Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tạo hứng thú học qua việc hướng dẫn học sinh liên hệ thực tiễn đối với các bài học vật lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH QUA VIỆC HƯỚNG
DẪN LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI HỌC
VẬT LÝ

Người thực hiện: Phạm Thị Phượng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lý

THANH HOÁ, NĂM 2019
0


MỤC LỤC

Nội dung
Mục lục
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.3.1 Khách thể nghiên cứu
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1.Giả thuyết khoa học
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


1.4.3. Phương pháp nghiên cứu
1.4.4. Phạm vi đề tài nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học.
2.1.2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú
2.1.3.Liên hệ thực tiễn với các bài học Vật lý
2.1.4. Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú
của học sinh
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý
2.2.2. Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn trong các bài dạy Vật lý ở
trường nói chung và ở nhà nói riêng.
2.3. Sự cần thiết của đề tài
2.4. Nội dung vấn đề
2.4.1. Vấn đề đặt ra
2.4.2. Biện pháp
2.4.3. Một số ví dụ áp dụng. minh họa trong các bài học cụ thể ở trường
THPT Triệu Sơn 5
2.4.3.1.Đối với lớp 10
2.4.3.2.Đối với lớp 11
2.4.3.3.Đối với lớp 12
2.4.4.Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
3.3. Lời cảm ơn
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Tài liệu tham khảo


Trang
1
2
2
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
5
5
6
6
6
6
8
8
9
9
9
9
9
10

13
16
17
17
18
18
19
20
21
1


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Vật lý là một môn học thú vị, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn và cho khoa
học, mỗi một hiện tượng Vật lý đều gắn liền với thực tế, nhưng với cách học và cách thi
hiện tại học sinh cảm thấy Vật lý có bài tập khó, lý thuyết kinh viện. Chính vì thế các thế
hệ giáo viên Vật lý luôn tìm cách giúp học sinh yêu thích bộ môn mình và khơi gợi hứng
thú cho học sinh đối với môn học – Tôi cũng là một trong những người như thế!
Tôi là một trong những thế hệ giáo viên vào ngành ra trường trong sự thay đổi mạnh
mẽ của giáo dục. Năm 2002, năm chúng tôi thi đại học là năm đầu tiên cả nước thi đại học
theo đề chung của bộ GD & ĐT, năm 2006 khi chúng tôi ra trường thì thay chương trình
sách giáo khoa và là năm học đầu tiên (2006 - 2007) thi trắc nghiệm với các môn lý, hóa,
sinh. Cùng với sự thay đổi đó, tôi cũng nhận thấy sự thay đổi trong quá trình cảm nhận sự
hứng thú của học sinh với môn Vật Lý nói riêng và với khối A, B truyền thống nói chung.
Từ việc thay đổi xét tuyển đại học với nhiều tổ hợp, nhiều học sinh thiên về những tổ hợp
không có Vật Lý, hoặc có nhưng chiếm một số rất ít trong tổng số học sinh. Trước sự
thiếu hứng thú của một bộ phận học sinh đối với môn Vật lý, tôi luôn trăn trở, đặt ra câu
hỏi: “ có phải môn Vật lý thi quá khó làm học sinh “sợ” khi tiếp cận? Hay môn Vật lý học
quá khô khan làm học sinh không muốn học? Hay cách tiếp cận của chúng ta với học sinh

tới từng bài học quá khó hiểu? Có phải chăng kiến thức Vật lý quá “kinh viện” , xa xôi,
nên học sinh thấy không cần thiết với cuộc sống?” Từ những trăn trở của cá nhân mình,
tôi đã cố gắng thay đổi từ phương pháp tiếp cận với học sinh, cách dạy từng bài học với
từng lớp nhằm mục đích tạo hứng thú và cho các em thấy môn Vật lý thật gần gũi, rất thực
tế.
Trước xu thế phát triển và hội nhập trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã đòi hỏi
nghành giáo dục phải đổi mới một cách mạnh mẽ, đồng bộ cả mục tiêu, nội dung, phương
pháp và phương tiện dạy học, cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh để có thể
đào tạo ra những lớp người lao động mới mà xã hội đang cần. Trong đó, việc đổi mới
phương pháp và phương tiện dạy học phải được đặc biệt chú ý. Chính vì lẽ đó mà 10 năm
ra trường, được tiếp cận mạnh mẽ với những yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục bản thân
tôi – là một giáo viên Vật lý – tôi rất trăn trở với yêu cầu đổi mới phương pháp và phương
tiện dạy học! Trong những sáng kiến kinh nghiệm trước đây tôi đã đề cập đến những
phương pháp giải nhanh và phương pháp giải bài toán khó, là phương tiện dạy học giúp
khơi dạy sự tò mò, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Vật lý, trong sáng kiến kinh
nghiệm này tôi muốn đề cập đến một khía cạnh khác đó là làm sao cho học sinh thấy Vật
Lý thật gần gũi, thật thực tế.
“Khó như Lý” là câu mà các thế hệ học trò thường truyền tai nhau! Và đây cũng là câu
đố khó cho các thầy, cô dạy Vật lý làm sao để các em học sinh học tốt và thích môn học
này? Bao nhiêu thế hệ nhà giáo với nhiệt huyết của người làm thầy đã trăn trở đi tìm
phương pháp, giải pháp, phương tiện giúp học sinh tiếp cận với Vật lý dễ dàng nhất, thấy
được, ứng dụng được Vật lý vào cuộc sống thường ngày– Đó là tìm những cách giúp tạo
hứng thú cho học sinh học Vật lý!
Các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có vai trò quan trọng trong
quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực
vào hoạt động đó. Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù có khó khăn nhưng con
2


người vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập hứng thú

có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn tỉ lệ thuận với
kết quả học tập của các em. Vì vậy quá trình dạy học tích cực đòi hỏi sự biến đổi không
ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và người học. Trong quá trình đó không thể
thiếu niềm đam mê khoa học.
Trong chỉ thị của bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ toàn ngành đã chỉ rõ “… Đổi
mới chương trình, nội dung, phương pháp ở bài học - cấp học và ngành học …”. Mục tiêu
của giáo dục phổ thông hiện nay là: Hình thành và củng cố kiến thức, kỹ năng để tạo ra
bốn năng lực chủ yếu sau:
- Năng lực thích ứng.
- Năng lực hành động.
- Năng lực tự khẳng định mình.
- Năng lực cùng sống và làm việc.
Kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của học sinh.
Nhưng với trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật với điều kiện tiếp cận thông tin như
hiện nay, thì năng lực đạt được kiến thức và sử lý thông tin trở nên vô cùng quan trọng và
được đặt lên hàng đầu.
Tôi nghĩ về mình, sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi của tỉnh Thanh - Huyện
Quan Hóa - Tôi đã đến với Vật lý tự nhiên như hương thơm của loài hoa rừng cuốn hút
con ong vậy. Những câu hỏi mang tính chất tự nhiên như vì sao có sấm sét khi giông bão?
Vì sao điện lại làm đèn sáng? Vì sao bàn là lại nóng đến vậy? Vì sao lắc mạnh khi bật
chai côca thì bọt phun trào lên?... Những câu hỏi đó thôi thúc tôi hỏi bố tôi và được Bố
giải thích cặn kẽ những hiện tượng đơn giản và rồi ngày kia Bố tặng tôi quyển “Những
nhà bác học Vật Lý” tôi đã đọc hết ngay lập tức và cảm thấy rất yêu thích cái gọi là môn
“Vật Lý” - Mặc dù lúc đó tôi lên 10 tuổi chưa biết gì về Vật lý. Nhưng Bố tôi đã nói: “Con
yêu! con đọc thế chưa phải là đọc sách đâu! Đọc như thế con mới nhìn hết sách chứ chưa
hiểu hết sách! Con hãy đọc và từ từ cảm nhận! Qua cuốn sách này Bố muốn con biết
không phải mọi thứ Bố đều có thể giải thích cho con mà con hãy rộng mở tầm mắt của
mình tìm hiểu trong sách, trong thực tế, từ thầy cô, bạn bè và con hãy gắng để có thể giữ
niềm thích thú cho mình mãi mãi!” Từ đó tôi đã làm theo lời Bố tôi và giờ đây khi đứng
trên bục giảng tôi chợt hiểu cái lớn lao mà Bố tôi dạy tôi đó là: “Hãy đam mê và giữ lửa

đam mê”. Khi tôi theo học đại học tôi đã được tiếp xúc với thầy giáo chủ nhiệm tôi là thầy
Chu Văn Biên - là người thầy có nhiều phương pháp giải hay, ngắn gọn, súc tích mà tôi
cũng bị ảnh hưởng bởi cách giải đó. Và khi tham gia thực tập tại trường THPT Quảng
Xương 1 - Tôi đã vinh dự được cô giáo hướng dẫn trực tiếp tôi là cô Đỗ Thị Mỹ, cô đã
cho tôi thấy một phương pháp dạy học Vật Lý trực quan, sinh động - Cô đã biến nhiều bài
giảng tưởng như là khó thành bài giảng rất hay và logic - mỗi khi cô hướng dẫn tôi để tôi
trình bày cách giảng tôi cảm tưởng như đang và đã là người dạy và dạy thật say mê vậy Đó là những người có sự ảnh hưởng nhất định đến phương pháp dạy của tôi - tất nhiên là
có sự pha trộn giữa cái tôi cá nhân của minh - Và tôi tự hỏi làm sao để có thể nhen nhóm
đam mê học Vật Lý cho những thế hệ học trò mà tôi dìu dắt? Có phải môn Lý khó đã
khiến các em cũng khó có thể đam mê? Vì vậy đã hơn 6 năm ra trường tôi không ngừng
tìm tòi những cách tiếp cận kiến thức nhanh và dễ hiểu nhất - Như trong các sáng kiến của
tôi trước đây - Sáng kiến của tôi có thể không mới nhưng đó là cách giải nhanh và khá
3


thành công đối với nhiều thế hệ học sinh nên tôi muốn chia sẻ và lắng nghe ý kiến của
đồng nghiệp để tôi bước tiếp trên con đường “ Khơi dạy và giữ lửa đam mê Vật Lý” cho
các thế hệ học sinh tiếp theo của tôi.
Vì vậy mà duyên nghiệp theo đuổi tôi, thúc đẩy tôi luôn cảm thấy mới mẻ trong hoạt
động tìm tòi nó. Và càng tìm hiểu sâu sắc về Vật lý tôi càng ngỡ ngàng khám phá ra nhiều
điều thú vị. Tôi đã hiểu rằng mình chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cồn cát trắng mênh mông rằng mình chỉ là hậu bối nhỏ nhoi của những bậc tiền bối vĩ đại. Và tôi hi vọng rằng từ rất
nhiều hạt cát như tôi sẽ nhen nhóm tinh thần yêu Vật lý cho nhiều thế hệ mà mình dìu dắt.
Việc nghiên cứu nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả những vấn đề đã học vào
thực tiễn trong dạy học Vật lý là một yêu cầu có tính cấp thiết. Đó cũng là một trong
những mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay trong hà trường phổ
thông đã được quán triệt trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: “ Đổi mới phương
pháp dạy là phải theo hướng phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, trong dạy học cần coi trọng thực hành, liên hệ thực tiễn tránh kiểu dạy học
nhồi nhét, học vẹt, dạy chay”.
Trong Vật lý mỗi hiện tượng vật lý có một vai trò riêng và tùy theo mục đích mà

