Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số KINH NGHIỆM TÍCH hợp GIÁO dục PHÒNG CHỐNG ô NHIỄM SÓNG điện từ TRONG CHƯƠNG “DAO ĐỘNG và SÓNG điện từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 20 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Theo Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 “ Môi trường là hệ thống các yếu
tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật. ”[2]. “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của
mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”[2]. Hiện nay việc ô nhiễm môi
trường là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu và ở nước ta luôn được quan tâm
sâu sắc. Có nhiều dạng ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, nước, không khí,
tiếng ồn, phóng xạ, sóng điện từ,...Trong đó ô nhiễm sóng điện từ là loại ô
nhiễm không nhìn thấy được, không sờ thấy, không nghe thấy, nhưng chúng vẫn
liên tục lặng lẽ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, đã và đang tạo thành một
mối nguy hiểm thường trực cho môi trường sinh tồn của con người.
Việc giảng dạy bộ môn vật lý trong nhà trường không chỉ giúp học sinh
hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương
trình mà còn giúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn
đề mà thực tiễn đã đặt ra. Là giáo viên giảng dạy môn vật lí ở bậc phổ thông
trung học tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh nâng cao hiều biết và có ý thức
về cách phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm sóng điện từ nói
riêng là vấn đề cấp thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: MỘT SỐ KINH
NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM SÓNG ĐIỆN
TỪ TRONG CHƯƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÝ 12
THPT. Mong muốn được cùng các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, chia sẻ tìm ra
phương pháp giảng dạy phù hợp nhất theo yêu cầu của ngành.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích đề tài này là nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy chương “ Dao
động và sóng điện từ ” chương trình vật lý 12THPT [1] , trang bị cho học sinh
kiến thức về vấn đề ô nhiễm sóng điện từ là gì, nguồn lây nhiễm ở đâu, có ảnh
hưởng như thế nào đến đời sống con người cùng các sinh vật khác và cách
phòng chống. Để từ đó các em có ý thức việc làm thiết thực nhất đối với vấn đề
này. Ngoài ra mỗi học sinh còn là một tuyên truyền viên tích cực trong cộng
đồng về bảo vệ môi trường.


1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là làm thế nào để đưa được các kiến thức về ô nhiễm
sóng điện từ lồng ghép vào trong các bài giảng của chương “ Dao động và sóng
điện từ ” chương trình vật lý 12THPT [1] mà học sinh tiếp thu có hiệu quả nhất
và có thể vận dụng được trong cuộc sống.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
-Nghiên cứu cơ sở lí luận.
-Nghiên cứu thực tiễn, thu thập thông tin.
-Thống kê và xử lí số liệu.
1.5. Phạm vi nghiên cứu .
- Vấn đề ô nhiễm sóng điện từ.
- Chương “ Dao động và sóng điện từ ” chương trình vật lý 12THPT [1]
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1


James Clerk Maxwell (13 tháng 6 năm 1831 tại Edinburgh, Scotland – 5
tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scot. Ông đã
đưa ra hệ phương trình miêu tả những định luật cơ bản về điện trường và từ
trường được biết đến với tên gọi phương trình Maxwell. Đây là hệ phương trình
chứng minh rằng điện trường và từ trường là thành phần của một trường thống
nhất,điện từ trường. Ông cũng đã chứng minh rằng trường điện từ có thể truyền
đi trong không gian dưới dạng sóng với tốc độ không đổi là 300 000 km/s gọi là
sóng điện từ.
Sóng điện từ là quá trình truyền đi trong không gian của điện từ trường
biến thiên tuần hoàn trong không gian theo thời gian. Sóng điện từ truyền được
trong các môi trường vật chất và cả trong chân không. Sóng điện từ có tính chất
giống sóng cơ học: phản xạ,có thể khúc xạ và giao thoa được với nhau.


Hình 1- Mô phỏng sự lan truyền của sóng điện từ trong không gian.
Hiện nay công nghệ phát triển nhanh chóng khiến các loại phương tiện tạo
sóng điện từ tăng lên , nó gây ra một loại ô nhiễm vô hình nhưng tác hại của nó
không thua gì các hóa chất độc hại hay tiếng ồn là ô nhiễm sóng điện từ. Đây là
một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng nguy hại đối với sức khỏe con
người như gây ra các triệu chứng nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi mãn tính, huyết
áp thay đổi thất thường, mẫn cảm ngoài da, ung thư máu ở trẻ em, sảy thai hoặc
quái thai...[5]
Hiểu biết của học sinh về vấn đề này còn hạn chế, các em mới chỉ học
được lí thuyết thuần túy chưa vận dụng được vào cuộc sống, cũng chưa biết
xung quanh mình có nhiều nguồn phát sóng ngày đêm trong đó có những nguồn
do chính mình tạo ra mà không ý thức được nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cuộc sống và sức khỏe của mình như thế nào. Thời lượng dành cho chương “
Dao động và sóng điện từ ” không nhiều 4 bài- 5 tiết. Các trường phổ thông
chưa có đủ điều kiện và thời gian để tổ chức các buổi ngoại khóa cho toàn bộ
các em nâng cao hiểu biết về ô nhiễm sóng điện từ và cách phòng tránh nó.Khi
dạy chương này thì bài giảng còn nặng tính hàn lâm, chưa phải giáo viên nào
cũng lồng ghép vào bài giảng để tạo hứng thú cho học sinh, cho các em vốn kiến
thức cần thiết, có thể xử lí được các tình huống gặp phải trong cuộc sống, có thể
giúp đỡ tuyên truyền đối với người xung quanh có thể phòng, tránh được tác hại
của sóng điện từ xung quanh cuộc sống mỗi người.
2


