Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

SKKN biện pháp, cách thức giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG
TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC
ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN VĂN CHƯƠNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN môn:
Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2018


MỤC LỤC

1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN
2.3. Biện pháp, cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học
đọc hiểu các văn bản văn chương


2.3.1. Học sinh nhập vai, đóng vai, trải nghiệm cùng các nhân vật, tình
huống trong tác phẩm để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
mình
2.3.2. Xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh liên hệ tác phẩm
với cá nhân học sinh để rút ra những bài học có ý nghĩa
2.3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ đọc hiểu để
nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

1
2
2
2
2

2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

14
14

2
4
5

CÁC QUY TẮC VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ST
T
1.


Nội dung viết tắt
Đại học sư phạm

Quy ước viết tắt
ĐHSP

2. Nhà xuất bản

NXB

3. Kỹ năng

KN

4. Kỹ năng sống

KNS

5. Tự nhận thức

TNT

6. Học sinh

HS

7. Giáo viên

GV


8. Văn bản văn chương

VBVC

9. Tác giả

TG

10. Tác phẩm

TP

11. Trung học cơ sở

THCS

12. Trung học phổ thông

THPT



I. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.1.1. Xuất phát từ vai trò của kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự nhận
thức nói riêng.
Tại các diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, chương trình giáo dục kĩ
năng sống trở thành một nội dung, một yêu cầu, một vấn đề vô cùng quan trọng.
Học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá

cả trong KNS của người học. Hơn lúc nào hết, KNS là một đòi hỏi thiết yếu
trong xã hội hiện đại.
Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con người có
thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết
và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm
yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người.
1.1.2. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của học sinh lớp 12
Học sinh lớp 12 là lứa tuổi sắp bước vào chặng đường mới, trở thành một
công dân tương lai. Đây có thể coi là bước ngoặt trong cuộc đời của các em. Do
đó nhận thức rõ về bản thân, môi trường, bối cảnh xã hội, từ đó đưa ra quyết
định hợp lý, đúng đắn cho cuộc sống tương lai là điều vô cùng quan trọng và cần
thiết với các em. Đặc biệt, với học sinh hiện nay, các em đang phải đương đầu
với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại nhưng lại
không có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách
sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội.
1.1.3. Xuất phát từ đặc trưng, thế mạnh của các văn bản văn chương trong
chương trình Ngữ văn 12
Phần văn bản văn chương trong chương trình, SGK Ngữ văn lớp 12, đặc biệt
là phần văn xuôi phong phú, đa dạng về chủ đề, dồi dào, giàu có tiềm năng giáo
dục tạo điều kiện để phát triển kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự nhận thức
cho học sinh.
1.1.4. Xuất phát từ thực trạng kĩ năng tự nhận thức của HS và việc giáo dục
kĩ năng tự nhận thức cho HS lớp 12 thông qua dạy học Văn
Trong thực tế dạy học môn Ngữ văn, giáo viên mới chủ yếu cung cấp những
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà chưa chú ý đúng mức, chưa phát
huy hết được hiệu quả của việc phát triển kỹ năng tự nhận thức cho học sinh
thông qua những tiết đọc hiểu các văn băn văn chương.
Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở và
thử nghiệm cách rèn luyện, giáo dục những kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự
nhận thức cho học sinh lớp 12 qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng


1


cao hiệu quả thiết thực của việc dạy học văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc
khắc phục vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kĩ năng
sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, nhất là học sinh cuối cấp THPT.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lựa chọn, đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học
sinh lớp 12 qua dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình.
- Đề xuất biện pháp, cách thức giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh qua
dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và các biện pháp, cách thức tổ
chức nhằm nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc
hiểu một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về KN, KN TNT, việc giáo
dục KN TNT thông qua dạy học Ngữ văn lớp 12.
- So sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn dạy học.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ dạy học Ngữ văn ở THPT nói chung và
lớp 12 nói riêng.
- Thống kê, phân loại, đánh giá kết quả khảo sát và thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Góp phần xác định nội dung giáo dục KN TNT, đồng thời đề xuất một số giải
pháp cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học Ngữ văn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu hữu ích cho giáo dục KN TNT cho HS
lớp 12 nói riêng và HS THPT nói chung.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái quát chung về KN TNT
* Các khái niệm cơ bản
+ Khái niệm kĩ năng sống:
Trong xã hội hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, con
người bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống số, theo đó, sự phát triển mạnh mẽ
về mọi mặt của đời sống xã hội đã tác động rất lớn tới đời sống của con người.
Để có thể giải quyết, thích ứng với những vấn đề nảy sinh, đối mặt, chế ngự nó
con người cần phải có phương pháp giải quyết hữu hiệu. Do đó, hơn lúc nào hết,
con người cần phải có kỹ năng sống (KNS) hay còn gọi là kĩ năng mềm.