chúng ta có thể sử dụng sao cho nó có thể phát huy tác dụng cao nhất. Việc làm cho học
sinh thấy được tính thực tiễn của Vật lý rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động,
tích cực sáng tạo của người học. Mặt khác học sinh có thể giải thích những vấn đề, hiện
tượng thực tế xung quanh mình, tạo cho học sinh tác phong như những nhà nghiên cứu vì
thế các em sẽ rất thích thú. Do đó các em có khả năng thực hành đơn giản giúp ích cho
cuộc sống!
Từ những lí do như trên tôi quyết định tìm hiểu biện pháp: “Tạo hứng thú học qua
việc hướng dẫn học sinh liên hệ thực tiễn đối với các bài học Vật Lý ” với mong muốn
góp một ý tưởng nhỏ vào các phương pháp tìm hiểu, dạy học trong một biển khơi tri thức
lớn của Vật lý.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở lí luận và thực trạng việc tìm hiểu về tạo hứng thú với Vật lý nói chung ,
và phương pháp làm cho Vật lý gần gũi và thực tiễn nói riêng – giáo viên xác lập các biện
pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những ví dụ gần gũi, những ứng
dụng đơn giản, hiệu quả. Từ đó áp dụng vào thực tế dạy học ở trường THPT Triệu Sơn 5.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hứng thú học của học sinh đối với môn học Vật lý
Việc liên hệ thực tiễn của Vật lý
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những liên hệ thực tiễn
của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
Một số liên hệ thực tiễn của một số bài học cụ thể
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.4.1. Giả thuyết khoa học:
Nếu tất cả các giáo viên Vật lý đều đồng bộ thấy được vai trò của Vật lý gắn liền với
thực tiễn thì học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực tìm tòi,
liên hệ với cuộc sống. Từ đó các em sẽ yêu thích môn Vật lý và hứng thú với môn học.
4



1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về hứng thú của học sinh, về mối liên hệ thực tiễn với mỗi
bài học Vật Lý.
Khảo sát đánh giá thực trạng về hứng thú của học sinh, về mối liên hệ thực tiễn với
Vật Lý.
Xác lập các biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua liên hệ thực
tiến của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.3.1 Nhóm các phương pháp lí luận:
Phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
 Nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
1.4.3.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra.
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về việc liên hệ thực tiễn với hứng thú của
học sinh đối với môn học Vật lý.
1.4.3.3 Phương pháp thống kê toán học:
 Nhằm sử lý kết quả nghiên cứu
1.4.4. Phạm vi đề tài nghiên cứu:
Biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý thông qua những liên hệ thực tiễn
của học sinh trên địa bàn trường THPT Triệu Sơn 5
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Theo công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn
sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và

quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên
có nêu: “tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng
lực học sinh” và “Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp
với khả năng của học sinh, khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm
vụ học tập”
Chỉ thị 40-CT/TƯ về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lí giáo dục ghi rõ: “ Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục
nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng
tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực
thực hành sáng tạo cho người học…”
2.1.2. Những căn cứ của biện pháp giúp học sinh hứng thú:
Mỗi liên hệ thực tiễn của Vật lý đều có ý nghĩa, tầm quan trọng riêng của nó. Theo
tôi, những liên hệ thực tế phù hợp sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
Qua liên hệ thực tế các em có thể kiểm chứng một cách dễ dàng một số kiến thức đã học,
các em sẽ tự tin vào khoa học hơn, đồng thời cũng tạo cho các em cơ hội tiếp cận với các
thí nghiệm thực tế sẽ rất có ích cho việc thích nghi với đời sống xã hội khi các em ra
5


trường. Vì vậy, tôi đi sâu tìm hiểu và đưa ra biện pháp giúp học sinh hứng thú học môn
Vật lý thông qua việc liên hệ Vật lý với những vấn đề thường gặp nhất trong cuộc sống.
2.1.3 Liên hệ thực tiễn với các bài học Vật lý:
Liên hệ thực tiễn là cho học sinh liên hệ kiến thức đã học với một hiện tượng, một vấn
đề trong thực tế , thông thường, đơn giản, dễ thấy, nhằm tìm hiểu một hiện tượng, xác
định một đại lượng, kiểm chứng một định luật, một quy tắc Vật lý nào đó.
Khi tiến hành liên hệ thực tế đòi hỏi học sinh phải phát huy nhiều mặt, nhiều năng lực
khác nhau, nên nó có tác dụng tốt đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần lựa chọn những đề tài phù hợp với khả
năng và điều kiện của học sinh nhất là trong khâu tìm hiểu thực tế. Hiện tượng liên hệ phải
được báo cáo trước lớp và phải nhận được sự đánh giá của giáo viên, nhằm động viên