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Dao động điện từ là một nội dung quan trọng trong chương trình Vật lí 12
và có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và công nghệ. Bài giảng của nhiều
giáo viên phần dao động và sóng điện từ vẫn nặng về truyền thụ lí thuyết theo
một chiều chưa thực sự có hiệu quả cao. Việc học sinh sau khi học có vận dụng
được kiến thức đó vào cuộc sống được hay không chưa được quan tâm nhiều.

Cuộc sống của chúng ta hiện nay vốn là cuộc sống công nghệ, đồng thời
cũng là cuộc sống với sóng điện từ. Đa số các thiết bị điện tử chúng ta tiếp xúc
hàng ngày, hàng giờ như: điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng, radio, máy
tính,... đều được hoạt động dựa trên sóng điện từ.Điều nguy hiểm là các giác
quan của con người không thể nhận biết tình trạng ô nhiễm sóng điện từ. Với
các tác động khác như ánh sáng, tiếng động, mùi vị, nhiệt độ..., chúng ta có thể
cảm nhận và nếu các yếu tố trên có liều lượng vượt quá sức chịu đựng, cơ thể sẽ
có những phản xạ như nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi. Còn với sóng điện từ, ngay cả
khi ta đứng trong trường bức xạ cường độ rất cao, các giác quan đều vô cảm và
do đó cơ thể không thể phát sinh các phản ứng tự vệ. Ngoài ra, các tác hại do ô
nhiễm điện từ gây ra lại xuất hiện âm thầm sau một thời gian khá dài nên con
người hầu như không biết đến nó. Học sinh là một trong những đối tượng dùng
nhiều điện thoại di động, máy tính...Di động gần như là vật bất li thân đối với
các em, các em thường dùng nó gọi điện , nhắn tin, lên mạng xã hội, chơi
game ...liên tục trong thời gian dài . Nhưng các em còn rất mơ hồ khi nghe đến
khái niệm ô nhiễm sóng điện từ và không biết nó ảnh hưởng tới mình và người
xung quanh như thế nào.
2.3. Các giải pháp .
Giáo viên thu thập tư liệu, thông tin liên quan đến vấn đề ô nhiễm sóng điện
từ: Nguyên nhân gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm, tác hại của nó đối với con người,
cách phòng tránh. Chia thành các nhóm kiến thức để lồng ghép vào mỗi bài của
chương cho phù hợp.
Giao nhiệm vụ làm bài tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh về vấn đề này khi các
em học xong mỗi bài chương dao động và sóng điện từ ở môi trường các em
sống. Có thể làm theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Kích thích hứng thú
học tập cho học sinh, giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học đề giải quyết
các tình huống thực tiễn, từ đó phát triển nhân cách,tư duy cho học sinh,
nâng cao kĩ năng sống. Mỗi em là một tuyên truyền viên trong cộng đồng.
Khi thiết kế giáo án những nội dung được tích hợp trong từng bài của
chương như sau:

2.3.1.Kiến thức có thể tích hợp vào “Bài 20: Mạch dao động”[1] :
Trong giáo án PHẦN III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC gồm có
Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung chính của chương
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch dao động
Hoạt động 3: Tìm hiểu dao động điện từ tự do trong mạch dao động
Hoạt động 4: Tìm hiểu năng lượng mạch dao động
Hoạt động 5: Củng cố , giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động lựa chọn để tích hợp là Hoạt động 1:
3


Thông thường đây là hoạt động kiểm tra bài cũ nhưng bài Mạch dao động
là bài đầu chương nên ta có thể gây hứng thú cho các em bằng bức tranh tổng
thể về: Ý nghĩa, tầm quan trọng của sóng điện từ cũng như tình trạng ô nhiễm
sóng điện từ hiện nay. Qua đó làm các em nảy sinh nhu cầu tìm hiểu các kiến
thức về sóng điện từ .
Sóng điện từ hay còn gọi là bức xạ điện từ là sự kết hợp giữa dao động điện
trường và từ trường, được lan truyền trong không gian. Có nhiều loại sóng điện
từ khác nhau, có sóng dài, có sóng ngắn, có sóng nhìn thấy, có sóng không nhìn
thấy, có sóng cường độ yếu, có sóng cường độ mạnh,...