2


Như vậy, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần
thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hơn lúc nào hết để tồn tại, để thích
ứng với môi trường xung quanh con người cần có kĩ năng sống. Khả năng ứng
xử phù hợp và tích cực với bản thân, người khác, xã hội là bản chất của kĩ năng
sống. Và một trong những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết của con người là kĩ
năng tự nhận thức.
+ Kĩ năng tự nhận thức:
Để làm rõ khái niệm kĩ năng tự nhận thức, trước hết cần xem xét khái niệm
tự nhận thức. Tựu chung, tự nhận thức là quá trình con người tiếp nhận và xử lí
thông tin về bản thân để điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo sự thích
nghi và phát triển của bản thân.
Mỗi tác giả có một cách phát biểu khác nhau về nội hàm khái niệm KN
TNT. Tuy vậy ta có thể nhận thấy kĩ năng tự nhận thức là khả năng nhận biết
được cảm xúc, những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và năng lực của bản thân để
có thể xác định mục tiêu,điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhằm

phát triển bản thân và góp phần phát triển cộng đồng, xã hội.
Có thể nói, KNS nói chung và kĩ năng tự nhận thức nói riêng chính là những
nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích
cực, lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn
thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực phù hợp, họ thường
thành công hơn trong cuộc sống, luôn luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống.
2.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12
Để tìm ra được phương pháp phù hợp nhằm giáo dục học sinh phát triển theo
đúng hướng, đúng với mục tiêu, nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hiểu tâm
lý lứa tuổi học sinh. So với lứa tuổi Trung học cơ sở hoặc Tiểu học, lứa tuổi
Trung học phổ thông có những đặc trưng cơ bản, khác biệt.
* Đặc điểm về sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý của học sinh THPT vì
các em sắp bước vào cuộc sống xã hội với bao điều đang đón đợi các em ở phía
trước. Hầu hết các em đều có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự
nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những định
hướng giá trị về con người. Bên cạnh đó vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ
về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ
coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích
có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…
Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng
còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để

3


phấn đấu vươn lên.
* Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ.
Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh

tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh
hoạt và nhạy bén hơn. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa
phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo
cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích
cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc
phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.
* Đặc điểm về hoạt động học tập
Cũng như học sinh Trung học cơ sở hay Tiểu học thì hoạt động học tập vẫn là
hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với
tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Nhà trường cần có những hình thức
tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp
để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc
của các em.
2.1.3. Một số văn bản văn chương trong chương trình Ngữ văn 12 và khả
năng giáo dục KN TNT cho HS lớp 12
Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có
năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con
người. Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh
bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu
lành mạnh để hoàn thiện nhân cách. Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả
năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục
kĩ năng tự nhận thức , đặc biệt là học sinh lớp 12, lứa tuổi bắt đầu làm quen với
cuộc sống độc lập- bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các em.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Thuận lợi:
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Ngữ văn đã và đang đổi
mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương
pháp dạy học.

Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu
trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn cho
học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động

4


sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối
hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Khó khăn:
Song bên cạnh những thuận lợi trên chúng ta còn phải đối mặt với không ít
khó khăn. Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, môn Ngữ
văn trong nhà trường phổ thông dần mất đi sự hứng thú đối với học sinh. Cũng
bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn dạy học theo một khuôn mẫu có sẵn mà chưa
có sự thay đổi hay cải tiến, để giờ học văn trở thành một giờ học buồn tẻ, nặng
nề. Đây cũng là thực trạng chung đối với môn Ngữ văn, nhất là trong thời đại
công nghệ số. Nhìn nhận vấn đề từ góc độ giáo viên cũng như học sinh sẽ giúp
chúng ta hiểu được vấn đề cốt lõi đó:
Đối với giáo viên: Chưa đưa ra những nội dung giáo dục tiêu biểu cho các
bài học. Bên cạnh đó người thầy cũng chưa phát huy hết khả năng của mình
trong việc vận dụng các tình huống giáo dục, dẫn đến học sinh nghe mãi cũng
nhàm chán và không yêu thích môn văn, không khí lớp học trầm lặng buồn tẻ,
nặng nề.
Đối với học sinh: Chỉ nghe, chép và phát biểu theo những gì mà người thầy sắp
đặt. Học sinh không được tìm hiểu, khám phá và sáng tạo những gì các em biết
Từ thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới phương pháp dạy học, cần đưa
việc giáo dục kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức vào quá trình dạy
học văn. Có như thế mỗi tiết học văn mới thực sự trở thành nhịp cầu đưa các em
hòa nhập, bắt nhịp với cuộc sống bộn bề đang trải ra trước mắt mỗi học sinh.