khuyến khích học sinh.
Nội dung của liên hệ thực tiễn rất phong phú và đa dạng, có thể là giải thích các hiện
tượng, vận dụng các hiện tượng, làm thí nghiệm đơn giản về hiện tượng nào đó…Liên hệ
thực tiễn có thể là liên hệ định tính hoặc liên hệ định lượng.
2.1.4 Vai trò của hứng thú đối với học tập và cách phát triển hứng thú của học sinh:
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận
thức, tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những hệ thống
động lực của nhân cách.
Trong bất kỳ hoạt động nào, tạo được hứng thú là một điều hết sức quan trọng, làm cho
các em hăng say với công việc của mình, đậc biệt là học tập.
Đối với môn Vật lý có hứng thú các em sẽ có tinh thần học bài, tìm thấy cái lý thú, cái
hay trong môn học, không cảm thấy khô cứng, khó hiểu nữa. Từ đó tạo niềm tin say mê
học tập, đồng thời nó làm cho các em nhận thức đúng đắn hơn.
Học sinh sẽ biết coi trọng tất cả các môn học, có sự đầu tư phân chia thời gian hợp lý
để kết quả học tập của mình có sự đồng đều, không coi nhẹ môn phụ hay môn chính nào
cả.
Muốn học sinh hứng thú say mê hoạt động nào thì đối tượng của nó chứa đựng những
nội dung phong phú, hấp dẫn mới mẻ, càng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo càng phát hiện trong
hoạt động có nhiều cái thú vị, cái hay có giá trị.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
2.2.1. Thực trạng nhận thức, hứng thú của học sinh đối với môn Vật lý:
Để khảo sát, nghiên cứu hứng thú học tập môn Vật lý THPT, đầu năm học 2018 – 2019
tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra, gồm một số câu hỏi ( Phụ lục 1) tại lớp 12B1(39 học
sinh) và lớp 11A6(40 học sinh), lớp 10C1 (45 học sinh) Trường THPT Triệu Sơn 5. Đây là
những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học.Tổng số học sinh khảo sát là 124. Sau
khi thu thập số liệu tôi có kết quả như sau:
2.2.1.1 Để xem học sinh có thích học môn Vật lý không tôi đặt câu hỏi số 1: “ Em có
thích học môn Vật lý không?”
STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %

A
Rất thích
10
8,1%
B
Thích
44
35,5%
C
Không thích lắm
62
50%
D
Không thích
8
6,4%
6


Như vậy qua bảng số liệu cho thấy: Đối với môn Vật lý thì ý kiến “không thích lắm”
chiếm tỉ lệ cao nhất 50%, tiếp đến là “thích” chiếm 35,5%. Điều này thể hiện quan điểm
của học sinh về môn Vật lý là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì
tỉ lệ không thích là 6,4%.
Các em đã có sự thích thú với môn Vật lý nhưng chưa thật thích hẳn.
2.2.1.2 . Để biết học sinh đánh giá khó hay dễ đối với môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi số 2 : “
Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?”

STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A

Rất khó
2
1,6%
B
Khó
20
16,1%
C
Bình thường
101
81,5%
D
Dễ
1
0,8%
Qua số liệu điều tra chúng ta thấy rằng học sinh đánh giá môn Vật lý không phải là
quá khó với môn học khác, nhưng cũng không phải là dễ.
2.2.1.3. Để biết sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, tôi đặt câu hỏi số 3: “ Em có
chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?”
STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A
Chuẩn bị bài kỹ
64
51,6%
B
Thỉnh thoảng
20
16,1%
C

Không chuẩn bị bài
0
0%
D
Chỉ làm bài tập
25
20,2%
E
Chỉ học lý thuyết
15
12,1%
Với kết quả 51,6% “chuẩn bị bài kỹ” cho thấy các em có ý thức tự giác, tự lực nghiên
cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Nhưng cũng còn những em “ thỉnh thoảng” mới chuẩn bị, nghĩa
là những em này có thể chuẩn bị có thể không, ý thức học tập của những em này chưa cao.
Một số học sinh “chỉ làm bài tập” hoặc “ chỉ học lý thuyết” sự chênh lệch này có thể gây
khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng bài.
2.2.1.4. Để biết các em dành thời gian như thế nào cho môn Vật lý, tôi đặt câu hỏi 4:
“ Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?”
STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A
Trong vòng 30 phút
48
33,7%
B
Trong vòng 30 đến 45 phút
30
24,2%
C
Trong vòng 45 đến 60 phút

40
32,3%
D
Từ 60phút trở lên
6
4,8%
Từ những số liệu trên cho thấy tỷ lệ học sinh có chuẩn bị và chuẩn bị nhiều thời gian
là gần như tương đương. Điều đó cho thấy sự phù hợp giữa kết quả này với kết quả câu
hỏi số 2 cho rằng Vật lý “ bình thường” so với các môn khác. Tuy nhiên cũng dễ thấy rằng
các em chưa có hứng thú nhiều với môn Vật lý .
2.2.1.5. Để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lý của học sinh tôi đặt câu hỏi số 5: “Điều gì
ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?”:
Đa số các ý kiến khẳng định: “ Thích môn Vật lý nhất vì được làm các thí nghiệm trực
quan và giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên quanh mình”. Điều này cho thấy: Liên
hệ thực tiễn của Vật lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh
thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ.
7


2.2.2.Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn trong các bài dạy Vật lý ở trường nói chung
và ở nhà nói riêng:
2.2.2.1.Thực trạng về việc liên hệ thực tiễn đối với mỗi bài dạy Vật lý:
Giáo viên cố gắng thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu của sách giáo khoa và
trong phạm vi cho phép của thời gian 45’ việc liên hệ thực tiễn với các bài dạy là rất ít.
Nếu có liên hệ thực tiễn thì đa số các thầy cô thường liên hệ thực tiễn với những hiện
tượng có trong sách giáo khoa.
Tuy nhiên trong quá trình làm thực nghiệm, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn:
Nội dung và hiện tượng liên hệ mà sách giáo khoa nêu khá ít, nếu liên hệ dài thì thời
lượng 45’ không đủ để nêu và giải thích hiện tượng.
Liên hệ thực tiễn chưa phát huy hết vai trò của nó trong quá trình giảng dạy, chưa thực

sự hút học sinh, tạo hứng thú mạnh cho học sinh.
2.2.2.2.Thực trạng về việc sử dụng thí nghiệm Vật lý ở nhà của học sinh
Để nắm được thực trạng về việc liện hệ thực tiễn thế nào? Tôi dựa vào kết quả điều tra
của câu 6 như sau: “ Có khi nào các em tự liên hệ thực tiễn với các bài học Vật lý ở nhà
không?’

STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A
Không liên hệ
98
79%
B
Chỉ liên hệ khi giáo viên yêu cầu 26
21%
C
Thường xuyên tự liên hệ
0
0%
Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh liên hệ thực tiễn ở nhà là rất thấp, mà đó là chỉ làm
khi giáo viên yêu cầu (21%). Học sinh chưa tích cực trong việc liên hệ thực tiễn ở nhà,
chưa hứng thú, chưa phát hiện cái hay của liên hệ thực tiễn.
2.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ những thực trạng nêu trên cùng với vai trò đặc biệt của liên hệ thực tiễn vật lý ở
nhà, tôi thiết nghĩ là một giáo viên Vật lý, chúng ta phải làm thế nào để phát huy tối đa vai
trò của liên hệ thực tiễn Vật lý ở nhà của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng
tạo hơn. Từ đó làm học sinh hứng thú, say mê học môn Vật lý.
Trong nội dung của đề tài này tôi chỉ đề cập một số liên hệ đơn giản, hữu ích, gần gũi
với học sinh.
2.4. NỘI DUNG VẤN ĐỀ

2.4.1. Vấn đề đặt ra
Để giúp học sinh hứng thú học tập với môn Vật lý thông qua việc tự liên hệ thực tiễn :
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của tự liên hệ thực tiễn Vật lý và
hướng dẫn học sinh thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất, tạo hứng thú đối với học sinh:
Những tự liên hệ thực tiễn, bài tập nào cho học sinh làm ở nhà là hợp lý, kích thích
hứng thú của học sinh?
Liên hệ thực tiễn yêu cầu học sinh làm nhằm mục đích gì: Liên hệ thực tiễn để củng
cố kiến thức hay để tìm hiểu kiến thức mới?
Khi tiến hành tự liên hệ thực tiễn ở nhà đó có lưu ý học sinh vấn đề gì không?
2.4.2. Biện pháp
2.4.2.1 Đối với giáo viên:
Giáo viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của tự liên hệ thực tiễn Vật lý ở
nhà và hướng dẫn học sinh thực hiện sao cho hiệu quả cao nhất.
8


Đưa ý kiến ra tổ chuyên môn thảo luận để đi đến thống nhất về vai trò của tự liên hệ
thực tiễn Vật lý ở nhà đối với việc giúp học sinh hứng thú học môn Vật lý.
Thành lập câu lạc bộ, nhóm học sinh yêu thích môn Vật lý.
Tích cực đầu tư, suy nghĩ để bổ sung ngày càng nhiều những liên hệ thực tiễn gần
gũi, lí thú để giao cho học sinh.
Khi giao nhiệm vụ liên hệ thực tiễn cho học sinh thì đồng thời phải theo dõi, đôn đốc,
động viên các em hoàn thành.
Khi có kết quả liên hệ thực tiễn, giáo viên phải khuyến khích, khích lệ tinh thần nhóm
nào làm việc tốt.
2.4.2.2 Đối với học sinh:
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên giao cho, có thể làm việc cá nhân và theo
nhóm. suy nghĩ và đưa ra ý kiến, những câu hỏi tình huống mà các em không giải thích
được.
Ngoài những bài tập, liên hệ thực tiễn mà giáo viên giao cho học sinh, các em có thể

tự mình đưa ra một số liên hệ thực tiễn, giải thích một số hiện tượng theo khả năng của
các em. Sau đó báo cáo kết quả cho giáo viên.
2.4.3. Một số ví dụ áp dụng. minh họa trong các bài học cụ thể ở trường THPT Triệu
Sơn 5
2.4.3.1.Đối với lớp 10:
Ví dụ 1: Sau khi dạy bài cân bằng của vật rắn giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu
những ứng dụng của việc làm tăng mức vững vàng của cân bằng trong thực tế.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Xe cần cẩu thường có phần đế rất lớn

 Kim tự tháp thường có dạng hình chóp
9


Ví dụ 2: Khi dạy xong bài sự nở vì nhiệt của vật rắn giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu những ứng dụng của sự nở vì nhiệt khi nhiệt độ tăng trong thực tế.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Cây cầu bằng sắt thép và đường ray tàu

2.4.3.2 Đối với lớp 11:
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh xong bài 18: “ Thực hành: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH
LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUYẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO” trong
chương trình Vật lý 11 cơ bản, giáo viên có thể ra nhiệm vụ cho học sinh chế tạo hệ
thống đèn Led nhấp nháy đơn giản.
Giáo viên: Cô có thể hướng dẫn các em làm hệ thống hai bóng đèn Led nhấp nháy bằng
Điôt và tranzito

Học sinh: Cảm thấy hứng thú và đề nghị giáo viên hướng dẫn ngay.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh qua sơ đồ, nêu những dụng cụ cần và hướng dẫn học sinh
nơi mua hoặc tìm đồ tận dụng
Học sinh: Qua sơ đồ tìm cách làm, tự chia nhóm về nhà làm
Học sịnh: Khi làm xong mang thí nghiệm đến lớp báo cáo
Giáo viên: Nhận xét, góp ý, khích lệ các nhóm
Đồng thời có thể mở rộng cho học sinh làm hệ thống nhiều đèn lép nhấp nháy.
 Cách làm:
10


 Sơ đồ nguyên lý:

Ví dụ 2: Khi dạy xong chương khúc xạ ánh sáng, giáo viên nêu nhiệm vụ cho học
sinh tìm hiểu hiện tượng, người đang đi trong xa mạc thấy ốc đảo ( ảo ảnh), hay khi
di chuyển trên đường nắng nóng thì thấy mặt đường như có vũng nước….
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ

11


Ví dụ 2: Khi dạy học sinh xong bài 34: “KÍNH THIÊN VĂN” trong chương trình Vật lý
11 cơ bản, giáo viên có thể ra nhiệm vụ cho học sinh chế tạo Kính thiên văn khúc xạ đơn
giản.
Giáo viên: Cô có thể hướng dẫn các em làm Kính thiên văn khúc xạ đơn giản
Học sinh: Cảm thấy hứng thú và đề nghị giáo viên hướng dẫn ngay.
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh qua sơ đồ, nêu những dụng cụ cần và hướng dẫn học sinh
nơi mua hoặc tìm đồ tận dụng