Hình 2-Cột phát sóng đài truyền hình Việt Nam
Ô nhiễm sóng điện từ và những tác hại khủng khiếp của nó đối với con
người được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy ô nhiễm sóng
điện từ là gì? Làm thế nào để có thể hạn chế, khắc phục nó?
Ô nhiễm điện từ là do sóng điện từ vượt quá giới hạn nhất định (10
vôn/mét) gây ra , nó là những bức xạ vô hình phát sinh từ kỹ thuật vô tuyến điện
và việc truyền tải điện năng. Nếu sinh hoạt trong một thời gian dài ở môi trường
bức xạ điện từ mạnh sẽ dẫn tới thần kinh suy nhược, thần kinh thực vật rối loạn,
huyết áp không bình thường, công năng tim suy giảm, thậm chí còn có thể bị

ung thư, dị dạng hoặc thay đổi tính di truyền v.v…
Giáo viên đưa ra một số hình ảnh về sóng điện từ và cung cấp cho học sinh
một số số liệu nghiên cứu của các nhà khoa học: “Trong thời gian 1996-1999,
nhóm nghiên cứu của bác sĩ De Kun Li ở viện nghiên cứu Quỹ Kaiser tại
Oaklank, California đã yêu cầu 1000 phụ nữ mang thai mang máy đo từ trường
Emdex II suốt 24 giờ bên người. Mỗi phụ nữ sẽ phải ghi chép vào sổ tay trong
thời gian mang máy đo từ trường, họ đã ở đâu trong 5 địa điểm sau đây: trên
giường trong nhà, ở trong nhà nhưng không trên giường, tại nơi làm việc, đi trên
4


phương tiện giao thông công cộng, nơi khác ngoài các địa điểm đã nêu. Tháng
1/2002, kết quả nghiên cứu được công bố: phụ nữ có mặt tại khu vực đạt mức từ
trường bằng hoặc cao hơn 1,6 microtesla dễ bị sẩy thai gắp đôi so với các phụ
nữ khác và nguy cơ sẩy thai tăng dần trong 10 tuần đầu của thai kỳ: tỷ lệ phụ nữ
hấp thụ mức từ trường từ 1.6 uT trở lên bị sẩy thai là 20.5% trong khi tỷ lệ phụ
nữ hấp thụ dưới mức nầy chỉ bị sảy thai là 8,2%. Công trinh nghiên cứu nầy
không nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào gây ô nhiễm từ trường nhưng
đã phát hiện ra rằng trừ lúc trên giường, phụ nữ có thể bị nhiễm mức từ trường
1,6 microtesla trở lên ở bất kỳ nơi nào trong các địa điểm được ghi nhận.
Nhóm nghiên cứu của De Kun Li chú trọng tìm ra những tác hại của từ
trường trong khi Trung tâm quốc tế nghiên cứu về ung thư (CIRC) ở Lyon
(Pháp) tập trung khảo sát mức độ tác hại của từ trường tính theo thời gian hấp
thụ. Theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong suốt 10 năm liền,
CIRC đã khảo sát nhiều trẻ em châu Âu sống cạnh đường dây điện cao thế. Kết
quả cho thấy nếu hấp thụ mức từ trường từ ngưỡng 0,4 uT trở lên trong thời gian
bình quân 24 giờ, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu gấp đôi so với các trẻ
em khác trước năm 15 tuổi. Trước đây, trong bảng xếp loại các chất và sóng độc
hại, WHO đã xếp từ trường tần số cực thấp từ 1 – 100 kilohertz (KHz) vào loại
“không gây bệnh ung thư”. Sau khi CIRC công bố kết quả nghiên cứu, WHO đã