2.3. Biện pháp, cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học
đọc hiểu các văn bản văn chương
2.3.1. Học sinh nhập vai, đóng vai, trải nghiệm cùng các nhân vật, tình
huống trong tác phẩm để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình
Nhập vai, đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Khi nhập vai diễn xuất, học
sinh luôn có xúc cảm với vai của một nhân vật nào đó nên đây là phương pháp
dạy học đặc biệt gây hứng thú cho học sinh khi dạy tác phẩm truyện. Học sinh
được sống thử cuộc sống của nhân vật, tình huống của nhân vật để tìm ra cách
hành động, cư xử, giải quyết vấn đề nên tập dượt được kỹ năng giải quyết vấn
đề hoặc đánh giá được tích cách của các nhân vật.
Cách thức tiến hành: Trước hết giáo viên chọn tình huống, nhân vật tiêu
biểu, có khả năng giáo dục tự nhận thức cho học sinh. Sau đó giáo viên hướng
dẫn học sinh xây dựng, chuyển thể kịch bản. Sau khi giúp học sinh hoàn chỉnh

5


kịch bản, giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, phân vai cho học sinh diễn kịch
và nhận xét, đánh giá. Ví dụ dạy“Vợ nhặt”, giáo viên cho học sinh đóng vai tái
hiện lại tình huống khi Tràng dẫn Thị về nhà. Hoặc GV có thể tổ chức cho HS
đóng vai diễn lại cảnh Tràng đẩy xe thóc, gặp Thị và mời Thị ăn bánh đúc. GV
cũng có thể cho HS chuyển thể cảnh trên khác một chút ở phần kết thúc. Nội
dung kịch bản có thể thay đổi như sau:
HS 1-Nhân vật Tràng (thủ thỉ):
- Này nói đùa chứ! Có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về!
HS 5- Nhân vật Thị (ngạc nhiên):
- Đằng ấy nói gì cơ?Tớ về nhà với đằng ấy hở? Sao lại thế được? Tớ có
biết nhà đằng ấy như thế nào đâu!
HS 1- Nhân vật Tràng(bộc bạch):

- Nhà tớ nghèo, ở xóm ngụ cư, u tớ cũng ngoài 70 tuổi nhưng u thương và
quý người lắm. U lúc nào cũng mong có cháu nội để bế bồng. Đằng ấy nếu
không chê gia cảnh của tớ thì về ở với tớ một nhà cho vui.
HS 5- Nhân vật Thị (nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng):
- Nếu tớ theo đằng ấy về, ngộ nhỡ u không đồng ý nhận tớ là dâu con thì tớ còn
mặt mũi nào nữa! Tớ... tớ... ngại lắm! Hay đằng ấy về thưa chuyện với u cái đã?
HS 1- Nhân vật Tràng (quả quyết):
- Không ngại đâu, tớ nói rồi: u tớ quý người lắm! Đằng ấy cứ về với tớ đi!
HS 5- Nhân vật Thị (ngượng nghịu):
- Tớ...tớ... không biết đâu đấy!
HS 1- Nhân vật Tràng(hồ hởi xen lẫn ngạc nhiên):
- Thế là...thế là...mình đồng ý theo tôi về nhà rồi đấy hở?
Nào mình lên xe tôi đẩy mình đi một đoạn nhé!
Sau khi HS diễn xong hai lớp kịch trên, GV tổ chức cho HS thảo luận. Trên
cơ sở nội dung kịch bản và sự diễn xuất của HS, GV có thể cho HS so sánh các
nhân vật (cách thể hiện tâm trạng, cách ứng xử trong các tình huống, lời
thoại...), từ đó HS được sáng tạo, được thể hiện quan điểm cá nhân về các nhân
vật trong tác phẩm. GV có thể dừng cho HS bộc lộ chia sẻ xem vì sao các em
thích sáng tạo lời nói, cử chỉ hành động của nhân vật khác với VB của nhà văn.
Đó là cơ sở để HS hiểu rõ hơn về nhân vật cũng là cơ hội để HS hiểu rõ hơn về
mình, tự nhận thức về mình sâu sắc hơn. Vì thế, tác phẩm văn học thực sự sống
với HS, đi vào nhận thức các em một cách nhẹ nhàng mà vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, trong quá trình đọc hiểu văn bản ở trên lớp, giáo viên có thể tạo
điều kiện cho học sinh nhập vai, trải nghiệm, để các em có khả năng tự nhận
thức về mình. Ví dụ, dạy “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ,
giáo viên có thể nêu tình huống: Em thử hình dung nếu em là nhân vật Trương
Ba em có bằng lòng sống trong thể xác anh hàng thịt không? Vì sao? Nếu rơi
vào hoàn cảnh như Trương Ba- phải trú nhờ trong thân xác của người khác em
6