Học sinh: Qua sơ đồ tìm cách làm, tự chia nhóm về nhà làm
Học sịnh: Khi làm xong mang thí nghiệm đến lớp báo cáo
Giáo viên: Nhận xét, góp ý, khích lệ các nhóm
2.1 Cách làm:
Sơ đồ nguyên lý:
A∞
B∞
F’1 F2
O2
F1

A1

O1

F’2

B1

A2∞

B2∞

2.4.3.3 Đối với lớp 12:
Ví dụ 1: Khi dạy xong bài dao động cơ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những dao
động cơ thường gặp trong thực tế
12


Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn

Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Chiếc đồng hồ con lắc đầu tiên, được phát minh bởi Christiaan Huygens in 1656

Ví dụ 2: Khi dạy xong bài Sóng dừng, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về hiện
tượng sóng dừng trong thực tế.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Ống sáo, một nhạc cụ dựa trên hiện tượng sóng dừng

 Chế tạo ống nhạc lửa nhờ ứng dụng

13


Ví dụ 3: Khi dạy xong bài “Tán sắc ánh sáng”, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về
hiện tượng này trong thực tiễn và ứng dụng của hiện tượng vào xây dựng, thiết kế một số
công trình sử dụng ánh sáng.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau mưa

 Con đường ánh sáng ở Quảng Ninh

Ví dụ 4: Khi dạy xong bài “Tia X”, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ứng dụng
của tia X vào chụp chiếu X quang trong thực tiễn.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp

Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ

14


 Hình ảnh chụp X quang

Ví dụ 5: Khi dạy xong bài “Tia Laze”, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về ứng dụng
của tia Laze vào thực tiễn.
Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ thực tiễn
Phân tích hiện tượng và nêu ví dụ trước lớp
Giáo viên: Nhận xét ví dụ, mở rộng liên hệ
 Cấu tạo của Laze rubi và bút chỉ bảng bằng laze bán dẫn

2.4.4. Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp vào thực tế:
2.4.4.1. Trước khi áp dụng sáng kiến vào thực tế:
Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy học sinh lúc đầu quan niệm Vật lý là môn học không
quan trọng lắm nhưng cũng không xem nhẹ môn học này.
Hứng thú học tập của các em với môn học này chưa cao, biểu hiện ở chỗ các em không
dành nhiều thời gian cho môn học này, chuẩn bị bài chưa kỹ..
Đối với việc liên hệ thực tiễn với Vật lý, các em chỉ làm theo yêu cầu của giáo viên.
Nhiều vấn đề chưa làm các em thích thú, chưa phát huy được tính tích cự, chủ động sáng
tạo của các em.
2.4.4.2. Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế:
Sau khi tiến hành áp dụng biện pháp trên tôi tiến hành khảo sát lại ý kiến học sinh bằng
phiếu khảo sát ở phụ lục 2 tại lớp 12B1(39 học sinh) và lớp 11A6(40 học sinh), lớp 10C1
15


(45 học sinh) Trường THPT Triệu Sơn 5. Đây là những lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong

năm học.Tổng số học sinh khảo sát là 124. Sau khi thu thập số liệu tôi có kết quả như sau:
 Để khảo sát xem học sinh có hứng thú khi liên hệ thực tiễn không tôi đặt câu hỏi
số 1: “Em có thích liên hệ Vật lý với thực tế không?”
STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A
Rất thích
59
47,6
B
Thích
50
40,3
C
Không thích lắm
15
12,1
D
Không thích
0
0
Qua bảng số liệu trên, cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong hứng thú học Vật lý của các em so
với trước khi áp dụng phương pháp có tới hơn 50% các em không thích hoặc không thích
học Vật lý lắm.
 Để biết học sinh thích liên hệ với thực tiễn như thế nào tôi đặt câu hỏi số 2: “Vì
sao em thích liên hệ Vật Lý với thực tiễn?”
Đa số các em đều cho rằng liên hệ thực tiễn cho các em thấy Vật lý gần gũi và nhiều
ứng dụng, biết thêm nhiều hiện tượng khoa học. Các em được hoạt động nhóm nên việc
tạo dụng cụ khá thú vị.
 Để biết thái độ của các em với việc liên hệ vVật lý với thực tiễn tôi đặt câu hỏi số 3:

“Theo em nếu được đề nghị giáo viên cho bài tập liên hệ thực tiễn thì em thích?”
STT Phương án
Số HS Tỉ lệ %
A
Chỉ liên hệ theo yêu cầu SGK
9
7,3
B
Liên hệ thực tiễn gần gũi cuộc sống gắn liền với 72
58,1
kiến thức trong SGK
C
Liên hệ những hiện tượng bổ ích, lạ, vui
28
22,6
D
Tất cả các ý kiến trên.
15
12
Qua bảng số liệu ta thấy học sinh rất hứng thú với liên hệ thực tiễn của Vật lý đặc biệt
là những hiện tượng bổ ích, lạ, vui.
Từ liên hệ thực tiễn của Vật lý có thể khơi dạy niềm thích thú, đam mê với Vật lý.
Về thái độ học của học sinh đối với môn Vật lý sau khi áp dụng phương pháp tôi đặt
các câu hỏi tiếp theo
 Để xem mức độ hiểu bài của các em khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 4: “Khi giáo viên giảng bài, em
có thấy hiểu bài không?”