phải đưa loại từ trường này vào mục “có thể gây bệnh ung thư”.
Trong 20 năm nay, có đến hàng trăm công trình nghiên cứu với kết quả
cáo buộc từ trường gây hại cho sức khỏe con người. Theo nguyên tắc phòng
bệnh hơn trị bệnh, WHO cũng đang thực hiện 25 đề tài nghiên cứu về tác hại
của từ trường tần số cực thấp và sẽ công bố kết quả đầu tiên vào năm 2003 –
2004. Dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu dịch tễ học, có thể nhận
thấy từ trường là thủ phạm hủy hoại sức khỏe con người trên nhiều phương diện.
Năm 1998, nhà khoa học Feychting ở Thụy Điển đã chứng minh rằng phụ
nữ sử dụng các chất oestrogène sẽ có nguy cơ bị ung thư vú trước tuổi 50 gấp
7,4 lần, nếu họ thường xuyên hấp thụ từ trường tần số cực thấp.
Năm 1999, công trình nghiên cứu của bác sĩ Savitz ở Mỹ đã cho thấy
trong 5 công ty điện lực Mỹ, tỉ lệ tử vong cao do mắc bệnh tim mạch có thể là
do công nhân viên đã hấp thụ mức từ trường từ 0,65 – 1microtesla, trong môi
trường làm việc.
Ở Anh, vào năm 1981, giáo sư Perry đã quan sát thấy người thường xuyên
hấp thụ từ trường phát ra từ các đường cáp điện trong buồng thang máy hoặc hệ
thống thông gió dễ bị suy nhược thần kinh và dễ tự sát hơn những người khác.
Năm 1997, giáo sư Verkasalo ở Phần Lan ghi nhận người sống gần đường
dây điện và hấp thụ mức từ trường hơn 0,1 uT dễ suy nhược thần kinh hơn gấp
4,7 lần. Gần đây, vào năm 2000, khi khảo sát 139.000 nhân viên điện lực ở Mỹ,
Van Wijngarden đã phát hiện người tiếp cận thường xuyên với khu vực có
đường dây điện cao thế có khuynh hướng tự sát cao hơn những người khác gấp
3,6 lần. Tất cả những kết quả nghiên cứu kể trên đều được đăng tải trên các báo
chuyên ngành ở Mỹ, Anh, Thụy Điển…như Dịch tễ học, Tạp chí Dịch tễ học
Mỹ, Vật lý học sức khỏe, Y học môi trường và nghề nghiệp…”[9].
5


Hình 3-Ô nhiễm sóng điện từ là tình trạng rất phổ biến trên thế giới hiện nay
Sau đó giáo viên có thể giới thiệu sơ qua về các bài trong chương. Kết thúc

HĐ 1.
Ở hoạt động 5 giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu và sưu tầm tranh
ảnh thêm và trả lời câu hỏi ở tiết sau:Điện từ trường, nguồn gốc gây ra điện từ
trường là gì và ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào? Nội dung này sẽ
cho các em thảo luận ở tiết tiếp theo.
2.3.2.Kiến thức có thể tích hợp vào “Bài 21: Điện từ trường ”[1] :
Trong giáo án PHẦN III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC gồm có
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
Hoạt động 3: Tìm hiểu về điện từ trường và thuyết điện từ Mác – xoen
Hoạt động 4: Củng cố , giao nhiệm vụ về nhà.
Trong bài này ở HĐ4 ngoài phần củng cố những kiến thức trọng tâm giáo
viên cần cho học sinh thảo luận về vấn đề sau: Điện từ trường ảnh hưởng như
thế nào tới sức khỏe con người. Cần làm gì để tránh bị ảnh hưởng bởi điện từ
trường?
Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho học sinh một số thông tin về điện từ
trường: Theo trang web Khoahoc.tv:
“Điện từ trường được phân làm 5 loại theo tần số của nó:
-Loại ELF (tần số cực thấp; extremely low frequencies) - các thiết bị điện gia
dụng, đường dây điện.
-Loại HF và LF (tần số cao [high frequencies] và tần số thấp [low frequencies])
- sóng radio AM
-Loại VLF (tần số rất thấp; very low frequencies) - tivi và video
-Loại VHF (tần số rất cao; very high frequencies) sóng tivi và radio FM
6


-Loại SHF (siêu tần số; super high frequencies) tần số của microwave.”[7]
Từ đó giáo viên có thể hướng dẫn cho các em trả lời các câu hỏi sau:
- Con người tiếp xúc với các nguồn điện từ trường tự nhiên và nhân tạo nào, kể

tên một số nguồn em biết?
Học sinh có thể trả lời:
* Điện từ trường tự nhiên có thể tạo ra bởi quá trình sấm chớp và từ trường Trái
Đất.
* Điện từ trường nhân tạo sinh ra từ quá trình sản xuất , truyền tải và sử dụng
điện:
- Lân cận các đường dây cao áp
- Các dây tiếp đất của hệ thống thu lôi

Hình 4-Điện từ trường có thể tạo ra bởi quá trình sấm chớp

Hình 5- Điện từ trường Trái Đất
- Các dây tiếp đất của các thiết bị điện
- Khu vực xung quanh thiết bị điện đang vận hành
- Bếp điện, quạt bàn, lò sưởi điện
- Màn hình máy vi tính, đồng hồ điện, máy sấy tóc, điện thoại di động,
mền điện.
7


Hình 6-Trên công trình đường dây siêu cao áp 500kV Bắc - Nam

Hình 7-Dây tiếp đất của hệ thống thu lôi
Những người tiếp xúc nhiều với nhưng nguồn này sẽ bị ảnh hưởng đến
sức khỏe. Vì thế chúng ta cần làm gì để tránh bị ảnh hưởng bởi các điện từ
trường?
Sau khi học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến giáo viên có thể nêu
tóm tắt: Để tránh ảng hưởng của điện từ trường ta nên:
- không đứng quá gần các nguồn phát điện từ trường.
- Không nên ngủ gần các thiết bị điện, đặt biệt là các thiết bị có motor