sẽ hành động như thế nào? Trong giờ học, HS sẽ có nhiều ý kiến, nhiều cách lí
giải khác nhau. Tuy nhiên, GV cũng nên hướng HS vào những nhận thức mang
tính chuẩn mực của các hệ giá trị của xã hội. Chính vì vậy, vở kịch không chỉ có
ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà thông qua vở kịch Lưu
Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc
bấy giờ. Đó là lối sống mà con người đang có nguy cơ chạy theo những ham
muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô
thiển. Lại có tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được
là chính bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do
danh và lợi. Nhận thức được ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc cùng ý nghĩa xã
hội bức xúc mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua vở kịch của mình, học sinh sẽ nhận
ra được chân giá trị của cuộc sống, sẽ tìm cho mình được cách ứng xử phù hợp
trong cuộc sống hôm nay. Quá trình đóng vai, trải nghiệm cùng nhân vật, cùng
hóa thân vào nhân vật để cảm nhận hành động cũng như cảm xúc của nhân vật
cũng là quá trình nhận thức và tự nhận thức của HS đang diễn ra tích cực nhất.
Khi HS được thử thách trong các tình huống: Nếu em là nhân vật Thị, em có
theo anh cu Tràng về không? Vì sao? Nếu em là bà cụ Tứ, em có thể chấp nhận
Thị nhanh như vậy không?..., HS sẽ cảm nhận rõ hơn mình giống hay khác nhân
vật, tốt hơn hay chưa tốt bằng nhân vật, từ đó mà dần dà thay đổi được cách
sống, lối sống.
Như vậy, sau mỗi lần cho các em nhập vai, đóng vai, trải nghiệm đời sống
của các nhân vật trong tác phẩm, học sinh sẽ có thêm nhiều khám phá về chính
mình, hiểu biết hơn về cuộc sống, biết yêu thương con người, quý trọng những
gì mình có. Ngoài ra, hoạt động này góp phần quan trọng giúp học sinh phát
triển năng lực ngôn ngữ, hình thành và hoàn thiện dần kỹ năng giao tiếp và phát
triển năng lực tư duy sáng tạo.
2.3.2. Xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh liên hệ tác phẩm với
cá nhân học sinh để rút ra những bài học có ý nghĩa
Nếu chỉ dừng lại ở việc giải mã văn bản, tác phẩm văn chương sẽ khó phát

huy hết ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với HS. Vì vậy, bên cạnh các dạng câu
hỏi, bài tập hướng dẫn HS giải mã VB cần chú trọng đến các dạng câu hỏi, bài
tập cho phép HS liên hệ tác phẩm với đời sống của cá nhân HS. Có như vậy việc
dạy văn, học văn mới có địa chỉ và TPVC mới thực sự thấm sâu vào ngõ ngách
tâm hồn mỗi người đọc để thực hành chức năng thanh lọc tâm hồn.
Câu hỏi là công cụ phát triển dẫn dắt tư duy, gợi mở kích thích học sinh động
não suy nghĩ tìm hiểu, lí giải các thông tin chứa trong ngôn từ, hình ảnh, chi tiết
nghệ thuật... từ đó cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn bản văn chương. Hệ

7


thống câu hỏi vừa khoa học vừa hay sẽ khơi gợi được trí tò mò, khả năng tự học,
sáng tạo của học sinh. Có thể có nhiều dạng câu hỏi, bài tập liên hệ như:
* Liên hệ với những hoàn cảnh, tình huống tương tự mà HS từng trải qua:
Ví dụ, khi tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản “Mùa lá rụng trong vườn” của
Ma Văn Kháng, GV có thể gợi dẫn: Em đã từng trải qua hay từng gặp một tình
huống nào tương tự như tình huống gặp gỡ vô cùng bất ngờ giữa chị Hoài và
gia đình ông Bằng không? Hay khi tìm hiểu tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa”
(cảnh lão đàn ông “trút cơn giận như lửa cháy” lên đầu vợ mình, thằng bé Phác
xông ra đánh bố để bảo vệ mẹ), GV có thể gợi ý để HS tự liên hệ với chính
mình: Đoạn văn bản này có làm em nhớ lại chuyện gì tương tự đã xảy ra với em
trong quá khứ không?
*Liên hệ với quan niệm, quan điểm sống của chính HS:
Ví dụ, dạy “Việt Bắc” của Tố Hữu, GV có thể gợi ý cho HS:
Tác phẩm này có làm thay đổi quan điểm của em về đất nước, về Bác Hồ
hay không?
Với văn bản “Một người Hà Nội”, khi giảng dạy, GV có thể đặt ra vấn đề:
Em có tán thành quan niệm của Nguyễn Khải khi khẳng định: “Bà Hiền là hạt
bụi vàng của Hà Nội”? Để giúp HS rút ra những bài học có ý nghĩa từ việc liên

