điện là gì? Điều kiện tạo ra hồ quang điện.
2) Nêu các hiện tượng kèm theo khi có hồ quang điện.
3) Nêu các ứng dụng của hồ quang điện trong đời sống và kĩ thuật?
4) Tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa các vụ cháy do chập điện.
Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 2
(Nội dung báo cáo của nhóm 1 và nhận xét, tổng hợp của giáo viên)
* Nội dung báo cáo của nhóm 1:
1) Chất khí không dẫn điện vì các phân tử khí đều ở trạng thái trung hòa
điện, do đó trong chất khí không có hạt tải điện.
2) Điều kiện để có dòng điện:
- Có các hạt mang điện tự do.
- Có một hiệu điện thế (điện
trường).
3) Thí nghiệm:
- Nối hai bản kim loại song song,
tích điện trái dấu, có độ lớn bằng
nhau đặt trong không khí vào hai
cực của một ampe kế, ampe kế chỉ
số 0 → không có dòng điện qua
chất khí.
- Đốt nóng lớp không khí giữa hai
tấm kim loại bằng ngọn đèn ga thì
kim ampe kế bị lệch → có dòng
điện trong chất khí.


+
+
+
+
+
+

-

+
+
+
+
+
+

-

4) Ngọn lửa ga (được gọi là tác nhân ion hóa) nhờ có năng lượng cao, chúng
ion hóa không khí, tách phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron
tự do. Electron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hòa thành ion
âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.
5) Bản chất của dòng điện trong chất khí: là dòng chuyển dời có hướng của
các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược
chiều điện trường.
6) Quá trình dẫn điện trong chất khí mà nó chỉ tồn tại khi ta tạo ra các hạt tải
điện trong khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng việc tạo ra
hạt tải điện là quá trình dẫn điện không tự lực.

Trang 18



Sáng kiến kinh nghiệm

* Tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 1:
Bài 15
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
I. Chất khí là môi trường cách điện:
II. Sự dẫn điện của chất khí trong điều kiện thường:
Chất khí chỉ dẫn điện khi có hạt tải điện (electron, ion) do tác nhận ion hóa
sinh ra.
III. Bản chất của dòng điện trong chất khí:
- Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
theo chiều điện trường và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường.
- Quá trình dẫn điện không tự lực trong chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác
nhân ion hóa từ bên ngoài để tạo ra hạt tải điện trong chất khí.

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 3
(Nội dung báo cáo của nhóm 2 và nhận xét, tổng hợp của giáo viên)
* Nội dung báo cáo của nhóm 2:
1) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường
độ dòng điện I qua chất khí khi phóng điện
không tự lực theo hiệu điện thế U giữa hai
điện cực:
- Nhận xét: Quá trình dẫn điện không tự lực

không tuân theo định luật Ôm.
2) - Hiện tượng nhân số hạt tải điện là hiện
tượng tăng mật độ hạt tải điện trong chất khí
do dòng điện chạy qua gây ra.
- Electron kích thước nhỏ nên linh động hơn ion dương. Khi điện trường
ngoài đủ lớn, động năng của electron cũng đủ lớn để khi va chạm với phân
tử trung hòa thì ion hóa nó, biến nó thành electron tự do và ion dương. Quá
trình diễn ra theo kiểu thác lũ (‘‘tuyết lở’’) làm mật độ hạt tải điện tăng
mạnh cho tới khi electron đến anốt.
3) Quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì, không cần ta chủ động
tạo ra hạt tải điện, gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) tự lực.
4) Bốn cách chính để tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:
- D.điện chạy qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến ph.tử khí bị
ion hóa.
- Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hóa ngay khi
nhiệt độ thấp.
- Catốt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra electron.
Hiện tượng này gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
- Catốt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào,
làm bật electron ra khỏi catốt và trở thành hạt tải điện.
5) - Ưu điểm của đèn huỳnh quang, compact so với bóng đèn sợi đốt cùng
công suất:
+ Đèn huỳnh quang có độ sáng cao hơn nhiều so với bóng đèn sợi đốt.
Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm

+ Giá rẻ, tiết kiệm chi phí.
+ Tuổi thọ cao.