- Giữ khoảng cách với đầu máy video ít nhất là 18 inches, hãy tắt đầu máy
khi không sử dụng. Không ngồi gần phía sau hoặc bên cạnh màn hình vi tính
(thậm chí khi cách một vách phòng).
- Nếu có thể hãy tắt thiết bị sưởi giường, mền điện, trước khi đi ngủ.
8


- Hạn chế sử dụng mền điện và máy sấy tóc
- Giữ khoảng cách phù hợp đối với ti vi (cả mọi chiều)

Hình 7-Máy dệt vải bao đay đang vận hành.
Để chuẩn bị cho tiết học tiếp giáo viên nêu câu hỏi các em về nhà tìm hiểu:
Ô nhiễm sóng điện từ là gì? Nguồn ô nhiễm? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức
khỏe con người? Nội dung này sẽ cho các em thảo luận ở tiết tiếp theo.
2.3.3.Kiến thức có thể tích hợp vào “Bài 22:Sóng điện từ ”[1] :
Trong giáo án PHẦN III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC gồm có
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về sóng điện từ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
Hoạt động 4: Củng cố , giao nhiệm vụ về nhà.
Nội dung tích hợp sẽ triển khai ở HĐ4.
Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận về vấn đề đã nêu ở tiết trước: Ô
nhiễm sóng điện từ là gì? Nguyên nhân ô nhiễm? Nó ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏe con người?
Giáo viên yêu cầu từng nhóm lên trình bày sự chuẩn bị của mình theo
từng ý nêu trên, các nhóm khác nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét chung và rút
ra kết luận.
Ở bài này học sinh đã biết được sóng điện từ là gì và khái niệm ô nhiễm
sóng điện từ một khái niệm rất quen thuộc. Ô nhiễm sóng điện từ đó hiện tượng
cường độ, tần số, bước sóng và thời gian tác dụng của sóng vượt qua mức cho

phép mà con người có thể chịu được mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Cuộc
sống của chúng ta hiện nay vốn là cuộc sống công nghệ, đồng thời cũng là cuộc
sống với sóng điện từ. Cả trái đất được bao quanh trong một môi trường sóng
điện từ cực kì phức tạp. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm
sóng điện từ trên toàn cầu hiện nay.
Nguồn gốc sóng điện từ mạnh rất nhiều, phát thanh, truyền hình, lò cao tần
dùng trong công nghiệp, máy hàn cao tần và các loại máy móc thiết bị có mang
theo dụng cụ điện. Các hệ thống lưới điện 50Hz ngoài trời và trong nhà, điện
thoại, các cột, trạm thu phát sóng điện thoại di động, các thiết bị báo động vô
tuyến, màn hình máy tính, ti vi, thậm chí cả đèn tiết kiệm điện v.v… đều có khả
9


năng trở thành nguồn ô nhiễm điện từ. Đặc biệt, các biến thế công suất dùng
biến điện cao áp thành điện áp 220V gây ra nhiễu điện từ trường rất mạnh. Sóng
điện từ tồn tại ở khắp mọi nơi, có sóng dài, sóng ngắn, sóng chất lượng cao,
sóng chất lượng thấp, sóng cường độ mạnh hoặc cường độ yếu, có sóng có thể
nhìn thấy hoặc không nhìn thấy, mà những loại sóng không nhìn thấy thường
nhiều hơn sóng có thể nhìn thấy.

Hình 8- Con người sống trong một môi trường sóng điện từ cực kì phức tạp.
Các hệ thống sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng (nhà máy điện,
đường dây truyền tải, trạm biến áp...), các thiết bị điện trong sản xuất (công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch, thương mại, thiết bị điện công sở, gia
dụng...), các thiết bị kỹ thuật điện - điện tử...
Tại các thành phố, hầu hết các đài, cột phát sóng điện từ (viễn thông, phát
thanh truyền hình...) đều nằm ngay trong khu dân cư.

Hình 9- Cột tiếp sóng điện thoại ở xã Xuân Quang – Thọ Xuân – Thanh Hóa
Số lượng sử dụng các thiết bị điện tử gia tăng một cách chóng mặt. Hầu

hết các thiết bị chúng ta thường sử dụng hằng ngày như điện thoại, laptop, máy
giặt, lò vi sóng,...
Các đường dây truyền tải điện cao và siêu cao áp có cường độ từ trường
và cường độ điện trường rất lớn đến 25A/m và 15kV/m...
10