hệ tác phẩm với mỗi cá nhân, GV có thể đưa thêm các dạng câu hỏi, bài tập
được thiết kế dưới dạng phiếu học tập. Để HS có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm,
liên hệ tác phẩm với cá nhân HS, GV có thể cho HS xây dựng và điền vào phiếu
học tập:
Nhân vật

Đánh
giá
Nguyễn Khải

của Đánh giá của các Đánh giá của em
nhân vật khác

Bà Hiền
Nhân vật Tôi

Hoặc khi học văn bản “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, GV có thể cho HS liên hệ
thông qua mẫu phiếu:

Nhân vật Mị và tôi
Mị là ai?

Tôi là ai?
8


Mị : cam chịu, nhẫn nhục

-Tôi: đấu tranh, hành động


Nhân vật hành động: Mị thức suốt - Tôi: …………………………………
đêm xoa thuốc cho chồng
-Mị: Cắt dây trói cho A Phủ

- Tôi:…………………………………..

Mị chấp nhận:

Tôi:………………………………..

-Ta đã là ma nhà nó( nhà thống lí) (Mặc dù ở vào hoàn cảnh trớ trêu, tôi
thì chỉ còn chờ đến ngày rũ xương ở sẽ tìm đường thoát khỏi bốn bức tường
đây mà thôi.
nhà giam ấy.)
-Mị có lúc nghĩ mình không bằng (Mình là con người, đã là con người là
con trâu, con ngựa, thậm chí không phải đấu tranh.)
bằng con trâu, con ngựa trong nhà
thống lý Pá Tra
Mị quyết định: chấp nhận làm con Tôi quyết định:………………
dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra (không chấp nhận cuộc hôn nhân
(vì chữ hiếu)
gượng ép, bản thân sẽ cố gắng làm
lụng để kiếm tiền trả nợ cho gia đình.)
Khi tìm hiểu phiếu học tập của HS, chúng tôi nhận thấy: Khi dạy văn bản
này, HS điền nội dung khá chi tiết, cụ thể. Ví như, ở cột Tôi là ai?, ứng với cột
Mị là ai?, HS đưa ra những câu trả lời khá xác đáng (phần trong ngoặc đơn).
Điều này chứng tỏ HS rất hứng thú trong tiếp nhận văn bản, đặc biệt vô cùng
hào hứng khi được so sánh bản thân với nhân vật trong tác phẩm.
2.3.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ đọc hiểu để
nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

“Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của
nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động
khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ
thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách
và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”. Khái niệm “trải nghiệm”
dùng để chỉ phương thức giáo dục, còn “sáng tạo” chính là mục tiêu giáo dục.
Có thể xây dựng nội dung trải nghiệm để giáo dục tự nhận thức cho học
sinh khi dạy học các văn bản văn chương trong chương trình lớp 12 ở nhiều
dạng phong phú như : Tổ chức các trò chơi dạy học (như “Ô chữ bí mật”, “Giải
mật mã”, “Rung chuông vàng”), tham quan dã ngoại, dạ hội, hội diễn văn nghệ,
sân khấu hóa, thi hiểu biết kiến thức văn học…Vì thế, GV cần linh hoạt trong
việc lựa chọn hình thức tổ chức sao cho phù hợp với mục tiêu giáo dục, nội dung
9


giảng dạy trên lớp, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và nhu cầu nhận thức của HS.
Trong phạm vi vấn đề giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua đọc hiểu các văn
bản văn chương, chúng tôi xin đề cập đến một số hoạt động chủ yếu:
*Hoạt động sân khấu hóa TPVC:
Văn học và hiện thực vốn có mối quan hệ khăng khít. Đời sống là môi
trường sản sinh ý tưởng, tác phẩm là kết quả phản ánh hiện thực. Mỗi sáng tác
văn chương luôn có mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, xã hội và thời đại. Vì
vậy, hình thức của hoạt động ngoại khóa sẽ giúp HS hiểu rõ hơn khi chính bản
thân mình được trải nghiệm thực tế qua việc biên tập một kịch bản chuyển thể từ
văn bản, rồi lại tự bản thân mình diễn sao cho thể hiện được tư tưởng của tác
phẩm, diễn được cái hồn của nhân vật mà mình thủ vai. GV có thể tổ chức cho
các em hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học bằng việc hướng dẫn các em
viết kịch bản, xây dựng các nhân vật, lời thoại để các em được sáng tạo, phát
huy khả năng của mình. HS có thể viết kịch bản cho một số đoạn trong các tác
phẩm như: Đoạn Mị cắt dây trói cho A Phủ (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài); đoạn