- Nhược điểm:
+ Gây hại cho mắt: sử dụng lâu dài sẽ làm giảm thị lực.
+ Vấn đề môi trường: Do có lớp bột lưu huỳnh trong bóng nên quá trình xử
lý bóng bị hỏng, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến môi trường và có thể
gây hại cho người sử dụng. Do đó trong quá trình sử dụng, cần đặc biệt chú
ý đến vấn đề tiêu hủy, tránh tình trạng bột lưu huỳnh trong bóng đèn ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường và chính người sử dụng.
* Tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 2:
- Quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.
- Khi dùng nguồn điện áp lớn để tạo ra sự phóng điện qua chất khí, ta thấy
có hiện tượng nhân số hạt tải điện.
IV. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện tạo ra quá
trình dẫn điện tự lực:
Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí là quá trình phóng điện vẫn tiếp tục
giữ được khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên ngoài.

Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 4
(Nội dung báo cáo của nhóm 3 và nhận xét, tổng hợp của giáo viên)
* Nội dung báo cáo của nhóm 3:
1) - Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí đặt giữa hai
điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hoà thành ion
dương và electron tự do.
- Điều kiện tạo ra tia lửa điện:
+ Điện trường đạt đến giá trị ngưỡng vào khoảng 3.106 V/m.
+ Hiệu điện thế để phát sinh tia lửa điện ở cùng khoảng cách với các bề mặt

điện cực khác nhau có giá trị khác nhau.
2) Các ứng dụng của tia lửa điện trong kỹ thuật và đời sống:
- Dùng để đốt hỗn hợp nổ (hơi xăng lẫn không khí) trong động cơ xăng.
- Giải thích hiện tượng sét trong tự nhiên.
3) - Sét (hay còn gọi là sự phóng điện giông) là một nguồn điện từ mạnh
phổ biến nhất xảy ra trong tự nhiên. Nó là một dạng phóng điện tia lửa trong
không khí với khoảng cách rất lớn. Quá trình phóng điện có thể xảy ra trong
đám mây giông, giữa các đám mây với nhau và giữa đám mây với đất.
- Biện pháp phòng tránh sét đánh:
+ Sét thường xảy ra cùng với dông tố, lốc, mưa to, mưa đá. Nên đội các loại
mũ cứng, mũ bảo hiểm để phòng các vật rơi, mưa đá gây chấn thương đầu.
Khi có dông tố, lốc, mưa to, mưa đá ập tới; người và gia súc phải tìm nơi trú
ẩn ở chỗ chắc chắn như trong nhà, trong chuồng… phải đóng kín các cửa
nhà ở, tránh gió lùa không khí ẩm vào. Ngồi trong nhà ở trên nền khô, trên
giường, không để chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
+ Nếu đang đi bằng phương tiện xe có động cơ phải tìm chỗ trú ẩn an toàn
ngay, tắt máy nổ, tắt điện xe. Nếu đang ở trên tàu, xe lớn nên tìm chỗ ngồi
xa các vật kim loại. Không được dựa hay tựa vào các cột thuyền buồm. Ở
trên ghe, tàu, thuyền phải ngồi trên nền gỗ khô, không gần các vật kim loại,
không cho chân xuống nước.
+ Nếu đang đi ở trên đường, trên đồng ruộng phải tìm nơi trú ẩn an toàn, xa
các đường dây điện, các cây và các công trình kiến trúc dễ đổ vỡ; không nên
trú ẩn dưới các cây to, bụi cây mà cần tìm nơi khô ráo, ngồi xổm xuống thu
mình lại, tìm cách che đầu, nếu không có gì che thì che bằng đôi tay; có thể
che người bằng tấm vải nhựa hoặc tấm vải ny lông. Tuyệt đối không được
nằm trên mặt đất và đứng, ngồi cạnh cột điện, dưới dây tải điện, các cần ăng
ten.
+ Không được lội qua suối, vượt sông lúc đang có dông tố, lốc, mưa lớn,
mưa đá ập tới. Khi đang bơi lội, phải rời chỗ bơi lội, lên bờ ngay và tìm nơi
Trang 22