Hình 9-Thiết bị thu phát sóng Wifi
- Sóng điện từ không những gây nguy hiểm, gây nhiễu đối với quá trình
làm việc bình thường của các thiết bị điện tử mà còn gây rối loạn quy luật sinh
lý tự nhiên của cơ thể người như ngủ nghỉ, các thời điểm sinh lý, ảnh hưởng tới
sức khỏe của con người. Dựa theo tần số của từng loại sóng mà người ta có thể
phân thành các mức độ ảnh hưởng như sau:

Hình 10- Sóng điện từ ảnh hưởng tới trẻ em
Tần số từ 25-854MHz: thâm nhập vào 3-4cm não bộ con người gây ảnh
hưởng tới hệ thần kinh, đồng thời xâm nhập vào tủy sống và thủy tinh thể ảnh
hưởng tới mắt của con người, nhất là đối với cơ thể trẻ con đang trong độ tuổi
phát triển.
Tần số từ 1-10GHz: thấm sâu vào tất cả diện tích não bộ con người, ảnh
hưởng tới toàn bộ tủy sống cũng như thủy tinh thể, đồng thời còn ảnh hưởng đến
máu và thấm vào mỡ gần 5cm. Các dải sóng dài và sóng trung làm giảm các quá
trình hưng phấn thần kinh, giảm các phản xạ có điều kiện, gây rối loạn chức
11


năng tạo glucozen của gan, rối loại dinh dưỡng ở não và các cơ quan nội tạng,
sinh dục...

Hình 11- Sóng điện từ ảnh hưởng tới não

Tần số từ 10-100GHz: ảnh hưởng tới toàn bộ não bộ, máu, các vi sinh vật
tham gia các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng như mỡ trong cơ thể, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Sóng càng ngắn thì năng lượng bức xạ được cơ thể người hấp thu càng
nhiều, tác hại đến sức khỏe càng lớn. Sóng cực ngắn có thể gây những biến đổi
chức năng và bệnh lý ở các hệ thống thần kinh, tim mạch, nội tiết và nhiều cơ
quan khác. Sóng ngắn làm giảm số lượng bạch cầu, gây các rối loạn ở tuyến yên,
vỏ thượng thận, tim mạch, nội tiết...

Hình 12- Sóng điện từ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Câu hỏi giao cho học sinh về nhà tìm hiểu là: Chúng ta làm thế nào để
phòng tránh, giảm thiểu tác hại của sóng điện từ. Em hãy nêu cảm nghĩ của
mình về thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm sóng điện từ nói
riêng? Nội dung này sẽ cho các em thảo luận ở tiết tiếp theo.
2.3.4.Kiến thức có thể tích hợp vào “Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên
lạc bằng sóng vô tuyến”[1] :
Trong giáo án PHẦN III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC gồm có:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng
vô tuyến
12


Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
Hoạt động 4: Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản
Hoạt động 5: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Đây là bài cuối chương nên các em đã có cái nhìn tổng quát về sóng điện
từ và tình trạng ô nhiễm sóng điện từ hiện nay.Nội dung tích hợp sẽ triển khai ở
HĐ5.
Giáo viên nêu vấn đề để cả lớp thảo luận: Chúng ta làm thế nào để phòng

tránh, giảm thiểu tác hại của sóng điện từ. Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về
thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm sóng điện từ nói riêng?
Giáo viên yêu cầu từng nhóm lên trình bày sự chuẩn bị của mình theo
từng ý nêu trên, các nhóm khác nhận xét. Sau đó giáo viên nhận xét chung và rút
ra kết luận.
Trong thời đại của tiến bộ khoa học - kỹ thuật hiện nay, nguồn trường điện
từ là hết sức đa dạng. Chúng vô hình không thể nhìn thấy được, chỉ xác định
được với các công cụ máy đo chuyên dụng, trường điện từ tồn tại khắp mọi nơi,
mọi thời điểm, tùy hoàn cảnh cụ thể chúng sẽ có những mức độ ảnh hưởng nhất
định đến cơ thể mỗi con người. Đứng trước các tác nhân nguy cơ gây ảnh hưởng
đến sức khỏe con người,thì con người sống trong môi trường đó phải biết tự bảo
vệ mình:
Ta không thể không sử dụng đồ gia dụng nhưng nên hạn chế, khi không
dùng thì nên tắt nguồn.

Hình 13- Tắt nguồn ti vi, Wifi khi không sử dụng

Hình 14- Không để laptop lên người khi sử dụng.
13


Nên tránh xa các trạm phát sóng vô tuyến. “Để bảo đảm an toàn cho
người dân, các nước phát triển đều đề ra các tiêu chuẩn về sóng điện từ trong
khu dân cư và khu công nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam đến nay chỉ mới ban
hành tiêu chuẩn ở môi trường làm việc mà chưa hề có quy định nào về liều
lượng sóng điện từ cho phép ở các khu dân cư. Trong khi đó, các trạm thu
phát sóng điện thoại di động ngày càng mọc lên nhiều, thậm chí ở ngay sát nhà
dân. Theo "đặt hàng" của một số gia đình sống gần trạm thu phát sóng tại các
khu Linh Đàm, Định Công, Mỹ Đình (Hà Nội), Viện Y học lao động và vệ sinh
môi trường đã đo sóng điện từ trong và ngoài nhà họ, kết quả là liều lượng vẫn

nằm trong giới hạn an toàn (theo khuyến cáo của thế giới). Tuy nhiên, kết quả
này không làm cho người dân và cả các chuyên gia yên tâm vì nó chỉ mang tính
cá biệt”.[6]