gặp gỡ của Tràng và thị, cảnh bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới…(Vợ nhặtKim Lân); cảnh mọi người quây quần bên bếp lửa nghe cụ Mết kể chuyện về
cuộc đời TNú…(Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành). Đây là hoạt động thực sự
bổ ích và hấp dẫn. Học sinh được đóng vai người sáng tạo, được hóa thân vào
nhân vật, tự thiết kế phục trang, đạo cụ đến diễn xuất của những diễn viên
không chuyên. Tất cả sẽ thổi vào quá trình dạy học GV có thể tổ chức cho các
em hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học bằng việc hướng dẫn các em viết
kịch bản, xây dựng các nhân vật, lời thoại để các em được sáng tạo, phát huy
khả năng của mình. tác phẩm văn học (bấy lâu nay với các em khá nhàm chán)
một luồng gió mới. Thực tế qua những giờ học như vậy, HS rất hăm hở tìm hiểu,
hăm hở sáng tạo, hăm hở thể hiện mình. Thông qua các hoạt động đó các em
hiểu rõ hơn về chính mình,về người khác… Có thể nói sức sống và sức ảnh
hưởng của tác phẩm văn học tới đời sống và tới sự phát triển nhân cách nói
chung, khả năng TNT của HS nói riêng chưa bao giờ được khơi dậy một cách
mạnh mẽ đến thế.
*Hoạt động tham quan dã ngoại có liên quan đến tác phẩm:
Bên cạnh đó nếu có điều kiện, GV có thể tổ chức các hoạt động trải nghiệm
khác như đi tham quan, dã ngoại. Đây là hình thức tổ chức học tập thực tế rất
hấp dẫn với các em HS lớp 12. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để HS lớp
12 được đi thăm, tìm hiểu, học hỏi kiến thức, tiếp xúc với những vùng đất,
những miền quê, những con người trong cảm hứng sáng tạo của những ngòi bút
tài hoa. Từ đó, HS lớp 12 có thêm những kinh nghiệm thực tế, để có thể áp dụng

10


vào cuộc sống của chính các em. Ví dụ, khi dạy “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài,
chúng ta có thể cho HS đi dã ngoại ở vùng cao Tây Bắc nơi có đồng bào
H’Mông sinh sống hoặc ở bất cứ đâu có đồng bào dân tộc thiểu số mà đời sống
của họ còn gặp nhiều khó khăn để tìm hiểu một số phong tục, tập quán của đồng
bào nơi đây để hiểu hơn truyện ngắn của Tô Hoài. Dạy “Rừng xà nu” của

Nguyễn Trung Thành, chúng ta có thể cho HS đến với miền đất có “rừng xà nu
chạy tít tắp đến chân trời”, với những câu chuyện kể còn đậm màu sắc của
huyền thoại, của sử thi để cảm nhận được những thông điệp mà tác giả gửi gắm.
Hay GV có thể tổ chức cho các em đến với vùng biển miền Trung còn hoang sơ,
đầy nắng vàng, cát trắng, với những phận người còn lam lũ, cơ cực để các em có
thể hiểu sâu hơn từng câu, từng chữ mà Nguyễn Minh Châu đã viết đầy lòng trắc
ẩn trong“Chiếc thuyền ngoài xa”.
+ Cách thức tiến hành dã ngoại:
*Chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu, chủ đề
- Xác định địa điểm, thời gian
- Xác định nội dung quan sát, tìm hiểu, viết cảm xúc, suy nghĩ/ báo cáo
(có hướng dẫn, câu hỏi của GV)
*Thực hành dã ngoại:
- GV nhắc HS chú ý, sau đó nêu mục tiêu, yêu cầu cần đạt khi dã ngoại.
- Quản lí HS, thường xuyên đặt câu hỏi gợi mở liên quan đến mục tiêu,
chủ đề đã xác định.
- HS viết cảm xúc, suy nghĩ về những điều họ quan tâm, có ấn tượng;
liên hệ với con người và cuộc sống trong tác phẩm và liên hệ với những thay đổi
trong nhận thức, hành vi của mình về tác phẩm, về cuộc sống sau hoạt động dã
ngoại
*Hoạt động Câu lạc bộ văn học và tổ chức trò chơi
Để nâng cao KN TNT cho HS qua đọc hiểu VBVC, GV có thể cho các
em tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo khác như tổ chức câu lạc bộ văn
học (như bình thơ, giải ô chữ…) hoặc cho các em tham gia thi ứng xử, thi giải
tình huống… GV là người trực tiếp tổ chức, hướng dẫn để HS tham gia.
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục:
giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết
hợp với các phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu

đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ
học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn

11


trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng
tạo..
Chẳng hạn, khi hướng dẫn cho HS luyện tập, củng cố bài học “Chiếc
thuyền ngoài xa”, GV có thể cho các em thi giải ô chữ:
Ô chữ hàng ngang:
Câu 1: Nhà văn được coi là người mở đường tinh anh và tài năng nhất
của văn học Việt Nam hiện đại là ai?
Câu 2: Nghệ sĩ Phùng đến miền Trung- xưa kia là chiến trường cũ để làm
gì?
Câu 3: Người đàn bà hàng chài được tác giả miêu tả ở độ tuổi nào?
Câu 4: Tên đứa trẻ phản ứng rất dữ dội việc bố đánh mẹ?
Câu 5: Cách mà lão đàn ông thực hiện để giải thoát uất ức, khổ đau?
Câu 6: Giải pháp mà Phùng và Đẩu đưa ra để giải quyết bi kịch của gia
đình người hàng chài là gì?
Câu 7: Người được coi là Bao Công của vùng biển là ai?
Ô chữ hàng dọc: Một trong những đặc điểm tính cách của người đàn bà
hàng chài tạo nên những quan điểm, cách đánh giá trái chiều của người đọc?
N

G

U

Y


Ê

N

M
C

I
H
B
P
Đ

N
U
Ô
H
A
Đ

H
P
N
A
N
L
Â

C

A
M
C
H
I
U

H
N
Ư

Â
H
Ơ

V
H

Ơ
Ô

U
I
N

Bên cạnh đó, GV có thể hướng dẫn cho HS tổ chức các câu lạc bộ (CLB).
CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền của mình như quyền được
học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ
thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin.
Trong sinh hoạt của mình, CLB có thể đưa ra các hình thức tổ chức như bình

thơ, sáng tác thơ văn, viết thư cho tác giả…Thêm vào đó, các em có thể tham
gia làm triển lãm (cho chủ đề thơ, nhạc về gia đình, về mẹ, về tình yêu, về người
lính…). Các em có thể trải nghiệm nghề nghiệp (tập làm phóng viên, tập làm
chánh án trong các phiên tòa giả định....). Ví dụ các em có thể vào vai phóng
viên (PV) phỏng vấn Phác vì sao đã lao vào bố với lòng thù hận như vậy. Nội
dung phỏng vấn phải được xây dựng chi tiết, vừa bám sát văn bản vừa sáng tạo.
Chẳng hạn:

12


+ Phóng viên (PV): Vì sao Phác giật chiếc thắt lưng quật lại bố rồi cầm dao
đâm bố?
+ Phác: Vì bố đánh mẹ, tôi không muốn nhìn thấy mẹ bị đau đớn.
+ PV: Nhưng người đó là bố, Phác không sợ mất bố sao?
+ Phác: Ông ấy quá độc ác. Lúc nào cũng lăm lăm, hùng hổ xông vào đánh mẹ.
Người như thế không thể là bố tôi.
+ PV: Đã đành là vậy, nhưng Phác không còn cách nào khác sao?
+Phác: Tôi đã thử khá nhiều cách nhưng ông ấy vẫn chứng nào tật ấy.
+ PV: Phác nghĩ như thế nào khi lao vào đánh lại bố nhưng lại lau những giọt
nước mắt trên khóe mắt của mẹ?
+ Phác: Tôi không thể chịu được cảnh bố lao vào mẹ đánh tới tấp. Tôi là đàn
ông mà, không thể ngồi đó làm ngơ. Mẹ tôi hiền lắm, lúc nào cũng nhường nhịn,
hi sinh tất thảy cho chúng tôi. Tôi biết mẹ chịu những đòn roi ấy cũng bởi vì
thương chúng tôi, lo lắng cho chị em chúng tôi. Tôi đau đớn, rã rời và cũng cảm
thấy xấu hổ với các bạn của mình lắm.
Thông qua hoạt động phỏng vấn như trên, HS chắc chắn sẽ hiểu sâu hơn về
những biến chuyển tinh tế, sâu sắc trong tâm hồn nhân vật, từ đó cũng sẽ hiểu
hơn về tâm lí, tình cảm của con người và của chính mình. Đó là cơ sở để hình
thành KN TNT cho HS.