STT
A
B


Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
Em hiểu tất cả các nội dung bài học
65
52,4
Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc sách giáo 44
35,5
khoa thì em đã hiểu hơn.
C
Em hiểu lý thuyết, nhưng không áp dụng được để 15
12,1
giải bài tập
D
Không hiểu gì cả.
0
0
Kết quả này khiến bất kỳ ai dạy Vật lý cũng đều thấy vui mừng vì các em đa số hiểu
bài, về nhà có đầu tư tìm hiểu môn học.
 Để biết liên hệ thực tiễn của Vật lý có tác dụng gì đối với các em tôi đặt câu hỏi số
8: “Em thấy những liên hệ thực tiễn của Vật lý có tác dụng gì?”
16


STT
Phương án
Số HS
Tỉ lệ %
A

Giúp em hiểu sâu lý thuyết
10
8,0
B
Mở ra nhiều điều mới mẻ cho em.
12
9,7
C
Em thấy bài học sinh động, hấp dẫn hơn. 16
12,9
D
Làm cho bài học dễ hiểu hơn.
12
9,7
E
Khiến em nhớ lâu các kiến thức hơn.
12
9,7
F
Tất cả các ý kiến trên.
62
50
Qua số liệu trên cho thấy các em đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng liên hệ thực
tiễn của Vật lý. Đa số các em thấy bài học sinh động, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức .
Để biết các em có tâm tư nguyện vọng gì khi học môn Vật lý với tôi, tôi đặt ra câu
hỏi số 9 “Em có đề xuất gì với cô giáo về việc học môn Vật lý?”
Kết quả cho thấy các em đa số đều đề xuất cô cho thêm liên hệ thực tiễn thú vị nữa về
nhà cho các em làm.
Một số em đề nghị những liên hệ thực tiễn nào hữu ích, lạ, hay…
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận:
3.1.1. Những kết quả ban đầu:
Qua những điều tra trên đây cho thấy học sinh đã hứng thú học môn Vật lý hơn rất
nhiều so với khi chưa áp dụng đề tài này.
Ngoài những ví dụ hạn hẹp trong khuôn khổ sáng kiến trên, học sinh còn tự mình
nghiên cứu tìm tòi những ví dụ rất đặc biệt mà ngay cả bản thân tôi cũng bất ngờ vì sự liên
hệ đó của các em
Học sinh trường THPT Triệu Sơn 5 chúng tôi là trường chuyển từ trường bán công
sang công lập nên số học sinh học tốt và theo các môn khối A các năm trước gần như rất
ít vì học sinh đầu vào thấp nên nản luôn nghĩ khối A khó - Nhưng từ việc cung cấp những
phương pháp ngắn gọn, những thí nghiệm đơn giản, ít tốn kém như trên đã tạo hứng thú,
sự tự tin trong học tập và bước đầu có những kết quả từ các kì thi cấp tỉnh đến các kì thi
cấp quốc gia - Nhất là môn Vật Lý - Các em đã cảm nhận môn Vật lý gần gũi hơn trong
cuộc sống và có một bộ phận học sinh theo đuổi, đam mê môn này !
Giải pháp đã góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh, giúp
các em có kỹ năng thực hành trong cuộc sống. Đây là vấn đề quan trọng nhất của giải
pháp, phù hợp với chủ trương của phương pháp dạy học mới.
3.1.2. Hướng phổ biến, áp dụng của đề tài:
Trước hết, giải pháp đã được tôi áp dụng trong các lớp tôi dạy nhằm giúp học sinh
hứng thú, tích cực, chủ động học môn Vật lý. Ngoài ra, giải pháp này có tính khái quát cao
do đó nó còn có thể áp dụng cho các lớp khác trong trường và trong các trường THPT
khác, tùy theo điều kiện từng trường, từng lớp mà ta có thể điều chỉnh cho phù hợp.
3.1.3. Hướng nghiên cứu của đề tài
Chính vì giải pháp có tính khái quát, là một phương pháp chung, có thể phát huy được
vai trò tích cực của người học và quan trọng hơn khi nó làm cho kiến thức có ý nghĩa thực
tế khi học sinh áp dụng vào cuộc sống, làm cho các em hứng thú, yêu thích môn học, tin
tưởng vào khoa học. Do đó trong tương lai bản thân tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và mở rộng đề
tài. Nhưng dù có giải pháp nào đi nữa thì tôi cũng không quên phát huy tính tích cực, chủ
17



động, sáng tạo của người học; đưa ra phương pháp dạy học kiến tạo đúng theo chủ trương
của chương trình cải cách giáo dục.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Qua thực tế giảng dạy, cũng như kết quả ban đầu từ tổ chức thực hiện, tôi có một số ý kiến
đề xuất như sau:
1. Kiện toàn đội ngũ giáo viên: Định kì tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn, phương pháp giảng dạy, cập nhập những vấn đề mới sát thực tế cho đội ngũ cán bộ
giáo viên.
2. Tập huấn, bổ sung kiến thức thực hành cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên Vật lý,
Hóa học, Sinh học…
3. Xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo: Mỗi giáo viên cần và luôn tự học tập để
nâng cao trình độ của mình do đó rất cần nguồn tư liệu tham khảo. Vì vậy đề nghị các cấp
quản lý giáo dục mở những trang thông tin có một cách đầy đủ các đề thi cấp tỉnh của tỉnh
nhà ( như đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý do sở GD& ĐT đưa ra, nên có đáp án chi
tiết) và những tư liệu tham khảo khác phục vụ công tác giảng dạy………..
4. Tôi cũng rất mong muốn được nhà trường, các cấp quản lý giáo dục quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện để có thể sử dụng giải pháp này trong giảng dạy môn vật lý trong
những năm học tiếp theo để có thể rút ra kết luận chính xác hơn - góp phần cùng toàn
trường, toàn ngành nâng cao chất lượng giáo dục.
3.3. Lời cảm ơn
Mong muốn lớn nhất của bản thân tôi khi thực hiện đề tài này là giúp học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo nắm bắt kiến thức, hứng thú học Vật lý, tự tìm tòi liên hệ vật lý với
thực tiễn – Từ đó bước đầu hình thành cho các em kỹ năng vận dụng thực tiễn. Do trong
thời lượng của một SKKN nên tôi chỉ trình bày tập trung nhất một số ví dụ đơn giản, cho
học sinh tự liên hệ – còn trong thực tế có nhiều vấn đề vận dụng hơn nữa gần gũi với đời
sống và thú vị giúp khơi dạy trí tò mò, óc sáng tạo của các em – rất mong có dịp trao đổi
ý kiến với các thầy cô đồng nghiệp để đề tài của tôi được mang tính sâu hơn, rộng hơn,
hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các thầy giáo cô