Hình15 - Nên tránh xa các trạm phát sóng vô tuyến
Tránh xa những nơi phát sóng từ, nhất là những trạm điện cao thế (từ 220
KV trở lên), vì sóng từ ở đây rất mạnh. Không nên làm nhà gần khu vực điện
cao thế, khoảng cách tối thiểu là 7 mét.
Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại, tivi,đặt trong phòng ngủ. Nếu bạn
sử dụng wifi thay mạng dây trong nhà, hãy rút phích điện khi không sử dụng và
nên để nguồn phát wifi nơi vắng người. Giữ máy tính và điện thoại ở khoảng
cách an toàn. Tránh đeo tai nghe Bluetooth.
Không nên cho trẻ em dùng điện thoại di động vì sóng của nó có thể ảnh
hưởng đến sự phát dục, nhất là cơ quan sinh sản. “Não bộ của trẻ là quá nhạy
cảm để chịu được các tác động của bức xạ điện thoại di động.Không nên để
trẻ thực hiện cuộc gọi trong xe buýt, xe lửa, xe hơi, và thang máy hoặc các nơi
như bệnh viện, máy bay, trạm xăng.Không nên để bé sử dụng điện thoại di động
khi tín hiệu yếu và quá nóng. Hạn chế sử dụng điện thoại di động xung quanh trẻ
em. Đừng để trẻ em mang điện thoại di động đến trường. Đừng để điện thoại di
động trong phòng ngủ của trẻ em vào ban đêm. Thiết lập thời gian tối đa sử
dụng điện thoại mỗi ngày cho trẻ.Tư vấn cho trẻ về những điều trên mạng xã hội
và thông tin về các loại trang web”[8].
14


Hình 16- Không nên cho trẻ em dùng điện thoại di động
Với người lớn cũng không nên để thiết bị này trên giường nằm. Nam giới
nên bỏ thói quen cho điện thoại di động vào túi quần.

Hình 17- Không để điện thoại trong túi quần.


Hình 18- Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ
15


Học sinh hiện nay đa số ai cũng có một chiếc điện thoại bên mình. Nhiều
học sinh sử dụng điện thoại di động khi đang học bài trên lớp, không chú ý nghe
giảng, làm mất kiến thức, không hiểu bài, làm phiền tới các bạn và thầy cô giáo.
Có bạn sử dụng nhiều nên sinh ra trầm cảm, tự kỉ và nhiều thói hư tật xấu...Vì
thế cần quản lí việc sử dụng điện thoại của các em sao cho đúng lúc, đúng nơi và
đúng cách.

Hình 19- Không được sử dụng điện thoại trong giờ học.

Hình 20- Không sử dụng điện thoại tràn lan
Khi xem ti vi cần chú ý vị trí, tư thế ngồi thích hợp. Theo khuyến cáo,
khoảng cách từ chỗ ngồi xem đến màn hình ti vi không được quá gần hoặc quá
xa. Ví dụ như máy có màn hình 14 inch người xem nên ngồi cách 1,6 m; với
máy 22 inch-2,4 m, 16 inch -1,8m, 18 inch-2m...Trong phòng đặt ti vi phải có
ánh sáng vừa đủ, êm dịu không quá tối hoặc quá sáng để tạo cảm giác thoải mái,
dễ chịu. Có vậy mới không hại đến mắt, đến sức khỏe. Độ cao của trung tâm
màn hình ti vi phải ngang bằng hoặc thấp hơn chút ít so với tầm mắt.Không nên
xem ti vi liên tục quá 2-3 giờ sẽ khiến mắt bị mỏi, tăng cảm giác mệt, gây khó
ngủ, nhức đầu... Chỉ nên xem tiếp sau khi đã ra ngoài đi dạo hoặc nghỉ ngơi thư
giãn một lát.

Hình 21-Không ngồi xem quá gần, quá thấp đối với ti vi.
16



Tiếp đất cho các thiết bị điện tử. Đặt vật có khả năng hấp thụ sóng điện từ.
Nên đặt một chậu hoa, một ly nước hoặc nếu có thể thì bạn nên đặt một sản
phẩm than hoạt tính gần bàn máy tính để nó có thể hấp thu các sóng điện từ do
máy tính phát ra.

Hình 22- Nên đặt lọ hoa trên bàn máy tính
Một số loại cây xanh khác đặt trên bàn máy tính cũng rất tốt ví dụ cây
thanh tâm,xương rồng, lưỡi hổ...