Sáng kiến kinh nghiệm

trú ẩn an toàn vì sét đánh xuống nước, luồng điện do sét tạo ra có thể truyền
trong nước.
+ Có kế hoạch đặt các ống thu lôi khi xây dựng những công trình kiến trúc,
nhà kho, đặc biệt các kho chứa nhiên liệu, vũ khí đạn dược, chất cháy nổ...;
những nơi công cộng như nhà trường, câu lạc bộ; nhà ở cao tầng, nhà ở các
khu vực thường hay có dông sét và có ống khói cao...
+ Nên trồng các cây to có bộ rễ ăn sâu xuống những lớp đất có độ ẩm cao
như cây đa, cây sến, cây sồi... ở xa nhà có người ở.
+ Tuyệt đối không được dùng điện thoại khi có dông tố, lốc ập tới để phòng
chập điện và sét đánh. Nên rút tất cả công tắc điện ra khỏi các đồ dùng bằng
điện. Rời bỏ và để xa người tất cả các dụng cụ, trang bị, đồ dùng cá nhân có
chất kim loại, nông cụ, thiết bị bằng kim loại.
+ Khi gặp trường hợp người bị sét đánh, phải thực hiện việc cấp cứu ngay
tại chỗ, không được di chuyển nạn nhân đi xa. Nếu nạn nhân bị ngừng thở,
ngừng tim do sét đánh; phải tiến hành cấp cứu bằng phương pháp ấn bóp
tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt cho đến khi có mạch đập,
nhịp tim đập trở lại mới được chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế nơi gần nhất
để tiếp tục điều trị.
* Tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 3:
V. Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện:
- Tia lửa điện là quá trình dẫn điện tự lực hình thành trong chất khí khi có
điện trường đủ mạnh để ion hóa chất khí.
- Điều kiện tạo ra tia lửa điện:
+ Điện trường đạt đến giá trị ngưỡng vào khoảng 3.106 V/m.
+ Hiệu điện thế để phát sinh tia lửa điện ở cùng khoảng cách với các bề mặt
điện cực khác nhau có giá trị khác nhau.


Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 5
(Nội dung báo cáo của nhóm 4 và nhận xét, tổng hợp của giáo viên)
* Nội dung báo cáo của nhóm 4:
1) - Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp
suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không
lớn.
- Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ
cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt
electron.
2) Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.
3) Ứng dụng của hồ quang điện trong đời sống và kĩ thuật: hàn điện, làm
đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu, …
4) Phòng tránh các vụ cháy do chập điện:
Cháy, nổ do điện luôn là mối nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra ở bất kỳ nơi
nào, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi sự cố cháy, nổ do điện xảy ra
thường rất khó lường. Bởi vậy, mỗi người dân cần nâng cao hiểu biết trong
việc sử dụng điện năng, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bản
thân, gia đình và xã hội. Dưới đây là một số kiến thức về những nguyên
nhân cháy do điện và biện pháp phòng ngừa:

- Biện pháp phòng ngừa cháy do dùng điện quá tải:
+ Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
+ Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất
lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

+ Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ
bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
+ Phải sử dụng cầu dao điện, áptômat, cầu chì, rơ le... làm thiết bị đóng cắt
và bảo vệ.
- Biện pháp phòng ngừa cháy do chập mạch:
+ Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
+ Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
+ Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn, điện nối
vào mạch ở 2 dầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
Trang 24


Sáng kiến kinh nghiệm

- Biện pháp phòng ngừa cháy do mối nối
dây không tốt (lỏng, hở):
+ Vặn chặt các mối nối dây dẫn.
+ Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối
dây dẫn.
+ Không kéo căng dây điện và treo vật nặng
lên dây dẫn.
+ Không để ghỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.
- Biện pháp phòng ngừa cháy do tĩnh điện: Tiếp đất cho các máy móc thiết
bị, các bể chứa, bồn chứa, ống dẫn xăng dầu.
- Biện pháp phòng ngừa cháy do hồ quang điện: Dùng cầu dao dầu, máy
biến thế dầu, ...
- Biện pháp phòng ngừa cháy do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện:
+ Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
+ Không dùng vật liệu cháy được để che chắn nơi có nguồn nhiệt.
+ Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng

cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
- Biện pháp phòng ngừa cháy do phóng điện sét:
+ Làm thu lôi chống sét.
+ Khi có giông sét chúng ta không đứng dưới cây cao, công trình cao không
có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao trên bãi trống.
- Lưu ý khi chữa cháy:
Khi chữa cháy mọi người cần chú ý 4 bước tiêu lệnh chữa cháy:
1. Phát hiện đám cháy cần báo động gấp: Hô hoán, gõ kẻng…
2. Cắt nguồn điện đến khu vực có đám cháy.
3. Sử dụng các phương tiện để chữa cháy: bình chữa cháy, cát, nước.
(Không sử dụng nước để chữa cháy trong những đám cháy có điện).
4. Khi đám cháy lan rộng, không có khả năng kiểm soát, goi điện cho lực
lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
* Tổng hợp của giáo viên sau báo cáo của nhóm 4:
VI. Hồ quang điện và điều kiện tạo ra hồ quang điện:
- Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp
suất thường hoặc áp suất thấp đặt giữa hai điện cực có hiệu điện thế không
lớn.
- Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ
cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt
electron.
- Hồ quang điện có thể kèm theo toả nhiệt và toả sáng rất mạnh.

Trang 25


×