Trong quá trình dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương trong chương
trình SGK Ngữ văn 12, chúng tôi đã có dịp thể nghiệm một vài hình thức trên và
nhận thấy: Chính những hoạt động trên đã kích thích, tăng hứng thú học tập môn
Ngữ văn của học sinh lên đáng kể. Các em thực sự được trải nghiệm và sống với
tác phẩm. Từ đó các em ngày càng được lớn lên về nhận thức và hành động.
Như vậy, có thể nói những hình thức ngoại khóa trên đều hướng đến việc
đưa học sinh vào hoạt động học một cách chủ động, sáng tạo, hay nói cách khác
đó là phương pháp dạy học có tên gọi: trả tác phẩm về cho học sinh.
Trong quá trình cho các em hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thầy cô chỉ hướng dẫn,
hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp; hoặc ở vai trò
tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Để biết được hiệu quả của quá trình trên tôi tiến hành thực hiện bài kiểm tra
với 2 đối tượng học sinh thuộc 2 lớp khác nhau nhưng mức độ học tập tương
đương ( Lớp 12A và 12C của trường THPT Lê Viết Tạo) giữa một lớp (12C)
được vận dụng các biện pháp, cách thức giáo dục kĩ năng tự nhận thức và lớp
(12A) chưa được thực hiện. Trên cơ sở đó tôi thu được những kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHI SO SÁNH Ở 2 LỚP NHƯ SAU:

13


Lớp
12A

Sĩ số
40

% HS loại giỏi
7,9%


%HS loại khá %HS loại TB
26,3%
39,5%

%HS loại yếu-kém
26,3%

12C

40

26,3%

44,7%

7,9%

21,1%

Từ bảng trên ta có thể rút ra kết luận với lớp thử nghiệm tỉ lệ học sinh
giỏi, khá cao hơn so với lớp đối chứng. Ta thấy với việc thực hiện một số giải
pháp trên tỉ lệ học sinh có kết quả học tốt tăng lên. Cùng với đó là thái độ học
tập cũng tăng lên đáng kể, nhận thức về bản thân và cuộc sống xung quanh của
các em được cải thiện rõ rệt.
Nói chung chất lượng và tinh thần học tập của các em ở lớp thử nghiệm
đã có chuyển biến tích cực.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, dạy học môn Ngữ văn cần hướng đến tích

hợp kiến thức cho HS, trong đó giáo dục KNS vừa là mục tiêu vừa là một giải
pháp quan trọng nhằm thu hút tinh thần thái độ học tập của học sinh. Do đó
người giáo viên cần tích cực tìm tòi những hướng đi mới, đặc biệt là việc làm
thế nào để kéo môn học gần với cuộc sống của người học.
2. Kiến nghị:
- Sở GD&ĐT nên tổ chức một số buổi hội thảo về tiết dạy lồng ghép giáo dục và
rèn KNS cho HS để GV giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
- Nhà trường cần tổ chức đa dạng hóa các hình thức học tập như: Câu lạc bộ bộ
môn, Câu lạc bộ rèn KNS, Câu lạc bộ thể thao… để HS có được những sân chơi
bổ ích, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, tạo môi trường cho những ý tưởng
sáng tạo, tài năng của các em được bộc lộ.
- Sáng kiến kinh nghiệm này là một phần nhỏ kinh nghiệm của bản thân thu
được qua quá trình giảng dạy trong một phạm vi nhỏ hẹp. Vì vậy việc phát hiện
những ưu nhược điểm chưa được đầy đủ và sâu sắc.
Cuối cùng tôi mong SKKN này sẽ được các đồng nghiệp nghiên cứu và
áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn để rút ra những điều bổ ích.
Bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu thiếu sót rất mong được sự
đóng góp ý kiến, phê bình, phản hồi của các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
14


Nguyễn Thị Lê

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.SGK Ngữ văn 12-tập 1+2

2. SGV Ngữ văn 12- tập 1+2
3. Tài liệu: Chuyên đề: “GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG ở trường Trung học cơ
sở” - Tác giả : Trịnh Thị Thu Hoài
4. Rèn kĩ năng sống cho học sinh, NXB Đại học sư phạm-Tác giả Nguyễn
Khánh Hà.

15


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
MÀ TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GD
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
STT

Tên đề tài

1.

Hình thành kỹ năng nhận biết, tìm ý, lập dàn ý
cho đề Văn nghị luận ở trường THPT
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tự nhận thức
cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số
tác phẩm văn xuôi.

2.

Xếp loại


Năm học
2005-2006

C
2016-2017
C

16



×