Hình 23- Nên đặt chậu cây trên bàn máy tính

17


Hình 24-Chú ý tư thế khi làm việc với máy tính
Thay đổi một số thói quen ăn uống, nên uống trà xanh. Trong trà xanh có
các chất như polyphenol có tác dụng hấp thụ các chất mang tính phóng xạ.
Ngoài ra, trà xanh còn có chất chống oxy hoá mạnh và vitamin C, không chỉ
giúp bài trừ các phân tử gốc tự do trong cơ thể mà còn giúp cơ thể sản sinh ra
hoóc-môn đề kháng lại sự căng thẳng.
Chúng ta cần rửa mặt thường xuyên để giúp ngăn ngừa các sóng bức xạ
gây kích thích lên da.

Hình 25-Uống trà xanh và thường xuyên rửa mặt dể ngăn ngừa các sóng
bức xạ gây kích thích lên da.
Qua hoạt động này giáo viên có thể để học sinh tự do phát biểu hiểu biết
và quan điểm về vấn đề ô nhiễm sóng điện từ và cách phòng tránh. Hướng dẫn
học sinh vận dụng nó vào trong cuộc sống cộng đồng ngày càng tốt đẹp hơn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:

Đề tài đã được tiến hành dạy thực nghiệm trong năm học 2017 – 2018 tại
hai lớp: lớp 12B5 được chọn là lớp thực nghiệm (bài giảng được lồng ghép về
vấn đề ô nhiễm sóng điện từ) và lớp 12B6 là lớp đối chứng (học theo phương
pháp truyền thống và không lưu ý đến áp dụng những nghiên cứu của đề tài.Hai
lớp này đều học theo chương trình cơ bản và có trình độ ngang nhau.
Thông qua sự chuẩn bị bài của học sinh theo yêu cầu của giáo viên và quá
trình thảo luận của các em trên lớp Tôi nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm khi
tiếp thu kiến thức, các em thực sự hứng thú hơn, dễ nhớ bài giảng và làm bài tập
hiệu quả hơn. Với vấn đề thầy cô yêu cầu tìm hiểu thêm thì các em rất nghiêm
túc thực hiện. Kỹ năng tìm hiểu, làm việc theo nhóm của các em được nâng cao.
Khả năng trình bày vấn đề và tư duy logic ngày càng tiến bộ. Kỹ năng sử dụng
và khai thác công nghệ thông tin hiệu quả hơn.
Các em có ý thức hơn trong cuộc sống , tự điều chỉnh một số thói quen
không tốt khi sử dụng điện thoại, xem ti vi, sử dụng đồ dùng điện trong gia
đình ...còn có thể nhắc nhở và hướng dẫn người thân, bạn bè thực hiện cùng.
Đặc biệt kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ. Cụ thể tôi đã cho hai lớp
làm bài kiểm tra một tiết sau khi kết thúc chương sóng điện từ (cùng chung đề)
và thu thập kết quả.

18


Điểm
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
Lớp 12B5
19,04

66,67
14,29
TN 42HS 8
%
28 %
6 %
0
0%
0
0%
Trên TB 100%
Dưới TB 0%
Lớp 12B6 3
7,5% 22 55%
11 27,5% 4
10%
0
0%
ĐC 40HS
Trên TB 90%
Dưới TB 10%
- Kết quả lớp thực nghiệm đã vượt qua lớp đối chứng .
- Đề tài được phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong tổ tham khảo, đúc rút
kinh nghiệm của bản thân thông qua giảng dạy nhằm đáp ứng việc bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy.
3. Kết luận, kiến nghị:
Thực tế qua một số năm giảng dạy chương trình vật lý12, tôi nhận thấy
rằng, việc áp dụng đề tài này vào quá trình giảng dạy có tác dụng phát triển tốt
tư duy, kỹ năng của học sinh giúp các em đạt kết quả cao hơn trong quá trình
học tập. Đồng thời giáo viên cũng nâng cao được hiệu quả giảng dạy theo

phương pháp dạy học tích hợp.
Chủ đề dạy học này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT
ở các khu vực và vùng miền khác nhau.
Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót rất mong
quý thầy cô và đồng nghiệp góp ý bổ sung . Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết . Không sao chép nội dung
của người khác .

LÊ THỊ YẾN

19


Tài liệu tham khảo
[1]. Sách giáo khoa Vật lý 12 ( cơ bản ) – NXB Giáo dục - Năm 2010- Lương
Duyên Bình (Tổng chủ biên) Vũ Quang (Chủ biên) Nguyễn Thượng Chung- Tô
Giang- Trần Chí Minh- Ngô Quốc Huỳnh
[2].Website />[3].Website />[4].Website />[5].Website />[6]. Website />[7]. Website />[8]. Website />[9]. Website />
20



×