giáo giảng dạy tôi, bạn bè, đồng nghiệp, các em học sinh trong những năm qua đã nhiệt
tình quan tâm, hưởng ứng, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin thành tâm cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05
ĐƠN VỊ
năm2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Phạm Thị Phượng
18


PHỤ LỤC 1
PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
( Trước khi tiến hành áp dụng phương pháp)
Câu 1: Em có thích học môn Vật lý không?”
A. Rất thích
C. Không thích lắm
B. Thích
D. Không thích
Câu 2: Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?
A. Rất khó
C. Bình thường
B. Khó
D. Dễ
Câu 3: Em có chuẩn bị bài trước khi tới lớp không?
A. Chuẩn bị bài kỹ
B. Thỉnh thoảng

C. Không chuẩn bị bài
D. Chỉ làm bài tập
E. Chỉ học lý thuyết
Câu 4: Em thường chuẩn bị bài môn Vật lý khoảng bao nhiêu thời gian?
A. Trong vòng 30 phút
B. Trong vòng 30 đến 45 phút
C. Trong vòng 45 đến 60 phút D. Từ 60phút trở lên
Câu 5: Điều gì ở môn Vật lý khiến em thích thú nhất?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 6: Có khi nào các em liên hệ thực tiễn Vật lý ở nhà không?
A. Không liên hệ
B. Chỉ liên hệ khi giáo viên yêu cầu
C. Thường xuyên tự liên hệ

19


PHỤ LỤC 2
PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
( Sau khi tiến hành áp dụng phương pháp)
Câu 1: Em có thích liên hệ Vật lý với thực tế không?
A.Rất thích B. Thích
C. Không thích lắm
D. Không thích

Câu 2: Vì sao em thích liên hệ Vật Lý với thực tiễn?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
 Câu 3: Theo em nếu được đề nghị giáo viên cho bài tập liên hệ thực tiễn thì em
thích?”
A. Chỉ liên hệ theo yêu cầu SGK
B. Làm những thí nghiệm gần gũi cuộc sống gắn liền với kiến thức trong SGK
C. Làm những thí nghiệm lạ, vui
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 4: Khi giáo viên giảng bài, em có thấy hiểu bài không?
A. Em hiểu tất cả các nội dung bài học
B. Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc sách giáo kkhoa thì em đã hiểu hơn.
C. Em hiểu lý thuyết, nhưng không áp dụng được để giải bài tập.
D. Không hiểu gì cả.
Câu 5:Em có thường xuyên trao đổi, học hỏi bạn bè về môn Vật lý không?
A. Có
B. Trao đổi thường xuyên
C. Không trao đổi
Câu 6: Khi gặp bài khó, câu hỏi khó về Vật lý em thường làm thế nào?
A. Em sẽ chờ giáo viên chữa bài tập trên lớp.
B. Em sẽ hỏi bạn bè cáh giải.
C. Em sẽ đọc lại lý thuyết, tự tìm kiếm cách giải.
Câu 7: Em có làm thêm bài tập Vật lý ngoài bài cô giáo cho hay không? Tại sao?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Câu 8:Em thấy những thí nghiệm Vật lý có tác dụng gì?

A. Giúp em hiểu sâu lý thuyết
B. Mở ra nhiều điều mới mẻ cho em.
C. Em thấy bài học sinh động, hấp dẫn hơn.
D. Làm cho bài học dễ hiểu hơn.
E. Khiến em nhớ lâu các kiến thức hơn.
F. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 9: Em có đề xuất gì với cô giáo về việc học môn Vật lý?
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12………… Nhà xuất bản Giáo dục
2. Sách giáo khoa Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12…………Nhà xuất bản Giáo dục
3. Sách bài tập Vật lý lớp 10- lớp 11- lớp12…………….Nhà xuất bản Giáo dục
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương …..….Nhà xuất bản Giáo dục
trình sách giáo khoa Vật lý lớp 10 – lớp 11 – lớp 12
Biên soạn: Vũ Quang
Nguyễn Phúc Thuần
Lương Duyên Bình
Vũ Thanh Khiết
Nguyễn Hải Châu
Nguyễn Trọng Sửu
Phạm Xuân Quế
Phạm Đình Thiết
Nguyễn Xuân Thành
5. Thí nghiệm Vật lý ở trường THPT………..……….…Nhà xuất bản Giáo dục
Biên soạn: Phạm Đình Cương
6. Cơ học vui…………………………………………….Nhà xuất bản Giáo dục

Biên soạn: IA.I PÊRENMAN
7. Thực hành Vật lý đại cương…………………………..Trường ĐH Hồng Đức
Biên soạn: Khoa khoa học tự nhiên
8. Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Lê Hoàng Long THCS Thị Trấn Bến Cầu –
Tây Ninh
9. Sáng kiến kinh nghiệm đã đạt giải C cấp tỉnh của chính tác giả ( năm 2016)
10.Hướng dẫn tạo mạch đèn LED nhấp nháy đơn giản……Nguồn: youtube.com
Tác giả: Kỹ sư Hồ Sỹ Hùng.
11. Hướng dẫn chế tạo kính thiên văn khúc xạ………. ……Nguồn: youtube.com
Tác giả: Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM

21



×